You are on page 1of 8

Tên thánh - Họ tên: …………………………………………………….

Lớp: ………………….

ĐỀ THI HỌC KỲ 2 – LỚP HIỆP SĨ 2A


(Năm học 2019 – 2020)

1. Thánh lễ bao gồm các phần:


a. Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Thánh Thể, Kết Thúc.
b. Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ Thánh Thể, Kết Thúc.
c. Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ Thánh Thể, Kết Thúc.
d. Nghi thức mở đầu, Phụng vụ Lời Chúa, Kết Thúc.

2. Nghi thức mở đầu bao gồm các việc:


a. Linh mục chủ tế làm dấu Thánh giá, chào cộng đoàn, hướng ý đầu lễ, mời gọi sám
hối và dâng lời cầu nguyện.
b. Linh mục chủ tế làm dấu Thánh giá, mời gọi sám hối và dâng lời cầu nguyện.
c. Linh mục chủ tế làm dấu Thánh giá, hát kinh vinh danh và dâng lời cầu nguyện.
d. Linh mục chủ tế làm dấu Thánh giá, chào cộng đoàn và mời gọi mọi người cùng
dâng lời cầu nguyện.

3. Phụng vụ Lời Chúa gồm những việc gì?


a. Đọc sách Thánh, Aleluya, hát đáp ca, công bố Tin Mừng.
b. Đọc sách Thánh, hát đáp ca, Aleluya, lời nguyện giáo dân.
c. Đọc sách Thánh, hát đáp ca, Aleluya, công bố Tin Mừng, giảng, kinh Tin Kính, lời
nguyện giáo dân.
d. Đọc sách Thánh, Aleluya, lời nguyện cộng đoàn.

4. Tại sao đọc Lời Chúa trong Thánh Lễ?


a. Vì con người không chỉ sống nhờ cơm bánh mà còn nhờ Lời Chúa nữa.
b. Trước khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa là của ăn nuôi hồn. Hội Thánh muốn con cái
mình được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa lấy trong kho tàng Kinh Thánh.
c. Đây chính là bàn tiệc Lời Chúa.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

5. Lời Chúa được phân định như thế nào trong một Thánh lễ?
a. Ngày Chúa nhật và Lễ trọng có 3 bài đọc: Bài 1 - Trích từ Cựu Ước; Bài 2 - Thư các
Thánh Tông đồ; Bài 3 - Luôn là một đoạn Tin Mừng (Mùa Phục Sinh là một bài trích
sách Công vụ Tông đồ).
b. Ngày thường có 2 bài đọc: Bài 1 – Trích sách Cựu Ước hoặc Tân Ước; Bài 2 – Luôn
là một đoạn Tin Mừng.
c. Cả 2 câu trên đều sai.
d. Cả 2 câu trên đều đúng.
6. Nội dung các bài đọc Kinh Thánh thế nào?
a. Các bài đọc Cựu Ước thuật lại công trình của Thiên Chúa trước khi Ngôi Hai giáng
sinh.
b. Các bài đọc 2 cho biết tư tưởng và đời sống các Kitô hữu tiên khởi.
c. Bài Tin Mừng thuật lại các giáo huấn, việc làm của Chúa Kitô, đặc biệt mầu nhiệm
chết và sống lại của Người.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

7. Sau bài đọc 1 cộng đoàn hát hoặc đọc đáp ca. Vậy đáp ca là gì?
a. Là bài ca đáp lại Lời Chúa, Chúa nói với ta qua bài Sách Thánh còn ta thì đáp lại
cũng bằng Lời Chúa.
b. Là bài ca đáp lại Lời Chúa, nội dung đáp ca luôn liên hệ với nội dung bài Sách Thánh
vừa nghe.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai.

8. Alleluia có nghĩa là gì?


a. Tung hô Chúa.
b. Con tin như vậy.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai.

9. Vì sao ghi dấu Thánh Giá trên trán, trên môi và trên ngực khi nghe đọc Lời Chúa?
a. Xin Chúa mở trí khôn để ta hiểu Lời Ngài.
b. Xin Chúa mở miệng lưỡi ta để ta rao giảng Lời Chúa.
c. Trên quả tim để ta ghi tạc Lời Chúa vào tận đáy lòng.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

10. Linh mục giảng sau bài Tin Mừng có mục đích gì?
a. Giúp ta hiểu được bài Tin Mừng vừa nghe.
b. Giúp ta sống Lời Chúa vừa nghe bằng những việc làm cụ thể.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai.

