You are on page 1of 9

Sơ đồ tư duy cảm nhận ba khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Thanh Hải là nhà thơ của xứ Huế mộng mơ thuộc những cây bút có tiếng trong việc xây dựng nền văn nghệ giải phóng
miền Nam từ những ngày đầu tiên. Tuy là một nhà thơ từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ hung tàn,
Mở bài ác liệt nhưng ông luôn có một tâm hồn trong sáng, bình dị và giàu sức sống. Đó cũng chính là thứ giúp cho các tác
phẩm của Thanh Hải có được hồn thơ hồn hậu, tự nhiên, thiết tha và sâu lắng gây được những ấn tượng cho các bạn đọc
một cách sâu sắc. Một trong những tác phẩm được đón nhận như vậy đó chính là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”-thi phẩm
nổi tiếng để đời, làm nên tên tuổi của ông. Mặc dù ông sáng tác nó trong những ngày tháng cuối cuộc đời nhưng nó cho
thấy được sự lạc quan, yêu đời của ông qua vẻ đẹp mãnh liệt của mùa xuân và khát vọng của bản thân. Ba khổ thơ đầu
chính là minh chứng cho vẻ đẹp và sức sống ấy:

“Mọc giữa dòng sông xanh

…………………………..

Cứ đi lên phía trước.”

Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980-một tháng trước khi Thanh Hải
qua đời sau khoảng thời gian ông chống chọi với bệnh tật trên giường bệnh. Vậy mà trong tâm lí nặng nề
Hoàn cảnh sáng vì bị bệnh tật giày vò, hành hạ thì tâm hồn trong sáng của ông vẫn kịp để viết lên những tâm niệm, khát
tác khao cháy bỏng của bản thân. Bằng chút sức lực của một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nhà thơ đã
gửi gắm cho đời tình yêu mùa xuân của quê hương, đất nước và ước nguyện được cống hiến cho đời tình
yêu mùa xuân của quê hương, đất nước và ước nguyện được cống hiến cuộc đời mình Tổ quốc thân yêu
vào bài thơ này.
-Bài thơ nằm trong cảm hứng viết về mùa xuân-mùa của sự khởi đầu, của sức
sống, của sự sinh sôi, mùa của tuổi trẻ và khát vọng. Mặc dù ra đời trong hoàn
cảnh đặc biệt nhưng “Mùa xuân nhonhor” của Thanh Hải cũng không nằm
Nhận xét chung ngoài mạch cảm hứng bất tận ấy.

-Ba khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân sinh động, trong
trẻo, đầy sức sống về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và con người từ mùa
xuân của quê hương xứ Huế mộng mơ đến mùa xuân của đất nước Việt Nam.

Khổ 1:Xúc cảm của tác giả trước mùa xuan của thien
nhiên đất nước
-Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh thiên nhiên mùa xuân mà Thanh Hải vẽ.
Nó mang sắc màu quen thuộc của xứ Huế mộng mơ bằng những chi tiết bình
dị, trong sáng mà tươi đẹp, giàu sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

-Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân trong sáng,
tươi đẹp, tràn đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

+Hình ảnh: “dòng sông xanh”,”bông hoa tím biếc”:

>Vẻ đẹp mùa xuân nơi xứ Huế của Thanh Hải rất riêng. Giữa dòng sông xanh
nổi bật sắc hoa tím biếc với đường nét,sắc màu hài hoà, trong trẻo. Dòng sông
xanh làm nổi bật sắc tím biếc- sắc màu đặc trưng của con người Huế.

>Nghệ thuật đảo ngữ: động từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ- nhấn mạnh, tô
đậm,làm nổi bật vẻ đẹp, sức sống và gợi cảm giác vươn lên, đang trỗi dậy
mạnh mẽ trong bông hoa tím. Dòng sông xanh là nơi tiếp thêm nguồn nhựa
sống cho bông hoa tím biếc mà thoải mái bung sắc.
-Âm thanh của tiếng chim chiền chiện:

+Chuyển ý: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế không chỉ hài hoà, trong trẻo về màu
sắc mà còn rộn rã bởi âm thanh tiếng chim chiền chiện quen thuộc của
quê hương miền Trung:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+Những từ cảm thán “ơi”,“hót chi” –biểu lộ cảm xúc, niềm vui, sự phấn khích
của Thanh Hải nghe tiếng chim chiền chiền-loài chim báo tin mùa xuân của xứ
Huế. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời như là một chất xúc tác đánh thức
tâm hồn ông về những xúc cảm về màu xuân mặc dù ông đang phải nằm trên
giường bệnh trong một mùa đông giá rét.

