You are on page 1of 7

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =

35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Chất béo là trieste của glixerol với:


A. axit béo. B. cacbohiđrat. C. amin. D. axit axetic.
Câu 42: Những tính chất vật lý chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu
bởi:
A. các electron tự do trong tinh thể kim loại. B. khối lượng riêng của kim loại.
C. tính chất của kim loại. D. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.
Câu 43: Chất nào sau đây đông tụ khi đun nóng?
A. Tinh bột. B. Ancol etylic. C. Glucozơ. D. Anbumin.
Câu 44: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit?
A. N2. B. H2. C. SO2, NOx. D. CO2.
Câu 45: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. MgCl2.
Câu 46: Hòa tan hết m gam Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy
nhất, đktc). Giá trị của m là:
A. 2,4. B. 7,2. C. 9,6. D. 4,8.
Câu 47: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
A. CaCl2. B. Na2CO3. C. Fe2O3. D. C2H5OH.
Câu 48: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam etyl fomat bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam
ancol. Giá trị của m là:
A. 4,6. B. 6,8. C. 8,2. D. 3,2.
Câu 49: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?
A. Glucozơ. B. Metyl fomat. C. Tinh bột. D. Anđehit axetic.
Câu 50: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Fructozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.
Câu 51: Axit nitric thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào trong các chất sau?
A. Cu. B. NaOH. C. Na2CO3. D. Fe(OH)3.
Câu 52: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.
C. Nhúng dây Mg vào dung dịch HCl. D. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2.
Câu 53: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ag. B. Mg. C. Al. D. K.
Câu 54: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. Ca(OH)2.
Câu 55: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Xenlulozơ. B. Polietilen. C. Amilozơ. D. Amilopectin.
Câu 56: Chất X có công thức Fe2O3. Tên gọi của X là:
A. sắt (III) hiđroxit. B. sắt (III) oxit. C. sắt (II) oxit. D. sắt (II) hiđroxit.
Câu 57: Cho 45 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 100% thu được bao nhiêu gam C2H5OH?
A. 18,4. B. 36,8. C. 23,0. D. 46,0.
Câu 58: Tên gọi nào sau đây là của este HCOOCH3?
A. Metyl fomat. B. Metyl axetat. C. Etyl fomat. D. Etyl axetat.
Câu 59: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng pahnr ứng trùng ngưng?
A. Polietilen. B. Poli (etylen terephtalat).
C. Poli (vinyl clorua). D. Poliacrilonitrin.
Câu 60: Axit fomic không tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. NaOH. B. Na2CO3.
C. AgNO3 trong NH3. D. NaCl.
Câu 61: Cho Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: H2SO4 loãng, CuSO4, HCl, HNO3 loãng (dư). Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt (II) là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 62: Cho 5,4 gam bột Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48. B. 8,96. C. 3,36. D. 6,72.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Phân tử Gly-Ala-Ala có 3 nguyên tử oxi. B. Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước.
C. Dung dịch protein có phản ứng màu biure. D. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
Câu 64: Khi cho chất nào sau đây vào nước không thu được dung dịch bazơ?
A. Na. B. CaO. C. Ba. D. KCl.
Câu 65: Cho các sơ đồ phản ứng:
(1) X (C6H11O4N) + NaOH → Y + Z + H2O.
(2) Y + HCl → HOOC-CH(NH3Cl)-CH2-CH2-COOH + NaCl.
Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y là axit glutamic. B. X có 2 cấu tạo thỏa mãn.
C. Phân tử X có hai loại chức. D. Z là ancol etylic.
Câu 66: Thực hiện thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.
Bước 2: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 3: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% rồi lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài
phút.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1 có thể thay 1 ml dung dịch lòng trắng trứng bằng 1 ml dầu ăn.
(b) Ở bước 3 có xảy ra phản ứng màu biure.
(c) Ở bước 2 có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
(d) Sau bước 3 thu được dung dịch đồng nhất có màu xanh lam.
(e) Sau bước 3 thu được dung dịch đồng nhất có màu tím đặc trưng.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 67: Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH
1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch
chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 46,825. B. 44,425. C. 45,075. D. 57,625.
Câu 68: Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe2O3 nung nóng, thu được 6,69 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất
rắn). Hòa tan X vào HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí Y gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử
khác). Tỉ khối của Y đối với H2 bằng 21,8. Giá trị của m là:
A. 8,0. B. 10,2. C. 9,6. D. 7,73.
Câu 69: Cho hỗn hợp E gồm 2 ancol đơn chức X, Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY) phản ứng với CuO
nung nóng, thu được 5,4 gam H2O và hỗn hợp hơi Z (gồm 2 anđehit tương ứng và 2 ancol dư). Đốt cháy
hoàn toàn Z thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,5 gam H2O. Mặt khác cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 1,1 mol Ag. Hiệu
suất tạo anđehit của X là:
A. 83,33%. B. 50,45%. C. 93,75%. D. 41,15%.
Câu 70: Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung
dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và 2 chất hữu cơ Z và T (MZ < MY < MT). Y tác dụng với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z có phản ứng tráng gương.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất X.
(c) Chất T làm mất màu nước brom.
(d) Chất Y là propan-1,2-điol.
(e) Nung chất T với NaOH và CaO ở nhiệt độ cao, thu được khí etilen.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, xenlulozơ và saccarozơ khi thủy phân đều thu được một loại monosaccarit.
(b) Dung dịch metylamin làm quỳ tím đổi sang màu xanh.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(e) Dầu thực vật và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 72: Hỗn hợp E gồm este đa chức X (mạch hở) và este đơn chức Y. Thủy phân hoàn toàn m gam E
bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH 12,8%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn khan
T gồm ba muối N, P, Q (MN < MP < MQ < 120) và 185,36 gam chất lỏng Z. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa
đủ 2,18 mol O2, thu được 0,32 mol Na2CO3, 1,88 mol CO2 và 0,72 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X
trong E có giá trị gần nhất với
A. 53. B. 64. C. 35. D. 46.
Câu 73: Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản
ứng hết với 0,25 mol X cần tối đa 0,35 mol NaOH trong dung dịch, thu được m gam hỗn hợp hai muối.
Giá trị của m là
A. 17,0. B. 30,0. C. 13,0. D. 20,5.
Câu 74: Cho 33 gam hỗn hợp X gồm R, RS, RCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được
dung dịch Z và hỗn hợp khí Y gồm SO2, CO2. Hỗn hợp khí Y làm mất màu tối đa 480ml dung dịch
KMnO4 0,5M. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp khí Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thì dung dịch thu
được sau phản ứng có khối lượng giảm 42 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Cho NaOH dư vào Z,
lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 32 gam oxit. Các phản ứng đều xảy ra hoàn
toàn. Phần trăm khối lượng của hợp chất RS trong hỗn hợp X là:
A. 52,73%. B. 13,33%. C. 33,94%. D. 15,36%.
Câu 75: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4.
(b) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho dung dịch NaHSO4 vào đung dịch Ba(HCO3)2.
(e) Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, có bao nhiêu thí nghiệm vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 76: Este X có công thức phân tử là C4H6O2. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được 2 chất đều
có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC(CH3)=CH2. B. HCOOCH=CHCH3.
C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 77: Hợp chất hữu cơ X no có công thức là C7HyO6Nt (y < 17). Cho X tác dụng với NaOH thu được
ancol etylic, amin Z và hỗn hợp T gồm 2 muối, trong đó có một muối của axit cacboxylic không có phản
ứng tráng bạc và một muối của alpha amino axit. Cho các phát biểu sau:
(1) X có 14 nguyên tử H
(2) Z tạo khói trắng khi để cạnh HCl đặc
(3) alpha amino axit cấu tạo nên X có tên bán hệ thống là 2-aminoaxetic
(4) X có 2 đồng phân cấu tạo
(5) Axit cacboxylic cấu tạo nên X là thành phần chủ yếu của giấm ăn
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, trong đó số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt
cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng
của X trong 7,28 gam hỗn hợp E là
A. 3,52 gam. B. 5,28 gam. C. 4,40 gam. D. 3,60 gam.
Câu 79: Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH
28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt
cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol X tác
dụng tối đa với dung dịch chứa x mol Br2. Giá trị của x là:
A. 0,21. B. 0,32. C. 0,24. D. 0,18.
Câu 80: Cho sơ đồ chuyển hóa Al + X → AlCl3; AlCl3 + Y → Al(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một
phương trình hóa học). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. HCl, NaCl. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, NaOH.