11. Tóm tắt phần phụng vụ Lời Chúa?


a. Phụng vụ Lời Chúa là phần đón nghe và đáp lại tiếng Chúa dạy bảo.
b. Mục đích phần này là thiết lập cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và loài người, để
được kết hợp mật thiết với Chúa hơn trong phần phụng vụ Thánh Thể.
c. Giúp ta sống và thực hành Lời Chúa cách đầy đủ hơn.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

12. Phụng vụ Thánh Thể gồm những phần nào?


a. Chuẩn bị lễ vật.
b. Kinh Tạ Ơn.
c. Việc hiệp lễ.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

13. Chúng ta cần có tâm tình nào khi dâng bánh và rượu?
a. Ta phải ý thức bánh và rượu dâng lên Thiên Chúa là thành quả lao động cần cù
Chúa ban cho con người để có của ăn sinh sống.
b. Bánh rượu cũng là lễ vật tượng trưng cho sự sống mà Chúa Giêsu dâng lên cho
Thiên Chúa Cha.
c. Ta hãy dâng chính cuộc sống của bản thân với bao vui buồn sướng khổ để kết hợp
với hiến tế thập giá của Chúa Giêsu mà dâng lên Thiên Chúa.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

14. Bữa tiệc ly có liên hệ với hy lễ Thánh giá:
a. Trong bữa tiệc ly, Chúa Kitô đã hiến dâng trước cách nhiệm màu hy lễ Thánh giá
Người sẽ thực hiện hôm sau trên đồi Golgotha
b. Trong bữa tiệc ly Chúa nói với các Tông đồ: ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác
thập giá hàng ngày theo ta

15. Lời Linh mục xướng khởi đầu kinh tạ ơn: “ Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta” ,
việc tạ ơn quan trọng thế nào?
a. Không quan trọng lắm.
b. Tạ ơn là mục đích của Thánh lễ, do đó cần để tâm tình tạ ơn ngập tràn long chúng
ta khi tham dự Thánh lễ.
c. Rất quan trọng vì Chúa ban cho chúng ta muôn ơn lành hồn xác.
d. Rất quan trọng vì Chúa Giê-su đã tự hiến tế chết trên thập giá sống lại để cứu độ
chúng ta.

16. Việc hợp tiếng với các Thần Thánh ca ngợi Chúa trong Thánh lễ có ý nghĩa gì đối với
chúng ta?
a. Việc đó nói lên ngay khi còn ở đời này, chúng ta đã được tham dự Phụng vụ trên
trời.
b. Việc đó còn bày tỏ tính cộng đoàn của Thánh Lễ, nghĩa là Thánh lễ dù cử hành
trong một nhóm nhỏ nhưng cũng là việc của toàn thể Hội Thánh khắp thế giới và
cả trời cao nữa.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai.

17. Thánh! Thánh! Thánh! Là một thánh thi ngợi khen được lấy từ Thánh Kinh qua đó
tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng nào?
a. Đấng ngàn trùng chí thánh và thật vĩ đại trong lịch sử
b. Đấng sáng tạo vũ trụ
c. Đấng đã chết trên cây thập giá để cứu chuộc nhân loại,
d. Cả a, b và c đúng
18. Vì sao khi đặt tay trên lễ vật, Linh mục lại cầu khẩn cùng Chúa Thánh Thần?
a. Vì nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần tác động mà bánh và rượu trở thành
Mình máu Chúa Ki-Tô.
b. Vì nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần tác động mà bánh và rượu trở thành
bánh Thánh, rượu Thánh.
c. Linh mục làm cho bánh rượu trở thành Mình máu Chúa Ki-Tô.
d. Vì Linh mục đại diện cộng đoàn

19. Trong Thánh Lễ khi Linh Mục đọc lời truyền phép nhờ quyền năng của Chúa Thánh
Thần thì bánh và rượu trở thành Mình máu Chúa Ki-Tô.
a. Đúng.
b. Sai.

20. Chúa Giêsu đã làm phép lạ nào để báo trước việc Người sẽ thiết lập Bí tích Thánh
Thể?
a. Chúa Giêsu đã hoá bánh ra nhiều nuôi 5000 người ăn để tiên báo Người sẽ lập Bí
tích Thánh Thể.
b. Chúa đã biến nước thành rượu tại tiệc cưới Cana tiên báo bữa tiệc cách chung mà
ngày nay ngày nay tiệc Thánh Thể tiên cảm, cho nhân loại cảm nếm trước bữa tiệc
nước Trời.
c. Cả 2 câu trên đều sai.
d. Cả 2 câu trên đều đúng.