Những hình ảnh và âm thanh này chính là sự đồng vọng của những mùa xuân
đã qua trong cuộc đời nhà thơ, và cả những mùa xuân sẽ tới. Nó gợi nên nhịp
sống tuần hoàn, bất diệt của thiên nhiên. Điều đó khẳng định tinh thần lạc quan,
yêu đời, yêu cuộc sống, thiết tha của nhà thơ.

+Không gian của tiếng chim:”vang trời”-âm thanh tiếng chim chiền chiện ngân
vang, lan toả khắp không gian bầu trời rộng lớn làm không khí ngày xuân thêm
rộn rã, hứng khởi.

+Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi – Tôi đưa tay
tôi hứng”
Phân tích ba khổ thơ
Thân bài >Âm thanh vốn vô hình nhưng được nhà thơ hữu hình hoá bằng nghệ thuật ẩn
đầu. dụ chuyển đổi cảm giác qua hình ảnh “từng giọt long lanh rơi” và qua động từ
“hứng”. Tiếng chim từ kênh thính giác sang thị giác (từng giọt long lanh) và
sang xúc giác (hứng) làm nó trở nên sinh động hơn.

>Động từ “hứng”-thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng, biết ơn của tác giả đối
với món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng khi xuân về. Tiếng chim “long
lanh rơi”như hạt ngọc đã được kết thành đã thấm vào lòng người nghệ sĩ tinh tế,
nhạy cảm, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thế mới biết “Nếu nhà
thơ không tham gia vào cuộc kiến tạo nên thế giới này thì thế giới đâu có được
đẹp đẽ như vậy” (Raxun Gamzatop)

Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã tạo nên hình ảnh thơ đẹp đễ, đầy ấn
tượng. Âm thanh được càm nhận bằng tất cả các giác quan, bằng cả sự trúc da
thịt khiến nó trở nên hữu hình, cụ thể, gần gũi.

Khổ thơ đầu cua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” mở ra bức tranh mùa xuân xứ
Huế vừa trong trẻo, hài hoà âm thanh vùa mang những nét đặc trưng của xứ
Khổ 2:Xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
-Trước thiên nhiên đất trời mộng mơ của quê hương xứ Huế, Thanh Hải đã mở
rộng lòng mình cảm nhận hình ảnh mùa xuân đất nước ở khổ thơ thứ hai:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…”


Phân tích cụ thể -Phép điệp được sử dụng với tần số cao:

+Điệp từ “mùa xuân”,”lộc”: tô đậm sức sống của mùa xuân đang lan toả khắp đất
trời, trên mọi miền đất nước, nơi đâu cũng rộn ràng, hứng khởi.

Điệp ngữ lộc còn mang ý nghĩa ẩn dụ- lộc vùa là lá non, chồi biếc, lộc vừa là mùa
xuân, sức sống, lộc còn là sự may mắn, hạnh phúc …

+Điệp cấu trúc câu kết hợp với nghê thuật so sánh: “Tất cả như hối hả - Tất cả
như xôn xao” – khiến nhịp thơ bỗng trở nên hối hả, khẩn trương, làm tăng thêm
sức xuân phơi phới, dồi dào, mãnh liệt. Vạn vật đang khẩn trương chạy đua với
thời gian, với sức sinh sôi của mùa xuân trong nguồn sống dồi dào.

-Hai từ láy “hối hả’,”xôn xao” :diễn tả nhịp sống khẩn trương, sôi động của con
người,của mùa xuân. Nó thúc giục người ta phải chạy đua để cống hiến nhiều nhất
cho cuộc đời. Vạn vật thì đua nhau đâm chồi nảy lộc, người người hăng say lao
động, chiến đấu,… bởi “xuân không chờ đợi ai” và còn bởi nhịp sống đương đại
đang giục giã mỗi con người góp phần làm nên sự phát triển cho đất nước.