------------HẾT------------
ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41A 42A 43D 44C 45A 46B 47D 48A 49C 50C
51A 52B 53A 54C 55D 56B 57C 58A 59B 60D
61C 62D 63C 64D 65B 66D 67A 68D 69C 70A
71B 72C 73B 74B 75C 76B 77B 78C 79B 80D

Câu 46:
Hướng dẫn giải:
Có: nNO = 0,2mol  BTe
nMg = 0,3mol  m = 7,2gam
Câu 48:
Hướng dẫn giải:
Có: neste = 0,1mol  nancol = 0,1mol  m = 4,6gam
Câu 57:
Hướng dẫn giải:
Có: nglucozo = 0,25mol  n C2 H5OH  0,5mol  m  23gam
Câu 62:
Hướng dẫn giải:
Có: nAl = 0,2mol  n H2  0,3mol  V  6, 72
Câu 65:
Hướng dẫn giải:
Từ phương trình (2) suy ra Y là NaOOC - CH(NH2) - CH2 - CH2 - COONa
Từ phương trình (1) suy ra Z là CH3OH và X là CH3OOC - CH(NH2) - CH2 - CH2 - COOH hoặc HOOC -
CH(NH2) - CH2 - CH2 - COOCH3
Vậy chỉ có phát biểu B đúng
Câu 66:
Hướng dẫn giải:
(a) Sai do dầu ăn là chất béo nên không có phản ứng màu bỉue
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Sai do thu được dung dịch màu tím
(e) Đúng
Câu 67:
Hướng dẫn giải:
Có: nNaOH = 0,3mol. Coi dung dịch X gồm 0,1mol Ala, 0,15mol gly và 0,3mol NaOH  nHCl = 0,55mol
và n H 2O  0,3mol BTKL
 m  46,825gam
Câu 68:
Hướng dẫn giải:
Có: MY = 43,6 và nY = 0,1mol nên trong Y có NO: 0,015mol và NO2 là 0,085mol

