You are on page 1of 3

Truyện An Dương Vương - Mị Châu và Trọng Thủy

Tóm tắt truyện


Vua An Dương Vương xây thành nhưng nhiều lần bị đổ, nhờ có thần
Kim Quy mà dựng được Loa thành. Thần ở lại giúp vua ba năm, trước
khi ra về còn tặng cho vua chiếc vuốt làm lẫy nỏ. Nhờ có nỏ thần, An
Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà xâm lược. Nhưng sau đó, Triệu
Đà cầu hôn. Vua vô tình gả Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng
Thủy, lại để Trọng Thủy ở rể. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần,
rồi lén đổi trộm lẫy nỏ đem về cho cha. Có được lẫy thần, Triệu Đà đem
quân đánh Âu Lạc. Vua chủ quan ngồi đánh cờ, khi quân địch tiến sát
thành, lấy nỏ ra bắn, thì mới biết lẫy nỏ đã mất, đành đưa mị Châu bỏ
chạy. Mị Châu giữ lời hẹn, bứt lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy
đuổi theo. Vua đến đường cùng, gọi thần Kim Quy lên giúp. Thần kết tội
Mị Châu, vua rút gươm giết con rồi theo thần đi xuống biển. Trọng Thủy
đuổi tới bờ biển, ân hận mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, ngày đêm
thương tiếc, nhớ mong đến nỗi lao đầu xuống giếng mà chết. Máu của
Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc trai, người đời sau mò được ngọc
trai, đem rửa với nước giếng ở Loa Thành thì ngọc lại càng thêm sáng
trong.
                    
CHI TIẾT TRUYỆN
A) Những việc An Dương Vương làm được. 
- Dời đô từ vùng núi (bảo vệ đất nước nhưng không phát triển) sang
đồng bằng (đất nước cần phát triển).
- Xây thành Cổ Loa chín vòng.
- Chế tạo nỏ thần (sự giúp đỡ của Rùa thần và Cao Lỗ)
 Kết quả: chiến thắng giặc Triệu Đà lần 1.
 Nhận xét: An Dương Vương anh minh sáng suốt, tinh thần cảnh
giác cao độ, quyết tâm đánh giặc → vị vua lý tưởng xuất hiện
- An Dương Vương nhận được sự giúp đỡ của rùa → chính nghĩa. 
→ Thần linh chỉ giúp cho thực hiện mong muốn lớn, lợi ích
lớn (khiến Rùa thần lay động)
B) Bi kịch mất nước
- Nguyên nhân: An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác.
+ Triệu đà cầu hòa( có thêm thời gian để đánh) → nhận lời.
+ Triệu đà cầu hôn mị châu cho trọng thủy → nhận lời.
+ Cho Trọng Thủy sang ở rể như tục lệ.
+ Khi quân lính báo tin Triệu Đà xâm lược lần 2 → cười nói “Triệu Đà
không sợ nỏ thần sao”
→ An Dương Vương đánh mất mình, không nhờ thần linh,
ngủ quên trên chiến thắng.
-Bi kịch:
+ Mất nước (nỏ thần bị tráo, do chủ quan), bị kẻ thù truy đuổi đến cùng.
+ Tự tay chém Mị Châu (An Dương Vương là vua, Mị Châu là giặc)
-Nhận xét:
+ An Dương Vương mất cảnh giác, mơ hồ về kẻ thù
+ Kết cuối cùng, bất tử hoá (An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất đi
với rùa: nối dài sự sống với người có công, có tội nhưng không cố ý nên
không lên trời hay tiếp tục làm vua mà xuống nước)
NHÂN VẬT MỊ CHÂU:
-Sai lầm
  + Cho Trọng Thủy xem nỏ → ngây thơ cả tin chủ quan lơ là.
  + Rải lòng → Mù quáng.
 Bị cha chém chết, rùa vàng bình tội.
 Đó là sự trả giá đối với kẻ phản quốc.
NHÂN VẬT TRỌNG THỦY:
-Hoàng Đế nước Đà.
 + Một kế hoạch xâm lược → gả cho Mị Châu.
 Vũ khí công cụ chính trị.
 +Nghe lời vua cha, dồn ép Mị Châu
 Trách nhiệm với đất nước
 -Bi kịch của Trọng Thủy: yêu Mị Châu
  +Khi Mị Châu chết khóc lóc ,ôm xác mai táng, lao xuống giếng
 Bế tắc, ân hận, ám ảnh, thủy chung
 Mâu thuẫn, trách nhiệm với tình yêu. Vừa là nạn nhân, tội
nhân
CHI TIẾT  NGỌC TRAI, GIÉNG NƯỚC
- Chứng minh cho tấm lòng trong trắng của Mị Châu.
- Ngọc sáng: sự tha thứ → Tấm lòng nhân hậu của Châu.
- Giếng nước: không biểu tượng cho sự chung thủy.

You might also like