You are on page 1of 415

HỌ TÊN SV : _______________________

SỐ TÍN CHỈ : 4 (120


120 tiết)
tiết) THỰC
THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
NGÀNH : LOGISTICS
THAY LỜI TÁC GIẢ

heo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), trong

T thời gian vừa qua dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng tương đối cao đạt 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ
USD/năm, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%,
đóng góp khoảng 4-5% GDP. Năm 2019, các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, giao
nhận và dịch vụ liên quan khác đều có mức tăng trưởng khả quan. Hiện có khoảng
4.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics; trong đó khoảng 70% tập
trung ở TP HCM và các tỉnh lân cận.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về
mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore,
Malaysia và Thái Lan. Theo các chuyên gia đánh giá thì Việt Nam là một trong
những quốc gia rất có tiềm năng về Logistics nói chung và dịch vụ Logistics nói
riêng. Tiềm năng này xuất phát từ những lợi thế về sự hội nhập sâu và rộng của
Việt Nam, vị trí địa lý thích hợp của khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng logistics
(như: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không, ...) và năng lực sản xuất
cũng như khả năng cung ứng của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Do đó,
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII xác định, logistics là một “ngành dịch vụ giá trị
gia tăng cao” và phải “hiện đại và mở rộng” dịch vụ logistics.

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2019 của Bộ Công Thương thì đến nay, Việt
Nam, hiện có khoảng 34.249 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
Logistics (nếu tình cả các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành, nghề liên
quan đến lĩnh vực Logistics, thì cả nước hiện có 296.469 DN), đóng góp 42 tỷ USD
vào GDP và thu hút khoảng 2 triệu người lao động. Với tốc độ phát triển nhanh và
có quy mô như vậy, nên ngành đang thiếu khoảng 2 triệu người – một trong
những lĩnh vực thiếu hụt nguồn nhân lực nhiều nhất hiện nay. Sự thiếu nguồn
nhân lực càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và
tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chính vì thế, nguồn nhân lực
chất lượng cao trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các doanh nghiệp. Và
cũng theo báo cáo trên, mức lương trung bình trong năm 2019 ở vị trí nhân viên
dao động từ 500 USD – 1.500 USD/tháng và cấp quản trị từ 800 – 5.000USD mỗi
tháng; hơn nữa, mức lương này lại có xu hướng tăng. Ngoài tiền lương, người lao
động còn nhận được các khoản đãi ngộ khác và cơ hội thăng tiến, phụ thuộc vào
mức độ đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Một trong những vị trí việc làm cần nguồn nhân lực nhiều nhất đó chính là nhân
viên hiện trường và nhân viên chứng từ nhằm đảm bảo hoạt động giao nhận của
công ty nói riêng và đáp ứng các dịch vụ logistics nói chung. Chính vì lý do đó, tài
liệu hướng dẫn này được biên soạn nhằm hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp của
sinh viên chuyên ngành Logistics với cơ cấu gồm 6 chương là:
• Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
• Chương 2 : CHỨNG TỪ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIAO
NHẬN
• Chương 3 : GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN CẢNG
CÁT LÁI
• Chương 4 : NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
• Chương 5 : NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG LẺ XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
• Chương 6 : NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Phạm vi nghiên cứu của cuốn tài liệu này chỉ tập trung vào hoạt động cung ứng
dịch vụ logsitics nói chung và hoạt động giao nhận nói riêng đối với những lô
hàng hóa không phải là hàng hóa đặc biệt. Mặc dù, với nỗ lực biên soạn dựa trên
kinh nghiệm được đúc kết từ những hoạt động thực tế cũng như tổng hợp các
kiến thức từ những tài liệu chuyên ngành có liên quan; song, với sự thay đổi ngày
càng nhiều nhất là các văn bản pháp luật nhằm thích ứng với hoạt động dịch vụ
logistics cũng như tạo mọi điều kiện thuận tiện và đơn giản để thực hiện các hoạt
động giao nhận nên tất yếu không tránh được những hạn chế nhất định. Tác giả
trân trọng cám ơn sự nhiệt tình ủng hộ cũng như mong muốn những ý kiến đóng
góp phê bình tự các bạn đọc để cuốn tài liệu này được hoàn thiện và tốt hơn. Trân
trọng cám ơn quý bạn đọc.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2022


ThS. Nguyễn Tấn Phong
DANH MỤC SƠ ĐỒ, QUY TRÌNH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 2: CHỨNG TỪ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN

Hình 2.1 : Hợp đồng ngoại thương ..................................................................... 95


Hình 2.2 : Đơn đặt hàng .......................................................................................... 98
Hình 2.3 : Hóa đơn thương mại ..........................................................................100
Hình 2.4 : Hóa đơn chiếu lệ..................................................................................102
Hình 2.5 : Phiếu đóng gói .....................................................................................106
Hình 2.6 : Vận đơn đường biển ..........................................................................113
Hình 2.7 : Giấy gửi hàng bằng đường biển ....................................................116
Hình 2.8 : Chứng từ bảo hiểm .............................................................................122
Hình 2.9 : Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B .........................................126
Hình 2.10 : Chứng nhân số lượng và chất lượng ............................................129
Hình 2.11 : Chứng nhận phóng xạ .......................................................................131
Hình 2.12 : Chứng nhận y tế ..................................................................................133
Hình 2.13 : Chứng nhận kiểm dịch thực vật .....................................................135
Hình 2.14 : Màn hình khai báo hải quan trên phần mềm ECUSS .............137
Hình 2.15 : Màn hình khai báo lấy booking trên website hãng tàu .........141
Hình 2.16 : Booking Cofirmation ..........................................................................148
Hình 2.17 : Lệnh cấp container rỗng ..................................................................151
Hình 2.18 : Lệnh cấp container rỗng (Booking Confirmation) ...................153
Hình 2.19 : Phiếu giao nhận container ...............................................................154
Hình 2.20 : Màn hình khai báo SI trên website hãng tàu ............................155
Hình 2.21 : Phiếu VGM .............................................................................................160
Hình 2.22 : Phiếu đăng ký làm hàng (hạ bãi chờ xuất tàu) .........................162
Hình 2.23 : Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất ...................................................163
Hình 2.24 : Thông báo hàng đến ..........................................................................165
Hình 2.25 : Giấy cam kết mượn container và trả rỗng..................................167
Hình 2.26 : Lệnh giao hàng.....................................................................................168
Hình 2.27 : Phiếu đăng ký làm hàng (giao container hàng nhập) ............170
Hình 2.28 : Phiếu giao nhận container (phiếu EIR) ........................................171
Hình 2.29 : Phiếu yêu cầu nhập kho ....................................................................172
Hình 2.30 : Biên bản nhập kho CFS xuất............................................................173
Hình 2.31 : Phiếu tải trọng ......................................................................................174
Hình 2.32 : Phiếu xuất kho ......................................................................................174
DANH MỤC SƠ ĐỒ, QUY TRÌNH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN

Hình 3.1 : Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ..............182
Hình 3.2 : Hình ảnh Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ................................183
Hình 3.3 : Hình ảnh một số cổng của cảng Cát Lái .....................................187
Hình 3.4 : Giao diện trang e-Port .......................................................................188
Hình 3.5 : Tạo lô hàng mới ...................................................................................189
Hình 3.6 : Chọn lô hàng.........................................................................................190
Hình 3.7 : Thêm chi tiết lô hàng .........................................................................190
Hình 3.8 : Khai báo chi tiết lô hàng ...................................................................191
Hình 3.9 : Chức năng sửa chữa và xóa chi tiết lô hàng ..............................191
Hình 3.10 : Thêm chi tiết lô hàng .........................................................................192
Hình 3.11 : Chức năng Đăng ký theo Bill ...........................................................194
Hình 3.12 : Màn hình khai báo Đăng ký theo Bill ...........................................194
Hình 3.13 : Màn hình khai báo Đăng ký chuyển container .........................195
Hình 3.14 : Thông báo của hệ thống và màn hình thanh toán phí..........196
Hình 3.15 : Màn hình khai báo phương tiện vận tải ......................................197
Hình 3.16 : Màn hình đăng ký giao cont hàng cho cảng ............................198
Hình 3.17 : Màn hình khai báo sổ quản lý hàng hóa ....................................198
Hình 3.18 : Màn hình thực hiện chức năng Thêm mới .................................199
Hình 3.19 : Màn hình Thêm mới số quản lý hàng hóa .................................199
Hình 3.20 : Kết quả được hệ thống hiển thị .....................................................200
Hình 3.21 : Màn hình khai báo số quản lý hàng hóa sau khi cập nhật...200
Hình 3.22 : Màn hình thể hiện kết quả khai báo số quản lý hàng hóa ..201
Hình 3.23 : Màn hình khai báo thêm tờ khai mới...........................................202
Hình 3.24 : Màn hình thể hiện kết quả khai báo tờ khai hải quan ...........202
Hình 3.25 : Màn hình thể hiện kết quả danh sách .........................................203
Hình 3.26 : Màn hình thực hiện chức năng đối chiếu container ...............204
Hình 3.27 : Màn hình thông báo tình trạng đối chiếu ..................................204
DANH MỤC BẢNG BIỂU, QUY TRÌNH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Bảng 4.1 : Bảng kích thước và trọng lượng tổng..........................................208


Bảng 4.2 : Bảng mã hóa ký hiệu chủ sở hữu container ..............................213
Bảng 4.3 : Bảng quy đổi dãy số ký hiệu của container thành số ............213
Bảng 4.4 : Booking Request ..................................................................................239

Hình 4.1 : Các loại container ................................................................................210


Hình 4.2 : Biểu tượng bắt buộc trên container .............................................214
Hình 4.3 : Màn hình tra cứu vị trí container ...................................................216
Hình 4.4 : Vị trí thực tế của container ...............................................................217

Hình 4.5 : Hợp đồng ngoại thương ...................................................................222


Hình 4.6 : Hóa đơn thương mại ..........................................................................226
Hình 4.7 : Phiếu đóng gói .....................................................................................228
Hình 4.8 : Vận đơn đường biển ..........................................................................230
Hình 4.9 : Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B .........................................232
Hình 4.10 : Chứng nhận kiểm dịch thực vật .....................................................235
Hình 4.11 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên .................................236
Hình 4.12 : Quy trình giao lô hàng xuất khẩu nguyên container .............238
Hình 4.13 : Lệnh cấp container rỗng ...................................................................240
Hình 4.14 : Phiếu VGM (hay phiếu cân) .............................................................241
Hình 4.15 : Hướng dẫn gửi hàng ..........................................................................243
Hình 4.16 : Biên nhận thanh toán.........................................................................245
Hình 4.17 : Phiếu đăng ký làm hàng ...................................................................246
Hình 4.18 : Màn hình nhập liệu để đối chiếu tờ khai ....................................247
Hình 4.19 : Màn hình đối chiếu tờ khai trên e-Port .......................................247
Hình 4.20 : Mã vạch ...................................................................................................249
Hình 4.21 : Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất ...................................................250

Hình 4.22 : Hợp đồng ngoại thương ...................................................................252


Hình 4.23 : Hóa đơn thương mại ..........................................................................256
Hình 4.24 : Phiếu đóng gói .....................................................................................258
Hình 4.25 : Vận đơn đường biển ..........................................................................259
Hình 4.26 : Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E..........................................261
Hình 4.27 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên .................................264
Hình 4.28 : Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container...........266
Hình 4.29 : Thông báo hàng đến ..........................................................................268
Hình 4.30 : Ủy nhiệm chi (thanh toán phụ phí nội địa) ................................270
Hình 4.31 : Lệnh giao hàng EDO ..........................................................................271
Hình 4.32 : Màn hình khai báo nhận cont hàng từ cảng .............................272
Hình 4.33 : Màn hình thể hiện đã thanh toán phí làm hàng ......................274
Hình 4.34 : Phiếu đăng ký làm hàng ...................................................................274
Hình 4.35 : Kết quả khai báo đơn vị vận tải/số xe nhận container ..........275
Hình 4.36 : Kết quả thực hiện đối chiếu tờ khai..............................................275
Hình 4.37 : Mã vạch ...................................................................................................276
DANH MỤC SƠ ĐỒ, QUY TRÌNH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 5: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG LẺ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN

Hình 5.1 : Sơ đồ tổ chức kho Cát Lái ................................................................283


Hình 5.2 : Sơ đồ bố trí từng khu vực của kho CFS Cát Lái ........................284
Hình 5.3 : Hình ảnh cảng Cát Lái và bộ phận kho vận ...............................284

Hình 5.4 : Hợp đồng ngoại thương ...................................................................292


Hình 5.5 : Hóa đơn thương mại ..........................................................................294
Hình 5.6 : Phiếu đóng gói .....................................................................................296
Hình 5.7 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên .................................298
Hình 5.8 : Quy trình giao hàng lẻ xuất khẩu ..................................................299
Hình 5.9 : Booking Note ........................................................................................300
Hình 5.10 : Mã vạch ...................................................................................................302
Hình 5.11 : Phiếu yêu cầu nhập kho ....................................................................303
Hình 5.13 : Biên bản nhập kho CFS xuất............................................................305

Hình 5.14 : Hợp đồng ngoại thương ...................................................................307


Hình 5.15 : Hóa đơn thương mại ..........................................................................310
Hình 5.16 : Phiếu đóng gói .....................................................................................312
Hình 5.17 : Vận đơn nhà ..........................................................................................314
Hình 5.18 : Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mẫu E) .......................................316
Hình 5.19 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên .................................319
Hình 5.20 : Quy trình nhận lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển ......321
Hình 5.21 : Thông báo hàng đến ..........................................................................322
Hình 5.22 : Lệnh giao hàng.....................................................................................323
Hình 5.23 : Mã vạch ...................................................................................................325
Hình 5.24 : Lệnh giao hàng điện tử .....................................................................326
Hình 5.25 : Phiếu tải trọng ......................................................................................326
Hình 5.26 : Phiếu xuất kho ......................................................................................327
DANH MỤC SƠ ĐỒ, QUY TRÌNH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 6: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hình 6.1 : Kỹ thuật xếp hàng ...............................................................................337


Hình 6.2 : Mẫu giấy hướng dẫn gửi hàng .......................................................346
Hình 6.3 : Hình ảnh địa điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu .....347

Hình 6.4 : Đơn đặt hàng ........................................................................................356


Hình 6.5 : Vận đơn chủ ..........................................................................................358
Hình 6.6 : Vận đơn nhà ..........................................................................................361
Hình 6.7 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên .................................363
Hình 6.8 : Quy trình giao lô hàng xuất khẩu ..................................................364
Hình 6.9 : Giấy lưu cước.........................................................................................366
Hình 6.10 : Mã vạch ...................................................................................................368
Hình 6.11 : Sơ đồ và các bước làm thủ tục gửi hàng xuất ..........................369
Hình 6.12 : Talon .........................................................................................................370
Hình 6.13 : Phiếu cân ................................................................................................370
Hình 6.14 : Giấy hướng dẫn gửi hàng.................................................................372

Hình 6.15 : Hợp đồng ngoại thương ...................................................................377


Hình 6.16 : Hóa đơn thương mại ..........................................................................381
Hình 6.17 : Phiếu đóng gói .....................................................................................382
Hình 6.18 : Vận đơn chủ ..........................................................................................383
Hình 6.19 : Vận đơn nhà ..........................................................................................386
Hình 6.20 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên ................................388
Hình 6.21 : Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu ..............................................389
Hình 6.22 : Giấy báo hàng đến ..............................................................................391
Hình 6.23 : Lệnh gaio hàng.....................................................................................392
Hình 6.24 : Sơ đồ hướng dẫn nhận hàng quốc tế..........................................394
Hình 6.25 : Hóa đơn giá trị gia tăng ....................................................................395
Hình 6.26 : Mã vạch ...................................................................................................396
Hình 6.27 : Số thứ tự nhận hàng ..........................................................................397
Hình 6.28 : Phiếu xuất kho ......................................................................................397
MỤC LỤC

Thay lời tác giả


Danh mục bảng biểu, sơ đồ, quy trình hình ảnh

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA ....................................... 1


1.1. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu............................................................ 2
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 2
1.1.2. Các chủ thể tham gia ................................................................................................. 3
1.1.2.1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu .......................................................... 4
1.1.2.2. Hãng tàu ......................................................................................................... 4
1.1.2.3. Công ty giao nhận....................................................................................... 6
1.2. Điều kiện thương mại quốc tế....................................................................... 8
1.2.1. Giới thiệu INCOTERMS 2020 ................................................................................... 8
1.2.1.1. Khái niệm về INCOTERMS ........................................................................ 8
1.2.1.2. Lịch sử phát triển của INCOTERMS ...................................................... 9
1.2.1.3. Sự cần thiết phải có INCOTERMS phiên bản mới.......................... 11
1.2.1.4. Những điểm mới của INCOTERMS 2020 .......................................... 11
1.2.1.5. Lời khuyên đối với doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu ...... 16
1.2.2. Nội dung các điều kiện thương mại quốc tế................................................. 17
1.2.2.1. EXW................................................................................................................. 17
1.2.2.2. FCA .................................................................................................................. 21
1.2.2.3. FAS .................................................................................................................. 27
1.2.2.4. FOB ................................................................................................................. 33
1.2.2.5. CFR .................................................................................................................. 38
1.2.2.6. CIF ................................................................................................................... 44
1.2.2.7. CPT .................................................................................................................. 50
1.2.2.8. CIP ................................................................................................................... 56
1.2.2.9. DAP ................................................................................................................. 62
1.2.2.10. DPU .............................................................................................................. 67
1.2.2.11. DDP .............................................................................................................. 72
1.3. Phụ phí vận chuyển nội địa.......................................................................... 77

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ....................................................................... 80


Chương 2: CHỨNG TỪ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN .......... 83
2.1. Chứng từ thương mại ................................................................................... 84
2.1.1. Hợp đồng ngoại thương ........................................................................................ 84
2.1.1.1. Kết cấu hợp đồng ngoại thương ......................................................... 85
2.1.1.2. Các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng ngoại thương ... 86
2.1.1.2.1. Tên hàng ................................................................................... 86
2.1.1.2.2. Chất lượng................................................................................ 86
2.1.1.2.3. Số lượng .................................................................................... 86
2.1.1.2.4. Giao hàng ................................................................................. 87
2.1.1.2.5. Giá cả .......................................................................................... 88
2.1.1.2.6. Thanh toán ............................................................................... 89
2.1.1.2.7. Bao bì và ký mã hiệu............................................................. 89
2.1.1.2.8. Bảo hành ................................................................................... 90
2.1.1.2.9. Phạt và hồi thường thiệt hại .............................................. 90
2.1.1.2.10. Bảo hiểm ................................................................................. 91
2.1.1.2.11. Bất khả kháng ....................................................................... 92
2.1.1.2.12. Khiếu nại ................................................................................. 92
2.1.1.2.13. Trọng tài ................................................................................. 93
2.1.1.2.14. Điều khoản khác .................................................................. 94
2.1.2. Bộ chứng từ ................................................................................................................ 99
2.1.2.1. Hóa đơn thương mại ................................................................................ 99
2.1.2.2. Phiếu đóng gói .........................................................................................105
2.1.2.3. Vận đơn đường biển ...............................................................................107
2.1.2.3.1. Chức năng vận đơn đường biển ......................................109
2.1.2.3.2. Phân loại vận đơn đường biển .........................................111
2.1.2.4. Chứng từ bảo hiểm ..................................................................................118
2.1.2.4.1. Một số thuật ngữ cần chú ý ..............................................118
2.1.2.4.2. Phân loại chứng từ bảo hiểm............................................119
2.1.2.5. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa..............................................................123
2.1.2.6. Chứng nhận bản chất hàng hóa ...........................................................127
2.2. Chứng từ hải quan ...................................................................................... 136
2.3. Chứng từ giao nhận .................................................................................... 139
2.3.1. Chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên container .....139
2.3.1.1. Chứng từ giao lô hàng xuất khẩu nguyên container ................139
2.3.1.1.1. Chứng từ booking ..............................................................140
2.3.1.1.2. Giấy hướng dẫn gửi hàng................................................154
2.3.1.1.3. Phiếu VGM ............................................................................159
2.3.1.1.4. Chứng từ do cảng xếp hàng phát hành .....................161
2.3.1.2. Chứng từ nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container .............163
2.3.1.2.1. Chứng từ do hãng tàu phát hành .................................164
2.3.1.2.2. Chứng từ do cảng dỡ hàng phát hành .......................169
2.3.2. Chứng từ giao nhận hàng lẻ xuất nhập khẩu ...............................................172

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 ..................................................................... 175

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN ...................... 179
3.1. Tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn....................................... 180
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SNP ......................................................180
3.1.2. Sơ đồ tổ chức ...........................................................................................................181
3.1.3. Cơ sở hạ tầng của SNP .........................................................................................182
3.1.3.1. Hệ thống cảng và ICD............................................................................182
3.1.3.2. Tân Cảng − Cát Lái..................................................................................185
3.2. E-port ............................................................................................................ 188
3.2.1. Đăng ký làm hàng...................................................................................................189
3.2.1.1. Giao container hàng cho cảng ...........................................................189
3.2.1.2. Nhận container hàng cho cảng..........................................................192
3.2.2. Đăng ký chuyển bãi khử trùng...........................................................................195
3.2.3. Khai báo phương tiện vận tải .............................................................................196
3.2.4. Đối chiếu container thông quan .......................................................................197
3.2.4.1. Khai báo số quản lý hàng hóa ............................................................197
3.2.4.2. Khai báo tờ khai hải quan ....................................................................201
3.2.4.3. Danh sách khai báo tờ khai/số quản lý hàng hóa .......................202
3.2.4.4. Đối chiếu container thông quan ........................................................203

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3 ..................................................................... 205

Chương 4: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN .................................................................... 206
4.1. Đặc điểm của phương thức giao nhận hàng FCL .................................... 207
4.1.1. Thuật ngữ FCL .........................................................................................................207
4.1.2. Container ...................................................................................................................207
4.1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................207
4.1.2.2. Phân loại container ................................................................................207
4.1.2.3. Ký mã hiệu trên container ....................................................................211
4.1.3. Phương pháp tra cứu vị trí của container tại cảng Cát Lái ......................215
4.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng FCL bằng đường biển .................................. 218

PHỤ LỤC 4.1: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO LÔ HÀNG FCL ......................... 221
PHỤ LỤC 4.2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬN LÔ HÀNG FCL ....................... 251

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4 ..................................................................... 278

Chương 5: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG LẺ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ........... 279
5.1. Đặc điểm của phương thức giao nhận hàng lẻ ....................................... 280
5.1.1. Thuật ngữ LCL ..........................................................................................................280
5.1.2. Giới thiệu kho CFS Cát Lái ....................................................................................281
5.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng LCL bằng đường biển ................................. 286

PHỤ LỤC 5.1: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO LÔ HÀNG LCL ......................... 291
PHỤ LỤC 5.2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬN LÔ HÀNG LCL ....................... 306

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5 ..................................................................... 329

Chương 6: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG .................................................................................... 330
6.1. Một số vấn đề cơ bản ................................................................................. 331
6.1.1. Đối tượng tham gia hoạt động giao nhận ....................................................331
6.1.1.1. Người giao nhận hàng không ............................................................331
6.1.1.2. Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.........................332
6.1.1.3. Hãng hàng không ...................................................................................334
6.1.2. Cước hàng không ...................................................................................................338
6.1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................338
6.1.2.2. Cơ sở tính cước ........................................................................................338
6.1.2.3. Các loại cước hàng không....................................................................339
6.1.3. Chứng từ phát sinh trong hoạt động giao nhận .........................................341
6.1.3.1. Giấy gửi hàng bằng đường hàng không ........................................342
6.1.3.1.1. Khái niệm và chức năng ....................................................342
6.1.3.1.2. Phân loại giấy gửi hàng ....................................................342
4.1.3.1.3. Phân phối giấy gửi hàng ...................................................343
6.1.3.1.4. Nội dung giấy gửi hàng ....................................................343
6.1.3.2. Giấy hướng dẫn gửi hàng ...................................................................345
6.1.4. Địa điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu............................................346
6.1.4.1. Kho TCS .......................................................................................................347
6.1.4.2. Kho SCSC ....................................................................................................349
6.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không .................... 350

PHỤ LỤC 6.1: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU .......... 355
PHỤ LỤC 6.2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬN LÔ HÀNG NHẬP KHẨU ....... 376

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 6 ..................................................................... 399

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1

TỔNG QUAN
VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
Giao nhận hàng hóa là một loại hình dịch vụ logistics nhằm đảm bảo cho tính liên
tục của chuỗi cung ứng; hay nói một cách khác, nếu hoạt động giao nhận không
được đảm bảo thì tất yếu sẽ xảy ra hiện tượng đứt gẫy chuỗi cung ứng. Do đó,
hoạt động giao nhận đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngoại
thương nói riêng và hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung. Tuy nhiên, hoạt
động này lại phát sinh rất nhiều chi phí và rủi ro tiềm ẩn cũng như các vấn đề liên
quan đến trách nhiệm pháp lý. Chính vì thế, nhằm tối thiểu hóa chi phí và rủi ro
phát sinh cũng như tránh được các vấn đề pháp lý không đáng có thì việc nghiên
cứu một cách cẩn trọng và khoa học về hoạt động giao nhận là cần thiết. Do đó,
nội dung chương này là nhằm trình bày các vấn đề cơ bản về hoạt động giao nhận
như: khái niệm, các chủ thể tham gia, điều kiện cơ sở giao hàng và các phụ phí vận
chuyển nội địa. Sau khi học xong chương này thì bạn sẽ:
• Thể hiện được sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên tham gia;
• Phân biệt được cũng như nắm rõ trách nhiệm của người bán và người
mua trong từng điều kiện cơ sở giao hàng;
• Nhận diện được các loại phụ phí nội địa phát sinh.

1
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
1.1. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong hoạt động ngoại thương, người bán và người mua ở cách xa nhau về mặt
địa lý nên việc tất yếu cần phải có sự tham gia của bên thứ ba nhằm đảm bảo giao
dịch giữa người bán và người mua được thực hiện an toàn và hiệu quả. Khi đó, với
vai trò của mình, bên thứ ba này sẽ đảm nhiệm tất các hoạt động như: vận chuyển
hàng hóa từ kho đến cảng, làm thủ tục hải quan, tổ chức xếp dỡ hàng hóa và các
thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ. Tất cả các hoạt động này được gọi chung
một thuật ngữ là nghiệp vụ giao nhận hàng hóa (Forwarding).

1.1.1. Khái niệm


Theo quy tắc mẫu của FIATA (International Federation of Freight Forwarders
Associations − Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế) về dịch vụ giao
nhận thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ loại dịch vụ nào liên
quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối
hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên,
kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập
chứng từ đến hàng hóa. Hoạt động giao nhận được phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau.
• Nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động thì phân thành giao nhận quốc tế và giao
nhận nội địa.
• Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh thì phân thành:
− Giao nhận thuần túy là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi
hoặc nhận hàng đến;
− Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động
như xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển, ...
• Nếu căn cứ vào phương thức vận tải thì phân thành giao nhận bằng đường
biển, giao nhận bằng đường hàng không, giao nhận đường sắt, giao nhận
đường bộ, giao nhận bưu điện, giao nhận đường ống, giao nhận thủy nội địa và
vận tải đa phương thức.
• Nếu căn cứ vào đặc điểm của lô hàng thì phân thành:
− Giao nhận hàng nguyên container (FCL − Full container load) là hình thức
giao nhận mà hàng được giao đã được xếp đủ trong container mà không
cần ghép với lô hàng khác.
− Giao nhận hàng lẻ (LCL − Less than a container load) là hình thức giao nhận
mà người chuyên chở (công ty giao nhận hay công ty logsitics) sẽ tiến hành
gom hàng từ các chủ hàng khác nhau sao cho hàng được xếp đủ vào một
container.
• Nếu căn cứ vào tính chất giao nhận thì phân thành:
− Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương. Là tổ hợp các công việc nhằm
thực hiện đầy đủ các cam kết về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng ngoại
thương. Hay nói một cách khác, đây là hoạt động do chủ lô hàng tự tổ chức
và không sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của công ty giao nhận.

2
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
− Ủy thác thực hiện. Là hinh thức mà các chủ hàng ủy thác hoạt động giao
nhận cho bên thứ ba thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng dịch vụ; hay
nói một cách khác, đây là hoạt động giao nhận của các tổ chức chuyên kinh
doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.

Như vậy, rõ ràng giao nhận hàng hóa là một loại hình dịch vụ logistics. Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao1. Dịch vụ logistics
được cung cấp bao gồm2:
• Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay;
• Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
• Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải;
• Dịch vụ chuyển phát;
• Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa;
• Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan);
• Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới
vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng;
dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải;
• Dịch vụ hỗ trợ bán buôn; hỗ trợ bán lẻ bao gồm hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng;
• Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển;
• Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
• Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt;
• Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ;
• Dịch vụ vận tải hàng không;
• Dịch vụ vận tải đa phương thức;
• Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật;
• Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;
• Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng
thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

1.1.2. Các chủ thể tham gia


Trong ngoại thương, để có thể thực hiện việc chuyển giao hàng hóa an toàn và
hiệu quả từ người bán đến người mua thì phải trải qua rất nhiều các công đoạn
thực hiện trong quá trình giao nhận. Chính vì thế, việc xác định rõ các chủ thể
tham gia vào quá trình giao nhận là rất cần thiết nhằm xác định rõ trách nhiệm cụ

1
Theo Điều 233 của Luật Thương Mại (2005).
2
Theo Điều 2 của Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh
doanh dịch vụ logistics.

3
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
thể nếu có rủi ro phát sinh; hơn nữa, phải mô hình hóa để có được bức tranh tổng
thể trong việc thực hiện hoạt động giao nhận. Các chủ thể tham gia vào quá trình
giao nhận hàng hóa bao gồm: nhà xuất khẩu (người bán), nhà nhập khẩu (người
mua), hãng tàu và các công ty giao nhận (hay các công ty logistics).

1.1.2.1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu


Thông thường thì nhà xuất khẩu chính là người bán và nhà nhập khẩu chính
là người mua. Đây là hai chủ hình thành nên hoạt động ngoại thương và giao
dịch của hai đối tượng này được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (hay thường được gọi là hợp đồng ngoại thương). Trên cơ sở ký kết, người
bán và người mua phải thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định
trong các điều khoản của hợp đồng ngoại thương.

Trước đây, việc xin giấy phép xuất nhập khẩu được xem là tiền đề cho hoạt động
ngoại thương vì theo quy định tại thời điểm đó thì đây là hoạt động bắt buộc đối
với các doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Nhưng hiện nay
thì việc xin giấy phép xuất nhập khẩu còn tùy thuộc vào sản phẩm giao dịch có
nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều
kiện được ban hành tại Phụ lục III của Nghị Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ.

Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu


1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất
khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu,
nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm
tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này,
thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải
quan.

1.1.2.2. Hãng tàu


Đây là đối tượng chuyên chở quốc tế nhằm vận chuyển lô hàng hóa xuất nhập
khẩu từ cảng xếp hàng (cảng đi) đến cảng dỡ hàng (cảng đến). Trong quá
trình vận chuyển thì có thể phát sinh việc chuyển tải. Và tất yếu, việc chuyển tải có
được cho phép hay không thì tùy thuộc vào các cam kết giữa người mua và người
bán và được thể hiện cụ thể trong hợp đồng ngoại thương. Tùy theo điều kiện cơ
sở giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận mà quyết định ai sẽ là người thuê tàu cũng
như ai là người phải thanh toán cước vận chuyển quốc tế.

4
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Cước phí vận chuyển quốc tế là chi phí mà bên người thuê phải trả cho hãng
tàu để chuyên chở (hay vận chuyển) hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ
hàng mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.

Tùy thuộc vào đặc điểm của lô hàng cũng như tính chất giao dịch mà có thể thuê
tàu chuyến hay tàu chợ để thực hiện vận chuyển hàng hóa.

• Tàu chuyến
Tàu chuyến là loại hình vận tải đường biển do hãng tàu cung cấp dịch vụ
với bên đi thuê dựa trên hợp đồng thuê tàu. Do đó, tàu chuyến có những đặc
điểm sau:
− Không chạy theo lịch trình cố định sẵn có;
− Hàng hóa chuyên chở phải là loại hàng hóa đặc thù và có số lượng lớn;
− Cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên là hợp đồng thuê tàu;
− Các điều khoản được thể hiện trong hợp đồng thuê tàu là do hai bên
(người thuê và hãng tàu) thương lượng với nhau mà không áp dụng theo
INCOTERMS;
− Cước phí vận chuyển quốc tế được hình thành dựa trên sựu thương lượng
của hai bên và thường kèm theo các điều kiện liên quan đến hoạt động xếp
dỡ hàng hóa.
• Tàu chợ
Tàu chợ là loại hình vận tải đường biển do hãng tàu cung cấp dịch vụ theo
một lịch trình cố định đã được xác định sẵn. Do đó, tàu chuyến có những
đặc điểm sau:
− Chạy theo lịch trình cố định sẵn có và được công bố trên các website của
hãng tàu;
− Hàng hóa được chuyên chở đa dạng và phong phú; thậm chí là, hàng hóa
chuyên chở thuộc quyền sở hữu của nhiều chủ hàng khác nhau;
− Cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên là vận đơn đường biển (hay giấy
gửi hàng bằng đường biển);
− Áp dụng theo điều kiện cơ sở giao hàng trong INCOTERMS;
− Cước phí vận chuyển quốc tế thường được công bố theo những bảng báo
giá có sẵn tương ứng với từng chuyến cụ thể và thường phát sinh những
khoản phụ phí vận chuyển nội địa (local charges).

Với những đặc điểm trên thì hình thức tàu chợ thường được sử dụng trong việc
vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Với cách thức thuê tài
chợ thì hãng tàu (hay đại lý hãng tàu) có hai cách tính cước phí vận chuyển là dựa
vào trọng lượng hoặc dựa vào thể tích.

CMB (Cubic Meter) hay thường gọi nhanh là mét khối (m3). CBM được sử dụng để
đo khối lượng hay kích thước của gói hàng để từ đó hãng tàu (hay đại lý hãng tàu)
áp dụng để tính cước phí vận chuyển. Hãng tàu (hay đại lý hãng tàu) có thể quy

5
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt
hàng nặng hay nhẹ khác nhau. Tùy theo phương thức vận chuyển mà cách quy đổi
CBM sang kg sẽ khác nhau; chẳng hạn, như:
• Đường hàng không : 1 CBM # 167 Kg (hay 3CBM # 500 Kg)
• Đường bộ : 1 CBM # 333 Kg (hay 3CBM # 1.000 Kg)
• Đường biển : 1 CBM # 1.000 Kg

1.1.2.3. Công ty giao nhận


Đây là đối tượng cung cấp các dịch vụ logistics nhằm đảm bảo quá trình giao nhận
hàng hóa được diễn ra một cách liên tục và đây cũng là đối tượng phức tạp nhất
trong vai trò thực hiện các nghiệp vụ phát sinh. Xét về mức độ hoạt động thì có
thể phân chia3 các công ty logistics thành bốn cấp độ sau:

• Cấp độ 1: Các công ty giao nhận truyền thống. Là các công ty thuần túy cung
cấp các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Nhóm công ty này thường chiếm
tỷ trọng lớn trong ngành dịch vụ logistics và cung cấp các dịch vụ như:
− Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ;
− Thay mặt chủ hàng làm chứng từ và thực hiện khai báo hải quan cũng như
các thủ tục giao nhận hàng hóa.

• Cấp độ 2: Các công ty giao nhận đóng vai trò là người gom hàng. Khi đó,
các công ty này sẽ phát hành vận đơn nhà (House Bill of Lading − HB/L) nhằm
xác nhận việc nhận hàng từ các chủ hàng. Nhóm công ty này mặc dù chiếm tỷ
trọng thấp hơn so với các công ty giao nhận truyền thống nhưng mức độ
chuyên nghiệp rất cao trong việc cung cấp các dịch vụ như:
− Booking tàu;
− Tách/gom hàng;
− Đóng gói hàng hóa;
− Kho bãi và vận tải;
− Giao nhận hàng hóa.

• Cấp độ 3: Công ty giao nhận đóng vai trò là người vận tải đa phương thức
(Multimodal Transport Organizations − MTO).
− Vận tải đa phương thức4 là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

3
Tất nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối; bởi vì, đã đề cập ngay từ đầu là sự hoạt động
của các công ty logistics rất đa dạng và phong phú nên khó có thể phân định rạch ròi về vai trò của
các công ty này. Đó là lý do vì sao trên thực tế có sự đánh đồng và gọi chung một tên gọi là
Fowarder − FWD. Khi đó, tùy theo mức độ tham gia cũng như quy mô hoạt động mà được phân
cấp thực hiện.
4
Theo khoản 1,2,3 Điều 2 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về vận tải
đa phương thức. Khi đó, có hai hình thức vận tải đa phương thức là:

6
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
− Người kinh doanh vận tải đa phương thức5 (MTO − Multimodal Transport
Organizations) là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức6.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thức hiện hoặc tổ
chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo giao trả
hàng cho người nhận hàng.
Chứng từ vận tải đa phương thức7 là văn bản do người kinh doanh vận
tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa
phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã
nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng8 đó theo đúng những
điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Về mặt cơ bản có hai loại MTO, đó là:
MTO có tàu biển là những hãng tàu hoạt động kinh doanh dịch vụ
vận tải đa phương thức.

• Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa
phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở
nước khác và ngược lại.
• Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.
5
Theo khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về vận tải đa
phương thức.
6
Một số khái niệm trên thế giới về MTO
• Theo Công ước của Liên hợp quốc thì MTO là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một
người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là
một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay
những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm
thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa đa phương thức.
• Theo quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và
phát triển thì Phòng thương mại quốc tế định nghĩa là MTO là bất kỳ một hợp đồng vận tải đa
phương thức và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như là một người chuyên chở. Người
chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần
chuyên chở, dù người này với người kinh doanh vận tải đa phương thức có là một hay không.
7
Theo khoản 6 Điều 2 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về vận tải đa
phương thức.
8
Theo khoản 10 và khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định
về vận tải đa phương thức thì:
• Tiếp nhận hàng là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa
phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người
kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
• Giao trả hàng là một trong các trường hợp sau đây:
− Việc giao trả hàng hóa cho người nhận hàng;
− Hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp
đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp
dụng tại nơi giao trả hàng;
− Việc giao hàng hóa cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định
của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hóa phải được giao như vậy.

7
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
MTO không có tàu là các công ty kinh doanh cước vận tải (NVOCC −
Non-Vessel operating common carrier) hay các công ty logistics có lợi
thế cũng như năng lực về khai thác vận tải.

• Cấp độ 4: Công ty giao nhận trở thành công ty cung cấp các dịch vụ
logistics và được gọi là công ty logistics. Nếu các cấp độ trên thì các công ty
giao nhận chỉ tập trung cung ứng một vài dịch vụ có lợi thế thì ở cấp độ này
công ty giao nhận sẽ cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ logistics. Đây là kết quả
tất yếu của quá trình hội nhập; và tất nhiên, quy mô hoạt động cũng như năng
lực của các công ty logistics sẽ mạnh hơn so với các loại hình khác (như công ty
giao nhận truyền thống, công ty giao nhận đóng vai trò người gom hàng hay
người kinh doanh vận tải đa phương thức).

1.2. Điều kiện thương mại quốc tế


Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đã dần dần hình thành những tập
quán thương mại. Nhưng ở mỗi khu vực, mỗi nước lại có những tập quán thương
mại khác nhau. Nhiều khi các bên ký kết hợp đồng ngoại thương không biết được
những tập quán thương mại của nước đối tác. Chính điều đó, đã dẫn đến những
hiểu lầm cũng như phát sinh những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời
gian và tiền bạc. Để giải quyết những vấn đề này, Phòng Thương mại quốc tế (ICC
− International Chamber of Commerce) tại Paris đã xuất bản lần đầu tiên vào năm
1936 một số quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thươn mại trong cuốn “Các
điều kiện thương mại quốc tế” (Incoterms − International commercial terms).

1.2.1. Giới thiệu INCOTERMS 2020


Ngày 10 tháng 9 năm 2019, Incoterms 2020, phiên bản Incoterms thứ 9 của Phòng
Thương mại quốc tế (ICC) đã được chính thức phát hành nhân kỷ niệm 100 năm
thành lập ICC. Sau lần phát hành đầu tiên vào năm 1936, Incoterms đã được sửa
đổi, bổ sung và phát hành vào các năm 1957, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010
để đáp ứng sự thay đổi và phát triển của thương mại toàn cầu. Incoterms 2020 sẽ
có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

1.2.1.1. Khái niệm về INCOTERMS


Incoterms là chữ viết tắt của International commercial terms, tiếng Việt là “điều
kiện thương mại quốc tế”, là điều kiện được người bán và người mua lựa chọn để
đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Incoterms, mặc dù được soạn thảo
để sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng cũng có thể sử dụng trong
mua bán hàng hóa nội địa nếu các bên dẫn chiếu đến nó. Điều kiện thương mại
quốc tế là nhân tố quan trọng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Việc lựa chọn
một điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms Rule) nào đó là một điều khoản bắt
buộc của hợp đồng mua bán quốc tế (trừ khi mua bán theo hợp đồng mẫu đối với
một số mặt hàng).

8
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Điều kiện thương mại quốc tế quy định 03 nội dung quan trọng trong hợp đồng
mua bán, gồm:
• Nghĩa vụ giữa người bán và người mua. Ai làm việc gì ? Ai tổ chức vận
chuyển ? Ai mua bảo hiểm cho hàng hóa ? Ai phải lấy chứng từ vận tải hay lo
giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, an ninh cho hàng hóa ?
• Rủi ro ở đâu và khi nào hàng hóa được coi là đã giao ? Rủi ro về hàng hóa
chuyển từ người bán sang người mua ở đâu?
• Chi phí giữa người bán và người mua. Ai phải chịu chi phí gì ?

Incoterms có nhiều điều kiện khác nhau, được xây dựng trên nguyên tắc tăng dần
nghĩa vụ của người bán trong quá trình giao hàng, vận chuyển, chi phí, rủi ro … để
các bên lựa chọn.

Incoterms không quy định các vấn đề như: chuyển quyền sở hữu về hàng hóa; quy
cách, phẩm chất của hàng hóa; thời gian, địa điểm, phương thức và đồng tiền
thanh toán; bồi thường do vi phạm hợp đồng mua bán; giảm nghĩa vụ hoặc miễn
trách nhiệm khi xảy ra những sự cố không mong muốn hoặc không lường trước;
hậu quả của chậm trễ hoặc vi phạm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp
đồng; tăng thuế; cấm xuất nhập khẩu; cấm vận; quyền sở hữu trí tuệ; nơi và
phương pháp giải quyết tranh chấp … Tất cả những nội dung trên các bên cần
phải thỏa thuận và quy định cụ thể trong hợp đồng. Về bản chất, các điều kiện
Incoterms 2020 không phải là hợp đồng mua bán mà chúng chỉ trở thành một bộ
phận của hợp đồng mua bán khi và chỉ khi các bên thỏa thuận đưa vào một hợp
đồng khi ký kết. Nói cách khác, Incoterms chỉ là những quy tắc giải thích điều kiện
giao hàng, chứ không phải là quy tắc giải thích các điều kiện khác của hợp đồng.

Từ năm 1936, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) là cơ quan duy nhất tổ chức soạn
thảo, sửa đổi, bổ sung và phát hành Incoterms; từ đó, có thể thống nhất cách giải
thích các điều kiện Incoterms trên toàn thế giới nhằm giúp giảm thiểu những hiểu
sai cũng như hiểu lầm không đáng có. Cứ khoảng 10 năm một lần, ICC lại tổ chức
sửa đổi cũng như bổ sung các điều kiện Incoterms để phù hợp với thực tiễn phát
triển của thương mại quốc tế.

1.2.1.2. Lịch sử phát triển của INCOTERMS


Năm 1923: ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial
trade terms)
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ICC (sau khi ra đời vào năm 1919) là thúc
đẩy thương mại quốc tế; và muốn vậy, thì phải hiểu được các điều kiện thương mại
mà các bên giao dịch đang dùng. Việc này đã được thực hiên thông qua một
nghiên cứu 6 điều kiên thương mại thông dụng nhất ở 13 nước. Kết quả nghiên
cứu đã được công bố vào năm 1923; trong đó, nhấn mạnh sự khác biệt, không
thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại.

9
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Năm 1928: Rõ ràng và trong sáng hơn
Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước,
ICC đã triển khai một nghiên cứu thứ hai. Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc
giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước.

Năm 1936: Hướng dẫn cho nước toàn cầu


Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành
đã ra đời. Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex
Quay.

Năm 1953: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt


Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của
Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950. Đến năm 1953, phiên bản
đầu tiên của Incoterms mới được phát hành lại. Ba điều kiện mới được bổ sung
dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.

Năm 1967: Chỉnh sửa việc giải thích sai


ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên
bản trước đó. Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP.

Năm 1976: Tiến bộ trong vận tải hàng không


Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ
sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport.

Năm 1980: Sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container
Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử
lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms. Phiên bản mới đã bổ
sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được
giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải
là lan can tàu.

Năm 1990: Sửa đổi hoàn chỉnh


Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ
hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT,
FOB Air Port. Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free
Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định).

Năm 2000: Sửa đổi nghĩa vụ thông quan


Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi
để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.

10
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Năm 2010: Phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế
Incoterms 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và
thêm các điều kiện DAT và DAP. Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người
mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán
hàng nhiều lần trong hành trình (string sales).

1.2.1.3. Sự cần thiết phải có INCOTERMS phiên bản mới


Với phiên bản lần thứ 8 (Incoterms 2010), Incoterms của ICC đã trở thành một quy
tắc chuẩn mực được thừa nhận và chấp nhận trên toàn cầu. Incoterms cũng được
sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế và nội địa trên toàn thế
giới và trở thành “sách gối đầu giường” của bên giao dịch thương mại quốc tế và
nội địa.

Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ICC và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ số, ICC đã tổ chức soạn thảo, sửa
đổi, bổ sung và phát hành phiên bản mới Incoterms 2020. Incoterms 2020 được
soạn thảo bởi một Nhóm chuyên gia, chủ yếu đến từ Châu Âu, trong đó lần đầu
tiên có đại diện của Trung Quốc và Úc. Nhóm đã họp định kỳ để thảo luận các vấn
đề được nêu ra từ 150 nước là thành viên của ICC. Trong quá trình soạn thảo,
nhóm đã đề xuất một số sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích đưa ra một bộ quy tắc
Incoterms đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, đúng đắn và chính xác, phản ánh thực tiễn
sinh động của thương mại quốc tế.

1.2.1.4. Những điểm mới của INCOTERMS 2020


Incoterms 2020 vẫn gồm 11 điều kiện; trong đó, vẫn giữ nguyên hai nhóm lớn với
sự khác biệt trong sử dụng, là:
• “Sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, hoặc kết hợp hai hay nhiều
phương thức vận tải” (vận tải đa phương thức) gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT,
CIP, DAP, DPU, DDP;
• “Dùng cho vận tải biển và nội địa”, gồm 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF.

Incoterms 2020 vẫn gồm 4 nhóm nhỏ, nếu căn cứ vào chữ cái đầu tiên của các
điều kiện: nhóm C (4 điều kiện), nhóm D (3 điều kiện), nhóm E (1 điều kiện), nhóm
F (3 điều kiện).

Về tổng thể, Incoterms 2020 có một số sửa đổi, bổ sung và cải tiến về hình
thức cũng như nội dung. Cụ thể:
• Nâng cấp điều kiện FCA liên quan đến vận đơn;
• Thay đổi mức độ bảo hiểm trong điều kiện CIF và CIP;
• Cho phép người bán, người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện
của mình trong các điều kiện FCA, DAP, DPU và DDP;
• Đổi tên điều kiện DAT thành điều kiện DPU;

11
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• Bổ sung nghĩa vụ liên quan đến anh ninh, an toàn;
• Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng
điều kiện;
• Nâng cao chất lượng hình thức thể hiện để người dùng có thể chọn ngay được
điều kiện thích hợp nhất cho hợp đồng mua bán của mình, cụ thể:
− Trong phần giới thiệu, nhấn mạnh hơn về hướng dẫn lựa chọn các điều
kiện;
− Giải thích rõ hơn về ranh giới, mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán và các
hợp đồng liên quan khác;
− Nâng cấp “Ghi chú hướng dẫn” (Guidance Notes) lên “Ghi chú giải thích”
(Explanatory Notes) cho người dùng ở mỗi điều kiện thương mại;
− Sắp xếp lại hợp lý hơn các nội dung trong từng điều kiện, đặc biệt về giao
hàng và rủi ro.

Thay đổi trong từng điều kiện so với Incoterms 2010


• Vận đơn có ghi chú “on-board” (đã xếp lên tàu) và điều kiện FCA (Giao
hàng cho người chuyên chở)
Khi hàng hóa được mua bán theo điều kiện FCA - vận chuyển bằng đường
biển, người bán hoặc người mua (hoặc các ngân hàng tham gia thanh toán
bằng Thư tín dụng) có thể yêu cầu một vận đơn đường biển với ghi chú “đã
xếp hàng lên tàu”. Tuy vậy, việc giao hàng theo điều kiện FCA lại hoàn thành
trước khi xếp hàng lên tàu (có thể tại CY hoặc CFS), do đó, điều chắc chắn là
người bán khó có thể lấy được một vận đơn “on-board” từ người chuyên chở,
bởi vì người chuyên chở, theo hợp đồng vận tải, chỉ có nghĩa vụ phát hành vận
đơn “đã xếp” khi hàng hóa thực sự đã xếp lên tàu. Để giải quyết vấn đề này,
mục A6/B6 điều kiện FCA Incoterms 2020 quy định một lựa chọn bổ sung:
người mua và người bán có thể thỏa thuận rằng người mua sẽ chỉ dẫn người
chuyên chở phát hành một vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán sau khi
xếp hàng lên tàu. Người bán, sau đó, phải xuất trình vận đơn đó cho người
mua (thường là thông qua ngân hàng). ICC thừa nhận rằng mặc dù có sự
không phù hợp giữa vận đơn đã xếp và giao hàng theo FCA nhưng nó phục vụ
cho nhu cầu giải thích vận đơn đã xếp và điều kiện FCA. Cuối cùng, cần nhấn
mạnh rằng khi lựa chọn trên được áp dụng, người bán cũng không có nghĩa vụ
gì đối với người mua theo các điều khoản của hợp đồng vận tải.

Vậy, có câu hỏi đặt ra là trong trường hợp hàng đóng container được người
bán giao cho người mua bằng cách chuyển giao cho người chuyên chở trước
khi hàng thực sự xếp lên tàu, thì có nên khuyên người bán là bán theo điều
kiện FCA thay vì điều kiện FOB không? Câu trả lời là Có . Tuy vậy, Incoterms
2020 đã có quy định bổ sung trong điều kiện FCA (A6/B6) là khi người bán
muốn hoặc cần một vận đơn có ghi chữ “on-board” thì vẫn có thể cấp một vận
đơn như vậy.

12
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• Chi phí và nơi thể hiện chi phí
Trong Incoterms 2020, chi phí (costs) xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều kiện,
chứ không phải tại mục A6/B6 như trong Incoterms 2010. Ngoài ra, chi phí
cũng được quy định tập trung tại một điều khoản chứ không rải rác ở nhiều
điều khoản như trước. Trong Incoterms 2010, chi phí được đề cập tại nhiều
điều khoản và xuất hiện ở các phần khác nhau của các điều kiện Incoterms.

Ví dụ, chi phí liên quan đến việc lấy bộ chứng từ giao hàng trong điều kiện FOB
Incoterms 2010 được đề cập ở mục A8, điều khoản có tên là “Chứng từ giao
hàng” chứ không phải ở mục A6, điều khoản có tên là “Phân chia chi phí”.
Trong Incoterms 2020, mục tương đương với A6/B6 là A9/B9 (Allocation of
Costs) liệt kê tất cả các chi phí mà các bên phải chịu, do đó dài hơn A6/B6
trong Incoterms 2010. Mục đích của việc này là để người dùng dễ dàng tìm
thấy, tại một chỗ, tất cả các chi phí mà mình có thể phải chịu trong từng điều
kiện. Ngoài ra, chi phí cụ thể gì cũng được thể hiện ở mục liên quan, ví dụ chi
phí lấy chứng từ theo điều kiện FOB ở mục A6/B6 (Delivery/transport
document), với ý nghĩ là người dùng quan tâm đến việc phân chia chi phí có
thể thích tìm hiểu điều khoản cụ thể về chi phí đó hơn là xem điều khoản
chung về chi phí.

• Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP
Trong Incoterms 2010, mục A3 của hai điều kiện CIF và CIP quy định một nghĩa
vụ của người bán “mua bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình, theo
mức thấp nhất là điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo hiểm
Lloyd’s (LMA) hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện bảo
hiểm tương tự khác”. Institute Cargo Clauses (C) bảo hiểm một số rủi ro đã
được liệt kê, nhưng với nhiều nhóm rủi ro loại trừ. Institute Cargo Clauses A,
ngược lại, bảo hiểm “mọi rủi ro”, cũng với nhiều rủi ro loại trừ. Trong quá trình
thảo luận, hiệp thương, để thông qua các điều kiện Incoterms 2020, đã đi đến
quyết định chuyển bảo hiểm từ điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) sang
điều kiện A (Institute Cargo Clauses A), như vậy tăng mức bảo hiểm thuộc
nghĩa vụ của người bán, có lợi cho người mua. Điều này, tất nhiên, làm cho phí
bảo hiểm tăng lên. Trường hợp ngược lại, tức là vẫn giữ nguyên “Institute
Cargo Clauses C” thì vẫn có thể phù hợp với việc mua bán hàng nguyên liệu
đồng nhất, khối lượng lớn (commodities). Sau khi thảo luận kỹ lưỡng trong và
ngoài nhóm soạn thảo, đã đi đến quyết định: quy định mức bảo hiểm tối thiểu
khác nhau cho hai điều kiện CIF và CIP. Đối với điều kiện CIF, giữ nguyên điều
kiện bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C (thường áp dụng cho việc mua bán bằng
đường biển đối với hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn), tuy nhiên, các
bên vẫn có thể thỏa thuận bảo hiểm ở mức cao hơn. Đối với điều kiện CIP,
người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A, tất nhiên vẫn để
ngỏ để các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.

13
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• Sắp xếp để người bán hay người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng
phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAF, DPU và DDP
Trong Incoterms 2010, có sự ngầm hiểu rằng khi hàng hóa phải vận chuyển từ
người bán sang người mua (dù nghĩa vụ thuộc bên nào) thì việc vận chuyển
hàng hóa đó phải do người thứ ba thực hiện. Trong quá trình thảo luận để ban
hành Incoterms 2020, cho thấy rằng những trường hợp vận chuyển như vậy có
thể không cần người vận chuyển thứ ba tham gia. Ví dụ, người bán hàng theo
các điều kiện thuộc nhóm D có thể tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện
của mình mà không cần phải thuê người thứ ba, hoặc với người mua theo điều
kiện FCA, cũng không có gì ngăn cản họ dùng phương tiện vận tải của mình để
nhận hàng và vận chuyển về kho riêng. Incoterms 2010 đã không tính đến
những trường hợp này thì nay Incoterms 2020 đã cho phép một cách rõ ràng,
không những ký kết hợp đồng vận tải mà còn sắp xếp việc vận chuyển cần
thiết.

• Thay đổi 3 chữ đầu của DAT thành DPU


Sự khác nhau giữa điều kiện DAT và điều kiện DAP trong Incoterms 2010 là ở
chỗ: theo điều kiện DAT, người bán giao hàng khi hàng được dỡ từ phương
tiện vận tải tại “terminal”, trong khi đó theo DAP, người bán giao hàng khi
hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải
để dỡ hàng. Có thể nhớ lại rằng Ghi chú hướng dẫn của điều kiện DAT trong
Incoterms® 2010 đã định nghĩa từ “terminal” rất rộng, bao gồm “bất kỳ nơi
nào, dù có mái che hay không, như: cầu tàu, kho, bãi container (CY), bến tàu, ga
đường sắt, ga hàng không …”. ICC đã quyết định hai thay đổi đối với điều kiện
DAT và DAP: 1) đảo trật tự hai điều kiện trong Incoterms 2020, điều kiện DAP
(việc giao hàng diễn ra trước khi dỡ), sẽ xuất hiện trước DAT; 2) tên của điều
kiện DAT nay đổi thành DPU (Delivered at Place Unloaded), nhấn mạnh thực tế
là nơi đến có thể là bất kỳ nơi nào, không chỉ là “terminal”. Tuy vây, nếu nơi
đến không phải là “terminal” thì người bán phải đảm bảo chắc chắn rằng nơi
mà người bán định giao hàng là nơi có thể dỡ hàng được.

• Đưa yêu cầu liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phí
Trong Incoterms 2010, yêu cầu liên quan đến an ninh được đưa vào rất nhẹ
nhàng, mờ nhạt, ở mục A2/B2 và A10/B10 của mỗi điều kiện. Trong thời gian
qua, những vấn đề về an ninh trong vận tải và hàng hải ngày càng phổ biến và
hiện thực nên Incoterms 2020 đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo đảm an
ninh, an toàn về vận tải tại mục A4 và A7 của mỗi điều kiện. Chi phí phát sinh
do đảm bảo yêu cầu an ninh, an toàn cũng đã được quy định rõ ở mục A9/B9.

• Ghi chú giải thích cho người dùng


“Ghi chú Hướng dẫn” trong Incoterms 2010 nay đã đổi thành “Ghi chú Giải
thích cho người” dùng trong Incoterms 2020. Ghi chú này giải thích những vấn

14
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
đề cơ bản của mỗi điều kiện, như: khi nào thì sử dụng; khi nào thì coi là đã giao
hàng; rủi ro chuyển giao khi nào; phương thức vận tải; phân chia chi phí giữa
hai bên; thủ tục thông quan, nhập khẩu … Ghi chú này giúp người dùng định
hướng chính xác và nhanh chóng điều kiện thương mại thích hợp cho giao dịch
của mình và hiểu rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán.

• Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong
mỗi điều kiện
Incoterms 2020 vẫn giữ nguyên tên mục A1, A2 … B1, B2 để chỉ nghĩa vụ của
người bán và người mua trong từng điều kiện nhưng trật tự đã được thay đổi,
theo hướng những nghĩa vụ quan trọng đưa lên trước. Cụ thể như sau:
− A1/B1 : Nghĩa vụ chung
− A2/B2 : Giao hàng/Nhận hàng (ở Incoterms 2010 là Giấy phép, kiểm
tra an ninh…)
− A3/B3 : Chuyển rủi ro (ở Incoterms 2010 là Hợp đồng vận tải và bảo
hiểm)
− A4/B4 : Vận tải (ở Incoterms 2010 là Giao hàng)
− A5/B5 : Bảo hiểm (ở Incoterms 2010 là Chuyển rủi ro)
− A6/B6 : Giao hàng/chứng từ vận tải (ở Incoterms 2010 là Phân chia chi phí)
− A7/B7 : Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu (ở Incoterms 2010 là Thông
báo)
− A8/B8 : Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu (ở Incoterms 2010 là Chứng từ
giao hàng)
− A9/B9 : Phân chia chi phí (ở Incoterms 2010 là Kiểm tra, đóng gói …)
− A10/B10 : Thông báo (ở Incoterms 2010 là Hỗ trợ thông tin …).

Ngoài những điểm mới cũng như thay đổi nêu trên, nhóm soạn thảo cũng đã thảo
luận và cân nhắc một vài nội dung khác nhưng chưa đưa vào sửa đổi lần này, như
việc “Xác nhận trọng lượng container” (VGM). Từ ngày 1 tháng 7 năm 2016, quy
định số 2 của “Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng ngoài biển” (SOLAS) buộc
chủ hàng có nghĩa vụ, trong trường hợp giao hàng container, phải cân container
đã đóng hàng hoặc cân khối lượng hàng rồi cộng thêm trọng lượng container
rỗng để cung cấp cho người chuyên chở. Nếu chủ hàng không thực hiện quy định
trên thì sẽ bị phạt theo Công ước SOLAS là “container sẽ không được xếp lên tàu”.
Việc cân container hiển nhiên là tốn kém chi phí và có thể dẫn đến chậm giao
hàng. Do việc này xảy ra sau năm 2010, nên đã từng có tranh luận gay gắt trong
quá trình tham vấn để thông qua Incoterms 2020 về việc ai phải chịu nghĩa vụ này,
giữa người bán và người mua. Cuối cùng, ban soạn thảo cho rằng nghĩa vụ và chi
phí liên quan đến VGA (Verified Gross Mass) là quá cụ thể và phức tạp, khó có thể
đảm bảo thể hiện một cách đầy đủ và chính xác trong Incoterms 2020, nên đã
không đưa vào.

15
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
1.2.1.5. Lời khuyên đối với doanh nghiệp, các nhà xuất, nhập khẩu
• Các điều kiện thương mại chỉ quy định, giải thích một số nội dung như đã nói ở
trên, các nội dung khác của hợp đồng mua bán, các bên phải thỏa thuận đưa
vào hợp đồng để tránh tranh chấp sau này;
• Việc lựa chọn điều kiện nào của Incoterms để đưa vào hợp đồng, trước tiên là
phải biết hàng hóa sẽ được vận chuyển theo phương thức vận tải nào; kế đến
phải biết mình có thế mạnh gì về vận tải, bảo hiểm (có thể tự vận chuyển hay
có thể thuê vận tải, bảo hiểm dễ dàng); phải biết rõ hành trình của hàng hóa,
tập quán, thủ tục về xếp dỡ, giao nhận, hải quan của các cảng và nơi đến có
liên quan …;
• Khi các bên đồng ý sử dụng điều kiện nào đó của Incoterms 2020 vào hợp
đồng thì phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung sau: “điều kiện …, tên cảng, nơi
hoặc địa điểm giao hàng, Incoterms 2020”, ví dụ: FOB Haiphong port,
Incoterms 2020; FCA Noibai Airport, Incoterms 2020 hay DAP số 123, B street,
Importland, Incoterms 2020 (nếu các bên muốn dùng Incoterms 2010 thì vẫn
có thể được nhưng cần ghi rõ Incoterms 2010);
• Tên của địa điểm ghi sau điều kiện Incoterms rất quan trọng, đó chính là địa
điểm giao hàng, là nơi chuyển rủi ro từ người bán sang người mua. Trong tất
cả các điều kiện (trừ các điều kiện thuộc nhóm C), địa điểm được ghi chính là
địa điểm giao hàng, là nơi chuyển rủi ro. Trong các điều kiện thuộc nhóm D, địa
điểm được ghi chính là nơi giao hàng và là nơi đến mà người bán phải tổ chức
vận tải đưa hàng đến đó. Trong các điều kiện thuộc nhóm C, địa điểm được ghi
là nơi đến mà người bán phải tổ chức và chịu chi phí về vận tải đến đó, nhưng
đây không phải là nơi hay cảng giao hàng. Những địa điểm này phải ghi càng
cụ thể và chính xác càng tốt (về mặt địa lý) mới dễ dàng thực hiện trong thực
tế;
• Khi xuất, nhập khẩu hàng đóng trong container thì không nên dùng các điều
kiện FOB, CFR hay CIF mà thay bằng FCA, CPT hay CIP tương ứng, vì theo các
điều kiện FOB, CFR hay CIF thì điểm giao hàng và di chuyển rủi ro là ở trên tàu
(người bán giao hàng cho người mua bằng cách đặt hàng hóa ở trên tàu; rủi ro
về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng ở trên tàu) nhưng
hàng container (dù hàng nguyên hay hàng lẻ) trong thực tế, thường được giao
cho người chuyên chở trước khi hàng được xếp lên tàu, tại “container terminal”
(CY hoặc CFS). Như vậy, giữa quy định của hợp đồng và thực tế không phù hợp
với nhau liên quan đến địa điểm giao hàng và di chuyển rủi ro;
• Các bên có thể thỏa thuận thay đổi một số nghĩa vụ và chi phí đã quy định
trong các điều kiện thương mại do Incoterms 2020 không cấm điều này. Tuy
nhiên, ICC không khuyết khích việc này và các bên cần cân nhắc kỹ hậu quả của
việc thay đổi và cần giải thích rõ ràng trong hợp đồng.

16
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
1.2.2. Nội dung các điều kiện thương mại quốc tế
1.2.2.1. EXW − Ex Works (place of deliver) INCOTERMS 2020
EWX (viết tắt cụm từ Ex Works, nghĩa là giao hàng tại xưởng) là thuật ngữ trong
thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên
quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu
chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế công bố.

Theo điều kiện EXW, hàng hóa được giao cho người mua khi người bán đặt
hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc
tại một địa điểm được chỉ định (chẳng hạn, như: nhà máy, nhà kho, xưởng,
...). Địa điểm chỉ định này không nhất thiết phải là cơ sở của người bán. Khi giao
hàng, người bán không có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận tải do người
mua chỉ định tới lấy hàng, không phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện EXW


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhều phương tiện vận tải tham gia. Điều kiện
này phù hợp với thương mại nội địa.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa
được giao cho người mua khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt
của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ định
(chẳng hạn, như: nhà máy, nhà kho, xưởng, ...). Địa điểm chỉ định này không
nhất thiết phải là cơ sở của người bán. Khi giao hàng, người bán không có
nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định tới lấy hàng,
không phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
• Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng chỉ định. Các bên nên quy định
càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ
giúp cá bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro được
chuyển giao từ người bán sang người mua; và đồng thời, đây cũng là điểm mà
từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa sẽ do người mua
chịu. Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao
hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều điểm giao hàng, thì
người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của
mình.
• Lưu ý cho người mua. EXW là điều kiện INCOTERMS mà nghĩa vụ của người
bán hàng là ít nhất. Điều kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý
sau:
− Về rủi ro khi xếp hàng hóa. Hàng hóa và rủi ro được coi như là chuyển sang
cho người mua hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của
người mua tại địa điểm giao hàng và chưa xếp lên phương tiện vận tải đến
nhận hàng. Trong thực tế, người bán sẽ là người có điều kiện tốt hơn người
mua trong việc tổ chức xếp hàng lên phương tiện vận tải đến nhận hàng.

17
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Cần thiết, người mua có thể nhờ người bán trong việc xếp hàng lên phương
tiện vận tải dưới chi phí do người mua chịu và hai bên có thể bàn bạc lại với
nhau về rủi ro và mất mát trong quá trình này sẽ do ai chịu. Nếu người mua
không muốn gánh rủi ro trong quá trình xếp hàng tại nơi nhận hàng, người
mua có thể cân nhắc sử dụng điều kiện FCA. Bởi vì, theo điều kiện FCA thì
nếu hàng hóa được giao tại cơ sở của người bán, người bán sẽ chịu trách
nhiệm xếp hàng lên phương tiện; và đồng thời, người bán chịu rủi ro về mất
mát hay hư hỏng đối với hàng hóa khi thực hiện quá trình này.
− Về thông quan xuất khẩu. Với điều kiện EXW thì người bán không có nghĩa
vụ làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc thông quan tại nước thứ ba nếu
hàng hóa phải quá cảnh. Về bản chất, điều kiện EXW thường phù hợp với
thương mại nội địa hơn khi mà không có nghĩa vụ đến xuất khẩu hàng hóa.
Người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu để thực
hiện nghĩa vụ xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục hải
quan. Nếu người mua cho rằng sẽ gặp những khó khăn khi thực hiện thông
quan xuất khẩu cho hàng hóa, thì tốt hơn là cân nhắc sử dụng điều kiện
FCA; bởi vì, theo điều kiện FCA thì nghĩa vụ và chi phí thông quan xuất khẩu
do người bán chịu.

Nghĩa vụ giữa người mua và người bán


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà
hợp đồng có thể yêu cầu. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người
bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được
các bên thỏa thuận hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng việc đặt hàng hóa dưới quyền định
đoạt của người mua tại địa điểm giao hàng quy định, nếu có, chưa
bốc lên phương tiện vận tải đến nhận hàng. Nếu không có thỏa
thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng và nếu tại nơi giao
hàng chỉ định có nhiều điểm giao hàng, thì người bán có thể chọn
một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình. Người bán
phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời gian đã thỏa thuận.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng
hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
vận tải. Tuy nhiên, người bán, theo yêu cầu của người mua, do người

18
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
mua chịu chi phí và tổn thất, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng
từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức
việc vận chuyển hàng hóa.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu
người mua yêu cầu và chịu rủi ro và chi phí, những thông tin người
mua cần để mua bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng/vận tải
Người bán không có nghĩa vụ gì với người mua
A7 : Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
Nếu có quy định, người bán phải hỗ trợ người mua, với chi phí và rủi
ro do người mua chịu, thu thập và cung cấp bất kỳ chứng từ và/hoặc
thông tin liên quan đến thủ tục hải quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập
khẩu được yêu cầu tại nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
Các thủ tục về an ninh với xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra
chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định ở
mục A2.
Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ
khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi
đi không cần phải đóng gói. Người bán có thể đóng gói và ký mã
hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên
đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp
đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho
tới khi chúng đã được giao cho người mua theo mục A2, trừ những
khoản sẽ do người mua chi trả theo mục B9.
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin cần thiết
để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở

19
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các
bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2 và nhận được thông báo theo mục A10.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát
hay hư hỏng của hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao theo
mục A2.
Nếu người mua không thông báo cho người bán như quy định ở
mục B10, thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư
hỏng của hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của
thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện hàng đã được
phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với
chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký hợp đồng
bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc mua hàng
Người mua phải cung cấp cho người bán bằng chứng thích hợp về
việc đã nhận hàng.
B7 : Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
Nếu có quy định, người mua phải tổ chức thực hiện và trả chi phí làm
thủ tục hải quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu được yêu cầu tại
nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
Các thủ tục về an ninh với xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì đối với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng đã được
giao theo mục A2;
b) Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp
người mua theo mục A4, A5 hoặc A7;
c) Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác
cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để xuất khẩu; và

20
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
d) Trả mọi chi phí phát sinh do không nhận hàng trừ khi hàng đã
được đặt dưới sự định đoạt của mình hoặc do không thông báo
kịp thời cho người bán theo mục B10, với điều kiện hàng hóa đã
được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B10 : Thông báo cho người bán
Khi người mua có quyền quyết định ngày và/hoặc điểm nhận hàng
tại nơi nhận hàng đã thỏa thuận, người mua phải thông báo kịp thời
cho người bán biết về việc đó.

1.2.2.2. FCA − Free Carrier (place of deliver) INCOTERMS 2020


FCA (viết tắt của cụm từ Free Carrier, nghĩa là Giao hàng cho người chuyên chở)
là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi
ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người
mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (International
Chamber of Commerce − ICC) công bố.

Theo điều kiện FCA, giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được
giao cho người mua bằng hai cách: (1) Hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp
lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng; hoặc (2) Hàng hóa sẽ
được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc
một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán
chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Hướng dẫn sử sụng điều kiện FCA


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là
hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:
− Cách thứ nhất, khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ
được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ
định đến lấy hàng.
− Cách thứ hai, khi mà nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán thì
hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người
chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương
tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.
• Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể. Các bên nên quy định càng
rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ giúp các
bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro đối với hàng hóa
được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, cũng đồng thời là điểm
mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa sẽ do người mua
chịu. Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao
hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều điểm có thể giao

21
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
hàng, thì người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục
đích của mình.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện FCA yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
• Vận đơn thể hiện On-board
FCA là điều kiện có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử
dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Giả sử hàng hóa được một
người giao nhận hàng tại Las Vegas, sẽ không thể có một vận đơn On-board
được phát hành bởi người chuyên chở từ Las Vegas vì thành phố này không có
cảng biển nên tàu chuyên chở không thể cập cảng để lấy hàng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bán hàng tại Las Vegas cần một vận
đơn thể hiện On-board (phổ biến nhất là khi sử dụng phương thức thanh toán
nhờ thu hoặc tín dụng thư), mặc dù trên thực tế hàng hóa sẽ phải được người
chuyên chở đến Las Vegas lấy hàng sau đó mới đưa lên tàu chuyên chở tại Los
Angeles. Để giải quyết các trường hợp mà sử dụng điều kiện FCA nhưng người
bán vẫn cần một vận đơn có thể hiện On-board thì ở Incoterms 2020, điều kiện
FCA đã quy định thêm việc người chuyên chở có thể được người mua hàng chỉ
định để phát hành vận đơn có thể hiện On-board cho người bán.

Nếu hai bên cùng đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng về việc này, người mua
sẽ phải chỉ định người chuyên chở của mình phát hành vận đơn có thể hiện
On-board cho người bán.

Nếu người chuyên chở đồng ý với điều kiện này theo như yêu cầu của người
mua, thì khi hàng hóa đã lên tàu tại Los Angeles, người chuyên chở sẽ phát
hành cho người bán vận đơn có thể hiện On-board trên đó.

Việc này tuy giải quyết vấn đề việc người bán có thể gặp những trường hợp
cần vận đơn có thể hiện On-board đã nêu ở trên, nhưng dường như trở nên
không cần thiết vì khi người chuyên chở phát hành cho người bán vận đơn có
thể hiện On-board thì sau đó người bán sẽ vẫn phải gửi lại bộ vận đơn có thể
hiện On-board cho người mua để có thể nhận hàng. Hai bên có thể, ngay từ
khi đàm phán, thỏa thuận về việc yêu cầu xuất trình một vận đơn xác nhận
rằng người chuyên chở đã nhận hàng để xếp lên tàu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán

22
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và cung cấp tất các bằng chứng phù hợp mà
hợp đồng có thể yêu cầu. Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi
người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu
được các bên thỏa thuận hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người
khác do người mua chỉ định tại địa điểm chỉ định, nếu có, tại nơi giao
hàng chỉ định.

Người bán phải giao hàng trong ngày giao hàng đã định hoặc trong
khoảng thời gian giao hàng đã định hoặc tại một thời điểm nằm
trong khoảng thời gian này được người mua thông báo theo mục
B10(b). Việc giao hàng hoàn thành:
Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ
được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người
mua chỉ định đến lấy hàng; hoặc
Khi mà nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán thì hàng
hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của
người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và
trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng,
sẵn sàng để dỡ xuống.

Nếu một địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định không
được người mua thông báo theo mục B10(d) và nếu tại nơi giao
hàng chỉ định có một số điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể
chọn điểm giao hàng phù hợp nhất cho mục đích của mình.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng
hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp
mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký hợp đồng
vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu người mua yêu cầu, do người mua
chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và
thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc
vận chuyển hàng hóa. Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán
thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều
kiện thông thường với những chi phí và rủi ro do người mua chịu.
Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp
đồng vận tải và nếu từ chối thì người bán phải thông báo ngay cho
người mua biết về việc đó.

