You are on page 1of 6

NGUYỄN DỊU - CBN

ĐỀ 2: CẢM NHẬN VỀ KHÁT VỌNG SỐNG VÀ CỐNG HIẾN CỦA NHÀ THƠ
THANH HẢI QUA 3 KHỔ CUỐI BÀI “MÙA XUÂN NHO NHỎ”
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
- Trực tiếp: (Tham khảo đề 1)
Thanh Hải là một trong những cây bút tiêu biểu có công xây dựng nền văn nghệ
giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Không những là một nhà văn từng trải qua hai
cuộc kháng chiến, Thanh Hải còn được biết đến với một hồn thơ bình dị, mộc mạc, chân
thành và giàu sức sống. Điều đó được thể hiện qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - thi
phẩm nổi tiếng, để đời, làm nên tên tuổi của ông. Mặc dù được sáng tác vào những giây
phút cuối cùng trong cuộc đời của tác giả, nhưng bài thơ lại khiến ta ngỡ ngàng bởi vẻ
đẹp và sức sống mãnh liệt của mùa xuân cùng khát vọng sống cống hiến của tác giả. Ba
khổ thơ cuối chính là minh chứng cho lẽ sống cao đẹp đó:
“Ta làm con chim hót

Nhịp phách tiền đất Huế”
-> về nhà viết vào vở
- Gián tiếp :
+ Cách 1:
Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Một khúc ca xuân” đã từng thốt lên: “Ôi! Sống đẹp là
thế nào, hỡi bạn?” . Là được sống hết mình với mùa xuân và tuổi trẻ, là được theo đuổi
đam mê khát vọng, là đạt được thành công trong cuộc đời… hay chỉ đơn giản là “một
mùa xuân nho nhỏ” để dâng hiến, đề góp phần làm nên mùa xuân lớn của đất nước, dân
tộc như nhà thơ Thanh Hải trong thi phẩm nổi tiếng của ông - “Mùa xuân nho nhỏ”? Với
khát vọng sống và cống hiến, Thanh Hải thực sự đã khơi dậy trong mỗi chúng ta một lối
sống đẹp và ý nghĩa, đáng được trân trọng. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua ba khổ thơ
cuối của bài thơ.
(Lưu ý: có thể dùng làm KB, trừ câu in màu vàng)
+ Cách 2: Danh ngôn về lẽ sống và cống hiến
VD: Có người đã từng nói: “Thước đo cuộc đời của bạn không phải là thời
gian, mà là sự cống hiến”. Có những người sống cả một cuộc đời dài chỉ giữ khư khư cho
riêng mình, để hưởng thụ; nhưng cũng có những người đã nguyện làm một điều gì đó thật
có ích, dù là bé nhỏ, dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Tôi thực sự thấm thía điều đó
NGUYỄN DỊU - CBN

khi đọc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Với những vần thơ được sáng tác
trên giường bệnh, vào mùa đông cuối cùng của cuộc đời nhưng vấn hết sức lạc quan,
trong trẻo, yêu đời, với một khát vọng sống cống hiến, làm một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ
góp mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Điều đó khiến tôi cảm phục và được tác giả thể
hiện sâu sắc qua ba khổ thơ cuối của bài thơ.
II. THÂN BÀI
1. Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
- Với MB trực tiếp: giới thiệu hoàn cảnh sáng tác - cuối năm 1980 - nhà thơ nằm trên
giường bệnh, không bao lâu trước khi qua đời.
-> Bài thơ là di ngôn để đời của Thanh Hải.
- Với MB gián tiếp:
+ Tác giả, tác phẩm (như MB trực tiếp): Thanh Hải là một trong những cây bút
tiêu biểu có công xây dựng nền văn nghệ giải phóng miền Nam từ những ngày đầu.
Không những là một nhà văn từng trải qua hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải còn được
biết đến với một hồn thơ bình dị, mộc mạc, chân thành và giàu sức sống.
+ Hoàn cảnh sáng tác: như trên
2. Phân tích, cảm nhận 3 khổ thơ cuối
* Khái quát nội dung 3 khổ thơ đầu (1 đoạn nhỏ 5-7 dòng):
- Ở phần đầu bài thơ, tác giả đã bày tỏ những xúc cảm, niềm vui sướng, hân hoan trước
vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân xứ Huế như một bức tranh hài hòa, trong trẻo, rộn rã âm
thanh và tươi thắm sắc màu. Từ đó, tác giả thể hiện những cảm xúc và suy ngẫm về mùa
xuân của đất nước và sức sống của dân tộc qua bốn ngàn năm lịch sử, tin tưởng vào
tương lai “cứ đi lên phía trước” của dân tộc ta.
- Nếu 3 khổ thơ đầu thiên về xúc cảm, nhịp thơ sôi nổi khẩn trương, như chạy đua với
thời gian và sự sống thì 3 khổ thơ sau thiên về suy ngẫm, triết luận, nhịp thơ lắng xuống ở
chiều sâu, trở thành khát vọng sống, khát vọng hòa nhập và lẽ sống cống hiến của nhà
thơ.
(Trích khổ 4)
* Phân tích đoạn thơ:
a. Khổ 4: Khát vọng hòa nhập, hóa thân của tác giả
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
NGUYỄN DỊU - CBN