Giữa những năm 80 đất nước còn gian khổ, thiếu thốn, nhưng nhà thơ vẫn luôn
giữ một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai, nhịp sống của đất nước.
Khổ 3:Sức sống của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử
-Chuyển ý:Nằm trong mạch suy tưởng của tác giả, từ mùa xuân của thiên nhiên đất
trời, của lòng người, Thanh Hải đã ngẫm suy về mùa xuân và sức sống của đất
nước qua chiều dài của lịch sử:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

-Trước tiên, nhà thơ suy ngẫm về chiều dài lịch sử của đất nước:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao”

+Bằng con mắt thời gian và niềm tự hào sâu sắc, tác giả đã khái quát lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc qua cụm từ “bốn ngàn năm”-mặc dù nó chỉ là con số
mang tính ước lệ nhưng đã khẳng định một lịch sử lâu đời với nhiều anh hùng bât
khuất trong công cuộc đánh giặc bảo vệ và xây dựng đất nước.

+Hai tính từ “vất vả” và “gian lao”: là thước đo chan thực nhất, quý giá nhất của
lịch sử. Bởi lẽ, mỗi trang sử vẻ vang của dân tộc đều được đổi bằng mồ hôi, bằng
công sức, bằng nước mắt, mâu xương của bao thế hệ con người Việt Nam.

Diễn tả sự gian truân, khó nhọc của nhân dân ta trong quá trình dựng nước và
giữ nước

+Hình ảnh đất nước được nhân hoá như một sinh thể, một con người, một cuộc
đời trải bao vất vả gian lao. Nó gợi cho ta đến những câu thơ:

“Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!

Trong đau khổ, Người đẹp hơn nhiều

Như bà mẹ sớm chiều gánh nạng

Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng…

Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời”

(Tố Hữu)

-Hai câu sau: Suy ngẫm của nhà thơ về tương lai đất nước.
“Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

+Nghê thuật so sánh:”Đất nước như vì sao” – khẳng định sức sống, vẻ đẹp, sự toả
sáng và trường tồn của đất nước. Như vì sao luôn toả ánh sáng lấp lánh, trường tồn
của thế giới. đất nước cũng sẽ trường tồn, toả sáng theo thời gian.

Tác giả bày tỏ niềm tin tưởng, hi vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước. Dẫu
trước mắt còn nhiều khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, còn nhiều mặt trái và bất
cập… nhưng với ý chí quyết tâm “cứ đi lên phía trước”, nhà thơ tin tưởng rằng: đất
nước sẽ vượt qua khó khăn để toả sáng và phát triển, dân tộc sẽ đi đến tương lai
huy hoàng.

+Nghệ thuật nhân hoá: “Cứ đi lên phía trước” – khiến hình tượng đất nước tựa như
con người, một sinh thể lớn lao,phi thường, đã và đang mang trong mình sức sống
bất diệt, sức vươn lên không gì ngăn cản được.

Thể hiện tinh thần lạc quan, lòng yêu cuộc sống, yêu đất nước thiết tha, sâu nặng
của tác giả. Đặt trong hoàn cảnh của nhà thơ, điều đó thật đáng khâm phục và trân
trọng.

Nội dung:
-Là đoạn thơ hay, đặc sắc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, kết tinh tấm lòng, tài năng, tư
tưởng của tác giả Thanh Hải-một con người yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu sự sống, yêu quê
hương đất nước thiết tha.

-Từ xúc cảm về thiên nhiên xứ Huế, về mùa xuân của đất trời, con người, nhà thơ đã suy ngẫm
và bày tỏ niềm tin tưởng, hi vọng vào tương lai, vào mùa xuân cảu đất nước, dân tộc.

Nhận xét chung

Nghệ thuật:
-Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ nhanh, sôi nổi, khẩn trương, như thể tác giả đang chạy đua với
thời gian, sự soongs và sức xuân.

-Âm điệu, giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha, thể hiện tình cảm sâu nặng cảu hà thơ với
cuộc đời, đất nước.

-Sáng tạo những hình ảnh tự nhiên mà độc đáo, gợi hình gợi cảm (tiếng chim chiền chiện, bống
hoa tím biếc, loocjj, vì sao,...), các biện pháp tu từ đặc sắc : so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, …
Thân bài

You might also like