23
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu
người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí người mua chịu, những
thông tin cần để mua bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng/vận tải
Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua
những bằng chứng về việc hàng hóa đã được giao theo như mục A2.

Người bán phải hỗ trợ nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí
do người mua chịu, lấy chứng từ vận chuyển cho người mua.

Nếu người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho
người bán chứng từ vận tải theo như mục B6 thì người bán sau đó
cũng sẽ phải cung cấp lại chứng từ đó cho người mua.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu có quy định, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên
quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở
nước xuất khẩu như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua
hoặc nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như: kiểm tra
chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định A8 ở
mục A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa gửi đi không cần
đóng gói.

24
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
gói hàng hóa và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng
được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do
người mua trả theo mục B9;
b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 là
hàng hóa đã được giao;
c) Chi phí về thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu, nếu có, nộp
thuế xuất khẩu và bất kỳ chi phí nào khác phải trả khi xuất khẩu
theo như mục A7(a); và
d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến
việc hỗ trợ người bán lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo
mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như
mục A2 hoặc báo cho người mua biết kịp thời việc người vận chuyển
hoặc người khác do người mua chỉ định đã không nhận hàng trong
thời gian quy định.
B. Nghĩa vụ của người mua
B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở
dạng chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa
thuận hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng hóa được giao theo mục A2.
Nếu:
a) Người mua không thể chỉ định một người chuyên chở hoặc người
khác theo như mục A2 thì thông báo cho người bán như mục
B10; hoặc
b) Người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định theo
mục B10(a) đã không nhận được hàng, người mua sẽ chịu mọi
rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng
hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy

25
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã phân biệt rõ
ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với
chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ
khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo mục A4.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh
rằng hàng hóa đã được giao theo mục A2. Nếu các bên đã thỏa
thuận, người mua phải chịu rủi ro và chi phí để chỉ định người chuyên
chở phát hành cho người bán một chứng từ vận tải chứng mình rằng
hàng hóa đã được xếp lên tàu (chẳng hạn như là vận đơn có thể hiện
On-board).
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu
cầu, rủi ro và chi phí người bán chịu, để lấy các chứng từ/thông
tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin
an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy
định bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho việc nhập khẩu và quá cảnh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
giao hàng theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo mục
A9;
b) Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp
người mua theo mục A4, A5, A6 hoặc A7(b);

26
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
c) Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác
cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo mục B7(b); và
d) Trả mọi chi phí phát sinh do không chỉ định được người chuyên
chở hoặc người khác đến nhận hàng theo như mục B10 hoặc do
người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định theo mục B10
không nhận được hàng với điều kiện là hàng hóa đã được xác
định là hàng hóa của hợp đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Người mua phải thông báo cho người bán về:
a) Danh tính của người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định
để nhận hàng trong một khoảng thời gian phù hợp để người bán
có thể sắp xếp việc giao hàng theo như mục A2;
b) Thời điểm nhận hàng nếu người mua xác định nhận hàng vào
một thời điểm nhất định thuộc khoảng thời gian đã định để
người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định có thể nhận
hàng;
c) Phương tiện chuyên chở được sử dụng bởi người chuyên chở
hoặc người khác do người mua chỉ định; và
d) Địa điểm chính xác mà người mua muốn nhận hàng, thuộc nơi
giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận.

1.2.2.3. FAS − Free Alongside Ship (port of shipment) INCOTERMS 2020


FAS (viết tắt bởi cụm từ Free Alongside Ship, nghĩa là Giao dọc mạn tàu) là thuật
ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro
tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua
theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC công bố.

Theo điều kiện FAS, giao dọc mạn tàu có nghĩa là hàng hóa được giao cho người
mua hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định (thí dụ đặt
trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc
hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu và người mia
chịu chi phí và rủi ro kể từ thời điểm này.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện FAS


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và
thủy nội địa khi mà các bên giao hàng bằng cách đặt chúng dọc mạn con tàu
được chỉ định. FAS sẽ không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người
chuyên chở trước khi hàng được đặt dọc mạn tàu, thí dụ như hàng đóng trong
container, do thường là giao tại bến bãi ở cảng. Trong trường hợp này nên sử
dụng điều kiện FCA.

27
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao dọc mạn tàu có nghĩa là hàng hóa
được giao cho người mua hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu do người
mua chỉ định (thí dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng giao hàng chỉ
định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa
đang ở dọc mạn tàu và người mia chịu chi phí và rủi ro kể từ thời điểm này.

Người bán, hoặc phải giao hàng dọc mạn tàu hoặc mua lại hàng hóa đã được
giao như vậy. Từ “mua lại” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong
quá trình vận chuyển (bán hàng theo chuỗi) rất phổ biến trong mua bán hàng
nguyên liệu.

Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi rủi ro được
chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua
chịu.

• Xác định địa điểm giao hàng cụ thể. Các bên nên quy định càng rõ càng tốt
địa điểm xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định nơi mà hàng hóa sẽ được
chuyển bằng cầu xếp dỡ hoặc xà lan trên tàu chuyên chở, mọi chi phí và rủi ro
để đưa được hàng hóa tới đó sẽ do người bán chịu. Các chi phí này và các loại
chi phí làm hàng ở các cảng khác nhau sẽ khác nhau tùy vào tập quán của từng
cảng.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện FAS yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà có thể
được đề cập đến trong hợp đồng.

Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách, hoặc đặt hàng hóa dọc mạn
con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng (nếu có) do
người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa
đã được giao như vậy. Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao

28
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã được thỏa thuận theo cách
thức thông thường tại cảng.

Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể, người bán có
thể lựa chọn một địa điểm phù hợp nhất tại cảng xếp hàng chỉ định.
Nếu các bên thỏa thuận giao hàng trong một khoảng thời gian cụ
thể, người mua có quyền lựa chọn ngày giao hàng trong thời gian đó
và thông báo cho người bán như theo mục B10.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mỏi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
vận tải.

Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua
yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, phải giúp đỡ người
mua để lấy bất kỳ thông tin hay chứng từ cần thiết nèo, kể cả thông
tin an ninh mà người mua cần để xuất khẩu hay tổ chức vận chuyển
hàng hóa đến điểm đích.

Người bán có thể đồng ý giúp người mua hoặc không đồng ý, nhưng
nếu đồng ý phải giúp người mua ký kết hợp đồng vận tải dựa trên
những điều khoản thông thường phù hợp. Với loại hàng đó, mọi rủi
ro và chi phí sẽ do người mua chịu.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua, nếu
người mua yêu cầu và chịu rủi ro cũng như chi phí, những thông tin
người mua cần mua bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua
những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao
theo như mục A2.

Trừ khi bằng chứng này là chứng từ vận tải, người bán phải giúp đỡ
người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người
mua chịu, lấy chứng từ vận tải cho người mua.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu

29
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất
khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc
nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói.

Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
c) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a);

d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc
hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết
theo mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như

30
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
mục A2 hoặc việc tàu chuyên chở đã không nhận được hàng vào thời
gian quy định.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu:
a) Người mua không thông báo theo đúng quy định tại mục B10;
hoặc
b) Con tàu do người mua chỉ định theo mục B10 không đến đúng
thời gian để nhận hàng theo mục A2, hoặc không thể nhận hàng
hoặc dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo theo
như mục B10.

Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng, thì
người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa
kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho
việc giao hàng.
B4 : Vận tải
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với
chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ
khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo như mục
A4.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh
rằng hàng hóa đã được giao theo mục A6.

31
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an
ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định
bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu và quá cảnh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo
mục A9;
b) Hoàn trả tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi
giúp người mua theo mục A4, A5, A6 hoặc A7(b);
c) Nếu có quy định khác, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí
khác cũng như làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo như mục B7(b); và
d) Trả mọi chi phí phát sinh vì các lý do sau:
Người mua không thông báo theo đúng quy định tại mục B10;
hoặc
Con tàu do người mua chỉ định theo B10 không đến đúng hạn
hoặc không thể nhận hàng hoặc dừng việc xếp hàng trước
thời gian được thông báo theo như mục B10.
Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Người mua phải thông báo cho người bán về các quy định về an ninh
vận chuyển, tên tàu, địa điểm xếp hàng và, trong trường hợp cần
thiết, thời gian giao hàng đã chọn trong thời gian giao hàng thỏa
thuận.

32
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
1.2.2.4. FOB − Free on Board (port of shipment) INCOTERMS 2020
FOB (viết tắt từ cụm từ Free on Board, nghĩa là Giao hàng trên tàu) là thuật ngữ
trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương
ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo
tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế công bố.

Khi sử dụng điều kiện FOB, người bán phải thông quan hàng hóa để xuất khẩu và
giao hàng khi hàng hóa được giao trên boong tàu tại cảng đã thỏa thuận. Thuật
ngữ FOB này chỉ được sử dụng cho vận tải đường thủy hoặc đường biển hoặc
đường thủy nội địa. Nếu cả hai bên không đồng ý giao hàng trên tàu, thì điều kiện
FCA được sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện FOB


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và
thủy nội địa khi mà các bên giao hàng đặt chúng lên trên con tàu được chỉ
định. FOB sẽ không phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở
trước khi hàng được đặt dọc mạn tàu, thí dụ hàng đóng trong container, mà
thường là giao tại bến bãi ở cảng. Trong trường hợp như thế nên sử dụng điều
kiện FCA.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao hàng trên tàu có nghĩa là người bán
giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc
mua lại hàng hóa đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của
hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được xếp trên tàu, và người mua chịu mọi chi
phí kể từ thời điểm này trở đi.

Người bán, hoặc phải giao hàng lên trên tàu hoặc mua lại hàng hóa đã được
giao như vậy. Từ “mua lại” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong
quá trình vận chuyển (bán hàng theo chuỗi) rất phổ biến trong mua bán hàng
nguyên liệu.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện FOB yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà được đề
cập trong hợp đồng.

33
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên trên con tàu
do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng, nếu có, do người mua
chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được giao
như vậy. Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao hàng vào
ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận theo cách thức thông
thường tại cảng.

Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể, người bán có
thể lựa chọn một địa điểm phù hợp nhất tại cảng xếp hàng chỉ định.
Nếu các bên thỏa thuận giao hàng trong một khoàng thời gian cụ
thể, người mua có quyền lựa chọn ngày giao hàng trong khoảng thời
gian đó.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
vận tải.

Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua
yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, phải giúp đỡ người
mua để lấy bất kỳ thông tin hay chứng từ cần thiết nào, kể cả thông
tin an ninh mà người mua cần để xuất khẩu hay tổ chức vận chuyển
hàng hóa đến điểm đích.

Người bán có thể đồng ý giúp người mua hoặc không đồng ý, nhưng
nếu đồng ý phải giúp người mua ký kết hợp đồng vận tải dựa trên
những điều khoản thông thường phù hợp với loại hàng hóa đó, mọi
rủi ro và chi phí sẽ do người mua chịu.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu
người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí người mua chịu, những thông tin
để người mua có thể mua bảo hiểm.

34
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua
những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao như
theo mục A2.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất
khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc
nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói. Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù
hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách
đóng hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
c) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a);

35
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc
hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết
theo mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như
mục A2 hoặc việc tàu chuyên chở đã không nhận được hàng vào thời
gian quy định.
B. Nghĩa vụ của người mua
B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu:
a) Người mua không thông báo theo đúng quy định tại mục B10;
hoặc
b) Con tàu do người mua chỉ định theo mục B10 không đến đúng
thời gian để nhận hàng theo mục A2, hoặc không thể nhận hàng
hoặc dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo theo
như mục B10.

Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng, thì
người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa
kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho
việc giao hàng.
B4 : Vận tải
Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với
chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ
khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo như mục
A4.
B5 : Bảo hiểm

36
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh
rằng hàng hóa đã được giao theo mục A6.

B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu


a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an
ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định
bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu và quá cảnh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo
mục A9;
b) Hoàn trả tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi
giúp người mua theo mục A4, A5, A6 hoặc A7(b);
c) Nếu có quy định khác, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí
khác cũng như làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo như mục B7(b); và
d) Trả mọi chi phí phát sinh vì các lý do sau:
Người mua không thông báo theo đúng quy định tại mục B10;
hoặc
Con tàu do người mua chỉ định theo B10 không đến đúng hạn
hoặc không thể nhận hàng hoặc dừng việc xếp hàng trước
thời gian được thông báo theo như mục B10.
Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng.

37
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B10 : Thông báo với người bán
Người mua phải thông báo cho người bán về các quy định về an ninh
vận chuyển, tên tàu, địa điểm xếp hàng và, trong trường hợp cần
thiết, thời gian giao hàng đã chọn trong thời gian giao hàng thỏa
thuận.

1.2.2.5. CFR − Cost and Freight (port of destination) INCOTERMS 2020


CFR (viết tắt bởi cụm từ Cost and Freight, nghĩa là Tiền hàng và Cước phí) là
thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro
tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua
theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC công bố.

Theo điều kiện CFR, người bán phải giao hàng lên trên tàu hoặc mua hàng để giao
như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng hóa được
giao lên trên con tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí
cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Với điều kiện này, người bán
không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm, vậy nên
nếu cần, người mua tự mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh rủi ro.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện CFR


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và
thủy nội địa. CFR sẽ không phù hợp khi hàng hóa giao cho người chuyên chở
trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường
là giao tại bến bãi ở cảng. Trong trường hợp như thế thì nên sử dụng điều kiện
CPT.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán
phải giao hàng lên trên tàu hoặc mua hàng để giao như vậy. Rủi ro về mất mát
hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng hóa được giao lên trên con tàu.
Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa
hàng hóa đến cảng đến quy định.

Với điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết
hợp đồng bảo hiểm, vậy nên nếu cần, người mua tự mua bảo hiểm cho hàng
hóa để tránh rủi ro.

Điều kiện này có hai cảng quan trọng là cảng đi (nơi hàng hóa được giao lên
trên con tàu chuyên chở) và cảng đích. Rủi ro chuyển từ người bán sang người
mua khi người bán giao hàng cho người mua bằng việc đặt chúng lên trên tàu
chuyên chở tại cảng đi hoặc mua hàng để giao như vậy. Tuy nhiên, người bán
sẽ còn chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa từ cảng đi
đến cảng đích.

38
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia
ở hai điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn ghi rõ cảng đến thì nó lại có
thể không chỉ rõ cảng đi − là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu
cảng đi có ý nghĩa đặc biệt với người mua, thì các bên nên quy định trong hợp
đồng càng cụ thể càng tốt.

Các bên nên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm tại cảng đến đã thỏa thuận
và chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp
đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng vận tải, người bán
phải chịu các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm cảng đến thì
người án không có quyền đòi lại từ người mua trừ khi hai bên có thỏa thuận
khác.
• Nếu có nhiều người chuyên chở tham gia. Việc có nhiều người chuyên chở
tham gia vạn chuyển hàng hóa qua nhiều khâu trong suốt quá trình vận chuyển
hàng hóa là điều thường xuyên xảy ra. Ví dú, người chuyên chở đầu tiên sẽ
điều khiển tàu trung chuyển chở hàng Hong Kong đến Thượng Hải; và sau đó,
hàng sẽ đợc chuyển lên tàu chuyên chở chính chở hàng tới Southampton. Câu
hỏi đặt ra là rủi ro sẽ được chuyển từ người bán sang người mua tại Hong
Kong hay Thượng Hải ? Các bên có thể tự đàm phán điều này và dựa vào hợp
đồng. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận nào được ký kết, địa điểm mặc định
nơi mà rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao là khi hàng được giao cho
người chuyên chở đầu tiên, trong trường hợp này sẽ là Hong Kong. Nếu hai
bên muốn địa điểm chuyển giao là Thượng Hải hoặc địa điểm nào khác, các
bên có thể bổ sung điều kiện này vào hợp đồng.
• Chi phí dỡ hàng tại cảng đích. Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người
bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán sẽ phải
chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ
được người mua hoàn trả chi phí này.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện CFR yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà được đề
cập trong hợp đồng.

39
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên trên con tàu
hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán sẽ phải giao
hàng vào ngày hoặc trong khoảng thời gian đã định, theo cách thông
thường tại cảng.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến địa điểm
giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng tới cảng đến chỉ
định, hoặc tới bất kỳ địa điểm nào tại cảng đến. Hợp đồng vận tải
phải được ký kết với các điều kiện thông thường, với chi phí do người
bán chịu và phải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông
thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để vận chuyển
hàng hóa đó.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu
người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí người mua chịu, những thông tin
để người mua có thể mua bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua
không chậm trễ chứng từ vận tải thường lệ đến cảng đã thỏa thuận.

Chứng từ vận tải này phải thể hiện là hàng của hợp đồng, phải ghi
ngày tháng năm trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận, để cho
người mua có thể nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến và,
trừ khi có thỏa thuận khác, cho phép người mua có thể bán hàng
trong quá trình vận chuyển, bằng cách chuyển nhượng chứng từ vận
tải cho người mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người
chuyên chở.

Khi chứng từ vận tải được phát hành theo dạng có thể chuyển
nhượng được và gồm nhiều bản gốc, thì một bộ đầy đủ của bản gốc
phải được xuất trình cho người mua.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu

40
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất
khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc
nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói.

Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí vận chuyển và mọi chi phí liên quan phát sinh từ mục A4,
bao gồm cả chi phí xếp hàng và các chi phí liên quan đến an ninh
vận tải;
c) Bất kỳ phụ phí nào để dỡ dàng tại cảng đích nhưng chúng phải
nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã ký kết với người
chuyên chở;
d) Chi phi quá cảnh nếu chi phí nằm trong hợp đồng vận tải mà
người bán ký kết;
e) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;

41
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
f) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a);

g) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc
hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết
theo mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua biết rằng hàng hóa đã
được giao theo mục A2; và đồng thời, cũng cần thông báo cho người
mua kịp thời bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho
người mua có thể nhận hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2 và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến chỉ định.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục
B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc
mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối
cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6 nếu chúng phù hợp với hợp đồng.

42
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an
ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định
bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu và quá cảnh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo
mục A9;
b) Chi phí quá cảnh hàng hóa, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng
vận tải mà người bán ký kết;
c) Chi phí dỡ hàng kể cả chi phí lõng hàng9 và phí cầu bến, trừ khi
chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký kết;
d) Hoàn trả tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi
giúp người mua theo mục A5 hoặc A7(b);
e) Nếu có quy định khác, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí
khác cũng như làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo như mục B7(b); và
f) Trả mọi chi phí phát sinh do không thông báo kịp thời cho người
bán theo như mục B10, kể từ ngày đã quy định hoặc ngày hết hạn
được quy định cho việc gửi hàng, với điều kiện hàng hóa được xác
định là hàng hóa của hợp đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

9
Phí này phát sinh do tàu không thể cập trực tiếp bến mà phải neo đậu ngoài càng; do đó, phải sử
dụng sà lan (Lighter) để xếp dỡ hàng hóa.

43
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
1.2.2.6. CIF − Cost, Insurance and Freight (port of destination) INCOTERMS 2020
CIF (viết tắt bởi cụm từ Cost, Insurance and Freight, nghĩa là Tiền hàng, Bảo
hiểm và Cước phí) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các
nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ
người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc
tế ICC công bố.

Theo điều kiện CIF, người bán chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa tại cảng đi,
đưa hàng hóa lên tàu và trả tiền bảo hiểm ở mức bảo hiểm tối thiểu cho đến khi
hàng hóa đến cảng đến. Mặc dù, người bán trả tiền bảo hiểm trong quá trình vận
chuyển chính, rủi ro vẫn được chuyển sang người mua tại thời điểm hàng hóa lên
tàu.

CIF được sử dụng trong vận tải đường biển hoặc thủy nội địa.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện CIF


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và
thủy nội địa. CIF sẽ không phù hợp khi hàng hóa giao cho người chuyên chở
trước khi hàng được giao lên tàu, ví dụ hàng đóng trong container, mà thường
là giao tại bến bãi ở cảng. Trong trường hợp như thế thì nên sử dụng điều kiện
CIP.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí có nghĩa là
người bán phải giao hàng lên trên tàu hoặc mua hàng để giao như vậy. Rủi ro
về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng hóa được giao lên
trên con tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần
thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.

Người bán có nghĩa vụ gì ký kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro
cho người mua nếu hàng hóa mất mát hay hư hỏng.

Điều kiện này có hai cảng quan trọng là cảng đi (nơi hàng hóa được giao lên
trên con tàu chuyên chở) và cảng đích. Rủi ro chuyển từ người bán sang người
mua khi người bán giao hàng cho người mua bằng việc đặt chúng lên trên tàu
chuyên chở tại cảng đi hoặc mua hàng để giao như vậy. Tuy nhiên, người bán
sẽ còn chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa từ cảng đi
đến cảng đích.

Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia
ở hai điểm khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn ghi rõ cảng đến thì nó lại có
thể không chỉ rõ cảng đi − là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu
cảng đi có ý nghĩa đặc biệt với người mua, thì các bên nên quy định trong hợp
đồng càng cụ thể càng tốt.

44
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Các bên nên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm tại cảng đến đã thỏa thuận
và chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp
đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng vận tải, người bán
phải chịu các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm cảng đến thì
người án không có quyền đòi lại từ người mua trừ khi hai bên có thỏa thuận
khác.
• Nếu có nhiều người chuyên chở tham gia. Việc có nhiều người chuyên chở
tham gia vạn chuyển hàng hóa qua nhiều khâu trong suốt quá trình vận chuyển
hàng hóa là điều thường xuyên xảy ra. Ví dú, người chuyên chở đầu tiên sẽ
điều khiển tàu trung chuyển chở hàng Hong Kong đến Thượng Hải; và sau đó,
hàng sẽ đợc chuyển lên tàu chuyên chở chính chở hàng tới Southampton. Câu
hỏi đặt ra là rủi ro sẽ được chuyển từ người bán sang người mua tại Hong
Kong hay Thượng Hải ? Các bên có thể tự đàm phán điều này và dựa vào hợp
đồng. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận nào được ký kết, địa điểm mặc định
nơi mà rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao là khi hàng được giao cho
người chuyên chở đầu tiên, trong trường hợp này sẽ là Hong Kong. Nếu hai
bên muốn địa điểm chuyển giao là Thượng Hải hoặc địa điểm nào khác, các
bên có thể bổ sung điều kiện này vào hợp đồng.
• Bảo hiểm hàng hóa. Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho
những rủi ro của người mua về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa trong quá
trình vận chuyển tới địa điểm giao hàng. Điều này có thể làm phát sinh khó
khăn nếu như nước nhập khẩu yêu cầu bảo hiểm phải được mua nội địa. Vậy
nên, nếu gặp trường hợp này thì các bên cần cân nhắc nếu sử dụng điều kiện
CFR và người mua tự mua bảo hiểm. Người mua cũng cần chú ý rằng, theo như
điều kiện Incoterms 2020 thì người bán chỉ bắt buộc mua bảo hiểm ở mức thấp
nhất là loại bảo hiểm C hoặc tương đương nhóm C. Tuy nhiên, nếu các bên
muốn thì có thể đàm phán để nâng mức bảo hiểm lên và đưa sự thỏa thuận
này vào trong một điều khoản của hợp đồng.
• Chi phí dỡ hàng tại cảng đích. Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người
bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán sẽ phải
chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ
được người mua hoàn trả chi phí này.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện CIF yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán

45
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà được đề
cập trong hợp đồng.

Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên trên con tàu
hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Người bán sẽ phải giao
hàng vào ngày hoặc trong khoảng thời gian đã định, theo cách thông
thường tại cảng.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến địa điểm
giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng tới cảng đến chỉ
định, hoặc tới bất kỳ địa điểm nào tại cảng đến. Hợp đồng vận tải
phải được ký kết với các điều kiện thông thường, với chi phí do người
bán chịu và phải vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường thông
thường bằng một con tàu thuộc loại thường sử dụng để vận chuyển
hàng hóa đó.
A5 : Bảo hiểm
Nếu không có thỏa thuận nào khác hoặc tập quán thương mại không
có gì khác biệt, người bán phải, bằng chi phí của mình, mặc định mua
bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C của
Viện những người bảo hiểm Luân Đôn (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều
kiện nào tương tự. Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người bảo
hiểm hoặc công ty bảo hiểm có uy tín để người mua hoặc bất kỳ
người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hóa, có thể khiếu nại
trực tiếp từ người bán.

Khi người mua yêu cầu người bán sẽ, phụ thuộc vào thông tin do
người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, và chịu phí tổn,
mua bảo hiểm bổ sung, nếu có thể, như là bảo hiểm chiến tranh
(Institute War Clauses) và/hoặc điều kiện bảo hiểm đình công
(LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự.

Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng hóa quy định trong hợp
đồng cộng 10% (tức 110%) và bằng đồng tiền của hợp đồng.

46
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bảo hiểm phải có hiệu lực từ địa điểm giao hàng quy định ở mục A2
và kết thúc ít nhất tại cảng đến quy định.

Người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc
giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc các bằng chứng khác về việc mua
bảo hiểm.

Ngoài ra, người bán phải cung cấp cho người mua, trong trường hợp
người mua yêu cầu và chi chi phí (nếu có), những thông tin người
mua cần để mua bảo hiểm bổ sung.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua
không chậm trễ chứng từ vận tải thường lệ đến cảng đã thỏa thuận.

Chứng từ vận tải này phải thể hiện là hàng của hợp đồng, phải ghi
ngày tháng năm trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận, để cho
người mua có thể nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến và,
trừ khi có thỏa thuận khác, cho phép người mua có thể bán hàng
trong quá trình vận chuyển, bằng cách chuyển nhượng chứng từ vận
tải cho người mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người
chuyên chở.

Khi chứng từ vận tải được phát hành theo dạng có thể chuyển
nhượng được và gồm nhiều bản gốc, thì một bộ đầy đủ của bản gốc
phải được xuất trình cho người mua.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất
khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc
nước nhập khẩu.

47
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói. Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù
hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách
đóng hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí vận chuyển và mọi chi phí liên quan phát sinh từ mục A4,
bao gồm cả chi phí xếp hàng và các chi phí liên quan đến an ninh
vận tải;
c) Bất kỳ phụ phí nào để dỡ dàng tại cảng đích nhưng chúng phải
nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã ký kết với người
chuyên chở;
d) Chi phi quá cảnh nếu chi phí nằm trong hợp đồng vận tải mà
người bán ký kết;
e) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
f) Chi phí mua bảo hiểm theo như mục A5;
g) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a);

h) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc
hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết
theo mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua biết rằng hàng hóa đã
được giao theo mục A2; và đồng thời, cũng cần thông báo cho người
mua kịp thời bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho
người mua có thể nhận hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

48
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2 và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến chỉ định.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục
B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc
mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối
cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua phải cung cấp cho người bán nếu
người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có
thể mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua như trong
mục A5.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6 nếu chúng phù hợp với hợp đồng.

B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu


a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an
ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định
bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu và quá cảnh;

49
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo
mục A9;
b) Chi phí quá cảnh hàng hóa, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng
vận tải mà người bán ký kết;
c) Chi phí dỡ hàng kể cả chi phí lõng hàng và phí cầu bến, trừ khi
chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký kết;
d) Chi phí mua thêm bất kỳ bảo hiểm bảo sung nào theo yêu cầu
của người mua theo như mục A5 và B5;
e) Hoàn trả tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi
giúp người mua theo mục A5 hoặc A7(b);
f) Nếu có quy định khác, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí
khác cũng như làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo như mục B7(b); và
g) Trả mọi chi phí phát sinh do không thông báo kịp thời cho người
bán theo như mục B10, kể từ ngày đã quy định hoặc ngày hết hạn
được quy định cho việc gửi hàng, với điều kiện hàng hóa được xác
định là hàng hóa của hợp đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

1.2.2.7. CPT − Carriage Paid To (place of destination) INCOTERMS 2020


CPT (viết tắt bởi cụm từ Carriage Paid To, nghĩa là Cước phí trả tới) là thuật ngữ
trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương
ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo
tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC công bố.

Theo điều kiện CPT, Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người
chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu
điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi
phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định. Điều kiện
này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều
phương tiện vận tải tham gia.

50
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Hướng dẫn sử dụng điều kiện CPT
• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện tham gia.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao
hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi
thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký
hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến
được chỉ định.

Khi sử dụng điều kiện CPT, người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi
người bán giao hàng cho người chuyên chở chứ không phải giao hàng đến
điểm đích.

Cần làm rõ rằng, trong điều kiện CPT có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí
được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau. Các bên nên quy định càng rõ
càng tốt trong hợp đồng về địa điểm giao hàng tại đó rủi ro được chuyển giao
cho người mua, và địa điểm đến được chỉ định mà người bán phải thuê
phương tiện vận tải để chở hàng đến.

Nếu nhiều người chuyên chở tham gia vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định
và các bên không có thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể, thì rủi ro được
chuyển giao khi hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên tại địa
điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn, người mua không có quyền gì về việc
này. Nếu các bên muốn rủi ro được chuyển giao tại một điểm muộn hơn
(chẳng hạn, như tại cảng biển hay tại sân bay) thì hai bên phải quy định cụ thể
trong hợp đồng mua bán.

Các bên cũng nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi đến chỉ định, vì
các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng vận
tải phù hợp với địa điểm này. Nếu người bán phải trả thêm chi phí theo hợp
đồng vận tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định, thì người bán
sẽ không có quyền đòi người mua bồi hoàn những chi phí đó, trừ khi có thỏa
thuận khác giữa các bên.
• Chi phí dỡ hàng tại cảng đích. Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người
bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán sẽ phải
chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ
được người mua hoàn trả chi phí này.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện CPT yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

51
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Nghĩa vụ giữa người bán và người mua
A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà được đề
cập trong hợp đồng.

Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách giao chúng cho người chuyên
chở đã ký hợp đồng như theo mục A4 vào ngày hoặc trong khoảng
thời gian đã thỏa thuận.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến địa điểm
giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng đến một điểm
nhận hàng, nếu có, tại địa điểm nhận hàng đã thỏa thuận. Hợp đồng
vận tải phải được lập theo những điều kiện thông thường với chi phí
do người bán chịu và vận chuyển theo tuyến đường thông lệ và theo
cách thức thông thường. Nếu địa điểm đến không được thỏa thuận
hoặc không được xác định bởi tập quán, thì người bán có thể chọn
điểm giao hàng và địa điểm tại nơi đến quy định phù hợp nhất với
mục đích của mình.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu
người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí người mua chịu, những thông tin
để người mua có thể mua bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Nếu theo tập quán hoặc người mua yêu cầu thì người bán phải chịu
chi phí cung cấp cho người mua chứng từ vận tải thông thường; theo
hợp đồng chuyên chở quy định ở mục A4.

Chứng từ vận tải này phải ghi rõ hàng hóa của hợp đồng và ghi rõ
ngày giao hàng trong khoảng thời gian giao hàng đã thỏa thuận.
Nếu có thỏa thuận hoặc theo tập quán, thì chứng từ vận tải này cũng
phải cho phép người mua khiếu nại người chuyên chở về hàng hóa

52
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
tại nơi đến quy định và cho phép người mua có thể bán hàng trong
quá trình vận chuyển bằng cách chuyển giao chứng từ cho người
mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người chuyên chở.

Khi chứng từ vận tải được phát hành dưới dạng có thể chuyển
nhượng được và có nhiều bản gốc, thì một bộ đầy đủ các bản gốc
phải được xuất trình cho người mua.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất
khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc
nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói. Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù
hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách
đóng hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí vận chuyển và mọi chi phí liên quan phát sinh từ mục A4,
bao gồm cả chi phí xếp hàng và các chi phí liên quan đến an ninh
vận tải;

53
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
c) Bất kỳ phụ phí nào để dỡ dàng tại cảng đích nhưng chúng phải
nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã ký kết với người
chuyên chở;
d) Chi phi quá cảnh nếu chi phí nằm trong hợp đồng vận tải mà
người bán ký kết;
e) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
f) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a);

g) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc
hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết
theo mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua biết rằng hàng hóa đã
được giao theo mục A2; và đồng thời, cũng cần thông báo cho người
mua kịp thời bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho
người mua có thể nhận hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2 và nhận hàng từ người chuyên chở tại nơi giao hàng chỉ định
hoặc tại một địa điểm cụ thể nằm tại nơi giao hàng chỉ định.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục
B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc
mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối
cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.

54
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6 nếu chúng phù hợp với hợp đồng.
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an
ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định
bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu và quá cảnh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo
mục A9;
b) Chi phí quá cảnh hàng hóa, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng
vận tải mà người bán ký kết;
c) Chi phí dỡ hàng, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà
người bán ký kết;
d) Hoàn trả tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi
giúp người mua theo mục A5 hoặc A7(b);
e) Nếu có quy định khác, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí
khác cũng như làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo như mục B7(b); và

55
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
f) Trả mọi chi phí phát sinh do không thông báo kịp thời cho người
bán theo như mục B10, kể từ ngày đã quy định hoặc ngày hết hạn
được quy định cho việc gửi hàng, với điều kiện hàng hóa được xác
định là hàng hóa của hợp đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

1.2.2.8. CIP − Carriage and Insurance Paid To (place of destination) INCOTERMS 2020
CIP (viết tắt bởi cụm từ Carriage and Insurance Paid To, nghĩa là Cước phí và
Bảo hiểm trả tới) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các
nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ
người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc
tế ICC công bố.

Theo điều kiện CIP, cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là hàng hóa và rủi ro
được chuyển cho người mua khi người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc
người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được
các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận chuyển cần
thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định. Ngoài ra, người bán sẽ phải
mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện CIP


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện tham gia.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Cước phí và bảo hiểm trả tới có nghĩa là
hàng hóa và rủi ro được chuyển cho người mua khi người bán giao hàng cho
người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa
thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp
đồng và trả chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến
được chỉ định. Ngoài ra, người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Khi sử dụng điều kiện CIP, người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi
người bán giao hàng khi người bán giao hàng cho người chuyên chở chứ
không phải giao hàng đến điểm đích.

Cần làm rõ rằng, trong điều kiện CIP có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí
được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau. Các bên nên quy định càng rõ
càng tốt trong hợp đồng về địa điểm giao hàng tại đó rủi ro được chuyển giao
cho người mua, và địa điểm đến được chỉ định mà người bán phải thuê
phương tiện vận tải để chở hàng đến. Nếu nhiều người chuyên chở tham gia

56
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
vận chuyển hàng hóa đến nơi quy định và các bên không có thỏa thuận về
điểm giao hàng cụ thể, thì rủi ro được chuyển giao khi hàng hóa đã được giao
cho người chuyên chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn,
người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các bên muốn rủi ro được
chuyển giao tại một điểm muộn hơn (chẳng hạn, như tại cảng biển hay tại sân
bay) thì hai bên phải quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán.

Các bên cũng nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi đến chỉ định, vì
các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng vận
tải phù hợp với địa điểm này. Nếu người bán phải trả thêm chi phí theo hợp
đồng vận tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định, thì người bán
sẽ không có quyền đòi người mua bồi hoàn những chi phí đó, trừ khi có thỏa
thuận khác giữa các bên.
• Bảo hiểm hàng hóa. Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho
những rủi ro của người mua về mất mát hay hư hỏng của hàng hóa trong quá
trình vận chuyển tới địa điểm giao hàng. Điều này có thể làm phát sinh khó
khăn nếu như nước nhập khẩu yêu cầu bảo hiểm phải được mua nội địa. Vậy
nên, nếu gặp trường hợp này thì các bên cần cân nhắc nếu sử dụng điều kiện
CIP và người mua tự mua bảo hiểm. Người mua cũng cần chú ý rằng, theo như
điều kiện Incoterms 2020 thì người bán chỉ bắt buộc mua bảo hiểm ở mức cao
nhất là loại bảo hiểm A hoặc tương đương nhóm A thay vì mức bảo hiểm tối
thiểu nhóm C theo như điều kiện Incoterms 2010. Tuy nhiên, nếu các bên muốn
thì có thể đàm phán để hạ mức bảo hiểm xuống và đưa sự thỏa thuận này vào
trong một điều khoản của hợp đồng.
• Chi phí dỡ hàng tại cảng đích. Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người
bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán sẽ phải
chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ
được người mua hoàn trả chi phí này.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện CIP yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh
tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp mà được đề
cập trong hợp đồng.

57
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách gaio chúng cho người chuyên
chở đã ký hợp đồng theo như mục A4 vào ngày hoặc trong khoảng
thời gian đã thỏa thuận.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến địa điểm
giao hàng đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi giao hàng đến một điểm
nhận hàng, nếu có, tại địa điểm nhận hàng đã thỏa thuận. Hợp đồng
vận tải phải được lập theo những điều kiện thông thường với chi phí
do người bán chịu và vận chuyển theo tuyến đường thông lệ và theo
cách thức thông thường. Nếu địa điểm đến không được thỏa thuận
hoặc không được xác định bởi tập quán, thì người bán có thể chọn
điểm giao hàng và địa điểm tại nơi đến quy định phù hợp nhất với
mục đích của mình.
A5 : Bảo hiểm
Nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác hoặc tập quán thương
mại không có gì khác biệt, người bán mặc định mua bảo hiểm cho
hàng hóa với mức bảo hiểm nhóm A hoặc bảo hiểm khác tương
đương bảo hiểm nhóm A. Bảo hiểm phải được mua ở người bảo
hiểm hoặc công ty bảo hiểm có uy tín để người mua hoặc bất kỳ
người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hóa, có thể khiếu nại
trực tiếp từ người bảo hiểm.

Khi người mua yêu cầu người bán sẽ, phụ thuộc vào thông tin do
người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, và chịu phí tổn,
mua bảo hiểm bổ sung, nếu có thể, như là bảo hiểm chiến tranh
(Institute War Clauses) và/hoặc điều kiện bảo hiểm đình công
(LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự.

Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng hóa quy định trong hợp
đồng cộng 10% (tức 110%) và bằng đồng tiền của hợp đồng. Người
bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc giấy
chứng nhận bảo hiểm hoặc các bằng chúng khác về việc mua bảo
hiểm.

58
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Ngoài ra, người bán phải cung cấp cho người mua, trong trường hợp
người mua yêu cầu và chịu chi phí (nếu có), những thông tin người
mua cần để mua bảo hiểm bổ sung. Bảo hiểm phải có hiệu lực từ địa
điểm giao hàng quy định ở mục A2 và kết thúc ít nhất tại nơi đến quy
định.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Nếu theo tập quán hoặc người mua yêu cầu thì người bán phải chịu
chi phí cung cấp cho người mua chứng từ vận tải thông thường; theo
hợp đồng chuyên chở quy định ở mục A4.

Chứng từ vận tải này phải ghi rõ hàng hóa của hợp đồng và ghi rõ
ngày giao hàng trong khoảng thời gian giao hàng đã thỏa thuận.
Nếu có thỏa thuận hoặc theo tập quán, thì chứng từ vận tải này cũng
phải cho phép người mua khiếu nại người chuyên chở về hàng hóa
tại nơi đến quy định và cho phép người mua có thể bán hàng trong
quá trình vận chuyển bằng cách chuyển giao chứng từ cho người
mua tiếp theo hoặc bằng cách thông báo cho người chuyên chở.

Khi chứng từ vận tải được phát hành dưới dạng có thể chuyển
nhượng được và có nhiều bản gốc, thì một bộ đầy đủ các bản gốc
phải được xuất trình cho người mua.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất
khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá
cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám
định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh hoặc
nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

59
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói.

Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí vận chuyển và mọi chi phí liên quan phát sinh từ mục A4,
bao gồm cả chi phí xếp hàng và các chi phí liên quan đến an ninh
vận tải;
c) Bất kỳ phụ phí nào để dỡ dàng tại cảng đích nhưng chúng phải
nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã ký kết với người
chuyên chở;
d) Chi phi quá cảnh nếu chi phí nằm trong hợp đồng vận tải mà
người bán ký kết;
e) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
f) Chi phí mua bảo hiểm theo như quy định tại mục A5;
g) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a);

h) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc
hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết
theo mục B7(a).
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua biết rằng hàng hóa đã
được giao theo mục A2; và đồng thời, cũng cần thông báo cho người
mua kịp thời bất kỳ thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho
người mua có thể nhận hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.
Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.

60
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2 và nhận hàng từ người chuyên chở tại nơi giao hàng chỉ định
hoặc tại một địa điểm cụ thể nằm tại nơi giao hàng chỉ định.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục
B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc
mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối
cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, người mua phải cung cấp cho người bán nếu
người bán yêu cầu, bất kỳ thông tin cần thiết nào để người bán có
thể mua bảo hiểm bổ sung theo yêu cầu của người mua theo quy
định như mục A5.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6 nếu chúng phù hợp với hợp đồng.
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an
ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định
bởi nước xuất khẩu.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu,
như là:
Giấy phép nhập khẩu hoặc bất kỳ giấy phép nào cần thiết cho
việc quá cảnh;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu và quá cảnh;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.

61
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo
mục A9;
b) Chi phí quá cảnh hàng hóa, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng
vận tải mà người bán ký kết;
c) Chi phí dỡ hàng, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà
người bán ký kết;
d) Chi phí mua thêm bất kỳ bảo hiểm bổ sung nào theo yêu cầu của
người mua theo như mục A5 và B5;
e) Hoàn trả tất cả các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi
giúp người mua theo mục A5 hoặc A7(b);
f) Nếu có quy định khác, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí
khác cũng như làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu
theo như mục B7(b); và
g) Trả mọi chi phí phát sinh do không thông báo kịp thời cho người
bán theo như mục B10, kể từ ngày đã quy định hoặc ngày hết hạn
được quy định cho việc gửi hàng, với điều kiện hàng hóa được xác
định là hàng hóa của hợp đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

1.2.2.9. DAP − Delivered at Place (place of destination) INCOTERMS 2020


DAP (viết tắt bởi cụm từ Delivered at Place, nghĩa là Giao hàng tại nơi đến) là
thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro
tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua
theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC công bố.

Theo điều kiện DAP, giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi
hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và
sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để
đưa hàng hóa đến nơi quy định.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện DAP


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

62
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán
giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên
phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người bán
chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định. Các bên nên quy
định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến quy định.

Bởi vì, thứ nhất là rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển sang cho
người mua tại điểm giao hàng. Chính vì thế, tốt nhất là hai bên quy định càng
rõ ràng càng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi giao hàng. Thứ hai là, người bán
chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa đến điểm giao hàng, tức là đây cũng đồng
thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua. Cuối cùng, địa
điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa
đến đó. Nếu xảy ra vấn đề gì đối với hàng hóa trước khi hàng hóa tới điểm giao
hàng, mọi tổn thất sẽ do người bán chịu. Ví dụ, người bán sẽ phải chịu tất cả
các loại chi phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá trình vận tải.
Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.
• Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định. Nếu trong hợp đồng vận tải mà người
bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ
phải chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về người bán sẽ
được người mua hoàn trả chi phí này.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện DAP yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu xảy ra trường hợp, người mua
không thông quan được nhập khẩu, hàng hóa sẽ bị giữ lại ở cảng hoặc ở bãi tại
nước nhập khẩu.

Vậy ai sẽ chịu rủi ro cho việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa có thể xảy ra khi
hàng hóa bị giữ lại ? Câu trả lời sẽ là người mua chịu và chịu cho tới khi hàng
hóa được chuyển tới một địa điểm nằm trong nội địa nước nhập khẩu; từ đây,
người bán lại tiếp tục chịu rủi ro và chi phí với mất mát hoặc hư hỏng của hàng
hóa cho tới khi giao hàng. Điều này được quy định rõ trong mục B3(a). Nếu hai
bên cảm thấy người xuất khẩu có thể thông quan và làm thủ tục nhập khẩu, để
tránh tình trạng trên xảy ra, hai bên có thể cân nhắc sử dụng điều kiện DDP.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng mà hợp đồng
yêu cầu.

63
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng dưới sự định đoạt của
người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ hàng tại địa
điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến quy định vào ngày hoặc trong
thời hạn quy định.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để vạn chuyển hàng
hóa tới nơi đến quy định hoặc địa điểm chỉ định tài nơi đến quy định.
Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết được
theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi
đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết hợp
đồng bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua
chứng từ vận tải để người mua có thể nhận được hàng.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu và quá cảnh (nếu có quá cảnh
ở nước thứ ba) được quy định ở nước xuất khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi nhập
khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng
hóa, được quy định ở nước nhập khẩu.

64
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói.

Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
c) Chi phí về làm thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu/quá cảnh,
nếu có, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi phí nào khác phải trả khi
xuất khẩu/quá cảnh theo như mục A7(a);
d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến
việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần
thiết theo mục B7(a) và B5; và
e) Chi phí liên quan đến dỡ hàng tại điểm đích nếu như chúng thuộc
hợp đồng vận tải mà người bán ký kết.
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận được hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2.

65
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan
đến thông quan nhập khẩu như mục B7, thì người mua sẽ chịu mọi
rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa,
với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp
đồng.

Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục
B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc
mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối
cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người bán yêu cầu và chịu rủi ro cũng như
chi phí, thì người mua cần cung cấp thông tin cần thiết để người bán
có thể mua bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6.
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu/quá cảnh, kể cả các
thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu
được quy định bởi nước xuất khẩu/quá cảnh.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước nhập khẩu, như là:
Giấy phép nhập khẩu;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán

66
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2;
b) Mọi chi phí cần thiết để dỡ hàng hóa xuống tại địa điểm giao
hàng, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã
ký kết;
c) Hoàn trả tất các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp
người mua theo mục A7(b);
d) Nếu có quy định, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí khác
cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để nhập khẩu theo mục
B7(b); và
e) Hoàn trả bất kỳ chi phí phát sinh nào do người bán trả nếu người
mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo mục B7 hoặc
không hoàn thành việc thông báo cho người bán theo mục B10,
với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp
đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

1.2.2.10. DPU − Delivered at Place Unloaded (place of destination) INCOTERMS 2020


DPU (viết tắt bởi cụm từ Delivered at Place Unloaded, nghĩa là Giao hàng tại
địa điểm dỡ hàng) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các
nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ
người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc
tế ICC công bố.

Theo điều kiện DPU, người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định
đoạt của người mua, đã dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy
định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định và dỡ
hàng xuống khỏi phương tiện. DPU là điều kiện duy nhất mà yêu cầu người bán
dỡ hàng xuống tại nơi đến.

Điều kiện DPU được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi
có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện DPU


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

67
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao hàng đã dỡ tại nơi đến có nghĩa là
người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua,
đã dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến quy định. Người bán
chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định và dỡ hàng xuống
khỏi phương tiện.

DPU là điều kiện duy nhất mà yêu cầu người bán dỡ hàng xuống tại nơi đến.
Người bán nên chắc chắn rằng mình có đủ khả năng để có thể tổ chức thực
hiện việc dỡ hàng tại nơi đến, hoặc nếu không thì nên cân nhắc sử dụng điều
kiện DAP. Các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm cụ thể tại
nơi đến quy định. Bởi vì, thứ nhất là rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ
chuyển sang cho người mua tại điểm giao hàng. Chính vì thế, tốt nhất là hai
bên quy định càng rõ ràng càng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi giao hàng.
Thứ hai là, người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa đến điểm giao hàng,
tức là đây cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người
mua. Cuối cùng, địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải
để đưa hàng hóa đến đó. Nếu xảy ra vấn đề gì đối với hàng hóa trước khi hàng
hóa tới điểm giao hàng, mọi tổn thất sẽ do người bán chịu. Ví dụ, người bán sẽ
phải chịu tất cả các loại chi phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá
trình vận tải. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa
điểm đó.
• Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định. Người bán trả mọi chi phí liên quan đến
việc dỡ hàng tại điểm giao hàng.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Điều kiện DPU yêu cầu người
bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người bán
không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc
chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu xảy ra trường hợp, người mua
không thông quan được nhập khẩu, hàng hóa sẽ bị giữ lại ở cảng hoặc ở bãi tại
nước nhập khẩu.

Vậy ai sẽ chịu rủi ro cho việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa có thể xảy ra khi
hàng hóa bị giữ lại ? Câu trả lời sẽ là người mua chịu và chịu cho tới khi hàng
hóa được chuyển tới một địa điểm nằm trong nội địa nước nhập khẩu; từ đây,
người bán lại tiếp tục chịu rủi ro và chi phí với mất mát hoặc hư hỏng của hàng
hóa cho tới khi giao hàng. Điều này được quy định rõ trong mục B3(a). Nếu hai
bên cảm thấy người xuất khẩu có thể thông quan và làm thủ tục nhập khẩu, để
tránh tình trạng trên xảy ra, hai bên có thể cân nhắc sử dụng điều kiện DDP.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán

68
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng mà hợp đồng
yêu cầu.

Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt
dưới sự định đoạt của người mua, đã dỡ hàng xuống khỏi phương
tiện vận tải tại địa điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến quy định
vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để vạn chuyển hàng
hóa tới nơi đến quy định hoặc địa điểm chỉ định tài nơi đến quy định.
Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết được
theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi
đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết hợp
đồng bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua
chứng từ vận tải để người mua có thể nhận được hàng.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Về thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến
việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu và quá cảnh (nếu có quá cảnh
ở nước thứ ba) được quy định ở nước xuất khẩu, như là:
Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh;
Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh;
Giám định hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu
cầu, rủi ro và chi phí cho người mua chịu, để lấy các chứng
từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi nhập

69
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng
hóa, được quy định ở nước nhập khẩu.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói.

Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa và vận chuyển hàng hóa
cho tới khi chúng được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải để
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
c) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi
phí nào khác phải trả khi xuất khẩu/quá cảnh theo như mục A7(a);

d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến
việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần
thiết theo mục B7(a) và B5.
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận được hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.

70
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan
đến thông quan nhập khẩu như mục B7, thì người mua sẽ chịu mọi
rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa,
với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp
đồng. Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo
mục B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến
việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày
cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là
hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người bán yêu cầu và chịu rủi ro cũng như
chi phí, thì người mua cần cung cấp thông tin cần thiết để người bán
có thể mua bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6.
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
a) Hỗ trợ thông quan xuất khẩu và quá cảnh
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu,
do người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin
liên quan đến việc thông quan xuất khẩu/quá cảnh, kể cả các
thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu
được quy định bởi nước xuất khẩu/quá cảnh.
b) Thông quan nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc
thông quan được quy định tại nước nhập khẩu, như là:
Giấy phép nhập khẩu;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.

71
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2;
b) Hoàn trả tất các chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp
người mua theo mục A7(b);
c) Nếu có quy định, trả tất cả các loại thuế, lệ phí và các chi phí khác
cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để nhập khẩu theo mục
B7(b); và
d) Hoàn trả bất kỳ chi phí phát sinh nào do người bán trả nếu người
mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo mục B7 hoặc
không hoàn thành việc thông báo cho người bán theo mục B10,
với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp
đồng.
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

1.2.2.11. DDP − Delivered Duty Paid (place of destination) INCOTERMS 2020


DDP (viết tắt bởi cụm từ Delivered Duty Paid, nghĩa là Giao hàng đã nộp thuế)
là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi
ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người
mua theo tiêu chuẩn Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC công bố.

Theo điều kiện DDP, người bán chịu trách nhiệm giao hàng đã thông quan nhập
khẩu, có nghĩa là người bán giao hàng giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu
cho hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện
vận tải và sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên
quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.

DDP được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều
phương tiện vận tải tham gia.

Hướng dẫn sử dụng điều kiện DDP


• Về phương thức vận tải. Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức
vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.
• Chuyển giao hàng hóa và rủi ro. Giao hàng đã thông quan nhập khẩu, có
nghĩa là người bán giao hàng giao hàng khi đã thông quan nhập khẩu cho
hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận

72
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
tải và sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định. Người bán chịu mọi rủi ro liên
quan để đưa hàng hóa đến nơi quy định.

Các bên nên quy định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến quy
định. Bởi vì, thứ nhất là rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển
sang cho người mua tại điểm giao hàng. Chính vì thế, tốt nhất là hai bên quy
định càng rõ ràng càng tốt địa điểm giao hàng thuộc nơi giao hàng. Thứ hai là,
người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng hóa đến điểm giao hàng, tức là đây
cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua. Cuối
cùng, địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa
hàng hóa đến đó. Nếu xảy ra vấn đề gì đối với hàng hóa trước khi hàng hóa tới
điểm giao hàng, mọi tổn thất sẽ do người bán chịu. Ví dụ, người bán sẽ phải
chịu tất cả các loại chi phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá trình
vận tải. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm
đó.
• Chú ý dành cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao
nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa
vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng mà người bán còn phải thông
quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT cũng như bất kỳ loại thuế nào khác
phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác. Người
bán nên chủ ý mục nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu dưới đây để cân
nhắc xem có nên sử dụng điều kiện DDP hay không.
• Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định. Nếu trong hợp đồng vận tải mà người
bán đã ký kết co bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ
phải chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về người bán sẽ
được người mua hoàn trả chi phí này.
• Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu. Như đã nhắc ở múc chú ý dành
cho nhà xuất khẩu, điều kiện DDP yêu cầu người bán phải thông quan xuất
khẩu, nếu cần, cũng như là phải thông quan nhập khẩu và trả bất kỳ loại phí và
thuế nhập khẩu để hoàn tất các thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu. Nếu
người bán cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức thông quan nhập khẩu cho lô
hàng và cảm thấy người mua có khả năng và thuận lợi hơn mình trong việc làm
thủ tục hải quan nhập khẩu thì người bán nên cân nhắc sử dụng điều kiện DAP
hoặc DPU, theo đó thì người bán vẫn phải đưa hàng hóa đến điểm giao hàng
nhưng sẽ không phải làm thủ tục nhập khẩu.

Nghĩa vụ giữa người bán và người mua


A. Nghĩa vụ của người bán
A1 : Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp
với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng mà hợp đồng
yêu cầu.

73
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Bất kỳ chứng từ nào được cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
A2 : Giao hàng
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng đã thông quan nhập
khẩu dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và
sẵn sàng để dỡ hàng tại địa điểm đến chỉ định (nếu có), tại nơi đến
quy định vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.
A3 : Chuyển giao rủi ro
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa
đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất
mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
A4 : Vận tải
Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để vạn chuyển hàng
hóa tới nơi đến quy định hoặc địa điểm chỉ định tài nơi đến quy định.
Nếu không thỏa thuận được địa điểm cụ thể hoặc không quyết được
theo tập quán, thì người bán có thể chọn một địa điểm cụ thể tại nơi
đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình.
A5 : Bảo hiểm
Người bán không có nghĩa vụ gì với người mua về việc ký kết hợp
đồng bảo hiểm.
A6 : Chứng từ giao hàng vận tải
Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua
chứng từ vận tải để người mua có thể nhận được hàng.
A7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc
làm thủ tục hải quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu được quy định
ở nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu, như là:
− Giấy phép xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
− Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu;
− Giám định hàng hóa; và
− Bất kỳ quy định pháp lý nào.
A8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất
lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định tại mục
A2.

Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi
thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi không
cần đóng gói.

74
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với
phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng
hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
A9 : Phân chia chi phí
Người bán phải trả:
a) Toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được
giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người
mua trả theo mục B9;
b) Chi phí dỡ hàng tại điểm giao hàng nếu chúng nằm trong hợp
đồng vận tải mà người bán đã ký kết;
c) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng
hàng hóa đã được giao;
d) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu/quá
cảnh/nhập khẩu và bất kỳ chi phí nào khác liên quan đến việc làm
thủ tục hải quan theo như mục A7; và
e) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến
việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần
thiết theo mục B5 và B7.
A10 : Thông báo cho người mua
Người bán phải thông báo cho người mua bất kỳ thông tin nào cần
thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận được hàng.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1 : Nghĩa vụ chung của người mua
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng
mua bán.

Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng
chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận
hoặc theo tập quán.
B2 : Nhận hàng
Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục
A2.
B3 : Chuyển giao rủi ro
Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay
hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được giao theo mục A2.

Nếu người mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan
đến thông quan nhập khẩu như mục B7, thì người mua sẽ chịu mọi
rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa,
với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp
đồng.

75
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
Nếu người mua không kịp thời thông báo cho người bán theo mục
B10, thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc
mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối
cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng
đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng.
B4 : Vận tải
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng
vận tải.
B5 : Bảo hiểm
Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng
bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người bán yêu cầu và chịu rủi ro cũng như
chi phí, thì người mua cần cung cấp thông tin cần thiết để người bán
có thể mua bảo hiểm.
B6 : Bằng chứng của việc giao hàng
Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như
mục A6.
B7 : Thông quan xuát khẩu/nhập khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do
người bán chịu rủi ro và chi phí, để lấy các chứng từ/thông tin liên
quan đến việc thông quan xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu, kể cả các
thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được
quy định bởi nước xuất khẩu/quá cảnh/nhập khẩu, như là:
Giấy phép nhập khẩu;
Kiểm tra an ninh cho viêc nhập khẩu;
Giám định hàng hóa; và
Bất kỳ quy định pháp lý nào.
B8 : Kiểm tra − đóng gói, bao bì − ký mã hiệu
Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán
B9 : Phân chia chi phí
Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm
hàng được giao theo mục A2;
b) Mọi chi phí cần thiết để dỡ hàng hóa xuống tại địa điểm giao
hàng, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán đã
ký kết;
c) Hoàn trả bất kỳ chi phí phát sinh nào do người bán trả nếu người
mua không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo mục B7 hoặc
không hoàn thành việc thông báo cho người bán theo mục B10,
với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp
đồng.

76
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
B10 : Thông báo với người bán
Trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian giao
hàng và/hoặc địa điểm hoặc điểm nhận hàng tại nơi đến đó, người
mua phải thông báo cho người bán đầy đủ về việc đó.

1.3. Phụ phí vận chuyển nội địa


Phụ phí nội địa (local charge) là các loại phí mà hãng tàu sẽ thu từ nhà nhập
khẩu (có thể là người gửi hàng hay chủ hàng). Các loại phí này rất nhiều tùy
thuộc vào hành trình hay hình thức vận chuyển nhưng nhìn chung có các loại phụ
phí sau:
• Phí vệ sinh container (CLCO − Cleaning container fee)
Đây là chi phí mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ
container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả container
rỗng tại bãi container hay các ICD − Inland Contianer Depot (cảng cạn hay
cảng nội địa)
• Phí D/O (Delivery Order fee)
Phí này phát sinh do hãng tàu phát hành lệnh giao hàng (D/O − Delivery
Order) cho chủ hàng. Phí này chỉ phát sinh đối với lô hàng nhập khẩu.
• Phí vận chuyển container rỗng (CIC − Container imbalance charge)
Là phí chuyển rỗng hoặc phí cân bằng container. Phí này phát sinh là do lượng
hàng hóa không cân bằng tại các cảng nên hãng tàu đưa container rỗng từ địa
điểm ít hàng về địa điểm nhiều hàng để đóng hàng nên dẫn tới tình trạng một
chiều chạy container có chưa hàng hóa còn chiều ngược lại thì chạy rỗng. Do
đó, hãng tàu tận dụng thu phí CIC để bù vào khoản phí phát sinh của chiều
chạy rỗng.

Phí CIC này thường thu một mức nhất định cho một container và có thể chỉ áp
dụng vào từng giai đoạn hay từng tuyến hàng. Nói cách khác, về mặt lý thuyết
thì hãng tàu chỉ thu phụ phí này khi có phát sinh chi phí lớn trong việc chuyển
vỏ container từ nơi này đến nơi khác. Hay nói một cách khác, phí CIC chỉ được
thu tại thời điểm hãng tàu mất cân bằng container.
• Phí xếp dỡ tại cảng (THC − Terminal Handling Charge)
Đây là khoản phí thu trên mỗi contaner hàng để bù đắp lại phần chi phi
cho các hoạt động tại cảng như: phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu
xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe
nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý
của cảng, … Khoản phí này được cảng thu từ các hãng tàu; và sau đó, các hãng
tàu sẽ thu lại đối với khách hàng với tên phí gọi là phí THC10.

10
Trên thực tế, nhiều FWD và chủ hàng nhầm lẫn giữa phụ phí THC và phí nâng hạ container (phí
Lift On/Off hay thường gọi là phí Lo-Lo). Phí nâng hạ container là phí do cảng thu của chủ hàng
và thường thu khi làm thủ tục hải quan. Phí này được hiểu như là phí nâng container tại cảng lên

77
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
• CFS fee (Container freight station fee)
Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ container sang kho hoặc
ngược lại, phí lưu kho hàng lẽ và phí quản lý kho hàng).
• Phụ phí giảm thải lưu huỳnh11 (LSS – Low Sulphur Surcharge)
Hiện nay tất cả các tàu thương mại hiện đại đều chạy bằng nhiên liệu hóa
thạch như MGO (Dầu khí biển), MDO (Dầu diesel hàng hải), IFO (Dầu nhiên liệu
trung gian), MFO (Dầu nhiên liệu hàng hải), HFO (Dầu nhiên liệu nặng) được
gọi chung là nhiên liệu hầm. Những nhiên liệu này có hàm lượng lưu huỳnh
cao và gây hại cho môi trường. Chính vì thế mà tổ chức Hàng hải Quốc tế
(IMO) đã ban hành những quy định nhằm giảm tác động có hại của vận
chuyển đến môi trường kể từ những năm 1960.

Phụ phí giảm thải lưu huỳnh là phụ phí được áp dụng bởi các dòng để
trang trải chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu
huỳnh thấp theo quy định của IMO 2020. Mặc dù thuật ngữ này được sử
dụng, các hãng tàu khác nhau đã gọi nó bằng các tên khác nhau:
− Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
− Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
− Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
− Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
• Phí tắc nghẽn tại cảng (PCS − Port Congestion Surcharge)
Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hàng hoặc cảng dỡ hàng xảy ra ùn tắc và có
thể làm tàu bị chậm trễ; kết quả là, phát sinh chi phí lưu bãi tăng lên đáng kể.
• Phí lưu container và lưu bãi
Phí lưu container và lưu bãi gồm các loại sau: phí lưu container tại bãi container
của cảng (DET − DETENTION), phí lưu container tại kho riêng của khách (DEM
− DEMURRAGE) và phí lưu bãi của cảng (STORAGE).
− Đối với lô hàng nhập thì:
Sau khi tàu cập cảng, hãng tàu sẽ cho chủ hàng 5 ngày để lấy hàng ra
khỏi cảng (có thể kéo container về kho riêng hoặc “rút ruột” tại cảng) và

xe đầu kéo container (Lift On) hoặc phí hạ container từ xe đầu kéo container xuống bãi của cảng
(Lift Off).
11
Tại Việt Nam, ngày 02/03/2020, Tổng cục hải quan ban hành công văn 2008/TCHQ-TXNK trả lời
về việc liên quan đến phụ phí giảm thải lưu huỳnh LSS sẽ được điều chỉnh công vào trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu nếu chưa có trong giá thực tế thanh toán của hàng hóa nhập khẩu. Theo
đó, khoản phụ phí LSS là số tiền chi phí chi trả cho việc các phương tiện vận tải đi qua khu vực có
áp dụng biện pháp kiểm soát khi thải trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến nước
nhập khẩu. Do thuộc phạm vi các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu
nhập đầu tiên nên phụ phí LSS là khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.

Cụ thể, nếu doanh nghiệp phải trả khoản phụ phí LSS và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng
số tiền mà doanh nghiệp thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì phải điều chỉnh công vào trị
giá hải quan hàng nhập khẩu. Trường hợp người khai hải quan phải nộp thuế giá trị gia tăng cho
phụ phí LSS thì số tiền thuế giá trị gia tăng không phải tính vào trị giá hải quan.

78
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
thường được gọi là 5 ngày DEM. Nếu vượt quá thời gian này thì chủ
hàng sẽ đóng thêm phí DEM; khi đó, sẽ phát sinh thêm phí lưu bãi của
cảng.
Và đồng thời cũng cho một thời gian nhất định để trả container rỗng
(thường là 5 ngày DET và tùy từng hãng tàu). Nếu chủ hàng trả
container sau thời gian này sẽ bị hãng tàu thu phí DET. Tất nhiên, khi
“rút ruột” tại cảng thì không phát sinh phí này.
− Đối với lô hàng xuất thì:
Hãng tàu sẽ cho kéo container rỗng về kho riêng để đóng hàng trong
một khoảng thời gian nhất định và nếu quá thời gian này thì chủ hàng
sẽ bị hãng tàu tính phí DET. Và tất nhiên, khi đóng hàng tại cảng thì
không phát sinh phí này.
Và đồng thời, hạ bãi chờ xuất quá thời gian “cắt máng” (closing time) và
bị trễ chuyến (hay còn gọi là “rớt tàu”) thì chủ hàng phải đóng thêm phí
DEM; hay nói một cách khác, phí DEM đối với lô hàng xuất phát sinh do
bị “rớt tàu” phải đi chuyến khác. Khi đó, sẽ phát sinh thêm phí lưu bãi
của cảng.

79
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1


Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn
hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua
bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ đến hàng hóa.

Các chủ thể tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa bao gồm: nhà xuất khẩu
(người bán), nhà nhập khẩu (người mua), hãng tàu và các công ty giao nhận (hay
các công ty logistics).

Cước phí vận chuyển quốc tế là chi phí mà bên người thuê phải trả cho hãng tàu
để chuyên chở (hay vận chuyển) hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà
các bên đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.

Tàu chuyến là loại hình vận tải đường biển do hãng tàu cung cấp dịch vụ với bên
đi thuê dựa trên hợp đồng thuê tàu. Tàu chợ là loại hình vận tải đường biển do
hãng tàu cung cấp dịch vụ theo một lịch trình cố định đã được xác định sẵn.

CMB hay thường gọi nhanh là mét khối (m3). CBM được sử dụng để đo khối lượng
hay kích thước của gói hàng để từ đó hãng tàu (hay đại lý hãng tàu) áp dụng để
tính cước phí vận chuyển. Hãng tàu (hay đại lý hãng tàu) có thể quy đổi CBM (m3)
sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay
nhẹ khác nhau.

Công ty giao nhận là đối tượng cung cấp các dịch vụ logistics nhằm đảm bảo quá
trình giao nhận hàng hóa được diễn ra một cách liên tục. Xét về mức độ hoạt động
thì có thể phân chia các công ty logistics thành bốn cấp độ sau: (1) Các công ty
giao nhận truyền thống là các công ty thuần túy cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu
của khách hàng. (2) Các công ty giao nhận đóng vai trò là người gom hàng. Khi đó,
các công ty này sẽ phát hành vận đơn nhà nhằm xác nhận việc nhận hàng từ các
chủ hàng. (3) Công ty giao nhận đóng vai trò là người vận tải đa phương. (4) Công
ty giao nhận trở thành công ty cung cấp các dịch vụ logistics và được gọi là công
ty logistics.

Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương
thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

Người kinh doanh vận tải đa phương thức là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao
kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức. Về mặt cơ
bản có hai loại MTO. Thứ nhất, MTO có tàu biển là những hãng tàu hoạt động kinh
doanh dịch vụ vận tải đa phương thức; và thứ hai, MTO không có tàu là các công ty

80
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
kinh doanh cước vận tải hay các công ty logistics có lợi thế cũng như năng lực về
khai thác vận tải.

Chứng từ vận tải đa phương thức là văn bản do người kinh doanh vận tải đa
phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác
nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và
cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

Incoterms (điều kiện thương mại quốc tế) là điều kiện được người bán và người
mua lựa chọn để đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Điều kiện thương
mại quốc tế quy định 03 nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán, gồm
nghĩa vụ giữa người bán và người mua, rủi ro và chi phí giữa người bán và người
mua. Incoterms 2020 vẫn gồm 11 điều kiện; trong đó, vẫn giữ nguyên hai nhóm
lớn với sự khác biệt trong sử dụng. Thứ nhất là, sử dụng cho bất kỳ phương thức
vận tải nào hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải (vận tải đa phương
thức) gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP. Và thứ hai là, dùng cho
vận tải biển và nội địa, gồm 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF. Incoterms 2020 vẫn
gồm 4 nhóm nhỏ, nếu căn cứ vào chữ cái đầu tiên của các điều kiện: nhóm C (4
điều kiện), nhóm D (3 điều kiện), nhóm E (1 điều kiện), nhóm F (3 điều kiện).

Về tổng thể, Incoterms 2020 có một số sửa đổi, bổ sung và cải tiến về hình thức
cũng như nội dung. Cụ thể: nâng cấp điều kiện FCA liên quan đến vận đơn; thay
đổi mức độ bảo hiểm trong điều kiện CIF và CIP; cho phép người bán, người mua
tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAP,
DPU và DDP; đổi tên điều kiện DAT thành điều kiện DPU; bổ sung nghĩa vụ liên
quan đến anh ninh, an toàn; thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và
người mua trong từng điều kiện; và nâng cao chất lượng hình thức thể hiện để
người dùng có thể chọn ngay được điều kiện thích hợp nhất cho hợp đồng mua
bán của mình.

Phụ phí nội địa là các loại phí mà hãng tàu sẽ thu từ nhà nhập khẩu (có thể là
người gửi hàng hay chủ hàng).

Phí vệ sinh container (CLCO) là chi phí mà người nhập khẩu phải trả cho hãng
tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho
và trả container rỗng tại bãi container hay các ICD.

Phí D/O là phí này phát sinh do hãng tàu phát hành lệnh giao hàng cho chủ hàng.

Phí vận chuyển container rỗng (CIC) là phí chuyển rỗng hoặc phí cân bằng
container. Phí này phát sinh là do lượng hàng hóa không cân bằng tại các cảng
nên hãng tàu đưa container rỗng từ địa điểm ít hàng về địa điểm nhiều hàng để

81
Tổng quan về giao nhận
Ths. Nguyễn Tấn Phong 1
đóng hàng nên dẫn tới tình trạng một chiều chạy container có chưa hàng hóa còn
chiều ngược lại thì chạy rỗng. Do đó, hãng tàu tận dụng thu phí CIC để bù vào
khoản phí phát sinh của chiều chạy rỗng.

Phí xếp dỡ tại cảng (THC) là khoản phí thu trên mỗi contaner hàng để bù đắp lại
phần chi phi cho các hoạt động tại cảng như: phí xếp dỡ container hàng từ trên
tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng
xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng, …

CFS fee là phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ container sang kho
hoặc ngược lại, phí lưu kho hàng lẽ và phí quản lý kho hàng).

Phụ phí giảm thải lưu huỳnh (LSS) là phụ phí được áp dụng bởi các dòng để
trang trải chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh
thấp theo quy định của IMO 2020.

Phí tắc nghẽn tại cảng (PCS) là phí áp dụng khi cảng xếp hàng hoặc cảng dỡ
hàng xảy ra ùn tắc và có thể làm tàu bị chậm trễ; kết quả là, phát sinh chi phí lưu
bãi tăng lên đáng kể.

Phí lưu container và lưu bãi gồm các loại sau: phí lưu container tại bãi container
của cảng (DET), phí lưu container tại kho riêng của khách (DEM) và phí lưu bãi của
cảng (STORAGE).

82
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

CHỨNG TỪ PHÁT SINH


TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN
Trong quá trình giao nhận hàng hóa nói riêng và tổ chức thực hiện hợp đồng
ngoại thương nói chung sẽ phát sinh rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Về mặt cơ
bản thì có ba nhóm chứng từ là chứng từ thương mại, chứng từ hải quan và chứng
từ giao nhận. Mỗi loại đều có một ý nghĩa nhất định song chúng đều là bằng
chứng cho mỗi hoạt động trong quá trình giao nhận; chính vì thế, việc đọc hiểu
các chứng từ này là cần thiết và rất quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ giao nhận
hàng hóa và tối thiểu hóa những sự cố đáng tiếc xảy ra cũng như tránh được các
vấn đề về mặt pháp lý không đáng có trong hoạt động ngoại thương. Do đó, nội
dung trong chương này là nhằm giới thiệu các chứng từ cơ bản phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa. Sau khi học xong chương này thì
bạn có thể đọc hiểu và phân loại được các chứng từ phát sinh; từ đó, biết
được chứng từ nào sẽ phát sinh trong từng nghiệp vụ tác nghiệp khi thực
hiện hoạt động giao nhận hàng hóa.

83
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.1. Chứng từ thương mại


Theo Quy tắc thống nhất nhờ thu URC 522 (International Champer of Commerce
Uniform Rules for Collection, Publication No 522) thì:
• Chứng từ tài chính là những chứng từ được sử dụng để thanh toán bao gồm
hối phiếu, kỳ phiếu, séc hay các loại chứng từ khác để thu tiền.
• Chứng từ thương mại bao gồm:
− Hợp đồng ngoại thương;
− Bộ chứng từ gồm:
Hóa đơn thương mại, phiếu thanh toán, vận đơn đường biển;
Bảo hiểm hàng hóa;
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
Và các giấy chứng nhận bản chất hàng hóa (như: chứng nhận số lượng,
chứng nhận chất lượng, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh, ...)

Để đạt được mục đích nghiên cứu chương, trong phần này sẽ giới thiệu cũng như
diễn giải nội dung của các chứng từ thương mại cho lô hàng trà đen xuất khẩu
của công ty TNHH trà đen Việt Nam (địa chỉ: thôn Thượng, xã Duy Phiên, huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc); và đồng thời, trong phần này cũng sẽ giới thiệu các
chứng từ khác (như: đơn hàng, hóa đơn chiếu lệ và giấy gửi hàng bằng đường
biển) nhằm phân biệt với các chứng từ thường phát sinh trong hoạt động ngoại
thương.

2.1.1. Hợp đồng ngoại thương12


Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận giữa các
bên mua bán (được thực hiện dưới hình thức các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu) ở các nước khác nhau
hoặc giữa các bên có trụ sở cùng năm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng một bên
ở trong nội địa và bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật (Luật Thương Mại, 2005). Như vậy, với hợp đồng ngoại thương thì:
• Quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể như sau:
− Bên bán (nhà xuất khẩu) phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng
từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa;
− Bên mua (nhà nhập khẩu) phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
• So với hợp đồng mua bán trong nước thì hợp đồng ngoại thương có những
đặc điểm sau:
− Chủ thể của hợp đồng (người mua và người bán) phải có cơ sở kinh doanh
đăng ký tại hai quốc gia khác nhau;
− Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai (hoặc cả hai);

12
Tiêu đề của hợp đồng ngoại thương thường thể hiện là Sales Contract, Purchase Contract hay
Commerial Contract. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau về chủ thể lập hợp đồng. Thật vậy:
• Sales Contract hay Commercial Contract do người bán lập
• Purchase Contract do người mua lập.

