You are on page 1of 18

Tài Liệu Ôn Thi Group

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CƠ HỌC
1. Chuyển động cơ học .............................................................................................3
2. Vận tốc ..................................................................................................................3
3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều .......................................................4
4. Biểu diễn lực .........................................................................................................4
5. Sự cân bằng lực. Quán tính ...................................................................................5
6. Lực ma sát .............................................................................................................5
7. Áp suất ..................................................................................................................5
8. Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau ......................................................................6
9. Áp suất khí quyển .................................................................................................7
10. Lực đẩy Ác-si-mét ..............................................................................................7
11. Sự nổi ..................................................................................................................7
12. Công cơ học ........................................................................................................8
13. Định luật về công ................................................................................................9
14. Công suất ............................................................................................................9
15. Cơ năng ...............................................................................................................9
16. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng..................................................................10
CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC
1. Các chất được cấu tạo như thế nào? ...................................................................11
2. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? ...............................................11
3. Nhiệt năng ...........................................................................................................12
4. Dẫn nhiệt .............................................................................................................12
5. Đối lưu. Bức xạ nhiệt ..........................................................................................13
6. Công thức tính nhiệt lượng .................................................................................13
7. Phương trình cân bằng nhiệt ...............................................................................14
8. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu ......................................................................15
9. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt .................................16
10. Động cơ nhiệt....................................................................................................16
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 3

CHƯƠNG I. CƠ HỌC

1. Chuyển động cơ học

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ
học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
Ví dụ: Một ô tô chuyển động trên đường. Ô tô chuyển động so với cái cây bên
đường, nhưng đứng yên so với người tài xế.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động tròn,
chuyển động cong.
Hình dạng của đường đi phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Ví dụ: Xe đạp đang chuyển động, đầu van xe đạp chuyển động tròn so với trục bánh
xe, nhưng chuyển động cong so với người đứng bên đường.

2. Vận tốc
T
E

- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
N
I.
H

s
- Công thức tính vận tốc: v 
T
N

t
O
U

Trong đó: s là độ dài quãng đường đi được (m, km…),


IE
IL

t là thời gian để đi hết quãng đường đó (giờ, phút, giây).


A
T

- Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
4 Tuyensinh247.com
Ví dụ: km/h, m/s, km/s…
* Đổi một số đơn vị vận tốc:
1 m / s  3, 6 km / h
1
1 km / h  m/s
3, 6

3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều

 Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời
gian.
 Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời
gian.

s
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều: v tb 
t
Trong đó: s là độ dài quãng đường đi được,
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Ví dụ: Một vật chuyển động trên quãng đường AB dài 30 m hết thời gian 10 s, trên
quãng đường BC dài 15 m hết 20 s. Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng
đường ABC.
Hướng dẫn giải:
Vận tốc trung bình của vật trên quãng đường ABC là:
S1  S2 30  15
v tb    1,5  m / s 
t1  t 2 10  20
Vậy vận tốc trung bình của vật trên quãng đường ABC là 1,5 m/s.

4. Biểu diễn lực


T
E
N

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
I.
H

 Gốc là điểm đặt của lực.


T
N
O

 Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.


U
IE

 Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
IL

Ví dụ: Biểu diễn lực kéo có phương nằm ngang, chiều


A
T

từ trái sang phải và có độ lớn 2000 N:

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 5
5. Sự cân bằng lực. Quán tính

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương
nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Ví dụ: Treo vật bằng một sợi dây. Vật chịu tác dụng của hai lực là trọng lực và lực
căng của sợi dây. Hai lực này là hai lực cân bằng.
- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên;
đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là
chuyển động theo quán tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán
tính.
Ví dụ: Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái do có
quán tính.

6. Lực ma sát

 Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
 Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
 Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Lực ma sát nghỉ lớn hơn lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt lớn hơn rất nhiều so với
lực ma sát lăn.
Ví dụ: Việc phát minh ra các ổ trục, ổ bi lăn có tác dụng chuyển từ ma sát trượt sang
ma sát lăn, giúp giảm ma sát từ 20 đến 30 lần.
Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
Ví dụ: Các gân rãnh trên lốp xe có tác dụng tăng ma sát lăn giữa bánh xe và mặt
đường, giúp bánh xe không bị trượt.
T
E
N
I.

7. Áp suất
H
T

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.


N
O
U

F
IE

Công thức tính áp suất: p 


IL

S
A

Trong đó: p là áp suất,


T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
6 Tuyensinh247.com
F (N) là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S ( m2 ).
Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1Pa  1N / m 2 .
- Áp suất còn có đơn vị khác như: atmotphe (atm), mmHg…
- Đổi một số đơn vị áp suất:
1atm  101325Pa
1mmHg  133,3Pa

8. Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau

8.1 Áp suất chất lỏng.


Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành
bình và các vật ở trong lòng nó.
Công thức tính áp suất chất lỏng: p  d.h

Trong đó: h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng
chất lỏng (m),
d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N / m3 ).
* Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên
cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn
như nhau.
8.2 Bình thông nhau
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các
mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một
độ cao.
8.3 Máy thủy lực
T
E

Trong máy thủy lực, áp suất được truyền


N
I.

nguyên vẹn tới các pít-tông.


H
T
N

F S

O

Công thức máy thủy lực:


U

f s
IE

Trong đó: f là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện s,


IL
A
T

F là lực tác dụng lên pít-tông có tiết diện S.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 7

9. Áp suất khí quyển

Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp
suất khí quyển theo mọi phương.
Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống
Tô-ri-xe-li, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo
áp suất khí quyển.

10. Lực đẩy Ác-si-mét

Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ
lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy
Ác-si-mét.
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA  d.V

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N / m3 ),


V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 ).
* Lực đẩy Ác-si-mét còn được áp dụng đối với chất khí. Điều này giải thích tại sao
những quả bóng hoặc khí cầu được bơm một loại khí nhẹ hơn không khí có thể bay
lên được.

11. Sự nổi

Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:


 Vật chìm xuống khi: FA  P
T
E

 Vật nổi lên khi: FA  P


N
I.
H

 Vật lơ lửng khi: FA  P


T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
8 Tuyensinh247.com

Ví dụ: Khi thả vào nước, con tàu thép nặng hơn hòn bi thép lại nổi, còn hòn bi thép
thì chìm.
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA  d.V

Trong đó: V ( m3 ) là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể
tích của vật),
d ( N / m3 ) là trọng lượng riêng của chất lỏng.

12. Công cơ học

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật
chuyển dời.
Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố:
 Lực tác dụng vào vật.
 Quãng đường vật dịch chuyển.
Công thức tính công cơ học: A  F.s
T

Trong đó: A là công của lực F,


E
N
I.

F (N) là lực tác dụng vào vật,


H
T

s (m) là quãng đường vật dịch chuyển.


N
O

* Đơn vị công là jun (J): 1J  1N.1m  1Nm.


U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 9
13. Định luật về công

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực
thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Ví dụ: Dùng mặt phẳng nghiêng giúp giảm lực kéo vật nhưng quãng đường kéo vật
dài hơn so với nâng vật trực tiếp.

A1
Hiệu suất của máy cơ đơn giản: H  .100%
A2

Trong đó: A1 là công có ích,

A2 là công toàn phần.


* Hiệu suất của máy cơ đơn giản luôn nhỏ hơn 100%.

14. Công suất

Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

A
- Công thức tính công suất: P 
t
Trong đó: A (J) là công thực hiện được,
t (s) là thời gian thực hiện công đó.
* Đơn vị công suất là oát (W): 1W  1J / s
1kW  1000W
1MW  1000000W
Ngoài oát, người ta còn dùng đơn vị mã lực để đo công suất:
1 mã lực Pháp (CV) = 736W.
1 mã lực Anh (HP) = 746W.
T
E

- Công thức tính công suất theo lực và vận tốc: P  F.v
N
I.
H
T

15. Cơ năng
N
O
U

- Một vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.


IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
10 Tuyensinh247.com
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí
khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối
lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng
lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
- Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế
năng và động năng của nó.

16. Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng

- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa
thành động năng.
Ví dụ: Nước ở trên cao có thế năng rất lớn. Thế năng này chuyển hóa thành động
năng làm quay tuabin ở máy phát điện.
- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng
cơ năng được bảo toàn.

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 11

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC


1. Các chất được cấu tạo như thế nào?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Ví dụ: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị
ngọt. Là do khi khuấy lên, các phân tử đường xen lẫn vào khoảng cách giữa các phân
tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.

2. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.


Nhỏ một giọt nước màu xanh vào một cốc nước. Sau một thời gian cả cốc nước có
màu xanh. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động
A
T

càng nhanh.

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
12 Tuyensinh247.com
3. Nhiệt năng

- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
và nhiệt năng của vật càng lớn.
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền
nhiệt.
Ví dụ:
+ Khi cọ xát miếng đồng (thực hiện công), nhiệt năng của miếng đồng tăng và nó
nóng lên.
+ Thả miếng đồng vào cốc nước nóng. Miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng.
Còn cốc nước bị lạnh đi, nhiệt năng giảm. Ta nói cốc nước đã truyền cho miếng đồng
một phần nhiệt năng của nó.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá
trình truyền nhiệt.
- Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J).

4. Dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật
khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Ví dụ: Trong những ngày rét, sờ vào thanh sắt ta thấy lạnh. Vì sắt là kim loại, dẫn
nhiệt tốt, tay ta truyền một phần nhiệt năng cho sắt nên ta cảm thấy lạnh.
Khả năng dẫn nhiệt của một số chất:
T
E
N

Khả năng dẫn nhiệt Khả năng dẫn nhiệt


I.