Ta nhập vào hoà ca


Một nốt trầm xao xuyến.
- Nội dung:
+ Khát vọng được hòa nhập: trước sức sống của thiên nhiên, đất nước nhà thơ
cũng như muốn hòa nhập vào nhịp sống của mùa xuân, của đất trời và của dân tộc. Nhà
thơ muốn hòa mình vào mạch nguồn bất tận ấy của sự sống bởi quỹ thời gian của mình
còn quá ít ỏi, đang cạn kiệt dần, sự sống đang lìa bỏ con người - đó là quy luật tất yếu:
sinh - lão - bệnh - tử. Không ai tránh được, không ai nằm ngoài quy luật nghiệt ngã đó.
Thanh Hải cũng vậy, nhà thơ ý thức sâu sắc được về sự sống, để bất tử với thời gian, nhà
thơ khao khát hòa mình vào sự sống bất tận.
+ Khát vọng hóa thân: nhà thơ khao khát được hóa thân thành những sự vật cụ
thể: con chim hót, một cành hoa, một trầm xao xuyến… - những sự vật bé nhỏ, bình dị,
những có ích và làm đẹp cho đời. Là con chim hót để cất cao tiếng ca trong trẻo dâng
tặng cho đời, là cành hoa để tỏa hương sắc làm đẹp cho đời, là nốt trầm trong bản hòa ca
tạo nên những dư âm, xao xuyến của một bản nhạc… Câu thơ của Thanh Hải gợi cho
chúng ta nhớ tới “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả?
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
-> Đâu cần phải làm những điều thật lớn lao mới là đáng sống, nếu ta không thể
làm những gì phi thường, không thể trở thành những vĩ nhân, thì ta chỉ cần sống hết
mình, sống có ý nghĩa từ những điều nhỏ nhất, thì dẫu có là con chim, chiếc lá, cành hoa,
nốt nhạc trầm… cũng đủ thấy hạnh phúc rồi, thấy cuộc đời có ý nghĩa rồi.
Khát vọng hóa thân của nhà thơ không phải là tan biến mà là hòa mình vào sự
sống, để bất tử cùng với sự sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Thanh Hải - người
đang chạy đua với thời gian, với sự sống để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc cuối cùng
của đời mình.
- Nghệ thuật:
+ Biện pháp tu từ:
> Điệp ngữ (ta làm, ta nhập) - nhấn mạnh khát vọng thiết tha, cháy bỏng,
chân thành của nhà thơ, khao khát được làm một điều gì đó có ích cho cuộc sống, cho
NGUYỄN DỊU - CBN

mùa xuân, cho đất nước để trước khi về với hư vô, con người ta không tan biến thành cát
bụi.
> Phép liệt kê: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến - sự
vật bình dị, bé nhỏ mà nhà thơ khao khát hóa thân. Không ồn ào, không cao diệu, mà chỉ
lặng lẽ, âm thầm dâng hiến, làm đẹp cho cuộc đời, cho mùa xuân của đất nước.
-> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Cách xưng hô: từ “tôi” -> “ta”. Sự chuyển đổi cách xưng hô từ khổ 1 (tôi) sang
khổ 4 (ta) đã đưa nhà thơ từ cái tôi bé nhỏ đến cái ta rộng lớn, từ xúc cảm đến khát vọng,
từ niềm vui tận hưởng đến khát khao hòa nhập, hóa thân… Lẽ sống của nhà thơ cũng lớn
dần lên, cao đẹp hơn.
b. Khổ 5: Lẽ sống cống hiến của nhà thơ
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
- Nội dung:
+ Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ”: hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
> Khi nói đến mùa xuân - ta nghĩ ngay đến mùa của lá non lộc biếc, mùa
của sự khởi đầu, mùa của sự sống, sự sinh sôi và phát triển. Mùa xuân còn là mùa của
tuổi trẻ, của khát vọng sống, khát vọng yêu ở con người. Trong hoàn cảnh của nhà thơ lúc
này, còn nghĩ về mùa xuân, hướng đến mùa xuân đã là vượt lên chính mình, là biểu hiện
của một tinh thần lạc quan, yêu sống thiết tha, một nghị lực sống phi thường.
> Tính từ “nho nhỏ”: trong những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời,
Thanh Hải ý thức được mình không thể làm được điều gì lớn lao, nên ông khao khát
muốn cống hiến chút sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước, muốn làm một mùa
xuân nho nhỏ nhưng có ý nghĩa, góp mình vào mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc.
Thể hiện sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung , giữa cá nhân và cộng đồng ->
Thanh Hải khao khát được hòa cái riêng, cái bé nhỏ của mình vào cái chung, cái lớn lao
của đất nước -> Thể hiện sự khiêm nhường, giản dị của nhà thơ, mong ước cháy bỏng của
nhà thơ Thanh Hải: muốn sống thật trọn vẹn đến khoảnh khắc cuối cùng để cống hiến cho
đất nước, cho dân tộc bằng sức sống tươi trẻ, bằng tinh thần lạc quan, bằng những gì đẹp
đẽ nhất. Đó là khát vọng sống đẹp, đậm tính nhân văn.
NGUYỄN DỊU - CBN