84
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Đối tượng mua bán của hợp đồng (hàng hóa) phải chuyển ra khỏi quốc gia
của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Nếu căn cứ vào hình thức hợp đồng thì hợp đồng ngoại thương bao gồm
hình thức văn bản, hình thức miệng và hình thức mặc nhiên. Với các hình thức
này thì hợp đồng thể hiện dưới dạng văn bản có nhiều ưu điểm hơn; do đó, đối
với nước ta thì hình thức của hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuất
nhập khẩu trong quan hệ với nước ngoài. Cụ thể, Luật Thương Mại quy định:
• Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa:
− Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể;
− Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tuân thủ theo các quy định đó.
• Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương .
• Hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông
điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2.1.1.1. Kết cấu hợp đồng ngoại thương


Hợp đồng ngoại thương nhìn chung gồm 4 phần như sau:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ và số hiệu chứng từ;
− Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng;
− Những căn cứ xác lập hợp đồng.
• Phần 2: Thông tin chi tiết về chủ thể hợp đồng
− Tên và địa chỉ giao dịch;
− Số điện thoại và số fax hay e-mail;
− Người đại diện công ty;
− Thông tin về ngân hàng giao dịch (tài khoản và địa chỉ ngân hàng).
• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng
− Những điều khoản chủ yếu là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có
trong hợp đồng; bởi vì, các điều khoản này đóng vai trò quyết định đến sự
tồn tại của hợp đồng;
− Những điều khoản thường lệ (hay còn gọi là điều khoản đương nhiên) là
những điều khoản mà nội dung của chúng đã được quy định trong các văn
bản pháp luật. Những điều khoản này có thể đưa vào hợp đồng mà cũng có
thể không cần đưa vào hợp đồng;
− Những điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận
với nhau khi pháp luật cho phép.
• Phần 4: Ký kết hợp đồng
Đây là phần thể hiện chữ ký của người đại diện pháp luật và con dấu của mỗi
bên tham gia nhằm thể hiện tính ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ cũng

85
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

như đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng ngoại thương để làm cơ sở để giải
quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

2.1.1.2. Các điểu khoản và điều kiện trong hợp đồng ngoại thương
Với kết cấu của hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm 14 điều khoản và điều kiện;
tuy nhiên, không nhất thiết bất kỳ hợp đồng ngoại thương nào khi xây dựng thì
phải bắt buộc phải có đầy đủ 14 điều khoản và điều kiện. Hay nói một cách khác,
các nội dung về các điều khoản và điều kiện phải có đầy đủ bốn nhóm nhưng tùy
theo sự thỏa thuận hay đặc điểm của hàng hóa mà sẽ thể hiện các điều khoản và
điều kiện của hợp đồng ngoại thương.

2.1.1.2.1. Tên hàng (Commodity)


Điều khoản này phải xác định được tên gọi của hàng hóa cần mua bán một cách
chính xác và ngắn gọn nhưng không để nhầm lẫn hàng hóa; do đó, tên hàng phải
thể hiện rõ:
• Tên thông thường, tên thương mại và tên khoa học. Áp dụng cho các loại hóa
chất, giống cây, …;
• Tên địa phương sản xuất nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm;
• Quy cách của hàng hóa;
• Tên của nhà sản xuất. Áp dụng đối với những sản phẩm của những nhà sản
xuất có uy tín;
• Công dụng chủ yếu của hàng hóa;
• Mã hàng hóa HS.

2.1.1.2.2. Chất lượng (Quality)


Điều khoản này thể hiện phẩm chất của sản phẩm (như: tính năng, quy cách, tác
dụng, công suất, hiệu suất, tiêu chuẩn, …) của hàng hóa. Đây là cơ sở để xác định
giá cả của hàng hóa. Tùy theo từng loại hàng hóa thì việc xác định phẩm chất của
sản phẩm thì sẽ dựa vào các phương pháp sau:
• Mẫu hàng;
• Tiêu chuẩn;
• Nhãn hiệu hàng hóa;
• Tài liệu kỹ thuật;
• Hàm lượng của một chất nào đó trong sản phẩm;
• Trọng lượng riêng của hàng hóa;
• Xem hàng trước;
• Trạng thái của hàng hóa;
• Sự mô tả;
• Chỉ tiêu đại khái quen dùng;

2.1.1.2.3. Số lượng (Quantity)


Điều khoản này thể hiện các vấn đề về đơn vị tính (hay trọng lượng) của hàng hóa.

86
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Trong các hệ thống đo lường thì phải sử dụng hệ mét để tránh nhầm lẫn.
• Trong các hợp đồng ngoại thương thì thường sử dụng hai phương pháp sau để
xác định số lượng là phương pháp quy định dứt khoát số lượng và phương
pháp quy định phỏng chừng. Cụ thể:
− Đối với những hàng hóa có thể đếm được (như sản phẩm công nghiệp) thì
việc xác định số lượng được dựa trên phương pháp dứt khoát số lượng;
− Đối với những hàng hóa có khối lượng lớn (như: phân bón, gạo, ngũ cốc,
quặng, …) thì việc xác định số lượng được dựa trên phương pháp phỏng
chừng.
• Trọng lượng hàng hóa thường được thể hiện dưới các hình thức sau:
− Trọng lượng tịnh (Net weight) chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hóa;
− Trọng lượng cả bì (Gross weight = Net weight + Tare) là trọng lượng của
bản thân hàng hóa với trọng lượng của bao bì.

2.1.1.2.4. Giao hàng (Shipment/Delivery)


Điều khoản này thể hiện nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng, như: thời gian
giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
• Thời gian giao hàng là thời hạn mà nhà xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng có thể là:
− Tại một ngày nhất định;
− Một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng (latest
shipment date);
− Khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của nhà nhập khẩu.
• Địa điểm giao hàng phải thể rõ cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến hay cảng
(ga) thông quan; và đồng thời, phải quy định rõ một cảng (ga) hay nhiều cảng
(ga)
• Phương thức giao hàng phải thể hiện rõ những nội dung sau:
− Đối với hàng hóa có khối lượng lớn thì có thể quy định là cho phép giao
từng phần (partial shipment allowed) hay giao một lần (total shipment/
partial shipment are not allowed);
− Nếu dọc đường cần thay đổi phương tiện thì có thể quy định cho phép
chuyển tải (transhipment allowed);
− Nếu hàng hóa đến trước chứng từ thì quy định vận đơn đến chậm được
chấp nhận (stabe bill of lading acceptable)
• Thông báo giao hàng. Tùy theo điều kiện giao hàng mà người mua (nhà nhập
khẩu) hoặc người bán (nhà xuất khẩu) phải thông báo cho bên còn lại về
những vấn đề liên quan đến việc giao hàng. Chẳng hạn, như:
− Trước khi giao hàng
Người bán phải thông báo hàng đã sẵn sàng để giao hoặc ngày đem
hàng để giao;
Người mua phải thông báo cho người bán những điều kiện cần thiết để
gửi hàng hoặc chi tiết của phương tiện giao hàng đến nhận hàng (như:

87
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

tên tàu, số hiệu tàu, tên người vận chuyển, địa điểm giao hàng, thời giao
hàng, … nếu người mua hàng thuê phương tiện – mua hàng theo điều
kiện nhóm F)
− Sau khi giao hàng thì người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao và
kết quả giao hàng.

2.1.1.2.5. Giá cả (Pirce)


Điều khoản này thể hiện các nội dung liên quan đến giá cả hàng hóa, như: đơn vị
tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá cả, giảm giá và điều kiện cơ
sở giao hàng tương ứng.
• Đồng tiền tính giá. Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa;
do đó, trong hợp đồng ngoại thương thì phải thể hiện rõ loại tiền tệ để biểu thị
mức giá của hàng hóa. Loại tiền tệ (đồng tiền ghi giá) có thể là đồng tiền của
nước người bán (nhà xuất khẩu) hay nước của người mua (nhà nhập khẩu) hay
thậm chí cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba.
• Xác định mức giá. Giá cả trong hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế.
• Phương pháp định giá. Tùy theo từng thương vụ hay từng loại hàng hóa mà có
thể chọn một trong các phương pháp tính giá như:
− Giá cố định (fixed price) là mức giá được xác định tại thời điểm ký kết hợp
đồng và sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng;
− Giá quy định sau là mức giá được xác định:
Sau khi hợp đồng ngoại thương ký kết;
Bằng cách đàm phán hay thỏa thuận trong một khoảng thời gian nào
đó;
Dựa vào giá thế giới tại một ngày nào đó trước thời điểm giao hàng.
− Giá có thể xem xét lại (rivesable price) là mức giá đã được xác định tại thời
điểm hợp đồng ngoại thương được ký kết nhưng có thể điều chỉnh do sự
biến động của thị trường tại thời điểm giao hàng hay tại thời điểm thanh
toán.
• Giảm giá là khoản ưu đãi mà người bán (nhà xuất khẩu) dành cho người mua
(nhà nhập khẩu)
− Nguyên nhân của việc giảm giá là do:
Mua với khối lượng lớn;
Thời vụ;
Hoàn lại hàng mà trước đó đã mua.
− Hình thức giảm giá bao gồm giảm giá đơn, giảm giá liên hoàn, giảm giá lũy
tiến, …
• Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng. Trong việc xác định giá cả hàng hóa thì
luôn xác định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến mức giá đó; do đó,
trong các hợp đồng ngoại thương thì mức giá bao giờ cũng được ghi bên cạnh
một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.

88
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.1.1.2.6. Thanh toán (Payment)


Điều khoản này thể hiện các nội dung liên quan đến việc thanh toán, như: đồng
tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán và bộ chứng từ thanh
toán
• Đồng tiền thanh toán (currency of payment) là đồng tiền dùng trong thanh
toán hàng hóa có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá. Trong
trường hợp đồng tiền thanh toán không trùng với đồng tiền tính giá thì trong
hợp đồng ngoại thương phải thể hiện rõ tỷ giá chuyển đổi.
• Thời hạn thanh toán (time of payment) có thể là trả trước, trả ngay hay trả sau.
Trong nhiều trường hợp có thể sử dụng kết hợp cả ba thời hạn thanh toán này
trong cùng một hợp đồng ngoại thương.
• Hình thức thanh toán (methods of payment) có thể là L/C, D/P, T/T, …
• Bộ chứng từ thanh toán (payment documents) gồm chứng từ tài chính (phương
tiện thanh toán) và chứng từ thương mại (hay chứng từ gửi hàng – shipping
documents), bao gồm:
− Hối phiếu (Bill of exchange);
− Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
− Vận đơn (Bill of lading);
− Chứng từ bảo hiểm (Insurance policy/insurance certificate) nếu xuất khẩu
theo điều kiện CIF hay CIP;
− Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of quality);
− Giấy chứng nhận số lượng hay trọng lượng hàng hóa (Certificate of
quantity/weight);
− Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin);
− Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
− Các chứng từ khác (Other documents).

2.1.1.2.7. Bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking)


• Bao bì
Điều khoản này thể hiện những nội dung liên quan đến bao bì, như: yêu cầu
chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì và giá cả bao bì
− Chất lượng của bao bì phải được quy định cụ thể, như:
Vật liệu làm bao bì;
Hình thức của bao bì, như: hộp (case), kiện (bales), thùng (drums), cuộn
(roll), bao (bags), …;
Kích thước bao bì;
Số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp;
Đai nẹp bao bì.
− Phương thức cung cấp bao bì phổ biến nhất là bên bán (nhà xuất khẩu)
cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua (nhà nhập khẩu); tuy
nhiên, trong một số trường hợp khác thì có thể sử dụng phương thức khác
như:

89
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Trong trường hợp bao bì có giá trị cao hơn so với hàng hóa (bao bì
chuyên dùng – container) thì bên bán (nhà xuất khẩu) ứng trước bao bì
để đóng gói hàng hóa và sau khi nhận hàng thì bên mua (nhà nhập
khẩu) phải trả lại bao bì cho bên bán (nhà xuất khẩu);
Trong trường hợp bao bì khan hiếm hay thị trường thuộc về người bán
thì bên mua (nhà nhập khẩu) đến trước để đóng gói.
− Giá cả bao bì được xác định như sau:
Được tính như giá hàng hóa;
Được tính vào giá hàng hóa (packing charges included);
Bao bì được tính riêng. Trong trường hợp này thì bao bì được tính theo
lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá cả hàng hóa.

• Ký mã hiệu
Là những ký hiệu hay hàng chữ hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển hay bảo
quản hàng hóa. Do đó, ký mã hiệu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
− Phải viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe nhằm dễ đọc, dễ
thấy;
− Có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2cm;
− Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa;
− Phải dùng màu đen hoặc tím đối với hàng hóa thông thương, màu đỏ đối
với hàng hóa nguy hiểm và màu cam đối với hàng hóa độc hại;
− Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn;
− Phải viết theo một thứ tự nhất định;
− Ký mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.

2.1.1.2.8. Bảo hành (Warranty)


Điều khoản này thể hiện thời gian bảo hành và nội dung bảo hành
• Thời gian bảo hành: Cần phải quy định hết sức rõ ràng;
• Nội dung bảo hành: Cần phải thể hiện rõ sự cam kết của người bán trong thời
gian bảo hành để hàng hóa sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ
thuật, phù hợp với quy cách của hợp đồng trong điều kiện là người mua phải
nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng;
và đồng thời, trong thời gian bảo hành nếu người mua phát hiện những khuyết
tật của hàng hóa thì người bán phải có những biện pháp khắc phục (chẳng
hạn, như: sửa chữa miễn phí hay thậm chí là giao hàng thay thế).

2.1.1.2.9. Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)


Điều khoản này quy định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện
(toàn bộ hay một phần) do nguyên nhân chủ quan gây ra.
• Điều khoản này có tác dụng là:
− Hạn chế cho đối phương từ bỏ việc không thực hiện hay thực hiện không
tốt hợp đồng đã được ký kết;

90
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Xác định rõ số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không cần
phải yêu cầu tòa xét xử.
• Các trường hợp bị phạt và các biện pháp thường giải quyết:
− Nếu trong trường hợp người bán (nhà xuất khẩu) chậm giao hàng hay giao
hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng thì người mua (nhà nhập
khẩu) có thể:
Hủy ngay đơn hàng và không thanh toán tiền bồi thường;
Yêu cầu thay thế ngay cho lô hàng bị từ chối và các khoản chi phí phát
sinh thì phải do người bán chịu.
− Nếu trong trường hợp người mua (nhà nhập khẩu) chậm thanh toán thì
người bán (nhà xuất khẩu) có thể:
Phạt theo một tỷ lệ phần trăm nhất định dựa trên số tiền đến thời hạn
thanh toán và thời gian thanh toán chậm;
Sử dụng lãi suất thanh toán chậm thường dựa trên cơ sở lãi suất vay quá
hạn của các ngân hàng và cộng thêm một tỷ lệ nhất định cho từng
trường hợp cụ thể.

2.1.1.2.10. Bảo hiểm (Insurance)


Điều khoản này thể hiện ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm và loại
chứng thư bảo hiểm cần lấy. Thông thường, người mua bảo hiểm sẽ phụ thuộc
vào điều kiện cơ sở giao hàng mà các bên đã lựa chọn.

Chẳng hạn, nếu điều kiện cơ sở giao hàng được chọn là CIF hay CIP thì người bán
sẽ có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa. Khi đó, trong chứng thư bảo hiểm cần
thể hiện rõ các nội dung, như: điều kiện cần mua bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và nơi
khiếu nại đòi thường bảo hiểm.
• Điều kiện cần mua bảo hiểm
− Theo Incoterms 2020, với điều kiện CIF thì người bán bắt buộc mua bảo
hiểm ở mức tối thiểu là loại bảo hiểm C của Viện những người bảo hiểm
Luân Đôn (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều kiện nào tương tự; trong khi đó, với
điều kiện CIP thì người bán bắt buộc mua bảo hiểm ở mức cao nhất là loại
bảo hiểm A hoặc tương đương nhóm A. Tuy nhiên, nếu các bên có thể đàm
phán để nâng hay hạ mức bảo hiểm xuống và đưa sự thỏa thuận này vào
trong một điều khoản của hợp đồng.
− Tuy nhiên, khi người mua yêu cầu người bán sẽ, phụ thuộc vào thông tin do
người mua cung cấp theo yêu cầu của người bán, và chịu phí tổn, mua bảo
hiểm bổ sung, nếu có thể, như là bảo hiểm chiến tranh (Institute War
Clauses) và/hoặc điều kiện bảo hiểm đình công (LMA/IUA) hoặc bất kỳ điều
kiện nào tương tự.
• Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng hóa quy định trong hợp đồng
cộng 10% (tức 110%) và bằng đồng tiền của hợp đồng.

91
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm


Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm
có uy tín để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với
hàng hóa, có thể khiếu nại trực tiếp từ người bán. Thông thường được quy
định tại nước người mua để thuận tiện cho người mua khi khiếu nại đòi bồi
thường.

2.1.1.2.11. Bất khả kháng (Force majeure)


Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng không thể thực hiện được
mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Trong thực tế, những sự kiện bất khả kháng
thường xảy ra là do: thiên tai, thảm họa do con người gây ra, những thiệt hại do sự
thay đổi các quy định của chính phủ, … Các sự kiện bất khả kháng thể hiện ba
đặc điểm là không thể lường trước được, không thể vượt qua và xảy ra từ bên
ngoài (do yếu tố khách quan gây ra). Tuy nhiên, vẫn có thể quy định trong hợp
đồng coi là bất khả kháng các sự kiện mà bình thường thì không có đủ ba đặc
điểm trên.

Điều khoản bất khả kháng là một điều khoản cần chú ý; mặc dù, nó không phải là
điều khoản chủ yếu hoặc là điều khoản bắt buộc cần phải thỏa thuận trong quá
trình đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng ngoại thương thường được thực
hiện trong một khoảng thời gian dài và điều này đôi khi đẩy các bên vào những rủi
ro phát sinh ngoài ý muốn. Nếu có điều khoản này trong hợp đồng thì khi xảy ra
những trường hợp đã được quy định thì các bên sẽ được miễn trách nhiệm. Do đó,
cần chú ý một số vấn đề sau:
• Trong hợp đồng có cần thống nhất quan điểm về những sự kiện như thế nào
sẽ được coi là bất khả kháng ?
• Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì các bên liên quan cần thực hiện ngay
những việc gì ? Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong thời gian xảy ra sự
kiện bất khả kháng như thế nào ? Cần lưu ý rằng, theo quy định của Phòng
Thương mại quốc tế về nghĩa vụ thông báo thì bên gặp sự kiện bất khả kháng
thì phải có nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời gian sớm nhất, ngay sau khi
biết sự kiện bất khả kháng xảy ra làm cho họ không thể tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng đối với đối tác; còn trong trường hợp không thể gửi thông
báo, thì các bên sẽ không được miễn trách nhiệm về thiệt hại và tổn thất xảy ra.
• Việc thực hiện hợp đồng của các bên bị ảnh hưởng như thế nào khi xảy ra sự
kiện bất khả năng ? Hoãn thực hiện hợp đồng hay hủy hợp đồng nếu sự kiện
bất khả kháng xảy ra khi chúng kéo dài quá một thời gian thỏa thuận ?

2.1.1.2.12. Khiếu nại (Claim)


Khiếu nại là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng hay chất
lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã
được quy định trong hợp đồng. Điều khoản khiếu nại thường thể hiện các nội

92
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

dung, như: cách thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ
của các bên có liên quan đến khiếu nại và cách giải quyết khiếu nại.
• Về cách thức khiếu nại. Trong thương mại quốc tế thì khiếu nại phải được
thực hiện dưới hình thức văn bản và thể hiện rõ những chi tiết cụ thể về tên
hàng hóa khiếu nại, số lượng hay trọng lượng hàng hóa, lý do khiếu nại, yêu
cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại phải được
gửi bằng thư bảo đảm, kèm theo những giấy tờ cần thiết để chứng minh (như:
biên bản giám định, biên bản của cơ quan bảo hiểm, vận đơn, phiếu đóng gói,
…) Tất cả các chứng từ này phải dẫn chiếu số hiệu hợp đồng và số hiệu của
chứng từ vận tải có liên quan. Ngày khiếu nại được tính từ ngày bưu điện nơi
gửi đóng dấu lên thư bảo đảm.
• Về thời hạn khiếu nại. Yếu tố này phụ thuộc vào đặc tính của hàng hóa cũng
như tùy vào ưu thế của các bên trong giao dịch. Chẳng han, nếu:
− Hàng hóa là thực phẩm thì thời hạn khiếu nại sẽ ngắn hơn so với hàng hóa
là máy móc thiết bị.
− Trong giao dịch mua bán mà người mua có lợi thế hơn thì họ có thể quy
định thời hạn khiếu nại được dài hơn.
• Về cách thức giải quyết khiếu nại. Người mua cần thực hiện bảo quản hàng
hóa cẩn thận và thông báo cho người bán mức độ thiệt hại cũng như nơi để
hàng hóa Khi đó, người mua sẽ mời đại diện của các bên liên quan (như: người
bán, công ty bảo hiểm, hãng chuyên chở, công ty giám định tổn thất hàng hóa,
…) tham gia vào quá trình lập biên bản về tình trạng hàng hóa. Như vậy, trên
thực tế thì người mua có thể tiến hành khiếu nại các chủ thể sau:
− Khiếu nại người bán nếu người bán không giao hàng, giao chậm hoặc giao
thiếu, hàng giao không đúng quy định trong hợp đồng;
− Khiếu nại người vận tải khi họ không giao hàng, hoặc giao hàng chậm hơn
so với quy định trong hợp đồng thuê tàu, hoặc hàng hóa không đúng về số
lượng và chất lượng như mô tả trong vận đơn;
− Khiếu nại người bảo hiểm để công ty bảo hiểm đền bù những thiệt hại về
hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận chuyển.

2.1.1.2.13. Trọng tài (Arbitration)


Điều khoản này quy định các nội dung liên quan đến trọng tài nhằm giải quyết vấn
đề tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ngoại thương trong trường hợp không thể
thương lượng được. Thông thường, các tranh chấp có thể được giải quyết bởi tòa
án quốc gia hay trọng tài. Nếu:
• Điều khoản quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án tương đối
đơn giản; chẳng hạn, như: các khác biệt và tranh chấp có thể phát sinh từ cách
hiểu và thực hiện hợp đồng và không thể giải quyết bằng cách thương lượng
giữa các bên thì sẽ được giải quyết tại Tòa án của quốc gia người bán (hay
người mua).

93
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Điều khoản quy định thẩm quyền của trọng tài thì thường phức tạp hơn, trừ
phi doanh nghiệp chọn trọng tài là một tổ chức trọng tài thường trực. Khi đó,
các bên chỉ cần đưa vào hợp đồng điều khoản trọng tài mẫu do các trung tâm
trọng tài đó cung cấp. Chẳng hạn, điều khoản mẫu của Trung tâm Trọng tài
quốc tế Việt Nam (VIAC) quy định: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan
đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc Tố tụng
trọng tài của Trung tâm này”.

Nếu không thì các bên cần quy định rõ trong hợp đồng những nội dung sau:
• Trọng tài nào sẽ giải quyết tranh chấp;
• Cách thức giải quyết như thế nào và Luật nào sẽ được áp dụng vào việc xét xử;
• Địa điểm tiến hành trọng tài;
• Cam kết chấp hành phán quyết của trọng tài;
• Phân định chi phí trọng tài.

2.1.1.2.14. Điều khoản khác (Other Condition)


Nội dung của điều khoản này là thể hiện các yêu cầu khác không nằm trong các
điều khoản trước đó. Chẳng hạn, quy định về:
• Mức độ cam kết của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
• Sự điều chỉnh của hợp đồng thì phải được sự chấp thuận giữa hai bên và phải
được lập bằng văn bản; và thậm chí, có thể là lập thành phụ lục hợp đồng;
• Ngôn ngữ sử dụng để lập hợp đồng ngoại thương;
• Số lượng bản và hình thức phát hành của hợp đồng ngoại thương.

94
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.1: Hợp đồng ngoại thương


VIETNAM BLACK TEA CO.,TLD
VIETNAM TEA EXPORTER
ADDRESS: THUONG HAMLET, DUY PHIEN COMMUNE, TAM DUONG DISTRICT, VINH PHUC, VIETNAM

SALES CONTRACT

DATE : 14.07.2021
CONTRACT NO. : 01FG-KAB/11
BUYER : DAMACUSHERS CO.,LTD
SHARKASSIYEH, IBN, AL HAITHAM STREET, RUMANEH,
DAMASCUS, SYRIA
SELLER : VIETNAM BLACK TEA CO.,TLD
THUONG HAMLET, DUY PHIEN COMMUNE,
TAM DUONG DISTRICT, VINH PHUC, VIETNAM

It has been agree that the Buyer buys and the Seller sells on the terms and
conditions as follows:

QUANTITY UNIT PRICE


AMOUNT
No ITEM N.W CIF TARTOUS
(USD)
(Kgs) (USD/kg)
1 VIETNAM BLACK TEA STD 3983 35,000.00 2.00 70,000.00
TOTAL 35,000.00 70,000.00

TERMS AND CONDITIONS:


1. Packing : Small cartons pallets
2. Term of delivery : CIF TARTOUS, SYRIA
3. Delivery period : AUG 2021
4. Port of destination : DAMACUS, SYRIA
5. Term of payment : 30% T/T in advance and 70% with the draft of BL
6. Beneficiary bank account of buyer
DAMACUSHERS CO., LTD
ACCOUNT NO. : 09-0414884040033157
BENEFICIARY ADDRESS : SHARKASSIYEH, IBN, AL HAITHAM STREET,
RUMANEH, DAMASCUS, SYRIA
BANK : Commercial Bank of Syria Branch International
Department
SWIFT CODE : ABOCCNBJ090
7. Required documents
• 03 SALE CONTRACT
• 03 COMMERCIAL INVOICE

95
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• 03 PACKING LIST
• 03 ORIGINAL BILL OF LADING
• CERTIFICATE OF ORIGIN
• QUALITY AND QUANTITY CERTIFICATE
• RADIATION CERTIFICATE
• PHYTOSANITARY CERTIFICATE
• HEALTH CERTIFICATE
• INSURANCE

Như vậy, với hợp đồng ngoại thương như hình 2.1 trên thì kết cấu gồm 4 phần, đó
là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________________
− Ngày lập hợp đồng : ____________________________________________________
• Phần 2: Thông tin về chủ thể hợp đồng
− Thông tin chi tiết về người bán (nhà xuất khẩu)
_______________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết về người mua (nhà nhập khẩu)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng
Đây là phần quan trọng nhất của hợp đồng. Hợp đồng này được ký kết gồm 7
điều khoản, đó là:
− Đóng gói : ____________________________________________________
− Điều kiện giao hàng : ____________________________________________________
− Thời gian giao hàng : ____________________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________________
− Phương thức thanh toán là T/T trả trước ____ và thanh toán ____ sau khi
________________________________________________________________________________.
− Thông tin về ngân hàng phục vụ cho người bán

96
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

________________________________________________________________________________
ACCOUNT NO. : ____________________________________________
BENEFICIARY ADDRESS : ____________________________________________
____________________________________________
BANK : ____________________________________________
____________________________________________
SWIFT CODE : ____________________________________________
− Chứng từ xuất trình
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
• Phần 4: Ký kết hợp đồng
Đây là phần thể hiện chữ ký của người đại diện pháp luật và con dấu của mỗi
bên tham gia nhằm thể hiện tính ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ cũng
như đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng ngoại thương để làm cơ sở để giải
quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

Đơn đặt hàng (Purchase Order − P/O)


Purchase Order (P/O) hay còn gọi yêu cầu mua hàng hay có thể được hiểu là đơn
hàng. Đây là chứng từ do các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua hàng (nhà nhập
khẩu) sẽ gửi đến nhà cung cấp. Khi bên bán (nhà xuất khẩu) đã xác nhận thì P/O sẽ
trở thành một thỏa thuận mang tính ràng buộc giống như một phụ lục của hợp
đồng nhưng có giá trị thấp hơn. Các thông tin cần có trong P/O:
• Tên và địa chỉ của doanh nghiệp đặt hàng;
• Số hiệu và thời gian lập;
• Tên và địa chỉ của nhà cung cấp;
• Mô tả chi tiết hàng hóa (như: tên, chất lượng, quy cách, số lượng, giá cả, ...) của
hàng hóa cần mua;
• Thời gian và địa điểm giao hàng;
• Phương thức thanh toán;
• Chữ ký của người đại diện và con dấu của doanh nghiệp đặt hàng.

Cần chú ý rằng, đơn đặt hàng và hợp đồng ngoại thương là khác nhau hoàn toàn
về mặt pháp lý. Hình 2.2 dưới đây sẽ thể hiện đơn đặt hàng của công ty TNHH
thủy sản Trọng Nhân về lô hàng tôm thẻ PD đông lạnh từ công ty NORAMIX
TRADE AS (Na Uy).

97
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.2: Đơn đặt hàng

NORAMIX TRADE AD
Address: Liavegen 1.Inngang A
5132 Nyborg, Norway
Tel: +47 55393939

PURCHASE ORDER
TO: TRONG NHAN P/O No. : PO_002/TSC/2020
SEAFOOD Co., LTD Date : 12th July, 2020
751 Ly Thuong Kiet, Ward 6, Terms of delivery : CFR Oslo port (INCOTERMS 2020)
Ca Mau Province Viet Nam Shipping date : 05-07th August, 2020
Payment terms : 20% advance payment
80% against scan document within
7 days

QUANTITY WEIGHT UNIT PRICE AMOUNT


No. DESCRIPTIONS
(CNTS) (KGS) (USD/KG) (USD)
1 ASC CERTIFIED RAW PEELED AND PIN DEVEINED VANNAMEI SHRIMP
No chemical, salt residue Max 1.2%
Lipoenaeus vannamel, Farmed in Vietnam
Packing: in bulk 10 kg NW/carton+protecting glaze min 10% (Fully compensated,
100% net & true count/net weight)
Size: pcs/lb
71/90 500 5,000.00 9.75 48,750.00
2 ASC CERTIFIED VANNAMEI SHRIMP, COOKED THEN PEELED
No chemical, salt residue Max 1.2%. Color 22 up
Lipoenaeus vannamel, Farmed in Vietnam
Packing: in bulk 10 kg NW/carton+protecting glaze min 10% (Fully compensated,
100% net & true count/net weight)
Size: pcs/lb
51/60 (52-58pcs/lb) 400 4,000.00 11.40 45,600.00
TOTAL 900 9,000.00 94,350.00

98
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.1.2. Bộ chứng từ
Bộ chứng từ là tập hợp các chứng từ thương mại miễn các chứng từ đó không
phải là chứng từ tài chính. Chứng từ thương mại (commerical documents) là
những chứng từ thể hiện tình trạng hàng hóa, quá trình vận chuyển và bảo
hiểm hàng hóa. Khi đó, bộ chứng từ thương mại sẽ bao gồm các loại chứng từ
sau13:
• Hóa đơn thương mại, phiếu thanh toán, vận đơn đường biển;
• Bảo hiểm hàng hóa;
• Chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
• Và các giấy chứng nhận bản chất hàng hóa (như: chứng nhận số lượng, chứng
nhận chất lượng, chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh, ...)

2.1.2.1. Hóa đơn thương mại


Hóa đơn thương mại (commercial invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh
toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên
hóa đơn.

Hóa đơn thương mại thường được lập thành nhiều bản để dùng trong nhiều việc
khác nhau chủ yếu là gửi cho người mua (nhà nhập khẩu) để thông báo kết quả
giao hàng, để người mua (nhà nhập khẩu) chuẩn bị nhận hàng và để làm cơ sở
thanh toán; là chứng từ trong bộ chứng từ gửi đến ngân hàng mở L/C để đòi tiền
người mua (nhà nhập khẩu), gửi cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm hàng
hóa hay gửi cho hải quan để tính thuế xuất nhập khẩu hay các mục đích khác. Hóa
đơn thương mại do người bán soạn thảo và phát hành nên tất yếu không thống
nhất; nhưng nhìn chung, nội dung được thể hiện trên hóa đơn thương mại gồm:
• Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ;
− Số hiệu và ngày ký phát;
− Chứng từ tham chiếu (nếu có).
• Thông tin chi tiết về người mua và người bán
• Thông tin tổng quát về hành trình vận chuyển
− Điều kiện giao hàng;
− Tên tàu và số chuyến;
− Cảng xếp hàng (cảng đi);
− Cảng dỡ hàng (cảng đến);
− Cảng trung chuyển (nếu có).
• Thông tin chi tiết về lô hàng và trị giá hóa đơn
− Phương thức thanh toán;
− Mô tả chi tiết về hàng hóa (tên gọi, khối lượng và đơn giá).

13
Điều đó không có nghĩa là, bất kỳ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu nào cũng bắt buộc phải có đầy
đủ các chứng từ trên. Hay nói một cách khác, loại chứng từ phát sinh phụ thuộc vào đặc điểm của
hàng hóa, sự thỏa thuận giữa các bên cũng như quy định hiện hành tại nước xuất khẩu, nhập khẩu.

99
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.3: Hóa đơn thương mại


VIETNAM BLACK TEA CO., LTD
VIETNAM TEA EXPORTER
Address: THUONG HAMLET, DUY PHIEN COMMUNE, TAM DUONG DISTRICT,
VINH PHUC, VIETNAM

COMMERCIAL INVOICE
No: 01FG-KAB/11
Date: JUL 14, 2021
For Account and Risk of : DAMASCUSHERS CO
DAMASCUS, SYRIA
Commodity : BLACK TEA
Country of origin : VIETNAM
Contract No. : 01FG-KAB/11 date JUL 06,2021
Gross Weight : 35,650.00 KGS
Container/Seal No. : INKU6515772/9436022 (500 paper sacks)
TGHU7502610/9436021 (500 paper sacks)
B/L No. : MSCUV6092190
Port of loading : HAIPHONG, VIETNAM
Port of discharge : TARTOUS, SYRIA
Delivery terms : CIF TARTOUS

Quantity Unite price


Amount
No Decription of Goods N.W CIF TARTOUS
(USD)
(KGS) (USD/kg)
1 VIETNAM BLACK TEA STD 3983 35,000.000 2.00 70,000.00
TOTAL 35,000.000 70,000.00
(In words: United States Dollars seventy thousand only)

- We hereby certify that the tea is pure and does not have any additionals or
colouring.
- And we also certify that this invoice is authentic and is the only invoice issued for
the goods described herein, that mentions the exact value of the said goods
without deduction of any advance payment and that the origin of the goods
exclusively from Vietnam.
- We are not represented in Syria and Syria is not included in the territory of any
agent who would benefit what so ever from any commission on our product
exported to Syria.
- The merchandise mentioned in this invoice is neither of Israeli origin nor it
contains any Israeli meterial.

100
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung trong hình 2.3


Thông tin nhà xuất khẩu
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
Thông tin cơ bản chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày ký phát : ____________________________________________
Thông tin vận chuyển
− Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu
DAMACUSHERS CO.,LTD
DAMASCUS, SYRIA
− Tên hàng hóa : ____________________________________________
− Xuất xứ hàng hóa : ____________________________________________
− Hợp đồng ký kết
Số hiệu hợp đồng : ____________________________________________
Ngày ký kết : ____________________________________________
− Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
− Số container và số seal
Hình thức đóng gói : ____________________________________________
Số lượng container : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
− Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng (cảng đi) : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng (cảng đến) : ____________________________________________
− Điều kiện giao hàng : ____________________________________________
Thông tin về trị giá hóa đơn
− Mô tả hàng hóa : ____________________________________________
− Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
− Đơn giá (CIF) : ____________________________________________
− Trị giá hóa đơn : ____________________________________________
Thông tin khác về cam kết của người bán
− Sản phẩm là trà nguyên chất không lẫn tạp chất hay phẩm màu.
− Hóa đơn này phát hành chỉ cho lô hàng này không khấu trừ vào bất kỳ
khoản thanh toán nào trước đó và xuất xứ hàng hóa độc quyền từ Việt
Nam.
− Không có đại diện tại Syria và Syria không nằm trong quốc gia được hưởng
hoa hồng đối với sản phẩm xuất khẩu.
− Hàng hóa này không có nguồn gốc từ Israel cũng như không có thành phần
nguyên liệu nào từ Israel.

101
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)


Thực tế có một số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn chiếu lệ như là hợp đồng ngoại
thương hay hóa đơn thương mại. Tuy nhiên, hóa đơn chiếu lệ là loại chứng từ có
hình thức giống như hợp đồng ngoại thương hay hóa đơn thương mại nhưng
không dùng để thanh toán vì nó không có chức năng này. Hóa đơn chiếu lệ dùng
cho các mục đích như: khai thuế hải quan, xin giấy phép nhập khẩu, kê khai giá trị
hàng hóa đem đi triển lãm, để gửi bán hay có tác dụng làm đơn chào hàng.

Hình 2.4 dưới đây sẽ thể hiện hóa đơn chiếu lệ mà công ty TNHH nguyên vật liệu
SHANG YI lập cho lô hàng tấm nhựa mica khi xuất sang DOMINICANA.

Hình 2.4: Hóa đơn chiếu lệ


PROFORMA INVOICE
No: 20200715 Date: 15.07.2020
The two parties thereunder metioned
PART A SHANG YI MATERIAL COMPANY LIMITED
Lot A3. Expanded Tan Kim Indutrial Zone, Can Giuoc Town, Can Giuoc District.
Long An Province, Vietnam
Tel: +84-272 3738698 Fax: +84-272 373 8695
PART B ROTULPAK, S.A
Arz. Nouel#104, Zona Colonial
Santo Domingo, Rep. Dominicana
Tel: 809-688-0631
Fax: 809-687-2015

The two parties agree to sign this P/I with the following terms and conditions:
1. COMMODITY
No Color Description of goods Quantity Unit price Amount
FOB HOCHIMINH
CAST ACRYLIC SHEET
1 000 1.8mm x 1220mm x 2440mm 222 USD 16.97 USD 3,767.34
2 000 3.0mm x 1220mm x 2440mm 180 USD 24.02 USD 4,323.60
3 402 3.0mm x 1220mm x 2440mm 399 USD 26.62 USD 10,621.38
4 502 3.0mm x 1220mm x 2440mm 207 USD 26.62 USD 5,510.34
5 135 3.0mm x 1220mm x 2440mm 141 USD 26.62 USD 3,753.42
6 327 3.0mm x 1220mm x 2440mm 117 USD 26.62 USD 3,114.54
7 266 3.0mm x 1220mm x 2440mm 43 USD 26.62 USD 1,144.66
8 235 3.0mm x 1220mm x 2440mm 46 USD 26.62 USD 1,224.52
9 348 3.0mm x 1220mm x 2440mm 28 USD 26.62 USD 745.36
10 000 4.8mm x 1220mm x 2440mm 66 USD 38.42 USD 2,535,72
11 000 6.0mm x 1220mm x 2440mm 120 USD 48.03 USD 5,763.60
12 000 12.0mm x 1220mm x 2440mm 78 USD 96.07 USD 7,493.46
13 000 18.0mm x 1220mm x 2440mm 49 USD 145.37 USD 7,123.13
TOTAL: 1,696 USD 57,121.07
Say Total: United States Dollars Fifty Seven Thousand One Hundred Twenty One And Cents Seven Only
(Note: The buyer may draw 10 pct more or less on amount and quantity)
2. PRICE TERM: FOB HO CHI MINH

102
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2
3. DELIVERY
3.1. Shipment time: Around 6-7 weeks after receive the deposit payment
3.2. Partial shipment: Not Allow
33. Trans-shipment: Allowed
3.4. Port of Loading: FOB HO CHI MINH
3.5. Port of Destination: Rio Haina, Santo Domingo
3.6. Both side with brown masking paper in plain
4. PAYMENT
4.1. Payment shall be T/T in advance, deposit 30%, Balance 70% after fax B/L
SHANG YI MATERIAL COMAPANY LIMITED
Add: Lot A3. Expanded Tan Kim Indutrial Zone, Can Giuoc Town,
Can Giuoc District, Long An Province, Vietnam
To be payable with:
Bank MEGA INTERNATIONAL COMMERCIAL BANK CO.,LTD
(HO CHI MINH BRANCH)
Add: 5B G/F (Lanmark Bldg) Ton Duc Thang St., Dist.1
Ho Chi Minh City, Vietnam.
00-84-8-38225697
Account number in (USD): 01023701397
Swift Code: ICBCVNVX
4.2. Payment shall be in United States Dollars
4.3. Document require:
− Signed Commerical Invoice and Packing List in triplicate.
− 2/3 set of clean on board ocean Bill of Lading, made out to the order of the payment
bank marked “Feright Collect”.
− One copy of fax advising applicant of particulars of shipment.
− Following document will be sent by courier to the Buyer's Factory for delivery
1/3 Original Bill of Lading
1 Original Packing List
1 Original Signed Commercial Invoice.
5. GENERAL PROVISIONS
During the implementation of this sales contract, the two parties should regularly communicate
with each other.

PART A PART B
ROTULPAK, S.A

Như vậy, với hóa đơn chiếu lệ như hình 2.4 trên thì kết cấu gồm 4 phần, đó là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________

103
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Phần 2: Thông tin chủ thể hợp đồng


− Thông tin chi tiết nhà xuất khẩu (người bán)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết nhà nhập khẩu (người mua)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
• Phần 3: Các điều khoản của hóa đơn chiếu lệ
Đây là nội dung quan trọng nhất của hóa đơn chiếu lệ. Hóa đơn chiếu lệ được
ký kết gồm 5 điều khoản, bao gồm:
− Điều 1: Hàng hóa
Tên hàng hóa : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
Trị giá hóa đơn : ____________________________________________
− Điều 2: Điều kiện cơ sở giao hàng: FOB HOCHIMINH
− Điều 3: Hình thức giao hàng
Thời gian giao hàng : ____________________________________________
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________
Cảng xếp hàng : ____________________________________________
Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
_____________________________________________________________________________
− Điều 4: Phương thức thanh toán
Hình thức thanh toán T/T trả trước _____ và thanh toán _____________ sau
khi nhận được _____________________________________________________________.
Đồng tiền thanh toán là ________
Chứng từ xuất trình
Hóa đơn thương mại (có chữ ký) và phiếu đóng gói phải lập thành __
bản;
2 trong 3 _________________________ do _____________ phát hành phải ghi
rõ là ________________________________;
01 bản sao _________________________'
Gửi chuyển phát nhanh cho người mua bộ chứng từ gồm:
o 1 bản gốc ______________________________________________;
o 1 bản gốc ______________________________________________;
o 1 bản gốc có chữ ký của _______________________________.
− Điều 5: Quy định chung
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì hai bên phải giữ liên lạc với nhau.

104
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Phần 4: Phần ký kết hợp đồng


Đây là phần thể hiện chữ ký của người đại diện pháp luật và con dấu của mỗi
bên tham gia nhằm thể hiện tính ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ cũng
như đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng ngoại thương để làm cơ sở để giải
quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

2.1.2.2. Phiếu đóng gói


Phiếu đóng gói (packing list) là chứng từ hàng hóa mô tả chi tiết lô hàng về
chủng loại, khối lượng và hình thức đóng gói hàng hóa (thùng, kiện, bao,
container, …).

Tương tự với hóa đơn thương mại thì phiếu đóng gói do người bán (nhà xuất
khẩu) lập ra khi đóng gói hàng hóa và thường được lập thành 3 bản14. Nội dung
của phiếu đóng gói đôi lúc lại tương đồng với hóa đơn thương mại và chỉ khác
biệt là thường không thể hiện trị giá lô hàng; do đó, phiếu đóng gói thường thể
hiện những nội dung như sau:
• Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ;
− Số hiệu và ngày ký phát;
− Chứng từ tham chiếu (nếu có).
• Thông tin chi tiết về người mua và người bán
• Thông tin tổng quát về hành trình vận chuyển
• Mô tả chi tiết về hàng hóa
− Tên gọi;
− Số lượng;
− Hình thức đóng gói;
− Trọng lượng
Theo khối lượng (khối lượng tịnh và khối lượng cả bì);
Theo thể tích.

14
Sở dĩ phiếu đóng gói được lập thành 3 bản với mục đích là:
• Một bản để trong kiện hàng sao cho người nhận hàng khi cần kiểm tra hàng hóa trong kiện có
thể thấy được ngay chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán đã gửi;
• Một bản được tập hợp cùng với các phiếu đóng gói của kiện hàng khác thành một bộ đầy đủ
các phiếu đóng gói của lô hàng. Bộ này được xếp trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm
tạo điều kiện cho người nhận hàng dễ dàng kiểm tra điển hình các kiện hàng hoặc dễ dàng rút
tỉa một số hàng nào đó ra khỏi lô hàng;
• Một bản nữa cũng được tập hợp thành một bộ khác đầy đủ các phiếu đóng gói của lô hàng.
Bộ chứng từ này đã được gửi đến công ty xuất khẩu để công ty gửi kèm với hóa đơn thương
mại khi xuất trình chứng từ cho ngân hàng để làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng.

105
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.5: Phiếu đóng gói


VIETNAM BLACK TEA CO., LTD
VIETNAM TEA EXPORTER
Address: THUONG HAMLET, DUY PHIEN COMMUNE, TAM DUONG DISTRICT,
VINH PHUC, VIETNAM

PACKING LIST
No: 01FG-KAB/11
Date: JUL 14, 2021
For Account and Risk of : DAMASCUSHERS CO
DAMASCUS, SYRIA
Commodity : BLACK TEA
Country of origin : VIETNAM
Contract No. : 01FG-KAB/11 date JUL 06,2021
Gross Weight : 35,650.00 KGS
Container/Seal No. : INKU6515772/9436022 (500 paper sacks)
TGHU7502610/9436021 (500 paper sacks)
B/L No. : MSCUV6092190
Port of loading : HAIPHONG, VIETNAM
Port of discharge : TARTOUS, SYRIA
Delivery terms : CIF TARTOUS

Quantity Total Total


No Decription of Goods Paper N.W G.W N.W G.W
sacks (kgs/sack) (kgs/sack) (kgs) (kgs)
1 VIETNAM BLACK TEA STD 3983 1,000 35.00 35.65 35,000.00 35,650.00
TOTAL 1,000 35,000.00 35,650.00

Total: 2(TWO) x 40'HC container only.


Packing: Goods packed in paper sacks, net weight each 35 kgs.

Diễn giải nội dung hình 2.5


Thông tin cơ bản chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày ký phát : ____________________________________________

106
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Nội dung về thông tin nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và thông tin vận chuyển
giống như nội dung được thể hiện trên hóa đơn thương mại (đã được trình
bày trong phần diễn giải nội dung hình 2.3).
Thông tin chi tiết về lô hàng
− Hình thức đóng gói
Bao bì đóng gói : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
− Tổng trọng lượng
Trọng lượng tịnh (N.W) : ____________________________________________
Trọng lượng cả bì (G.W): ____________________________________________
− Container
Loại container : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________

2.1.2.3. Vận đơn đường biển


Vận đơn đường biển (B/L – Bill of Lading) là chứng từ do người chuyên chở
hay người gom hàng (FWD) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc
hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.

• Tuy mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng nhưng về nội dung thì chúng đều
có những đặc điểm chung; chẳng hạn, như:
− Ở mặt trước thì vận đơn thể hiện rõ các nội dung:
Số hiệu vận đơn (number of bill of lading) và chủ tàu (owener’s name);
Tên người gửi (shipper), tên người nhận hàng (consignee), bên nhận/địa
chỉ thông báo (notify party/address);
Tên tàu (vessel/name of ship); cảng xếp hàng (port of loading); cảng dỡ
hàng (port of discharge); cảng chuyển tải (via/transhipment port);
Tên hàng hóa (name of goods), ký mã hiệu (marks), cách đóng gói và
mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods), số kiện
(number of packages), trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or
mesurement);
Cước phí15 và chi chí (freight and charges);
Số bản vận đơn gốc16 (number of original bill of lading);
Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue);
Chữ ký của người vận tải (master’s signature).

15
Cước phí có 2 cách thể hiện rõ trên vận đơn:
• Nếu trên vận đơn ghi “FREIGHT PREPAID” hay “FREIGHT PAID” thì là cước phí trả trước; hay
nói một cách khác, cước phí này đã được thanh toán tại cảng đi;
• Nếu trên vận đơn ghi “FREIGHT TO COLLECT” hay “FREIGHT PAYABLE AT DESTINATION” thì
cước phí trả sau.
16
Vận đơn đường biển được thường lập thành ba bản gốc và những bản gốc này lập thành bộ vận
đơn. Trên các bản gốc thì phải đóng dấu từ “ORIGINAL”. Ngoài bộ vận đơn gốc thì còn có thêm
một số bản sao trên đó ghi từ “COPY”.

107
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Ở mặt sau thì vận đơn thể hiện những quy định liên quan đến vận
chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay
sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận. Mặt sau thường bao gồm các nội
dung, như:
Các định nghĩa;
Điều khoản chung;
Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và
giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách
nhiệm của người chuyên chở,
Điều khoản miễn trách nhiệm của người chuyên chở, …

• Điều 20 – UCP 600 quy định17 về vận đơn đường biển như sau:
− Một vận đơn đường biển phải là chứng từ đích danh thì nó cũng phải thể
hiện:
Ghi rõ tên người chuyên chở và được ký bởi:
Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh đại diện cho hoặc thay mặt
người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hay đại lý đích danh đại diện
cho hoặc thay mặt thuyền trưởng.
Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý
đều phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng
hay đại lý. Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải ghi rõ là đại lý đó
ký đại diện cho hay thay mặt cho người chuyên chở, đại diện cho hay
thay mặt cho thuyền trưởng.
Ghi rõ là hàng hóa được bốc lên con tàu được chỉ định tại cảng bốc
hàng được quy định trong thư tín dụng, bằng:
Chữ in sẵn trên vận đơn
Hoặc ghi chú đã bốc lên tàu có ghi rõ ngày mà hàng hóa đã được
bốc lên tàu.
Ngày phát hành vận đơn đường biển được xem là ngày giao hàng trừ
khi vận đơn đường biển ở phần ghi chú bốc lên tàu có ghi ngày giao
hàng, trong trường hợp đó thì ngày được ghi trong ghi chú bốc lên tàu
sẽ được là ngày giao hàng. Nếu vận đơn đường biển có ghi chữ “con tàu
dự định” hoặc từ tương tự nói về tên con tàu, thì phải có phần ghi chú
bốc lên tàu có ghi ngày giao hàng và tên con tàu thực sự chở hàng.

17
Để hiểu rõ thêm về các chứng từ vận tải khác thì xem thêm các điều khoản khác trong UCP, như:
• Điều 19: Chứng từ vận tải sử dụng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau;
• Điều 21: Chứng từ vận tải đường biển không thương lượng được;
• Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu;
• Điều 23: Vận đơn đường hàng không;
• Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông;
• Điều 25: Biên nhận của người chuyển phát hàng, biên nhận của bưu điện hoặc giấy chứng nhận
đã gửi bưu điện

108
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Ghi rõ giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng theo quy định của
thư tín dụng. Nếu vận đơn đường biển không ghi rõ cảng bốc hàng là
cảng được quy định trong thư tín dụng, hoặc nó có ghi chữ “dự định”
hoặc từ tương tự nói về cảng bốc hàng, thì phải có phần ghi chú bốc lên
tàu có ghi cảng bốc hàng theo đúng quy định của thư tín dụng, ngày
giao hàng và tên con tàu chở hàng. Quy định này được áp dụng ngay cả
khi việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng cho tàu được chỉ định được
ghi bằng những chữ đánh máy sẵn trên vận đơn đường biển.
Là một vận đơn đường biển bản chính hoặc trọn bộ các bản chính như
được ghi trong vận đơn đường biển nếu được lập thành nhiều bản
chính.
Thể hiện các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến
một tài liệu khác có chứa các điều kiện và điều khoản chuyên chở (vận
đơn đường biển rút gọn hoặc lưng trắng). Nội dung của các điều kiện và
điều khoản chuyên chở đó sẽ không được kiểm tra.
Không ghi rằng nó tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu.
− Với mục đích của điều khoản này thì việc chuyển tải có nghĩa là việc dỡ
hàng từ một con tàu này và bốc hàng lên một con tàu khác trong suốt hành
trình từ cảng bốc hàng cho đến cảng dỡ hàng được quy định trong thư tín
dụng.
− Một vận đơn đường biển
Có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải miễn phí là cò
cùng một vận đơn đường biển sử dụng chung cho toàn bộ hành trình.
Ghi là chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra thì vẫn chấp nhận ngay cả khi tín
dụng thư quy định cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng
container, xee móc hoặc xà-lan LASH đã ghi trên vận đơn đường biển.
− Các quy định của vận đơn đường biển có ghi là người chuyên chở có quyền
chuyển tài sẽ không được xem xét.

2.1.2.3.1. Chức năng vận đơn đường biển


Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản sau:
• Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển đã được ký kết.
Trong phương thức thuê tàu chợ thì không ký kết hợp đồng mà chỉ có sự cam
kết trên chứng từ lưu cước (booking note hay booking confirmation) do người
chuyên chở (hãng tàu) phát hành nhằm xác nhận việc đặt chỗ (booking) của
người gửi hàng. Khi nhận lô hàng để vận chuyển thì người chuyên chở sẽ cấp
vận đơn cho người gửi hàng và vận đơn này là bằng chứng duy nhất xác định
hợp đồng chuyên chở đã được ký kết. Do đó, toàn bộ nội dung của vận đơn
đường biển là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa người
chuyên chở với người cầm vận đơn này.

109
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát
hành cho người gửi hàng
Vận đơn là bằng chứng về việc người chuyên chở đã xếp hàng lên tàu hay nhận
hàng để vận chuyển với số lượng và tình trạng hàng hóa như nội dung được
thể hiện trên vận đơn. Vì thế, khi đã phát hành vận đơn thì người chuyên chở
phải có trách nhiệm với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển cả về số
lượng lẫn tình trạng hàng hóa; hay nói một cách khác, người chuyên chở đã
nhận hàng tại cảng xếp hàng (cảng đi) từ người gửi hàng như thế nào thì phải
giao hàng cho người nhận hàng ở cảng dỡ hàng (cảng đến) như vậy.

Tuy nhiên, người chuyên chở chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp
hàng hóa trong quá trình vận chuyển bi hư hỏng do những rủi ro không thuộc
phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở gây ra; và đồng thời, người chuyên
chở phải có nghĩa vụ giao hàng cho người xuất trình đầu tiên vận đơn đã được
cấp ở cảng xếp hàng (cảng đi).

Tóm lại, khi người chuyên chở đã phát hành vận đơn cho người gửi hàng thì
coi như người bán (nhà xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (nhà nhập
khẩu) thông qua người chuyên chở. Khi đó, người chuyên chở có trách nhiệm
vận chuyển hàng hóa tới giao cho người nhận hàng; và đồng thời, phải thu hồi
vận đơn gốc (nếu phát hành) đã được cấp ở cảng xếp hàng (cảng đi) mới được
xem là hoàn thành trách nhiệm vận chuyển hàng hóa như đã cam kết.
• Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên
vận đơn
Chức năng này có nghĩa là, người nào cầm vận đơn hợp pháp thì chính là chủ
sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn và có quyền yêu cầu người chuyên chở giao
hàng cho mình khi xuất trình vận đơn cũng như có toàn quyền định đoạt hàng
hóa trên vận đơn. Chính chức năng quan trọng này nên vận đơn được xem như
là một loại chứng từ có thể mua bán hay chuyển nhượng dưới nhiều hình thức,
như: trao tay (đối với vận đơn vô danh), ký hậu chuyển nhượng (đối với vận
đơn theo lệnh) hay thậm chí là mua bán theo quy định của pháp luật hoặc tập
quán tại nơi chuyển nhượng (đối với vận đơn đích danh).

Với những chức năng cơ bản này thì vận đơn đường biển được sử dụng nhiều vào
các mục đích khác khau; chẳng hạn, như:
• Là chứng từ để thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa;
• Kết hợp cùng với các chứng từ khác lập thành một bộ chứng từ để thanh toán
tiền hàng;
• Là căn cứ để khai báo hải quan và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu;
• Xác nhận hàng hóa mà người bán giao cho người mua cũng như xác nhận việc
người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đối với người mua.

110
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.1.2.3.2. Phân loại vận đơn đường biển


Tùy thuộc vào từng tiêu chí khác nhau mà vận đơn sẽ có nhiều dạng khác nhau;
chẳng hạn, như:
• Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn thì vận đơn được chia làm hai loại là vận
đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo.
− Vận đơn hoàn hảo (clean on board) là loại vận đơn được cấp khi hàng
hóa đã thực sự xếp lên tàu và không có ghi chú của người chuyên chở về
tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì.
− Vận đơn không hoàn hảo (unclean on board) là loại vận đơn được cấp
khi hàng hóa đã thực sự xếp lên tàu và có những ghi chú của người chuyên
chở về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì, như: thùng bị vỡ,
hàng hóa được đựng trong những bao rách, ký mã hiệu không rõ, hàng bị
ướt, …

• Căn cứ vào cách thức chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa thì vận đơn
được chia làm ba loại là vận đơn theo lệnh, vận đơn đích danh và vận đơn
vô danh.
− Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là loại vận đơn mà theo đó người chuyên
chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hay người nhận
hàng.
− Vận đơn đích danh (B/L to a name person/Straight B/L) là loại vận đơn
mà trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng; do đó, hàng chỉ có
thể giao được cho người có tên trong vận đơn.
− Vận đơn vô danh (bearer B/L) là loại vận đơn mà trong đó không ghi rõ
tên người nhận hàng cũng như không ghi rõ theo lệnh ai. Khi đó, người
chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn và xuất trình cho họ.

• Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông thì vận đơn được chia
thành vận đơn có khả năng chuyển nhượng và vận đơn không có khả
năng chuyển nhượng.
− Vận đơn có khả năng chuyển nhượng chính là vận đơn gốc (Original).
Vận đơn gốc là loại vận đơn dùng để nhận hàng, thanh toán, chuyển
nhượng, khiếu nại, … Vận đơn gốc thường được phát hành thành ba bản
đều có giá trị như nhau; và đồng thời, nếu một trong các vận đơn đó đã
được xuất trình (hay đã được sử dụng vào mục đích nhận hàng, thanh toán,
chuyển nhượng, khiếu nại, ... ) thì các bản còn lại tự động hết giá trị.
− Vận đơn không có khả năng chuyển nhượng, bao gồm:
Vận đơn phụ (Copy) là vận đơn không có giá trị lưu thông hay chuyển
nhượng và nhất là không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Vận đơn
bản sao cũng có thể phát hành thành nhiều bản theo yêu cầu của người
mua để sử dụng trong thủ tục hành chính, tham khảo hay lưu trữ hồ sơ.

111
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Điện giao hàng (Surrendered) là một thông báo được gửi bởi hãng tàu
hay đại lý vận chuyển tại cảng đi đến văn phòng hay đại lý tại cảng đến
để thông báo rằng nhà xuất khẩu hay người gửi hàng đã nộp lại bộ vận
đơn ban đầu tại cảng đi. Khi đó, tại cảng đến thì người nhận hàng không
cần xuất trình vận đơn gốc mà vẫn có thể nhận hàng.
Điện nhả hàng (Release) là một thông báo được gửi bởi hãng tàu hay đại
lý vận chuyển tại cảng đi đến văn phòng hay đại lý tại cảng đến để giải
phóng hàng hóa ngay cho chủ hàng (được thể hiện trên vận đơn) mà
không cần vận đơn gốc.
Vận đơn nháp (Draft) là vận đơn để chủ hàng kiểm tra và xác nhận
thông tin sau khi người gửi hàng gửi bản hướng dẫn gửi hàng (SI –
Shipping Instruction) cho hãng tàu trước khi hãng tàu phát hành vận
đơn bản chính thức.

• Căn cứ vào đối tượng phát hành thì vận đơn đường biển được phân thành
hai loại là vận đơn chủ và vận đơn nhà.
− Vận đơn chủ (Master B/L) là loại vận đơn do người vận chuyển hay hãng
tàu phát hành nhằm xác nhận việc nhận hàng để chuyên chở.
− Vận đơn nhà (House B/L) là vận đơn do các công ty logistics (hay FWD –
Forwarder) phát hành nhằm xác nhận việc nhận hàng.

112
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.6: Vận đơn đường biển

113
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.6


Thông tin cơ bản của chứng từ
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
____________________________________________
− Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
− Hình thức vận đơn : ____________________________________________
− Số lượng bản gốc : ____________________________________________
− Mã hồ sơ chứng từ : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin vận chuyển
− Tên tàu và số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng (cảng đi) : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng (cảng đến) : ____________________________________________
Xác thực của đại lý vận chuyển
− Hình thức vận chuyển : ____________________________________________
− Trách nhiệm của hãng tàu : ____________________________________________
− Số IMO của tàu : ____________________________________________
− ____________________ có trách nhiệm đóng hàng, xếp gọn và đếm hàng khi
đóng hàng vào container.
− Vận đơn ____________________
Thông tin chi tiết lô hàng
− Tên hàng hóa : ____________________________________________
− Container
Số lượng : ____________________________________________
Loại container : ____________________________________________
Số lượng túi giấy : ____________________________________________
Số hiệu/số seal : ____________________________________________
____________________________________________
− Trọng lượng container : ____________________________________________
− Trọng lượng
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
− Hình thức trả cước : ____________________________________________
Thông tin khác
− Địa điểm ký phát vận đơn : ____________________________________________
− Thời gian ký phát vận đơn : ____________________________________________
− Loại vận đơn : ____________________________________________

114
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Giấy gửi hàng đường biển (SWB – SeaWay Bill)


Đây là một chứng từ vận tải nhằm xác nhận việc nhận hàng của hãng tàu với
người giao hàng (shipper). SWB có những đặc điểm sau:
• Không có chức năng sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa.
− Đây là điểm khác biệt đầu tiên của SWB với B/L; bởi vì, B/L có 3 chức năng
trong đó có chức năng sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa.
− Trên bề mặt của SWB luôn thể hiện cụm từ “Non-negotiable”.
• Đây là chứng từ đích danh.
− Bởi vì trên SWB có thể hiện đích danh tên chủ hàng là nhà nhập khẩu. Do
đó, khi nhận thông báo hàng đến thì nhà nhập khẩu chỉ cần xuất trình giấy
tờ chứng minh hợp pháp là chủ lô hàng thì có thể nhận hàng được ngay.
− Không được ngân hàng chấp nhận nếu phương thức thanh toán áp dụng là
phương thức L/C. Bởi vì, nhà nhập khẩu không cần sự xác nhận hay ủy
quyền của ngân hàng; và thậm chí, là không cần xuất trình bộ chứng từ của
lô hàng mà ngân hàng đang nắm giữ vẫn có thể lấy được hàng.
− Rủi ro nghiên hẳn về nhà xuất khẩu18 nếu nhà nhập khẩu chưa thanh toán
tiền hay chưa thanh toán đủ tiền cho lô hàng. Bởi vì, theo nguyên tắc19 khi
sử dụng SWB thì hãng tàu sẽ tự động “thả hàng” mà không cần đợi xác
nhận của nhà xuất khẩu; và đặc biệt là, điều kiện INCOTERMS được áp dụng
là các điều kiện trong nhóm E và nhóm F.
• Tính linh hoạt cao nhưng chi phí phát hành rất thấp.
− Như đã đề cập ở ý trên thì khi hàng đến cảng đến thì việc nhận hàng của
nhà nhập khẩu đơn giản và nhanh chóng hơn so với B/L; điều đó cũng có
nghĩa là, tính linh hoạt của SWB cao hơn so với B/L.
− Chi phí phát hành SWB rất thấp (thậm chí một số hãng tàu không thu phí
khi sử dụng SWB); bởi vì, SWB không thể hiện gì ở mặt sau. Điều này là
điểm khác biệt20 tiếp theo so với B/L. Vì mặt sau của B/L thể hiện các điều
kiện chuyên chở được in chữ rất nhỏ.

18
Để hạn chế rủi ro trong việc sử dụng SWB thì SWB chỉ được sử dụng khi:
• Mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là mối quan hệ thân thiết và đáng tin cậy;
• Nhà nhập khẩu đã thanh toán đủ tiền hàng hay số tiền trả chậm tương đối không lớn;
• Hai bên muốn tối thiểu hóa chi phí;
• Nhà nhập khẩu không có nhu cầu chuyển nhượng lại lô hàng này bằng chứng từ.
19
Khi sử dụng SWB; thì điều đó có nghĩa là, sau khi người giao hàng đã giao lô hàng cho hãng tàu
thì lô hàng này đã được chuyển quyền sở hữu ngay cho nhà nhập khẩu. Do đó, ngay khi tàu khởi
hành thì bên đầu nhập (đại lý hãng tàu bên nước nhập khẩu) đã nhận được thông báo về việc sử
dụng SWB nên hàng đã tự động được thả cho nhà nhập khẩu mà nhà xuất khẩu không thể đòi lại
được thậm chí hãng tàu cũng không có quyền giam lô hàng này khi đã đến cảng đến.
20
Tóm lại SWB có 03 điểm khác biệt với B/L. Đó là:
• SWB không có chức năng sở hữu hay chuyển nhượng; trong khi đó, B/L thì có chức năng này.
Hay nói một cách khác, SWB chỉ có 02 chức năng; trong khi đó, B/L có đầy đủ 03 chức năng là
bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở, là biên lai nhận hàng và xác nhận quyền sở hữu.
• Mặt sau SWB để trống; trong khi đó, mặt sau của B/L thể hiện đầy đủ các điều kiện chuyên chở.
• SWB thường được gửi theo tàu; trong khi đó, B/L thì không.

115
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.7: Giấy gửi hàng bằng đường biển


Hình 2.3: Giấy gửi hàng đường biển

116
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.7


Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
21
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Số booking : ____________________________________________
− Mã số của nhà xuất khẩu : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận thông báo
− Tên người nhận thông báo : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin chi tiết vận chuyển
− Tên tàu /số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng (cảng đi) : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng (cảng đến) : ____________________________________________
− Hình thức giao nhận : ____________________________________________
Thông tin chi tiết về lô hàng
− Container
Số hiệu conatiner/seal : ____________________________________________
Số lượng hàng hóa : ____________________________________________
Loại container : ____________________________________________
− Mô tả hàng hóa
Tên hàng hóa : ____________________________________________
Mã HS hàng hóa : ____________________________________________
− Khối lượng hàng hóa
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Thể tích : ____________________________________________

21
Đây là hãng tàu COSCO cũ và được đổi tên vào ngày 12/10/2016. Chính thức sử dụng tên NEW
GOLDEN SEA SHIPPING PTE.LTD trên các chứng từ do hãng này phát hành kể từ ngày 01/01/2017

117
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Địa điểm và thời gian ký phát vận đơn


− Thời gian xếp hàng lên tàu : ____________________________________________
− Địa điểm ký phát : ____________________________________________
− Thời gian ký phát : ____________________________________________

2.1.2.4. Chứng từ bảo hiểm


Chứng từ bảo hiểm là văn bản pháp lý do người (hay tổ chức) bảo hiểm cấp
cho người được bảo hiểm theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Khi đó, bên mua
bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm; trong khi đó, người (hay tổ chức) bảo hiểm
phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra mất mát, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do rủi ro
được bảo hiểm gây ra.

2.1.2.4.1. Một số thuật ngữ cần chú ý


• Người (hay tổ chức) bảo hiểm (Insurer/Insurance company) là người thu phí bảo
hiểm, nhận trách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người được bảo hiểm
khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi đã thỏa thuận.
• Người được bảo hiểm hay người mua bảo hiểm (Insured/Assured) là người trả
phí bảo hiểm, là người chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra; và đồng thời, là người
được người (hay tổ chức) bảo hiểm bồi thường.
• Phí bảo hiểm (Insurance premium) là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải
trả cho người (hay tổ chức) bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Đây là số tiền
không thể truy đòi; điều đó có nghĩa là, dù cho có xảy ra tổn thất hay không thì
người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này. Phí bảo
hiểm thường là một số tiền nhỏ hơn so với số tiền được bảo hiểm.
• Số tiền bảo hiểm (Insured amount) là số tiền mà người bảo hiểm phải trả cho
người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi rủi ro được bảo
hiểm.
• Đối tượng được bảo hiểm (subject matter insured) là tài sản hoặc lợi ích được
bảo hiểm; do đó, trong hoạt động ngoại thương thì đối tượng được bảo hiểm
là hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình chuyên chở.
• Rủi ro được bảo hiểm (Risk insured) là những rủi ro đã được thỏa thuận trong
chứng từ bảo hiểm; trên cơ sở đó, người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn
thất do những rủi ro đã được thỏa thuận gây ra. Trên thực tế, các rủi ro này
không được liệt kê cụ thể trong chứng từ mà thường được thể hiện gián tiếp
thông qua các điều khoản tham chiếu đến nguồn điều chỉnh22.

22
Chẳng hạn, như: tham chiếu đến quy tắc bảo hiểm 1982 do Hiệp hội Bảo hiểm London ban hành;
khi đó, sẽ có 3 điều khoản bảo hiểm chính liên quan đến rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển đó là điều kiện A,B và C. Trong đó, điều kiện C là điều kiện bảo hiểm cho ít
rủi ro nhất và điều kiện A là điều kiện bảo hiểm cho tất cả các rủi ro (ngoại trừ các rủi ro đặc biệt
như: chiến tranh, đình công, … phải mua bảo hiểm riêng)

118
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Chứng từ bảo hiểm có các chức năng sau: Thứ nhất, xác nhận việc hợp đồng bảo
hiểm với những điều khoản cụ thể của chứng từ bảo hiểm được ký kết; thứ hai, xác
nhận việc phí bảo hiểm đã được trả cũng như chứng từ bảo hiểm đã bắt đầu có
hiệu lực; và cuối cùng là, đây là chứng từ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại công ty
bảo hiểm nhằm nhận được tiền bồi thường bảo hiểm.

2.1.2.4.2. Phân loại chứng từ bảo hiểm


• Điều 28 – UCP 600 quy định về chứng từ bảo hiểm và giá trị được bảo
hiểm như sau:
− Chứng từ bảo hiểm cũng như hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao23 thì phải thể hiện là do các công ty bảo
hiểm, những người bán bảo hiểm hoặc các đại lý của họ hoặc những người
được họ ủy quyền phát hành và ký tên.

Bất kỳ chữ ký nào của đại lý hay người được ủy nhiệm phải ghi rõ là đại lý
hay người được ủy nhiệm đó hay đại diện cho công ty bảo hiểm hoặc ký
thay hay đại diện cho công ty bảo hiểm.

− Khi chứng từ bảo hiểm có ghi rõ là nó được phát hành nhiều bản chính thì
tất cả các bản chính phải được xuất trình.
− Các phiếu bảo hiểm24 sẽ không được chấp nhận.
− Một hợp đồng bảo hiểm được chấp nhận thay cho giấy chứng nhận bảo
hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao.
− Ngày của chứng từ bảo hiểm không được trễ hơn ngày giao hàng, trừ khi
chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không trễ
hơn ngày giao hàng.
− Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền được bảo hiểm và ghi cùng với đồng
tiền ghi trong thư tín dụng
Quy định của thư tín dụng về giá trị được bảo hiểm tính theo tỷ lệ trên
giá trị hàng hóa, trên giá trị của hóa đơn hoặc tương đương như vậy
được xem như số tiền được bảo hiểm tối thiểu theo quy định.

23
Khi nhà xuất khẩu bán hàng thường xuyên thì họ thường ký một hợp đồng bảo hiểm bao (open
policy/open cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kỳ thời điểm nào trong một
thời hạn nhất định theo các điều kiện và điều khoản đã thỏa thuận trước. Khi đó, cứ mỗi lần giao
hàng thì nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chi tiết liên quan đến lô hàng cụ thể và trả phí bảo hiểm;
trên cơ sở tờ khai này, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một giấy chứng nhận bảo hiểm (insurance
certificate) hoặc ký xác nhận vào tờ khai bảo hiểm bao (hay gọi đầy đủ là tờ khai hợp đồng bảo
hiểm bao – declaration under an open cover) và trao cho nhà xuất khẩu.
24
Phiếu bảo hiểm (cover note) không phải là hợp đồng bảo hiểm (insurance policy) hay giấy chứng
nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, mà chỉ đơn thuần là một tờ giấy xác nhận bảo
hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành; chính vì thế, không thể sử dụng phiếu bảo hiểm để
khiếu nại nhằm đòi tiền bảo hiểm được.

119
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Nếu thư tín dụng không có chỉ dẫn gì về giá trị được bảo hiểm được
quy định, thì số tiền được bảo hiểm tối thiểu phải bằng 110% giá
hàng theo điều kiện CIF hoặc theo điều kiện CIP.
Khi giá CIF hoặc giá CIP không thể xác định được dựa trên chứng từ,
thì số tiền được bảo hiểm phải được tính toán trên cơ sở chọn lấy số
tiền lớn hơn giữa số tiền phải thanh toán hoặc chiết khấu với tổng trị
giá hàng hóa ghi trên hóa đơn.
Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ rủi ro được bảo hiểm ít nhất từ nơi giao
hàng hoặc nơi nhận hàng để gửi đến nơi dỡ dàng hoặc nơi đến cuối
cùng theo quy định của thư tín dụng.
− Thư tín dụng phải ghi rõ loại bảo hiểm quy định và, nếu cần, những rủi ro
thêm phải mua bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm cũng sẽ được chấp nhận
không kể đến có bất kỳ rủi ro nào không được bảo hiểm nếu thư tín dụng
quy định những từ không rõ ràng như “rủi ro thông thường” hoặc “rủi ro
theo tập quán”.
− Khi thư tín dụng quy định bảo hiểm “mọi rủi ro” và chứng từ bảo hiểm
được xuất trình có ghi chú hoặc điều khoản “mọi rủi ro” cho dù có hay
không tiêu đề “mọi rủi ro” thì chứng từ bảo hiểm đó vẫn được chấp nhận
mà không xem xét đến bất kỳ rủi ro nào quy định mà không được bảo
hiểm.
− Chứng từ bảo hiểm có thể chứa dẫn chiếu về bất kỳ điều khoản miễn trừ
nào.
− Chứng từ bảo hiểm có thể ghi mức bồi thường tính theo giá trị hàng hóa
mua bán hoặc tính theo mức vượt trội hơn giá trị đó (được trừ lùi lại).

