You are on page 1of 5

BÀI VIẾT

Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
về “Xây dựng và giữ gìn tinh thần đoàn kết trong …. trường THPT Nguyễn
Trường Tộ”
     Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt
xuất của dân tộc ta và nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một
hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật,
có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại.
Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực
tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với
những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần Đoàn kết dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tinh hoa, khí phách của dân tộc Việt Nam, là
biểu tượng của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Là một nhà thơ lớn của dân
tộc, thơ ca của Người vừa phục vụ cho hoạt động cách mạng, vừa là niềm cảm hứng
trữ tình cách mạng, vừa là công cụ tuyên truyền, có sức động viên đối với mọi người,
mọi nhà, mọi tầng lớp đồng bào trong cũng như ngoài nước đồng tâm hiệp lực ra sức
xây dựng, bảo vệ non sông Việt Nam đẹp tươi, giàu mạnh.
     Trong bài thơ “Hãy yêu thương nhau cùng nhau đoàn kết”, Người viết có những
câu:
Hãy yêu thương nhau cùng nhau đoàn kết
Hãy lắng nghe câu hát đáy lòng tôi
Kẻ không đoàn kết cũng như chim lạc đàn
Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên
Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm hoạ
Từ kết đoàn hạnh phúc sẽ sinh sôi”…
          Sự nhiệm màu của tinh thần đoàn kết mà Bác mang đến cho chúng ta chính là
do Người coi trọng và đặt ở hàng đầu vấn đề phải “ Sống với nhau có nghĩa có tình”
phải có tình đồng chí, yêu thương lẫn nhau”. Người không quên nhấn mạnh tầm quan
trọng đặc biệt của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, người nói: “ Tôi khuyên đồng
bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng
vắn dài đều họp lại nơi bàn tay” . Trong mấy chục triệu người, cũng có người này, thế
khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên, ta phải khoan
hồng đại độ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều
lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà
cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc
chắn vẻ vang.”
        Trong khối Đại đoàn kết, các thành viên, các lực lượng xã hội, các giai cấp, bên
cạnh những nhân tố tích cực vẫn còn tồn tại những nhân tố tiêu cực, bên cạnh những
yếu tố tương đồng vẫn còn những điểm khác nhau cần phải bàn bạc để đi đến thống
nhất. Họ vừa có nguyện vọng lợi ích chung, vừa có nguyện vọng lợi ích riêng. Để giải
quyết vấn đề này Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm “cầu đồng tồn dị”, lấy cái
chung, đề cao cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Thực hiện điều này cần
phải có thái độ chân thành thẳng thắn, phải xuất phát từ mục đích tập hợp lực lượng vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội.
          Đoàn kết là sự kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà
người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một công việc thì công việc
ấy sẽ được chia ra tùy theo khả năng mà mỗi người có thể và mỗi người phải biết cảm
thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì mọi
người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người khác. Đoàn kết chung
với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh
rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp, Bác Hồ đã từng
nhấn mạnh trong bài thơ lục bát “Xin ai nên nhớ chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng
lòng, đồng minh”.
          Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với
nhau, không thể tách rời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công
việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn,
rào cản vật chất cũng như tinh thần nhằm đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống và là
chìa khóa vàng để dẫn đến mọi thành công.
          II. Rèn luyện tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong Tư tưởng Hồ
Chí Minh
        “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai
trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong
cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn
nhau.
        Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức,
trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu hiện dân chủ
hình thức, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu
danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên quần
chúng ..., làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.
        Đoàn kết là điều không thể thiếu trong một tập thể. Ngoài việc bản thân người
lãnh đạo, quản lý có chuyên môn giỏi ra thì họ vẫn cần sự trung thực và tinh thần hết
lòng vì nhân viên, công việc. Đó là điều kiện cần. 
        Còn sự lao động hăng say, có niềm tin vào lãnh đạo và đồng lòng vượt qua mọi
thử thách mà không một chút tư lợi về bản thân của đội ngũ nhân viên chính là điều
kiện đủ. Hai điều kiện này rất cần thiết và tác động bổ trợ lẫn nhau. Thiếu một trong
hai điều kiện, thành công có thể đến nhưng không bền lâu.
        Sự đoàn kết “đồng lòng nhất trí” trong công việc là một trong những yếu tố
quan trọng tạo nên thành công của đơn vị. Khi tất cả mọi nhân viên cùng đồng lòng
hợp sức sẽ tạo ra một nguồn năng lượng làm việc lớn nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng vấn đề đặt ra là mỗi người đều là mỗi cá thể riêng biệt, nên sẽ không dễ dàng
để gắn kết mọi người cùng hòa vào dòng chảy chung của tập thể.
        Mọi người sẽ làm việc tốt với nhau khi họ cảm thấy được đối xử công bằng
trong công việc. Một vài nhân viên bình thường, không có đóng góp nhiều cho tập thể
nhưng luôn nhận được sự thiên vị hoặc đối xử đặc biệt trong công việc, khen thưởng
hay xử phạt. Điều này chắc chắn sẽ khiến những người còn lại không hài lòng, thậm
chí bất mãn vì cách đối xử thiếu phân minh.
        Nếu tập thể thiếu đi yếu tố bình đẳng thì điều này tạo ra sự bất hòa, không nhất
quán trong công việc. Từ đó, sự đoàn kết sẽ không tồn tại và năng suất làm việc của cả
tập thể bị giảm sút, các nhân viên luôn cảm thấy lạc lõng, xa rời tập thể và không còn
hứng thú làm việc.
        Phân bố nhiệm vụ, khối lượng công việc hợp lý, thưởng phạt phân minh sẽ
khiến cho mọi người đều nhận thấy sự bình đẳng. Mỗi cá nhân sẽ thi đua một cách
công bằng để phát triển công việc và hoàn thành mục tiêu chung của nhóm.
        Câu nói nổi tiếng của người Nhật Bản: Riêng lẻ, chúng ta chỉ là một giọt nước.
Cùng nhau, chúng ta lại đại dương» 
        III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đoàn kết tại
trường THPT Nguyễn Trường Tộ
        Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết là vấn đề có tính chiến
lược, quyết định mọi thành công. Đây cũng chính là bài học sâu sắc mà thực tiễn của
trường trong nhiều năm qua đã chứng minh. Mỗi khi nội bộ chưa thống nhất về tư
tưởng, về chủ trương, về lợi ích thì không thể có sự đoàn kết nhất trí cao, đồng nghĩa
với nó là sự bất ổn và tạo nên lực cản kìm hãm sự phát triển chung của nhà trường.
Cho đến thời điểm hiện nay trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã có hơn 25 năm xây
dựng và trưởng thành, đã có bề dày truyền thống đoàn kết, vượt khó vươn lên để thực
hiện nhiệm vụ đưa những chuyến đò sang sông. Trong quá trình giảng dạy và giáo dục
học sinh để có sự thay vượt bậc cả về chất và lượng thì vấn đề xây dựng khối đại đoàn
kết tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nền tảng, làm động lực cho trường phát triển lại
càng cần hơn bao giờ hết. Do đó, để có được sự đoàn kết với đầy đủ ý nghĩa của nó thì
cần phải thực hiện được các nội dung, yêu cầu cơ bản sau:
        Thứ nhất: Để xây dựng khối đại đoàn kết ở nội bộ trường học cần có sự đồng
thuận trên dưới một lòng, từ Ban lãnh đạo nhà trường; từ cán bộ giáo viên đến công
nhân viên chức; từ người đứng trên bục giảng đến người phục vụ lao công đều chung
một mục tiêu xây dựng trường học lớn mạnh. Muốn vậy Ban lãnh đạo nhà trường cần
sáng suốt bảo đảm công bằng và bình đẳng cho mọi thành viên trong việc thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trong quyền lợi chính trị, quyền lợi kinh tế; chăm lo
lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các cán bộ, giáo viên công nhân viên; kết