21. Khi truyền phép Linh mục dâng cao Mình Máu Thánh để làm gì?
a. Để cộng đoàn thờ lạy con Thiên Chúa dưới hình bánh rượu vì Chúa là Đấng đã chết
trên Thập giá cho loài người được sống.
b. Để cộng đoàn thờ lạy Chúa là Đấng hằng bày tỏ các vết thương trước tôn nhan
Chúa Cha mà cầu bầu cho chúng ta.
c. Để cộng đoàn thờ lạy Chúa là Đấng sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống
và kẻ chết.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

22. Khi Linh mục công bố “Đây là mầu nhiệm đức tin”, cộng đoàn đáp lại:
a. Lạy Chúa chúng con đang truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại
cho tới khi Chúa đến
b. Lạy Chúa chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại
cho tới khi Chúa đến

23. Trọng tâm của kinh Tạ Ơn là gì?


a. Tạ ơn Chúa Cha
b. Nài xin Chúa Thánh Thần đến thánh hóa và biến bánh rượu trở thánh Mình Máu
Chúa Kitô
c. Xin Chúa Thánh Thần liên kết các tín hữu nên một với Chúa Kitô và với nhau
d. Cả 3 câu trên đều đúng

24. Nghi thức hiệp lễ gồm nhừng gì?


a. Kinh Lạy Cha; Bẻ bánh ; Hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ
b. Kinh Lạy Cha; Cầu bình an, chúc bình an; Hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ
c. Cầu bình an, chúc bình an; Bẻ bánh ; Hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ
d. Kinh Lạy Cha; Cầu bình an, chúc bình an; Bẻ bánh; Hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ

25. Lời đọc: “Cầm lấy bánh, tạ ơn” trong bữa tiệc ly, Chúa Kitô đã cầm lấy bánh tạ ơn Chúa
Cha. Giờ đây trong Thánh Lễ Linh mục cũng theo gương Chúa Kitô làm như vậy để:
a. Tạ ơn 3 ngôi Thiên Chú về mọi ân huệ Ngài đã ban cho nhân loại
b. Tạ ơn Chúa Cha về mọi ân huệ Ngài đã ban cho nhân loại
c. Tạ ơn Chúa Thánh Thần về mọi ân huệ Ngài đã ban cho nhân loại
d. Tạ ơn Chúa Giêsu về mọi ân huệ Ngài đã ban cho nhân loại

26. “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Vì sao chúng ta trao cho nhau Lời chúc
bình an lúc này?
a. Vì Thánh lễ là lúc các tín hữu nhận ra cách rõ ràng nhất mình là con một Cha trên
trời và mọi người là anh em với nhau.
b. Vì là để chuẩn bị tâm hồn rước Thánh Thể là Bí tích tình yêu như lời Chúa dạy:
“Hãy làm hoà với anh chị em trước đã rồi hãy trở lại dâng của lễ cho Thiên Chúa”.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai.

27. Lời thưa Amen trước khi rước lễ có ý nghĩa gì?


a. Vâng, con ước gì mọi lời cầu nguyện của con được Chúa chấp nhận.
b. Vâng, con tin thật đây là Mình Thánh Chúa.
c. Vâng, ước gì mọi lời cầu nguyện của Hội Thánh dâng lên Chúa được Ngài thương
chấp nhận.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.

28. Lời truyền phép: “Này là mình Thầy, này là Máu Thầy” đã sinh ra hiệu quả
a. Làm cho bánh và rượu trở thành thịt và máu Chúa Kitô
b. Đây là sự biến đổi kỳ diệu có 1 không 2 vì thế Linh Mục cần để hết tâm hồn vào
giây phút cực kỳ thiêng liêng này
c. Cả 2 câu trên đều đúng

29. Muốn rước lễ cho nên thì cần những điều kiện nào?
a. Sạch tội trọng.
b. Có ý ngay lành và có long ao ước rước Chúa.
c. Dọn mình chu đáo và giữ chay theo luật dạy.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
30. Trước khi kết thúc Thánh lễ, Linh mục giơ tay phác họa hình Thánh giá để chúc lành
cho cộng đoàn, điều này nói lên:
a. Mọi ơn lành Chúa ban cho loài người đều qua Thánh giá Chúa Kitô
b. Tình yêu 3 Ngôi Thiên Chúa ở cùng con người
c. Cả 2 câu a, b đều sai

31. Cộng đoàn cần tham dự Thánh lễ thế nào?


a. Cần tham dự Thánh lễ cách ý thức, linh động, hưu hiệu.
b. Mặc y phục xứng đáng và có thái độ thành kính.
c. Chuẩn bị tâm hồn thật sốt sang để lãnh nhận Mình Thánh Chúa.
d. Cả 3 câu trên đều đúng

32. Tiếng chuông vang lên từ ngôi tháp nhà thờ có ý nghĩa gì?
a. Đó là tiếng Chúa mời gọi con cái đến gặp gỡ Người Cha nhân hậu. Hãy mau mắn đế
với Ngài.
b. Tiếng chuông vang lên còn nhắc nhở ta về mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể nên dừng
lại vài phút để đọc kinh Truyền tin để thờ lạy và cảm tạ hồng ân cao quý này.
c. Cả 2 câu trên đều đúng.
d. Cả 2 câu trên đều sai