• Chứng từ bảo hiểm thường sử dụng là giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp
đồng bảo hiểm.
− Giấy chứng nhận bảo hiểm (insurance certificate) là chứng từ do người (hay
tổ chức) bảo hiểm chấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa
bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo
hiểm chỉ bao gồm các điểu khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi
tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa
thuận.
− Hợp đồng bảo hiểm (insurance policy) là chứng từ do người (hay tổ chức)
bảo hiểm cấp bao gồm các điều khoản thường được in sẵn và các điều
khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm.
Các điều khoản thường được in sẵn là những điều khoản chung và có
tính chất thường xuyên, quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và
người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm.
Các điều khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm, như:
Thông tin về người bảo hiểm và người được bảo hiểm;

120
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Thông tin về đối tượng được bảo hiểm: tên hàng, số lượng, ký mã
hiệu hàng hóa, phương tiện vận chuyển, hành trình vận chuyển, …;
Số tiền được bảo hiểm là mức bảo hiểm tối thiểu 110% trị giá hàng
hóa và phải thể hiện bằng loại tiền như trong hợp đồng hoặc thư tín
dụng;
Điều kiện bảo hiểm được thỏa thuận:
o Áp dụng một trong ba điều kiện bảo hiểm cơ bản theo quy tắc
bảo hiểm do Hiệp hội Bảo hiểm London ban hành năm 1982 gồm
các điều kiện sau:
Điều kiện A: Mọi rủi ro (AR – All Rick);
Điều kiện B: Có tổn thất riêng (WA – With particular Average);
Điều kiện C: Miễn tổn thất riêng (WPA – Free from Particular
Average).
o Và có thể bổ sung các điều kiện bảo hiểm phụ khác, như: rủi ro
chiến tranh (war risk); rủi ro đình công, bạo động và dân biến
(strikes, riots and civil commotion) hay rủi ro mất cắp, mất trộm và
không giao hàng (thief, pliferage and non-delivery).
Phí bảo hiểm;
Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm;
Số lượng hợp đồng bảo hiểm gốc được phát hành (thường được lập
thành 2 bản gốc).

121
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.8: Chứng từ bảo hiểm

122
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.8


Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Hình thức chứng từ : ____________________________________________
− Thông tin chi tiết về công ty bảo hiểm
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Thông tin bảo hiểm
− Người được bảo hiểm : ____________________________________________
____________________________________________
− Trị giá bảo hiểm : ____________________________________________
− Thông tin vận chuyển
Tên tàu/số chuyến : ____________________________________________
Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
Thời gian khởi hành : ____________________________________________
Cảng xếp hàng : ____________________________________________
Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
Chuyển tải : ____________________________________________
Đối tượng bảo hiểm
− Hàng hóa được bảo hiểm : ____________________________________________
− Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
− Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
− Số lượng : ____________________________________________
− Hợp đồng tham chiếu : ____________________________________________
− Đặc điểm hàng hóa : ____________________________________________
Điều kiện bảo hiểm
− Điều kiện ____ theo Hiệp hội bảo hiểm ______________________;
− Điều khoản bổ sung bảo hiểm hàng hóa liên quan đến ____;
− Điều khoản bổ sung bảo hiểm hàng hóa liên quan đến ____;
− Thanh toán phí bảo hiểm trước ngày ________________________.

2.1.2.5. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa


Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ25 (Certificate of Origin – C/O) là văn
bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức
thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên
quy định về yêu cầu về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đó. Xác
định xuất xứ hàng hóa là công việc quan trọng và rất cần thiết trong thương mại
quốc tế, bởi vì:

25
Theo khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

123
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Nhằm xác định ưu đãi thuế quan giữa các nước dành cho nhau;
• Là cơ sở để áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá;
• Để thuận tiện trong việc thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch.

Hiện nay, có rất nhiều mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam thì
chứng từ này được cấp bởi Bộ Công thương và Phòng Thương mại và Công
nghiệp VCCI. Cụ thể:
• Đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Hiệp định đa phương (được
trình bày ở bảng 2.1 dưới đây).
• Đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Hiệp định song phương thì:
− Bộ Công thương cấp C/O đối với những nước có yêu cầu; chẳng hạn, như:
Hàn Quốc : Mẫu VK
Nhật Bản : Mẫu VJ
Chile : Mẫu VC
Lào : Mẫu S
Camphuchia : Mẫu X
− VCCI cấp C/O
Nam Phi : Mẫu DA59
Thổ Nhĩ Kỳ : Mẫu TNK
• Đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ áp dụng cho một số mặt hàng
thì do VCCI cấp. Đó là:
− Mẫu Anexco III sử dụng cho hàng giày dép, dệt may xuất khẩu vào Mexico;
− Và mẫu ICO sử dụng cho sản phẩm cà phê.

Bảng 2.1: Cơ quan cấp C/O của Hiệp định đa phương


MẪU NHỮNG QUỐC GIA YÊU CẦU CÓ C/O CƠ QUAN CẤP
1 Anh Belarus VCCI
2 Canada Nga
C/O FORM A26
3 Mỹ BỘ CÔNG
4 Bulgaria THƯƠNG
C/O FORM Châu Âu27 Việt Nam BỘ CÔNG

26
Nga và Belarus của Liên minh kinh tế Á − Âu (EAEU) chính thức không cho Việt Nam hưởng chế
độ Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP kể từ ngày 12/10/2021. Đây là hiệp định ưu đãi đơn phương.
27
Cần lưu ý:
• Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo
chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập theo mẫu REX. Tham khảo chi tiết tại Thông tư số
38/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 của Bộ Tài chính quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ
hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ
Nhĩ Kỳ.
• Theo thông tư số 11/2020/TT-BCT thì khi xuất khẩu sang Châu Âu thì:
− Đối với lô hàng có trị không quá 6.000 EURO thì có thể tự chứng nhận xuất xứ hoặc phải có
C/O mẫu EUR.1;
− Đối với lô hàng có trị giá lớn hơn 6.000 EURO thì phải có C/O mẫu EUR.1.

124
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

EUR.1 THƯƠNG
C/O FORM B C/O này không được hưởng ưu đãi thuế VCCI
1 Brunei
2 Camphuchia
3 Indonesia
4 Lào
5 Malaysia BỘ CÔNG
C/O FORM D CÁC NƯỚC ASEAN
6 Myanmar THƯƠNG
7 Philipines
8 Singapore
9 Thái Lan
10 Việt Nam
1 Trung Quốc
C/O FORM E
2 Các nước ASEAN
1 Hàn Quốc BỘ CÔNG
C/O FORM AK
2 Các nước ASEAN THƯƠNG
1 Nhật Bản
C/O FORM AJ
2 Các nước ASEAN
1 Úc
C/O FORM
2 New Zealand
AANZ28
3 Các nước ASEAN
Áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước tham VCCI
C/O FORM gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (thuộc
GSTP nhóm G77) cho Việt Nam hưởng ưu đãi (GSTP –
Global System of Trade Preperences)

Với lô hàng này thì công ty TNN VIETNAM BLACK TEA lập giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa theo mẫu B29; điều đó có nghĩa là, chứng từ này được lập với chỉ với mục
đích là chứng nhận xuất xứ hàng hóa là ở Việt Nam mà không được lập với mục
đích để hưởng ưu đãi thuế quan. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B là loại
C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) phát hành cho những hàng
hóa xuất xứ tại Việt Nam sang các quốc gia trong các trường hợp sau:
• Nước nhập khẩu không có chế độ GSP;
• Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng;

28
Hai quốc gia này không đề cập đến chế độ GSP nhưng:
• Newzealand dành ưu đãi cho các nước chậm phát triển (LDC) và kém phát triển (LLDC). Khi đó,
Việt Nam được hưởng ưu đãi theo nhóm nước LCD;
• Úc dành ưu đãi cho các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển với mức thuế được
ký hiệu là DC hoặc DCS. Khi đó, Việt Nam thuộc nhóm nước được hưởng mức thuế DCS.
29
Cần chú ý rắng, việc lập chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu nào là tùy theo Hiệp định
thương mại FTA mà Việt nam đã ký kết cũng như theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Tham khảo nội dung này trong bài giảng Hàng hóa.

125
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Nước nhập khẩu có chế độ GSP và cho Việt Nam hưởng nhưng hàng hóa
xuất khẩu không đáp ứng vào các tiêu chuẩn của GSP.

Hình 2.9: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B

126
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.9


• Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
• Nội dung từng ô trên chứng từ
− Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Ô số 2: Thông tin nhà nhập khẩu
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Ô số 3: Phương tiện và hành trình vận chuyển
Hình thức vận chuyển : ____________________________________________
Cảng xếp hàng : ____________________________________________
Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
− Ô số 4: Tên và địa chỉ tổ chức phát hành
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Ô số 5: Mục dành riêng cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu
− Ô số 6: Thông tin chi tiết lô hàng
Số lượng bao : ____________________________________________
Tên hàng hóa : ____________________________________________
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
− Ô số 7: Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
− Ô số 8: Số và ngày cấp hóa đơn thương mại
Số hiệu hóa đơn : ____________________________________________
Ngày ký phát : ____________________________________________
− Ô số 9: Thời gian và con dấu của tổ chức cấp
− Ô số 10: Thời gian và con dấu của nhà xuất khẩu

2.1.2.6. Chứng nhận bản chất hàng hóa


Chứng từ chứng nhận bản chất hàng hóa là những chứng từ do bên thứ ba
(chẳng hạn, như: cơ quan nhà nước hay các công ty kiểm định) phát hành
nhằm kết luận chất lượng về hàng hóa. Bao gồm: giấy chứng nhận số lượng
lượng, giấy chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận khử trùng và các chứng từ khác.

Chứng từ này phát sinh hay không tùy thuộc vào đặc điểm của lô hàng và cũng
như yêu cầu của bên mua. Theo hợp đồng ngoại thương số 01FG-KAB/11 được ký
kết giữa công ty TNHH VIETNAM BLACK TEA với công ty DAMACUSHERS thì đối
với lô hàng VIETNAM BLACK TEA STD 3983 thì chứng từ chứng nhận bản chất
hàng hóa được quy định tại điều 7 bao gồm:

127
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Chứng nhận số lượng và chất lượng;


• Chứng nhận bức xạ;
• Chứng nhận y tế;
• Chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Trên cơ sở đó, người bán sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định hiện hành để
được cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật từ Cục bảo vệ thực vật; trong khi đó, các
chứng từ còn lại thì sẽ đề nghị công ty VINACONTROL30 thực hiện kiểm định và
cấp các chứng từ này.

Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (Quality and quantity certificate) là
chứng từ do bên thứ ba cấp nhằm kết luận hàng hóa sau khi sản xuất có phù
hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và có đáp ứng về các điều khoản chất lượng/số
lượng/trọng lượng như cam kết trong hợp đồng ngoại thương hay không.
Thông thường, bên thứ ba là một công ty kiểm định độc lập có uy tín được người
mua và người bán thoả thuận chọn lựa để thực hiện việc kiểm định về chất
lượng/số lượng/trọng lượng trước khi xuất hàng.

30
Vinacontrol tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương nghiệp,
nay là Bộ Công thương - là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, chứng nhận
và đánh giá chất lượng (gọi chung là đánh giá sự phù hợp) tại Việt Nam. Được thành lập từ năm
1957, với hơn 60 năm hoạt động, Vinacontrol là đối tác tin cậy các cơ quan quản lý Nhà nước, ban
Quản lý dự án, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động đánh giá sự phù hợp.
• Trụ sở văn phòng
54 Trần Nhân Tông, Hà Nội
Tel: +84 24 3943 3840
Emaii: vinacontrol@vinacontrol.com.vn
• Dịch vụ đánh giá sự phù hợp
− Giám định;
− Phân tích và thử nghiệm;
− Đánh giá và chứng nhận;
− Kiểm định và hiệu chuẩn;
− Dịch vụ khác, như:
Hun và khử trùng;
Thẩm định giá;
Thẩm định môi trường;
Quản lý hàng thế chấp;
Tư vấn và đào tạo.

128
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.10: Chứng nhận số lượng và chất lượng

129
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.10


Thông tin cơ bản chứng từ
− Tổ chức kiểm định : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày cấp : ____________________________________________
Thông tin vận chuyển
− Người giao hàng : ____________________________________________
____________________________________________
− Người nhận hàng : ____________________________________________
____________________________________________
− Người nhận thông báo : ____________________________________________
− Tên hàng hóa : ____________________________________________
− Số lượng : ____________________________________________
____________________________________________
− Trọng lượng
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
− Tên tàu và số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
− Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
− Ngày xuất khẩu : ____________________________________________
Kết quả kiểm định
− Hình thức đóng gói: Trà được đựng bằng _________ với khối lượng là ________.
− Số lượng:
100% số lượng hàng hóa được kiểm đếm khi đóng vào 02 container cao
40' có số hiệu container và số seal là:
INKU6515772/9436022 : ____________________________________________
TGHU7502610/9436021 : ____________________________________________
Hình thức kiểm định _____________ chọn ra ____ túi trà và _____ túi rỗng
theo lô. Kết quả kiểm định:
Tổng trọng lượng tịnh là _________________
Tổng trọng lượng cả bì là ________________
− Chất lượng:
Theo tiêu chuẩn _________________________________ thì kết luận là chất lượng lô
hàng này đúng như mẫu đã gửi và được người mua chấp nhận.
Nơi và thời gian thực hiện kiểm định
− Nơi kiểm định : ____________________________________________
− Thời gian kiểm định : ____________________________________________

130
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Chứng nhận bức xạ (Radiation certificate) là chứng từ do bên thứ ba cấp


nhằm kết luận rằng hàng hóa không bị nhiễm chất phóng xạ.

Hình 2.11: Chứng nhận phóng xạ

131
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.11


Thông tin cơ bản chứng từ
− Tổ chức kiểm định : ____________________________________________
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày cấp : ____________________________________________
Thông tin vận chuyển : Nội dung như hình 2.10
Kết quả kiểm định
− Hình thức đóng gói: Trà được đựng bằng __________ với khối lượng là _______;
và sau đó, lô hàng được đóng trong _____ container ___________ có số hiệu
container và số seal là:
INKU6515772/9436022 : ____________________________________________
TGHU7502610/9436021 : ____________________________________________
− Phóng xạ
Theo tiêu chuẩn __________________________________ thì kết luận là lô hàng
không nhiễm chất phóng xạ và đảm bảo khi sử dụng.
Nơi và thời gian thực hiện kiểm định:
− Nơi kiểm định : ____________________________________________
− Thời gian kiểm định : ____________________________________________

Giấy chứng nhận y tế (Health certificate) giấy chứng từ được bên thứ ba cấp
cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng thực phẩm.

Diễn giải nội dung hình 2.11


Thông tin cơ bản chứng từ
− Tổ chức kiểm định : ____________________________________________
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày cấp : ____________________________________________
Thông tin vận chuyển : Nội dung như hình 2.10
Kết quả kiểm định
− Hình thức đóng gói: Trà được đựng bằng ___________ với khối lượng là ______;
và sau đó, lô hàng được đóng trong ____ container ___________ có số hiệu
container và số seal là:
INKU6515772/9436022 : ____________________________________________
TGHU7502610/9436021 : ____________________________________________
− Y tế:
Theo tiêu chuẩn __________________________ thì kết luận là lô hàng nguyên
chất và không sử dụng phẩm màu nên đảm bảo sức khỏe của người tiêu
dùng khi sử dụng.
Nơi và thời gian thực hiện kiểm định: Nội dung như hình 2.10

132
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.12: Chứng nhận y tế

133
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là chứng từ
do cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi kiểm dịch và chứng nhận rằng thực
vật, sản phẩm thực vật hoặc vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác đã
được kiểm tra và/hoặc thử nghiệm theo quy trình thích hợp.

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là Cục
bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kiểm dịch là
công tác quản lý của Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh, vi sinh vật
có hại hay cỏ dại nguy hiểm có nguy cơ lây lan hay nhiễm bệnh. Mục đích của việc
kiểm dịch thực vật là nhằm:
• Kiểm tra nhanh chóng để phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối
tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu,
quá cảnh và sau nhập khẩu.
• Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng
kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.

134
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.13: Chứng nhận kiểm dịch thực vật

135
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.2. Chứng từ hải quan


Chứng từ hải quan là những chứng từ minh chứng cho việc thực hiện khai
báo hải quan theo đúng quy định cũng như hoàn thành xong thủ tục hải
quan. Chứng từ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan (kết quả phân luồng), tờ khai
hải quan (thông quan) và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát
hải quan (hay còn gọi là mã vạch).
• Tờ khai hải quan kết quả phân luồng do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải
quan trả kết quả sau khi người khai hải quan31 truyền kết quả tờ khai hải quan
trên phần mềm ECUSS5/VNACCS.
• Tờ khai hải quan thông quan và mã vạch được in ra từ website của Hải quan
sau khi người khai hải quan đã thực hiện các thủ tục hải quan.

Hiện nay, việc khai báo hải quan được thực hiện dưới hình thức điện tử trên phần
mềm ECUSS5/VNACCS32. Hệ thống phần mềm này được thiết kế theo chuẩn mực
của Hệ thống Hải quan điện tử hiện đại nên đáp ứng đủ các quy trình nghiệp vụ
của hệ thống VNACCS/VCIS do Hải quan Nhật Bản tài trợ; và đồng thời, vẫn giữ
được cách thiết kế truyền thống của phần mềm ECUS mà doanh nghiệp thường sử
dụng. Các mã nghiệp vụ được tích hợp sẵn vào chương trình nên người khai hải
quan chỉ việc chọn các nghiệp vụ theo quy trình một cách dễ dàng.

Tờ khai VNACCS được thiết kế gồm ba phần, đó là:


• Danh sách các nút nghiệp vụ (các nút này sẽ tự động sáng lên theo từng trạng
thái của tờ khai);
• Hướng dẫn nhập liệu cho từng chỉ tiêu trên tờ khai và thông điệp thông báo
trả về từ hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan;
• Thông tin tờ khai hải quan bao gồm các Tab như sau:
− Đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu sẽ bao gồm các Tab:
Thông tin chung, Thông tin container, Danh sách hàng;
Chỉ thị của Hải quan, Kết quả xử lý tờ khai và Quản lý tờ khai.
− Đối với tờ khai hàng hóa nhập khẩu sẽ bao gồm các Tab:
Thông tin chung; Thông tin chung 2; Danh sách hàng;
Chỉ thị của Hải quan, kết quả xử lý tờ khai và quản lý tờ khai
Người khai hải quan chỉ khai báo ở ba Tab đầu tiên trên phần mềm ECUSS5/
VNACCS.

31
Theo khoản 14 điều 4 của Luật Hải quan (2014) thì người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa;
chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người
khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
32
Nội dung cũng như cách thức khai báo sẽ được trình bày trong học phần Nghiệp vụ hải quan.

136
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.14: Màn hình khai báo hải quan trên phần mềm ECUSS

Đặc điểm của tờ khai VNACCS


• Việc khai hải quan trên phần mềm ECUSS5/VNACCS sẽ được thực hiện theo các
bước nghiệp vụ tương ưng với một mã như sau:
1. Lấy thông tin tờ khai từ hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan (IDB);
2. Khai trước thông tin tờ khai (IDA);
3. Khai chính thức tờ khai (IDC);
4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan hệ thống dữ liệu điện tử;
5. Sửa tờ khai với các nút nghiệp vụ;
6. Xem thông tin tờ khai từ hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan.
• Danh sách hàng trên tờ khai chỉ được khai tối đa 50 dòng. Do đó, khi tờ khai có
số dòng lớn hơn 50 thì sẽ được hệ thống tự động tách thành nhiều nhánh tờ
khai.
• Các danh mục như loại hình xuất khẩu, đơn vị hải quan, cảng cửa khẩu, đơn vị
tính, ... đều được chuẩn hóa theo chuẩn mực VNACCS.
• Các chỉ tiêu bắt buộc phải nhập thông trên tờ khai rất ít và được ký hiệu để
người khai hải quan biết. Các chỉ tiêu khác thì hệ thống sẽ tự động lấy thông
tin. Chẳng hạn, như:
− Nếu người khai hải quan chỉ nhập mã của đơn vị xuất nhập khẩu thì hệ
thống sẽ tự động hiển thị các kết quả khác có liên quan (như: tên đơn vị, địa
chỉ, ...)

137
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Khi khai báo trong Tab “Danh sách mặt hàng” thì người khai hải quan
không cần nhập thông tin về trị giá tính thuế và thuế suất. Những thông tin
này sẽ được hệ thống trả về33.

Quy trình khai báo hải quan trên phần mềm ECUSS
Dựa trên đặc điểm của tờ khai VNACCS là thực hiện theo các bước nghiệp vụ đã
được tích hợp sẵn trên các nút nghiệp vụ theo thứ tự các bước thực hiện như sau:
• Nút nghiệp vụ số 1: Lấy thông tin tờ khai từ Hải quan (IDB)
− Khi tạo tờ khai mới thì người khai hải quan sẽ thấy chỉ có nút nghiệp vụ này
sáng lên; điều đó có nghĩa là, nghiệp vụ này phải được thực hiện đầu tiên
nhưng trên thực tế thì nghiệp vụ này chì dùng để lấy lại thông tin tờ khai
hải quan trước đó trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan hoặc một số
tiêu chí của tờ khai hải quan thông qua các chứng từ đã khai báo trước đó
(như hóa đơn hay e-manifest).
− Thông thường, người khai hải quan sẽ tự nhập thông tin trên tờ khai mới.
Sau khi đã hoàn thành thì tiến hành lưu lại tờ khai hải quan bằng cách nhấn
vào nút “Ghi” trên hệ thống. Khi đó, nút nghiệp vụ số 2 sẽ sáng lên; điều đó
có nghĩa là, người khai hải quan sẽ thực hiện nghiệp vụ này tiếp theo.
• Nút nghiệp vụ số 2: Khai trước thông tin tờ khai (IDA)
Sau khi nhấn vào nút Ghi thì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan sẽ trả về
số tờ khai hải quan, các thông tin còn thiếu và quan trọng nhất là thông tin về
số tiền nộp các loại thuế do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan xác định.
Trên cơ sở đó, người khai hải quan sẽ kiểm tra thông tin trên tờ khai mà hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan trả về và quyết định một trong hai tình
huống sau:
− Nếu người khai hải quan đồng ý với những thông tin cũng như số tiền thuế
phải nộp được xác định trên tờ khai hải quan này thì thực hiện nghiệp vụ
thứ 3 là khai chính thức tờ khai (IDC).
− Nếu người khai hải quan không đồng ý với những thông tin cũng như cho
rằng số tiền thuế phải nộp được hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan xác
định là chưa phù hợp.
Người khai hải quan có thể tiếp tục sửa tờ khai và thực hiện lại bước
khai trước thông tin tờ khai trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan
để nhận kết quả mới trả về (bước này có thể thực hiện lặp lại nhiều lần
mà không bị giới hạn).
Để sửa lại thông tin tờ khai thì người khai hải quan sẽ:

33
Đó là lý do để giải thích vì sao lại có bước 2 là khai trước thông tin tờ khai (IDA). Có thể hiểu là
việc khai trước thông tin tờ khai để hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan trả về các thông tin còn thiếu
trong đó có kết quả của việc xác định các loại thuế phải nộp. Nếu người khai hải quan đồng ý với
kết quả được hệ thống trả về thì mới tiến hành khai chính thức bằng nghiệp vụ ở bước 3 là khai
chính thức tờ khai (IDC). Khi thực hiện nghiệp vụ IDC thì hệ thống dự liệu điện tử Hải quan mới đưa
tờ khai vào xử lý thông quan.

138
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Quay lại bước 1 là lấy thông tin tờ khai từ hải quan (IDB);
Sửa lại tờ khai sau khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan tải về
nội dung tờ khai. Và hoàn tất việc sửa tờ khai thì người khai hải quan
sẽ lưu lại tờ khai hải quan bằng cách nhấn vào nút “Ghi” trên hệ
thống.
Thực hiện tiếp bước 2 là khai trước thông tin tờ khai (IDA) và nhận
kết quả thông tin tờ khai được hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải
quan trả về.
• Nút nghiệp vụ số 3: Khai chính thức tờ khai (IDC)
Nghiệp vụ này được thực hiện khi người khai hải quan đồng ý với nội dung tờ
khai do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan trả về khi khai trước thông tin
tờ khai (IDA). Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ này thì tờ khai sẽ
được khai chính thức và được hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan đưa vào xử lý
thông quan.
• Nút nghiệp vụ số 4: Lấy kết quả phân luồng, thông quan
Nghiệp vụ này được thực hiện nhằm lấy các thông tin chính thức của tờ khai
kết quả phân luồng. Sau khi nhận được kết quả phân luồng thì người khai hải
quan vào Tab “Kết quả xử lý tờ khai” để in tờ khai kết quả phân luồng và các
thông báo của tờ khai để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.
• Nút nghiệp vụ từ mục 5.1 đến mục 5.4: Sửa tờ khai chính thức.
Các bước thực hiện giống như quy trình khai mới tờ khai nhưng chỉ khác là
thực hiện khi người khai hải quan muốn sửa tờ khai đã khai chính thức.
• Nút nghiệp vụ số 6: Xem thông tin tờ khai Hải quan
Nghiệp vụ này được sử dụng để xem tờ khai được lưu trên hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử Hải quan mà người khai hải quan đã khai báo trước đó.

2.3. Chứng từ giao nhận


Chứng từ giao nhận là chứng từ phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ tác
nghiệp liên quan đến quá trình vận chuyển của hàng hóa. Các loại chứng từ
giao nhận này phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động giao nhận (FCL hay LCL)
cũng như tính chất của lô hàng (lô hàng xuất khẩu hay lô hàng nhập khẩu)34.

2.3.1. Chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên container
2.3.1.1. Chứng từ giao lô hàng xuất khẩu nguyên container
Với lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển thì chứng từ giao nhận
bao gồm:
• Chứng từ booking (booking request và booking confirmation);
• Giấy hướng dẫn gửi hàng (SI − Shipping Instruction);
• Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế;
• Chứng từ do cảng xếp hàng phát hành.

34
Các chứng từ giao nhận được giới thiệu trong phần này không phát sinh từ lô hàng kiểm hóa
(luồng đỏ). Với lô hàng luồng đỏ thì sẽ được trình bày trong học phần Nghiệp vụ hải quan.

139
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.3.1.1.1. Chứng từ booking


Khi người mua và người bán đã thỏa thuận xong về các điều khoản giao dịch và
được thể hiện trên hợp đồng ngoại thương; khi đó, bên có nghĩa vụ thuê phương
tiện vận tải sẽ liên hệ với hãng tàu (hay FWD) để đặt chỗ nhằm đảm bảo tiến độ
giao nhận hàng hóa như đã cam kết. Như vậy, booking được hiểu đơn giãn nhất
là việc đặt chỗ trên tàu. Thông thường, booking được thực hiện như sau: (1) gửi
yêu cầu đặt trước một chỗ trên tàu thông qua Booking request; (2) nhận Booking
note và gửi xác nhận đặt chỗ với hãng tàu bằng Booking confirmation35, (3) xác
nhận thông tin liên hệ với hãng tàu để nhận lệnh cấp container rỗng và (4) ký nhận
phiếu giao nhận container rỗng.

Chứng từ booking36 là những chứng từ liên quan đến việc đặt chỗ (book) trên
phương tiện vận tải do hãng tàu phát hành, bao gồm booking request,
booking confirmation, lệnh cấp container rỗng và phiếu giao nhận container.

• Booking request
Booking request đơn giản là một yêu cầu của người gửi hàng cho đại lý
hãng tàu nhằm đặt một chỗ trên tàu với một lịch trình và thời gian sẵn có.
Mỗi hãng tàu sẽ có một biểu mẫu riêng để người gửi hàng có thể thực hiện
booking request và có thể là người gửi hàng phải lên website hãng tàu để điền
thông tin và cũng có hãng tàu hoặc công ty kinh doanh cước (NVOCC)37 yêu
cầu người gửi hàng phải gửi yêu cầu qua email.

Đối với hãng tàu CMA-CGM thì việc lấy book thường được thực hiện trực tiếp
thông qua website của hãng tàu. Hình 2.15 dưới đây sẽ trình bày cách lấy book
trên website của hãng tàu CMA-CGM.

35
Trên thực tế, tùy từng doanh nghiệp lập Booking confirmation dưới các hình thức như : trả lời
bằng mail, xác nhận đặt chỗ bằng chứng từ theo mẫu đã có sẵn hoặc sumbit trên hệ thống hãng
tàu.
36
Để minh họa cho việc lấy book cũng như các chứng từ booking, tác giả sẽ trình bày các nghiệp
vụ tác nghiệp của hãng tàu CMA-CGM. Cần chú ý rằng, mỗi hãng tàu sẽ có một cách thức riêng
biệt. Thông tin chung về hãng tàu CMA-CGM
• Trụ sở chính : Marseille, Pháp (1978)
• Số lượng văn phòng : 755
• Số lượng nhân viên : Hơn 110.000
• Tàu lớn nhất của CMA CGM : CMA CGM Jacques Saade (23.000 TEU)
• Năng lực khai thác là 3.007.131 TEU (với 542 tàu) và đứng thứ 3 trong danh sách 10 công ty vận
tải container lớn nhất thế giới về năng lực khai thác theo số liệu của Alphaliner công bố tính
đến thời điểm 26/08/2021.
37
NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier) là công ty khai thác hoạt động vận tải đường
biển hay kinh doanh cước vận tải nhưng không sở hữu phương tiện vận chuyển (tàu biển). NVOCC
đóng vai trò trung gian trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể:
• Đại lý hãng tàu;
• Tổ chức quá trình vận chuyển;
• Sở hữu và khai thác vỏ container hoặc thuê từ hãng tàu.

140
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.15: Màn hình khai báo lấy book trên website của hãng tàu

Bước 1: Điền chính xác thông tin về số hiệu hợp đồng và tên cảng xếp
hàng cũng như cảng dỡ hàng.

141
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Bước 2: Chọn tàu và hành trình vận chuyển

− Routing Finder
Chức năng này hệ thống sẽ gợi ý lịch trình của các chuyến trong 03 tuần
tới. Sau khi lựa chọn được chuyến phù hợp thì người lấy book sẽ khai báo
chi tiết về cảng vận chuyển; và đồng thời, nếu có vận chuyển nội địa thì
cũng phải khai báo chi tiết.

− Chọn Next để thực hiện bước tiếp theo

Bước 3: Khai báo các bên tham gia vào hoạt động giao nhận
Có ba cách để khai báo các bên tham gia vào hoạt động giao nhận, đó là: tìm
kiếm theo tên, tìm kiếm theo quốc gia và tạo công ty (bên tham gia) mới.
− Tìm kiếm theo tên (search by name)
Nhập tên công ty hoặc chọn công ty phù hợp trong danh sách 10 đối tác
mà người lấy book thường giao dịch.

142
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Tìm kiếm theo quốc gia (search by country or favourite)


Nhập tên quốc gia của người lấy book đang hoạt động. Có thể nhập ký tự
đầu tiên hoặc kéo thanh công cụ để tìm kiếm.

− Tạo công ty (bên tham gia) mới (create a party)

143
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Bước 4: Khai báo container và mô tả hàng hóa

Bước 5: Mô tả hình thức thanh toán cước


− Khai báo về hình thức thanh toán cước, nơi và tên người thanh toán cước.

− Khai báo bảo hiểm cho lô hàng

144
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Trong nhiều trường hợp phí bảo hiểm không thể xác định được thì có
thể khai báo phí bảo hiểm tạm tính.

Khi sửa đổi booking thì không thể khai báo lại phí bảo hiểm. Khi đó,
người đặt booking phải dùng link “Please contact us” để trao đổi lại với
hãng tàu về việc sửa đổi phí bảo hiểm.

145
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Click Next để qua bước tiếp theo

Bước 6: Kiểm tra và gửi yêu cầu


− Xem lại cẩn thận tất cả các nội dung và nếu có thay đổi bất kỳ thông tin
nào thì nhấn vào Modify.

− Nếu thông tin khai báo trên booking request đã hoàn chỉnh thì người
booking nhấn vào Sumbit.

− Người booking sẽ nhận được thông báo qua email về việc booking được
xác nhận và có số booking kèm theo chứng từ booking confirmation được
định dạng bằng file PDF trong Booking Dashboard.
− Sau mỗi bước, người đặt booking có thể lưu lại booking request dưới dạng
bản nháp và nên đặt tên cho bản nháp này để tiện cho việc tìm kiếm lại
trong Booking Dashboard.

146
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Booking confirmation
Khi booking request được người vận chuyển chấp nhận thì họ sẽ phản hồi lại
người đặt booking nhằm xác nhận việc đặt chỗ và được gọi là booking
confirmation (hay booking receipt note). Hay nói một cách khác, Booking
confirmation là chứng từ xác nhận đặt chỗ trên cơ sở của booking request
mà người đặt chỗ gửi cho người vận chuyển.

147
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.16: Booking confirmation

148
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.16


Thông tin đại lý hãng tàu
− Tên văn phòng hãng tàu : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Xác nhận về việc đặt chỗ
− Thông tin người đặt chỗ
Số booking : ____________________________________________
Tên người đặt chỗ : ____________________________________________
Ngày đặt chỗ : ____________________________________________
− Thông tin hành trình
Người gửi hàng : ____________________________________________
Tàu và số chuyến : ____________________________________________
____________________________________________
− Tên cảng và thời gian quy định
Tên cảng
Cảng xếp hàng : ____________________________________________
Địa điểm xếp hàng : ____________________________________________
Nơi chuyển tải : ____________________________________________
Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
Thời gian quy định
Thời gian cắt máng38: ____________________________________________
Hạn chót nộp VGM : ____________________________________________
39
Dự kiến tàu chạy : ____________________________________________
40
Dự kiến ngày tàu đến
o Cảng trung chuyển ____________________________________________
o Cảng dỡ hàng ____________________________________________
− Chú ý với người đặt chỗ
Tàu KOTA JOHAN số 0IU4QS1NC dự kiến khởi hành vào ngày ______________
Thời gian cắt máng tại cảng Cát Lái là lúc ____________________________________
Hạn chót gửi SI và VGM vào lúc ______________________________________________
Thông tin về lô hàng
− Container
Ngày cấp container : ____________________________________________

38
Cut off date hay closing time là “thời gian cắt máng”. Đây chính là thời hạn cuối cùng mà người
gửi hàng (hay chủ hàng) phải hoàn thành xong việc thông quan hàng hóa và thanh lý container để
cảng bốc xếp hàng hóa lên tàu. Nếu thanh lý sau thời gian này thì khả năng bị trễ chuyến (hay gọi
là “rớt tàu”) là rất cao.
39
ETD (Estimated time of Depature) là ngày dự kiến tàu khởi hành (tại cảng xếp hàng).
40
ETA (Estimated time of Arrival) là ngày dự kiến tàu đến một cảng nào đó (cảng trung chuyển hay
cảng dỡ hàng).

149
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Số lượng container : ____________________________________________


Loại contaier : ____________________________________________
Tên hàng hóa : ____________________________________________
− Khối lượng lô hàng
Khối lượng tịnh : ____________________________________________
Khối lượng cả bì : ____________________________________________

• Lệnh cấp container rỗng


Sau khi nhận được booking confirmation thì người gửi hàng sẽ dùng chứng từ
này để duyệt lệnh và lấy container để kéo về một địa điểm nào đó đóng hàng.
Hay nói một cách khác, lệnh cấp container rỗng (empty release order) là
chứng từ mà hãng tàu cấp cho người gửi hàng để lấy container tại địa
điểm chỉ định.

Diễn giải nội dung hình 2.17


Thông tin đại lý hãng tàu
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
Thông tin Depot41
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________________
Chi tiết về container
− Số hiệu lệnh : ____________________________________________
− Số hiệu Booking : ____________________________________________
− Công ty vận chuyển : ____________________________________________
− Ngày cấp container rỗng : ____________________________________________
− Phương thức vận tải : ____________________________________________
− Thông tin về container
Số lượng : ____________________________________________
Loại container : ____________________________________________
Đặc điểm : ____________________________________________

41
Depot (hay ICD - Inland Conatiner Depot) là nơi tập kết container và được gọi là cảng cạn. Cảng
cạn là một bộ phận tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng
thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017
của Chính phủ về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng can.

150
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.17: Lệnh cấp container rỗng

Khối lượng
Vỏ container : ____________________________________________
Khối lượng tịnh : ____________________________________________
− Tên hàng hóa : ____________________________________________
Thông tin về tàu vận chuyển
− Người đặt chỗ : ____________________________________________
− Người giao hàng : ____________________________________________
− Số chuyến : ____________________________________________
− Tên tàu : ____________________________________________
Tên cảng
− Cảng xếp hàng : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________

151
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Tuy nhiên hiện nay một số hãng tàu đã gộp hai chứng từ (booking
confirmation và empty release order) vào một nhằm đơn giản hóa thủ tục
cũng như nâng cao khả năng thuận tiện trong việc giao nhận. Khi đó, người
gửi hàng có thể đi lấy container rỗng sau khi đã nhận được booking
confirmation). Do đó, việc có đi lấy lệnh hay không tùy thuộc vào các hãng
tàu42.

42
Cụ thể:
• Lấy thằng trực tiếp
− ONE, PIL, EVERGREEN, KMTC, HAPAG-LLOYD, NYK, OOCL;
− WANHAI và SITC thì lấy thằng nhưng cần có dấu của chủ hàng đóng trên booking.
• Duyêt mail
− MSC, MAERSK/MCC/SAFMARINE, CMA/CNC, APL, ZIM, COSCO, SM LINES;
− ANL thì nếu:
Số Booking bắt đầu với 3 chữ cái đầu tiên NOO thì phải đi đổi lệnh tại văn phòng đại lý
hãng tàu ở Cát Lái;
Số Booking bắt đầu với 3 chữ cái AHA thì phải duyệt mail để lấy lệnh.
• Đi đổi lệnh
− PAN OCEAN, HAMBURG SUB, AMASIS SHIPPING, PACIFIC LINES;
− RCL
Tùy thuộc vào nơi lấy rỗng được thể hiện trên booking. Nếu là:
VICT thì phải đi đổi lệnh;
Những ICD khác thì được đi lấy thằng.
− YANGMING
Tùy thuộc vào nơi lấy rỗng được thể hiện trên booking. Nếu là:
Cát Lái, VICT, Đồng Nai, TANAMEXCO, Bình Dương thì phải đi đổi lệnh;
Chân Thật Sóng Thần, SOLOG Sóng Thần, VIETSUN, SOTRANS, TRANSIMEX, ICD Phước
Long 1, G-FORTUNE, Suối Tiên thì được đi lấy thằng.
− TS'LINE
Tùy thuộc vào nơi lấy rỗng được thể hiện trên booking. Nếu là:
Cát Lái, VICT thì phải đi đổi lệnh;
Những ICD khác thì được đi lấy thằng.

152
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.18: Lệnh cấp container rỗng (Booking confirmation)

153
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Phiếu giao nhận container


Khi lấy được lệnh cấp container rỗng thì người gửi hàng xuất trình cho bộ phận
tại địa điểm tập kết container rỗng theo đúng địa điểm được thể hiện trên lệnh
cấp container rỗng. Sau khi hai bên đã hoàn thành xong việc giao container
cũng như người gửi hàng đã đồng ý nhận container thì ICD sẽ cấp phiếu giao
nhận container (hay còn gọi là phiếu EIR − Equipment Interchange Receipt).
Hay nói một cách khác, phiếu EIR là chứng từ xác nhận tình trạng (tốt xấu
hay thủng rách) của container khi bàn giao; và đồng thời, đây cũng là chứng
từ để giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến container tại thời điểm
giao nhận.

Hình 2.19: Phiếu giao nhận container

2.3.1.1.2. Giấy hướng dẫn gửi hàng (SI − Shipping Instruction)


Giấy hướng dẫn gửi hàng (SI − Shipping Instruction) là chứng từ nhằm đảm
bảo người vận chuyển hàng hóa thực hiện theo đúng yêu cầu của người gửi hàng
và hạn chế những sai xót trên trên các chứng từ giao nhận khác đặc biệt là vận
đơn đường biển. Mục đích lập SI là để hãng tàu hay công ty giao nhận có thể dựa
vào những thông tin trên SI để lập vận đơn đường biển bản nháp; và sau đó, sẽ
gửi bản nháp này cho khách hàng để kiểm tra và yêu cầu khách hàng xác nhận các
thông tin trên đó.

154
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Việc gửi SI phải đúng theo thời gian quy định được thể hiện trên chứng từ
booking. Nếu không thì người gửi hàng sẽ bị chậm chuyến hay hãng tàu không
thể phát hành vận đơn đường biển. Có hai cách khai báo SI phổ biến là khai báo
qua e-mail hay khai báo trực tuyến trên website của hãng tàu hay người giao
nhận. Hình 2.20 dưới đây sẽ thể hiện cách thức khai báo SI trực tuyến trên website
của hàng tàu CMA CGM.

Hình 2.20: Màn hình khai báo SI trên website hãng tàu

• Bước 1: Điền số Booking hoặc chọn số Booking


− Cách 1: Điền số Booking

Người khai báo SI cần phải lưu lại bản nháp để tránh mất dữ liệu và dễ thao
tác hơn trong quá trình Submit. Và khi lưu lại, thì bản nháp này nằm trong
thư mục SI Dashboard.

155
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Cách 2: Chọn số Booking

Người khai báo có thể sử dụng Template để hoàn tất SI. Chọn một Template
đã tạo trong những SI trước.
Nếu Template này có số container giống như trong Booking thì chyển sang
bước 2.
Nếu không thì người khai báo lựa chọn một trong ba hình thức cho phù
hợp trong việc khai báo SI.

• Bước 2: Tàu vận chuyển và hành trình


Thông tin về cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng thì hệ thống sẽ tự động lấy thông
tin từ Booking Request mà người gửi hàng đã Submit trước đó; tuy nhiên,
người gửi hàng có thể thay đổi thông tin này trong mục Print on B/L as.

156
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Bước 3: Khai báo các bên tham gia


Thông tin về các bên tham gia cũng được hệ thống tự động thông tin từ
Booking Request mà người gửi hàng đã Submit trước đó. Trong trường hợp,
người khai báo SI muốn thay đổi thông tin của các bên tham gia thì thực hiện
thao tác như trong phần Booking Request.

• Bước 4: Cập nhật thông tin chi tiết về hàng hóa và container

157
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Bước 5: Hình thức thanh toán cước

• Bước 6: Kiểm tra thông tin và gửi SI

158
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.3.1.1.3. Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế
Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế (VGM –
Verified gross mass of container on international transport) hay còn gọi tắt là
phiếu cân là chứng từ do chủ hàng hay người gửi hàng lập nhằm xác định tải
trọng của container hàng hóa xuất khẩu. Đây là chứng từ bắt buộc được quy
định trong Công ước an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS – Safety of
Life at Sea Convention) nhằm kiểm soát tình trạng quá tải của container trong vận
tải biển. Bởi vì, nếu việc khai báo không chính xác thì việc xếp dỡ, tính toán tải
trọng và vị trí xếp container lên tàu bị sai và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
về an toàn cho con người, tàu và hàng hóa trong hành trình vận chuyển.

Mục đích sử dụng của chứng từ này nhằm kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận
chuyển hàng quá tải cũng như giảm thiểu những hệ lụy về tai nạn đường biển và
đảm bảo an toàn cho người, tàu chuyên chở và hàng hóa. Do đó, nếu trọng lượng
của container vượt quá trọng lượng cho phép thì hãng tàu có quyền từ chối không
vận chuyển; và đồng thời, nếu chủ hàng hay người gửi hàng không bàn giao phiếu
cân đúng hạn thì sẽ không được hạ bãi chờ xuất.

159
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

VGM xác định theo khối lượng hàng hóa gồm 2 thành phần là vỏ container và
hàng được xếp bên trong; do đó, việc tính VGM sẽ được áp dụng theo 2 cách:
• Cách 1: Cân toàn bộ khối lượng lô hàng (kể cả các vật dụng chèn lót nếu có)
trước khi đóng vào container; và sau đó, cộng thêm khối lượng vỏ container.
• Cách 2: Cân cả xe container đã được xếp hàng hóa; và sau đó, cân xe không có
container hàng hóa (đã hạ bãi chờ xuất). Sau khi lấy khối lượng của xe trước khi
hạ bãi trừ đi khối lượng xe đầu kéo.

Hình 2.21: Phiếu VGM

Như vậy, trên phiếu VGM như hình 2.21 thể hiện những thông tin như sau:
• Thông tin người gửi hàng
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
• Thông tin container
− Số hiệu : ______________________________
− Loại conatiner : ______________________________
43
− Khối lượng sử dụng lớn nhất : ______________________________
− Xác nhận khối lượng toàn bộ container : ______________________________

43
Thông số về khối lượng sử dụng lớn nhất (max gross) và vỏ container (tare) được ghi ở trên cửa
của container. Nội dung về việc đọc ý nghĩa các ký mã hiệu trên container sẽ được trình bày trong
chương 4.

160
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Tên đơn vị, địa chỉ cân44 : ______________________________


• Cam kết của chủ hàng về những số liệu trên phiếu VGM.

2.3.1.1.4. Chứng từ do cảng xếp hàng phát hành


Chứng từ do cảng xếp hàng phát hành là những chứng từ nhằm minh chứng
người gửi hàng đã việc hoàn thành thủ tục giao container hàng xuất khẩu cho
cảng. Và tất nhiên, tùy theo tập quán hoạt động của cảng mà chứng từ được phát
hành không giống nhau.

Đối với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (cảng Cát Lái) thì khi chủ hàng hay người
gửi hàng thực hiện việc giao lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển
thì cảng sẽ phát hai chứng từ là phiếu đăng ký làm hàng và phiếu xác nhận đăng
ký tàu xuất.

• Phiếu đăng ký làm hàng


Là chứng từ minh chứng khi chủ hàng hay người gửi hàng đã hoàn thành
xong thủ tục đăng ký làm hàng trên E-port45 trước khi thực hiện việc giao
lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại cảng Cát Lái.
− Truy cập vào trang E-port để tiến hành khai báo giao container cho cảng
bằng Booking.
Khai báo chi tiết về lô hàng như: số container, số seal, hãng tàu, số
booking, kích cỡ, trọng lượng, ...
Khi khai báo VGM thì:
Xác nhận bằng cách tick vào nút VGM;
Và ghi rõ tên đơn vị kiểm định; khi đó, chính đơn vị kiểm định này sẽ
chịu trách nhiệm về trọng lượng hàng hóa và container đã khai báo.
Khai báo thông tin hàng hóa.
Chọn “Lưu” để hệ thống lưu lại các thông tin về container được khai
báo.
Để hệ thống xác nhận nghiệp vụ đăng ký làm hàng này thì nhân viên
giao nhận của công ty phải chọn đúng file lô hàng bằng số container
vừa khai báo và tiến hành xác thực bằng mã OTP được gửi bằng tin
nhắn về số điện thoại đăng ký nhận mã ngay khi tạo tài khoản trên E-
port.

44
Theo quy định tại công văn số 2428/CHHVN-VTDVHH ngày 15/6/2016 về việc hướng dẫn việc
tuân thủ quy định sửa đổi bổ sung Chương VI/2 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con
người trên biển (1974), thì chủ hàng, người gửi hàng có thể tự cân xác nhận khối lượng container
bằng thiết bị cân được cấp giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực hoặc tham khảo các đơn vị
cung cấp dịch vụ cân thông qua các Trung tâm đo lường kiểm định chất lượng được Tổng cục Đo
lường chất lượng chỉ định và công bố trên trang thông tin điện tử.
45
Đây là tiện ích mà cảng Cát Lái xây dựng để hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu nhằm nâng cao tính hiệu quả và chuyên nghiệp của cảng. Nội dung về E-port
sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

161
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Thực hiện tiếp thao tác thanh toán phí nâng hạ container bằng hình
thức thanh toán điện tử qua thẻ ATM. Thanh toán thành công thì
ngay mục thanh toán của lô hàng này sẽ xuất hiện chữ “ Y ”.
Để khai báo số xe giao cont hàng thì nhân viên tiến hành chọn mục
khai báo xe giao cont bằng nhập số xe vào và lưu thông tin lại trên hệ
thống.
− In phiếu đăng ký làm hàng (hình 2.22) và cung cấp số đăng ký trên phiếu
đăng ký làm hàng cho tài xế để tiến hành hạ container trong bãi xuất và chờ
xếp hàng lên tàu.

Hình 2.22: Phiếu đăng ký làm hàng

• Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất


Là chứng từ do cảng phát hành nhằm xác nhận chủ hàng hay người gửi
hàng đã hoàn thành xong thủ tục giao lô hàng xuất khẩu nguyên
container bằng đường biển cho cảng cũng như bộ phận điều độ cảng đã
nhập vào sổ tàu.

Sau khi chủ hàng hay người gửi hàng đã hoàn thành xong thủ tục hải quan
cũng như lô hàng đã được tiến hành bạ bãi chờ xuất tại cảng thì:

162
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Nhân viên hiện trường cầm mã vạch, tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông
quan) và booking nộp cho bộ phận vào sổ tàu ở cảng để nhập vào sổ tàu.
− Nhập sổ tàu xong thì bộ phận này sẽ in phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất
như hình 2.23 dưới đây; khi đó, nhân viên giao nhận của công ty sẽ đối
chiếu các thông tin trên phiều này. Nếu các thông tin trên phiếu là hoàn
toàn chính xác thì ký nhận và cầm liên 2 là hoàn thành xong thủ tục giao
container hàng cho cảng.

Hình 2.23: Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất

2.3.1.2. Chứng từ nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container


Với lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển thì chứng từ giao nhận
bao gồm:
• Thông báo hàng đến;
• Giấy cam kết mượn container và trả rỗng;
• Lệnh giao hàng;
• Phiếu đăng ký làm hàng;
• Phiếu giao nhận container.

Nếu căn cứ vào chủ thể phát hành thì các chứng từ trên có thể phân thành hai
nhóm là chứng từ do hãng tàu phát hành và chứng từ do cảng dỡ hàng phát hành;
tuy nhiên, nếu có bên thứ ba (FWD) tham gia vào hoạt động giao nhận lô hàng
này thì các công ty này cũng sẽ phải phát hành thông báo hàng đến và lệnh giao

163
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

hàng để chủ hàng thực hiện hoạt động nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển.

2.3.1.2.1. Chứng từ do hãng tàu phát hành


• Thông báo hàng đến
Thông báo hàng đến (A/N – Arrive Notice) là chứng từ do hãng tàu hay
các công ty logistics (FWD) phát hành nhằm thông báo cho người nhận
hàng (hay chủ hàng) biết về lịch trình ngày tàu đến.
− Đây là chứng từ chỉ có trong lô hàng nhập khẩu;
− Là chứng từ rất quan trọng để làm căn cứ trong việc khai báo hải quan
nhằm nhận kết quả phân luồng;
− Mục đích của thông báo hàng đến là thông báo về:
Thời gian tàu đến cảng dở hàng;
Phụ phí nội địa phát sinh.

Vì đây là chứng từ rất quan trọng nên khi nhận được thông báo hàng đến thì
người nhận hàng (hay chủ hàng) bên cạnh kiểm tra mẫu của chủ thể phát
hành thì cần phải kiểm tra những nội dung sau:
− VESSEL / VOYAGE : Tên tàu / Số chuyến: lưu ý tên tàu số chuyên dùng
để khai báo hải quan sẽ lấy theo thông tin tại giấy
báo hàng chứ không theo vận đơn
− QUANTITY : Số lượng hàng hóa sẽ có chi tiết các thông tin về
hàng như: N.W và G.W, số cân, kiện hàng
− CONT / SEAL No. : Thông tin về số Container / Số chì
− PORT OF LOADING : Cảng xếp hàng đầu xuất
− PORT OF DISCHARGE : Cảng dỡ hàng đầu nhập
− ETD : Estimated Time of Departure
Dự định thời gian đi tức là thời gian xuất hàng tại
đầu xuất
− ETA : Estimated Time of Arrival
Dự định thời gian đến trả hàng tại cảng nhập
− PORT / WAREHOUSE : Cảng / Kho hàng hàng đến tại cảng nhập. Về vấn
đề này thì tôi đặc biệt lưu ý một số A/N mã lưu
kho hàng đến nhưng nhiều đơn vị không có mã
lưu kho nên bạn cần phải hỏi đơn vị dịch vụ cung
cấp giấy báo hàng về mã lưu kho hàng
− LOCAL CHARGES : Phụ phí nội địa được trả tại cảng dỡ hàng và cảng
xếp hàng
− PICK UP D/O AT : Lấy lệnh giao hàng tại đâu thường là văn phòng
của hãng tàu phát hành lệnh giao hàng này
− REMARK : Ghi chú thông tin về thời gian lấy lệnh, và những
yêu cầu khác từ hãng tàu.

164
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.24: Thông báo hàng đến

165
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Diễn giải nội dung hình 2.24


Thông tin cơ bản chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
Thời gian gửi chứng từ : ____________________________________________
Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
− Thông tin đại lý hãng tàu
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Thời gian dự kiến tàu đến : ____________________________________________
Thông tin chi tiết các chủ thể tham gia
− Người gửi hàng
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Người nhận hàng
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Thông tin hành trình vận chuyển
− Tên tàu/số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
Mô tả chi tiết hàng hóa
− Hợp đồng tham chiếu
Số hiệu hợp đồng : ____________________________________________
Xuất xứ hàng hóa : ____________________________________________
− Container
Số lượng container : ____________________________________________
Loại container : ____________________________________________
Số hiệu/số seal : ____________________________________________
− ___________________ có trách nhiệm xếp hàng, kiểm đếm và kẹp chì
− Hình thức thanh toán cước : ____________________________________________
− Khối lượng
Trọng lượng : ____________________________________________
Thể tích : ____________________________________________
Chi tiết các phụ phí nội địa
− Phí THC : ____________________________________________
− Phí chứng từ : ____________________________________________
− Phí vệ sinh container : ____________________________________________
− Phí cân bằng container rỗng: ____________________________________________
Tổng phụ phí phát sinh : ____________________________________________

166
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Giấy cam kết mượn container và trả rỗng


Sau khi nhận được thông báo hàng đến thì người nhận hàng (có thể là chủ
hàng hay là công ty giao nhận) sẽ đến đại lý hãng tàu để lấy lệnh giao hàng
(D/O − Delivery Order) hoặc lấy EDO tùy theo yêu cầu của hãng tàu46. Giấy
cam kết mượn container và trả rỗng là chứng từ do hãng tàu phát hành
thể hiện sự cam kết của người nhận hàng về việc trả rỗng về đúng nơi quy
định của hãng tàu và thanh toán đầy đủ phí lưu container rỗng (nếu có)
cũng như chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ chi phí sửa chữa hoặc bồi
thường theo quy định của hãng tàu nếu để xảy ra hư hỏng hay mất mát
container.

Hình 2.25: Giấy cam kết mượn container và trả rỗng

46
Đối với hãng tàu WAN HAI thì sẽ phát hành EDO cho những lô hàng về Cát Lái và lệnh giao hàng
(D/O giấy) cho những lô hàng về các cảng khác. Và đồng thời, phiếu hạ rỗng (hay còn gọi là phiếu
cam kết mượn container và trả rỗng) sẽ được đính kèm với EDO.

167
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

• Lệnh giao hàng


Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ nhận hàng mà người
nhận hàng phải xuất trình để có thể nhận hàng tại địa điểm nhận hàng.

Hình 2.26: Lệnh giao hàng

168
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

− Về hình thức phát hành thì có hai dạng là phát hành lệnh giao hàng
(hay D/O giấy) và EDO.
Nếu là lệnh giao hàng thì để lấy được lệnh này thì người đi lấy lệnh cần
phải xuất trình những chứng từ hay các loại giấy tờ như:
Giấy giới thiệu;
Thông báo hàng đến;
Vận đơn đường biển;
Chứng minh nhân dân (hay thẻ căn cước công dân)
Nếu là EDO thì việc nhận EDO tùy theo từng quy định của hãng tàu47 và
thường những yêu cầu này được thể hiện cụ thể và rõ ràng trên thông
báo hàng đến nhằm tạo điều kiện cho người nhận hàng nắm rõ quy
trình cũng như thủ tục để lấy EDO mà không ảnh hưởng đến tiến độ
giao nhận hàng hóa.
− Xét về chủ thể phát hành thì có hai chủ thể phát hành là hãng tàu và
công ty logsitics (FWD). Trong nhiều trường hợp có FWD tham gia vào
quá trình giao nhận hàng hóa thì người nhận hàng muốn làm thủ tục nhận
hàng tại địa điểm nhận hàng thì phải cầm bộ lệnh trong đó phải có lệnh
giao hàng do hãng tàu phát hành.

2.3.1.2.2. Chứng từ do cảng dỡ hàng phát hành


Khi thực hiện thủ tục nhận hàng tại cảng dỡ hàng thì cảng dỡ hàng sẽ phát hành
các chứng từ cần thiết để thể hiện việc người nhận hàng đã hoàn thành xong thủ
tục nhận hàng. Tùy theo tập quán tại cảng mà chứng từ được phát hành sẽ khác
nhau.

Đối với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (cảng Cát Lái) thì khi chủ hàng hay người
nhận hàng thực hiện việc nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường
biển thì cảng sẽ phát hai chứng từ là phiếu đăng ký làm hàng và phiếu giao nhận
container.

• Phiếu đăng ký làm hàng


Tương tự như lô hàng xuất thì lô hàng nhập cũng phát sinh phiếu đăng ký làm
hàng (như hình 2.27). Để nhận được container hàng nhập thì người nhận hàng
phải thực hiện xong thủ tục này trên E-port trước khi ra cảng nhận hàng. Hay

47
Đối với hãng tàu WAH HAI, để nhận được EDO thì người nhận hàng phải thực hiện các bước sau:
• Kiểm tra điện giao hàng bằng cách truy cập vào website của hãng tàu là www.wanhai.com và
chọn Telex Release.
− Khi đó, nhập số hiệu vận đơn; và sau đó, nhấp vào Query.
− Nếu kết quả thể hiện ở cột Trx No là trống hoặc Not Surrendered Yet thì chưa có điện giao
hàng.
• Kiểm tra xem lô hàng này có cần cược hay không.
• Sau khi người nhận hàng đã thanh toán các chi phí phát sinh cũng như tiền cược (nếu có) thì
xuất trình vận đơn gốc hoặc đã có điện giao hàng thì mới nhận được EDO.

169
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

nói một cách khác, phiếu đăng ký làm hàng là chứng từ do cảng Cát Lái
phát hàng nhằm xác nhận người gửi hàng đã hoàn tất việc thực hiện thủ
tục trên E-port.

Hình 2.27: Phiếu đăng ký làm hàng

• Phiếu giao nhận container


Tương tự với lô hàng xuất khẩu, thì phiếu giao nhận container (hay còn gọi
là phiếu EIR − Equipment Interchange Receipt) là chứng từ xác nhận tình
trạng (tốt xấu hay thủng rách) của container khi bàn giao; và đồng thời,
đây cũng là chứng từ để giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan đến
container tại thời điểm giao nhận. So với phiếu đăng ký làm hàng thì phiếu EIR
này có ý nghĩa như sau:
− Là chứng từ phải xuất trình để người nhận hàng có thể kéo container lô
hàng nhập khẩu ra khỏi cổng của cảng Cát Lái.
− Hãng tàu48 có thể dựa vào thời điểm phiếu này được cấp để xác định ngày
tính phí lưu container.

48
Đối với hãng tàu WAN HAI thì:
• Khi trả container rỗng, người nhận hàng phải xuất trình giấy cam kết mượn container và trả
rỗng và phiếu EIR để hãng tàu xác định ngày tính phí lưu container. Nếu người nhận hàng

170
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.28: Phiếu giao nhận container

không xuất trình được phiếu EIR thì hãng tàu sẽ căn cứ vào ngày làm thủ tục mượn container
để tính thời gian lưu container rỗng.
• Thời gian được miễn phí lưu container rỗng là 03 ngày kể từ ngày lấy container hàng nhập ra
khỏi cảng (nếu không có ghi chú khác). Khi đó, hãng tàu sẽ hoàn cược sau 03 ngày làm việc kể
từ ngày trả rỗng, vào các ngày thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Đối với container bị hư hỏng
nặng thì thời gian hoàn cược có thể dài hơn.
• Để nhận lại tiền cược thì người nhận hàng cần xuất trình các chứng từ sau:
− Biên nhận đóng tiền cược;
− Phiếu EIR;
− Giấy giới thiệu.

171
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

2.3.2. Chứng từ giao nhận hàng lẻ xuất nhập khẩu


Với lô hàng lẻ xuất nhập khẩu thì ngoài các chứng từ được đề cập ở phần trên thì
còn phát sinh các chứng từ liên quan đến kho hàng lẻ CFS của cảng Cát Lái; chẳng
hạn, như:
• Đối với việc giao lô hàng lẻ xuất khẩu thì phát sinh phiếu yêu cầu nhập
kho và biên bản nhập kho CFS xuất.

Hình 2.29: Phiếu yêu cầu nhập kho

Đối với biên bản nhập kho CFS xuất thì chứng từ này được in ra sau khi người
gửi hàng hoàn tất việc thanh lý Hải quan giám sát kho. Khi đó, bộ phận kho
hàng sẽ in Biên bản nhập kho CFS xuất gồm 3 liên. Người gửi hàng sẽ ký tên
xác nhận và nộp lại liên 1 (màu trắng) và liên 2 (màu xanh lá); trong khi đó, liên
3 thì người gửi hàng sẽ giữ lại để minh chứng là đã hoàn thành việc giao lô
hàng lẻ xuất khẩu cho kho hàng lẻ CFS.

172
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.30: Biên bản nhập kho CFS xuất

• Đối với việc nhận lô hàng lẻ nhập khẩu thì phát sinh phiếu tải trọng và
phiếu xuất kho.
− Phiếu tải trọng là phiếu ghi lại những thông tin về phương tiện vận chuyển
hàng; trong khi đó, phiếu làm hàng là cơ sở để bộ phận kho vận CFS in
phiếu xuất kho và để làm thủ tục ra cổng.
− Phiếu xuất kho là chứng từ do kho hàng lẻ CFS phát hành gồm 4 liên:
Liên 1 : Màu trắng sẽ giao lại cho bộ phận kho vận CFS
Liên 2 : Màu hồng và dành cho khách hàng
Liên 3 : Màu xanh lá sẽ đưa cho bộ phận giao nhận cổng
Liên 4 : Màu vàng sẽ đưa cho bảo vệ trước khi chở hàng ra khỏi

Tuy nhiên, kể từ ngày 13/09/2021 thì kho hàng lẻ CFS Cát Lái chính thức ra
mắt Hệ thống quản lý kho hàng điện tử eWHS; do đó, việc nhận lô hàng lẻ
nhập khẩu được thực hiện toàn bộ dưới hình thức trực tuyến thông qua cổng
giao dịch điện tử của kho CFS Cát Lái. Do đó, chứng từ phát sinh từ kho hàng
lẻ CFS đối với việc nhận lô hàng lẻ nhập khẩu là phiếu tải trọng và phiếu xuất
kho.

173
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Hình 2.31: Phiếu tải trọng

Hình 2.32: Phiếu xuất kho

174
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2


Theo Quy tắc thống nhất nhờ thu URC 522 (International Champer of Commerce
Uniform Rules for Collection, Publication No 522), chứng từ tài chính là những
chứng từ được sử dụng để thanh toán bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hay các
loại chứng từ khác để thu tiền. Chứng từ thương mại là những chứng từ miễn
không phải là chứng từ tài chính, bao gồm hợp đồng ngoại thương và bộ chứng
từ (gồm hóa đơn thương mại, phiếu thanh toán, vận đơn đường biển; bảo hiểm
hàng hóa; chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các giấy chứng nhận bản chất hàng
hóa).

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên
mua bán (được thực hiện dưới hình thức các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu) ở các nước khác nhau hoặc giữa các bên
có trụ sở cùng năm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng một bên ở trong nội địa và bên
kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Kết cấu hợp
đồng ngoại thương nhìn chung gồm 4 phần như sau: (1) Thông tin cơ bản về
chứng từ, (2) thông tin chi tiết về chủ thể hợp đồng, (3) Các điều khoản của hợp
đồng và (4) ký kết hợp đồng. Các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng ngoại
thương gồm: tên hàng, chất lượng, số lượng, giao hàng, giá cả, thanh toán, bao bì
và ký mã hiệu, bảo hành, phạt và bồi thường thiệt hại, bảo hiểm, bất khả kháng,
khiếu nại, trọng tài và điều khoản khác.

Đơn đặt hàng là chứng từ do các doanh nghiệp khi có nhu cầu mua hàng (nhà
nhập khẩu) sẽ gửi đến nhà cung cấp. Khi bên bán (nhà xuất khẩu) đã xác nhận thì
chứng từ sẽ trở thành một thỏa thuận mang tính ràng buộc giống như một phụ
lục của hợp đồng nhưng có giá trị thấp hơn.

Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của
người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.

Hóa đơn chiếu lệ là loại chứng từ có hình thức giống như hợp đồng ngoại thương
hay hóa đơn thương mại nhưng không dùng để thanh toán mà dùng cho các mục
đích như: khai thuế hải quan, xin giấy phép nhập khẩu, kê khai giá trị hàng hóa
đem đi triển lãm, để gửi bán hay có tác dụng làm đơn chào hàng.

Phiếu đóng gói là chứng từ hàng hóa mô tả chi tiết lô hàng về chủng loại, khối
lượng và hình thức đóng gói hàng hóa (thùng, kiện, bao, container, …).

Vận đơn đường biển là chứng từ do người chuyên chở hay người gom hàng
(FWD) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để
vận chuyển. Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, vận đơn

175
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển đã được ký kết. Thứ hai, vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người
chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. Và cuối cùng là, vận đơn đường biển là
chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Tùy thuộc vào từng
tiêu chí khác nhau mà vận đơn sẽ có nhiều dạng khác nhau; chẳng hạn, như: (1)
Căn cứ vào ghi chú trên vận đơn thì vận đơn được chia làm hai loại là vận đơn
hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo. (2) Căn cứ vào cách thức chuyển nhượng
quyền sở hữu hàng hóa thì vận đơn được chia làm ba loại là vận đơn theo lệnh,
vận đơn đích danh và vận đơn vô danh. (3) Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả
năng lưu thông thì vận đơn được chia thành vận đơn có khả năng chuyển nhượng
và vận đơn không có khả năng chuyển nhượng (vận đơn phụ, điện giao hàng, điện
nhả hàng và vận đơn nháp). (4) Căn cứ vào đối tượng phát hành thì vận đơn
đường biển được phân thành hai loại là vận đơn chủ và vận đơn nhà.

Giấy gửi hàng đường biển là một chứng từ vận tải nhằm xác nhận việc nhận
hàng của hãng tàu với người giao hàng. SWB có những đặc điểm sau: Thứ nhất,
không có chức năng sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa; thứ hai, đây là chứng
từ đích danh; và cuối cùng là, tính linh hoạt cao nhưng chi phí phát hành rất thấp.

Chứng từ bảo hiểm là văn bản pháp lý do người (hay tổ chức) bảo hiểm cấp cho
người được bảo hiểm theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Khi đó, bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm; trong khi đó, người (hay tổ chức) bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
ra mất mát, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là văn bản hoặc các hình thức có giá
trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định về yêu cầu về xuất xứ, chỉ rõ
nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đó. Xác định xuất xứ hàng hóa là công việc quan
trọng và rất cần thiết trong thương mại quốc tế, bởi vì: (1) Nhằm xác định ưu đãi
thuế quan giữa các nước dành cho nhau; (2) Là cơ sở để áp dụng thuế chống bán
phá giá và trợ giá; (3) Để thuận tiện trong việc thống kê thương mại và theo dõi hệ
thống hạn ngạch.

Chứng từ chứng nhận bản chất hàng hóa là những chứng từ do bên thứ ba
(chẳng hạn, như: cơ quan nhà nước hay các công ty kiểm định) phát hành nhằm
kết luận chất lượng về hàng hóa. Bao gồm: giấy chứng nhận số lượng lượng, giấy
chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch
thực vật, giấy chứng nhận khử trùng và các chứng từ khác.

Chứng từ hải quan là những chứng từ minh chứng cho việc thực hiện khai báo
hải quan theo đúng quy định cũng như hoàn thành xong thủ tục hải quan. Chứng

176
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

từ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan (kết quả phân luồng), tờ khai hải quan
(thông quan) và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
(hay còn gọi là mã vạch).

Với lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển thì chứng từ giao
nhận bao gồm: (1) Chứng từ booking, (2) Giấy hướng dẫn gửi hàng, (3) Phiếu xác
nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế và (4) Chứng từ do cảng
xếp hàng phát hành.

Chứng từ booking là những chứng từ liên quan đến việc đặt chỗ trên phương tiện
vận tải do hãng tàu phát hành, bao gồm booking request, booking confirmation,
lệnh cấp container rỗng và phiếu giao nhận container.

Giấy hướng dẫn gửi hàng là chứng từ nhằm đảm bảo người vận chuyển hàng
hóa thực hiện theo đúng yêu cầu của người gửi hàng và hạn chế những sai xót
trên trên các chứng từ giao nhận khác đặc biệt là vận đơn đường biển. Mục đích
lập chứng từ này là để hãng tàu hay công ty giao nhận có thể dựa vào những
thông tin trên đó để lập vận đơn đường biển bản nháp; và sau đó, sẽ gửi bản nháp
này cho khách hàng để kiểm tra và yêu cầu khách hàng xác nhận các thông tin.

Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế hay còn gọi
tắt là phiếu cân là chứng từ do chủ hàng hay người gửi hàng lập nhằm xác định tải
trọng của container hàng hóa xuất khẩu.

Chứng từ do cảng xếp hàng phát hành là những chứng từ nhằm minh chứng
người gửi hàng đã việc hoàn thành thủ tục giao container hàng xuất khẩu cho
cảng. Phiếu đăng ký làm hàng là chứng từ minh chứng khi chủ hàng hay người
gửi hàng đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký làm hàng trên E-port trước khi thực
hiện việc giao lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển tại cảng Cát
Lái. Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất là chứng từ do cảng phát hành nhằm xác
nhận chủ hàng hay người gửi hàng đã hoàn thành xong thủ tục giao lô hàng xuất
khẩu nguyên container bằng đường biển cho cảng cũng như bộ phận điều độ
cảng đã nhập vào sổ tàu.

Với lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển thì chứng từ giao
nhận bao gồm: (1) Thông báo hàng đến, (2) Giấy cam kết mượn container và trả
rỗng, (3) Lệnh giao hàng, (4) Phiếu đăng ký làm hàng và (5) Phiếu giao nhận
container.

Thông báo hàng đến là chứng từ do hãng tàu hay các công ty logistics (FWD)
phát hành nhằm thông báo cho người nhận hàng (hay chủ hàng) biết về lịch trình
ngày tàu đến.

177
Chứng từ xuất nhập khẩu
Ths. Nguyễn Tấn Phong
2

Giấy cam kết mượn container và trả rỗng là chứng từ do hãng tàu phát hành
thể hiện sự cam kết của người nhận hàng về việc trả rỗng về đúng nơi quy định
của hãng tàu và thanh toán đầy đủ phí lưu container rỗng (nếu có) cũng như chịu
trách nhiệm thanh toán đầy đủ chi phí sửa chữa hoặc bồi thường theo quy định
của hãng tàu nếu để xảy ra hư hỏng hay mất mát container.

Lệnh giao hàng là chứng từ nhận hàng mà người nhận hàng phải xuất trình để có
thể nhận hàng tại địa điểm nhận hàng. Về hình thức phát hành thì có hai dạng là
phát hành lệnh giao hàng (hay D/O giấy) và EDO. Xét về chủ thể phát hành thì có
hai chủ thể phát hành là hãng tàu và công ty logsitics (FWD). Trong nhiều trường
hợp có FWD tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa thì người nhận hàng
muốn làm thủ tục nhận hàng tại địa điểm nhận hàng thì phải cầm bộ lệnh trong
đó phải có lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành.

Chứng từ do cảng dỡ hàng phát hành là những chứng từ nhằm minh chứng
người nhận hàng đã việc hoàn thành thủ tục nhận container hàng nhập khẩu tại
cảng. Phiếu đăng ký làm hàng là chứng từ do cảng Cát Lái phát hàng nhằm xác
nhận người gửi hàng đã hoàn tất việc thực hiện thủ tục trên E-port. Phiếu giao
nhận container là chứng từ xác nhận tình trạng (tốt xấu hay thủng rách) của
container khi bàn giao; và đồng thời, đây cũng là chứng từ để giải quyết các vấn
đề phát sinh có liên quan đến container tại thời điểm giao nhận.

Với lô hàng lẻ xuất nhập khẩu thì ngoài các chứng từ được đề cập ở phần trên
thì còn phát sinh các chứng từ liên quan đến kho hàng lẻ CFS của cảng Cát Lái;
chẳng hạn, như: Đối với việc giao lô hàng lẻ xuất khẩu thì phát sinh phiếu yêu
cầu nhập kho và biên bản nhập kho CFS xuất. Đối với việc nhận lô hàng lẻ nhập
khẩu thì phát sinh phiếu tải trọng và phiếu xuất kho.

178
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3

GIỚI THIỆU
TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
CẢNG CÁT LÁI
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn SNP − SaiGon New Port (sẽ được gọi tắt là cảng
Cát Lái) là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với thị phần container
xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước.
Chính vì lý do đó, để hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu được diễn ra
một cách trôi trảy và suôn sẻ thì việc tìm hiểu cẩn trọng cảng Cát Lái là nơi diễn ra
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là điều cần thiết. Bên cạnh đó,
trong quá trình vận hành thì cảng Cát Lái đã triển khai rất nhiều nghiệp vụ nhằm
hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả trong hoạt động ngoại
thương, trong đó có e-Port. Nội dung chương trình nhằm giới thiệu về Tổng công
ty Tân Cảng Sài Gòn cũng như mô tả cách thức khai báo trên e-Port. Sau khi học
xong chương này, bạn sẽ:
• Biết được lịch sử hình thành và phát triển cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng của
Cảng Cát Lái;
• Nắm được các thao tác nghiệp vụ khi thực hiện khai báo e-Port, như:
− Đăng ký làm hàng;
− Đăng ký chuyển bãi khử trùng;
− Khai báo phương tiện vận chuyển;
− Đối chiếu container thông quan.

179
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
3.1. Tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SNP
Tân Cảng Sài Gòn được thành lập ngày 15/03/1989 theo quyết định 41/QĐ-BQP
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ tháng 12/2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt
động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Ngày 09/02/2010, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng đã ký Quyết định số 418/QĐ-BQP chuyển công ty Tân Cảng Sài Gòn
thành Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP – SaiGon New Port).

Với 30 năm xây dựng và trưởng thành, SNP đã trở thành nhà khai thác cảng
container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với các dịch vụ khai thác
cảng biển như: dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ Logistics, dịch vụ hàng hải, cứu
hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phòng, xây dựng công trình dân sự, quân
sự, ... và vận tải đa phương thức. Bên cạnh đó, SNP cũng là nhà khai thác cảng
container hàng đầu Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên
90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước; và đồng thời, SNP còn cung
cấp các dịch vụ cảng và logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng và luôn
hướng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ trọn gói trong
giao nhận hàng hóa cho khách hàng với phương châm “Đến với Tân Cảng Sài Gòn
– Đến với chất lượng dịch vụ hàng đầu”.