Chất Chất
H
T

Len 2 Nước đá 88
N
O

Gỗ 7 Thép 2 860
U
IE

Nước 25 Nhôm 8 770


IL

Thủy tinh 44 Đồng 17 370


A
T

Đất 65 Bạc 17 720

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 13
5. Đối lưu. Bức xạ nhiệt

5.1. Đối lưu


Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức
truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Ví dụ: Đun nước từ dưới đáy ấm lên nhanh sôi hơn đun từ miệng ấm. Do đun từ dưới
lên, lớp nước ở dưới nóng lên trước, chảy lên trên. Lớp nước bên trên lạnh hơn chảy
xuống dưới. Cứ thế toàn bộ nước trong ấm được đun sôi.
5.2. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra
cả ở trong chân không.
- Nhiệt năng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất bằng hình thức bức xạ nhiệt.
- Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Ví dụ: Khi đi dưới trời nắng, mặc áo màu sẫm có cảm giác nóng hơn mặc áo sáng
màu.

6. Công thức tính nhiệt lượng

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ
của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q  m.c.t

Trong đó: Q là nhiệt lượng (J),


m là khối lượng của vật (kg),
t là độ tăng nhiệt độ của vật ( 0 C hoặc K),
c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
T
E

Ví dụ: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở 250 C.
N
I.

Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung
H
T

riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của nước 4200 J/kg.K.


N
O
U

Hướng dẫn giải:


IE
IL

Nhiệt độ khi nước sôi là 1000 C .


A
T

Khối lượng của 2 lít nước là: 2 kg

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
14 Tuyensinh247.com
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:
Q1  m1c1t  2.4200. 100  25   630000  J 

Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:


Q2  m2c2 t  0,5.880. 100  25   33000  J 

Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là:
Q  Q1  Q2  630000  33000  663000  J   663  kJ 

Vậy nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là 663 kJ.
Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó
tăng thêm 10 C .
Nhiệt dung riêng của một số chất:
Nhiệt dung riêng Nhiệt dung riêng
Chất Chất
(J/kg.K) (J/kg.K)
Nước 4 200 Đất 800
Rượu 2 500 Thép 460
Nước đá 1 800 Đồng 380
Nhôm 880 Chì 130

* Trong kĩ thuật và đời sống, người ta còn dùng calo làm đơn vị đo nhiệt lượng. Calo
là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 gam nước ở 40 C nóng lên thêm 10 C .
Đổi: 1 calo  4, 2 J .

7. Phương trình cân bằng nhiệt

Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì:


T

 Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi
E
N
I.

nhiệt độ hai vật bằng nhau.


H
T

 Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
N
O

* Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào


U
IE

Ví dụ: Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng
IL
A

kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 130 C một miếng kim loại có khối lượng 400g được
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
Tuyensinh247.com 15
nung nóng tới 1000 C . Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200 C . Tính nhiệt dung
riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy
nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:
Gọi nhiệt dung riêng của kim loại là c1  J / kg.K  .

Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra là:


Qtoa  m1.c1.  t1  t   0, 4.c1. 100  20   32c1  J 

Nhiệt lượng nước thu vào là:


Qthu  m2 .c2 .  t  t 2   0,5.4190.  20  13  14665  J 

Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:
Qtoa  Qthu
 32c1  14665  c1  458  J / kg.K 

Vậy nhiệt dung riêng của kim loại là 458 J/kg.K.

8. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là
năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Đơn vị của năng suất tỏa nhiệt là J/kg.
Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu:
Năng suất tỏa nhiệt Năng suất tỏa nhiệt
Chất Chất
(J/kg) (J/kg)
Củi khô 10.106 Khí đốt 44.106
Than bùn 14.106 Dầu hỏa 44.106
T
E

Than đá 27.106 Xăng 46.106


N
I.

Than gỗ 34.106 Hiđrô 120.106


H
T

* Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: Q  q.m
N
O
U

Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra (J),


IE
IL

q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg),


A

m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg).
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group
16 Tuyensinh247.com
9. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác.
Ví dụ: Dùng tay cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên → Động năng
của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng đồng.
* Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng
không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này
sang dạng khác.

10. Động cơ nhiệt

- Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy
được chuyển hóa thành cơ năng.
- Các động cơ nhiệt đầu tiên là các máy hơi nước. Chúng có đặc điểm chung là nhiên
liệu (củi, than, dầu…) được đốt cháy ở bên ngoài xilanh của động cơ.
- Động cơ nhiệt là động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, như động cơ của xe
máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa…

A
Hiệu suất của động cơ nhiệt: H 
Q

Trong đó: A là công có ích để chạy động cơ nhiệt (J),


Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra (J).
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like