BTe
2n CO(pu )  n NO2  3n NO  n CO  0, 065mol  n O(pu )  m = 6,69 + 0,065. 16 = 7,73gam
Câu 69:
Hướng dẫn giải:
Khi đốt E thì sinh ra 0,5mol CO2 và 53/60mol H2O  nE = 23/60mol  Số C trong E = 30/23 nên trong
E gồm 2 ancol là CH3OH và C2H5OH với số mol tương ứng là 4/15mol và 7/60 mol
 x  y  0,3  x  0, 25
Vậy Z chứa HCHO: x(mol) và CH3CHO: y(mol) thì ta có hệ:  
4x  2y  1,1  y  0, 05
Vậy hiệu suất tạo andehit của X là 93,75%
Câu 70:
Hướng dẫn giải:
Do MZ < MY < MT và Y có 2 nhóm OH liền kề nhau nên X có công thức là
HCOOCH2CH(CH3)OOCCH=CH2 hoặc HCOOCH(CH3)CH2OOC - CH=CH2
Khi đó Z là HCOONa; Y là CH3 - CH(OH) - CH2OH và T là CH2 = CH - COONa
Vậy cả 5 phát biểu đều đúng
Câu 72:
Hướng dẫn giải:
Do sản phẩm thu được 3 muối và MN < MP < MQ < 120 nên trong 3 muối có 1 muối của phenol
Đặt số mol của muối chứa gốc COONa: x(mol) và muối chứa gốc ONa: y(mol)
Có: nNaOH = 0,64mol = x + y 
BTNTO
n O(T)  1, 08mol  2x  y  x = 0,44mol và y = 0,2mol
Lại có: mdung dịch NaOH = 200gam  m H 2O trong dd kiềm = 174,4gam và n H2O sinh ra = 0,2mol  mancol = 7,36gam
Gọi công thức của ancol là R(OH)n: 0,24/n (mol)  Mancol = R + 17n = 92/3n  R = 41 và n = 3 nên
ancol có công thức là C3H5(OH)3: 0,08mol
Lại thấy MQ < 120 nên Q là C6H5ONa: 0,2mol và số H trong muối COONa là 1 nên các muối đơn đều có
1H
Vậy 2 muối N và P là HCOONa và CH  C  COONa với số mol tương ứng là 0,16mol và 0,28mol
Vậy X là (HCOO)2( CH  C  COO )C3H5: 0,08mol và Y là CH  C  COOC6 H5 : 0,2mol  %mX =
35,4%
Câu 73:
Hướng dẫn giải:
Ta thấy nX < nNaOH < 2nX nên X gồm 1 este của phenol và 1 este của ancol với số mol tương ứng là
a  b  0, 25 a  0,1
a(mol) và b(mol) thì ta có hệ sau:  
2a  b  0,35 b  0,15
Do sản phẩm thu được chỉ có 2 muối nên CTCT của các chất trong X là HCOOCH2C6H5: 0,15mol và
HCOOC6H4CH3: 0,1mol
Khi đó muối là HCOONa: 0,25mol và CH3C6H4ONa: 0,1mol  m = 30gam
Câu 74:
Hướng dẫn giải:
Có: n KMnO4  0, 24mol 
BTe
n SO2  0, 6mol . Kết tủa thu được khi cho Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư là
CaCO3 và CaSO3: 0,6mol  m  0, 6.120  100n CO2  (0, 6.64  44n CO2 )  42  n CO2  0,15mol
Trường hợp 1: R thay đổi hóa trị
Đặt số mol của R, RS trong X lần lượt là a(mol); b(mol) và RCO3: 0,15mol thì ta có hệ sau:
m X  33  aR  b  R  32   0,15  R  60 
  BTe (1)
 1,5a  4,5b  0,5.0,15  0, 6
Oxit thu được sau khi nung kết tủa là R2O3: 0,5(a+b+c) (mol)  0,5(a + b + c) (2R + 16.3) = 32 (2)
Từ (1); (2) suy ra a = 0,2; b = 0,05; c = 0,15 và R = 56 nên R là Fe  %mFeS = 13,33%
Trường hợp 2: R không thay đổi hóa trị ( làm tương tự)
Câu 77:
Hướng dẫn giải:
Do X có 7C và 6O nên sản phẩm thu được muối là (COONa)2 và NH2 - CH2 - COONa; ancol là C2H5OH
và amin Z là CH3NH2. Vậy CTCT của X là C2H5OOC-COONH3CH2 - COONH3CH3 hoặc
CH3NH3OOCCOONH3CH2COOC2H5
(1) Sai do X có 16H
(2) Đúng
(3) Sau do tên bán hệ thống là axit aminoaxetic
(4) Đúng
(5) Sai do axit là thành phần chủ yếu của giấm ăn là CH3COOH
Câu 78:
Hướng dẫn giải:
Quy đổi hỗn hợp E thành H2: 0,09mol; CH2: a(mol) và NH: b(mol) thì ta có hệ:
0, 09.0,5  1,5a  0, 25b  0, 67 a  0, 4
   m E  7, 28gam
0, 09  a  0,5b  0,54 b  0,1
Ta thấy nX > nY nên 0,045 < nX < 0,09mol  số N = 0,1/nX  1,11 < số N < 2,22 nên số N = 2
Vậy nX = 0,05mol và nY = 0,04mol. Gọi số nhóm CH2 có trong X và Y lần lượt là x và y thì 0,05x +
0,04y = 0,4
 5x + 4y = 40  x = 4 và y = 5. Vậy X là C4H12N2: 0,05mol và Y là C5H12: 0,04mol  mX = 4,4gam
Câu 79:
Hướng dẫn giải:
Trong 42,38g hỗn hợp X thì có nX = a(mol)  n KOH  3a(mol); n C3H5 (OH)3  a(mol)  m H2O trong dd KOH =
432a (g)
 mY = 432a + 92a = 26,2g  a = 0,05mol
Quy đổi muối thu được thành HCOOK: 0,15mol; CH2: x(mol) và H2: y(mol)
 0,15. 84 + 14x + 2y = 42,38 + 3.0,05. 56 - 92.0,05 (1)
Lại có: n K 2CO3  0, 075mol; n CO2  0,15  x  0, 075  0, 075  x; n H2O  0,15.0,5  x  y
 44. ( 0,075 + x) + 18. (0,075 + x + y) = 152,63 (2)
Từ (1) và (2) suy ra x = 2,41 và y = -0,08
Vậy với 0,05mol X cần tác dụng với 0,08mol Br2 thì nếu có 0,2mol X thì phản ứng tối đa với 0,32mol Br2

You might also like