Thành tích đạt được của SNP


Với sự nỗ lực hoàn thiện và phát triển trong quá trình hoạt động thì SNP đã được
vinh danh và đạt được nhiều danh hiệu cũng như nhiều giải thưởng cao quý cho
chất lượng dịch vụ và thương hiệu mạnh; chẳng hạn, như:
• Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (2004);
• Huân Chương Lao Động Hạng Nhất, Nhì, Ba;
• Huân chương chiến Công Hạng ba.
• Vinh danh “Thương Hiệu Quốc Gia” trong năm 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018
– đây là biểu trưng giá trị thương hiệu uy tín nhất tại Việt Nam do Hội Đồng
Thương Hiệu Quốc Gia bình chọn.

Trước tình hình đại dịch toàn cầu thì trong năm 2020 SNP đã chủ động xây dựng
các kịch bản, phương án điều hành sản xuất ứng phó với các cấp độ dịch Covid-19,
đặc biệt đã nhanh chóng khởi động chế độ kết nối thông tin online, họp trực
tuyến với khách hàng, hãng tàu; triển khai tối đa việc làm thủ tục giao nhận hàng
hóa và thanh toán qua mạng, triển khai chữ ký số, đồng bộ với việc áp dụng các
gói chính sách hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hãng tàu;
duy trì ổn định đơn vị, đảm bảo sản xuất thông suốt, an toàn, không gián đoạn.
Trên cơ sở linh hoạt và đảm bảo thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đã đặt ra
thì trong năm 2020 SNP đạt được những thành tựu nổi bậc như:
• Là nhà khai thác cảng hàng đầu tại Việt Nam;

180
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
• Được xếp thứ 20 trên thế giới và TOP 10 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt
Nam;
• Sản lượng container xuất nhập khẩu qua các cảng của SNP trong năm 2020
chiếm 63% tổng sản lượng container xuất nhập khẩu cả nước (tăng 7% so với
cùng kỳ năm 2019); và đồng thời, chiếm 96% thị phần tại khu vực TP.HCM.

Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi


Định hướng chiến lược của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là phát triển sản xuất
kinh doanh bền vững trên 3 trụ cột chính dựa trên các nền tảng là “Chất lượng
dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên
nghiệp, chất lượng cao; Kỷ luật quân đội, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm với
cộng đồng”. Ba trụ cột chính cũng chính là ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của SNP,
đó là:
• Khai thác Cảng;
• Dịch vụ Logistics;
• Vận tải biển và dịch vụ hàng hải.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức của SNP được thể hiện trong hình 3.1 dưới đây. Với sơ đồ tổ chức
thì:
• Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất trong Tổng Công ty và chỉ
đạo Ban Tổng Giám Đốc dưới sự kiểm soát của Ban Kiểm soát;
• Ban Tổng Giám Đốc quản lý các cơ quan nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc, công ty
con và công ty liên kết.

181
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

3.1.3. Cơ sở hạ tầng của SNP


3.1.3.1. Hệ thống cảng và ICD
SNP quản lý một hệ thống các công ty con từ Bắc đến Nam hoạt động trong các
lĩnh vực kinh tế bao gồm hệ thống Cảng và ICD. Hình 3.2 dưới đây sẽ thể hiện bản
đồ cơ sở dịch vụ khai thác cảng cũng như tòa nhà của SNP.

182
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.2: Hình ảnh Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn – SNP

Hình 3.2 (b)


Logo của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Hình 3.2 (a) Hình 3.2 (c)


Bản đồ cơ sở dịch vụ khai thác Tòa nhà của Tổng Công ty Tân Cảng Sài
cảng Gòn

• Hệ thống Cảng của SNP bao gồm:


− Tại khu vực Đông Nam Bộ
TP.HCM bao gồm: Tân Cảng – Cát Lái, Tân Cảng – Phú Hữu và Tân Cảng
– Hiệp Phước.
Bà Rịa Vũng Tàu thì có cảng container nước sâu là Tân Cảng – Cái Mép.
− Tại khu vực Tây Nam Bộ bao gồm: Tân Cảng – Cái Cui, Tân Cảng – Sa Đéc,
Tân Cảng – Cao Lãnh, Tân Cảng – Mỹ Thới, Tân Cảng – Trà Nóc, Tân Cảng –
Giao Long và Tân Cảng – Thốt Nốt.
− Tại khu vực miền Trung, bao gồm:
Cảng Quốc tế Cam Ranh tại Khánh Hòa;
Cảng Tân Cảng – Miền Trung tại Quy Nhơn.
− Tại khu vực miền Bắc tại Hải Phòng, bao gồm:
Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng;
Tân Cảng – 189 và Tân Cảng – 128.

183
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng thì SNP rất chú trọng phát triển hệ
thống Logistics. Điển hình nhất là Tân Cảng – Cát Lái và Tân Cảng – Cái Mép.
− Tân Cảng – Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m (10
bến), được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác
container hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống
phần cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu
hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện
ích cho khách hàng, … Tân Cảng – Cát Lái luôn là chọn lựa số 1 của các
khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực các tỉnh phía Nam.
− Cảng container Tân Cảng – Cái Mép là Cảng biển nước sâu đầu tiên của Việt
Nam đi vào hoạt động từ ngày 03/06/2009, có khả năng tiếp nhận tàu
trọng tải 160,000 DWT (tương đương 14,000 Teu). Hiện Tân Cảng – Cái Mép
có tuyến dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam sang Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ,
sang Châu Âu và tuyến Nội Á do các Liên minh Hãng tàu lớn trên thế giới
triển khai.

• Hệ thống cảng cạn hay cảng nội địa ICD (Inland Container Depot)
− Với tổng diện tích kho hàng gần 1.000 m2 bao gồm kho CFS, kho ngoại
quan, kho mát, kho dự trữ hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế IMDG
(Internation Maritime Dangerous Goods) theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng
tại chỗ mọi nhu cầu của khách hàng. Tổng Công ty TCSG hiện đang cung
cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức theo yêu cầu của khách hàng trên
cơ sở các thế mạnh về năng lực vận tải thủy bộ gồm đội vận tải thủy với đội
sà lan trên 100 chiếc, tổng sức chở trên 8.000 TEU/lượt chuyên chở và đội
vận tải bộ với trên 1.000 xe đầu kéo hoạt động trên khắp cả nước cũng như
thị trường Lào và Campuchia.
− Bao gồm:
ICD Tân Cảng – Sóng Thần (Bình Dương);
ICD Tân Cảng – Long Bình (Đồng Nai);
ICD Tân Cảng – Nhơn Trạch;
ICD Tân Cảng – Quế Võ (Bắc Ninh);
ICD Tân Cảng – Hà Nam;
ICD Tân Cảng – Tây Ninh;
ICD Tân Cảng – Hải Phòng;
Depot Tân Cảng –Đà Nẵng.
Trong đó, ICD Tân Cảng – Sóng Thần là ICD lớn nhất và được trang bị đầy
đủ các trang thiết bị làm hàng chuyên dụng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của
các hãng tàu và khách hàng trong việc giao nhận container. ICD Tân Cảng –
Sóng Thần có tổng diện tích xấp xỉ 387.870 m2 trong đó:
205.000 m2 diện tích kho bao gồm: trung tâm phân phối, kho ngoại
quan, kho nội địa và kho CFS được thiết kế phù hợp với việc tập kết,
giao nhận, vận chuyển và phân phối hàng hóa.

184
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
90.000 m2 diện tích bãi container gồm: bãi container hàng, bãi container
rỗng, bãi kiểm hóa tập trung.

3.1.3.2. Tân Cảng – Cát Lái


Cảng Cát Lái – Tổng Công ty Tân cảng Sài gòn là cảng chuyên dụng container,
được quy hoạch và xây dựng mới tại phường Cát Lái, Quận 2, TP.HCM. Đây là cảng
container lớn nhất tại Việt Nam, với tổng diện tích mặt bằng 160 ha, 20.000 m2 kho
hàng, 450.000 m2 bãi chứa container, 973 m cầu tàu và 12 cần trục bờ trong đó có
10 cẩu giàn (là một loại phương tiện dùng cho việc trung chuyển vận tài có khả
năng di chuyển đến vị trị song song mạn tàu để thực hiện xếp dỡ hàng hóa) của
hãng KE(Đức).

Với vị trí quan trọng này, SNP là nhà khai thác cảng container đầu tiên ở Việt Nam
được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng và kinh doanh “Khu vực
cảng mở”. Khu vực cảng mở với rất nhiều dịch vụ và điều kiện ưu đãi hoạt động
theo quy chế riêng được ban hành tại quyết định số 37/2006/QĐ-TTg ngày 10
tháng 02 năm 2006.

Cơ sở hạ tầng của khu vực cảng mở Cát Lái


• Khu vực Cảng mở được xây dựng trên diện tích 8.536m2 tại khu vực cảng Cát Lái
giai đoạn 1, cách ly với các khu vực còn lại bằng tường bao kín cao 3m.
Trong Khu vực cảng mở có khu trưng bày hàng hóa diện tích 80m2, kho hàng
1.480m2, bãi hàng container 6.959m2.
• Với hệ thống trang thiết bị và công nghệ quản lý hiện đại Khu vực cảng mở
phục vụ các Hãng tàu và khách hàng liên tục 24/24h trong ngày.

Hàng hóa thông qua Khu vực cảng mở


Mọi loại hàng hóa được thông qua Khu vực cảng mở, trừ hàng hoá là chất ma túy,
chất phóng xạ, vũ khí, đạn dược và các loại hàng hóa bị cấm khác theo quy định
của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Dịch vụ được thực hiện trong Khu vực cảng mở


• Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ hàng hải.
• Mua bán, đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa; gia cố, sửa chữa
hoặc thay container khác đối với container trung chuyển và hàng xuất nhập
khẩu, hàng quá cảnh.

Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa thông qua Khu vực cảng mở
• Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào Khu vực cảng mở không phải làm thủ tục
nhập khẩu nhưng chủ hàng hoặc người đại diện phải nộp cho cơ quan Hải quan
bản lược khai hàng hóa.

185
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
• Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua Khu vực cảng mở phải làm đầy đủ thủ tục
Hải quan theo quy định.
• Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đóng trong container trung chuyển được
thực hiện theo quy định của pháp luật về dịch vụ trung chuyển container tại
cảng biển Việt Nam.
• Hàng quá cảnh qua Khu vực cảng mở phải làm thủ tục hải quan theo quy định
có liên quan của pháp luật.

Thuế đối với hàng hóa thông qua Khu vực cảng mở
• Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào Khu vực cảng mở chưa phải nộp thuế nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Hàng hoá từ Việt Nam đưa vào Khu vực cảng mở bao gồm hàng tiêu dùng, văn
phòng phẩm và trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động trong Khu vực
cảng mở không phải nộp thuế xuất khẩu và không phải làm thủ tục xuất khẩu,
nhưng phải xuất trình hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.

Hiện nay, Cảng Cát Lái đã trở thành cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất
Việt Nam tại Quận 2, TP.HCM, gần với cụm các khu Công nghiệp, khu chế xuất
phía Bắc TP.HCM và khu Công nghiệp các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bên cạnh
đó, Cảng Cát Lái hiện xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới
với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại (như: thanh toán
qua mạng internet (E-port) và lệnh giao hàng điện tử (EDO), ...) và phát triển đồng
bộ các dịch vụ logistics (như: dịch vụ tàu lai, hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải
bộ, vận tải thủy bằng sà lan, khai thuế Hải quan, ...)

Cảng Cát Lái có 6 cổng giao nhận container A,B,C,D,E,G gồm 31 làn vào; 18 làn ra
(tăng 11 làn vào; 8 làn ra khi mở rộng thêm cổng G). Trong đó:
• Cổng A và cổng B phục vụ cho xe container vào lấy hàng xuất khẩu, hàng nhập
khẩu; và đồng thời, tòa nhà của Tổng Công ty Tân Cảng nằm ở cổng B hay còn
gọi là văn phòng thương vụ;
• Cổng C dành cho hàng lẻ (kho CFS và kho ngoại quan);
• Cổng D và cổng E phục vụ cho nhu cầu lấy, trả vỏ container;
• Cổng G là cổng mới đưa vào sử dụng nhằm kết nối cảng với các khu vực lân cận
để giảm tải cho tuyến đường chính.

186
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.3: Hình ảnh một số cổng của cảng Cát Lái

3.2. E-Port
E-Port là cổng thông tin của Tân Cảng Sài Gòn (SNP) được xây dựng nhằm:
• Cung cấp thông tin container, tàu chuyến, danh sách container xuất nhập khẩu
và công cụ để theo dõi tình hình giải phóng tàu.
• Hỗ trợ:
− Đăng ký làm thủ tục giao nhận container trực tuyến và thanh toán qua thẻ
thanh toán nội địa được phát hành bởi ngân hàng tại Việt Nam;
− Xuất hóa đơn điện tử theo yêu cầu của khách hàng (người gửi hàng/người
nhận hàng) và được cơ quan thuế chấp nhận.

187
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Quy trình thực hiện trên e-Port như sau:
• Đăng ký thủ tục
− Đăng ký tài khoản trên e-Port;
− Đăng nhập e-Port thông qua địa chỉ https://eport.saigonnewport.com.vn

Hình 3.4: Giao diện trang e-Port

• Thanh toán
Khách hàng lựa chọn hai phương thức thanh toán, đó là:
− Phương thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ thanh toán nội địa (ATM)
hay chuyển khoản;
− Phương thức thanh toán trực tiếp tại quầy phát hành chứng từ của cảng.
• Xuất hóa đơn điện tử
Khi khách hàng đã thanh toán thành công thì nhấn vào nút Hóa đơn điện tử để
hệ thống xuất hóa đơn.
• Giao nhận container
− Nếu đã đăng ký và thanh toán thành công trên e-Port
Đối với phương án hạ bãi chờ xuất: Khách hàng chỉ mang kéo container
chứa hàng đến cổng và cung cấp mã đăng ký cho nhân viên giao nhận
cổng.
Đối với các phương án còn lại: Khách hàng đến khu thủ tục và cung cấp
chứng từ (như: lệnh giao hàng nguyên container và phiếu cấp/hạ rỗng)
và mã đăng ký của lô hàng cho nhân viên phát hành chứng từ xác nhận
lại thông tin; và sau đó, kéo container vào cổng.

188
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
− Nếu đã đăng ký và chưa thanh toán trên e-Port
Đối với phương án hạ bãi chờ xuất: Khách hàng đến quầy thủ tục cung
cấp mã đăng ký cho nhân viên phát hành chứng từ để thanh toán; và
sau đó, cho xe vào cổng.
Đối với các phương án còn lại: Khách hàng đến khu thủ tục và cung cấp
chứng từ (như: lệnh giao hàng nguyên container và phiếu cấp/hạ rỗng)
và mã đăng ký của lô hàng cho nhân viên phát hành chứng từ xác nhận
lại thông tin cũng như thực hiện việc thanh toán; và sau đó, kéo
container vào cổng.

Cần lưu ý là, trước khi khách hàng thực hiện việc giao/nhận container tại cảng Cát
Lái thì khách hàng phải hoàn thành xong thủ tục49 trên e-Port, như:
• Đăng ký làm hàng;
• Đăng ký chuyển bãi khử trùng;
• Khai báo phương tiện vận chuyển;
• Đối chiếu container thông quan.

3.2.1. Đăng ký làm hàng


Đăng ký làm hàng là nghiệp vụ giao nhận container hàng hóa xuất nhập
khẩu nguyên container bằng đường biển được thực hiện trên e-Port trước khi
người gửi hàng/người nhận hàng ra cảng Cát Lái thực hiện các thủ tục
giao/nhận container.

3.2.1.1. Giao container hàng cho cảng


Chọn nghiệp vụ giao container hàng cho cảng. Nếu:
• Chưa có lô hàng nào thì tạo mới lô hàng

Hình 3.5: Tạo mới lô hàng

49
Trong phạm vi nghiên cứu hoạt động giao nhận lô hàng xuất nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển với lô hàng bách hóa (hàng bình thường) thì phần này của chương chỉ trình bày các tác
nghiệp cơ bản trên trang e-Port.

189
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
− Nhập các thông tin bao gồm:
Mã số thuế;
Số lượng container (tối đa 100 container trong 1 lô hàng);
Ghi chú (nếu cần).
− Kiểm tra lại thông tin đã nhập và nhấn vào “Lưu thông tin”.

• Đã có lô hàng thì chọn lô hàng trong danh sách lô hàng

Hình 3.6: Chọn lô hàng

Thêm chi tiết lô hàng


Để thêm chi tiết cho lô hàng vừa tạo xong (hoặc đã chọn trong danh sách lô hàng)

Hình 3.7: Thêm chi tiết lô hàng

• Nhấn vào chức năng “Thêm” để mở giao diện chức năng thêm mới chi tiết lô
hàng. Khi đó,
− Nhập các thông tin mà hệ thống yêu cầu. Cần lưu ý những thông tin sau:

190
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Khai báo phương án : HBCX
Phương tiện : TRUCK
− Kiểm tra lại thông tin đã nhập và nhấn vào “Lưu” để hệ thống lưu lại toàn
bộ thông tin chi tiết về lô hàng.

Hình 3.8: Khai báo chi tiết lô hàng

• Việc thực hiện khai báo VGM là bắt buộc; do đó, nếu người gửi hàng không
khai báo VGM thì khi nhấn “Lưu” thì hệ thống sẽ báo lỗi.
• Nếu người gửi hàng muốn thay đổi thông tin hay xóa chi tiết lô hàng thì nhấn
vào biểu tượng như hình 3.9 để thực hiện.

Hình 3.9: Chức năng sửa chữa và xóa chi tiết lô hàng

191
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
• Để in phiếu đăng ký làm hàng thì người gửi hàng phải nhấn chọn những chi
tiết lô hàng muốn in bằng cách nhấn vào các check box ở bên trái. Ngoài ra,
người gửi hàng có thể in phiếu đăng ký làm hàng bằng cách nhấn vào “Chưa
in” hoặc “Đã in” ở mỗi chi tiết lô hàng.

3.2.1.2. Nhận container hàng cho cảng


Để thực hiện nghiệp vụ nhận container hàng từ cảng thì tùy thuộc vào hình thức
của lệnh giao hàng là bằng lệnh giao hàng (D/O giấy) hay là EDO.
• Đăng ký nhận container hàng từ cảng bằng lệnh D/O giấy
Nhấn vào Thêm để mở giao diện chức năng thêm mới chi tiết lô hàng

Hình 3.10: Thêm chi tiết lô hàng

− Chọn:
Phương tiện : TRUCK
Phương án : GTHA
− Nhập các thông tin về container và hạn lệnh.

192
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hạn lệnh là thời gian trả container của hãng tàu;
Ngày ngắt điện (đối với container lạnh) là ngày dự kiến yêu cầu cảng
ngắt điện, nếu khách hàng lấy container hàng sau ngày này thì phải
đóng thêm phí tiền điện phát sinh tại quầy.
− Kiểm tra lại toàn bộ thông tin và nhấn “Lưu” để hệ thống lưu lại toàn bộ
thông tin chi tiết lô hàng.

• Đăng ký nhận container hàng từ cảng có lệnh giao hàng điện tử (EDO)
− Đây là chức năng dùng để đăng ký nhận container hàng nhập khẩu bằng
đường biển khi có EDO. Khi đó, người nhận hàng chỉ cần đăng ký theo
thông tin lệnh nhận được từ hãng tàu; tiếp theo, thanh toán cũng như xác
thực và vào thẳng cổng nhận container mà không cần phải đem lệnh đến
quầy thủ tục xác nhận.
− Ở màn hình đăng ký nhận container từ cảng, khi người nhận hàng nhập vào
container thuộc hãng tàu có áp dụng EDO và container đã có dự liệu theo
lệnh EDO trong hệ thống thì:
Chủ khai thác sẽ được hệ thống tự động thể hiện (người nhận hàng có
thể điều chỉnh được thông tin này);
Tự thể hiện “Áp dụng EDO”;
Hiển thị dòng thông báo “Hãng tàu [mã hãng tàu] áp dụng giao
container hàng bằng EDO. Quý khách vui lòng xác thực sau khi lưu
thông tin EDO thành công”.

• Đăng ký nhận container hàng theo Bill


Đây là chức năng tiện ích hỗ trợ người nhận hàng đăng ký cùng lúc các
container có lệnh giao hàng bằng điện tử có chung thông tin trong cùng một
vận đơn đường biển. Khi đó:
− Vào màn hình nhận container hàng từ cảng.
Tạo lô hàng mới;
Hoặc chọn lô hàng đã khai báo sẵn (phải là container EDO)
− Nhấn vào nút chức năng EDO − Đăng ký theo Bill

193
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.11: Chức năng Đăng ký theo Bill

− Người nhận hàng phải khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết (có dấu *).

Hình 3.12: Màn hình khai báo Đăng ký theo Bill

− Nhấn vào nút Tìm kiếm để lấy danh sách các container cần đăng ký. Sau đó:
Chọn container cần đăng ký trong danh sách trên từng dòng tương ứng;
Nhấn vào nút Đăng ký thì hệ thống sẽ hiện thị thông báo thành công.

194
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
3.2.2. Đăng ký chuyển bãi khử trùng
Việc khử trùng hàng hóa xuất nhập khẩu là rất cần thiết vì những lý do sau: Thứ
nhất, thời gian vận chuyển trên biển thường tương đối dài; trong thời gian đó,
hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao cùng với môi trường
ẩm thấp (do hơi nước) nên tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh
sôi nảy nở. Thứ hai, quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của hải quan ở cảng
đến áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu (như: Châu Âu, Mỹ, Canada và Úc). Các lô
hàng nhập khẩu nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị phạt nặng và thậm chí bị
cấm nhập khẩu.

Việc khử trùng hàng hóa có thể thực hiện tại kho của người gửi hàng hay tại cảng.
Nếu người gửi hàng chọn hình thức khử trùng tại cảng thì tùy thuộc vào container
hàng của người gửi hàng đã có trong hệ thống của cảng hay chưa.
• Đăng ký chuyển bãi khử trùng container đang tồn bãi
Để thực hiện việc chuyển bãi khử trùng khi container của người gửi hàng đang
tồn bãi thì người gửi hàng thực hiện thao tác như sau:
− Chọn chức năng Đăng ký chuyển container soi/kiểm hóa
− Nhấn vào nút Thêm thì hệ thống hiển thị màn hình Đăng ký chuyển
container.

Hình 3.13: Màn hình khai báo Đăng ký chuyển container

Khi đó:
Chọn phương án dịch vụ khử trùng;
Khai báo đầy đủ các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
− Nhấn “Lưu”
Hệ thống sẽ hiển thị thông báo;
Nhấn nút Tính phí để hệ thống chuyển sang màn hình thanh toán phí để
người gửi hàng thực hiện thanh toán phí.

195
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.14: Thông báo của hệ thống và màn hình thanh toán phí

• Đăng ký chuyển bãi khử trùng container chưa có trong hệ thống cảng
Trong trường hợp container chưa có trong hệ thống của cảng thì để thực hiện
việc chuyển bãi khử trùng, người gửi hàng thực hiện như trường hợp khi
container tồn bãi; tuy nhiên, khi màn hình khai báo hiển thị thì các thông tin
như phương tiện hay tàu chuyến sẽ không có giá trị trên hệ thống nên người
gửi hàng không cần khai thông tin này.

3.2.3. Khai báo phương tiện vận tải


Để khai báo phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo tiến độ giao nhận hàng hóa
thì người gửi hàng/người nhận hàng vào chức năng khai báo phương tiện vận tải.
• Khi đó:
− Danh sách các phương tiện vận tải được khai báo trước đó sẽ được hiển thị
trên hệ thống.
− Nếu người gửi hàng/người nhận hàng muốn bổ sung phương tiện vận tải
mới thì chọn chức năng “Thêm mới” để tạo.
Nhập các thông tin yêu cầu của hệ thống, như: số xe, ngày bắt đầu và
ngày kết thúc.
Kiểm tra lại các thông tin đã nhập và sau đó nhấn vào nút “Lưu” để hệ
thống lưu lại phương tiện vận tải vừa được khai báo.

196
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.15: Màn hình khai báo phương tiện vận tải

• Nếu người gửi hàng/người nhận hàng muốn thay đổi thông tin của phương
tiện vận tải thì sử dụng chức năng sửa thông tin phương tiện vận tải. Cần chú ý
là, với những phương tiện vận tải đã gắn vào để lấy bất kỳ container nào thì
không được phép sửa đổi bất kỳ thông tin nào. Sau khi khai báo sửa đổi thì
người gửi hàng/người nhận hàng nhấn vào nút “Lưu” để hệ thống cập nhật các
thông tin thay đổi về phương tiện vận tải.

3.2.4. Đối chiếu container thông quan


Như đã đề cập thì trước khi ra người gửi hàng/người nhận hàng ra cảng Cát Lái
thực hiện các thủ tục để giao/nhận lô hàng xuất nhập khẩu nguyên container bằng
đường biển thì phải thực hiện các thủ tục trên e-Port sau khi nhận được kết quả
phân luồng. Chính vì thể, để đối chiếu với hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan với hệ
thống dữ liệu của cảng thì phải thực hiện nghiệp vụ đối chiếu container thông
quan.

3.2.4.1. Khai báo số quản lý hàng hóa


Đây là chức năng hỗ trợ người gửi hàng khai báo số quản lý hàng hóa cho
container hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển. Để khai báo số
quản lý hàng hóa thì người gửi hàng phải thực hiện chức năng “Đăng ký giao cont
hàng” cho cảng thành công. Sau đó, mở màn hình khai báo Sổ quản lý hàng hóa
bằng cách:
• Từ màn hình Đăng ký giao cont hàng cho cảng.

197
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.16: Màn hình đăng ký giao cont hàng cho cảng

• Hoặc vào mục Khai báo hải quan. Chọn Khai báo tờ khai/Số quản lý hàng hóa.

Hình 3.17: Màn hình khai báo sổ quản lý hàng hóa

Trong trường hợp:


− Trên màn hình thông tin lô hàng, nếu không thấy mã lô cần khai báo
thì người gửi hàng:
Nhấn vào nút tác nghiệp “Chọn lô hàng” để chọn lô hàng khai báo.
Sau khi chọn lô hàng thì nhấn vào nút tác nghiệp “Thêm mới”.

198
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.18: Màn hình thực hiện chức năng Thêm mới

Trong màn hình như hình 3.19 thì nhấn vào ô số container để chọn
container muốn khai báo và nhập vào số quản lý hàng hóa vào ô tương
ứng và nhấn “Lưu” để hệ thống tự động lưu lại thông tin.

Hình 3.19: Màn hình Thêm mới sổ quản lý hàng hóa

− Booking có nhiều container cùng một lô thì hệ thống sẽ hiển thị màn
hình như hình dưới đây.

199
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.20: Kết quả được hệ thống hiển thị

Người gửi hàng nhấn vào Đóng nếu không muốn cập nhật hàng loạt để
cập nhật số quản lý hàng hóa cho những container hàng còn lại. Khi cập
nhật xong thì màn hình khai báo số quản lý hàng hóa sẽ hiện thị như
sau:

Hình 3.21: Màn hình khai báo số quản lý hàng hóa sau khi cập nhật

Khi quay về màn hình Đăng ký giao cont hàng cho cảng thì cột Khai báo
số QLHH sẽ được hệ thống tự động gán giá trị Y.

200
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.22: Màn hình thể hiện kết quả khai báo số quản lý hàng hóa

3.2.4.2. Khai báo tờ khai hải quan


Đây là chức năng hỗ trợ người gửi hàng/người nhận hàng khai báo tờ khai cho
container hàng xuất khẩu/hàng nhập khẩu bằng đường biển. Tương tự với chức
năng khai báo số quản lý hàng hóa thì chức năng này chỉ được thực hiện khi người
gửi hàng/người nhận hàng phải thực hiện chức năng “Đăng ký giao cont cho
cảng” thành công. Để thực hiện chức năng này thì người gửi hàng/người nhận
hàng có thể thực hiện bằng hai cách sau:
• Mở màn hình khai báo số quản lý hàng hóa từ màn hình đăng ký giao cont
hàng cho cảng;
• Hoặc vào mục khai báo hải quan. Chọn khai báo tờ khai/Số tờ khai. Sau khi
chọn lô hàng xong thì nhấn vào nút tác nghiệp “Thêm mới”.
Trong trường hợp:
− Nếu không thấy mã lô hàng cần khai báo thì nhấn vào nút tác nghiệp
“Chọn lô hàng”; khi đó, chọn lô hàng để khai báo.
Nhấn vào nút tác nghiệp “Chọn lô hàng” để chọn lô hàng khai báo.
Sau khi chọn lô hàng thì nhấn vào nút tác nghiệp “Thêm mới”.
Trong màn hình như hình 3.19 thì nhấn vào ô số container để chọn
container muốn khai báo và nhập vào số quản lý hàng hóa vào ô tương
ứng và nhấn “Lưu” để hệ thống tự động lưu lại thông tin.

201
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
Hình 3.23: Màn hình khai báo thêm tờ khai mới

− Booking có nhiều container cùng một lô thì người gửi hàng/người nhận
hàng thực hiện tương tự như chức năng khai báo số quản lý hàng hóa.
Và khi quay về màn hình Đăng ký giao cont hàng cho cảng thì cột Khai báo
tờ khai sẽ được hệ thống tự động gán giá trị Y.

Hình 3.24: Màn hình thể hiện kết quả khai báo tờ khai hải quan

3.2.4.3. Danh sách khai báo tờ khai/số quản lý hàng hóa


Đây là chức năng hiển thị toàn bộ danh sách container của người gửi hàng/người
nhận hàng đã khai báo hoặc số quản lý hàng hóa; trên cơ sở đó, có thể thực hiện
việc đối chiếu tờ khai.

Tình trạng đối chiếu là kết quả so sánh tờ khai hay số quản lý hàng hóa của
chủ hàng khai báo trên e-Port và của hệ thống dự liệu điện tử của Hải quan

202
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
trả về cho cảng. Để thực hiện chức năng này thì người gửi hàng/người nhận hàng
thực hiện như sau:
• Vào chức năng khai báo hải quan. Chọn danh sách khai báo tờ khai/số quản lý
hàng hóa.
• Thực hiện tìm kiếm theo cơ sở như: ngày, mã lô hàng, số quản lý hàng hóa, số
container, số tờ khai hay số vận đơn.
− Kết quả hiển thị như hình dưới đây.

Hình 3.25: Màn hình thể hiện kết quả danh sách

− Khi đó, thực hiện việc đối chiếu tờ khai đã khai báo trên e-Port với tờ khai
mà Hải quan gửi về cho hệ thống cảng bằng cách:
Chọn vào những dòng dữ liệu muốn đối chiếu;
Và sau đó, nhấn vào nút nghiệp vụ “Đối chiếu tờ khai”.
Cần chú ý là chỉ đối chiếu được tờ khai khi container hàng xuất đã có số
đăng ký hàng hóa cũng như phiếu EIR.

3.2.4.4. Đối chiếu container thông quan


Đây là chức năng đối chiếu tờ khai mà người gửi hàng/người nhận hàng đã khai
báo trên e-Port với tờ khai do hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan trả về cho cảng.
Cần chú ý là chỉ đối chiếu được tờ khai khi container hàng xuất đã có số đăng ký
hàng hóa cũng như phiếu EIR. Để thực hiện chức năng này thì người gửi
hàng/người nhận hàng:
• Vào chức năng khai báo hải quan. Chọn đối chiếu thông quan.
• Trên màn hình đối chiếu container thông quan:

203
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3
− Nhập vào số đăng ký vào ô số đăng ký. Khi đó, hệ thống sẽ hiện thị số đăng
ký và số vận đơn tương ứng như hình 3.26 dưới đây.

Hình 3.26: Màn hình thực hiện chức năng đối chiếu container thông quan

− Sau khi người gửi hàng/người nhận hàng đã nhấn vào nút tác nghiệp là
“Đối chiếu thông quan” thì hệ thống sẽ tiến hành thực hiện đối chiếu
container thông quan và thông báo tình trạng đối chiếu.

Hình 3.27: Màn hình thông báo tình trạng đối chiếu

204
Cảng Cát Lái khai báo e-Port
Ths. Nguyễn Tấn Phong 3

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 3


Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn SNP − SaiGon New Port (sẽ được gọi tắt là cảng
Cát Lái) là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với thị phần container
xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước.
Định hướng chiến lược của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là phát triển sản xuất
kinh doanh bền vững trên 3 trụ cột chính dựa trên các nền tảng là “Chất lượng
dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến, nhân lực chuyên
nghiệp, chất lượng cao; Kỷ luật quân đội, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm với
cộng đồng”. Ba trụ cột chính cũng chính là ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của SNP,
đó là: (1) Khai thác Cảng; (2) Dịch vụ Logistics; và (3) Vận tải biển và dịch vụ hàng
hải.

Cảng Cát Lái – Tổng Công ty Tân cảng Sài gòn là cảng chuyên dụng container,
được quy hoạch và xây dựng mới tại phường Cát Lái, Quận 2, TP.HCM. Đây là cảng
container lớn nhất tại Việt Nam, với tổng diện tích mặt bằng 160 ha, 20.000 m2 kho
hàng, 450.000 m2 bãi chứa container, 973 m cầu tàu và 12 cần trục bờ trong đó có
10 cẩu giàn (là một loại phương tiện dùng cho việc trung chuyển vận tài có khả
năng di chuyển đến vị trị song song mạn tàu để thực hiện xếp dỡ hàng hóa) của
hãng KE(Đức).

Cảng Cát Lái có 6 cổng giao nhận container A,B,C,D,E,G gồm 31 làn vào; 18 làn ra
(tăng 11 làn vào; 8 làn ra khi mở rộng thêm cổng G). Cổng A và cổng B phục vụ cho
xe container vào lấy hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu; và đồng thời, tòa nhà của
Tổng Công ty Tân Cảng nằm ở cổng B hay còn gọi là văn phòng thương vụ. Cổng C
dành cho hàng lẻ (kho CFS và kho ngoại quan). Cổng D và cổng E phục vụ cho nhu
cầu lấy, trả vỏ container. Cổng G là cổng mới đưa vào sử dụng nhằm kết nối cảng
với các khu vực lân cận để giảm tải cho tuyến đường chính.

E-Port là cổng thông tin của Tân Cảng Sài Gòn (SNP) được xây dựng nhằm cung
cấp thông tin container, tàu chuyến, danh sách container xuất nhập khẩu và công
cụ để theo dõi tình hình giải phóng tàu. Và đồng thời, hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu
đăng ký làm thủ tục giao nhận container trực tuyến và thanh toán qua thẻ thanh
toán nội địa được phát hành bởi ngân hàng tại Việt Nam; xuất hóa đơn điện tử
theo yêu cầu của khách hàng (người gửi hàng/người nhận hàng) và được cơ quan
thuế chấp nhận.

Trước khi khách hàng thực hiện việc giao/nhận container tại cảng Cát Lái thì
khách hàng phải hoàn thành xong thủ tục trên e-Port, như: (1) Đăng ký làm hàng;
(2) Đăng ký chuyển bãi khử trùng; (3) Khai báo phương tiện vận chuyển; (4) Đối
chiếu container thông quan.

205
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4

NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN


HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTANIER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Để thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và giao
hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển nói riêng thì cần thiết phải đọc
hiểu được bộ chứng từ của lô hàng xuất nhập khẩu cũng như nắm rõ quy trình
nghiệp vụ. Đây là hai công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện nhằm
đảm bảo tiến độ giao nhận và tối thiểu hóa những sự cố phát sinh trong quá trình
tác nghiệp cũng như hạn chế các rắc rối về mặt pháp lý. Việc phân tích bộ chứng
từ đã được đề cập trong nội dung chương trước; do đó, mục đích của chương này
là nhằm trình bày nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển. Sau khi học xong chương này thì bạn sẽ:
• Đọc được các ký mã hiệu trên container cũng như xác định được vị trí
container trong bãi container tại cảng Cát Lái;
• Nắm được quy trình thực hiện nghiệp vụ;
• Mô tả được chi tiết từng hoạt động trong quy trình;
• Vận dụng được để thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa cho một lô
hàng thực tế tại các công ty logistics hay các doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu.

206
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
4.1. Đặc điểm của phương thức giao nhận hàng FCL
4.1.1. Thuật ngữ FCL
Thuật ngữ FCL (Full container load) được hiểu là hàng được đóng trong
nguyên một container; và đồng thời, người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng
hàng vào container cũng như người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng ra
khỏi container.

Hay nói một cách khác, với phương thức giao nhận hàng FCL thì người gửi hàng
có trách nhiệm kiểm đếm hàng hóa, chất xếp hàng hóa vào và niêm phong kẹp
chì. Đây là phương thức giao nhận phổ biến nhất với công cụ vận tải đó là
container.

4.1.2. Container
4.1.2.1. Khái niệm
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) thì container hàng hóa là một công cụ vận tải có
những đặc điểm sau:
• Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
• Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức
vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
• Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một
phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
• Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container;
• Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối.

4.1.2.2. Phân loại container


Hiện nay có rất nhiều tiêu chí để phân loại container; chẳng hạn, như:
• Căn cứ cách ký hiệu trên vận đơn đường biển thì phân thành các loại sau:
− Container thường : DC (dry container), GP (general purpose), ST
hoặc SD (Standard)
− Container cao : HC (high cube)
− Container lạnh : RE (Reefer)
− Container lạnh, cao : HR (Hi-Cube Reefer)
− Container mở nắp : OT (Open Top)
− FR (Flat Rack) : Là container có thể mở nắp, mở cạnh dùng để
chở hàng siêu trường, siêu trọng, cồng kềnh.
• Căn cứ theo kích thước thì có 06 loại container:
− Cont 20′ và cont 40′ thường
− Cont 20′ và cont 40′ cao
− Cont 20′ và cont 40′ lạnh
− Flatract 20′, cont40′
− OT 20′ và OT40
− Cont 45′

207
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
• Căn cứ theo kích thước thì có 03 loại container:
− Phân loại theo chiều dài : container là 20 feet50 (6.1m), 40 feet (12.2
m), 45 feet (13.7m)
− Phân loại chiều cao : container thường (8 feet 6 inch) và
container 9 feet 6 inch
− Phân loại theo chiều rộng : container 20’DC, 40’DC, 40’HC.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) thì kích thước và trọng lượng container
tiêu chuẩn 20 feet và 40 feet được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 4.1: Bảng kích thước và trọng lượng tổng

Kích thước Container Container Container


20'DC 40'DC 40'HC
Dài 6,058 m 12,192 m 12,192 m
Bên ngoài Rộng 2,438 m 2,438 m 2,438 m
Cao 2,591 m 2,591 m 2,896 m
Dài 5,867 m 11,998 m 11,998 m
Bên trong
Rộng 2,330 m 2,330 m 2,330 m
(tối thiểu)
Cao 2,350 m 2,350 m 2,655 m
Trọng lượng tổng51
24 tấn 30,48 tấn 30,48 tấn
(bao gồm hàng vỏ)

Nhìn chung, các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính là
nhóm theo tiêu chuẩn và nhóm không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu
chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước nhưng không được
sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa. Nếu xem xét các
loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO 6346:1996) thì container đường biển bao
gồm một số loại chính sau:
• Container bách hóa (General purpose container)
− Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được
gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
− Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

50
Theo tiêu chuẩn quốc tế thì 1 feet = 0,3048 m. Do đó, container 20 feet # 6,1m (20 x 0,3048) và
container 45 feet # 13,7m (45 x 0,3048)
51
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại container không theo tiêu chuẩn. Khi đó, khả năng chứa
hàng sẽ dựa theo thiết kế kỹ thuật hay do hãng tàu quy định. Thực tế là, một số hãng tàu chấp
nhận container 20 feet trọng lượng hàng tối đa thường là 25 tấn; tuy nhiên, hãng tàu vẫn cho phép
bạn có thể chở hàng nhiều hơn (có thể là 26 tấn hoặc 27 tấn). Đối với container 40 feet thì thì cũng
có một số hãng tàu cho phép chở đến 35 tấn. Với điều kiện phải đóng thêm một khoản phí hoặc
bắt bạn ký LOI.
LOI (Letter of Indemnity) là thư bồi thường được soạn thảo bởi các tổ chức bên thứ ba (như
ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm) đồng ý trả tiền bồi thường tài chính cho một bên, nếu bên
còn lại không tuân thủ nghĩa vụ của mình.

208
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
• Container hàng rời (Bulk container)
− Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…)
bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch) và dỡ
hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).
− Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với
container bách hóa, trừ miệng xếp hàng (phía trên) và cửa dỡ hàng (bên
cạnh).
• Container chuyên dụng (Named cargo container)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó; chẳng hạn như, ô
tô, động vật sống hay bia nước ngọt.
− Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không
cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1
hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong
container bách hóa khá phổ biến)
− Container chở động vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc
hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách
dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.
− Container chở bia nước ngọt: được gia công hoán cải từ container loại lớn
bằng cách thay thế hai vách bằng tấm bạt để đóng mở di động và có hệ
thống tăng cứng nóc nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong việc xếp dỡ hàng
hóa.
• Container nhiệt (Thermal container)
− Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên
trong container ở mức nhất định. Vách và mái loại này thường bọc phủ lớp
cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép
không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có
hàng trên sàn.
− Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế
thường gặp container lạnh (refer container)
• Container hở mái (Open-top container)
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng
ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu.
Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân
dài.
• Container mặt bằng (Platform container)
− Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc,
chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
− Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách
này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
• Container bồn (Tank container)
− Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn
chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được

209
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra
qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng
bồn bằng bơm.
− Trên thức tế, tùy theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container
theo kích thước (20'; 40'...), theo vật liệu chế tạo (nhôm, thép...).

Hình 4.1: Các loại container

Hình 4.1 (a): Container bách hóa Hình 4.1 (b): Container hàng rời

Hình 4.1 (c): Container chuyên dụng Hình 4.1 (d): Container nhiệt

Hình 4.1 (e): Container hở mái Hình 4.1 (f): Container bồn

210
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4

Hình 4.1 (g): Container mặt bằng

4.1.2.3. Ký mã hiệu trên container


Trên container có rất nhiều ký mã hiệu bằng chữ và bằng số thể hiện những ý
nghĩa khác nhau. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã hiệu này là ISO
6346:1995; theo đó, các ký mã hiệu này chia thành những nhóm sau:

• Hệ thống nhận biết (identification system)


Hệ thống nhận biết của container bao gồm 4 thành phần là: (1) Mã chủ sở hữu
(owner code); (2) Ký hiệu loại thiết bị (equipment category identifier / product
group code); (3) Số sê-ri (serial number / registration number) và (4) là Chữ số
kiểm tra (check digit)
− Mã chủ sở hữu
Mã chủ sở hữu (còn gọi là tiếp đầu ngữ container) bao gồm 3 chữ cái viết
hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế thông qua
cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng ký52 trực tiếp với Cục container
quốc tế - BIC (Bureau International des Containers et du Transport
Intermodal).
− Ký hiệu loại thiết bị
Ký hiệu loại thiết bị là một trong ba chữ cái viết hoa dưới đây, tương ứng
với một loại thiết bị:
U : Container chở hàng (freight container)
J : Thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (detachable
freight container-related equipment)
Z : Đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)

52
Việc sử dụng các đầu ngữ không đăng ký như vậy có một số bất lợi.
• Thứ nhất, điều này trái với nội dung quy định trong Phụ lục G của tiêu chuẩn ISO 6343, có
điều khoản quy định về đăng ký mã xác định chủ sở hữu với BIC để được bảo vệ quyền sở
hữu đối với mã này trên phạm vi quốc tế.
• Thứ hai, BIC khuyến cáo, container không được đăng ký tiếp đầu ngữ, trong quá trình lưu
thông, có thể bị hải quan giữ, kiểm tra, và có thể không được lưu thông tự do như trong Công
ước hải quan về container (Customs Convention on Containers) quy định. Điều này sẽ gây bất
lợi hoặc thậm chí cản trở toàn bộ quá trình vận tải.
• Thứ ba, việc không đăng ký và không được thừa nhận về quyền sở hữu đối với tiếp đầu ngữ
và kéo theo là quyền sở hữu container dễ dẫn đến nhầm lẫn, khiếu nại, và có thể dẫn đến mất
container.

211
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
Việc sử dụng bất kỳ chữ cái nào không thuộc ba chữ cái trên (U; J; Z) làm ký
hiệu loại thiết bị được coi là không tuân theo tiêu chuẩn ISO 6346.
− Số sê-ri
Số sê-ri đây chính là số container và gồm 6 chữ số. Nếu số sê-ri không đủ 6
chữ số, thì các chữ số 0 sẽ được thêm vào phía trước để thành đủ 6 chữ số.
Số sê-ri này do chủ sở hữu container tự đặt ra, nhưng đảm bảo nguyên tắc
mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container.
− Chữ số kiểm tra
Chữ số kiểm tra là một chữ số (đứng sau số sê-ri) dùng để kiểm tra tính
chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: tiếp đầu ngữ, số sê-ri. Với
mỗi chuỗi ký tự gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri, áp dụng cách tính chữ số
kiểm tra container53, sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết.

Để tính số kiểm tra container thì có thể sử dụng phần mềm nhưng trên lý
thuyết thì vẫn có thể tính được theo các bước được trình bày dưới đây với
số container là MSKU 463 025 6
MSK : Ký hiệu mã chủ sở hữu của container là hãng tàu
Mearsk Line
U : Dạng container chở hàng
Số sê-ri : 463 025
Số kiểm tra : 6

Phương pháp tính số kiểm tra container


Bước 1. Quy đổi chữ cái thành số:
Do tiếp đầu ngữ MSKU là chữ cái, nên cần quy đổi các chữ này ra số để
có thể tính toán. Mỗi chữ cái Latin được gán một số nhất định như trong
bảng dưới đây, bắt đầu từ 10 tăng dần lên đến 38.

Lưu ý: các số tăng dần nhưng bỏ quá các số 11, 22, 33 (bội số của 11),
vì bước tiếp theo sẽ có phần chia cho 11, nên phải bỏ qua giá trị này để
tránh bị sai số.

53
Việc sử dụng số kiểm tra là để giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập số container. Thực tế
là số container được nhiều đối tượng sử dụng (chủ hàng, forwarder, hãng tàu, hải quan…), nhiều
lần, trên nhiều chứng từ (B/L, Manifest, D/O…), do đó khả năng nhập sai số là rất lớn. Mỗi số
container (gồm tiếp đầu ngữ và số sê-ri) sẽ tương ứng với một chữ số kiểm tra. Do đó, việc nhập
sai số phần lớn sẽ bị phát hiện do chữ số kiểm tra khác với thực tế. Tuy vậy, cũng cần lưu ý điều này
không phải tuyệt đối, bởi nếu sai 2 ký tự trở lên thì có thể số kiểm tra vẫn đúng, và sai sót không bị
phát hiện ra.

212
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
Bảng 4.2: Bảng mã hóa ký hiệu chủ sở hữu container
A B C D E F G H I J K L M
10 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 23 24

N O P Q R S T U V W X Y Z
25 26 27 28 29 30 31 32 34 35 36 37 38

Bước 2. Thay tiếp đầu ngữ thành số


Thay 4 chữ trong tiếp đầu ngữ MSKU bằng 4 số tương ứng trong
bảng trên; trong khi đó, phần số 463 025 sẽ được giữ nguyên. Khi đó
ta có cột (b) bảng 4.3 dưới đây
Trong cột (c) thì lấy 2 lũy thừa lần lượt từ 0 đến 9.
Sau đó, lấy số trong cột (b) nhân tương ứng với số trong cột (c) sẽ
được kết quả trong cột (e).

Bảng 4.3: Bảng quy đổi dãy số ký hiệu của container thành số

Số Lũy
Kí tự tương thừa Chi tiết Tách số
ứng 2n
(a) (b) (c) (b)x(c) (e)
M
S
K
U
4
6
3
0
2
5
Tổng

Bước 3. Tính số kiểm tra


Tính tổng các số trong cột (e) trong bảng trên được 3.944 và rồi đem
chia cho 11. Số dư của phép tính chia này chính là số kiểm tra đang
cần tìm ⇒ _____________________________________________________________.
Vậy số kiểm tra của container MSKU 463 025 là 6.

213
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
• Mã kích thước và mã loại54 (size and type codes)
− Mã kích thước thể hiện 2 ký tự (chữ cái hoặc chữ số).
Ký tự thứ nhất biểu thị chiều dài container;
Ký tự thứ hai biểu thị chiều rộng và chiều cao container.
− Mã kiểu thể hiện 2 ký tự.
Ký tự thứ nhất cho biết kiểu container, trong ví dụ trên: G thể hiện
container hàng bách hóa.
Ký tự thứ hai biểu thị đặc tính chính liên quan đến container, số 1 (sau
chữ G) nghĩa là container có cửa thông gió phía trên.

• Các ký hiệu khai thác (operational markings)


Các dấu hiệu trong khai thác gồm hai loại: bắt buộc và không bắt buộc
− Dấu hiệu bắt buộc gồm có tải trọng container, cảnh báo nguy hiểm điện
và chiều container cao.
Trọng lượng tối đa (maximum gross mass) được ghi trên cửa container,
số liệu tương tự như trong Biển chứng nhận an toàn CSC. Một số
container cũng thể hiện trọng lượng vỏ (tare weight), trọng tải hữu ích
(net weight) hay lượng hàng xếp cho phép (payload)
Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm điện từ đường dây điện phía trên, dùng
cho tất cả các container có lắp thang leo.
Dấu hiệu container cao trên 2,6 mét là dấu hiệu bắt buộc đối với những
container cao trên 8ft 6in (2,6m).

Hình 4.2: Biểu tượng bắt buộc trên container

Hình 4.2 (a): Hình 4.2 (b):


Dấu hiệu cảnh báo nguy Dấu hiệu container cao
hiểm điện trên 2,6m

− Dấu hiệu không bắt buộc bao gồm khối lượng hữu ích lớn nhất (max net
mass) hay mã quốc gia (country code).
Khối lượng hữu ích lớn nhất (max net mass) thể hiện trên cửa container,
phía dưới dấu hiệu trọng lượng container tối đa.

54
Tham khảo chi tiết về tiêu chuẩn ISO 6346:1995 quy định chi tiết ý nghĩa các mã kích thước và
mã kiểu.

214
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
Mã quốc gia (country code) gồm 2 chữ cái viết tắt thể hiện tên quốc gia
sở hữu container.

Ngoài ra, trên vỏ container còn các ký mã hiệu khác như:


• Biển chứng nhận an toàn CSC;
• Biển chấp nhận của Hải quan;
• Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC;
• Logo hãng đăng kiểm;
• Test plate (của đăng kiểm);
• Tên hãng (Maersk, MSC…), logo, slogan (nếu có);
• Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…).

4.1.3. Phương pháp tra cứu vị trí của container tại cảng Cát Lái
Ra đời từ năm 1935 thì container ngày càng được sử dụng một cách vô cùng rộng
rãi trong việc vận chuyển hàng hóa. Tính đến hiện nay thì container đang chịu
trách nhiệm vận chuyển khối lượng hàng hóa lên đến 90% của thế giới và đây là
minh chứng phản ánh vai trò cực kỳ quan trọng của container. Do đó, rất nhiều
dịch vụ đã được ra đời chỉ để phục vụ cho việc vận chuyển container đáp ứng nhu
cầu hoạt động ngoại thương; trong đó, có dịch vụ tra cứu vị trí của container. Việc
tra cứu thông tin nhằm:
• Cập nhật xem rằng hàng hóa đã cập cảng chưa hay vẫn còn đang trong quá
trình vận chuyển;
• Nắm được thông tin container đã được chuyển qua bãi kiểm hóa hay chưa.
Nếu như trong trường hợp vẫn chưa qua được bãi kiểm hóa thì có thể tiến
hành chuyển qua các bãi khác để cho kịp thời gian lên tàu và thời gian xuất
hàng theo như kế hoạch;
• Giúp chủ hàng tìm được nhanh chóng vị trí của contanier hay giải quyết các sự
cố nhằm hạn chế thời gian nằm trên bãi.

Chính vì vậy nếu muốn tra cứu vị trí container cảng Cát Lái thì cần thực hiện các
bước sau:
• Bước 1: Truy cập vào trang e-Port
• Bước 2: Vào mục thông tin container (container information).
− Click chuột vào bên phải để chọn khu vực giao nhận container
− Và đánh số container cần tra cứu.

215
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
Hình 4.3: Màn hình tra cứu vị trí container

216
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
• Bước 3: Kết quả tra cứu vị trí container
Kết quả trên hệ thống tìm thấy 1 container với những thông tin như sau:
− Time : Thời gian tàu cập cảng Cát lái là ngày 10/11/2020 vào lúc
11:59
− Location : Vị trí container là L26 002.01.01
Cần chú ý là vị trí container luôn thay đổi
L26 : Lai hàng container
01 : Vị trí ô
01 : Con số cuối cùng thể hiện tầng của container

Hình 4.4: Vị trí thực tế container

Hình 4.4 (a): Vị trí của container

Hình 4.4 (b): Ký hiệu lai hàng container Hình 4.4 (c): Ký hiệu ô hàng container

217
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4
4.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng FCL bằng đường biển
Như đã đề cập từ đầu chương, nội dung chính của chương này là trình bày quy
trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện nghiệp
vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên container bằng đường biển. Trong
phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ minh họa tình huống hoạt động giao nhận tại công
ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Hân Vy (sẽ được gọi tắt là công ty
Hân Vy) để mô hình hóa thành quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng FCL nhằm đạt
được mục đích nghiên cứu.

PL1-PL2. TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU


Thông tin chung về công ty Hân Vy
• Tên công ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU HÂN VY.
• Tên quốc tế : HAN VY IMPORT EXPORT TRADING SERVICES
COMPANY LIMITED.
• Tên viết tắt : HV IM EX CO., LTD
• Địa chỉ : 146 Nguyễn Công Trứ,
Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
Tp. Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh


• Các ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng ký:
− Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (mã ngành: 5229);
− Bán buôn thực phẩm (mã ngành: 4632);
− Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (mã
ngành: 6820);
− Dịch vụ phục vụ đồ uống (mã ngành: 5630);
− Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (mã ngành: 5210);
− Hoạt động dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào
đâu (mã ngành: 8299);
− Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (mã ngành: 4933);
− Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa (mã ngành: 5022);
− Bốc xếp hàng hóa (mã ngành: 5224);
− Vận tải hàng hóa đường sắt (mã ngành: 4912).
• Hiện tại công ty đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ khác
liên quan đến vận tải (mã ngành: 5229) chi tiết là:
− Gửi hàng;
− Giao nhận hàng hóa;
− Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn;
− Môi giới thuê tàu biển và máy bay;
− Hoạt động liên quan khác như: Đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ
hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa.

218
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 1


Trong tháng 9/2020, công ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Hân Vy
nhận thực hiện dịch vụ giao lô hàng củ ấu tươi xuất khẩu của công ty TNHH Tân
Hoành Thừa (địa chỉ: Khóm 1, xã Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tĩnh
Đồng Tháp, Việt Nam) sang Đài Loan cho công ty CHERN − WANG COMMERCE
CO. (Address: 1F, No.146, Jung Shiau ST, Guantian Dist, Tainan City 720, Taiwan).
Các chứng từ phát sinh trong hoạt động giao lô hàng này (đính kèm ở phần phụ
lục 1) bao gồm:
• Chứng từ thương mại
− Hợp đồng ngoại thương số 011/CW-THT/2020
− Hóa đơn thương mại số 011-20
− Phiếu đóng gói
− Vận đơn đường biển số A59A016023
− Xuất xứ hàng hóa mẫu B số 2010179141
− Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 105491B/20/0201
• Chứng từ hải quan
− Mã vạch
− Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) số 303500397710
• Chứng từ giao nhận
− Lệnh cấp container rỗng (Booking confirmation)
− Shipping Intruction
− Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế
− Phiếu đăng ký làm hàng số 42QQZA
− Phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất

Quy trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện
nghiệp vụ giao lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển của
công ty Hân Vy được trình bày trong phụ lục 1.

219
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 2


Trong tháng 9/2021, doanh nghiệp tư nhân nông cơ Hòa Bình (địa chỉ: 194 đường
Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Tp.HCM) mua một thiết bị là
đầu sục khí tạo oxy (không có động lực kéo) từ YANCHENG XINGMINGYI POWER
MACHINERY CO., LTD (Address: SONGXIN LOGISTICS PARK, XINMIN COMMUNITY,
YANGQD DISTRICT, YANGCHENG CITY(B), CHINA). Các chứng từ phát sinh trong
hoạt động nhận lô hàng này (đính kèm ở phần phụ lục 2) bao gồm:
• Chứng từ thương mại
− Hợp đồng ngoại thương số XYM211005
− Hóa đơn thương mại số XYM211005
− Phiếu đóng gói số XYM211005
− Vận đơn đường biển số SITGTCSGK50450
− Xuất xứ hàng hóa mẫu E số E21MA1X8M9N81013
• Chứng từ hải quan
− Mã vạch
− Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) số 104342372960
• Chứng từ giao nhận
− Thông báo hàng đến
− Lệnh giao hàng EDO
− Phiếu đăng ký làm hàng số WQDVLN

Quy trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện
nghiệp vụ nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của
công ty Hân Vy được trình bày trong phụ lục 2.

220
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1

PHỤ LỤC 4.1


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
GIAO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Việc đọc hiểu bộ chứng từ xuất khẩu và nắm rõ từng hoạt động để có thể hoàn
thành việc giao hàng FCL là hai nội dung quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ giao
hàng cũng như tối thiểu hóa những sự cố cũng như các vấn đề pháp lý trong quá
trình giao lô hàng xuất khẩu. Do đó, nội dung của phụ lục này là nhằm phân tích
các nội dung của bộ chứng từ cũng như trình bày quy trình nghiệp vụ giao lô hàng
xuất khẩu nguyên container bằng đường biển. Nhằm đạt được mục tiêu của phụ
lục này, tác giả minh họa lô hàng FCL của công ty TNHH Tân Hoành Thừa (sẽ được
gọi tắt là công ty Tân Hoành Thừa) được thực hiện bởi công ty Hân Vy.

PL/1.1. Phân tích bộ chứng từ


Trong tháng 9/2020, công ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Hân Vy
nhận thực hiện dịch vụ giao lô hàng củ ấu tươi xuất khẩu của công ty TNHH Tân
Hoành Thừa (địa chỉ: Khóm 1, xã Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tĩnh
Đồng Tháp, Việt Nam) sang Đài Loan cho công ty CHERN − WANG COMMERCE
CO. (Address: 1F, No.146, Jung Shiau ST, Guantian Dist, Tainan City 720, Taiwan).
Chứng từ thương mại phát sinh trong hoạt động giao lô hàng này (đính kèm ở
phần phụ lục 1) bao gồm:
• Hợp đồng ngoại thương số 011/CW-THT/2020
• Bộ chứng từ, gồm:
− Hóa đơn thương mại số 011-20
− Phiếu đóng gói
− Vận đơn đường biển số A59A016023
− Xuất xứ hàng hóa mẫu B số 2010179141
− Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật số 105491B/20/0201

221
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.5: Hợp đồng ngoại thương

CONTRACT
No: 011/CW-THT/2020
Date: Sep 18th 2020

BETWEEN: CHERN - WANG COMMERCE CO.TAIWAN


1F, No.146, Jung Shiau ST, Guantian Dist, Tainan City 720, Taiwan (R.O.C)
Tel: 886-6-6989788 Fax: 886-77152858
Represented by: Mrs. HSU WEI TING - Manager
A/C No: 62110025091 at First Bank

AND: TAN HOANH THUA CO., LTD


Gruop 1, My Tay Village - My Tho Town
Cao Lanh City-Dong Thap Provincial, VietNam.
Tel: 84 - 277.3821039 Fax: 84 - 277-3821296
Represented by: Mr.TRINH TUAN HAO - Manager
A/C No: 070700270712 at SacomBank's commercial bank (Sacombank) of
VietNam, Cao Lanh Branch, Dong Thap Provincial.

It has been mutually agrred to open the contraction on the following terms
and condition:
1-QUANTITY
Unit price
Quantity (USD/KG) CFR Amount
No Description of goods
(KGS) HOCHIMINH (USD)
PORT
FRESH SEEDS OF WATER CALTROPS
1 Nuts white color, size: ∅1.8-2.5cm, L:2.5- 5,580.00 1.70 9,486.00
3.0 cm, 85-115 nuts/1kg (18kgs/ctn)
COOK WATER CALTROPS STEAM 30%
2 Nuts white color, size: ∅1.8-2.5cm, L:2.5- 3,960.00 1.00 3,960.00
3.0 cm, 85-115 nuts/1kg (18kgs/ctn)
Total 13,446.00
Says: United States Dollars Thirteen thousand four hundred and forty six
Dollars only.
2-QUALITY: Free of mould, without sheath as sample certified by both parties.
3-PACKING: Seaworthy export standard.
4-INSURANCE: To be covered by the buyer.
5-SHIPMENT: Not later than Sep 30th 2020 from HCM City port to Kaohsiung port
with partial shipment allowed and transhipment allowed.

222
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
6-PAYMENT: By TTR in favour of the seller's account within 60 days since B/L date.
Should payment delay occur interest 1% per month is to be added. Buyer and
seller liquidate the contract on June and December every year.
7-SHIPPING MARK: Name of product, N.W, G.W
8-SHIPPING DOCUMENTS
+ 3/3 Original clean shipped on board ocean bill of lading made out to
order, bank endorse, marked freight prepaid and notify the buyer.
+ Signed commercial invoice in triplicate.
+ Detail packing list in triplicate.
+ Certificate of Origin issued by the VietNam Chamber of Commerce and
Industry.
9-CLAIMS AND ARBITRATION
In case of claims on quantity discrepancy against the seller, the buyer shall
offcially notify the seller in black and white within 14 days from date of arrival of
vessel at destination port. Inspection certificate issued by an independent
competent organization which support to the claim is required. Thereafter, both
parties shall mutually oppoint an international reputable neutral arbitrator to
settle the case. Such arbitrator's decision shall be bound to the both parties.
Any dispute arising under this contract would be sellled amicably for mutual
sake at first. This contract is made into 04 by Vietnamese and 04 by English original
copies of equal legal value 04 of which for party (02 by Vietnamese and 02 by
English).

THE BUYER THE SELLER

Như vậy, với hợp đồng ngoại thương như hình 4.5 trên thì kết cấu gồm 4 phần, đó
là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________

• Phần 2: Thông tin chi tiết nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
− Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________

223
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu (người mua)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________

• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng


Đây là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Hợp đồng được ký kết gồm 9
điều khoản, bao gồm:
− Điều 1: Số lượng
Số lượng
Củ ấu tươi : ____________________________________________
Củ ấu đã nấu chín : ____________________________________________
Điều kiện INCOTERMS ____________________________________________
Trị giá hợp đồng : ____________________________________________
− Điều 2: Chất lượng. _________________________________________________________.
− Điều 3: Đóng gói. ____________________________________________________________.
− Điều 4: Bảo hiểm. ___________________________________________________________.
− Điều 5: Vận chuyển
Hạn chót là __________________ thì hàng hóa phải được vận chuyển từ cảng
_________ đến cảng ____________.
Giao hàng từng phần : ____________________________________________
Chuyển tải : ____________________________________________
− Điều 6: Thanh toán
Phương thức thanh toán : ____________________________________________
Hình thức thanh toán : _______________ ngày kể từ ngày __________
được ký phát và nếu thanh toán trễ thì
tính thêm ______ lãi suất _________________.
Thời gian thanh lý : ____________________________________________
− Điều 7: Ký mã hiệu. Ghi rõ tên sản phẩm, trọng lượng tịnh và cả bì.
− Điều 8: Chứng từ vận chuyển
03 bản __________________________________ và ghi rõ ________________________;
03 bản ____________________________________________________________________;
03 _________________________________________________________________________;
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phát hành bởi Phòng Thương mại
và Công Nghiệp VCCI của Việt Nam.

224
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
− Điều 9: Khiếu nại và Trọng tài
Khiếu nại của người mua về chất lượng hàng hóa, nếu có, thì phải gửi
khiếu nại bằng văn bản trong vòng 14 ngày kể từ ngày tàu cập cảng của
người mua. Chứng nhận giám định được cấp bởi một công ty giám định
độc lập sẽ làm cơ sở để giải quyết khiếu nại. Sau đó, hai bên sẽ chỉ định
trọng tài trung lập quốc tế có uy tín để phán quyết. Hai bên phải chấp
nhận quyết định cuối cùng của trọng tài.
Mọi tranh chấp phát sinh đều được giải quyết trên cơ sở hợp tác trên cơ
sở lợi ích chung. Hợp đồng này được lập bằng 04 bản bằng Tiếng Việt
và 04 bản bằng Tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ
04 bản (02 bản Tiếng Việt và 02 bản Tiếng Anh).

• Phần 4: Chữ ký và con dấu của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Đây là phần ký kết của mỗi bên nhằm đảm bảo hiệu lực về mặt pháp lý; và
đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau.

225
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.6: Hóa đơn thương mại

226
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Diễn giải nội dung trong hình 4.6
Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
− Tên người bán : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
Thông tin về chi tiết nhà nhập khẩu (người mua)
− Tên người bán : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin vận chuyển
− Tên tàu và số chuyến : ____________________________________________
− Dự kiến ngày đi : ____________________________________________
− Từ : ____________________________________________
− Đến : ____________________________________________
− Điều kiện bảo quản : ____________________________________________
− Booking : ____________________________________________
Mô tả chi tiết hàng hóa và trị giá hợp đồng
− Số lượng
Củ ấu tươi : ____________________________________________
Củ ấu đã nấu chín : ____________________________________________
− Điều kiện INCOTERMS : ____________________________________________
− Trị giá hợp đồng : ____________________________________________
Số hiệu container và số seal
− Số hiệu container : ____________________________________________
− Số seal : ____________________________________________

227
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.7: Phiếu đóng gói

228
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Diễn giải nội dung trong hình 4.7
• Các thông tin về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, vận chuyển, số hiệu container
và số seal có nội dung tương tự như trong phần diễn giải trong hình 4.6.
• Các thông tin về hình thức đóng gói và trọng lượng hàng hóa được diễn giải
như sau:
Hình thức đóng gói
Lô hàng xuất khẩu này được đóng gói trong _____________________. Trong đó:
Củ ấu tươi
Số lượng thùng : _____________________________________
Số hiệu đóng gói : _____________________________________
Củ ấu đã nấu chín
Số lượng thùng : _____________________________________
Số hiệu đóng gói : _____________________________________
Khối lượng hàng hóa
Trọng lượng tịnh : _____________________________________
Trọng lượng cả bì : _____________________________________
Thể tích hàng hóa : _____________________________________

229
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.8: Vận đơn đường biển

230
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Diễn giải nội dung trong hình 4.8
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
− Loại vận đơn : ____________________________________________
Thông tin về đại lý hãng tàu bên cảng đến
− Tên đại lý : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin chi tiết vận chuyển
− Nơi nhận hàng : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng (cảng đi) : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng (cảng đến) : ____________________________________________
− Nơi giao hàng : ____________________________________________
− Tên tàu /số chuyến : ____________________________________________
Thông tin chi tiết về lô hàng
− Phương thức giao nhận : ____________________________________________
− Mô tả container
Loại container : ____________________________________________
Số hiệu container/seal : ____________________________________________
− Hình thức đóng gói : ____________________________________________
____________________________ có trách nhiệm xếp hàng, kiểm đếm và bấm seal.
− Hình thức thanh toán cước : ____________________________________________
− Khối lượng hàng hóa
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Thể tích : ____________________________________________
Thông tin khác
− Địa điểm thanh toán cước : ____________________________________________
− Số lượng vận đơn bản gốc : ____________________________________________
− Địa điểm ký phát : ____________________________________________
− Thời gian ký phát : __________________________________________
− Loại vận đơn : ____________________________________________
− Tên đại lý hãng tàu : ____________________________________________

231
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.9: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B

232
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Theo điều 8 trong hợp đồng ngoại thương số 011/CW-THT/2020 được ký kết giữa
công ty Tân Hoành Thừa với công ty CHERN-WANG COMMERCE vào ngày
18/09/2020 thì mẫu B (hình 4.9) sẽ được lập nhằm chứng nhận xuất xứ hàng hóa
của lô hàng củ ấu khi xuất sang TAIWAN. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu B là
loại C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) phát hành cho những hàng
hóa xuất xứ tại Việt Nam sang các quốc gia trong các trường hợp sau:
• Nước nhập khẩu không có chế độ GSP;
• Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng;
• Nước nhập khẩu có chế độ GSP và cho Việt Nam hưởng nhưng hàng hóa xuất
khẩu không đáp ứng vào các tiêu chuẩn của GSP.

Diễn giải nội dung trên hình 4.9:


1. Khai tên, địa chỉ, quốc gia của người xuất khẩu tại Việt Nam
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________

2. Khai tên, địa chỉ, quốc gia của người nhận hàng
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________

3. Khai chi tiết về phương thức vận tải và hành trình vận chuyển
BY SEA : ___________________________________________________________
FROM : ___________________________________________________________
TO : ___________________________________________________________
B/L No : ___________________________________________________________
DATE : ___________________________________________________________

4. Khai tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________________

5. Ghi chú của cơ quan cấp C/O

233
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
6. Khai nhãn hiệu, số và loại đóng gói (nếu có); tên và mô tả hàng
FRESH SEEDS OF WATER CALTROPS _____ CTNS
Nuts White Color, Size: ∅ 1.8 – 2.5 cm,
L: 2.5 – 3.0 cm, 85 – 115 nuts/1KG (18KGS/CTN)
COOK WATER CALTROPS STEAM 30% _____ CTNS
Nuts White Color, Size: ∅ 2.5 – 4.0 cm,
L: 3.5 – 5.0 cm, 50 – 70 nuts/1KG (18KGS/CTN)
TOTAL _____ CTNS
NET WEIGHT : ____________________________________________________
SAY : CTNS FIVE HUNDRED AND THIRTY ONLY.
HS CODE : ____________________________________________________
CONTAINER/SEAL NO ___________________________________________________________
CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES
NO.303500397710 DATE: ____________________________________________________

THE GOODS HAS BEEN CULTIVATED AND PROCESSED


HUNG THANH DONG HAMLET, LONG HUNG B DISTRICT, LAP VO,
DONG THAP PROVINCE − LONG THUAN, LONG HAU HAMLET,
LAI VUNG DISTRICT, DONG THAP PROVINCE

7. Khai trọng lượng hoặc số lượng khác của hàng hóa.


GROSS WEIGHT : ____________________________________________________

8. Khai số hiêu và ngày lập hóa đơn thương mại. Trường hợp hàng xuất khẩu
không có hóa đơn phải ghi rõ lý do.
No. INVOICE : ____________________________________________________
DATE : ____________________________________________________
bài tập nguyên lý kế toán
9. Ghi rõ địa điểm và ngày phát hành C/O.
10. Khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên dòng
“importing country”.

234
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.10: Chứng nhận kiểm dịch thực vật

235
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
PL/1.2. Nghiệp vụ giao lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển
2.1. Giới thiệu các bên tham gia
Để thực hiện việc giao lô hàng FCL của công ty Tân Hoành Thừa cho công ty
CHERN-WANG theo hợp đồng ngoại thương số 011/CW-THT/2020 được hai bên
ký kết vào ngày 18/12/2020 từ cảng Cát Lái đến cảng KAOHSIUNG (Đài Loan) thì có
các bên tham gia vào quá trình hoạt động giao nhận như sau:
• Nhà xuất khẩu : ___________________________________________________
___________________________________________________
• Nhà nhập khẩu : ___________________________________________________
• Công ty giao nhận : ___________________________________________________
___________________________________________________
___________________________________________________
• Hãng tàu : ___________________________________________________

Hình 4.11 dưới đây sẽ thể mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động giao
lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển.

Hình 4.11: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên

Với hình 4.11 thì:


(1) : Thể hiện việc giao dịch của nhà xuất khẩu (công ty Tân Hoành Thừa) với
nhà nhập khẩu (CHERN-WANG COMMERCE) đối với lô hàng củ ấu. Việc
giao dịch này được thể hiện thông qua các chứng từ sau:
• Hợp đồng ngoại thương số ____________________ được ký kết vào ngày
18/09/2020
• Hóa đơn thương mại số _____________ được lập vào ngày 05/10/2020.

236
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
(2) : Nhà xuất khẩu sẽ ủy thác cho công ty Hân Vy thông qua hợp đồng
cung ứng dịch vụ để xuất khẩu lô hàng. Khi đó, công ty Hân Vy sẽ thay
mặt nhà xuất khẩu để thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể xuất
khẩu lô hàng theo đúng thời hạn mà công ty Tân Hoành Thừa yêu cầu.
Chẳng hạn, như:
• Tiến hành tìm hãng tàu phù hợp; và sau đó, đặt chỗ với hãng tàu
INTERASIA;
• Thực hiện thủ tục hải quan;
• Làm các thủ tục giao hàng tại bãi container của cảng Cát Lái.
Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục giao hàng thì hãng tàu ____________
sẽ phát hành vận đơn đường biển số ______________ được phát hành vào
ngày ________________ để minh chứng cho việc nhận hàng vận chuyển từ
cảng Cát Lái (Việt Nam) đến cảng KAOSIUNG (TAIWAN) theo yêu cầu
của người giao hàng.
(3) : Khi hàng đến cảng đến thì đại lý của hàng tàu tại nước nhập khẩu là
công ty __________________________________ sẽ gửi thông báo hàng đến cho
nhà nhập khẩu để chuẩn bị thực hiện việc nhận hàng. Trên cơ sở đó, thì
nhà nhập khẩu là công ty CHERN-WANG COMMERCE bằng nguồn lực
của mình sẽ thực hiện các thủ tục nhận hàng tại cảng KAOSIUNG.

2.2. Quy trình giao lô hàng xuất khẩu nguyên container bằng đường biển
Quy trình giao lô hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển được thể
hiện trong hình 4.12 dưới đây.

237
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.12: Quy trình giao lô hàng xuất khẩu nguyên container

Ký kết hợp
đồng dịch vụ NHẬN CHỨNG TỪ
với khách hàng

LẬPHƯỚNG
LẬP HƯỚNG DẪN
DẪN
GỬI HÀNG
GỬI HÀNG
CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT
BOOKING

KHAI BÁO HẢI QUAN

KẾT QUẢ KIỂM TRA CHI


KIỂM TRA CHI TIẾT Luồng Luồng
HỒ SƠ KIỂM HÓA đỏ PHÂN vàng TIẾT HỒ SƠ
LUỒNG

Luồng xanh

THÔNG QUAN

THỰC HIỆN THỦ Thông báo


gửi trả
TỤC GIAO HÀNG
các chứng từ
TẠI BÃI CONTAINER

Với quy trình này thì để thực hiện hoạt động giao lô hàng xuất khẩu nguyên
container thì công ty Hân Vy sẽ thực hiện các bước sau:
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________.