33. Theo em hiệp lễ thì được những ơn ích:


a. Được kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh
b. Được xóa các tội nhẹ, lớn lên trong ân sủng và bảo đảm sự sống muôn đời
c. Cả 2 câu a, b đều đúng

34. Việc cầu nguyện thầm lặng với Chúa Giêsu Thánh Thể có thể thực hiện:
a. Sau Thánh Lễ, ta nên ở lại ít phút để thờ lạy, cảm tạ và tâm sự với Chúa Giêsu đang
ngự trong lòng ta
b. Hai là trong ngày khi hoàn cảnh cho phép, ta nên đến kính viếng Chúa Giêsu Thánh
Thể trong nhà tạm
c. Cả 2 câu trên đều đúng

35.Ngoài việc thực hiện những bài học của Thánh Thể, để sống bí tích tình yêu này,
người tín hữu cần phải:
a. Tham dự các sinh hoạt liên quan đến Thánh Thể như các buổi hội thảo về
Thánh Thể
b. Cung nghinh Thánh Thể, chầu Thánh Thể, rất nên cầu nguyện thầm lặng với
Chúa Giêsu Thánh Thể
c. Cả 2 cầu trên đều đúng
36.Người tín hữu sống Thánh lễ cuộc đời bằng cách:
a. Thực thi những bài học của Thánh Thể
b. Bác ái, gần gũi, chia sẻ với tha nhân
c. Thể hiện sự hiệp thông với anh chị em, vì cùng là con 1 Cha trên trời
37.Thánh thể dạy ta nhiều bài học quý giá, trong đó nổi bật là bài học:
a. Tự hiến và phục vụ, bài học hiệp nhất, bài học chia sẻ
b. Yêu thương và bác ái với anh chị em
c. Hy sinh đến quên mình như Chúa dạy
d. Cả 3 câu trên đều đúng
38.Bài học hiệp nhất cho người tín hữu chúng ta là phải luôn:
a. Biết liên kết với Hội Thánh trong tâm tình, ý chí và hành động
b. Biết cộng tác với mọi người để xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn
c. Cả 2 câu trên đều đúng
39.Ngày nay, trên bàn thờ, Thánh Thể được trao ban rộng rãi cho loài người. Người
tín hữu rút ra bài học chia sẻ bằng cách:
a. Phải quảng đại chia sẻ cho anh chị em những hồng an hồn xác Chúa ban cho
mình
b. Biết đến với những người nghèo khó bằng trái tim và cả đôi tay nữa
c. Cả 2 câu trên đều đúng
40.Người có thể giúp chúng ta sống Thánh Lễ cuộc đời trọn hảo chính là:
a. Đức Maria, Mẹ là nhà tạm sống động nhất, luôn mang Chúa Giêsu trong
thân xác và linh hồn
b. Chúa Cha và Chúa Thánh Thần
c. Cha chủ tế, Người chia sẻ cho ta hiểu về Thánh Lễ trên bàn thờ để giúp ta
sống Thánh Lễ cuộc đời thêm trọn hảo
41.Theo các em thì việc cử hành ngày Chúa Nhật bắt nguồn từ:
a. Hội Thánh cử hành mầu nhiệm vượt qua, theo Tông truyền, bắt nguồn từ
chính ngày Chúa Kitô Phục sinh
b. Cử hành biến cố liên hệ tới nền tảng của Đạo mới và tới ơn cứu độ của
chúng ta
c. Cử hành suốt dòng lịch sử của Hội Thánh, từ thời các Tông đồ tới nay và mãi
mãi
d. Câu a và b đúng
e. Câu a, b, c đều đúng
42.Việc cử hành ngày Chúa Nhật mang ý nghĩa:
a. Cuộc họp Mừng thường xuyên của các Kitô hữu
b. Hình thức biểu dương đức tin của Hội Thánh
c. Là ngày họp nhau để nghe Lời Chúa, tham dự Thánh Lễ
d. Cả 3 câu đều đúng
43.Ta nên siêng năng hiệp lễ:
a. Bổn phận hiệp lễ 1 năm ít nhất 1 lần, ta nên hiệp lễ hàng ngày
b. Có thể hiệp lễ lần thứ 2 trong cùng 1 ngày khi tham dự Thánh lễ
c. Cả 2 câu đều đúng
44.Theo em lời công bố: “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bằng an” mang ý nghĩa:
a. Kết thúc Thánh lễ bàn thờ, mở ra Thánh lễ cuộc đời
b. Chúa Giêsu Thánh Thể ban bình an cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
45.Linh mục công bố: “Đây là màu nhiệm đức tin”. Lời công bố này có ý:
a. Khẳng định: chỉ đức tin mới có sức mạnh khiến ta chấp nhận 1 thực tại vừa
thực hiện trên bàn thờ
b. Đó là bánh rượu trở nên Thịt Máu chúa Kitô
c. Cả 2 câu trên đều đúng

You might also like