hợp hài hòa các lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể của các tổ và lợi ích chung của toàn
trường.
        Thứ hai: Xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở tự phê bình, phê bình thẳng
thắn, có trách nhiệm cao, có tinh thần xây dựng, không né tránh khuyết điểm, không
đoàn kết một chiều, không đoàn kết hình thức theo kiểu “Bằng mặt mà không bằng
lòng”. Muốn vậy, từ tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh
niên đều phải tạo cơ chế, cơ hội để mọi người phát huy tinh thần đấu tranh góp ý trực
tiếp hoặc gián tiếp qua người đại diện với mục tiêu vì cái chung, vì sự tiến bộ của cá
nhân hay tập thể. Sự trao đổi thẳng thắn đó chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm,
“tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, sẽ giúp nhau
khắc phục khuyết điểm, tự vươn lên hoàn thiện bản thân. Những hành vi lợi dụng danh
nghĩa đấu tranh phê bình để mưu cầu lợi ích riêng, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự
của người khác, làm ảnh hưởng tới khối đoàn kết trong tập thể nhà trường, cần phải
cực lực phản đối và đặc biệt cần lên án những trường hợp đơn thư nặc danh, vượt cấp.
        Thứ ba: Đoàn kết muốn bền chặt, lâu dài nhà trường cần tạo ra môi trường sống
và làm việc với tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, có sự bao dung rộng lượng, luôn tạo
cơ hội cho mọi người có điều kiện phát triển, qua đó để mọi người luôn cảm thấy tình
thân ái của những người xung quanh, cảm nhận nhà trường như tổ ấm thứ hai của
mình vì vậy mà tinh thần cộng đồng chung tay xây dựng nhà trường phát triển càng
được phát huy.
        Thứ tư: Một trong những điều kiện làm cho khối đoàn kết trong nhà trường
được nâng cao đó chính là sự tạo dựng niềm tin cho cán bộ giáo viên, công nhân viên
và học sinh. Trách nhiệm này đầu tiên là thuộc về các đồng chí trong Đảng ủy, Bí thư
các chi bộ, sau đó là của các đồng chí trưởng các đoàn thể chính trị xã hội trong
trường, các đồng chí trưởng, phó các tổ nhóm chuyên môn. Muốn có được niềm tin
của tập thể quần chúng không thể nào khác cần tiếp tục phát huy tính công khai, dân
chủ trong trường học. Càng dân chủ, công khai bao nhiêu, càng tăng cường tính trách
nhiệm của các thành viên trong nhà trường bấy nhiêu, mọi người đều thấy mình có vai
trò đóng góp cho trường ở các phạm vi, mức độ, các lĩnh vực khác nhau.
    Thứ năm: Vừa tập trung công tác giáo dục học sinh; nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; vừa tạo môi trường cảnh quan của nhà trường
xanh, sạch, đẹp; vừa quan tâm xây dựng môi trường sinh hoạt đời sống tinh thần vui
tươi, lành mạnh cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức và học sinh bằng nhiều
hình thức tổ chức giao lưu đa dạng, phong phú: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
các diễn đàn trao đổi theo chủ đề, chuyên đề có ý nghĩa thiết thực đến đời sống hàng
ngày. Thông qua các loại hình tổ chức sinh hoạt tập thể như vậy, mọi người có điều
kiện gần gũi, hiểu nhau hơn, chia sẻ tình cảm, chia sẻ những khó khăn thuận lợi với
nhau nhiều hơn và từ đó mà tinh thần đoàn kết gắn bó với nhau sẽ càng tốt hơn.
    Chung lại, để giữ được văn hóa đoàn kết đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tìm cách
cân bằng được cả hai cảm xúc suy nghĩ tiêu cực và tích cực của mình. Trong tư tưởng
mỗi cá nhân phải nhấn mạnh được mục đích chung và lợi ích chung của tất cả để cùng
hướng, mọi người về một mối. Làm được điều này đồng nghĩa với việc trường THPT
Nguyễn Trường Tộ sẽ ngày càng phát triển vững mạnh.

Anh đã xem lượt qua. Có ý kiến sau:


- Tên chuyên đề: “Xây dựng và giữ gìn tinh thần đoàn kết
trong Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và học sinh trường
THPT Nguyễn Trường Tộ”. Hay “Xây dựng và giữ gìn tinh
thần đoàn kết trong Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trường
THPT Nguyễn Trường Tộ” ….
- Nội dung còn hơi dài, em có thể cô đọng để báo cáo “nhẹ”
hơn. Phần nội dung anh chưa xem kĩ, em tự nghiên cứu nha.
(Có thể tinh gọn phần I và II, mỗi phần một vài đoạn; phần III
có nhiều ý nghĩa thực tiễn, em xem kĩ thêm để báo cáo cho tốt)

You might also like