238
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
2.3. Nội dung hoạt động giao hàng xuất khẩu nguyên container
2.3.1. Tìm tàu và đặt chỗ
Để thực hiện việc giao lô hàng xuất khẩu thì công ty Tân Hoành Thừa ký kết hợp
đồng dịch vụ với công ty Hân Vy. Khi đó, công ty Hân Vy với tư cách là ủy thác
xuất khẩu sẽ liên hệ với hãng tàu để xem xét lịch trình có phù hợp với yêu cầu mà
công ty Tân Hoành Thừa đưa ra hay không. Nội dung yêu cầu thường được thể
hiện tóm tắt về tên hàng, loại container, trọng lượng, cảng đi, cảng đến hay các
thông tin khác.
• Sau khi đã tham khảo trên website của các hãng tàu cũng như liên lạc với nhân
viên kinh doanh cước thì công ty Hân Vy gửi bảng lịch trình cho công ty Tân
Hoành Thừa để lựa chọn.
• Công ty Tân Hoành Thừa sẽ lựa chọn hành trình phù hợp; và sau đó, sẽ xác
nhận thông qua mail nhằm thông báo công ty Hân Vy. Trên cơ sở đó, công ty
Hân Vy tiến hành yêu cầu đặt chỗ (Booking Request) với hãng tàu INTERASIA
mà công ty Tân Hoành Thừa đã lựa chọn.

Bảng 4.4: Booking Request

Booking no (số Booking) : _____________________________________


Vessel name (tên tàu) : _____________________________________
Voyage no (số chuyến) : _____________________________________
ETD (ngày tàu chạy) : _____________________________________
ETA (ngày đến dự kiến) : _____________________________________
Port of loading (cảng xếp hàng) : _____________________________________
Port of discharge (cảng dỡ hàng) : _____________________________________
Closing time (thời gian cắt máng) : _____________________________________
At (nơi tập kết hàng) : _____________________________________

• Với hãng tàu INTERASIA thì sau khi đã xác nhận việc đặt chỗ của công ty Hân
Vy thì sẽ phát hành Lệnh cấp container (Booking Confirmation) như hình 4.13.
Đây là chứng từ thể hiện sự thống nhất giữa hãng tàu INTERASIA và công ty
Hân Vy về những nội dung của Booking Request cũng như đây là lệnh để công
ty Hân Vy đến bãi container để kéo container về kho công ty Tân Hoành Thừa
để đóng hàng.

239
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.13: Lệnh cấp container rỗng

Khi đó, công ty Hân Vy sẽ:


− Kiểm tra thông tin trên Lệnh cấp container rỗng nhất là chú ý đến các thông
tin liên quan đến thời hạn cuối cùng để nộp:
Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế nhằm
tránh trường hợp rớt tàu;
Và giấy hướng dẫn gửi hàng để hãng tàu có thể lập vận đơn đường
biển.
− Tiến hành các thủ tục nhận container rỗng tại bãi của cảng Cát Lái.
Kiểm tra cẩn trọng container trong quá trình nhận container.
Nếu không có vấn đề gì thì sẽ công ty Hân Vy sẽ đóng phí và cược
container; và sau đó, tiến hành việc kéo container về kho của công ty
Tân Hoành Thừa để thực hiện việc đóng hàng.

240
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
2.3.2. Nhận chứng từ và lô hàng xuất khẩu
Sau khi đã xác định được lịch trình vận chuyển cũng như công ty Tân Hoành Thừa
đã hoàn thành xong các chứng từ (bao gồm: hợp đồng ngoại thương, hóa đơn
thương mại, phiếu đóng gói và phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận
chuyển quốc tế) thì sẽ chuyển cho công ty Hân Vy cũng như giao lô hàng xuất
khẩu cho công ty Hân Vy để thực hiện thủ tục xuất khẩu tại cảng Cát Lái.

• Các thông tin cơ bản về hợp đồng ngoại thương và bộ chứng từ đã được trình
bày trong mục trên.
• Phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế gồm một số
nội dung chính sau:
− Số hiệu container : ____________________________________________________
− Kích cỡ container : ____________________________________________________
− Xác nhận khối lượng toàn bộ container
Hàng : ____________________________________________________
Vỏ : ____________________________________________________
Tổng : ____________________________________________________

Hình 4.14: Phiếu VGM (hay phiếu cân)

241
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
2.3.3. Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan được thực hiện như sau:
• Vào trang phần mềm ECUS5/VNACCS để khai báo hải quan.
Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu thì chọn mục Tờ khai hải quan/Đăng ký mới tờ
khai xuất khẩu. Khi đó, màn hình nhập dữ liệu tờ khai xuất khẩu hiện ra các Tab
như: thông tin chung, thông tin container, danh sách hàng, chỉ thị của Hải
quan, kết quả xử lý tờ khai và quản lý tờ khai. Tuy nhiên, nhân viên khai báo chỉ
khai báo ở ba Tab đầu tiên55.
• Truyền tờ khai và phân luồng
− Sau khi nhập dữ liệu xong thì sẽ nhấn vào nút “Ghi” dưới gốc phải. Chọn
“Khai trước thông tin tờ khai”; và đồng thời, đính kèm vận đơn và hóa đơn
thương mại vào mục “Quản lý tờ khai” rồi truyền lên cơ quan Hải quan. Sau
đó, chọn mục “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” và dùng chữ kí số của
doanh nghiệp để lấy kết quả.
− Khi dữ liệu được truyền lên thì Hải quan tiến hành phân luồng.
Nếu luồng xanh thì chỉ cần ra cảng để mở tờ khai và in mã vạch cũng
như thực hiện việc giao container lô hàng xuất khẩu cho cảng.
Nếu luồng vàng thì cần phải xuất trình với Chi cục Hải quan cửa khẩu
Cảng Sài Gòn bộ chứng từ và các giấy tờ liên quan đến lô hàng mà Hải
quan yêu cầu xuất trình. Sau khi kiểm tra, nếu không có vấn đề thì nhân
viên giao nhận sẽ in mã vạch và thực hiện việc giao container lô hàng
xuất khẩu cho cảng .
Nếu luồng đỏ thì phải xuất trình bộ chứng từ và mang lô hàng xuất cho
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn để thực hiện việc kiểm hóa
trước khi thực hiện việc giao container lô hàng xuất khẩu cho cảng.
− Kết quả phân luồng cho lô hàng của công ty được hệ thống xử lý là:
Số tờ khai : _____________________________________
Mã phân loại kiểm tra : _____________________________________

2.3.4. Lập hướng dẫn gửi hàng


Căn cứ vào nội dung của Booking Confirmation (hình 4.13) thì nhân viên chứng từ
của công ty Hân Vy cần lưu ý một số thời điểm như sau:
• Hạn chót nộp SI : ____________________________________________________
• Hạn chót nộp VGM : ____________________________________________________

Trong khi nhân viên giao nhận thực hiện việc vận chuyển lô hàng ra cảng Cát Lái
thì nhân viên chứng từ sẽ lập giấy hướng dẫn gửi hàng (SI – Shipping Instruction)
như hình 4.15 dưới đây và gửi cho hãng tàu cùng với phiếu xác nhận khối lượng
toàn bộ container vận chuyển quốc tế theo đúng thời gian quy định được thể hiện
trên Lệnh cấp container rỗng để tránh trường hợp rớt tàu.

55
Nội dung phần khai báo hải quan sẽ được trình bày trong học phần nghiệp vụ hải quan được bố
trí học song hành với học phần này.

242
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.15: Hướng dẫn gửi hàng

243
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Diễn giải nội dung trong hình 4.15:
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin chi tiết vận chuyển
− Tên tàu/số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng (cảng đi) : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng (cảng đến) : ____________________________________________
Thông tin chi tiết vận đơn
− Số Booking : ____________________________________________
− Phát hành HBL : ____________________________________________
− Hình thức phát hành : ____________________________________________
− Thanh toán cước : ____________________________________________
− Địa điểm thanh toán : ____________________________________________
− Địa điểm phát hành : ____________________________________________
Ký mã hiệu : ____________________________________________
Số hiệu container/seal : ____________________________________________
Thông tin chi tiết về lô hàng
− Điều khoản trách nhiệm : ________________ có trách nhiệm đóng gói,
xếp hàng, kiểm đếm và kẹp chì
− Mô tả chi tiết về từng loại hàng hóa
Củ ấu tươi đã tách vỏ (FRESH SEEDS OF WATER CALTROPS)
Size: ∅ 1.8 – 2.5 cm
L: 2.5 – 3.0 cm, 85 – 115 nuts/1KG (18KGS/CTN)
Củ ấu đã nấu chín 30% (COOK WATER CALTROPS STEAM 30%)
Size: ∅ 1.8 – 2.5 cm
L: 2.5 – 3.0 cm, 85 – 115 nuts/1KG (18KGS/CTN)

Như vậy, mục đích của SI nhằm đảm bảo người vận chuyển (hãng tàu INTERASIA)
thực hiện đúng đúng yêu cầu của người gửi hàng và hạn chế những sai sót trên
trên các chứng từ giao nhận khác nhất là vận đơn đường biển. Trên cơ sở những
thông tin trên SI thì hãng tàu sẽ tiến hành lập vận đơn đường biển. Tuy nhiên, để
hạn chế việc sai sót thì hãng tàu sẽ phát hành vận đơn bản nháp để công ty Hân
Vy kiểm tra và xác nhận thông tin trước khi tàu khởi hành. Nếu công ty Hân Vy
đồng ý với những nội dung mà hãng tàu gửi; thì khi đó, hãng tàu sẽ phát hành bản
chính thức vận đơn có đóng dấu SURRENDERED theo đề nghị của công ty Hân Vy.
Nội dung của vận đơn đường biển này đã được trình bày trong mục trước.

244
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
2.3.5. Làm thủ tục giao container tại cảng
Trước khi ra cảng Cát Lái để giao lô hàng FCL cho cảng thì công ty Hân Vy phải
hoàn thành xong việc đăng ký làm hàng và đối chiếu container thông quan trên hệ
thống e-Port của cảng Cát Lái.
• Đăng ký làm hàng
Truy cập vào trang E-port để tiến hành khai báo giao container cho cảng bằng
Booking.
− Khai báo chi tiết về container như: số container, số seal, hãng tàu, số
booking, kích cỡ, trọng lượng, ... Khi khai báo VGM thì:
Xác nhận bằng cách tick vào nút VGM;
Và ghi rõ tên đơn vị kiểm định là công ty Tân Hoành Thừa; điều đó có
nghĩa là, công ty Tân Hoành Thừa sẽ chịu trách nhiệm về trọng lượng
hàng hóa và container đã khai báo.
− Khai báo thông tin hàng hóa.
− Chọn “Lưu” để hệ thống lưu lại các thông tin về container được khai báo.
− Để hệ thống xác nhận nghiệp vụ đăng ký làm hàng này thì nhân viên giao
nhận của công ty phải chọn đúng file lô hàng bằng số container vừa khai
báo và tiến hành xác thực bằng mã OTP được gửi bằng tin nhắn về số điện
thoại đăng ký nhận mã ngay khi tạo tài khoản trên E-port.
Thực hiện tiếp thao tác thanh toán phí nâng hạ container bằng hình
thức thanh toán điện tử qua thẻ ATM. Thanh toán thành công thì ngay
mục thanh toán của lô hàng này sẽ xuất hiện chữ “Y”.

Hình 4.16: Biên nhận thanh toán

Để khai báo số xe giao cont hàng thì nhân viên tiến hành chọn mục khai
báo xe giao cont bằng nhập số xe vào và lưu thông tin lại trên hệ thống.
− In phiếu đăng ký làm hàng (hình 4.17) và cung cấp số đăng ký trên phiếu
đăng ký làm hàng cho tài xế để tiến hành hạ container trong bãi xuất và chờ
xếp hàng lên tàu.

245
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.17: Phiếu đăng ký làm hàng

• Đối chiếu container thông quan


Tình trạng đối chiếu là kết quả so sánh tờ khai hay số quản lý hàng hóa của chủ
hàng khai báo trên e-Port và của hệ thống dự liệu điện tử của Hải quan trả về
cho cảng. Việc đối chiếu container thông quan trên E-port được thực hiện như
sau:
− Chọn khai báo hải quan/Sổ quản lý hàng hóa.
− Khai báo số tờ khai và chọn mã container để hệ thống truyền dữ liệu về hệ
thống Hải quan nhằm xác minh lô hàng của tờ khai này đã được thông
quan hay chưa.

246
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.18: Màn hình nhập liệu để đối chiếu tờ khai

− Khi đó, tick chọn dòng số container cần đối chiếu rồi bấm “Đối chiếu tờ
khai”.

Hình 4.19: Màn hình đối chiếu tờ khai trên E-port

Nếu kết quả trả về là Khớp thì điều đó có nghĩa là đã hoàn thành xong việc
đối chiếu tờ khai trên e-Port.

247
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục trên e-Port thì công ty Hân Vy tiến hành kéo
container hàng FCL ra cảng để thực hiện thủ tục giao lô hàng FCL cho cảng Cát Lái.
• Khi vào cảng nếu là lần đầu tiên thì nhân viên giao nhận phải đăng ký thông tin
với cảng bằng cách xuất trình giấy giới thiệu và chứng minh nhân dân (hoặc
thẻ căn cước công dân).
• Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký tại cổng B thì nhân viên giao nhận sẽ thực
hiện hai công việc sau: thứ nhất là, làm thủ tục mở tờ khai hải quan tại tòa nhà
hải quan; và thứ hai là, làm thủ tục nhận phiếu đăng ký tàu xuất.
− Mở tờ khai hải quan
Để thực hiện việc mở tờ khai hải quan thì nhân viên giao nhận của công
ty Hân Vy phải nộp hồ sơ hải quan vào cửa tiếp nhận. Hồ sơ hải quan
đối với lô hàng này bao gồm:
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (kết quả phân luồng);
Hóa đơn thương mại;
Chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Lên website của Hải quan Việt Nam (http://pus.customs.gov.vn) để xem
container có đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan hay không.
nếu đủ điều kiện thì thực hiện việc in danh sách container đủ điều kiện
qua khu vực giám sát hải quan (hay còn gọi là mã vạch) như hình 4.20
dưới đây.

248
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.20: Mã vạch
CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHI CỤC HQ CK CẢNG SÀI GÒN KV I *30350039771002CI*
*303500397710*
Ngày 5 Tháng 10 Năm 2020
DANH SÁCH CONTAINER
ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN
Tờ khai không phải niêm phong
1. Chi cục hải quan giám sát: Chi cục HQ CK Cảng Sài Gòn KV I - 02CIS01: TONG CTY TAN CANG SG - 2
2. Đơn vị XNK: Công ty TNHH Tân Hoành Thừa
3. Mã số thuế: 1402118155 6. Ngày tờ khai: 05/10/2020 - 07/10/2020
4. Số tờ khai : 303500397710 7. Loại hình : Xuất kinh doanh, Xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư
5. Trạng thái tờ khai: Thông quan 8. Luồng: Xanh
9. Số quản lý hàng hóa: 122000011199771

SỐ SEAL SỐ SEAL HẢI


XÁC NHẬN CỦA BỘ PHẬN
SỐ HIỆU CONTAINER CONTAINER QUAN
STT GIÁM SÁT HẢI QUAN MÃ VẠCH
(1) (nếu có) (nếu có)
(4)
(2) (3)

1 SZLU3890997 NA

Kết xuất dữ liệu lúc:05/10/2020 04:27:59 PM

Ghi chú:
- Cột số (1):
+ Đối với hàng nhập khẩu: lấy từ Danh sách container do người khai hải quan gửi đến hệ thống.
+ Đối với hàng xuất khẩu: lấy từ tiêu chí "Số container" trên tờ khai xuất.
Trường hợp có sự thay đổi số container đã khai báo, căn cứ chứng từ do người khai hải quan nộp,
xuất trình, công chức hải quan cập nhật số container vào Hệ thống để in lại danh sách container.
- Cột số (2): Đối với hàng nhập khẩu: lấy từ Danh sách container do người khai hải quan gửi đến hệ thống.

− Làm thủ tục nhận phiếu xác nhận đăng ký tàu xuất:
Cung cấp số đăng ký trên phiếu đăng ký làm hàng cho tài xế để tiến
hành hạ container trong bãi xuất và chờ xếp hàng lên tàu.
Trong khi đó, nhân viên giao nhận sẽ:
Cầm mã vạch, tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) và booking
nộp cho bộ phận vào sổ tàu ở cảng để nhập vào sổ tàu.
Nhập sổ tàu xong thì bộ phận này sẽ in phiếu xác nhận đăng ký tàu
xuất (như hình 4.21); khi đó, nhân viên giao nhận của công ty sẽ đối
chiếu các thông tin trên phiều này. Nếu các thông tin trên phiếu là
hoàn toàn chính xác thì ký nhận và cầm liên 2 là hoàn thành xong
thủ tục giao container hàng cho cảng.

249
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL1
Hình 4.21: Phiếu xác nhận đăng ký xuất tàu

2.3.6. Thông báo và gủi trả các chứng từ


Sau khi đã hoàn tất thủ tục giao hàng thì:
• Nhân viên giao nhận sẽ báo về công ty Hân Vy là đã hoàn thành xong việc giao
lô hàng xuất khẩu. Khi đó:
− Nhân viên giao nhận sẽ tiến hành làm biên bản thanh toán các chi phí chi
hộ khách hàng và các khoản ngoài hóa đơn (chú thích rõ để công ty kiểm
tra tính hợp lý); sau đó, chuyển công ty để quyết toán.
− Nhân viên chứng từ của công ty sẽ
Yêu cầu hãng tàu lập điện giao hàng theo đề nghị của công ty Tân
Hoành Thừa và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để làm thủ tục nhận
hàng.
Tập hợp lại các chứng từ để:
Trả lại cho khách hàng là công ty Tân Hoành Thừa;
Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ.
• Trên cơ sở đó, thì công ty Hân Vy sẽ liên hệ với công ty Tân Hoành Thừa để:
− Trả lại các chứng từ có liên quan đến lô hàng bao gồm bộ chứng từ, chứng
từ hải quan và chứng từ giao nhận;
− Quyết toán chi phí phát sinh và gửi mã điện giao hàng (RVNSGN0A171) cho
công ty Tân Hoành Thừa;
− Thanh lý hợp đồng cung ứng dịch vụ với công ty Tân Hoành Thừa.

250
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2

PHỤ LỤC 4.2


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
NHẬN LÔ HÀNG NHẬP KHẨU
NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Việc đọc hiểu bộ chứng từ nhập khẩu và nắm rõ từng hoạt động để có thể hoàn
thành việc giao hàng FCL là hai nội dung quan trọng nhằm đảm bảo tiến độ giao
hàng cũng như tối thiểu hóa những sự cố cũng như các vấn đề pháp lý trong quá
trình nhận lô hàng nhập khẩu. Do đó, nội dung của phụ lục này là nhằm phân tích
các nội dung của bộ chứng từ cũng như trình bày quy trình nghiệp vụ nhận lô hàng
nhập khẩu nguyên container bằng đường biển. Nhằm đạt được mục tiêu của phụ
lục này, tác giả minh họa lô hàng FCL của công ty cổ phần sơn Á Đông (sẽ được
gọi tắt là công ty Á Đông) được thực hiện bởi công ty Hân Vy.

PL/2.1. Phân tích bộ chứng từ


Trong tháng 9/2021, doanh nghiệp tư nhân nông cơ Hòa Bình (địa chỉ: 194 đường
Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, Tp.HCM) mua một thiết bị là
đầu sục khí tạo oxy (không có động lực kéo) từ YANCHENG XINGMINGYI POWER
MACHINERY CO., LTD (Address: SONGXIN LOGISTICS PARK, XINMIN COMMUNITY,
YANGQD DISTRICT, YANGCHENG CITY(B), CHINA). Các chứng từ phát sinh trong
hoạt động nhận lô hàng này bao gồm:
• Hợp đồng ngoại thương số XYM211005
• Bộ chứng từ, gồm:
− Hóa đơn thương mại số XYM211005
− Phiếu đóng gói số XYM211005
− Vận đơn đường biển số SITGTCSGK50450
− Xuất xứ hàng hóa mẫu E số E21MA1X8M9N81013

251
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.22: Hợp đồng ngoại thương

CONTRACT
NO. XMY211005
DATE: 20-Sep-21

THE BUYER : HOBI, MACHINERY PTE. (DNTN NONG CO HOA BINH)


ADDRESS : 194 TRAN DAI NGHIA, TAN TAO A, BINH TAN, HCM CITY, VIETNAM
TEL : 38770017 38770703 FAX 38770018
ACCOUNT NO. 060008005071
AT : SACOMBANK, HUNG DAO BRANCH, HCM CITY, VIETNAM
BANK ADDRESS 99A NGUYEN VAN CU, P2 Q.5, HCM CITY, VIETNAM
SWIFT CODE : SGTTVNVX
REPRESENTED BY MS. LUC MUI − GENERERAL MANAGER

THE SELLER : YANCHENG XINGMINGYI POWER MACHINERY CO,.LTD


ADDRESS : SONGXIN LOGISTICS PARK, XINMIN COMMUNITY
YANQU DISTRICT, YANCHENG CITY(B), CHINA
TEL : 13626220409
ACCOUNT NO. 552172381339
AT : BANK OF CHINA, YANCHENG CENTRAL BRANCH, CHINA
BANK ADDRESS JIANJUN ZHONG RD, NO. 86# YANCHENG CITY,
JIANGSU, CHINA
SWIFT CODE : BKCHCNBJ940
REPRESENTED BY MR. GE SHAOLI - GENERAL MANGER

IT HAS BEEN AGREED BETWEEN THE BUYER AND SELLER COMMIT THEMSELVES
TO SELL AND BUY COMMODITY ON THE FOLLOWING TERMS AND CONDITIONS:
1-COMMODITY
ORIGIN: CHINA BRAND-NEW 100%
FISHERY ROOTS BLOWER
(NO POWER SUPPLY) OF MODEL SPEC QUANTITY UNIT PRICE AMOUNT
UNIT/PACKAGES USD CIF/HCM CITY PORT
1 MODEL JU 100W3 8.45 m 3/ min 92 150 13,800
2 MODEL ZLE 100W2 7.76/m 3/ min 42 150 6,300
TOTAL 134 20,100
AMOUNT: USD 20,100.00
US DOLLARS TWENTY THOUSAND AND ONE HUNDRED ONLY
2-PACKAGE: AS PER FACTORY STANDARD AND EXPORT STANDARD.
3-SHIPMENT: LATEST SHIPMENT: NOV 15, 2021
PARTIAL SHIPMENT: NOT ALLOWED
PORT OF LOADING : ANY PORT IN CHINA
PORT OF DESTINATION: HCM CITY PORT

252
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
4-PAYMENT: BY TT 100% VALUE OF CONTRACT BY US DOLLARS WITHIN 60 DAYS
AFTER RECEIVING OF GOODS TO THE ABOVE SELLER'S ACCOUNT.
5-DOCUMENTS:
COMMERCIAL INVOICE IN 3 COPIES
PACKING LIST IN 3 COPIES
INSURANCE POLICY IN 3 COPIES
FULL SET OF 3/3 “CLEAN ON BOARD” BILL OF LADING
CERTIFICATE OF ORIGIN FORM E ISSUED BY CHINA COUNCIL FOR THE
PROMMOTION OF INTERNATIONAL, TRADE
6-ARBITRATIONS: ANY DISCREPANCY AND OR DISPUTES ARISING WITH THIS
CONTRACT, IF NOT BEING SETTLE AMICABLE, SHALL BE REFEREED TO
ARBITRATION RULES AND FACTIOUS OF VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE IN
HOCHIMINH CITY, VIETNAM.
7-GENERL CONDITON: ANY AMENDMENT OF THIS CONTRACT SHALL BE MADE
IN WRITING AND OF FAX CONFIRMED BY BOTH PARTIES, THIS CONTRACT IS
MADE 04 COPIES IN ENGLISH AND COME INTO EFFECT FROM SIGNING DATE TO
DEC 31, 2021

FOR THE BUYER FOR THE SELLER

253
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Như vậy, với hợp đồng ngoại thương như hình 4.22 trên thì kết cấu gồm 4 phần,
đó là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________
− Số hiệu : ____________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________

• Phần 2: Thông tin chi tiết nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
− Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu (người mua)
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________

• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng


Đây là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Hợp đồng được ký kết gồm 7
điều khoản, bao gồm:
− Điều 1: Mô tả hàng hóa
Xuất sứ : ____________________________________
Tên hàng : Đầu sục khí tạo oxy (không có
động lực kéo) dùng trong nuôi
trồng thủy sản.
Số lượng : ____________________________________
Trị giá hợp đồng : ____________________________________
− Điều 2: Đóng gói. __________________________________________________________
− Điều 3: Vận chuyển.
Hạn chót giao hàng : ____________________________________
Giao hàng từng phần : ____________________________________
Cảng xếp hàng : ____________________________________
Cảng dỡ hàng : ____________________________________
− Điều 4: Thanh toán
Phương thức thanh toán : ____________________________________
Hình thức thanh toán : _____ trị giá hợp đồng bằng USD
trả sau _______ kể từ ngày
___________________________________.

254
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
− Điều 5: Chứng từ vận chuyển
03 bản ______________________________________
03 bản ______________________________________
03 bản ______________________________________
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa Form _____ được phát hành bởi phòng
______________________________________________.
− Điều 6: Trọng tài
Bất kỳ sự khác biệt hoặc tranh chấp phát sinh với hợp đồng này. Nếu
không giải quyết được trên cơ sở thương lượng sẽ được dựa trên các quy
tắc trọng tài tại phòng ______________________________________________________,
___________________________.
− Điều 7: Điều kiện chung
Bất kỳ sửa đổi nào của hợp đồng này phải được thực hiện bằng _________
hoặc _______ và phải được xác nhận bởi cả hai bên. Hợp đồng này được
lập thành ____ bản bằng Tiếng Anh và có hiệu lực từ ngày ký đến ngày ____
tháng _____ năm 2021.

• Phần 4: Chữ ký và con dấu của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Đây là phần ký kết của mỗi bên nhằm đảm bảo hiệu lực về mặt pháp lý; và
đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau.

255
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.23: Hóa đơn thương mại

256
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Diễn giải nội dung hình 4.23
Thông tin nhà xuất khẩu
− Tên người bán : ___________________________________________________
__________________________________________________
− Địa chỉ : ___________________________________________________
__________________________________________________
__________________________________________________
_________________________________________________
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ___________________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ___________________________________________________
− Ngày ký phát : ___________________________________________________
Thông tin nhà nhập khẩu
− Tên người mua : ___________________________________________________
− Địa chỉ : __________________________________________________
__________________________________________________
Nội dung hóa đơn
− Số hiệu hợp đồng : ___________________________________________________
− Xuất xứ hàng hóa : ___________________________________________________
− Tên hàng hóa : ___________________________________________________
− Số lượng kiện : ___________________________________________________
− Trị giá hóa đơn : ___________________________________________________

257
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.24: Phiếu đóng gói

Diễn giải nội dung hình 4.24


Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ___________________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ___________________________________________________
− Ngày ký phát : ___________________________________________________
Khối lượng của lô hàng
− Theo thể tích : ___________________________________________________
− Khối lượng cả bì : ___________________________________________________
Những thông tin còn lại (như: về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và mô tả
hàng hóa) có nội dung tương tự với nội dung của hình 4.23

258
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.25: Vận đơn đường biển

259
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Diễn giải nội dung hình 4.27
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : _____________________________________________
_____________________________________________
− Địa chỉ : _____________________________________________
_____________________________________________
_____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
____________________________________________
− Địa chỉ : _____________________________________________
_____________________________________________
Hành trình vận chuyển
− Điểm nhận hàng : ____________________________________________
− Tên tàu/số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
− Điểm giao hàng : ____________________________________________
Mô tả chi tiết lô hàng
− Thông tin container
Loại container : ____________________________________________
Số container/seal : ____________________________________________
− Chi tiết lô hàng
Số lượng kiện : ____________________________________________
Tên hàng hóa : ____________________________________________
Hình thức giao nhận : ____________________________________________
Thời gian xếp lên tàu : ____________________________________________
_________________________ chịu trách nhiệm xếp hàng, kiểm đếm
Cước phí trả trước
− Khối lượng
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Theo thể tích : ____________________________________________
− Đặc điểm vận đơn : ____________________________________________
Thông tin khác
− Nơi thanh toán cước : ____________________________________________
− Số lượng bản gốc : ____________________________________________
− Địa điểm phát hành : ____________________________________________
− Thời gian phát hành : ____________________________________________

260
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.26: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E

261
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Theo điều 5 trong hợp đồng ngoại thương số XMY211005 được ký kết giữa DNTN
nông cơ Hòa Bình với công ty YANCHENG XINGMINGYI POWER MACHINERY vào
ngày 20/09/2021 thì mẫu E (hình 4.26) sẽ được lập nhằm chứng nhận xuất xứ hàng
hóa của đầu sục khí tạo oxi (không có động lực kéo). Chứng nhận xuất xứ hàng
hóa mẫu E là loại C/O được cấp cho các hàng hóa các nước ASEAN xuất khẩu
sang Trung Quốc và ngược lại. Khi đó, hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế
quan theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa các nước ASEAN
và Trung Quốc ACFTA (ASEAN − China Free Trade Area).

Diễn giải nội dung hình 4.26


Thông tin cơ bản về chứng từ
• Số hiệu chứng từ : ___________________________________________________
• Tên Hiệp định FTA : ___________________________________________________
• Tên chứng từ : ___________________________________________________
• Mẫu : ___________________________________________________
• Quốc gia phát hành : ___________________________________________________
Nội dung chi tiết của chứng từ
1. Ô số 1 : Ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành
viên xuất khẩu.
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
2. Ô số 2 : Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập
khẩu.
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
3. Ô số 3 : Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng
máy bay thì ghi “BY AIR”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi “tên
tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
− Ngày khởi hành : ______________________________
− Tên tàu/số chuyến : ______________________________
− Cảng dỡ hàng : ______________________________
− Hành trình : ______________________________
______________________________
______________________________
4. Ô số 4 : Phần ghi chú của cơ quan hải quan
5. Ô số 5 : Số thứ tự các mặt hàng.
6. Ô số 6 : Ký hiệu, số kiện hàng.
7. Ô số 7 : Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số
lượng và mã HS ở cấp độ 6 số).
− Tên hàng hóa : ______________________________

262
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
− Mã HS : ______________________________
− Số lượng kiện : ______________________________
8. Ô số 8 : Ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa
Tiêu chí xuất xứ : ______________________________
9. Ô số 9 : Ghi trọng lượng cả bao bì hoặc trọng lượng tịnh hoặc đơn vị đo
lường khác và trị giá FOB chỉ ghi trong trường hợp áp dụng tiêu
chí RVC.
Lô hàng được chia thành _____ phần với _____________________ của
hai phần lần lượt là ______ KGS và ________ KGS
10. Ô số 10 : Số và ngày của hóa đơn thương mại được phát cho lô hàng
nhập khẩu vào Nước thành viên nhập khẩu.
− Số hiệu hóa đơn : ______________________________
− Ngày ký phát : ______________________________
11. Ô số 11 :
− Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra công đoạn
sản xuất cuối cùng ra hàng hóa;
− Dòng thứ hai ghi tên Nước thành viên nhập khẩu;
− Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký
của người ký đơn đề nghị cấp C/O.
12. Ô số 12 : Dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng
năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp
C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.
13. Ô số 13 :
Issued Retroactively : ______________________________
Movement Certificate : ______________________________
Exhibition : ______________________________
Third Party Invocing : ______________________________

263
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
PL/2.2. Nghiệp vụ nhận lô hàng nhập khẩu FCL bằng đường biển
2.1. Giới thiệu các bên tham gia
Để thực hiện việc nhận lô hàng FCL của công ty YANCHENG XINGMINGYI POWER
MACHINERY cho DNTN Nông cơ Hòa Bình (sẽ được gọi tắc là DNTN Hòa Bình)
theo hợp đồng ngoại thương số XMY211005 được hai bên ký kết vào ngày
20/09/2021 từ cảng TAICANG đến cảng Cát Lái (Tp.HCM) thì có các bên tham gia
vào quá trình hoạt động giao nhận như sau:
• Nhà xuất khẩu : __________________________________________________
• Nhà nhập khẩu : __________________________________________________
• Công ty giao nhận : __________________________________________________
_________________________________________________
__________________________________________________
• Hãng tàu : __________________________________________________

Hình 4.27 dưới đây sẽ thể mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động nhận
lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển.

Hình 4.27: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên

264
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Với hình 4.27 thì:
(1) : Thể hiện việc giao dịch của nhà xuất khẩu là công ty _____________________
____________________________________ với nhà nhập khẩu là _______________
đối với lô hàng đầu sục khí tạo oxy (không có động lực kéo) dùng trong
nuôi trồng thủy sản (hàng mới 100%). Việc giao dịch này được thể hiện
thông qua các chứng từ sau:
Hợp đồng ngoại thương số ____________________ được ký kết vào ngày
______________________________;
Và hóa đơn thương mại số _______________ được lập vào ngày
______________________________.
(2) : Nhà xuất khẩu thuê công ty vận chuyển là hãng tàu ______________________
___________________ để vận chuyển lô hàng từ cảng đi hay cảng xếp hàng
___________________ đến cảng đến hay cảng dỡ hàng ______________________;
khi đó, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn chủ __________________________
được ký phát vào ngày _________________________ nhằm xác nhận việc nhận
hàng để chuyên chở.
(3) : Trước khi tàu cập cảng tại cảng đến thì ___________________ sẽ phát hành
thông báo hàng đến để thông báo cho __________________ biết. Khi đó,
doanh nghiệp này sẽ ủy thác cho công ty ________________ thông qua hợp
đồng cung ứng dịch vụ để thực hiện các thủ tục ______ lô hàng ______
khẩu tại cảng _____________; và đồng thời, sẽ vận chuyển về kho của nhà
nhập khẩu sau khi công ty __________ đã nhận được lô hàng.

2.2. Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển được thể
hiện trong hình 4.28 dưới đây.

265
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.28: Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu nguyên container

Ký kết hợp
đồng cung cấp
dịch vụ

LẤY NHẬN THÔNG BÁO


LỆNH GIAO HÀNG HÀNG ĐẾN BỘ
CHỨNG TỪ

KHAI BÁO HẢI QUAN

KIỂM TRA CHI


Luồng KẾT QUẢ Luồng KIỂM TRA CHI
TIẾT HỒ SƠ đỏ PHÂN LUỒNG vàng
TIẾT HỒ SƠ
KIỂM HÓA

Luồng xanh

THÔNG QUAN

THỰC HIỆN THỦ


TỤC NHẬN HÀNG
TẠI CẢNG CÁT LÁI
Giải chi
Giao hàng cho
khách hàng

Với quy trình này thì để thực hiện hoạt động nhận lô hàng nhập khẩu nguyên
container thì công ty Hân Vy với nhiệm vụ là công ty giao nhận sẽ thực hiện các
bước dưới đây sau khi đã ký kết hợp đồng cung ứng với DNTN Hòa Bình.
• _________________________________________________________________________________;
• _________________________________________________________________________________;
• _________________________________________________________________________________;
• _________________________________________________________________________________;
• _________________________________________________________________________________.

266
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
2.3. Nội dung hoạt động nhận lô hàng nhập khẩu FCL
2.3.1. Nhận thông báo hàng đến và bộ chứng từ
Sau khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với DNTN Hòa Bình, công ty Hân Vy với
tư cách là đại diện nhà nhập khẩu để thực hiện thủ tục nhận hàng sẽ yêu cầu
DNTN Hòa Bình cung cấp thông báo hàng đến và bộ chứng từ của lô hàng nhập
khẩu. Khi đó, nhân viên chứng từ của công ty Hân Vy sẽ phụ trách việc tiếp nhận
các chứng từ được giao; và đồng thời, làm biên bản ký nhận với DNTN Hòa Bình.
Các chứng từ bàn giao bao gồm:
• Hợp đồng ngoại thương số XYM211005
• Bộ chứng từ, gồm:
− Hóa đơn thương mại số XYM211005
− Phiếu đóng gói số XYM211005
− Vận đơn đường biển số SITGTCSGK50450
− Xuất xứ hàng hóa mẫu E số E21MA1X8M9N81013
• Thông báo hàng đến.

Nội dung của mục này chỉ trình bày thông báo hàng đến vì nội dung của bộ
chứng từ lô hàng nhập khẩu đã được trình bày ở phần trên. Hình 4.29 dưới đây sẽ
thể hiện thông báo hàng đến.

267
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.29: Thông báo hàng đến

268
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Diễn giải nội dung trong hình 4.29
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : __________________________________________________
− Số hiệu vận đơn : __________________________________________________
− Thông tin về đại lý hãng tàu
Tên đại lý : __________________________________________________
Địa chỉ giao dịch : __________________________________________________
__________________________________________________
− Thông tin tài khoản đại lý hãng tàu
Tên tài khoản : _________________________________________________
________________________________________________
Số tài khoản : __________________________________________________
Tên ngân hàng : __________________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : __________________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : __________________________________________________
__________________________________________________
__________________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : __________________________________________________
__________________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : __________________________________________________
__________________________________________________
Thông tin chi tiết vận chuyển
− Tên tàu : __________________________________________________
− Số chuyến : __________________________________________________
− Thời gian hàng đến : __________________________________________________
− Nơi nhận hàng : __________________________________________________
− Cảng xếp hàng : __________________________________________________
− Cảng dỡ hàng : __________________________________________________
− Nơi giao hàng : __________________________________________________
Thông tin chi tiết về lô hàng
− Mô tả container
Loại container : __________________________________________________
Số hiệu container : __________________________________________________
Số seal : __________________________________________________
− Số lượng kiện : __________________________________________________
− Khối lượng hàng hóa
Trọng lượng cả bì : __________________________________________________
Thể tích : __________________________________________________
− Tên hàng hóa : __________________________________________________

269
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Chi tiết các phụ phí nội địa
− Phí xếp dỡ tại cảng (THC) : _________________ VND
− Phí D/O : _________________ VND
− Phí vận chuyển container rỗng (CIC) : _________________ VND
− Phí vệ sinh container (CLCO - Cleaning fee) : _________________ VND
− Phí quản lý thiết bị (EMF) : _________________ VND
− Phí giảm thải lưu huỳnh (LSS) : _________________ VND
Tổng các khoản phụ phí phải thanh toán : _________________ VND

2.3.2. Lấy lệnh giao hàng


Để thực hiện việc lấy lệnh giao hàng điện tử EDO (Electronic Delivery Order) thì
công ty Hân Vy phải thanh toán đầy đủ các phụ phí nội địa phát sinh đã được
hãng tàu thể hiện trong thông báo hàng đến.

Hình 4.30: Ủy nhiệm chi (thanh toán phụ phí nội địa)

Khi đó, gửi yêu cầu nhận EDO đến bộ phận hàng nhập của đại lý hãng tàu thông
qua emai (TRISTY SITC HCM<sc1.hcm@sitc.vn>). Sau khi đã tiếp nhận yêu cầu của

270
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
công ty Hân Vy thì bộ phận này sẽ kiểm tra lại nếu công ty Hân Vy đã hoàn thành
xong các thủ tục cần thiết thì sẽ gửi EDO cho công ty Hân Vy.

Hình 4.31: Lệnh giao hàng EDO

Nội dung trên EDO (như hình 4.31) tương tự với nội dung trên thông báo hàng
đến. Bổ sung thêm nội dung về hạn lệnh và số ngày miễn phí lưu vỏ.

271
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
2.3.3. Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan được thực hiện như sau:
• Vào trang phần mềm ECUS5/VNACCS để khai báo hải quan.
Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu thì chọn mục Tờ khai hải quan/Đăng ký mới tờ
khai nhập khẩu. Khi đó, màn hình nhập dữ liệu tờ khai nhập khẩu hiện ra các
Tab như: thông tin chung, thông tin chung 2, danh sách hàng, chỉ thị của Hải
quan, kết quả xử lý tờ khai và quản lý tờ khai. Tuy nhiên, nhân viên khai báo chỉ
khai báo ở ba Tab đầu tiên.
• Truyền tờ khai và phân luồng
− Sau khi nhập dữ liệu xong thì sẽ nhấn vào nút “Ghi” dưới gốc phải. Chọn
“Khai trước thông tin tờ khai”; và đồng thời, đính kèm vận đơn và hóa đơn
thương mại vào mục “Quản lý tờ khai” rồi truyền lên cơ quan Hải quan. Sau
đó, chọn mục “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” và dùng chữ kí số của
doanh nghiệp để lấy kết quả.
− Khi dữ liệu được truyền lên thì Hải quan tiến hành phân luồng.
Nếu luồng xanh thì chỉ cần ra cảng để mở tờ khai và in mã vạch cũng
như thực hiện việc nhận container lô hàng nhập khẩu tại cảng.
Nếu luồng vàng thì cần phải xuất trình với Chi cục Hải quan cửa khẩu
Cảng Sài Gòn bộ chứng từ và các giấy tờ liên quan đến lô hàng mà Hải
quan yêu cầu xuất trình. Sau khi kiểm tra, nếu không có vấn đề thì nhân
viên giao nhận sẽ in mã vạch và thực hiện việc nhận container lô hàng
nhập khẩu cho cảng .
Nếu luồng đỏ thì phải xuất trình bộ chứng từ và thực hiện việc kiểm hóa
tại cảng do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn để thực hiện trước
khi kéo container lô hàng nhập khẩu ra khỏi cảng.
− Kết quả phân luồng cho lô hàng của công ty được hệ thống xử lý là:
Số tờ khai : _____________________________________
Mã phân loại kiểm tra : _____________________________________

2.3.4. Làm thủ tục nhận lô hàng nhập khẩu tại cảng Cát Lái
Trước khi ra cảng Cát Lái để nhận lô hàng nguyên container bằng đường biển thì
công ty Hân Vy phải hoàn thành xong việc đăng ký làm hàng và đối chiếu
container thông quan trên hệ thống e-Port của cảng Cát Lái. Sau đó, thực hiện mở
tờ khai tại tòa nhà Hải quan. Và cuối cùng, là thực hiện việc lấy container hàng
nhập tại bãi container của cảng sau khi đã hoàn thành xong thủ tục hải quan.
• Thực hiện khai báo trên e-Port
Truy cập vào trang E-port để tiến hành thực hiện các thủ tục trên e-Port của
cảng như: đăng ký làm làm hàng, thanh toán phí, đăng ký đơn vị vận tải và đối
chiếu container thông quan. Sau đó, nhập số tài khoản, mật khẩu và chọn khu
vực giao nhận container để đăng nhập vào hệ thống e-Port của cảng.
− Đăng ký làm hàng
Để khai báo nhận container hàng từ cảng bằng lệnh EDO thì:

272
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Khai báo các thông tin lô hàng được hệ thống yêu cầu (như hình 4.32)
như mã lô, mã số thuế và số lượng container;
Nhấn “Tạo lô hàng mới” hoặc “Chọn lô hàng”;
Thực hiện khai báo chi tiết lô hàng được hệ thống yêu cầu;

Hình 4.32: Màn hình khai báo nhận cont hàng từ cảng

Nhấn vào chức năng “Thêm” và chọn “Có EDD”;


Chọn chức năng “Lưu” để đăng ký;

− Thanh toán phí làm hàng


Để hệ thống xác nhận nghiệp vụ đăng ký làm hàng này thì nhân viên giao
nhận của công ty phải:
Chọn đúng file lô hàng bằng số container vừa khai báo và tiến hành xác
thực bằng mã OTP được gửi bằng tin nhắn về số điện thoại đăng ký
nhận mã ngay khi tạo tài khoản trên E-port.
Thanh toán phí nâng hạ container bằng hình thức thanh toán điện tử
qua thẻ ATM. Thanh toán thành công thì ngay mục thanh toán của lô
hàng này sẽ xuất hiện chữ “Y” (như hình 4.33).

273
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
Hình 4.33: Màn hình thể hiện đã thanh toán phí làm hàng

In phiếu làm hàng để báo số đăng ký của lô hàng cho tài xế để sau khi
hoàn thành thủ tục hải quan ở cảng Cát Lái thì tài xế có thể vào bãi
container của cảng kéo container.

Hình 4.34: Phiếu đăng ký làm hàng

274
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
− Khai báo đơn vị vận chuyển
Để khai báo số xe nhận container hàng thì nhân viên tiến hành chọn mục
khai báo số xe nhận container bằng nhập số xe vào và lưu thông tin lại trên
hệ thống. Kết quả khai báo đơn vị vận chuyển được thể hiện như hình 4.35
dưới đây.

Hình 4.35: Kết quả khai báo đơn vị vận tải/số xe nhận container

− Đối chiếu container thông quan


Việc đối chiếu container thông quan trên E-port được thực hiện như sau:
Chọn khai báo hải quan/sổ quản lý hàng hóa;
Khai báo số tờ khai và chọn mã container để hệ thống truyền dữ liệu
về hệ thống Hải quan nhằm xác minh lô hàng này có khớp hay không.

Hình 4.36: Kết quả thực hiện đối chiếu tờ khai

• Mở tờ khai hải quan


Để làm thủ tục thông quan hàng hóa cũng như nhận lô hàng hóa nhập khẩu
tại cảng thì doanh nghiệp Hòa Bình phải hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế
trước khi đến cảng làm thủ tục. Khi vào cảng nếu là lần đầu tiên thì người giao

275
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
nhận phải đăng ký thông tin với cảng bằng cách xuất trình giấy giới thiệu và
chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân. Sau khi hoàn tất thủ tục
đăng ký tại cổng B thì nhân viên giao nhận sẽ:
− Nộp hồ sơ hải quan để thực hiện việc mở tờ khai hải quan cũng như thực
hiện việc kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan vì kết quả phân luồng cho lô
hàng này là luồng vàng. Hồ sơ hải quan đối với lô hàng này bao gồm:
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (kết quả phân luồng);
Bộ chứng từ bao gồm:
_______________________________________________________________________;
_______________________________________________________________________;
_______________________________________________________________________.
− Lên website Hải quan Việt Nam (http://pus.customs.gov.vn) để xem
container có đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan không. Nếu
đủ điều kiện thì nhân viên giao nhận sẽ in tờ khai hàng hóa nhập khẩu
(thông quan) và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát
hải quan (hay còn được gọi là mã vạch)

Hình 4.37: Mã vạch

276
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL2
• Nhận container hàng nhập khẩu
Sau khi lô hàng đã thông quan thì nhân viên giao nhận báo với tài xế để tiến
hành vào bãi lấy container theo số đăng ký trên phiếu đăng ký làm hàng và
kéo về kho của khách hàng. Và đồng thời, nhân viên giao nhận còn phải theo
dõi quá trình giao hàng để điều tài xế kéo container trả rỗng về tại bãi trả theo
quy định của cảng nhằm tránh tình trạng quá hạn làm phát sinh chi phí.

2.3.5. Quyết toán và giao container hàng cho khách


Công việc cuối cùng của nhân viên giao nhận sau khi hoàn tất thủ tục nhận lô
hàng hóa nhập khẩu là giải chi với công ty cũng như là thực hiện thanh lý hợp
đồng cung ứng dịch vụ với DNTN Hòa Bình.
• Giải chi
Nhân viên giao nhận sẽ làm biên bản thanh toán các chi phí chi hộ khách
hàng và những khoản chi không có hóa đơn chứng từ. Với những chi phí phát
sinh không có hóa đơn chứng từ thì nhân viên giao nhận phải chú thích rõ
ràng để công ty kiểm tra tính hợp lý nhằm thực hiện việc quyết toán.
• Trả hồ sơ, giao hàng và thanh lý hợp đồng
Trên cơ sở việc giải chi của nhân viên giao nhận khi hoàn thành xong thủ tục
cũng như kéo container hàng nhập về kho riêng của DNTN Hòa Bình, công ty
Hân Vy sẽ tổng hợp toàn bộ chứng từ phát sinh để thực hiện việc trả hồ sơ
cũng như thanh lý hợp đồng cung ứng dịch vụ với DNTN Hòa Bình. Các chứng
từ mà công ty Hân Vy sẽ trả lại toàn bộ cho khách hàng gồm có những chứng
từ như sau:
− Chứng từ thương mại:
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________.
− Chứng từ hải quan:
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________.
− Chứng từ giao nhận:
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________;
__________________________________________________________________________.

277
GIAO NHẬN HÀNG FCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 4

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 4


Thuật ngữ FCL (Full container load) được hiểu là hàng được đóng trong nguyên
một container; và đồng thời, người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào
container cũng như người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi container.

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E) thì container hàng hóa là một công cụ vận tải
có những đặc điểm sau: Thứ nhất, có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng
phù hợp cho việc sử dụng lại; thứ hai, được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng
bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại
dọc đường; thứ ba, được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi
chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác; thứ tư,
được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container; và
cuối cùng là có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối. Có các loại
container như sau: container bách hóa, container hàng rời, container chuyên
dụng, container nhiệt, container hở mái, container mặt bằng và container bồn.

Trên container có rất nhiều ký mã hiệu bằng chữ và bằng số thể hiện những ý
nghĩa khác nhau. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã hiệu này là ISO
6346:1995; theo đó, các ký mã hiệu này chia thành những nhóm sau: Hệ thống
nhận biết của container bao gồm 4 thành phần là: mã chủ sở hữu; ký hiệu loại
thiết bị, số sê-ri và chữ số kiểm tra. Mã kích thước và mã loại; trong đó, mã kích
thước thể hiện 2 ký tự (chữ cái hoặc chữ số) và mã kiểu thể hiện 2 ký tự. Các ký
hiệu khai thác gồm hai loại: bắt buộc và không bắt buộc. Dấu hiệu bắt buộc
gồm có tải trọng container, cảnh báo nguy hiểm điện và chiều container cao. Dấu
hiệu không bắt buộc bao gồm khối lượng hữu ích lớn nhất hay mã quốc gia.

Đối với lô hàng xuất. Sau khi đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng
(nhà xuất khẩu như tình huống nghiên cứu PL1) thì quy trình thực hiện giao lô
hàng xuất khẩu nguyên container (với điều kiện giao hàng là CFR) gồm các bước
như sau: (1) Tìm tàu và đặt chỗ; (2) Nhận chứng từ và lô hàng xuất khẩu; (3) Khai
báo hải quan; (4) Lập giấy hướng dẫn gửi hàng; (5) Làm các thủ tục giao hàng hóa
xuất khẩu tại bãi container của cảng Cát Lái; và (6) Thông báo và gửi trả các chứng
từ.

Đối với lô hàng nhập. Sau khi đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng
(nhà nhập khẩu như tình huống nghiên cứu PL2) thì quy trình thực hiện nhận lô
hàng nhập khẩu nguyên container gồm các bước như sau: (1) Nhận thông báo
hàng đến và bộ chứng từ; (2) Lấy lệnh giao hàng; (3) Khai báo hải quan; (4) Làm
các thủ tục nhận lô hàng nhập khẩu tại cảng Cát Lái; và (5) Giải chi và giao hàng
cho khách hàng.

278
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5

NGHIỆP VỤ
GIAO NHẬN HÀNG LẺ
XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Hệ thống lưu kho bãi là một trong những hệ thống của logistics cảng biển56 có
nhiệm vụ hỗ trợ cho quá trình lưu kho bãi nhất là trong trường hợp giao nhận
hàng hóa theo hình thức hàng lẻ. Khi đó, cần phải có một nơi nhất định để thực
hiện việc gom hàng hay tách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu
và nơi đó thường được gọi là địa điểm gom hàng lẻ57. Tại cảng Cát Lái thì việc giao
nhận hàng lẻ được diễn ra tại các kho CFS58 của cảng; do đó, việc nắm rõ quy trình
hoạt động tại kho CFS là rất cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ trong việc giao nhận
hàng lẻ xuất nhập khẩu. Chính vì thế, nội dung chương này là giới thiệu quy trình
giao nhận hàng lẻ xuất nhập khẩu bằng đường biển. Sau khi học xong chương này
thì bạn sẽ:
• Phân biệt được hàng FCL với hàng LCL cũng như phân biệt được các kho
CFS của cảng Cát Lái;
• Nắm được quy trình thực hiện nghiệp vụ;
• Mô tả được chi tiết từng hoạt động trong quy trình;
• Vận dụng được để thực hiện hoạt động giao nhận hàng lẻ bằng đường
biển cho một lô hàng thực tế tại các công ty logistics hay các doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

56
Logistics cảng biển được hiểu môt cách đơn giản là hệ thống dịch vụ của cảng nhằm tối ưu hóa
hoạt động logistics.
57
Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia,
tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ (theo khoản 4 Điều 4 Luật Hải
quan, 2014).
58
CFS − Container Freight Station.

279
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
5.1. Đặc điểm của phương thức giao nhận hàng lẻ
5.1.1. Thuật ngữ LCL
Thuật ngữ LCL (Less than a container load) được hiểu là công ty giao nhận
làm nhiệm vụ gom hàng (tức là nhận nhiều lô hàng khác nhau để đóng chung
vào một container) và có trách nhiệm đóng hàng vào cũng như dỡ hàng ra
khỏi container. Với phương thức giao nhận hàng lẻ bằng đường biển thì công ty
giao nhận đóng vai trò là người gom hàng làm trung gian giữa người gửi hàng
(nhà xuất khẩu) với người vận chuyển (hãng tàu).
• Trách nhiệm của người gửi hàng
− Chở hàng đến địa điểm thu gom hàng lẻ;
− Thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng của mình được; ngoài ra, cần chú
ý các thủ tục khác như phun trùng hay đánh dấu ký mã hiệu hàng hóa
(shipping mark);
− Cung cấp chi tiết thông tin về lô hàng hóa xuất khẩu để người gom hàng
lập vận đơn nhà;
− Yêu cầu người gom hàng phát hành vận đơn nhà cho lô hàng.

• Trách nhiệm của người gom hàng và người vận chuyển


Trong hoạt động giao nhận hàng lẻ xuất nhập khẩu bằng đường biển thì có sự
khác biệt giữa hai đối tượng là người gom hàng (Consolidator) và người vận
chuyển (hãng tàu)
− Trách nhiệm của người gom hàng:
Với vai trò như đại lý vận chuyển (NVOCC) thì người gom hàng sẽ có những
trách nhiệm như sau:
Đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng ra khỏi container;
Khai manifest59;
Phát hành các chứng từ như:
Vận đơn nhà cho người gửi hàng;
Thông báo hàng đến và lệnh giao hàng cho người gửi hàng.
− Trách nhiệm của người vận chuyển:
Người chuyên chở bằng chi phí của mình phải thực hiện các hoạt động như:
Tại cảng xếp hàng (hay cảng đi) thì phải bốc container lên tàu và phát
hành vận đơn đường biển (Bill of Lading);
Tại cảng dỡ hàng (hay cảng đến) thì phải hạ container xuống bãi tại
cảng đến và giao cho người nhận hàng (có thể là đại lý vận chuyển hay
hay là công ty giao nhận tại đầu nhập).

59
Khai manifest là việc hãng tàu hay công ty giao nhận khai thông tin hàng hóa với cơ quan Hải
quan khi hàng hóa đến cảng.

280
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
5.1.2. Giới thiệu kho CFS Cát Lái
Thông tin chung
Kho CFS Cát Lái là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn với
những thông tin cơ bản dưới đây:
• Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN TÂN CẢNG
• Điện thoại - Fax : 08.37423929 (08.3744014)
• Email : cskh.kvtc@saigonnewport.com.vn
• Website : tancangwarehousing.com.vn
• Địa chỉ : Cổng C Cát Lái, Phường Cát Lái, Quận 2, Tp.HCM
• Logo công ty

Kho Cát Lái là thành viên của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, được thành lập trên
cơ sở sáp nhập 02 xí nghiệp là kho bãi Tân Cảng và kho bãi Cát Lái; trên cơ sở đó,
kho Cát Lái hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận doanh nghiệp số
0309532497 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào
ngày 04/1/2010 và đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 06/4/2018.

Kho Cát Lái ra đời nhằm đáp ứng chiến lược phát triển, mở rộng chuỗi logistics và
các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logsitics cảng, phù hợp với tiến
trình đổi mới của doanh nghiệp Nhà nước và Quân đội. Với chức năng nhiệm vụ
chính là nghiên cứu, nắm bắt tình hình, khách hàng, mở rộng dịch vụ kinh doanh
kho, bãi, xếp dỡ và vận tải, ...

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh


Hoạt động kinh doanh hiện nay của kho Cát Lái tập trung vào các mãng như sau:
• Dịch vụ bốc xếp hàng hóa trong kho, dịch vụ xếp dỡ hàng hóa ở bãi, dịch vụ lưu
kho, dịch vụ lưu bãi;
• Dịch vụ vận tải hàng container, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời; đóng gói,
kiểm đếm, khai thuê hải quan;
• Khai thác contaier rỗng, dịch vụ M R theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tọa lạc trong khuôn viên cảng Tân Cảng – Cát Lái, trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam bao gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và vùng đồng bằng Sông Cửu
Long – vùng kinh tế năng động nhất của cả nước; do đó, kho Cát Lái đóng góp một
phần quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước và
quốc tế.

281
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
• Khai thác kho
Tổng diện tích kho 40.000 m2 nằm trong khuôn viên cảng Cát Lái, trong đó:
− Kho CFS nhập với diện tích là 18.000 m2 và tổng sức chứa 12.500 pallet;
− Kho CFS xuất với diện tích là 6.250 m2 và tổng sức chứa 3.500 pallet;
− Kho ngoại quan với diện tích là 6.250 m2 và tổng sức chứa 3.500 pallet;
− Kho nội địa với diện tích là 5.400 m2

Kho CFS được trang bị hệ thống camera hiện đại nhằm quan sát an ninh trong
và ngoài kho; và đồng thời, phương tiện xếp dỡ của kho bao gồm: 50 chiếc xe
nâng điện trong kho và 50 chiếc xe nâng dầu ngoài kho.

• Khai thác bãi


Tổng diện tích bãi là 61.000 m2 với 12 xe container, 43 xe đầu kéo và 04 cẩu RTG
6+1
− Bãi kiểm hóa có diện tích là 41.000 m2;
− Bãi đóng rút có diện tích là 17.000 m2;
− Bãi quá khổ, quá tải có diện tích là 3.000 m2.

• Khai thác Cảng Mở


Tổng diện tích khai thác là 12.050 m2 cung cấp dịch vụ hàng trung chuyển, hàng
quá cảnh, rút ruột sang container trong cảng Tân Cảng − Cát Lái.

• Kinh doanh khai thác Depot


Depot Tân Cảng Suối Tiên
− Diện tích khai thác là 60.000 m2;
− Phương tiện hoạt động gồm 04 xe nâng rỗng và 05 đầu kéo;
− Kinh doanh dịch vụ:
Khai thác container rỗng;
M R tiêu chuẩn quốc tế.

• Dịch vụ vận tải đường bộ


− Tuyến vận chuyển là TP.HCM và các tỉnh lân cận;
− Phương tiện bao gồm:
63 chiếc xe đầu kéo container;
83 chiếc rơ-mooc;
03 chiếc rơ-mooc siêu trọng;
Và 04 chiếc máy phát điện.

282
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
Mô hình quản trị
Sơ đồ tổ chức của kho Cát Lái được thể hiện như hình 1.1 dưới đây. Các công ty
con, công ty liên kết:
• Công ty cổ phần Tiếp Vận Cát Lái với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng; trong đó, vốn
góp của kho Cát Lái là 23 tỷ đồng (chiếm 57,5% vốn điều lệ). Ngành nghề sản
xuất kinh doanh chính:
− Vận chuyển hàng hóa bằng xe container và xe tải nhẹ;
− Thủ tục hải quan, giao nhận, kiểm đếm và bốc xếp hàng hóa.
• Công ty cổ phần Tân Cảng Hiệp Lực với vốn điều lệ 10 tỷ đồng; trong đó, vốn
góp của kho Cát Lái là 5,1 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ). Ngành nghề sản
xuất kinh doanh chính là bốc xếp, lưu kho, lưu bãi hàng hóa và dịch vụ vận tải.

Hình 5.1: Sơ đồ tổ chức kho Cát Lái

Cơ cấu kho Cát Lái


Kho Cát Lái được phân chủ yếu thành hai kho là kho hàng lẻ CFS (xuất/nhập) và
kho ngoại quan; trong đó, kho CFS nhập là kho 2, kho 3 và kho CFS xuất là kho 6
(trước là kho 1), kho 5 (với tầng 2 là kho ngoại quan). Hình 5.2 dưới đây sẽ mô tả sơ
đồ bố trí kho CFS.

283
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
Hình 5.2: Sơ đồ bố trí từng khu vực của kho CFS Cát Lái

Hình 5.3: Hình ảnh cảng Cát Lái và bộ phận kho vận

Hình 5.3 (b)


Cổng thực hiện xuất nhập hàng lẻ

Hình 5.3 (a) Hình 5.3 (c)


Bản đồ cơ sở dịch vụ khai thác cảng Kho CFS hàng nhập

284
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
• Kho CFS nhập
Như đã đề cập thì khi hàng lẻ về thì sẽ được nhập vào kho 2 hay kho 3. Hai kho
này được bố trí sát với nhau. Khi đó, nhân viên giao nhận sẽ vào cổng C và vào
kho CFS nhập để thực hiện thủ tục nhận hàng lẻ nhập khẩu.

Thông tin về kho CFS nhập


• Diện tích sử dụng và sức chứa
Diện tích sử dụng : 18.000 m2
Sức chứa : 12.500 pallet
− Cách thức bố trí từng khu vực bao gồm:
Văn phòng kho
Khu vực đậu xe nâng sạc điện
Khu vực kiểm hóa (chỉ có ở kho 2);
Khu vực dự trữ hàng
• Hệ thống phụ trợ của kho
Xe nâng : 72 chiếc
29 xe nâng điện trong kho (loại 2 tấn)
43 xe nâng dầu ngoài kho (loại 2 và 4,5 tấn)
Hệ thống CCTV : 32 camera
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống phun nước tự động
22 tủ chữa cháy
200 bình chữa cháy
32 ống nước chữa cháy
Hệ thống khung kệ được sử dụng là loại kệ đơn với đặc điểm của từng
dãy như sau:
6 dãy (trong đó: kho 2 ký hiệu là B,C,D và kho 3 ký hiệu là E,G,H);
Chiều cao của từng dãy là 11m và được chia thành 6 tầng với khoảng
cách mỗi dãy kệ là 5m;
Mỗi ô chứa được 2 pallet chiều dài 1 ô là 3m .

Hệ thống quản lý kho hàng điện tử


Ngày 13/09/2021 thì kho CFS nhập của cảng Cát Lái chính thức vận hành hệ
thống quản lý kho hàng điện tử e-WMS. Trên cơ sở đó, việc nhận hàng LCL
nhập khẩu được thực hiện bằng lệnh giao hàng điện tử EDO cũng như thực
hiện hoàn toàn các thủ tục nhận hàng trực tuyến.

285
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
• Kho CFS xuất
Kho CFS nhập gồm hai kho là kho 5 và kho 1 (đang sửa chữa và đổi tên lại
thành kho 6) được bố trí liền sát với nhau.

Thông tin về kho CFS xuất


• Diện tích sử dụng và sức chứa
Diện tích sử dụng : 6.250 m2
Sức chứa : 3.500 pallet
• Cách thức bố trí từng khu vực bao gồm:
Văn phòng kho
Khu vực làm hàng
Khu vực dự trữ hàng
• Hệ thống phụ trợ của kho
− Xe nâng : 32 chiếc
17 xe nâng điện trong kho (loại 2,5 tấn)
15 xe nâng dầu ngoài kho (loại 2,5 và 4,5 tấn)
− Hệ thống CCTV : 73 camera
− Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại
− Hệ thống khung kệ được sử dụng là loại kệ đơn với đặc điểm của từng
dãy trong kho 5 như sau:
2 dãy được ký hiệu là C,D;
Chiều cao của từng dãy là 9m và được chia thành 5 tầng với khoảng
cách mỗi dãy kệ là 5m;
Chiều dài của kệ là 21m được chia làm 7 ô với mỗi ô có thể chứa 2
pallet.

5.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng LCL bằng đường biển


Như đã đề cập từ đầu chương, nội dung chính của chương này là trình bày quy
trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện nghiệp
vụ giao nhận hàng lẻ xuất nhập khẩu bằng đường biển. Trong phạm vi nghiên cứu,
tác giả sẽ minh họa tình huống hoạt động giao nhận tại công ty TNHH dịch vụ
giao nhận vận tải và thương mại Công Thành (sẽ được gọi tắt là công ty Công
Thành) và công ty TNHH thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Hân Vy (sẽ được
gọi tắt là công ty Hân Vy) để mô hình hóa thành quy trình nghiệp vụ giao nhận
hàng LCL nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

286
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
PL3. NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Thông tin chung về công ty Công Thành
• Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ GIAO NHẬN
VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG THÀNH.
• Tên quốc tế: CONGTHANH CO., LTD.
• Địa chỉ: Khu phố 4 Trường Sơn, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
• Lĩnh vực hoạt động:
− Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đường hàng không;
− Đại lý xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu;
− Dịch vụ gom hàng;
− Dịch vụ giao nhận hàng Door to Door;
− Thực hiện các thủ tục hải quan;
− Đóng gói, dán nhãn, lưu kho hàng hóa;
− Vận chuyển nội địa.

Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty Công Thành do ông Lương Công Thành sáng lập vào ngày 25/08/1995
theo giấy phép kinh doanh số 051039 và được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty bắt đầu chỉ với 15 nhân viên, 8 đầu kéo và 8 rơ-
mooc. Với chức năng ban đầu là cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ và giao
nhận hàng hóa. Sau 25 năm hoạt động, với sự nỗ lực không ngừng và phát triển
nhằm chọn một lối đi phù hợp với nhu cầu thị trường nên đến ngày hôm nay thì
công ty đã có:
• Đội ngũ hơn 700 nhân viên nhiều kinh nghiệm, năng động và sáng tạo. Trong
đó, gần 200 nhân viên giao nhận thường trực tại nhiều địa điểm khác nhau
như: Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất, Linh Xuân CFS, ICD Phước Long, ICD Sóng
Thần và các cảng ở khu vực phía Nam.
• Trang thiết bị phục vụ công việc ngày càng được hoàn thiện hơn với 150 đầu
kéo với hệ thống GPS hiện đại, 1.200 rơ-mooc, 800 container, 30 xe tải (1-5 tấn)
hoạt động với công suất ca đã giúp cho dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu ủy thác của công ty luôn đạt chất lượng cao nhằm đáp ứng được các yêu
cầu nhanh gọn, tiện lợi và hiệu quả của khách hàng.
• Diện tích trụ sở chính là 18.000 m2, kho 1.200 m2, bãi 20.000 m2 và có 6 văn
phòng ở các tỉnh, thành phố như: Biên Hòa 75 m2, Nhơn Trạch là 85 m2, Thống
Nhất là 130 m2, Bình Dương là 90 m2, Vũng Tàu là 80 m2 và Tây Ninh là 86 m2.

Sứ mệnh, tầm nhìn Giá trị cốt lõi


• Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của khách hàng một cách chuyên
nghiệp nhất với phương châm “Sự thành công của khách hàng chính là sự
thành công của chúng tôi”.
• Tầm nhìn: Mở rộng quy mô trong dịch vụ giao nhận quốc tế và vận tải nội địa.

287
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
• Giá trị cốt lõi: “Chúng tôi luôn tự hào về chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý
mà chúng tôi cung cấp”.
− Chất lượng: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là chất lượng dịch vụ và quản
lí của chúng tôi luôn đạt tiêu chuẩn cao nhất”.
− An toàn: “Nó đã được thiết lập từ lâu rằng chúng tôi quan tâm đến sự an
toàn của nhân viên, khách hàng và cộng đồng của chúng tôi”.
− Giá cả hợp lý: “Công Thành có thể hướng dẫn tất cả các thủ tục giấy tờ cần
thiết để có được các chứng chỉ phù hợp. Nhận chi phí thấp hơn vì chúng tôi
thực hiện công việc”.

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 3


Trong tháng 11/2020, công ty Công Thành nhận thực hiện dịch vụ giao lô hàng
Bàn đạp xe trượt tuyết của công ty cổ phần Đúc Chính Xác (địa chỉ: Số 9, khu
công nghiệp Hố Nai, huyện Hố Nai 3, quận Trảng Bàn, tỉnh Đồng Nai) sang Mỹ cho
công ty POLATIS INDUSTRIES INC. (Address: 2100 Hwy 55, Medina, MM 55340-
9770). Các chứng từ phát sinh trong hoạt động giao lô hàng này (đính kèm ở phần
phụ lục 3) bao gồm:
• Chứng từ thương mại
− Hợp đồng ngoại thương số CQS-2011051PLS
− Hóa đơn thương mại số CQS-2011051PLS
− Phiếu đóng gói số CQS-2011051PLS
• Chứng từ hải quan
− Mã vạch
− Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) số 0356682200
• Chứng từ giao nhận
− Booking Note số L1852120011028-13
− Phiếu dán nhãn
− Yêu cầu nhập kho số 706085
− Biên bản nhập kho CFS xuất.

Quy trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện
nghiệp vụ giao lô hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển của công ty Công
Thành được trình bày trong phụ lục 3.

288
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
PL4. TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU
Thông tin chung về công ty Hân Vy
• Tên công ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU HÂN VY.
• Tên quốc tế : HAN VY IMPORT EXPORT TRADING SERVICES
COMPANY LIMITED.
• Tên viết tắt : HV IM EX CO., LTD
• Địa chỉ : 146 Nguyễn Công Trứ,
Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
Tp. Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh


• Các ngành nghề kinh doanh mà công ty đăng ký:
− Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (mã ngành: 5229);
− Bán buôn thực phẩm (mã ngành: 4632);
− Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (mã
ngành: 6820);
− Dịch vụ phục vụ đồ uống (mã ngành: 5630);
− Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (mã ngành: 5210);
− Hoạt động dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào
đâu (mã ngành: 8299);
− Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (mã ngành: 4933);
− Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa (mã ngành: 5022);
− Bốc xếp hàng hóa (mã ngành: 5224);
− Vận tải hàng hóa đường sắt (mã ngành: 4912).
• Hiện tại công ty đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ khác
liên quan đến vận tải (mã ngành: 5229) chi tiết là:
− Gửi hàng;
− Giao nhận hàng hóa;
− Thu, phát các chứng từ vận tải hoặc vận đơn;
− Môi giới thuê tàu biển và máy bay;
− Hoạt động liên quan khác như: Đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ
hàng hóa trên đường vận chuyển, dỡ hàng hóa, lấy mẫu, cân hàng hóa.

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 4


Trong tháng 12/2021, công ty Hân Vu nhận thực hiện dịch vụ nhận lô hàng
Nguyên liệu thực phẩm của công ty công ty TNHH SMARC (địa chỉ: 122/8 đường
Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM) từ công ty GLANBIA
NUTRITIONALS SINGAPORE PTE LTD (Address: Hellios, #03-03/04, 11 Biopolis Way,
Singapore 138667). Các chứng từ phát sinh trong hoạt động nhận lô hàng này
(đính kèm ở phần phụ lục 4) bao gồm:

289
Quy trình giao nhận LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5
• Chứng từ thương mại
− Hợp đồng ngoại thương số SM1202021
− Hóa đơn thương mại số 946660840
− Phiếu đóng gói số 825606101
− Vận đơn nhà số GXSAG21115700
− Chứng nhận phân tích hàng hóa
− Chứng nhận sức khỏe số 221000004427248001
− Xuất xứ hàng hóa mẫu E số E217953981031164
• Chứng từ hải quan
− Mã vạch
− Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) số 10439874900
• Chứng từ giao nhận
− Thông báo hàng đến
− Lệnh giao hàng EDO
− Phiếu tải trọng
− Phiếu xuất kho PXN211208-0563

Quy trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện
nghiệp vụ nhận lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển của công ty Hân Vy
được trình bày trong phụ lục 4.

290
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3

PHỤ LỤC 5.3


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
GIAO LÔ HÀNG LẺ XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Việc đọc hiểu bộ chứng từ xuất khẩu và nắm rõ từng hoạt động để có thể hoàn
thành việc giao hàng LCL tại kho hàng CFS Cát Lái là hai nội dung quan trọng
nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như tối thiểu hóa những sự cố cũng như
các vấn đề pháp lý trong quá trình giao lô hàng lẻ xuất khẩu. Do đó, nội dung của
phụ lục này là nhằm phân tích các nội dung của bộ chứng từ cũng như trình bày
quy trình nghiệp vụ giao lô hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển. Nhằm đạt được
mục tiêu của phụ lục này, tác giả minh họa lô hàng lẻ của công ty cổ phần Đúc
Chính Xác C.Q.S MAY'S (sẽ được gọi tắt là công ty CQS) được thực hiện bởi công ty
Công Thành.

PL/3.1. Phân tích bộ chứng từ


Trong tháng 11/2020, công ty Công Thành nhận thực hiện dịch vụ giao lô hàng
Bàn đạp xe trượt tuyết của công ty cổ phần Đúc Chính Xác (địa chỉ: Số 9, khu
công nghiệp Hố Nai, huyện Hố Nai 3, quận Trảng Bàn, tỉnh Đồng Nai) sang Mỹ cho
công ty POLATIS INDUSTRIES INC. (Address: 2100 Hwy 55, Medina, MM 55340-
9770). Các chứng từ phát sinh trong hoạt động giao lô hàng này (đính kèm ở phần
phụ lục 3) bao gồm:
• Hợp đồng ngoại thương số CQS-2011051PLS
• Bộ chứng từ gồm:
− Hóa đơn thương mại số CQS-2011051PLS
− Phiếu đóng gói số CQS-2011051PLS

291
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Hình 5.4: Hợp đồng ngoại thương

Như vậy, với hợp đồng ngoại thương như hình 5.4 trên thì kết cấu gồm 4 phần, đó
là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________

292
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
− Số hiệu : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________

• Phần 2: Thông tin chi tiết nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
− Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu (người mua)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________

• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng


Đây là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Hợp đồng được ký kết gồm 3
điều khoản, bao gồm:
− Điều 1: Mô tả hàng hóa
Hàng hóa giao dịch là bàn đạp xe trượt tuyết với hai chủng loại là:
1019392 WELD PEDAL MNT, CHASSIS#&VN
Số lượng : ____________________________________________
Giá bán : ____________________________________________
1019105-329 WELD-PEAD MNT, CHASSIS#&VN
Số lượng : ____________________________________________
Giá bán : ____________________________________________
Trị giá hợp đồng : ____________________________________________
Giá bán theo điều kiện cơ sở giao hàng _________ HO CHI MINH CITY,
VIETNAM (INCOTERM ________)
− Điều 2: Điều kiện giao hàng
Phương thức vận chuyển: ____________________________________________
Thời gian giao hàng : ____________________________________________
Giao hàng từng phần : ____________________________________________
− Điều 3: Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán : ____________________________________________
Hình thức thanh toán : Trả ________ ngày kể từ ngày hàng hóa
được ________________ và sau khi người
mua ______________________________________.
Thời gian thanh lý : ____________________________________________

• Phần 4: Chữ ký và con dấu của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Đây là phần ký kết của mỗi bên nhằm đảm bảo hiệu lực về mặt pháp lý; và
đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau.