+ Thái độ dâng hiến của nhà thơ: “Lặng lẽ dâng cho đời” - không màu mè hào
nhoáng, không đao to búa lớn, chỉ lặng lẽ, âm thầm, giản dị sống và cống hiến những gì
đẹp nhất, có ý nghĩa cho cuộc đời. Động từ “dâng” bày tỏ thái độ thành kính, sự nâng niu
với phẩm vật mà mình dâng tặng cho đời. Một mùa xuân nho nhỏ kia là món quà tạo hóa
ban tặng cho nhà thơ, nay khi sắp từ giã cõi đời, nhà thơ nâng niu, thành kính dâng tặng
lại cho cuộc đời bởi “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu thơ của Thanh Hải gợi
ta nhớ đến bài thơ nổi tiếng của Tago:
“Khi Tử Thần đến gõ cửa nhà anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật?
Trước vị khách quý đến thăm tôi sẽ đặt
Chiếc li tràn đầy cuộc sống tôi dâng”
+ Khát vọng cống hiến của nhà thơ: Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc -
bất kể thời gian, tuổi tác, địa vị, trẻ hay già… dù cuộc đời dài rộng trước mắt hay cánh
cửa cuộc đời đã sắp khép lại, ai ai cũng có cách và có thể làm “một mùa xuân nho nhỏ”
để dâng tặng cho đời.
- Nghệ thuật:
+ Các biện pháp tu từ: ẩn dụ (một mùa xuân nho nhỏ) và hoán dụ (tuổi hai mươi
- khi tóc bạc), điệp từ “dù là…”: lời khẳng định mạnh mẽ của tác giả, thể hiện một quyết
tâm, sự kiên định của nhà thơ với lẽ sống cống hiến của mình. Nhà thơ sẵn sàng vượt qua
mọi trở ngại, thử thách về thời gian (dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc), về tuổi tác, về
bệnh tật… để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ, hòa vào mùa xuân lớn của đất nước.
+ Giọng thơ: nhỏ nhẹ, tâm tình mà thiết tha, cháy bỏng khát vọng sống và dâng
hiến của tác giả.
* Khổ 6: Khúc vĩ thanh về tình yêu quê hương xứ Huế
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...
- Nếu coi toàn bộ bài thơ “MXNN” là một khúc ca xuân, khúc ca về sự sống và khát vọng
cống hiến thì khổ thơ cuối là khúc vĩ thanh của bản hòa ca ấy. (Liên hệ hoàn cảnh ra đời
bài thơ). Mặc dù viết giữa mùa đông của năm 1980, mùa đông của cuộc đời Thanh Hải,
NGUYỄN DỊU - CBN

nhưng bài thơ lại là khúc ca xuân dâng cho đời khiến người đọc cảm phục, trân trọng biết
bao!
- Âm hưởng của khổ thơ là những làn điệu dân ca xứ Huế (câu Nam ai, Nam bình, nước
non ngàn dặm…): trữ tình, ngọt ngào, say đắm… Cho đến giây phút cuối cùng, Thanh
Hải vẫn một lòng yêu quê hương xứ sở, thiết tha với sự sống, với mùa xuân.
-> Bài thơ khép lại nhưng những dư âm của nó sẽ còn vang mãi trong lòng độc giả.
3. Đánh giá
- Nội dung
- Nghệ thuật
III. KB
(Tham khảo phần MB gián tiếp ở trên)
=> VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỀ SỐ 2 - MÙA XUÂN NHO NHỎ
(HẠN NỘP - 25/2)

You might also like