293
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Hình 5.5: Hóa đơn thương mại

294
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Diễn giải nội dung trong hình 5.5
Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
− Tên người bán : ____________________________________________
____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
Thông tin về chi tiết nhà nhập khẩu (người mua) và người nhận hàng
− Nhà nhập khẩu (người mua)
Tên người mua : ____________________________________________
Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
− Người nhận hàng
Tên người nhận hàng : ____________________________________________
Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
Điều khoản thanh toán
− Điều kiện cơ sở giao hàng : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng : ____________________________________________
− Đồng tiền giao dịch : ____________________________________________
Thông tin địa điểm đóng hàng
− Nơi đóng hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ : ____________________________________________
− Người gom hàng : ____________________________________________
Mô tả chi tiết hàng hóa và trị giá hợp đồng
− Mô tả hàng hóa
1019392 WELD PEDAL MNT, CHASSIS#&VN
Số hiệu đơn hàng : ____________________________________________
Mã hàng hóa : ____________________________________________
Mã HS hàng hóa : ____________________________________________
Xuất xứ hàng hóa : ___________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
Giá bán : ____________________________________________
1019105-329 WELD-PEAD MNT, CHASSIS#&VN
Số hiệu đơn hàng : ____________________________________________
Mã hàng hóa : ____________________________________________
Mã HS hàng hóa : ____________________________________________
Xuất xứ hàng hóa : ___________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
Giá bán : ____________________________________________
− Trị giá hợp đồng : ____________________________________________

295
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Hình 5.6: Phiếu đóng gói

296
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Diễn giải nội dung trong hình 5.6
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
Thông tin về người bán và người mua có nội dung như hình 5.4 hay hình 5.5 và
đều có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam.
Thông tin chi tiết về hình thức đóng gói và khối lượng hàng hóa
− Phương thức đóng gói
Hình thức đóng gói : ____________________________________________
Số lượng kiện : ____________________________________________
Trong đó:
_____ kiện của đơn hàng ___________
_____ kiện của đơn hàng ___________
− Khối lượng hàng hóa
Số lượng : ____________________________________________
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________

PL/3.2. Nghiệp vụ giao lô hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển


2.1. Giới thiệu các bên tham gia
Để thực hiện việc giao lô hàng LCL của công ty CQS từ công ty POLARIS
INDUSTRIES theo hợp đồng ngoại thương số CQS-2011051PLS được hai bên ký kết
vào ngày 05/10/2020 từ cảng Cát Lái đến cảng LAREDO (TEXAS) thì có các bên
tham gia vào quá trình hoạt động giao nhận như sau:
• Nhà xuất khẩu : __________________________________________________
__________________________________________________
• Nhà nhập khẩu : __________________________________________________
• Công ty dịch vụ : __________________________________________________
__________________________________________________
__________________________________________________
• Công ty giao nhận (FWD)
− Đầu xuất : __________________________________________________
__________________________________________________
− Đầu nhập : __________________________________________________
• Địa điểm gom hàng : __________________________________________________

Hình 5.7 dưới đây sẽ thể mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động giao lô
hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển.

297
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Hình 5.7: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên

Với hình 5.7 thì:


(1) : Thể hiện việc giao dịch của nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu đối với lô
hàng ___________________________________. Việc giao dịch này được thể
hiện thông qua các chứng từ thương mại sau:
Hợp đồng ngoại thương số ________________________ được ký kết vào
ngày _________________________
Và hóa đơn thương mại số _______________________ được lập vào ngày
______________________________.
(2) : Nhà xuất khẩu giao hàng cho công ty Công Thành để thực hiện hoạt
động ______ lô hàng _____ tại kho _________________________________________
(3) : Sau khi công ty TWT đã hoàn tất việc đặt chỗ (với số Booking là
_________________________ của _____________________ với chuyến là _________)
sẽ tiến hành giao hàng lên tàu với điều kiện __________________ để vận
chuyển hàng xuất khẩu từ cảng xếp hàng (hay cảng đi) là ___________
đến cảng dỡ hàng (hay cảng đến) _________________ theo quy định.
(4) : Khi hàng đến cảng đến thì công ty _______________________ với tư cách là
đại lý vận chuyển (FWD đầu nhập) sẽ tiến hành nhận hàng; và sau đó,
công ty này sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu là hàng đã đến.
(5) : Nhà nhập khẩu bằng phương tiện của mình sẽ tiến hành thực hiện các
thủ tục để nhận lô hàng này.

298
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
2.2. Quy trình giao hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển
Quy trình nhận hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển được thể hiện trong hình 5.8
dưới đây.

Hình 5.8: Quy trình giao hàng lẻ xuất khẩu

Ký kết hợp đồng


dịch vụ
với khách hàng

CHUẨN BỊ CHỨNG TỪ
LÔ HÀNG XUẤT

KHAI BÁO HẢI QUAN

KIỂM TRA CHI TIẾT HỒ KẾT QUẢ KIỂM TRA CHI


Luồng Luồng
SƠ KIỂM HÓA PHÂN vàng TIẾT HỒ SƠ
đỏ
LUỒNG

Luồng xanh

THÔNG QUAN

Quyết toán
THỰC HIỆN THỦ TỤC
thanh lý
GIAO HÀNG
TẠI KHO CFS XUẤT hợp đồng

Với quy trình này thì để thực hiện hoạt động giao lô hàng lẻ xuất khẩu thì nhân
viên giao nhận của công ty Công Thành sẽ thực hiện các bước sau:
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________.

299
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
2.3. Nội dung hoạt động giao hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển
2.3.1. Chuẩn bị bộ chứng từ và lô hàng lẻ
Sau khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thì công ty Công Thành với tư cách là
bên thực hiện dịch vụ thì công ty MAY’S sẽ cung cấp bộ chứng từ và giao lô hàng
lẻ xuất khẩu là lô hàng Bàn đạp xe trượt tuyết (đây là hàng hóa sản xuất xuất khẩu)
cho công ty Công Thành để thực hiện các hoạt động giao hàng tại kho CFS Cát Lái.
Khi đó, nhân viên chứng từ của công ty sẽ phụ trách việc tiếp nhận các chứng từ
được giao; và đồng thời, nhân viên giao nhận sẽ tiếp nhận lô hàng xuất khẩu. Trên
cơ sở đó, công ty Công Thành làm biên bản bàn giao với công ty CQS. Các chứng
từ bàn giao bao gồm:
• Bộ chứng từ bao gồm:
− Hợp đồng ngoại thương số ______________________________;
− Hóa đơn thương mại;
− Phiếu đóng gói;
Nội dung của bộ chứng từ đã được trình bày trong mục trên.
• Giấy lưu cước (Booking Note) số L1852120011028-03
Do điều kiện cơ sở giao hàng là FOB nên việc thuê tàu là do người mua thực
hiện. Sau khi người mua đã hoàn tất việc thuê chỗ thì gửi Booking Note (như
hình 5.9) cho người bán là công ty CQS để thực hiện việc giao hàng.

Hình 5.9: Booking Note

300
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Diễn giải nội dung trong hình 5.9
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Ngày xác nhận : ____________________________________________
− Số booking : ____________________________________________
− Đại lý vận chuyển (FWD) : ____________________________________________
Tên công ty : ____________________________________________
____________________________________________
Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
− Người giao hàng : ____________________________________________
− Tên tàu/số chuyến : ____________________________________________
− Thời gian dự kiến khởi hành: ____________________________________________
Thông tin vận chuyển
− Cảng xếp hàng : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________
− Cảng giao hàng : ____________________________________________
− Thời gian cắt máng : ____________________________________________
Thông tin nơi đóng hàng
− Thể tích kiện hàng : ____________________________________________
− Nơi đóng hàng : ____________________________________________

2.3.2. Khai báo hải quan


Đây là lô hàng xuất khẩu nên trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu thì
nhân viên khai báo hải quan phải thông qua hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan lấy
“____________________________________” cho lô hàng.
• ______________________ cho lô hàng xuất khẩu này là ___________________ và đây
chính là ____________ khi thực hiện khai báo hải quan cho lô hàng hóa xuất khẩu.
• Thực hiện khai báo hải quan bằng phần mềm ECUS5-VNACCS để nhận kết quả
phân luồng. Sau khi truyền tờ khai lên hệ thống dự liệu điện tử Hải quan thì hệ
thống trả về kết quả như sau:
− Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu : _____________________________________
− Kết quả phân luồng : _____________________________________

Vì đây là lô hàng _________ nên trước khi xuất hàng tại cảng _______________ thì lô
hàng này phải thông quan tại ______________________________________. Điều đó có
nghĩa là:
• Công ty phải thực hiện mở tờ khai tại ___________________________________________.
• Sau khi đã nhận kết quả thông quan thì nhân viên giao nhận sẽ in danh sách
hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hay còn được gọi là mã
vạch (như hình 5.10)

301
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Hình 5.10: Mã vạch

2.3.3. Làm thủ tục giao hàng tại kho CFS cảng Cát Lái
Để chuẩn bị làm thủ tục nhập hàng tại kho CFS (kho 5) thì nhân viên giao nhận cần
chuẩn bị hàng hóa đã đủ số lượng và các loại chứng từ cần thiết như: ____________
(01 bản), _________________________________ (01 bản chụp) và ___________ (01 bản). Sau
đó, nhân viên giao nhận thực hiện các bước sau để tiến hành giao lô hàng xuất
cho kho CFS xuất.

302
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
• Bước 1: Tại Thương vụ kho
Nhân viên giao nhận lấy số thứ tự và chờ đến lượt tại phòng thương vụ _______.
Khi đó:
− Trình _______________________ có ghi đầy đủ thông tin cần thiết về công ty
xuất khẩu cũng như ký mã hiệu hàng hóa và số đăng ký xe.
− Nhận ________________________ và _____________________________.

Hình 5.11: Phiếu yêu cầu nhập kho

• Bước 2: Tại cổng vào


Nhân viên giao nhận thông báo cho tài xế số cửa nhập kho hàng xuất cảng Cát
Lái và yêu cầu tài xế xe tải di chuyển phương tiện vào để thực hiện việc nhập
hàng vào ______________________ sau khi trình ____________________ cho nhân viên
giao nhận cổng để bấm giờ vào.

• Bước 3: Tại hiện trường kho hàng


− Nộp hồ sơ của lô hàng lẻ xuất khẩu cho bộ phận kho. Hồ sơ gồm các chứng
từ sau:
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________.
− Chờ đến lượt để xe vào cửa kho để dỡ hàng xuống. Khi hàng được giao tại
cửa kho thì cùng với bộ phận kho kiểm tra hàng hóa và kiểm tra khối lượng

303
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
thực tế; và sau đó, xác nhận hàng hóa thực nhập, khối lượng thực nhập và
tình trạng hàng hóa khi vào kho. Khi đó, bộ phận kho sẽ:
Tiến hành đo kích thước (dài × rộng × cao) của toàn bộ lô hàng đã chất
lên pallet và dán shipping mark có mã vạch vào pallet hàng; và sau đó,
tiến hàng nhập kho CFS xuất.
Ghi kích thước của từng pallet và tính số CBM vào tờ booking để xác
nhận số kiện.
Trả lại 01 tờ booking (có xác nhận của bộ phận kho) và 01 phiếu yêu cầu
nhập kho.

• Bước 4: Tại văn phòng Hải quan kho


− Nộp hồ sơ của lô hàng lẻ xuất khẩu cho bộ phận Hải quan kho để thực hiện
thanh lý tờ khai. Hồ sơ gồm các chứng từ sau:
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________.
− Khi thanh lý xong, thì nhân viên giao nhận của công ty Công Thành nhận lại
_______________________________________________ và ____________ bản gốc có xác
nhận của Hải quan.

• Bước 5: Tại văn phòng kho hàng


Sau khi đã thanh lý xong thì:
− Nhân viên giao nhân sẽ nộp hồ sơ của lô hàng lẻ xuất khẩu cho bộ phận
văn phòng kho. Hồ sơ gồm các chứng từ sau:
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________.
− Bộ phận văn phòng kho in Biên bản nhập kho CFS xuất gồm ___ liên như
hình 5.12 dưới đây. Nhân viên giao nhận kiểm tra lại các thông tin, nếu
không có sai sót gì thì ký tên xác nhận và nộp lại liên ___ (màu _____) và liên
_____ (màu ____________) lại cho Hải quan; trong khi đó, liên ____ (màu ______)
thì nhân viên giao nhận sẽ đem về công ty để đối chiếu là đã hoàn thành
việc xuất hàng tại cảng. Nội dung liên 3 sẽ gồm các thông tin như:
Người gửi hàng : ____________________________________________________
Đại lý : ____________________________________________________
Địa điểm : ____________________________________________________
Số lệnh : ____________________________________________________
Số tờ khai : ____________________________________________________
Số lượng : ____________________________________________________

• Bước 6: Tại cổng ra. Tài xế của công ty sẽ nộp lại phiếu tải trọng cho nhân
viên cổng để bấm giờ ra.

304
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL3
Hình 5.13: Biên bản nhập kho CFS xuất

2.3.4. Quyết toán và thanh lý hợp đồng


Sau khi hoàn tất giao lô hàng hóa xuất khẩu thì nhân viên giao nhận của công ty
Công Thành sẽ thống kê các chi phí để quyết toán với công ty; và đồng thời, công
ty tiến hành trả hồ sơ cho khách hàng để thanh lý hợp đồng cung ứng dịch vụ với
khách hàng là công ty CQS.
• Quyết toán: Nhân viên giao nhận sẽ làm biên bản thanh toán các chi phí chi hộ
khách hàng và những khoản chi ngoài hóa đơn. Với những khoản chi này thì
nhân viên giao nhận sẽ chú thích để công ty kiểm tra tính hợp lý và quyết toán.
• Trả hồ sơ: Sau khi hoàn tất giao lô hàng thì nhân viên bộ phận chứng từ sẽ
tổng hợp các chứng từ lại để chuyển toàn bộ cho khách hàng. Chứng từ được
trả lại cho khách hàng bao gồm:
− Chứng từ thương mại
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________
− Chứng từ hải quan
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________
− Chứng từ giao nhận
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

305
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4

PHỤ LỤC 5.4


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
NHẬN LÔ HÀNG LẺ NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Việc đọc hiểu bộ chứng từ xuất khẩu và nắm rõ từng hoạt động để có thể hoàn
thành việc nhận hàng LCL tại kho hàng CFS Cát Lái là hai nội dung quan trọng
nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như tối thiểu hóa những sự cố cũng như
các vấn đề pháp lý trong quá trình nhận lô hàng lẻ nhập khẩu. Do đó, nội dung
của phụ lục này là nhằm phân tích các nội dung của bộ chứng từ cũng như trình
bày quy trình nghiệp vụ nhận lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển. Nhằm đạt
được mục tiêu của phụ lục này, tác giả minh họa lô hàng lẻ của công ty TNHH
SMARC (sẽ được gọi tắt là công ty SMARC) được thực hiện bởi công ty Hân Vy.

PL/4.1. Phân tích bộ chứng từ


Trong tháng 12/2021, công ty Hân Vu nhận thực hiện dịch vụ nhận lô hàng
Nguyên liệu thực phẩm của công ty công ty TNHH SMARC (địa chỉ: 122/8 đường
Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM) từ công ty GLANBIA
NUTRITIONALS SINGAPORE PTE LTD (Address: Hellios, #03-03/04, 11 Biopolis Way,
Singapore 138667). Các chứng từ phát sinh trong hoạt động nhận lô hàng này
(đính kèm ở phần phụ lục 4) bao gồm:
• Hợp đồng ngoại thương số SM1202021
• Bộ chứng từ gồm:
− Hóa đơn thương mại số 946660840
− Phiếu đóng gói số 825606101
− Vận đơn nhà số GXSAG21115700
− Xuất xứ hàng hóa mẫu E số E217953981031164
− Chứng nhận bản chất hàng hóa60 gồm:
Chứng nhận phân tích hàng hóa
Chứng nhận sức khỏe số 221000004427248001

60
Các chứng từ chứng nhận bản chất hàng hóa là sự thể hiện sự đạt tiêu chuẩn về chất lượng hàng
hóa cũng như không gây hại cho sức khỏe của tổ chức cũng như cơ quan có thẩm quyền cấp. Do
đó, trong nội dung mục này nội dung về hai chứng từ này sẽ được lượt bỏ.

306
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Hình 5.14: Hợp đồng ngoại thương

SALES CONTRACT

No: SM120221
Date: Oct 25, 2021

The Seller: GLANBIA NUTRITIONALS SINGAPORE PTE LTD

- Address: Helios, #03-03/04, 11 Biopolis Way, Singapore 138667


- Email: gnaspacfinan@glanbia.com

The Buyer: SMARC CO., LTD

- Address: 122/8 Binh Tri Dong, Binh Tri Dong Ward, Binh Tan District, Ho Chi
Minh City, Vietnam, 70000
- Phone: +84-028 7300 3553
- fax: +84-028 7300 3554
- Representative: Ms. Cao Đinh Khánh Thảo Position: Business Director

The two parties discuss and sign business contract with the following terms:
ARTICLE 1: NAME, QUANTITY, PRICE
Party A agrees to sell and Party B agrees to buy
No. Product Quantity Unit price Total
1 VITAMIN PREMIX RE09940/A 300 23.23 6,969
2 VITAMIN PREMIX RE11404/B 300 9.4 2,820
Total: 9,9789 USD (Nine thousand and seven hundred eighty nine US dollars)
CIF

ARTICLE 2: SPECIFICATION, QUALITY OF PRODUCTS:


Party Seller delivers to party Buyer the products and service according to agreed
design
ATICLE 3: PAYMENT - DELIVER METHOD
Payment by T/T 60th day from BL date
ARTICLE 4: WARANTY CONDITIONS
The Seller will be responsible of the quantity, quality, and specification of cargo
and delivery
time to The Buyer. Except especial Force majeure as Natural, Disaster,
Earthquake, War.

307
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
ARTICLE 5: COMMON TERMS:
The two parties commit to strictly perform all the articles in contract. During the
implementation, should there have difficulties and obstacle, the two parties shall
meet
directly or notify each other 7 days in advance to reach for solutions.
Party who unilaterally changes the contract has to bear all the responsiblity and
pay for all
damage and loss. Contract is made into 2 copies with same legal value and takes
effect from
the signing date, each party keeps one copy.
After delivery and payment according to above contract, the contract is considered
liquidated.
Party The Seller's Representative Party The Buyer's Representative

Như vậy, với hợp đồng ngoại thương như hình 5.14 trên thì kết cấu gồm 4 phần,
đó là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________

• Phần 2: Thông tin chi tiết nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
− Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu (người mua)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________

• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng


Đây là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Hợp đồng được ký kết gồm 5
điều khoản, bao gồm:

308
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
− Điều 1: Tên, số lượng và giá cả hàng hóa
Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua lô hàng nguyên liệu thực phẩm như
sau:
Vitamin PREMIX RE09940/A
Số lượng : ____________________________________________
Giá bán : ____________________________________________
Vitamin PREMIX RE11404/B
Số lượng : ____________________________________________
Giá bán : ____________________________________________
Trị giá hợp đồng : ____________________________________________
Giá bán theo điều kiện cơ sở giao hàng là ________________________________
− Điều 2: Phẩm chất và chất lượng sản phẩm
________________________________________________________________________________.
− Điều 3: Phương thức thanh toán − giao hàng
Thanh toán ______ bằng phương thức ______ kể từ ngày ______________________
được phát hành.
− Điều 4: Điều kiện bảo hành
Người bán sẽ chịu trách nhiệm với người mua về ____________________________,
_________________________ và ________________________. Ngoại trừ trường hợp
bất khả kháng như thiên tai, thảm họa, động đất hay chiến tranh.
− Điều 3: Điều khoản chung
Hai bên cam kết thực hiện đúng tất cả các điều khoản được ký kết trong
hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn hay vướng mắc, hai
bên sẽ ______________________ hoặc _______________________ trước ___ ngày để
thống nhất cách thức giải quyết vấn đề.

Bên đơn phương thay đổi hợp đồng phải chịu mọi trách nhiệm và chịu mọi
thiệt hại cũng như tổn thất. Hợp đồng này được lập thành ___ bản có giá trị
pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, mỗi bên giữ một bản.

Sau khi giao hàng và thanh toán theo hợp đồng này, hợp đồng được coi là
thanh lý.

• Phần 4: Chữ ký và con dấu của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Đây là phần ký kết của mỗi bên nhằm đảm bảo hiệu lực về mặt pháp lý; và
đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau.

309
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Hình 5.15: Hóa đơn thương mại

Diễn giải nội dung hình 5.15


Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu và ngày lập đơn hàng: ____________________________________________
− Số hiệu hợp đồng : ____________________________________________
− Ngày ký hợp đồng : ____________________________________________
− Đồng tiền giao dịch : ____________________________________________
− Thời gian thanh toán : ____________________________________________
− Thời hạn thanh toán : ____________________________________________
− Điều kiện cơ sở giao hàng : ____________________________________________
Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
− Tên người bán : ____________________________________________
____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________

310
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Thông tin về chi tiết nhà nhập khẩu (người mua)
− Tên người mua : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Mô tả hàng hóa
− Mã hàng ___________________
Tên hàng hóa : Vitanmin Premix Recipe No.:RE11404/B
Xuất xứ hàng hóa : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
Đơn giá : ____________________________________________
− Mã hàng ___________________
Tên hàng hóa : ____________________________________________
Xuất xứ hàng hóa : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
Đơn giá : ____________________________________________
Trị giá hóa đơn : ___________ USD (Thuế GST:____%)
Thông tin chi tiết ngân hàng phục vụ người bán
− Tên ngân hàng : ____________________________________________
____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________

311
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Hình 5.16: Phiếu đóng gói

312
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Diễn giải nội dung hình 5.16
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu đơn hàng : ____________________________________________
− Điều kiện cơ sở giao hàng : ____________________________________________
− Ngày giao hàng : ____________________________________________
Thông tin chi tiết về nhà sản xuất
− Tên nhà sản xuất : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Mô tả chi tiết về khối lượng hàng hóa
− Mã hàng ___________________
Tên hàng hóa : Vitanmin Premix Recipe No.:RE11404/B
Ngày sản xuất : ____________________________________________
Mã lô hàng : ____________________________________________
Thời hạn sử dụng đến : ____________________________________________
Khối lượng
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Phương thức đóng gói
Bao bì đóng gói : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
− Mã hàng ___________________
Tên hàng hóa : Vitanmin Premix Recipe No.:RE09940/A
Ngày sản xuất : ____________________________________________
Mã lô hàng : ____________________________________________
Thời hạn sử dụng đến : ____________________________________________
Khối lượng
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Phương thức đóng gói
Bao bì đóng gói : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________
− Tổng kiện hàng
Khối lượng
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Phương thức đóng gói
Bao bì đóng gói : ____________________________________________
Số lượng : ____________________________________________

313
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Hình 5.17: Vận đơn nhà

314
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Diễn giải nội dung trong hình 5.17
Thông tin cơ bản của chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Số hiệu vận đơn : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người mua : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin chi tiết vận chuyển
− Tên tàu /số chuyến : ____________________________________________
− Cảng xếp hàng (cảng đi) : ____________________________________________
− Cảng dỡ hàng (cảng đến) : ____________________________________________
− Nơi giao hàng : ____________________________________________
Thông tin về FWD đầu nhập
− Tên công ty logistics : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin chi tiết về lô hàng
− Phương thức giao nhận : ____________________________________________
− Số lượng kiện : ____________________________________________
− Tên và mã HS của hàng hóa
Tên hàng hóa : VITAMIN PREMIX RE09940/A
VITAMIN PREMIX RE11404/B
Mã HS hàng hóa : ____________________________________________
− Khối lượng hàng hóa
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
Thể tích : ____________________________________________
Thông tin khác
− Mô tả container đóng hàng chung
Loại container : ____________________________________________
Số hiệu container/seal : ____________________________________________
− Hình thức phát hành : ____________________________________________
− Hình thức thanh toán
Cước trả _______________
Các khoản phụ phí nội địa tại ________ sẽ thu theo quy định tại ________
− Địa điểm ký phát vận đơn : ____________________________________________
− Thời gian phát hành : __________________________________________

315
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Hình 5.18: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mẫu E)

316
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Với giao dịch này thì có ba bên tham gia bao gồm: (1) Nhà sản xuất là công ty
TNHH GLANBIA NUTRITIONALS (SUZHOU), (2) Nhà xuất khẩu (người bán) là công
ty TNHH GLANBIA NUTRITIONALS SINGPORE và (3) Nhà nhập khẩu (người mua) là
công ty TNHH SMARC. Do đó, để hưởng chế độ thuế quan trong Hiệp định ACFTA
thì nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu lập chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mẫu
E). Khi đó, bên thứ 3 trong giao dịch này sẽ là công ty TNHH GLANBIA
NUTRITIONALS SINGPORE; và đồng thời, hóa đơn thương mại (như hình 5.15) do
công ty này phát hành được gọi là hóa đơn do bên thứ ba phát hành61. C/O được
gọi là hợp lệ khi thỏa mãn 04 điều kiện sau:
• Ô số 1 phải thể hiện nhà sản xuất tại __________________;
• Ô số 7 phải thể hiện đầy đủ thông tin của công ty ______________________________;
• Ô số 10 nội dung phải trùng khớp với hóa đơn do __________________ phát hành;
• Ô số 13 phải được đánh dấu vào mục “______________________________”.

Diễn giải nội dung hình 5.18


Thông tin cơ bản chứng từ
• Số hiệu chứng từ : ____________________________________________________
• Tên chứng từ : ____________________________________________________
• Chủ thể phát hành : ____________________________________________________
Nội dung chi tiết
• Ô số 1 : Thông tin chi tiết nhà sản xuất
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
• Ô số 2 : Thông tin người nhận hàng
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
• Ô số 3 : Phương thức và hành trình vận chuyển
− Ngày khởi hành : ____________________________________________________

61
Tại Điều 33 của thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương (quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện
giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) quy định về Hóa
đơn do bên thứ ba phát hành như sau:
Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn
thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà
xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các
quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là
hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là Nước thành viên
ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O
mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa
đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên
nhập khẩu.

317
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
− Tên tàu/số chuyến : ____________________________________________________
− Cảng dỡ hàng : ____________________________________________________
− Khát quát hành trình: ____________________________________________________
____________________________________________________
• Ô số 4 : Phần dành cho cơ quan Hải quan
• Ô số 5 : Số thứ tự mặt hàng khai báo
• Ô số 6 : Ký hiệu kiện hàng
____________________________________________________
• Ô số 7 : Mô tả chi tiết và mã HS hàng hóa
VITAMIN PREMIX (VITAMIN PREMIX RE11404/B)
HS CODE: _________________________________________
VITAMIN PREMIX (VITAMIN PREMIX RE09940/A)
HS CODE: ________________________________________
SAY TOTAL PACKED IN TWO (2) PALLETS ONLY
*** *** *** *** ***
THIRD-PARTY OPERATORS: GLANBIA NUTRITION-
ALS SINGAPORE PTE LTD HELIOS, #03-03/04
11 BIOPOLIS WAY 138667, SINGAPORE.
• Ô số 8 : Tiêu chí xuất xứ hàng hóa
____________________________________________________
• Ô số 9 : Trọng lượng từng loại hàng hóa
• Ô số 10 : Số hiệu và ngày ký phát hóa đơn thương mại
____________________________________________________
____________________________________________________
• Ô số 11 : Phần khai báo và ký tên của nhà sản xuất
• Ô số 12 : Phần đóng dấu của cơ quan cấp C/O
• Ô số 13 : Người khai đánh dấu
Isuued Retroactively
Movement Certificate
Exhibition
Third Party Invocing

PL/4.2. Nghiệp vụ nhận lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển


2.1. Giới thiệu các bên tham gia
Để thực hiện việc nhận lô hàng LCL của công ty SMARC từ công ty GLANBIA
NUTRITIONALS SINGAPORE theo hợp đồng ngoại thương số SM1202021 được hai
bên ký kết vào ngày 25/11/2021 từ cảng SHANGHAI đến cảng Cát Lái thì có các
bên tham gia vào quá trình hoạt động giao nhận như sau:
• Nhà xuất khẩu : __________________________________________________
• Nhà sản xuất : __________________________________________________
• Nhà nhập khẩu : __________________________________________________
• Công ty dịch vụ : __________________________________________________
__________________________________________________

318
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
• Công ty giao nhận (FWD)
− Đầu xuất : __________________________________________________
− Đầu nhập : __________________________________________________
• Địa điểm nhận hàng : __________________________________________________
• Hãng tàu : __________________________________________________

Hình 5.19 dưới đây sẽ thể mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động nhận
lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển.

Hình 5.19: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên

Với hình 5.19 thì:


(1) : Thể hiện việc giao dịch của nhà xuất khẩu là công ty _______________
___________________________________với nhà nhập khẩu là công ty _________
đối với lô hàng ___________________________. Việc giao dịch này được thể
hiện thông qua các chứng từ thương mại sau:
Hợp đồng ngoại thương số ______________ được ký kết vào ngày
_____________________;

319
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Và hóa đơn thương mại số ______________ được lập vào ngày
_____________________.
(2) : Nhà xuất khẩu yêu cầu nhà sản xuất tại _______________ giao hàng cho
nhà nhập khẩu để thực hiện hợp đồng ngoại thương đã được ký kết
giữa nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu.
(3) : Nhà sản xuất tiến hành tìm kiếm người gom hàng để xuất lô hàng theo
yêu cầu của nhà xuất khẩu. Sau khi đã xác định được người gom hàng là
công ty ________________________ (FWD đầu xuất) thì nhà sản xuất sẽ giao
hàng với điều kiện ____ HOCHIMINH PORT để vận chuyển lô hàng lẻ này
từ cảng xếp hàng (hay cảng đi) là ________________ đến cảng dỡ hàng
(hay cảng đến) _____________________ theo quy định. Và đồng thời, người
gom hàng phát hành vận đơn _______ số ________________________ để xác
nhận việc nhận hàng.
(4) : Người gom hàng sẽ liên lạc với hãng tàu _______________________ để thực
hiện việc vận chuyển lô hàng này với số chuyến là _______________.
(5) : Khi hàng đến cảng đến thì công ty _____________________________ với tư
cách là đại lý của công ty ___________________________ (FWD đầu nhập) sẽ
tiến hành thủ tục ______ hàng vào ____________________________; và sau đó,
công ty này sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu là hàng đã đến.
(6) : Nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với công ty __________
để yêu cầu công ty _____________ thực hiện các thủ tục để _______ lô hàng
lẻ tại ______________________________; và sau đó, vận chuyển lô hàng này về
kho cho nhà nhập khẩu.

2.2. Quy trình giao hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển
Quy trình nhận hàng lẻ xuất khẩu bằng đường biển được thể hiện trong hình 5.20
dưới đây.

320
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
Hình 5.20: Quy trình nhận lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển

Ký kết hợp đồng


cung cấp dịch vụ

LẤY
NHẬN THÔNG BÁO
LỆNH GIAO HÀNG
HÀNG ĐẾN BỘ
CHỨNG TỪ

KHAI BÁO HẢI QUAN

KIỂM TRA CHI KẾT QUẢ


Luồng Luồng KIỂM TRA CHI
PHÂN
TIẾT HỒ SƠ đỏ vàng TIẾT HỒ SƠ
LUỒNG
KIỂM HÓA

Luồng xanh

THÔNG QUAN

Quyết toán
THỰC HIỆN THỦ
Giao hàng cho
TỤC NHẬN HÀNG
khách hàng
TẠI KHO CFS NHẬP

Với quy trình này thì để thực hiện hoạt động giao lô hàng lẻ xuất khẩu thì nhân
viên giao nhận của công ty Công Thành sẽ thực hiện các bước sau:
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________.

321
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
2.3. Nội dung hoạt động nhận lô hàng lẻ nhập khẩu bằng đường biển
2.3.1. Nhận thông báo hàng đến và bộ chứng từ
Sau khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với công ty SMARC, công ty Hân Vy với
tư cách là đại diện nhà nhập khẩu để thực hiện thủ tục nhận hàng sẽ yêu cầu công
ty SMARC cung cấp thông báo hàng đến và bộ chứng từ của lô hàng nhập khẩu.
Khi đó, nhân viên chứng từ của công ty Hân Vy sẽ phụ trách việc tiếp nhận các
chứng từ được giao; và đồng thời, làm biên bản ký nhận với công ty SMARC. Các
chứng từ bàn giao bao gồm:
• Thông báo hàng đến
• Bộ chứng từ gồm:
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________

Nội dung của mục này chỉ trình bày thông báo hàng đến vì nội dung của bộ
chứng từ lô hàng nhập khẩu đã được trình bày ở phần trên. Hình 5.21 dưới đây sẽ
thể hiện thông báo hàng đến.

Hình 5.21: Thông báo hàng đến

322
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
2.3.2. Lấy lệnh giao hàng
Để thực hiện việc lấy lệnh giao hàng thì công ty Hân Vy phải thanh toán đầy đủ
các phụ phí nội địa phát sinh đã được thể hiện trong thông báo hàng đến bao
gồm:
• Phí xếp dỡ tại cảng THC : ________________
• Phí khai thác hàng lẻ CFS : ________________
• Phí cân bằng container CIC : ________________
• Phí chứng từ D/O : ________________
• Phí làm hàng HANDING-INV : ________________
• Phụ phí lưu huỳnh LSS : ________________
Tổng phụ phí : ________________

Hình 5.22: Lệnh giao hàng

323
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
2.3.3. Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan được thực hiện như sau:
• Vào trang phần mềm ECUS5/VNACCS để khai báo hải quan.
Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu thì chọn mục Tờ khai hải quan/Đăng ký mới tờ
khai nhập khẩu. Khi đó, màn hình nhập dữ liệu tờ khai xuất khẩu hiện ra các
Tab như: thông tin chung, thông tin chung 2, danh sách hàng, chỉ thị của Hải
quan, kết quả xử lý tờ khai và quản lý tờ khai. Tuy nhiên, nhân viên khai báo chỉ
khai báo ở ba Tab đầu tiên.
• Truyền tờ khai và phân luồng
− Sau khi nhập dữ liệu xong thì sẽ nhấn vào nút “Ghi” dưới gốc phải. Chọn
“Khai trước thông tin tờ khai”; và đồng thời, đính kèm vận đơn và hóa đơn
thương mại vào mục “Quản lý tờ khai” rồi truyền lên cơ quan Hải quan. Sau
đó, chọn mục “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” và dùng chữ kí số của
doanh nghiệp để lấy kết quả.
− Khi dữ liệu được truyền lên thì Hải quan tiến hành phân luồng.
Nếu luồng xanh thì chỉ cần ra cảng để mở tờ khai và in mã vạch cũng
như thực hiện việc nhận lô hàng nhập khẩu tại kho CFS.
Nếu luồng vàng thì cần phải xuất trình với Chi cục Hải quan cửa khẩu
Cảng Sài Gòn bộ chứng từ và các giấy tờ liên quan đến lô hàng mà Hải
quan yêu cầu xuất trình. Sau khi kiểm tra, nếu không có vấn đề thì nhân
viên giao nhận sẽ in mã vạch và thực hiện việc nhận lô hàng nhập khẩu
tại kho CFS.
Nếu luồng đỏ thì phải xuất trình bộ chứng từ và thực hiện việc kiểm hóa
tại cảng do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn thực hiện trước khi
lấy lô hàng nhập khẩu ra khỏi cảng.
− Kết quả phân luồng cho lô hàng của công ty được hệ thống xử lý là:
Số tờ khai : _____________________________________
Mã phân loại kiểm tra : _____________________________________
• Mở tờ khai
Để làm thủ tục thông quan hàng hóa cũng như nhận lô hàng lẻ nhập khẩu tại
kho CFS Cát Lái thì công ty SMARC phải hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế
trước khi đến cảng làm thủ tục. Khi vào cảng nếu là lần đầu tiên thì người giao
nhận phải đăng ký thông tin với cảng bằng cách xuất trình giấy giới thiệu và
chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân. Sau khi hoàn tất thủ tục
đăng ký tại cổng B thì nhân viên giao nhận sẽ:
− Nộp hồ sơ hải quan để thực hiện việc mở tờ khai hải quan cũng như thực
hiện việc kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan vì kết quả phân luồng cho lô
hàng này là luồng vàng. Hồ sơ hải quan đối với lô hàng này bao gồm:
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (_____________________________);
Bộ chứng từ bao gồm:
________________________________________________________________________;
________________________________________________________________________;
________________________________________________________________________;

324
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
________________________________________________________________________;
− Lên website Hải quan Việt Nam (http://pus.customs.gov.vn) để xem
container có đủ điều kiện qua khu vực giám sát của Hải quan không. Nếu
đủ điều kiện thì nhân viên giao nhận sẽ in tờ khai hàng hóa nhập khẩu
(thông quan) và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát
hải quan (hay còn được gọi là mã vạch)

Hình 5.23: Mã vạch

2.3.4. Làm thủ tục nhận lô hàng lẻ nhập khẩu tại kho CFS
Kể từ ngày 13/09/2021 thì kho CFS Cát Lái áp dụng Hệ thống quản lý kho hàng
điện tử (eWHS) nên nhân viên giao nhận của công ty Hân Vy phải thực hiện các
bước sau khi vào ____________ để _____ được lô hàng lẻ tại __________________________.
• Bước 1: Đại lý tạo eDO trên eWHS

325
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
− Sau khi công ty Hân Vy đã thanh toán đầy đủ các loại phụ phí được thể hiện
trên thông báo hàng đến thì FWD đầu nhập là công ty TNHH PORTEVER
SHIPPING VIETNAM phát hành lệnh giao hàng điện tử (eDO) như hình 5.24.
− Gửi eDO này cho chủ hàng.

Hình 5.24: Lệnh giao hàng điện tử

• Bước 2: Chủ hàng đăng ký nhận hàng online


Thực hiện trên Hệ thống quản lý kho hàng điện tử các công việc sau:
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________;
• Bước 3: Nhà xe tạo phiếu tải trọng
− Tạo _____________________;
Hình 5.25: Phiếu tải trọng

326
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
− Nhận ___________ của chuyến xe từ hệ thống quản lý kho hàng điện tử.
• Bước 4: Phương tiện đến kho nhận hàng
Tại cổng C, tài xế trình ___________ để thực hiện Gate-in và nhận phiếu hướng
dẫn làm hàng.
• Bước 5: Giao nhận hàng tại cửa kho
− Thủ kho tiếp nhận phiếu hướng dẫn làm hàng, quét mã, in ________ liên
Phiếu xuất kho (như hình 5.26) và thực hiện giao hàng.
− Tài xế ký xác nhận nhận hàng và cho xe ra khỏi cảng (kho, khách hàng,
cabin cổng và bảo vệ cổng mỗi người giữ 01 liên phiếu xuất kho).

Hình 5.26: Phiếu xuất kho

2.3.5. Quyết toán và giao hàng cho khách hàng


Công việc cuối cùng của nhân viên giao nhận sau khi hoàn tất thủ tục nhận lô
hàng lẻ nhập khẩu là giải chi với công ty cũng như là thực hiện thanh lý hợp đồng
cung ứng dịch vụ với công ty SMARC.
• Giải chi
Nhân viên giao nhận sẽ làm biên bản thanh toán các chi phí chi hộ khách
hàng và những khoản chi không có hóa đơn chứng từ. Với những chi phí phát
sinh không có hóa đơn chứng từ thì nhân viên giao nhận phải chú thích rõ
ràng để công ty kiểm tra tính hợp lý nhằm thực hiện việc quyết toán.

327
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL4
• Trả hồ sơ, giao hàng và thanh lý hợp đồng
Trên cơ sở việc giải chi của nhân viên giao nhận khi hoàn thành xong thủ tục
cũng như giao lô hàng cho công ty SMARC, công ty Hân Vy sẽ tổng hợp toàn
bộ chứng từ phát sinh để thực hiện việc trả hồ sơ cũng như thanh lý hợp đồng
cung ứng dịch vụ với công ty SMARC. Các chứng từ mà công ty Hân Vy sẽ trả
lại toàn bộ cho khách hàng gồm có những chứng từ như sau:
− Bộ chứng từ gồm:
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
Chứng nhận bản chất hàng hóa gồm:
_________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________
− Chứng từ hải quan:
__________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
− Chứng từ giao nhận:
__________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________

328
GIAO NHẬN HÀNG LCL
Ths. Nguyễn Tấn Phong 5

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5


Thuật ngữ LCL được hiểu là công ty giao nhận làm nhiệm vụ gom hàng (tức là
nhận nhiều lô hàng khác nhau để đóng chung vào một container) và có trách
nhiệm đóng hàng vào cũng như dỡ hàng ra khỏi container.

Công ty cổ phần kho vận Tân Cảng (thường được gọi tắt là Kho Cát Lái) là thành
viên của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, được thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 xí
nghiệp là kho bãi Tân Cảng và kho bãi Cát Lái. Hoạt động kinh doanh hiện nay của
kho Cát Lái tập trung vào các mãng như sau: (1) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa trong
kho, dịch vụ xếp dỡ hàng hóa ở bãi, dịch vụ lưu kho, dịch vụ lưu bãi; (2) Dịch vụ vận
tải hàng container, hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời; đóng gói, kiểm đếm, khai
thuê hải quan; (3) Khai thác contaier rỗng, dịch vụ M&R theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kho Cát Lái được phân chủ yếu thành hai kho là kho hàng lẻ CFS (xuất/nhập) và
kho ngoại quan; trong đó, kho CFS nhập là kho 2, kho 3 và kho CFS xuất là kho 6
(trước là kho 1), kho 5 (với tầng 2 là kho ngoại quan).

Đối với lô hàng xuất. Sau khi đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng
(nhà xuất khẩu như tình huống nghiên cứu PL3) thì quy trình thực hiện giao lô
hàng lẻ xuất khẩu (với điều kiện giao hàng là FOB) gồm các bước như sau: (1)
Chuẩn bị bộ chứng từ và lô hàng lẻ; (2) Khai báo hải quan; (3) Làm các thủ tục giao
hàng tại kho xuất CFS tại cảng Cát Lái và (4) Quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Quy trình thực hiện thủ tục giao hàng tại kho CFS xuất như sau: (1) Tại Thương
vụ kho trình giấy lưu cước để nhận phiếu yêu cầu nhập kho và phiếu tải trọng; (2)
Tại cổng vào thực hiện việc bấm giờ vào khi cho phương tiện vào để nhận hàng;
(3) Tại hiện trường kho hàng thì nộp hồ sơ theo quy định hiện hành cho bộ phận
kho và cùng với bộ phận kho kiểm tra hàng hóa cũng như kiểm tra khối lượng thự
tế; (4) Tại văn phòng Hải quan kho tiến hành thanh lý để nhận mã vạch; (5) Tại văn
phòng kho thì nhận Biên bản nhập kho CFS xuất và (6) Tại cổng ra thì nộp lại phiếu
tải trọng để bấm giờ ra.

Đối với lô hàng nhập. Sau khi đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng
(nhà nhập khẩu như tình huống nghiên cứu PL4) thì quy trình thực hiện nhận lô
hàng lẻ nhập khẩu (với điều kiện giao hàng là CIF) gồm các bước như sau: (1)
Nhận thông báo hàng đến và bộ chứng từ; (2) Lấy lệnh giao hàng; (3) Khai báo hải
quan; (4) Làm các thủ tục nhận lô hàng lẻ nhập khẩu tại kho nhập CFS; và (5)
Quyết toán và giao hàng cho khách hàng.

Quy trình thực hiện thủ tục giao hàng tại kho CFS nhập như sau: (1) Đại lý tạo
eDO trên eWHS; (2) Chủ hàng đăng ký nhận hàng online; (3) Nhà xe tạo phiếu tải
trọng; (4) Phương tiện đến kho nhận hàng và (5) Giao nhận tại cửa kho.

329
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6

NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN


HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Bên cạnh việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bẳng đường biển với hai hình
thức là hàng nguyên container và hàng lẻ thì đối với một số trường hợp thì việc
giao nhận phải sử dụng phương thức vận tải bằng đường hàng không62. Do đó,
việc nắm vững kiến thức cơ bản về giao nhận bằng đường hàng không cũng như
quy trình hoạt động giao nhận bằng đường hàng không là rất quan trọng nhằm
đảm bảo mục tiêu trong hoạt động giao nhận. Chính vì thế, nội dung chương này
sẽ trình bày những nội dung cơ bản về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường hàng không; và đồng thời, chương này sẽ giới thiệu quy trình giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của một lô hàng cụ thể. Sau khi học
xong chương này thì bạn sẽ:
• Nhận diện được loại cước phát sinh trong đường hàng không;
• Đọc được giấy gửi hàng bằng đường hàng không cũng như phân biệt
được chứng từ nếu căn cứ vào chủ thể phát hành;
• Vận dụng được quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
hàng không để thực hiện cho một lô hàng tương tự.

62
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không chiếm khoảng 25% giá trị xuất nhập khẩu của Việt
Nam. Các tuyến vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế chủ yếu ở Việt Nam là Châu Á − Thái
Bình Dương, EU và Bắc Mỹ. Theo dự báo của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là thị
trường có tốc độ tăng trưởng cao thứ 5 thế giới về lượt khách hàng hàng năm trong giai đoạn
2015 − 2035, với CAGR (tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm) đạt 6,7%/năm, cao hơn mức 3,9%/năm
của thế giới và 4,6%/năm của khu vực Châu Á − Thái Bình Dương. Theo số liệu của IATA thì khối
lượng vận chuyển hàng hóa hàng không đã tăng 4,1%, lên 63,7 triệu tấn trong năm 2018 và đạt
khoảng 65,9 triệu tấn trong năm 2019. Tổng doanh thu vận tải hàng không đạt khoảng 116,1 tỷ
USD trong năm 2019, tăng 109,8 tỷ USD vào năm 2018.

330
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
6.1. Một số vấn đề cơ bản
Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Air cargo) là việc mà
hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng máy bay. Trong phương thức
này, hàng hóa có thể được đặt trong máy bay chuyên dụng hoặc đặt trong phần
bụng của máy bay hành khách hay là máy bay dân dụng.

6.1.1. Đối tượng tham gia hoạt động giao nhận


6.1.1.1. Người giao nhận hàng không
Người giao nhận có thể là một đại lý IATA và cũng có thể một người gom
hàng (consolidator). Ngoài những dịch vụ của một đại lý IATA thì người giao
nhận còn thực hiện các dịch vụ như:
• Gom hàng
Gom hàng là việc tập trung một số lô hàng nhỏ (hàng lẻ) thành những lô hàng
lớn để gửi đi cùng một địa điểm theo cùng một vận đơn hàng không. Khi hàng
đến địa điểm đích thì đại lý của công ty sẽ thực hiện việc nhận hàng, dỡ hàng
và chia lẻ lô hàng để phân phối lại hàng cho từng chủ hàng.
• Những dịch vụ khác
− Đối với hàng xuất khẩu thì người giao nhận hàng không sẽ cung cấp
những dịch vụ sau:
Giám sát việc vận chuyển hàng hóa;
Thuê máy bay hoặc một phần để vận chuyển toàn bộ lô hàng;
Dán nhãn;
Xếp hàng vào container của máy bay để giao cho hãng hàng không
nhận chuyên chở hàng hóa;
Thu xếp việc thu, hoàn lại các khoản thuế, phí đã thanh toán hay hàng
tái xuất.
− Đối với hàng nhập khẩu thì người giao nhận hàng không thông qua chi
nhánh của mình ở nước ngoài hay các đại lý ở nước bản địa để có thể cung
cấp các dịch vụ sau:
Thực hiện việc dỡ hàng và chia lẻ;
Khai báo hải quan và giao hàng;
Ứng tiền để thanh toán các khoản thuế, phí cho hàng nhập khẩu;
Thực hiện việc lập lại chứng từ về hàng tái xuất;
Thực hiện việc trung chuyển trong nước để hàng được vận chuyển đến
địa điểm khai báo cuối cùng;
Thực hiện các thủ tục để xin giảm các khoản thuế, phí cho hàng tái
nhập.

IATA (International Airtransport Association) − Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các hãng hàng không thành
lập năm 1945. Mục tiêu của IATA là:

331
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
• Đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an toàn, phát triển kinh doanh hàng
không và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng không;
• Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác;
• Cung cấp các phương tiện phối hợp hoạt động giữa các hãng hàng không.

Hoạt động của IATA bao gồm những vấn đề có liên quan đến tất cả các lĩnh vực kỹ
thuật, pháp lý và tài chính của vận chuyển hàng không nhưng quan trọng nhất của
nó liên quan đến việc điều chỉnh giá vé và giá cước của các nước hội viên về việc
vận chuyển những mặt hàng hạn chế, chứng từ tiêu chuẩn và xử lý thủ tục.

Đại lý IATA là một đại lý giao nhận hoạt động như đại diện của các hãng hàng
không IATA. Cơ quan này có hai dạng:
• IATA Cargo Agent là một đại lý giao nhận thuộc một hãng hàng không thuộc
IATA chấp nhận phù hợp với tiêu chuẩn của IATA.
• Air Freight Forwarder là đại lý giao nhận hàng không có thể là đại lý hàng hóa
của IATA hoặc không. Đại lý này thường cung cấp dịch vụ gom hàng.

6.1.1.2. Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không


Hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm hai loại là hàng hóa
thông thường và hàng hóa đặc biệt.

• Hàng hóa thông thường


Hàng hóa thông thường (hay còn được gọi là hàng bách hóa) là loại hàng
hoá mà thuộc tính không có vấn đề về bao bì, nội dung và kích thước.
Hàng hóa thông thường rất đa dạng về chủng loại, như: hàng khô, hàng lẻ, đồ
dùng trong gia đình, hàng cá nhân, hàng phi mậu dịch63 và các loại hàng khác
được yêu cầu phục vụ thông thường.

63
Hàng phi mậu dịch là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại gồm:
• Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ
chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
• Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm
việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
• Hàng viện trợ nhân đạo;
• Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
• Hàng mẫu không thanh toán;
• Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
• Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
• Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của
người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
• Hàng phi mậu khác.

332
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
• Hàng hóa đặc biệt
Hàng hóa đặc biệt là loại hàng hoá phải đòi hỏi xử lý đặc biệt trong quá
trình lưu trữ và vận chuyển liên quan đến thuộc tính hay giá trị của hàng
hoá. Bao gồm các loại sau đây:
− Động vật sống
Mã hàng hóa: AVI
Việc vận chuyển động vật sống đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt nên sẽ có
một số điều kiện và hạn chế liên quan đến khả năng tiếp nhận hay đóng
gói. Thực ra thì tất cả động vật được vận chuyển trong một máy bay chở
hàng, trừ khi chúng rất lớn hoặc rất nặng nề cần phải được cho phép.
Nói chung là nếu không gây mùi thì chúng sẽ được vận chuyển trong
máy bay chở hàng hoặc máy bay chở khách. Các điều kiện chấp nhận và
thông số kỹ thuật bao bì cho thực tế tất cả các động vật được liệt kê
trong hướng dẫn xử lý hàng hóa.
− Hàng hóa giá trị cao
Mã hàng hóa: VAL
Đây là những lô hàng có giá trị từ 100.000 mỗi kg trở lên cũng như các
kim loại quý hay ghi chú ngân hàng thì hàng hoá đó được lưu trữ trong
điều kiện an toàn và được giám sát bởi dịch vụ an ninh sân bay. Dịch vụ
này cũng chăm sóc vận chuyển đến và đi giữa máy bay và xe an ninh.
− Hàng hóa ngoại giao
Mã hàng hóa: DIP
Đây chủ yếu là những chuyến hàng rất quan trọng giữa các bộ trưởng,
Cơ quan lãnh sự và đại sứ quán. Lưu trữ có thể được thực hiện trong
một phần kho đặc biệt.
− Hài cốt
Mã hàng hóa: HUM
Hài cốt được vận chuyển với các yêu cầu về thủ tục và đóng gói nghiêm
ngặt; và đồng thời, các yêu cầu này có thể khác nhau tùy thuộc vào mỗi
quốc gia.
− Hàng hóa dễ hỏng
Mã hàng hóa: PER
Hàng hóa này đặc biệt phù hợp với vận tải hàng không nên không gian
thường được ưu tiên. Điều này áp dụng đối với thịt tươi, trái cây, rau và
các loại tương tự kể cả báo chí.
− Hàng hóa ướt. Mã hàng hóa: WET
− Hàng có mùi mạnh. Mã hàng hóa: SMELL
− Hàng hóa nặng64. Mã hàng hóa BIG hay HEA

64
Theo quy định của vận chuyển bằng đường hàng không thì:
• Hàng nặng là hàng hóa có khối lượng trên 23 kg;
• Hàng hóa lớn là hàng hóa được đai kiện trên pallet;

333
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
− Hàng hóa nguy hiểm65

6.1.1.3. Hãng hàng không


Hãng hàng không là doanh nghiệp vận chuyển hàng không. Đây là ngành kinh
doanh có điều kiện; do đó, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận
chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện sau đây66:
• Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận
chuyển hàng không;
• Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
• Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo
đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
• Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
• Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng
không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển
ngành hàng không;
• Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.

Để thực hiện vận chuyển các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức vận
chuyển bằng đường hàng không thì tất yếu phải có cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Nhìn
chung, các loại cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không bao gồm: cảng
hàng không, máy bay, thiết bị xếp dỡ và thiết bị chất xếp.

• Cảng hàng không


Theo Điều 47 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam (2019) thì:
1. Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị,
thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực
hiện vận chuyển hàng không. Cảng hàng không được phân thành các loại
sau đây:
a) Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển
quốc tế và vận chuyển nội địa;
b) Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển
nội địa.
2. Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất
cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng
không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa,

• Hàng hóa quá cỡ là hàng hóa có khối lượng trên 500 kg hoặc quá lớn không thể đai kiện trên
pallet.
65
Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên
đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người,
môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Tham khảo lại bài giảng Hàng hóa trong giao dịch ngoại
thương cùng tác giả.
66
Theo mục 1 Điều 110 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam (2019).

334
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
bưu phẩm, bưu kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng là sân bay
chuyên dùng.

• Máy bay
Máy bay là phương tiện vận chuyển chính trong việc vận chuyển hàng đường
không bao gồm các dạng như: máy bay chở khách (Passenger Aircraff), máy
bay chở hàng (All Cargo Aircraff) và máy bay chở kết hợp (Mixed/Combination
Aircraft).
− Máy bay chở khách là loại chuyên dùng để chở hành khách. Tuy nhiên,
cũng có thể được các hãng hàng không chở hàng ở khoang bụng dưới
(lower deck); trong khi đó, hành khách được chở ở khoang chính (main
deck). Khi sử dụng phương tiện này thì bị hạn chế số lượng hàng hóa được
chở nhưng số chuyến sẽ được thực hiện nhiều hơn.
− Máy bay chở hàng là loại chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa có khối
lượng lớn, kích thước cồng kềnh. Với phương tiện này thì chi phí hoạt động
rất cao nên chỉ có những hãng hàng không lớn sử dụng để vận chuyển
hàng hóa.
− Máy bay chở kết hợp là loại chuyên dùng để chuyên chở hành khách lẫn
hàng hóa trên khoang chính và khoang bụng của máy bay tạo ra sự cơ
động cho việc điều chỉnh khả năng chở hàng và hành khách phù hợp với
nhu cầu vận chuyển.

• Thiết bị xếp dỡ và thiết bị chất xếp


Thiết bị xếp dỡ và thiết bị chất xếp là những phương tiện được sử dụng
nhằm hỗ trợ việc di chuyển các hàng hóa lên máy bay trong phương thức
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.
− Thiết bị xếp dỡ
Bao gồm:
Xe vận chuyển container, pallet (container, pallet truck);
Xe nâng hàng (forklift truck/lift truck);
Thiết bị nâng hạ container, pallet (container, pallet lifting and lowering
equipment);
Băng chuyền (conveyor/belt); Giá đỡ (dolly).

− Thiết bị chất xếp


Ngoài các thiết bị thông thường ở mặt đất (như: ô tô, cần cẩu, xe nâng, đầu
kéo, ...) thì máy bay còn có các thiết bị riêng biệt và cực kỳ chuẩn xác. Các
bộ phận này trở thành một bộ phận cấu thành của máy bay, như: pallet,
container, igloo, ... Kết hợp với hệ thống khay lăn, ngăn cách, chằng néo
riêng biệt và được gọi là thiết bị chất xếp theo đơn vị (ULD − Unit Load
Devices).

335
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
Một ULD của máy bay trực tiếp thích ứng với hệ thống chất và kiểm giữ của
máy bay. Một vài loại đáp ứng yêu cầu kiểm giữ không phải dùng thiết bị
phụ. Các thiết bị này thường là các loại thùng (container) và mâm. Phương
tiện chuyển tải hàng được chia thành 2 loại:
ULD chuẩn là những thùng, mâm có kích thước chuẩn, phù hợp với
hệ thống khoá móc được chế tạo trên khoang chất hàng của các loại
máy bay khai thác thương mại thân rộng. Các phương tiện này sẽ
được cấp mã số bao gồm phần số và phần chữ; trong đó,
Ba chữ cái đầu là chỉ ký hiệu thùng và mâm;
Dãy số tiếp theo chỉ số thùng, mâm được vận chuyển;
Phần còn lại là các chữ cái cuối cùng chỉ tên hãng hàng không vận
chuyển hàng hóa đó.
ULD không chuẩn là những thùng mâm không có kích thước chuẩn,
không phù hợp với hệ thống khóa móc trên hầm hàng của máy bay.
Loại này thường được chất lên trên hoặc bên trong những ULD chuẩn.
Nếu các nhà vận chuyển muốn chất những ULD này lên hầm hàng thì họ
phải tiến hành dời các vị trí khóa chốt trên sàn hầm hàng.

Khi sử dụng ULD, các hãng hàng không thường có những lợi ích cụ thể.
Thứ nhất, hãng có thể khuyến khích chất các kiện hàng có kích thước lớn,
cồng kềnh. Bên cạnh đó, các kiện hàng nhỏ cũng có thể được gộp thành
những khối hàng lớn. Vì vậy, ULD là phương tiện giúp các nhà vận chuyển
khai thác được tối đa thể tích chất hàng trong hầm hàng cũng như tạo sự
thuận tiện cho việc vận chuyển, chất và dỡ hàng. Thứ hai, ULD còn mang lại
tiện ích trong công tác đóng gói. Các thiết bị này sẽ bảo vệ được hàng hóa
chất bên trong nhằm tránh hư hỏng và mất mát trong quá trình vận chuyển.

Như vậy, cùng với các trọng lượng trong quy trình cân bằng trọng tải, các
phương tiện chuyển ULD có vai trò quan trọng và góp phần bảo vệ hàng
hóa trong một chuyến bay. Nhờ đó, các nhân viên của hãng hàng không sẽ
ít tốn nhiều công sức cho việc kiểm soát hàng hóa.

336
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
Hình 6.1: Kỹ thuật xếp hàng với phương thức vận chuyển hàng không

Một số thiết bị ULD như pallet máy bay, igloo và container


Pallet là một tấm bục phẳng thiết lập theo tiêu chuẩn. Trên đó hàng
được tập hợp, chằng buộc lại bằng lưới và igloo để sau đó chốt vào
trong máy bay. Dùng thiết bị này có thể xếp dỡ nhanh trên hệ thống
băng chuyền và kiểm giữ của máy bay thích hợp. Phần lớn pallet máy
bay là ở kích cỡ tiêu chuẩn, thường không dày quá 25mm và có rãnh
quanh rìa để chăng lưới.
Igloo. Một igloo cấu trúc là một cái vỏ cứng không đáy, mở phía trước,
làm bằng sợi thủy tinh, hợp kim hoặc vật liệu khác thích hợp. Độ dốc
phù hợp với vỏ khung máy bay. Nó phủ lên khu vực hữu dụng tối đa của
một pallet máy bay gắn với nó. Cái vỏ này dùng phối hợp với một bộ
lưới và pallet máy bay. Khi vỏ igloo được cấu trúc gắn liền với pallet
thành một đơn vị đơn nhất để giữ hàng không phải dùng lưới thì gọi là
igloo cấu trúc.
Container. Container cũng tương tự như igloo cấu trúc và có thể chia ra
các loại sau:

337
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
Container liên phương thức: container 20 hay 40 feet với chiều rộng
và chiều cao 8 feet. Loại này chỉ có thể xếp trên khoang chính hoặc
máy bay chở hàng hỗn hợp thân rộng.
Container khoang chính: chỉ được xếp trên khoang chính của máy
bay chở hàng hay hỗn hợp.
Container khoang thấp: chỉ có thể xếp ở khoang thấp của máy bay
thân rộng. Container khoang thấp cỡ lớn sử dụng cả chiều rộng của
khoang ULD, còn container cỡ nhỏ có thể xếp 2 chiếc lên nhau. Chiều
cao của container thấp này không được quá 163cm.

6.1.2. Cước hàng không


6.1.2.1. Khái niệm
Cước (charge) là số tiền phải trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các dịch
vụ có liên quan đến vận chuyển; hay nói một cách khác, đây là số tiền mà
người vận chuyển thu trên một khối lượng đơn vị hàng hóa vận chuyển.

6.1.2.2. Cơ sở tính cước


Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất.
IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cước
hàng không TACT (The Air Cargo Tariff). Theo đó, quy tắc TACT mỗi năm ban hành
hai cuốn và cước TACT gồm hai cuốn là cước toàn thế giới (trừ Bắc Mỹ) và cước
Bắc Mỹ (gồm cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và Canada).

Mức cước áp dụng là mức giá được thể hiện trong biểu cước hàng hóa có hiệu lực
vào ngày phát hành vận đơn hàng không. Việc ấn định giá cước của các hãng
hàng không vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào các yếu sau:
• Chất lượng phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không. Nếu sử dụng
phương tiện vận chuyển bằng đường hàng không có chất lượng cao thì chi phí
vận chuyển sẽ cao và ngược lại.
• Hàng hóa vận chuyển. Việc tính giá cước phụ thuộc vào khối lượng cũng như
đặc điểm và giá trị của hàng hóa.
− Khối lượng hàng hóa vận chuyển. Nếu hàng nặng nhưng thể tích nhỏ thì
tính theo trọng lượng cả bì; trong khi đó, nếu hàng nhẹ nhưng thể tích lớn
thì tính theo thể tích67. Hơn nữa, nếu khối lượng hàng hóa càng lớn thì giá
cước sẽ càng giảm và ngược lại.

67
Việc tính cước hàng không dựa trên việc so sánh giữa trọng lượng theo thể tích (Volume weight)
và trọng lượng hàng hóa (Gross wight). Trong đó:
• Trọng lượng hàng hóa là khối lượng thực tế của hàng hóa được xác định sau khi thực hiện thủ
tục cân hàng tại sân bay và được thể hiện trên phiếu cân.
• Trọng lượng theo thể tích được xác định dựa trên kích thước của lô hàng (Dimensional Weight)
sau khi được quy đổi từ thể tích của lô hàng theo quy định của IATA bằng cách lấy thể tích lô
hàng chia cho 6.000.

338
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
− Đặc điểm và giá trị của hàng hóa. Tùy theo mỗi loại hàng và trị giá của
chúng mà mức cước sẽ thay đổi; điều đó có nghĩa là, nếu là hàng nguy hiểm
hay hàng có trị giá cao thì mức cước càng cao.
• Yếu tố môi trường. Chẳng hạn, như: tính cạnh tranh của ngành hay yếu tố
chính trị xã hội. Thật vậy:
− Với mức độ cạnh tranh không cao thì mức cước rất ít biến động; và ngược
lại, nếu mức độ cạnh tranh cao thì mức cước có xu hướng giảm. Tuy nhiên,
cước hàng hóa không được nhỏ hơn mức cước tối thiểu.
− Các yếu tố chính trị xã hội (như: chiến tranh, đình công, ...) đều ảnh hưởng
đến giá cước vận chuyển.

6.1.2.3. Các loại cước hàng không


Về cơ bản thì có hai loại cước hàng không là cước cho thuê máy bay và cước do
hàng hóa chuyên chở.
• Cước cho thuê máy bay là mức giá thuê hoặc lưu khoang máy bay.
• Cước do hàng hóa chuyên chở, bao gồm:
− Cước hàng bách hóa (GCR − General Cargo Rate)
Cước hàng bách hóa là mức cước cơ bản được tính cho lô hàng không
được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá nào từ hãng vận chuyển;
và đồng thời, đây cũng là mức cước dùng để tính cước cho những mặt hàng
không có cước riêng. Cước bách hóa được chia làm hai loại:
Đối với hàng bách hóa từ 45 Kg trở xuống thì áp dụng cước bách hóa
thông thường (GCR-N − Normal General Cargo Rate);
Đối với những lô hàng từ 45 Kg68 trở lên thì áp dụng cước bách hóa
theo số lượng (GCR-Q − Quanlity General Cargo Rate).

− Cước tối thiểu (MR − Minimum Rate)


Mức cước tối thiểu được hiểu đơn giản là mức cước mà tại đó hãng
hàng không hòa vốn; điều đó có nghĩa là, nếu hãng hàng không hoạt
động dưới mức cước này thì sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế trong việc
vận chuyển hàng hóa thậm chí chỉ là một kiện rất nhỏ. Mức cước tối thiểu
phụ thuộc vào quy định của IATA.

− Cước hàng đặc biệt (SCR − Special Cargo Rate)


Mức cước hàng đặc biệt là mức cước thường thấp hơn mức cước hàng
bách hóa và áp dụng cho những hàng hóa đặc biệt trên những đường
bay nhất định. Mục đích chính là cước đặc biệt là để chào cho người gửi
hàng giá cạnh tranh nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng bằng đường hàng

68
Thông thường, với khối lượng hàng bách hóa vận chuyển trên 45 kg (viết tắc là +45kg) sẽ được
phân thành các mức sau: từ 45 đến 100 Kg, từ 100 đến 250 Kg, từ 250 đến 500 kg, từ 500 đến 1.000
Kg, ...

339
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
không và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng
không. Do đó, cước hàng đặc biệt thực chất là cước cạnh tranh.

Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 Kg; và thậm chí,
có một số nước áp dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 Kg. Theo IATA thì
những loại hàng hóa áp dụng cước đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:
Nhóm 1: Súc sản và rau quả. Ký hiệu: 0001-0999;
Nhóm 2: Động vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả. Ký hiệu:
2000-2999;
Nhóm 3: Kim loại và các sản phẩm kim loại (trừ máy móc, xe vận tải và
sản phẩm điện tử). Ký hiệu: 3000-3999;
Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và các sản phẩm điện tử. Ký hiệu: 4000-
4999;
Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản phẩm của chúng. Ký hiệu:
5000-5999;
Nhóm 6: Hóa chất và các sản phẩm hóa chất. Ký hiệu: 6000-6999;
Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy. Ký hiệu: 7000-7999;
Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học. Ký hiệu:
8000-8999;
Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.

− Cước phân loại bậc hàng (CR/CCR − Class Rate/Commodity


Classitication Rate)
Mức cước phân loại bậc hàng là mức cước chiết khấu hoặc tăng thu
trên cơ sở mức cước hàng bách hóa. Cước này áp dụng cho một số mặt
hàng nhất định, trong các khu vực đã định sẵn hoặc áp dụng khi chưa có
cước riêng cho các mặt hàng cụ thể như:
Động vật sống: Giá cước đối với động vật sống (kể cả nhốt trong
container) được tính bằng 150% so với cước hàng hóa bách hóa. Thức
ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng.
Hàng hóa có giá trị cao (như: vàng, bạc hay đồ trang sức): Giá cước của
các mặt hàng có giá trị cao được tính bằng 200% so với cước hàng hóa
bách hóa.
Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người khiếm thị: Giá cước đối
với những mặt hàng này bằng 50% so với cước hàng hóa bách hóa.
Hành lý được gửi như hàng hóa (baggage shipped as cargo): Giá cước
đối với những mặt hàng này được tính bằng 50% so với cước hàng hóa
bách hóa.
Hài cốt (human remains) và giác mạc các loại (dehydrated corneas):
Được miễn phí cước phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới; tuy nhiên,
một số hãng thì lại được tính bằng 125% so với cước hàng hóa bách
hóa.

340
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
− Cước cho các loại hàng (FAK − Freight All Kinds Rate)
Mức cước cho các loại hàng là loại cước tính chung cho tất cả các loại
hàng hóa được đóng trong container. Mục đích là nhằm đơn giản hóa
cách tính cước. Mức cước này không được áp dụng đối với những mặt hàng
tươi sống, mau hỏng hay hàng hóa có giá trị cao.

− Cước container (CFR − Container Freight Rate)


Mức cước container là loại cước tính theo container với thiết kế đúng
kỹ thuật và có giấy chứng nhận. Khi đó, hãng hàng không sẽ giảm cước
nếu container đó của người gửi hàng. Thực chất, đây là mức cước cho thuê
vỏ container rỗng mà người hưởng lợi chính là người gửi hàng.

− Cước hàng linh tinh (Other Freight Rates)


Mức cước hàng linh tinh là các loại cước áp dụng với hàng đặc biệt
hoặc vận chuyển trong những trường hợp đặc biệt mà không có ở các
loại giá cước khác. Cước này gồm các loại như sau:
Cước theo ULD − Unit load devices (thiết bị xếp hàng theo đơn vị) là
cước di chuyển pallet, igloo. Thông thường, cước này thấp hơn cước
hàng rời và khi tính cước thì không phân biệt số lượng hay chủng loại
hàng hóa mà chỉ căn cứ vào số lượng, chủng loại ULD; điều đó có nghĩa
là, số lượng ULD càng nhiều thì cước càng giảm.
Cước hàng chậm (DPR − Deferred Payment Rate) là loại cước áp dụng
cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ cho đến khi có chỗ
xếp hàng trên máy bay. Do đó, cước này sẽ thấp hơn so với cước hàng
bình thường vì hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để hãng
chủ động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở.
Cước gộp toàn chặng (PAR − Package Rate) là mức cước áp dụng cho
chuyển tải hàng không nên mức cước toàn chặng có thể miễn giảm cho
người gửi. Đơn giản là vì các hãng hàng không luôn muốn thực hiện việc
vận chuyển và tránh bị mất khách hàng nên làm vậy để hạn chế việc
người hàng thuê hãng khác để vận chuyển cho chặng đường tiếp theo.
Cước theo nhóm (GR − Groupage Rate). Cước này được các đại lý hàng
không hoặc các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp áp dụng khi gửi hàng
bằng container, paller riêng của hãng. Thuật ngữ “theo nhóm” được sử
dụng để phản ánh mối quen biết và sự hợp tác tin tưởng nhau giữa
người vận chuyển và người gửi hàng.

6.1.3. Chứng từ phát sinh trong hoạt động giao nhận


Tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển thì chứng từ phát
sinh trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng
không cũng có ba loại là chứng từ thương mại, chứng từ hải quan và chứng từ
giao nhận. Tuy nhiên, với đặc thù của phương thức giao nhận bẳng đường hàng

341
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
không thì để đạt được mục đích thì cần thiết phải đọc hiểu hai loại chứng từ là
giấy gửi hàng bằng đường hàng không và giấy hướng dẫn gửi hàng. Do đó, nội
dung của phần này tác giả sẽ giới thiệu về hai loại chứng từ này69.

6.1.3.1. Giấy gửi hàng bằng đường hàng không


6.1.3.1.1. Khái niệm và chức năng
Giấy gửi hàng bằng đường hàng không (AWB − Airway Bill) là chứng từ vận
chuyển hàng hóa do hãng hàng không (hay người gom hàng) cấp cho người
gửi hàng nhằm xác nhận việc đã nhận hàng để chuyên chở. Các chứng từ này
phải thể hiện biểu tượng hoặc mã số của IATA hay không còn tùy thuộc vào các
bên có phải là thành viên IATA hay không. Chứng từ hàng không phải tuân thủ các
nguyên tắc chung về chứng từ theo từng điều kiện mua bán, bảo hiểm, thanh toán
quốc tế, ... mà Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) quy định. Giấy gửi hàng bằng
đường hàng không có những chức năng sau:
• Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng không được ký kết do người
gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng và người chuyên chở (hoặc đại lý của
người chuyên chở) cùng thực hiện;
• Là bằng chứng của việc nhận hàng để chở, hàng đã nhận xếp theo đúng điều
kiện quy định trừ khi có ghi chú khác;
• Là hóa đơn tính cước;
• Là giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu người vận chuyển nhận bảo hiểm);
• Là chứng từ cơ bản để thực hiện việc khai báo hải quan;
• Là chỉ dẫn cho nhân viên hàng không khi tiếp nhận hàng và kiểm tra việc thanh
toán cước phí;

Khác với vận đơn đường biển, giấy gửi hàng bằng đường hàng không không có
chức năng xác nhận quyền sở hữu nên không có khả năng lưu thông; điều này có
nghĩa là, không thể mua bán hay chuyển nhượng chứng từ này và thậm chí là khi
nhận hàng không cần phải xuất trình bản gốc (chỉ cần lệnh giao hàng và thẻ căn
cước công dân nhằm nhận dạng là được nhận hàng). Nguyên nhân của điều này là
do tốc độ vận chuyển hàng bằng đường hàng không rất nhanh nên hành trình
thường kết thúc và hàng hóa được giao ngay tại điểm đến trước khi chứng từ
hàng không được gửi đến nhà nhập khẩu.

4.1.3.1.2. Phân loại giấy gửi hàng bằng đường hàng không
Nếu căn cứ vào việc chủ thể phát hành thì giấy gửi hàng đường không được phân
thành hai loại là:
• MAWB − Master Airway Bill là chứng từ do hãng hàng không cấp trực tiếp
cho người gom hàng. Chứng từ này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người
chuyên chở và người gom hàng; và đồng thời, là chứng từ giao nhận hàng hóa
giữa người chuyên chở và người gom hàng.

69
Tham khảo lại nội dung chương 2

342
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
• HAWB − House Airway Bill là chứng từ do người gom hàng cấp cho chủ
hàng khi thực hiện dịch vụ gom hàng. Chứng từ này dùng để điều chỉnh mối
quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng; và đồng thời, là chứng từ giao
nhận hàng hóa giữa người gom hàng và các chủ hàng.

6.3.1.3. Phân phối giấy gửi hàng bằng đường hàng không
Giấy gửi hàng bằng đường hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của IATA. Khi
phát hành giấy gửi hàng đường không cho một lô hàng thì sẽ phát hành nhiều
bản khác nhau. Một bộ AWB có thể gồm từ 8 đến 14 bản và thông thường là 9
bản; trong đó, có 3 bản chính (original) và các bản phụ (copy) được đánh số từ 4
đến 14. AWB được phân phối như sau:
• Bản chính
− Bản thứ nhất (màu xanh lá cây hoặc màu vàng nhạt) có ghi “Original 1 − For
issuing Carrier” do người chuyên chở ký phát. Bản này dành cho người
chuyên chở giữ lại nhằm mục đích thanh toán và làm bằng chứng của hợp
đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.
− Bản thứ hai (màu hồng hoặc màu hồng nhạt) có ghi “Original 2 − For
issuing Consignee”. Bản này dành cho người nhận hàng và được gửi cùng
lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.
− Bản thứ ba (màu xanh nhạt) có ghi “Original 3 − For issuing Shipper”. Bản
này dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng của việc người
chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên
chở. Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.
• Bản phụ
Các bản sao (bản copy) có từ 6 đến 14 bản tùy theo yêu cầu; chẳng hạn, như:
− Bản số 4. Bản này là biên lai giao hàng và được in sẵn tại điểm đến cuối
cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở
cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao nhận và làm bằng chứng là người
chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.
− Bản số 5. Bản này dành cho sân bay đến và bản này có sẵn ở sân bay đến.
− Bản số 6,7 và 8. Bản này dành cho người chuyên chở thứ ba, thứ hai và
người chuyên chở đầu tiên; điều đó có nghĩa là, bản 6 và 7 dùng khi hàng
được chuyển tải tại sân bay thứ ba và thứ hai.
− Bản số 9: Bản này dành cho đại lý nên được đại lý hay người chuyên chở
phát hành giữ lại.
− Bản 10 đến bản 14 là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.

6.3.1.4. Nội dung giấy gửi hàng bằng đường hàng không
Mỗi bản AWB bao gồm hai mặt. Nội dung của mặt trước của chúng giống hệt
nhau nếu không quan tâm đến màu sắc nhưng ghi chú ở phía dưới của mặt trước
cũng như nội dung ở mặt sau sẽ khác nhau. Nếu là bản gốc thì thể hiện các quy
định có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không; trong

343
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
khi đó, nếu là bản phụ thì mặt sau sẽ trống. Sau khi chứng từ này được lập thì một
bộ AWB sẽ được gửi cùng với hàng hóa và một bộ do người gửi hàng lưu giữ
dùng vào việc thanh toán tiền hàng.
• Nội dung mặt trước của AWB
Mặt trước của AWB bao gồm các cột (mục) để trống để người ký phát điền
những thông tin cần thiết. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA thì những cột (mục)
bao gồm:
− Số vận đơn (AWB number)
− Sân bay xuất phát (Airport of departure)
− Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and
address)
− Người gửi hàng (Shipper)
− Người nhận hàng (Consignee)
− Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
− Tuyến đường (Routine)
− Thông tin thanh toán (Accounting information)
− Tiền tệ (Currency)
− Mã thanh toán cước (Charges codes)
− Cước phí và chi phí (Charges)
− Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
− Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
− Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
− Thông tin làm hàng (Handing information)
− Số kiện (Number of pieces)
− Các chi phí khác (Other charges)
− Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
− Cước và chi phí trả sau (Collect)
− Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
− Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box)
− Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at
destination)
− Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở
(Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

• Nội dung mặt sau của AWB


Trong bộ AWB thì chỉ có 3 bản gốc (hoặc một số bản copy) sẽ thể hiện nội
dung quy định về việc vận chuyển ở mặt sau bao gồm hai nội dung chính, đó
là:
− Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở
Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi
thường trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất trong quá trình chuyên chở;
hay nói một cách khác, đây chính là thông báo giới hạn trách nhiệm. Giới

344
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
hạn trách nhiệm của người chuyên chở được quy định trong các công ước
và quy tắc quốc tế và luật quốc gia về hàng không dân dụng.
− Các điều kiện hợp đồng:
Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận
chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là:
Các định nghĩa, như: định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về
công ước Vac-sa-va (1929), định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thỏa
thuận, ...;
Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không;
Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không;
Cước phí của hàng hóa chuyên chở;
Trọng lượng tính cước của hàng hóa chuyên chở;
Thời hạn thông báo tổn thất;
Thời hạn khiếu nại người chuyên chở;
Luật áp dụng.
Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc
tế về hàng không, như: Công ước Vac-sa-va (1929) và các nghị định thư sửa
đổi công ước (như: Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal, ...)

6.1.3.2. Giấy hướng dẫn gửi hàng


Giấy hướng dẫn gửi hàng là chứng từ giao nhận thể hiện các thông tin cần
thiết nhằm đảm bảo lô hàng được giao đến đúng địa điểm và đúng người
nhận hàng. Đây là một trong những chứng từ giao nhận quan trọng đối với hoạt
động giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không. Mặc dù, hoạt động giao
nhận bằng đường hàng không được thực hiện tại hai kho hàng là kho hàng TCS
của công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất và kho hàng SCSC của công
ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn nên mẫu của giấy hướng dẫn gửi hàng sẽ
khác nhau (như hình 6.2) nhưng nhìn chung vẫn có những nội dung thống nhất.
Chẳng hạn:
• Số hiệu giấy hướng dẫn gửi hàng.
• Thông tin chi tiết về:
− Người gửi hàng;
− Đơn vị cung cấp dịch vụ;
− Người nhận hàng.
• Thông tin vận chuyển bao gồm:
− Cảng đi, cảng đến và cảng trung chuyển (nếu có);
− Chuyến bay và ngày bay.
• Hình thức thanh toán.
• Thông tin về hàng hóa như:
− Loại hàng hóa;
− Chi tiết về kích thước lô hàng;
− Trọng lượng hàng hóa bao gồm:

345
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
Trọng lượng theo Kg;
Trọng lượng tính cước.
• Thông tin tiếp nhận, như:
− Nhân viên tiếp nhận;
− Thời gian tiếp nhận.

Hình 6.2: Mẫu giấy hướng dẫn gửi hàng

Hình 6.2 (a): Hình 6.2 (b):


Giấy hướng dẫn gửi hàng tại kho TCS Giấy hướng dẫn gửi hàng tại kho SCSC

6.1.4. Địa điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện nay có 02 kho hàng cho hàng xuất nhập
quốc tế là công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (công ty TCS) với mã
kho là 02B1A03 và công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gọn (công ty SCSC) với
mã kho hàng là 02B1A04.

346
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
Hình 6.3: Hình ảnh địa điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

6.1.4.1. Kho TCS


• Thông tin chung
− Tên công ty : Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn
Nhất
− Địa chỉ kho TCS : 46-48 Hậu Giang, Phường 4, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
− Các khu vực trong TCS gồm:
Nhà ga hàng nhập (AFT1);
Nhà ga hàng xuất (AFT2);
Khu vực tiếp nhận hàng xuất.

• Lịch sử hoàn thành và quá trình phát triển


Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhu cầu vận tải hàng hoá của thị trường
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh,
ngành xuất nhập khẩu hàng hoá bằng đường hàng không đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Với nhu cầu cấp thiết đó, ngày 15
tháng 12 năm 1994, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã
liên doanh với công ty hàng đầu Singapore về dịch vụ hàng không – SATS và
Công ty TNHH Một thành viên Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Tân Sơn Nhất
(SASCO) để thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS).

Ngày 01 tháng 01 năm 1997 bằng việc khánh thành nhà ga hàng hoá số 1
AFT1, TCS đã chính thức cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hoá chuyên nghiệp
đến quý khách hàng. Một số mốc son trong lịch sử 20 năm TCS (1994 - 2014):
− 1994 : Ngày 15/12 thành lập TCS.
− 1997 : Ngày 01/01 chính thức đi vào hoạt động và khai trương nhà
ga AFT1.
− 1999 : Hoàn thành khu vực phát hàng hàng nhập.
− 2000 : Tháng 01 hoàn thành mái che khu vực tiếp nhận hàng xuất.

347
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
− 2010 : Ngày 21/12 khánh thành tòa nhà Hải Quan. Ngày 09/06 khởi
công nhà ga hàng xuất AFT2.
− 2011 : Ngày 10/06 đạt chứng nhận ISO 9001:2008. Ngày 18/07 đưa
vào hoạt động trung tâm xử lý hàng dễ hư hỏng hàng xuất
khẩu. Ngày 28/07 đạt chứng nhận ISAGO.
− 2012 : Ngày 08/02 khai trương dịch vụ kho ngoại quan. Ngày 15/05
khai trương nhà ga hàng xuất AFT. Ngày 09/12 khai trương
phòng tài liệu hàng xuất. Tháng 07 đưa vào hoạt động máy
soi ULD.
− 2013 : Ngày 14/10 khai trương dịch vụ cho thuê kho thu gom hàng
xuất khẩu dành cho đại lý. Ngày 25/11 áp dụng hệ thống
quản lý Cosys.
− 2014 : Ngày 21/01 hoàn tất khu vực mái che phát hàng.

Như vậy, từ một nhà kho vài trăm mét vuông tại ngày thành lập thì đến nay
tổng diện tích nhà ga hàng hoá TCS đã lên đến gần 50.000 m² và đáp ứng công
suất tối đa đến 350.000 tấn hàng hoá mỗi năm. Kho hàng TCS có mái che khu
tiếp nhận hàng xuất, toà nhà Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất, nhà ga hàng
hoá xuất khẩu 2 AFT2, hệ thống kho lạnh, văn phòng Hải quan hàng xuất, máy
soi nguyên mâm thùng ULD X-Ray, phòng chờ cho khách nhận hàng và gửi
hàng...

Với bề dày 20 năm hình thành và phát triển, TCS đã trở thành thương hiệu uy
tín về chất lượng dịch vụ với khách hàng là 35 hãng hàng không quốc tế và
hàng trăm đại lý giao nhận hàng hoá. Xác định khách hàng là mục tiêu chính
chi phối mọi hoạt động kinh doanh, TCS luôn không ngừng phát triển năng lực
phục vụ, tiếp tục cung cấp cho khách hàng nhiều hơn nữa những dịch vụ giá trị
gia tăng trong thời gian tới, hy vọng đóng góp cho sự phát triển ngành dịch vụ
hàng hoá hàng không nói riêng và sự thịnh vượng của cộng đồng xã hội nói
chung.

• Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi


− Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa chuyên nghiệp cho khách
hàng, phát triển sự nghiệp cho nhân viên, đóng góp cho cộng đồng xã hội
cũng như là nơi đầu tư mang lại hiệu quả cho cổ đông.
− Tầm nhìn: Trở thành một trong những nhà ga khai thác hàng hóa hàng
không hàng đầu Đông Nam Á.
− Giá trị cốt lõi:
Khách hàng là trên hết: Theo đuổi những giải pháp để cung cấp
những dịch vụ phục vụ hàng hóa chuyên nghiệp với nhiều giá trị gia
tăng cho khách hàng.

348
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
An toàn và an ninh: Cam kết ưu tiên tối đa về an toàn và an ninh
hàng không.
Văn hoá công ty: Xây dựng nền văn hoá trách nhiệm, chính trực, tự
hào và tinh thần đồng đội.
Đổi mới: Đào tạo và phát triển là nhân tố chính để tự cải tiến và đổi
mới nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

6.1.4.2. Kho SCSC


• Thông tin chung
− Tên công ty : Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn
− Địa chỉ kho TCS : 30 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
− Các khu vực trong SCSC gồm:
Khu vực sân đậu với diện tích 52.000 m2 có sức chứa 3 máy bay B747F
hoặc 5 máy bay A321;
Khu vực Nhà ga hàng hóa với diện tích 27.000 m2 và có khả năng xử lý
hàng hóa lên đến 350.000 tấn mỗi năm;
Khu vực nhà kho, bãi đậu xe và tòa nhà văn phòng với diện tích là
64.000 m2.

• SCSC cung cấp các dịch vụ sau:


− Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa quốc tế (hàng xuất nhập khẩu, hàng quá
cảnh và hàng chuyển cửa khẩu);
− Dịch vụ khai thác nhà ga hàng hóa nội địa;
− Dịch vụ hàng kho lạnh;
− Văn phòng cho thuê;
− Cho thuê sân đậu;
− Đại lý Hải quan;
− Đào tạo.

• Sứ mệnh và tầm nhìn


− Sứ mệnh: Với mục đích thấu hiểu toàn diện, sâu sắc và cung cấp giải pháp
phù hợp đáp ứng các yêu cầu dịch vụ hàng hóa hàng không của khách
hàng, SCSC không ngừng phấn đấu, nâng cao kiến thức và cải tiến công
nghệ hiện đại nhằm cung ứng dịch vụ với chất lượng hàng đầu và giá cả
cạnh tranh.
− Tầm nhìn: SCSC hướng tới mục tiêu thiết lập một nhà ga hàng hóa hàng
không kiểu mẫu tại Việt Nam và khu vực. Nhà ga hàng hóa SCSC sẽ là lựa
chọn hàng đầu cho các yêu cầu về dịch vụ hàng hóa hàng không của khách
hàng tại Việt Nam.

349
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
6.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng FCL bằng đường biển
Như đã đề cập từ đầu chương, nội dung chính của chương này là trình bày quy
trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện nghiệp
vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Trong phạm vi
nghiên cứu, tác giả sẽ minh họa tình huống hoạt động giao nhận tại công ty TNHH
VN Express (sẽ được gọi tắt là công ty Express) để mô hình hóa thành quy trình
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không nhằm đạt
được mục đích nghiên cứu.

PL5-PL6. TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU


Thông tin chung về công ty
• Tên công ty : Công ty TNHH VN Express
• Trụ sở chính : Tầng 19 – Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức
Thắng, Quận 1, TP.HCM
• Địa chỉ kho : Số 49 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình.
• Điện thoại : 08. 3939. 0924
• Fax : 08. 3822. 6206
• Website : http://vinaexpress.org/

Ngành nghề kinh doanh


• Kinh doanh các dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế: Dịch vụ
chuyển phát nhanh VN Express, dịch vụ chuyển phát nhanh trong ngày, dịch vụ
chuyển phát nhanh hàng nặng, hàng cồng kềnh và các sản phẩm khác;
• Kinh doanh các dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa kho vận;
• Kinh doanh nhà, văn phòng cho thuê;
• Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông;
• Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa và khai thác các thiết bị,
phương tiện bưu chính viễn thông;
• Đại lý cung cấp các dịch vụ Bưu chính viễn thông.

Dịch vụ chính
Dịch vụ chính của công ty là dịch vụ chuyển phát nhanh VN Express trong nước tới
63 tỉnh thành phố chiếm 80% thị phần và dịch vụ chuyển phát nhanh VN Express
Quốc tế tới 102 quốc gia và vùng lãnh thổ chiếm khoảng 25% thị phần.

Dịch vụ chuyển phát nhanh VN Express trong nước là dịch vụ nhận gửi, vận
chuyển và phát các loại thư từ, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa (gọi tắt là bưu
gửi) theo chỉ tiêu thời gian được công ty TNHH SaiGon Express công bố trước.

Phạm vi cung cấp dịch vụ


Hiện nay, dịch vụ của công ty VN Express trong nước được cung cấp tại 63 tỉnh,
thành phố trong cả nước, bao gồm trên 6.000 Bưu cục giao dịch:

350
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
• Khu vực 1: gồm 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc là: Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Nội, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Hoà Bình, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An,
Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá,
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái.
• Khu vực 2: gồm 22 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và 02 tỉnh khu vực Miền
Trung là: An Giang, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến
Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Hậu
Giang, Kiên Giang, Long An, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền
Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và 02 tỉnh Miền Trung là Đắk Lắk, Đắk Nông.
• Khu vực 3: Gồm 11 tỉnh khu vực Miền Trung là: Bình Định, Đà Nẵng, Gia Lai,
Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Khánh Hoà, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Khối lượng và kích thước bưu gửi


• Khối lượng
̶ Khối lượng bưu gửi thông thường đến 31,5 kg.
̶ Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng
đường bộ được được nhận gửi tối đa đến 50kg nhưng phải đảm bảo giới
hạn về kích thước theo quy định.
• Kích thước
̶ Kích thước thông thường: đối với bưu gửi VN Express là bất kỳ chiều nào
của bưu gửi không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn
nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m.
̶ Hàng cồng kềnh: Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông
thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có qui định riêng phụ thuộc vào
từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.
̶ Hàng nhẹ: Là hàng gửi có khối lượng dưới 167 kg/m3 (tương đương với
trên 6000 cm3/kg), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực
mà căn cứ vào khối lượng qui đổi từ thể tích kiện hàng theo công thức sau:

Chiều dài x chiều rộng x chiều cao (cm)


Khối lượng quy đổi (kg) =
6000

Dịch vụ chuyển phát nhanh VN Express Quốc tế là dịch vụ nhận gửi, vận
chuyển và phát các loại thư từ, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa (gọi tắt là bưu
gửi) theo chỉ tiêu thời gian được công ty VN Express công bố trước.

Phạm vi cung cấp dịch vụ


Trên 100 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chia thành 12 vùng tính cước.
• Vùng 1: Cambodia, Hongkong, India, Indonesia, Macao, Malaysia, Myanmar,
Phillipine, Singapore, Taiwan, Thailand, Guang Dong, Guangxi of China.

351
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
• Vùng 2: Japan, Laos, South Korea.
• Vùng 3: Bangladesh, Autralia, Brunei, Newzealand, Pakistan, Sri Lanka.
• Vùng 4: The rest of China.
• Vùng 5: Croatia, Cyprus, Mexico, United Kingdom (UK), United States (USA).
• Vùng 6: Caymand Islands, Canada, Denmark, Egypt, France, Geogia, Ireland,
Luxembourg, Mauritus, Monaco.
• Vùng 7: Kuwait, Isarel, Qatar, Saudi Arabia, UAE.
• Vùng 8: Albania, Austria, Belarus,Belgium, Brazil, Bulgaria, Czech republic,
Estonia, Finland, Germany, Greece, Hungary, Italy, Latvia, Netherland, Norway,
Poland, Portugal, Romania, Russia, Spain, Swithzerland, Turkey, Ukraine.
• Vùng 9: Algeria, Armenia, Bosnia – Herzegovina, Cook Islands, East Timor,
Ethiopia, Guam, Mornocco, Slovakia (Slovak republic), Slovenia, Sweden
• Vùng 10: Angola, Barbadoss, Belize, Bermura, Bristish Virgin Islands,
Chile,Colombia, Costa Rica, Ecuador, Ghana, Guatemala, Jamaica, Nigeria,
Panama,Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.
• Vùng 11: Angentina, Cote D’Voire (Ivory Coast), Libya, Senegal, South Africa,
Syria.
• Vùng 12: Cameroon, Mozambique.

Khối lượng, kích thước bưu gửi


• Khối lượng:
Khối lượng bưu gửi từ 20-70 kg theo quy định của bưu chính các nước.
• Kích thước:
̶ Kích thước thông thường: đối với bưu gửi VN Express là bất kỳ chiều nào
của Bưu gửi không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn
nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m.
̶ Hàng cồng kềnh: bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông
thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có qui định riêng phụ thuộc vào
từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.
̶ Hàng nhẹ: là hàng gửi có khối lượng dưới 167 kg/m3 (tương đương với
trên 6000 cm3/kg), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực
mà căn cứ vào khối lượng qui đổi từ thể tích kiện hàng theo công thức sau:

Chiều dài x chiều rộng x chiều cao (cm)


Khối lượng quy đổi (kg) =
6000

352
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 5


Trong tháng 9/2020, công ty TNHH VN Express nhận thực hiện dịch vụ giao lô
hàng Bộ lọc Mono Block của công ty TNHH MTV SANGSHIN ELECOM VIỆT NAM
(địa chỉ: Lô B4-3-7-8, khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
sang Hàn Quốc cho công ty SANGSHIN ELECOM (Address: 507, DANGSAN-RO
YUNSUH-MYON, SEJONG-SI REPUBLIC OF KOREA). Các chứng từ phát sinh trong
hoạt động giao lô hàng này (đính kèm ở phần phụ lục 5) bao gồm:
• Chứng từ thương mại
− Đơn đặt hàng
− Hóa đơn thương mại số SSV-1209-E20
− Phiếu đóng gói số SSV-1209-E20
− Vận đơn chủ số 988 3316 6763
− Vận đơn nhà số GVF200915
• Chứng từ hải quan
− Mã vạch
− Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan) số 303449089220
• Chứng từ giao nhận
− Hướng dẫn gửi hàng só QF/ED/31
− Air Booking Notr No: S-200962
− Booking Details
− Air Consondilation Cargo Manifest

Quy trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện
nghiệp vụ giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của công ty
Express được trình bày trong phụ lục 5.

353
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6

TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 6


Trong tháng 9/2020, công ty TNHH VN EXPRESS nhận thực hiện dịch vụ nhận lô
hàng máy cà phê bằng đường hàng không của công ty LA MARZOCCO S.R.L
(Address: Sede Operativa ed Amministrativa: Via La Torre 14/H-Loc. La Torre 50038
Scarperia (FI), Italia) sang Việt Nam cho công ty THE BEST TRADING CO.,LTD (địa
chỉ: 248 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Tp.HCM) Các chứng từ phát sinh trong
hoạt động nhận lô hàng này (đính kèm ở phụ lục 6) bao gồm:
• Chứng từ thương mại
− Hợp đồng mua hàng số VN20-17
− Hóa đơn thương mại số 2020112141
− Phiếu đóng gói
− Vận đơn chủ số 784-130295416
− Vận đơn nhà số 202001427
• Chứng từ hải quan
− Mã vạch
− Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) số 103551410320
• Chứng từ giao nhận
− Thông báo hàng đến
− Lệnh giao hàng
− Phiếu xuất kho số G0222444

Quy trình cũng như nội dung chi tiết từng hoạt động trong quy trình thực hiện
nghiệp vụ nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của công ty
Express được trình bày trong phụ lục 6.

354
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5

PHỤ LỤC 6.1


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
GIAO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Việc đọc hiểu bộ chứng từ xuất khẩu và nắm rõ từng hoạt động để có thể hoàn
thành việc giao hàng bằng đường hàng không là hai nội dung quan trọng nhằm
đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như tối thiểu hóa những sự cố cũng như các vấn
đề pháp lý trong quá trình giao lô hàng xuất khẩu. Do đó, nội dung của phụ lục
này là nhằm phân tích các nội dung của bộ chứng từ cũng như trình bày quy trình
nghiệp vụ giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không. Nhằm đạt được mục
tiêu của phụ lục này, tác giả minh họa lô hàng của công ty TNHH SHANGSHIN
ELECOM VIETNAM được thực hiện bởi công ty Express.

PL/5.1. Phân tích bộ chứng từ


Trong tháng 9/2020, công ty TNHH VN Express nhận thực hiện dịch vụ giao lô
hàng Bộ lọc Mono Block của công ty TNHH MTV SANGSHIN ELECOM VIỆT NAM
(địa chỉ: Lô B4-3-7-8, khu công nghiệp Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An)
sang Hàn Quốc cho công ty SANGSHIN ELECOM (Address: 507, DANGSAN-RO
YUNSUH-MYON, SEJONG-SI REPUBLIC OF KOREA). Các chứng từ thương mại phát
sinh trong hoạt động giao lô hàng này (đính kèm ở phần phụ lục 5) bao gồm:
• Đơn đặt hàng70
• Bộ chứng từ gồm
− Hóa đơn thương mại số SSV-1209-E20
− Phiếu đóng gói số SSV-1209-E20
− Vận đơn chủ số 988 3316 6763
− Vận đơn nhà số GVF200915

70
Với lô hàng này thì nội dung của đơn đặt hàng, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói tương
đồng với nhau. Chính vì lý do này, trong phần này chỉ đề cập đến việc phân tích đơn đặt hàng.

355
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.4: Đơn đặt hàng

356
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Diễn giải nội dung hình 6.4
Thông tin các chủ thể tham gia
− Thông tin nhà xuất khẩu (người bán)
Tên nhà xuất khẩu : ____________________________________________
Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
− Thông tin nhà xuất khẩu (người bán)
Tên nhà xuất khẩu : ____________________________________________
Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________

Thông tin hành trình vận chuyển


− Cảng xếp hàng (sân bay đi) : _____________________________________
− Cảng dỡ hàng (sân bay đến) : _____________________________________
Thông tin về hóa đơn thương mại
− Số hiệu và ngày lập hóa đơn
Số hiệu hóa đơn : _____________________________________
Ngày lập hóa đơn : _____________________________________
− Ghi chú
Số hiệu đơn hàng : _____________________________________
Hình thức thanh toán cước : _____________________________________
− Điều kiện cơ sở giao hàng : _____________________________________
Chi tiết lô hàng
− Tên lô hàng : _____________________________________
− Nội dung nhãn dán : _____________________________________
_____________________________________
_____________________________________
_____________________________________
− Trị giá hợp đồng : ____________________________________

357
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.5: Vận đơn chủ

358
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Diễn giải nội dung hình 6.5
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Hình thức chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Thông tin thanh toán : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Chi tiết lịch trình bay
− Sân bay khởi hành : ____________________________________________
− Sân bay đến
Tên sân bay đến : ____________________________________________
Mã sân bay : ____________________________________________
− Người vận chuyển đầu tiên
Tên hãng hàng không : ____________________________________________
Mã hãng : ____________________________________________
− Chuyến bay
Mã chuyến bay : ____________________________________________
Ngày bay : ____________________________________________
Thông tin thanh toán
− Đồng tiền tính cước : ____________________________________________
− Hình thức thanh toán : ____________________________________________
− Giá trị kê khai vận chuyển : ____________________________________________
− Giá trị khai báo hải quan : ____________________________________________
− Giá trị bảo hiểm : ____________________________________________

359
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Chi tiết lô hàng
− Thông tin làm hàng : ____________________________________________
− Đóng gói
Hình thức đóng gói : ____________________________________________
Số lượng thùng : ____________________________________________
− Trọng lượng tính cước : ____________________________________________
− Đặc điểm của lô hàng : ____________________________________________
− Cước phí và phụ phí
Cước hàng bách hóa : ____________________________________________
Phí chứng từ : ____________________________________________
Phí soi chiếu : ____________________________________________
Thời gian và địa điểm phát hành vận đơn
− Thời gian : ____________________________________________
− Địa điểm phát hành : ____________________________________________
− Hình thức vận đơn : ____________________________________________

360
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.6: Vận đơn nhà

361
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Diễn giải nội dung hình 6.6
So với nội dung hình 6.5 thì nội dung hình 6.6 chỉ khác tại ba điểm; cụ thể, thông
tin cơ bản về chứng từ, thông tin chi tiết về người gửi hàng và người nhận hàng.
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Hình thức chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Thông tin thanh toán : ____________________________________________
− Số hiệu vận đơn nhà : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________

PL/5.2. Nghiệp vụ giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
2.1. Giới thiệu các bên tham gia
Để thực hiện việc giao lô hàng bằng đường hàng không của công ty SANGSHIN
ELECOM VIETNAM cho công ty SANGSHIN ELECOM theo đơn đặt hàng số
SSEVE20-351 từ TP.HCM sang Hàn Quốc thì có các bên tham gia vào quá trình
hoạt động giao nhận như sau:
• Nhà xuất khẩu : ____________________________________________________
• Nhà nhập khẩu : ____________________________________________________
• Công ty giao nhận : ____________________________________________________
• Đại lý vận chuyển:
− FWD đầu xuất : ____________________________________________________
− FWD đầu nhập : ____________________________________________________
• Hãng hàng không : ____________________________________________________
• Địa điểm giao hàng : ____________________________________________________

Hình 6.7 dưới đây sẽ thể mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động giao lô
hàng xuất khẩu bằng đường hàng không.

362
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.7: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên

Với hình 6.7 thì:


(1) : Thể hiện việc giao dịch của nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu đối với lô
hàng là _________________________. Việc giao dịch này được thể hiện thông
qua hóa đơn thương mại số ___________________ được lập vào ngày
__________________________________.
(2) : Công ty ___________________ được ủy thác của nhà xuất khẩu thực hiện
các thủ tục xuất khẩu và giao lô hàng này cho đại lý (người gom hàng)
là công ty _____________________________ tại kho _________.
(3) : Công ty ________________________ phát hành House Air WayBill số hiệu
______________________ để xác nhận việc _______ hàng.
(4) : Công ty _____________________ giao hàng cho hãng hàng không là
_____________________ để vận chuyển hàng hóa cho nhà nhập khẩu từ sân
bay đi là ________________ đến sân bay đích là __________________. Khi đó,
hãng hàng không này phát hành Master Air WayBill số _________________.
(5) : Khi hàng đến điểm đích thì hãng hàng không _____________________ sẽ
_______ hàng cho công ty ________________________________________________.
(6) : Nhân viên giao nhận của công ty nhập khẩu thực hiện các thủ tục
_______ hàng từ công ty _____________________________ sau khi nhận được
_________________________________.

363
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
2.2. Quy trình giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
Quy trình giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không được thể hiện trong
hình 6.8 dưới đây.

Hình 6.8: Quy trình giao lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

Ký kết hợp đồng


dịch vụ
với khách hàng

NHẬN CHỨNG TỪ
LÔ HÀNG XUẤT

KHAI BÁO HẢI QUAN

KẾT QUẢ KIỂM TRA CHI


KIỂM TRA CHI TIẾT Luồng Luồng
HỒ SƠ KIỂM HÓA đỏ PHÂN vàng TIẾT HỒ SƠ
LUỒNG

Luồng xanh

THÔNG QUAN

THỰC HIỆN THỦ Quyết toán


TỤC GIAO HÀNG thanh lý
hợp đồng
TẠI KHO TCS

Với quy trình này thì để thực hiện hoạt động giao lô hàng xuất khẩu bằng đường
hàng không thì công ty Express sẽ thực hiện các bước sau:
• ____________________________________________________________________________________
• ____________________________________________________________________________________
• ____________________________________________________________________________________
• ____________________________________________________________________________________

364
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
2.3. Nội dung hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không
2.3.1. Nhận chứng từ và lô hàng xuất
Sau khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thì công ty ______________________ với tư
cách là bên thực hiện dịch vụ sẽ yêu cầu khách hàng là công ty ______________
_______________________________________ cung cấp bộ chứng từ và hàng hóa xuất khẩu
là lô hàng _________________________________________. Đây là hàng hóa sản xuất xuất
khẩu của __________________________________________.

Nhân viên chứng từ của công ty sẽ phụ trách việc tiếp nhận các chứng từ được
giao; và đồng thời, nhân viên giao nhận sẽ tiếp nhận lô hàng xuất khẩu. Khi đó,
công ty VN Express làm biên bản ký nhận với công ty TNHH MTV SANGSHIN
ELECOM VIỆT NAM. Các chứng từ bàn giao bao gồm:
• Đơn đặt hàng
• Hóa đơn thương mại
• Phiếu đóng gói
• Giấy lưu cước

Nội dung về đơn đặt hàng (hay hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói) đã được
trình bày ở phần trên. Nội dung của mục này chỉ trình bày phiếu lưu cước. Với điều
kiện cơ sở giao hàng là FCA nên người mua (nhà nhập khẩu) sẽ chịu chi phí về việc
thuê phương tiện. Do đó, sau khi người mua đã hoàn thành xong việc đặt chỗ thì
sẽ gửi giấy lưu cước (air booking note) để người bán thực hiện thủ tục giao hàng.

365
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.9: Giấy lưu cước

366
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
2.3.2. Khai báo hải quan
Đây là lô hàng xuất khẩu nên trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu thì
nhân viên khai báo hải quan phải thông qua hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan lấy
“_____________________________________________” cho lô hàng.
• _________________________ cho lô hàng xuất khẩu này là ____________________ và đây
chính là ____________ khi thực hiện khai báo hải quan cho lô hàng hóa xuất khẩu.
• Thực hiện khai báo hải quan bằng phần mềm ECUS5-VNACCS để nhận kết quả
phân luồng. Sau khi truyền tờ khai lên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan
thì hệ thống trả về kết quả như sau:
− Số tờ khai hàng hóa xuất khẩu : _____________________________
− Kết quả phân luồng : _____________________________

Vì đây là lô hàng ______________ nên trước khi xuất hàng tại cảng hàng không quốc
tế Tân Sân Nhất (kho TCS) thì lô hàng này phải thông quan tại Chi Cục Hải quan
__________________. Điều đó có nghĩa là:
• Công ty phải thực hiện mở tờ khai tại Chi Cục Hải quan ________________________.
• Sau khi đã nhận kết quả thông quan thì nhân viên giao nhận sẽ in danh sách
hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hay còn được gọi là mã
vạch (như hình 6.10)

367
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.10: Mã vạch

2.3.3. Thực hiện thủ tục giao lô hàng xuất khẩu tại kho TCS
Việc gửi hàng hóa xuất khẩu tại kho TCS được thực hiện theo các bước như hình
6.11 dưới đây. Khi đó, với lô hàng này thì sẽ có 6 bước để nhập hàng xuất tại kho
TCS. Đó là:
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________.

368
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.11: Sơ đồ và các bước làm thủ tục gửi hàng xuất


















Bước 1: Xuất trình tài liệu tại cổng tại cổng bảo vệ
• Tại cổng bảo vệ thì:
− Nhân viên giao nhận xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn
cước công dân) và giấy giới thiệu; khi đó, nhân viên sẽ được cấp thẻ vào
cổng và quẹt thẻ để vào cổng. Nếu lần sau thực hiện việc giao nhận thì
nhân viên giao nhận chỉ cần đọc số chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn
cước công dân).
− Đối với tài xế thì đưa giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công
dân) để đăng ký xe vào cổng và sau đó chạy vào khu xuống hàng.
• Bấm số thứ tự đợi tới lượt. Nhân viên giao nhận sẽ giao cái phiếu này và thẻ
vào cổng để tài xế chạy vào kho theo số cửa ghi trên phiếu.

Bước 2: Thực hiện quá trình tiếp nhận hàng hóa


• Khi xe tới khu xuống hàng thì nhân viên giao nhận lấy pallet và nhờ bốc xếp
xuống hàng lên pallet và dán talon71 (như hình 6.12) vào từng kiện hàng. Nếu
hàng nhiều thì kêu xe nâng của khu vực tiếp nhận hàng hóa kéo mâm để
xuống hàng.

71
Talon được hiểu đơn giản là một phiếu thể hiện đầy đủ các thông tin về lô hàng xuất khẩu bằng
đường hàng không và phiếu này được cung cấp bới hãng hàng không.

369
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.12: Talon

Tờ talon dán lên hàng hóa sẽ có những thông tin như sau:
− Tên hãng hàng không : _____________________
− Mã chuyến bay : _____________________
− Số MAWB : _____________________
− Số HAWB : _____________________
− Nơi đi : _____________________
− Nơi đến : _____________________
− Số kiện hàng : _____________________

• Xuống hàng xong thì kéo hàng đi cân. Sau khi nhân viên kho TCS cân khối
lượng hàng hóa và đếm số lượng kiện thì sẽ in ra phiếu cân. Phiếu cân được
thể hiện trong hình 6.13 dưới đây.

Hình 6.13: Phiếu cân

370
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Phiếu cân thể hiện những thông tin như sau:
− Số MAWB : ____________________________________________
− Warehouse : ____________________________________________
− Ngày giờ in phiếu tờ cân : ____________________________________________
− Số kiện : ____________________________________________
− Số ký : ____________________________________________

Sau đó, nhân viên giao nhận ghi lại những thông tin trong phiếu cân vào giấy
________________________________. Giấy hướng dẫn gửi hàng gồm __ liên, bao gồm:
− Liên ______ : Nộp chung với chứng từ đem lên ______________________.
− Liên ______ : Nộp cho thu ngân để ___________________________________.
− Liên ______ : Dùng làm ____________________, nộp chung liên _______ ở
phòng thương vụ
− Liên ______ : Dành cho ____________________, nộp chung với tờ danh
sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải
quan và tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông
quan (mặt đầu tiên).

371
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
Hình 6.14: Giấy hướng dẫn gửi hàng

372
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
• Sau khi hoàn thành xong thì nhân viên giao nhận sẽ chuyển hàng đến khu vực
tập kết của hãng bay để thực hiện thủ tục an ninh soi chiếu và nhân viên giao
nhận còn lại sẽ tiến hành làm thủ tục TCS.

Bước 3: Làm thủ tục TCS


Nhân viên giao nhận của công ty đến __________________________ để nộp hồ sơ và
đóng tiền thương vụ. Hồ sơ gồm có:
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________;
• ____________________________________________________________________________________.

Khi đó, nhân viên thương vụ sẽ nhập các thông tin trong giấy hướng dẫn gửi hàng
vào hệ thống; khi đó, hệ thống sẽ xác định chi phí lưu kho và chi phí phục vụ hàng
xuất khẩu. Các loại chi phí này được tính trên cơ sở bảng giá dịch vụ của kho TCS
(như bảng 6.1). Đối với hàng hóa thông thường xuất khẩu thì sẽ không tính chi phí
lưu kho trong vòng 2 ngày kể từ ngày tiếp nhận (bao gồm ngày chủ nhật và ngày
lễ nếu có).

Bảng 6.1: Danh sách chi phí hàng hóa thông thường tại kho TCS

Nội dung các khoản thu Đơn vị tính Mức thu


• Từ ngày 1 đến ngày thứ 2
− Lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 200kg VND/kg 1,160
− Lô hàng lớn hơn 200kg
Trọng lượng 200kg đầu VND/kg 1,160
Trọng lượng ngoài 200kg đầu VND/kg 560
• Từ ngày thứ 3 đến thứ 6 VND/kg/ngày 725
• Từ ngày thứ 7 trở đi VND/kg/ngày 1,160
Giá lưu kho tối thiểu VND/Lần 99,000

Sau khi đóng tiền thương vụ thì nhân viên thu tiền sẽ giao hóa đơn giá trị gia tăng
cho nhân viên giao nhận là hoàn thành xong bước làm thủ tục tại kho TCS.

Bước 4: Làm thủ tục hải quan


Vì tờ khai được mở tại Chi cục Hải quan _________________ nên tại bước này nhân
viên giao nhận chỉ thực hiện việc ____________________________.
• Thanh lý hồ sơ hải quan tại kho. Hồ sơ gồm:
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________.

373
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
• Sau khi thực hiện xong việc thanh lý tờ khai thì cơ quan Hải quan sẽ giao lại bộ
hồ sơ thanh lý cho nhân viên giao nhận; trong đó, đã có dấu xác nhận của công
chức Hải quan.

Bước 5: Làm thủ tục an ninh soi chiếu


Để thực hiện thủ tục an ninh soi chiếu thì nhân viên giao nhận đưa giấy hướng dẫn
gửi hàng (liên _______) và ________________ cho bộ phận an ninh; khi đó, hàng hóa sẽ
được soi chiếu. Nếu không có vấn đề gì thì hàng hóa sẽ đưa ra khu vực tập kết để
chuẩn bị đưa hàng hóa xuất khẩu lên chuyến bay.

Bước 6: Lập không vận đơn tại văn phòng các hãng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thực hiện việc giao lô hàng hóa xuất khẩu
đối với lô hàng bộ lọc Mono Block; tuy nhiên, chứng từ nộp và cách thức thực hiện
sẽ không đồng nhất với các hãng hàng không.

Với hãng hàng không ASIANA AIRLINES thì ở bước này nhân viên giao nhận chỉ
việc bàn giao bộ chứng từ của lô hàng xuất khẩu và giấy hướng dẫn gửi hàng (liên
________) có bấm kèm với ____________ là hoàn thành thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
Hay nói một cách khác, công ty _________________________________________________ với
tư cách là người gom hàng sẽ lập House Air WayBill số __________________ để xác
nhận việc nhận hàng; và đồng thời, ______________________ sẽ lập Master Air WayBill
số ______________________ để xác nhận việc tiếp nhận hàng để chuyên chở hàng hóa
từ sân bay _______________________________ đến sân bay _________________________. Bộ
giấy gửi hàng bằng đường hàng không này (bao gồm vận đơn chủ và vận đơn
nhà) đã được trình bày trong phần trên.

2.3.4. Quyết toán và thanh lý hợp đồng


Sau khi hoàn tất giao lô hàng hóa xuất khẩu thì nhân viên giao nhận của công ty
______________________ sẽ thống kê các chi phí để quyết toán với công ty; và đồng
thời, công ty tiến hành trả hồ sơ cho khách hàng để thanh lý hợp đồng cung ứng
dịch vụ với khách hàng là công ty ___________________________________________________.
• Quyết toán: Nhân viên giao nhận sẽ làm biên bản thanh toán các chi phí chi hộ
khách hàng và những khoản ngoài hóa đơn. Bên cạnh đó, nhân viên giao nhận
sẽ chú thích để công ty kiểm tra tính hợp lý và chuyển về công ty.
• Thanh lý hợp đồng: Sau khi hoàn tất giao lô hàng thì nhân viên bộ phận
chứng từ sẽ tổng hợp các chứng từ lại để chuyển toàn bộ cho khách hàng.
Chứng từ được trả lại cho khách hàng bao gồm:
− Chứng từ thương mại
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;

374
NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL5
____________________________________________________________________________.
− Chứng từ hải quan
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________.
− Chứng từ giao nhận
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________.

375
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6

PHỤ LỤC 6.2


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
NHẬN LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Việc đọc hiểu bộ chứng từ nhập khẩu và nắm rõ từng hoạt động để có thể hoàn
thành việc nhận hàng bằng đường hàng không là hai nội dung quan trọng nhằm
đảm bảo tiến độ nhận hàng cũng như tối thiểu hóa những sự cố cũng như các vấn
đề pháp lý trong quá trình nhận lô hàng nhập khẩu. Do đó, nội dung của phụ lục
này là nhằm phân tích các nội dung của bộ chứng từ cũng như trình bày quy trình
nghiệp vụ nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không. Nhằm đạt được mục
tiêu của phụ lục này, tác giả minh họa lô hàng của công ty THE BEST TRADING
được thực hiện bởi công ty Express.

PL/6.1. Phân tích bộ chứng từ


Trong tháng 9/2020, công ty TNHH VN EXPRESS nhận thực hiện dịch vụ nhận lô
hàng máy cà phê bằng đường hàng không của công ty LA MARZOCCO S.R.L
(Address: Sede Operativa ed Amministrativa: Via La Torre 14/H-Loc. La Torre 50038
Scarperia (FI), Italia) sang Việt Nam cho công ty THE BEST TRADING CO.,LTD (địa
chỉ: 248 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, Tp.HCM) Các chứng từ phát sinh trong
hoạt động nhận lô hàng này (đính kèm ở phụ lục 6) bao gồm:
• Hợp đồng mua bán số VN20-17
• Bộ chứng từ gồm:
− Hóa đơn thương mại số 2020112141
− Phiếu đóng gói
− Vận đơn chủ số 784-130295416
− Vận đơn nhà số 202001427

376
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình 6.15: Hợp đồng ngoại thương

PURCHASE CONTRACT
NO: VN 20-17

BETWEEN : LA MARZOCCO S.R.L


Sede Operativa ed Amministrativa
Via La Torre 14/H-Loc, La Torre
50038 Scarperia (FI), Italia
R.E.A. 409866
Registro Imprese FI: 04040440487
Cod. Fisc, e Partita IVA: 04040440487
Tel: +39 055 849191 Fax: +39 055 8491990
Represented By: Mr. Andrea Curtarelli
Hereinafter referred to as the Seller
AND : THE BEST TRADING CO.,LTD
248 Vo Van Tan Street,
Ward 5, District 3,
HCMC, VietNam.
Tel: 848 3832 9909 Fax: 848 3832 9907
Represented By: Ms. Pham Thi Xuan - Director
Hereinafter referred to as the Buyer

It has been agreed that the Seller and Buyer buys Food Service Equipment for the THE
BEST TRADING CO.,LTD in Vietnam on the terms and conditions as follows:
1. COMMODITY, PRICE & TOTAL AMOUNT OF THE CONTRACT
U/PX
SN DESCRIPTION QTY UOM AMT(EURO)
(EURO)
1 LA MARZOCCO Espresso Coffee Machine
2 Units 3,862.90 7,725.80
Model LINEA 2GR AV TALL CUP HW 220V CE
2 LA MARZOCCO Espresso Coffee Machine
Model LINEA PB 2GR AV TALL CUP HW 220V 1 Unit 4,838.90 4,838.90
CE
3 CUSTOMS FEE 1 Lot 60.00 60.00
Note: Origin of all above items: Italia
GRAND TOTAL (EURO) 12,624.70

Total Amount EURO 12,624.70 CIP by air excludes import tax/duties.


(Euro: Twelve thousand and six hundred twenty four and cents seventy only)
2. QUALITY AND WARRANTY
• Brand-New 100%.
• All equipment shall be under twelve (12) months warranty from the date of
final connection and start-up last equipment.

377
NGHIỆP VỤ NHẬN
N HÀNG AIR
Ths. Nguyễn
n Tấn
T Phong PL6
3. PACKING
• ALL units must be packed carefully in strong close box as per Export Standard.
4. MARKING
THE BEST TRADING CO.,LTD
Box No ........../Total ....... Boxes
5. DELIVERY
• Estimated Delivery Time: 08 to 12 weeks (by air)) from date of Purchase
Contract signed.
• Port of Loading: Any port in Italy
• Port of Delivery: Ho Chi Minh City
6. PAYMENT
• 100% Full Payment to be paid by T/T-in
T/T advance
Payment to be made in favor of LA MARZOCCO S.R.L through

B.P.M.S.p.A
FILIALE VIA DANUBIO
DANU 10
FRAZ. OSMANNORO/SESTOFIORENTINO (FI)
IBAN: IT 27 T 05034
0503 38100 000000127869
Swift/BIC: BAPPIT22

• Currency: EURO
7. DOCUMENTS REQUIRED
• 01 Copy of Bill od Lading / Airway Bill / Consign Note by fax or email
• 01 Copy of Commercial Invoice by fax or email
• 01 Copy of Packing List by fax or email

The documents shall be sent to the following address:


THE BEST TRADING CO.,LTD
248 VO VAN TAN STREET
WARD 5, DISTRICT 3.
HCMC, VIETNAM
Tel: 848 3832 9909
8. INSURANCE
• To be covered by the Seller 100% of total value invoice
• Claimable in Vietnam
9. GENERAL
• Any dispute there under shall be first settle amicably between both Parties. In
case an agreement cannot be reached, the disputed shall be brought up to the
Economic Court of Vietnam. Each Party agrees to bind themselves to the ruling
of the Court.
• Any amendment and alternations of the terms of this Contract must be
mutually agreed in advance and confirmed in writing by either party.
• This Contract is made in English and can be signed via Facsimile.

378
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Như vậy, với hợp đồng ngoại thương như hình 6.15 trên thì kết cấu gồm 4 phần,
đó là:
• Phần 1: Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : _____________________________________
− Số hiệu : _____________________________________
− Ngày lập chứng từ : _____________________________________
• Phần 2: Thông tin chi tiết nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
− Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu (người bán)
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
− Thông tin chi tiết về nhà nhập khẩu (người mua)
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________

• Phần 3: Các điều khoản của hợp đồng


Đây là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Hợp đồng được ký kết gồm 9
điều khoản, bao gồm:
− Điều 1: Mô tả hàng hóa
Xuất xứ : ____________________________________
Tên hàng : ____________________________________
Số lượng : ____________________________________
Trị giá hợp đồng : ____________________________________
− Điều 2: Chất lượng và bảo hành.
_________________________________
Bảo hành trong thời gian ______ tháng kể từ khi máy đã lắp ráp xong và
hoàn thành việc vận hành thử.
− Điều 3: Đóng gói. Lô hàng được đóng gói cẩn thận trong ________________
theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
− Điều 4: Ký mã hiệu.
THE BEST TRADING CO., LTD
Box No ............../Total ......... Boxes
− Điều 5: Vận chuyển.
Thời gian giao hàng dự kiến : ___________ tuần (bằng đường ______
_________) kể từ ngày ____________
_________ được ký kết.
Cảng dỡ hàng (cảng đến) : _____________________________________
Cảng xếp hàng (cảng đi) : _____________________________________

379
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
− Điều 6: Thanh toán
Phương thức thanh toán : ____________________________________
Đồng tiền thanh toán : ____________________________________
− Điều 7: Chứng từ xuất trình
01 bản copy ______________________ dưới hình thức fax hay email
01 bản copy ______________________ dưới hình thức fax hay email
01 bản copy ______________________ dưới hình thức fax hay email

Bộ chứng từ gửi theo địa chỉ sau:


_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________

− Điều 8: Bảo hiểm


________________ phải mua bảo hiểm cho lô hàng với trị giá _____________
Yêu cầu bồi thường tại ______________
− Điều 9: Điều kiện chung
Mọi tranh chấp phát sinh đó sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận của
hai bên. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì tranh chấp sẽ được
đưa ra __________________________________________. Mỗi bên bắt buộc chấp
nhận về phán quyết của Tòa án.

Mọi sửa đổi và thay thế các điều khoản của Hợp đồng này phải được hai
bên đồng ý và được một trong hai bên xác nhận bằng văn bản.

Hợp đồng này được lập bằng ___________ và có thể được ký thông qua Fax.

• Phần 4: Chữ ký và con dấu của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Đây là phần ký kết của mỗi bên nhằm đảm bảo hiệu lực về mặt pháp lý; và
đồng thời, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau.

380
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình 6.16: Hóa đơn thương mại

Diễn giải nội dung hình 6.16


Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Ngày lập chứng từ : ____________________________________________
Thông tin chi tiết về người bán
− Tên người bán : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
____________________________________________

381
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Thông tin về lô hàng
− Trọng lượng cả bì : ____________________________________________
− Điều kiện cơ sở giao hàng : ____________________________________________
− Phương thức vận chuyển : ____________________________________________
− Tên hàng : ____________________________________________
− Số lượng : ____________________________________________
− Trị giá hợp đồng : ____________________________________________
− Chứng từ tham chiếu : ____________________________________________

Hình 6.17: Phiếu đóng gói

Diễn giải nội dung hình 6.17


Thông tin chi tiết người mua hàng
− Mã khách hàng : ____________________________________________
− Tên người mua : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Mô tả chi tiết kiện hàng
− Hình thức đóng gói : ____________________________________________
− Trọng lượng
Trọng lượng tịnh : ____________________________________________
Trọng lượng cả bì : ____________________________________________

382
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình 6.18: Vận đơn chủ

383
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Diễn giải nội dung hình 6.18
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Hình thức chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Địa điểm và thời gian phát hành
Địa điểm phát hành : ____________________________________________
____________________________________________
Thời gain phát hành : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
− Mã đại lý IATA : ____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Chi tiết lịch trình bay
− Sân bay khởi hành : ____________________________________________
− Sân bay đến
Tên sân bay đến : ____________________________________________
Mã sân bay : ____________________________________________
− Người vận chuyển đầu tiên : ____________________________________________
− Chuyến bay
Mã chuyến bay : ____________________________________________
Ngày bay : ____________________________________________
Thông tin thanh toán
− Đồng tiền tính cước : ____________________________________________
− Hình thức thanh toán : ____________________________________________
− Giá trị kê khai vận chuyển : ____________________________________________
− Giá trị khai báo hải quan : ____________________________________________
− Giá trị bảo hiểm : ____________________________________________
Chi tiết lô hàng
− Đóng gói

384
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình thức đóng gói : ____________________________________________
Số lượng thùng : ____________________________________________
− Cước phí
Trọng lượng tính cước : ____________________________________________
Giá cước : ____________________________________________
Mức cước phí : ____________________________________________
− Đặc điểm của lô hàng : ____________________________________________
− Kích thước lô hàng : ____________________________________________
− Thể tích lô hàng : ____________________________________________
− Phụ phí phát sinh
Phí soi chiếu (X-RAY) : ____________________________________________
Phí truyền dữ liệu (FWB): ____________________________________________
Tổng phụ phí : ____________________________________________
Thời gian và địa điểm phát hành vận đơn
− Thời gian : ____________________________________________
− Địa điểm phát hành : ____________________________________________
____________________________________________
− Hình thức vận đơn : ____________________________________________

385
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình 6.19: Vận đơn nhà

386
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Diễn giải nội dung hình 6.19
So với nội dung hình 6.18 thì nội dung hình 6.19 chỉ khác tại ba điểm; cụ thể,
thông tin cơ bản về chứng từ, thông tin chi tiết về người gửi hàng và người nhận
hàng.
Thông tin cơ bản về chứng từ
− Tên chứng từ : ____________________________________________
____________________________________________
− Số hiệu chứng từ : ____________________________________________
− Hình thức chứng từ : ____________________________________________
− Chủ thể phát hành : ____________________________________________
− Thông tin thanh toán : ____________________________________________
Thông tin người gửi hàng
− Tên người gửi hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________
Thông tin người nhận hàng
− Tên người nhận hàng : ____________________________________________
− Địa chỉ giao dịch : ____________________________________________
____________________________________________

PL/6.2. Nghiệp vụ nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
2.1. Giới thiệu các bên tham gia
Để thực hiện việc nhận lô hàng bằng đường hàng không của công ty THE BEST
TRADING từ công ty LA MARZOCCO S.R.L theo hợp đồng VN 20-17 từ Ý về Việt
Nam thì có các bên tham gia vào quá trình hoạt động giao nhận như sau:
• Nhà xuất khẩu : ____________________________________________
• Nhà nhập khẩu : ____________________________________________
• Công ty giao nhận : ____________________________________________
• Đại lý vận chuyển:
− FWD đầu xuất : ____________________________________________
− FWD đầu nhập : ____________________________________________
• Hãng hàng không : ____________________________________________
• Địa điểm giao hàng : ____________________________________________

Hình 6.20 dưới đây sẽ thể mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hoạt động nhận
lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không.

387
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình 6.20: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bên

Với hình 6.20 thì:


(1) : Thể hiện việc giao dịch của nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu đối với lô
hàng ______________________. Việc giao dịch này được thể hiện thông qua
các chứng từ sau:
• Hợp đồng ngoại thương số __________ được ký vào ngày _____________
• Hóa đơn thương mại số ___________ được lập vào ngày ______________.
(2) : Nhà xuất khẩu giao hàng cho _____________ tại nước xuất khẩu là công ty
_________________; khi đó, công ty này phát hành vận đơn nhà số
_________________ được đại lý lập vào ngày _________________ nhằm xác
nhận việc nhận hàng.
(3) : ______________ sẽ giao hàng cho hãng hàng không _______________________
______________ để vận chuyển lô hàng từ sân bay đi ở ____________ với số
chuyến _________ đến sân bay đích là _____________________ với số chuyến
__________. Trong quá trình vận chuyển thì sẽ chuyển tải tại sân bay _____
_____ tại _____________________; và tại đây, ______________________ sẽ phát
hành vận đơn chủ số hiệu _____________________ được ký phát vào ngày
______________________________.
(4) : Khi hàng đến cảng đến thì sẽ nhập vào kho ______; và đồng thời, công ty
______________________________________________________ sẽ thông báo cho
nhà nhập khẩu hàng đã đến.
(5) : Công ty ____________ thay mặt nhà nhập khẩu (là công ty ________________
__________________________________________________) làm thủ tục để _________
hàng tại kho ________.

388
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
2.2. Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không được thể hiện trong
hình 6.21 dưới đây.

Hình 6.21: Quy trình nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không

Ký kết hợp
đồng cung cấp
dịch vụ

LẤY NHẬN THÔNG BÁO


LỆNH GIAO HÀNG HÀNG ĐẾN BỘ
CHỨNG TỪ

KHAI BÁO HẢI QUAN

KIỂM TRA CHI


Luồng KẾT QUẢ Luồng KIỂM TRA CHI
TIẾT HỒ SƠ đỏ PHÂN LUỒNG vàng
TIẾT HỒ SƠ
KIỂM HÓA

Luồng xanh

THÔNG QUAN

THỰC HIỆN THỦ


TỤC NHẬN HÀNG
TẠI KHO TCS
Giải chi
Giao hàng cho
khách hàng

Với quy trình này thì để thực hiện hoạt động nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường
hàng không thì công ty Express với nhiệm vụ là công ty giao nhận sẽ thực hiện các
bước dưới đây sau khi đã ký kết hợp đồng cung ứng với công ty THE BEST
TRADNG:

389
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
• __________________________________________________________________________________;
• __________________________________________________________________________________;
• __________________________________________________________________________________;
• __________________________________________________________________________________;
• __________________________________________________________________________________.

2.3. Nội dung hoạt động nhận lô hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
2.3.1. Nhận thông báo hàng đến và bộ chứng từ
Sau khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với công ty __________________, công ty
____________ với tư cách là _____________ nhà nhập khẩu để thực hiện thủ tục _____
hàng sẽ yêu cầu công ty ________________________ cung cấp thông báo hàng đến và
bộ chứng từ của lô hàng nhập khẩu. Khi đó, nhân viên chứng từ của công ty
_____________ sẽ phụ trách việc tiếp nhận các chứng từ được giao; và đồng thời, làm
biên bản ký nhận với công ty _____________________________. Các chứng từ bàn giao
bao gồm:
• Giấy báo hàng đến
• Bộ chứng từ gồm:
− _______________________________________________________
− _______________________________________________________
− _______________________________________________________
− _______________________________________________________
− _______________________________________________________

Nội dung của mục này chỉ trình bày thông báo hàng đến vì nội dung của bộ
chứng từ lô hàng nhập khẩu đã được trình bày ở phần trên. Hình 6.22 dưới đây sẽ
thể hiện thông báo hàng đến.

390
NGHIỆP VỤ NHẬN
N HÀNG AIR
Ths. Nguyễn
n Tấn
T Phong PL6
Hình 6.22: Giấy báo hàng đến

2.3.2. Lấy
ấy lệnh giao hàng
Dựa
ựa vào thông báo hàng đến thì công ty phải thanh toán các khoản
kho chi phí (ĐVT:
EUR) sau:
• Cước ớc phí vận chuyển (AIRFREIGHT)
(AIRFREIGH : ____________

391
NGHIỆP VỤ NHẬN
N HÀNG AIR
Ths. Nguyễn
n Tấn
T Phong PL6
• Phí EXW (EXWORKS CHARGES) : ____________
• Phí D/O (DELIVERY
RY ORDER FEE) : ____________

Sau khi hoàn tất


ất việc đóng tiền thì công ty ______________________________________ sẽ
gửi lệnh giao hàng.

Hình 6.23: Lệnh giao hàng

392
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
2.3.3. Khai báo hải quan
Việc khai báo hải quan được thực hiện như sau:
• Vào trang phần mềm ECUS5/VNACCS để khai báo hải quan.
Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu thì chọn mục Tờ khai hải quan/Đăng ký mới tờ
khai nhập khẩu. Khi đó, màn hình nhập dữ liệu tờ khai xuất khẩu hiện ra các
Tab như: thông tin chung, thông tin chung 2, danh sách hàng, chỉ thị của Hải
quan, kết quả xử lý tờ khai và quản lý tờ khai. Tuy nhiên, nhân viên khai báo chỉ
khai báo ở ba Tab đầu tiên.
• Truyền tờ khai và phân luồng
− Sau khi nhập dữ liệu xong thì sẽ nhấn vào nút “Ghi” dưới gốc phải. Chọn
“Khai trước thông tin tờ khai”; và đồng thời, đính kèm vận đơn và hóa đơn
thương mại vào mục “Quản lý tờ khai” rồi truyền lên cơ quan Hải quan. Sau
đó, chọn mục “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” và dùng chữ kí số của
doanh nghiệp để lấy kết quả.
− Khi dữ liệu được truyền lên thì Hải quan tiến hành phân luồng.
Nếu luồng xanh thì chỉ cần ra cảng để mở tờ khai và in mã vạch cũng
như thực hiện việc nhận lô hàng nhập khẩu tại kho TCS.
Nếu luồng vàng thì cần phải xuất trình với Chi cục Hải quan cửa khẩu
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất bộ chứng từ và các giấy tờ liên quan đến
lô hàng mà Hải quan yêu cầu xuất trình. Sau khi kiểm tra, nếu không có
vấn đề thì nhân viên giao nhận sẽ in mã vạch và thực hiện việc nhận lô
hàng nhập khẩu tại kho TCS.
Nếu luồng đỏ thì phải xuất trình bộ chứng từ và kiểm hóa lô hàng nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
− Kết quả phân luồng cho lô hàng của công ty được hệ thống xử lý là:
Số tờ khai : ____________________________
Mã phân loại kiểm tra : ____________________________

2.3.4. Làm thủ tục nhận lô hàng nhập khẩu tại kho TCS
Việc nhận hàng cho lô hàng nhập khẩu tại kho TCS được thực hiện theo các bước
như hình 6.24 dưới đây. Với sơ đồ hướng dẫn nhận hàng này thì sẽ có 6 bước để
nhận lô hàng nhập khẩu tại kho TCS; đó là: (1) ______________________________________
_____________; (2) _______________________________________________________; (3) ___________
_______________________________; (4) ______________________________________; (5) __________
________________________________________________ và (6) ________________________________.

393
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hình 6.24: Sơ đồ hướng dẫn nhận hàng quốc tế

• Bước 1: Làm thủ tục cấp thẻ vào cổng tại cổng bảo vệ số 1
Lần đầu vào cổng thì cần giấy giới thiệu, bộ chứng từ thương mại hàng hóa
của lô hàng và chứng minh nhân dân (hay căn cước công dân). Sau đó, nhân
viên giao nhận sẽ được nhận thẻ vào cổng. Nếu đã được đăng ký vào cổng thì
lần sau vào cổng thì nhân viên giao nhận chỉ cần đọc số chứng minh nhân dân
(hay căn cước công dân).

• Bước 2: Làm thủ tục nhận hàng tại quầy thủ tục
Sau khi vào cổng thì nhân viên giao nhận qua quầy thủ tục nhập khẩu để đóng
phí phục vụ hàng nhập khẩu. Hồ sơ đóng tiền bao gồm:
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________;
− ________________________________________________________________________________;

Đóng tiền xong thì nhân viên thương vụ quầy thủ tục sẽ giao liên 2 hóa đơn
giá trị gia tăng số 1117800 (như hình 6.25) và trả lại ______________________ cho
nhân viên giao nhận. Công việc tiếp theo là nhân viên giao nhận sẽ lên tòa nhà
Hải quan làm thủ tục ________ cũng như _________________________________________.

394
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Hinh 6.25: Hóa đơn giá trị gia tăng

• Bước 3: Làm thủ tục mở tờ khai hải quan


Như đã đề cập trong mục trước thì kết quả phân luồng cho lô hàng này luồng
vàng; do đó, để đảm bảo tiến độ nhận hàng thì công ty Express phải chuẩn bị
thực kỹ bộ chứng từ để thực hiện việc kiểm tra chi tiết hồ sơ. Hồ sơ hải quan
của lô hàng nhập khẩu gồm có:
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
____________________________________________________________________________
− ________________________________________________________________________________

Tại tòa nhà Hải quan thì nhân viên giao nhận sẽ nộp hồ sơ hải quan vào ô đăng
ký tiếp nhận. Sau khi cán bộ Hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra chi tiết hồ sơ
(chẳng hạn, như: tính hợp pháp bộ chứng từ về giá nhập khẩu, cách áp mã HS
và mức thuế suất mà doanh nghiệp khai báo). Nếu tất cả thông tin theo hồ sơ
hải quan đã chính xác thì cơ quan Hải quan sẽ đồng ý cho thông quan. Khi đó,
nhân viên giao nhận sẽ nộp lệ phí mở tờ khai được; và đồng thời, in Danh sách

395
NGHIỆP VỤ NHẬN
N HÀNG AIR
Ths. Nguyễn
n Tấn
T Phong PL6
hàng hóa đủ điều
ều kiện qua khu vực giám sát hải quan
quan (hay còn gọi
g là mã vạch)
như hình 6.26 dưới
ới đây.

Hình 6.26: Mã vạch

• Bước 4: Nhậnận hàng và chờ hải quan kiểm tra


Công việc
ệc tiếp theo ở bước
b này là:
− Thanh lý hồ sơ ơ hải
hải quan tại kho bằng cách nộp lại hồ sơ
s hải quan ban đầu
nhưng thayay thế
thế tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân
luồng) thành tờ ờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)
quan cũng như nộp bổ
sung mã vạch.
− Quét mã vạchạch trên phiếu do bộ phận tiếp nhận đưa cho nhân viên giao
nhận để có được ợc số thứ tự lấy hàng sau khi đã nhận
ận hồ sơ
s hải quan.

396
NGHIỆP VỤ NHẬN
N HÀNG AIR
Ths. Nguyễn
n Tấn
T Phong PL6
Hình 6.27: Số thứ tự nhận hàng

− Sau khi đãã có số


số thứ tự thì nhân viên sẽ mang bộ hồ sơ s hải quan đến bộ
phận thương vụ ụ kho ______ để làm thủ tục xuất kho.
Nhân viên giao nhận
nhận mang Giấy ủy quyền hay Giấy giới thiệu của công
c
ty, giấy
ấy chứng minh nhân dân đến phòng thương ương vụ
v để đóng phí
thương vụ ụ và in phiếu xuất kho (như
(nh hình 6.28).). Đây là chứng
ch từ cần
thiết để
ể làm thủ tục lấy hàng ra khỏi kho;

Hình 6.28: Phiếu xuất kho

397
NGHIỆP VỤ NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong PL6
Bộ phận kho ______ sau khi hồ sơ hải quan thì sẽ yêu cầu nhân viên giao
nhận ký xác nhận phiếu xuất kho và biên lai thu tiền. Phiếu xuất kho
được kho ______ giữ lại sau khi nhân viên giao nhận ký nhận hàng nên
nhân viên giao nhận không giữ lại phiếu này.

• Bước 5: Hải quan kiểm tra trước khi đưa hàng ra khỏi kho
Trước khi hàng được chất xếp lên xe xem như hoàn thành xong thủ tục nhận
hàng tại kho ______ để có thể chở hàng về thì bước cuối cùng là cơ quan Hải
quan sẽ thực hiện việc kiểm tra lần cuối cùng trước khi đưa hàng ra khỏi kho
(hay còn gọi là thanh lý cổng).
− Hồ sơ thanh lý cổng bao gồm:
____________________________________________________________________________;
____________________________________________________________________________.
− Nhiệm vụ của bộ phận này là nhập vào máy và kiểm tra thông tin tờ khai đã
khai báo cùng với lô hàng được đưa ra khỏi cổng; và cuối cùng là, đóng dấu
vào mã vạch. Đến bước này thì lô hàng đã được thông quan; khi đó, nhân
viên giao nhận liên hệ phương tiện vận chuyển tại kho để chở hàng hóa đi.

• Bước 6: Chất xếp hàng hóa lên xe


Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục nhận lô hàng nhập khẩu tại kho ______ thì
công việc cuối cùng là nhân viên giao nhận cùng với tài xế lấy hàng và chất xếp
lên xe để đưa hàng hóa ra khỏi cổng.

2.3.5. Quyết toán và giao lô hàng cho khách


Công việc cuối cùng của nhân viên giao nhận sau khi hoàn tất thủ tục nhận lô
hàng hóa nhập khẩu là giải chi với công ty cũng như là thực hiện thanh lý hợp
đồng cung ứng dịch vụ với công ty THE BEST TRADING.
• Giải chi
Nhân viên giao nhận sẽ làm biên bản thanh toán các chi phí chi hộ khách
hàng và những khoản chi không có hóa đơn chứng từ. Với những chi phí phát
sinh không có hóa đơn chứng từ thì nhân viên giao nhận phải chú thích rõ
ràng để công ty kiểm tra tính hợp lý nhằm thực hiện việc quyết toán.
• Trả hồ sơ, giao hàng và thanh lý hợp đồng
Trên cơ sở việc giải chi của nhân viên giao nhận khi hoàn thành xong thủ tục
cũng như giao lô hàng này cho công ty THE BEST TRADING, công ty Express
sẽ tổng hợp toàn bộ chứng từ phát sinh để thực hiện việc trả hồ sơ cũng như
thanh lý hợp đồng cung ứng dịch vụ với THE BEST TRADING. Các chứng từ mà
công ty Express sẽ trả lại toàn bộ cho khách hàng gồm có những chứng từ
như sau:
− _______________________________________________________________________________
− Chứng từ hải quan gồm tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) số
_______________________________ và _______________.

398
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 6


Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là việc mà hàng
hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng máy bay. Trong phương thức này,
hàng hóa có thể được đặt trong máy bay chuyên dụng hoặc đặt trong phần bụng
của máy bay hành khách hay là máy bay dân dụng.

Người giao nhận có thể là một đại lý IATA và cũng có thể một người gom hàng.
Hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm hai loại là hàng hóa
thông thường và hàng hóa đặc biệt. Hàng hóa thông thường là loại hàng hoá mà
thuộc tính không có vấn đề về bao bì, nội dung, và kích thước. Hàng hóa đặc biệt
là loại hàng hoá phải đòi hỏi xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và vận chuyển
liên quan đến thuộc tính hay giá trị của hàng hoá.

Thiết bị xếp dỡ và thiết bị chất xếp là những phương tiện được sử dụng nhằm
hỗ trợ việc di chuyển các hàng hóa lên máy bay trong phương thức vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.

Hãng hàng không là doanh nghiệp vận chuyển hàng không. Cước là số tiền phải
trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các dịch vụ có liên quan đến vận chuyển;
hay nói một cách khác, đây là số tiền mà người vận chuyển thu trên một khối
lượng đơn vị hàng hóa vận chuyển.

Về cơ bản thì có hai loại cước hàng không là cước cho thuê máy bay và cước do
hàng hóa chuyên chở. Cước cho thuê máy bay là mức giá thuê hoặc lưu khoang
máy bay. Cước do hàng hóa chuyên chở, bao gồm: (1) Cước hàng bách hóa là
mức cước cơ bản được tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi
hay giảm giá nào từ hãng vận chuyển; (2) Cước tối thiểu là mức cước mà tại đó
hãng hàng không hòa vốn; (3) Cước hàng đặc biệt là mức cước thường thấp hơn
mức cước hàng bách hóa và áp dụng cho những hàng hóa đặc biệt trên những
đường bay nhất định; (4) Cước phân loại bậc hàng là mức cước chiết khấu hoặc
tăng thu trên cơ sở cước hàng bách hóa; (5) Cước cho các loại hàng là loại cước
tính chung cho tất cả các loại hàng hóa được đóng trong container; (6) Cước
container là loại cước tính theo container; (7) Cước hàng linh tinh là các loại cước
áp dụng với hàng đặc biệt hoặc vận chuyển trong những trường hợp đặc biệt mà
không có ở các loại giá cước khác.

Giấy gửi hàng bằng đường hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa do
hãng hàng không (hay người gom hàng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận
việc đã nhận hàng để chuyên chở.

399
GIAO NHẬN HÀNG AIR
Ths. Nguyễn Tấn Phong 6
Căn cứ vào chủ thể phát hành thì giấy gửi hàng đường không được phân thành
hai loại là MAWB là chứng từ do hãng hàng không cấp trực tiếp cho người gom
hàng và HAWB là chứng từ do người gom hàng cấp cho chủ hàng khi thực hiện
dịch vụ.

Giấy gửi hàng đường không được in theo mẫu tiêu chuẩn của IATA. Khi phát hành
giấy gửi hàng đường không cho một lô hàng thì sẽ phát hành nhiều bản khác
nhau. Một bộ AWB có thể gồm từ 8 đến 14 bản và thông thường là 9 bản; trong
đó, có 3 bản chính và các bản phụ được đánh số từ 4 đến 14.

Mỗi bản AWB bao gồm hai mặt. Nội dung của mặt trước của chúng giống hệt
nhau nếu không quan tâm đến màu sắc nhưng ghi chú ở phía dưới sẽ khác nhau
cũng như nội dung ở mặt sau sẽ khác nhau. Nếu là bản gốc thì thể hiện các quy
định có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không; trong
khi đó, nếu là bản phụ thì mặt sau sẽ trống.

Giấy hướng dẫn gửi hàng là chứng từ giao nhận thể hiện các thông tin cần thiết
nhằm đảm bảo lô hàng được giao đến đúng địa điểm và đúng người nhận hàng.

Đối với lô hàng xuất. Sau khi đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng
(nhà xuất khẩu như tình huống nghiên cứu PL5) thì quy trình thực hiện giao lô
hàng xuất khẩu bằng đường hàng không (với điều kiện giao hàng là FCA) gồm các
bước như sau: (1) Nhận bộ chứng từ và lô hàng xuất để thực hiện hoạt động xuất
hàng; (2) Khai báo hải quan; (3) Làm các thủ tục giao lô hàng xuất khẩu tại kho
TCS; và (4) Quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Việc gửi hàng hóa xuất khẩu tại kho TCS được thực hiện theo 6 bước đó là: (1)
Xuất trình tài liệu tại cổng Bảo vệ; (2) Thực hiện quá trình tiếp nhận hàng hóa; (3)
Làm thủ tục TCS; (4) Làm thủ tục hải quan; (4) Làm thủ tục an ninh soi chiếu và (5)
Lập không vận đơn tại văn phòng các hãng.

Đối với lô hàng nhập. Sau khi đã ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với khách hàng
(nhà nhập khẩu như tình huống nghiên cứu PL6) thì quy trình thực hiện nhận lô
hàng nhập khẩu bằng đường hàng không (với điều kiện giao hàng là CIP) gồm các
bước như sau: (1) Nhận thông báo hàng đến và bộ chứng từ; (2) Lấy lệnh giao
hàng; (3) Khai báo hải quan; (4) Làm các thủ tục nhận lô hàng nhập khẩu tại kho
TCS; và (4) Giải chi và giao hàng cho khách hàng.

Việc nhận hàng hóa nhập khẩu tại kho TCS được thực hiện theo 6 bước đó là:
(1) Làm thủ tục cấp thẻ tại cổng Bảo vệ số 1; (2) Làm thủ tục nhận hàng tại Quầy
thủ tục; (3) Làm thủ tục mở tờ khai Hải quan; (4) Nhận hàng và chờ kiểm tra Hải
quan; (5) Kiểm tra Hải quan trước khi đưa hàng ra khỏi kho và (6) Chất xếp hàng
hóa lên xe.

400
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Thương mại (2005);

Luật Hải quan (2014);

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (2019);

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính


phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics;

Phạm Mạnh Hiền (2012), Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo
hiểm trong ngoại thương, NXB Lao động Xã hội;

Nguyễn Thanh Hùng (2017), Giáo trình vận tải giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu, Lưu hành nội bộ;

Nguyễn Tấn Phong (2022), Giao nhận hàng hóa và Khai báo
hải quan, Lưu hành nội bộ;

Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Quản trị xuất nhập khẩu, NXB
Tổng hợp TP.HCM;

Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logistics những vấn đề cơ bản,


NXB Lao động Xã hội.

You might also like