You are on page 1of 3

NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT

1. Tính lượng chất


Ví dụ 1: Nhiệt phân m gam Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí
(đktc). Giá trị của m là A. 14,8. B. 29,6. C. 17,76. D.
15.
Ví dụ 2: Nung 10 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được
8,38 gam chất rắn và V lít (đktc) hỗn hợp khí. Giá trị của V là
A. 0,336. B. 0,672. C. 0,84. D. 0,784.
Ví dụ 3: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian, làm nguội, cân lại thấy khối lượng giảm
0,54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là
A. 0,5 gam. B. 0,49 gam. C. 9,4 gam. D. 0,94 gam.
Ví dụ 4: Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 một thời gian, thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất phản
ứng phân huỷ là A. 25%. B. 40%. C. 27,5%. D. 50%.
Ví dụ 5: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu
được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung
dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng A. 2. B. 3. C. 4.
D. 1.
Ví dụ 6: Nung 24 gam hỗn hợp Al và Al(NO3)3 trong không khí, thu được chất rắn duy nhất nặng
10,2 gam. Thể tích khí (đktc) chứa nitơ thoát ra là
A. 1,68 lít. B. 3 lít. C. 6,72 lít. D. 15,12 lít.
Ví dụ 7: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO 3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được
dẫn vào nước dư, thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O 2 hoà tan không đáng kể).
Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,6 gam. B. 18,8 gam. C. 28,2 gam. D. 4,4 gam.
Ví dụ 8: Nhiệt phân hoàn toàn 34,6 gam hỗn hợp muối bạc nitrat và đồng nitrat, thu được chất rắn
X. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 448 ml khí NO (đktc) duy nhất.
Phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu là
A. 73% và 26,934%. B. 72,245% và 27,755%. C. 68,432 và 31,568%. D. 70,52% và 29,48%.
Ví dụ 9: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO 3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí
X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam.
Ví dụ 10: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được hỗn hợp
X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 là
A. 60%. B. 40%. C. 78,09%. D. 34,3%.
Ví dụ 11: Hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2 trong đó số mol Mg(NO3)2 bằng hai lần số
mol Fe(NO3)2. Nung nóng m gam X (trong điều kiện không có oxi) để phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào nước thu được 1,2 lít dung dịch Z (chỉ chứa
một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của m là
A. 28,96. B. 12,130. C. 10,37. D. 21,25.
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 1,12. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 1,68. B. 6,72. C. 8,4. D. 10,8.
Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2, thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn
Y. Giá trị của m là A. 4. B. 2. C. 9,4. D. 1,88.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2. Khí thu được có tỉ khối so với oxi bằng
A. 1,3. B. 1,35. C. 1,5. D. 2.
Câu 16: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng
giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là
A. 117,5 gam. B. 49 gam. C. 94 gam. D. 98 gam.
Câu 17: Đem nung nóng m gam Cu(NO 3)2 một thời gian rồi dừng lại, làm nguội và đem cân, thấy
khối lượng giảm 0,81 gam so với ban đầu. Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
A. 2,82 gam. B. 14,1 gam. C. 0,705 gam. D. 1,41 gam.
Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn m gam muối Cu(NO3)2, thu được chất rắn có khối lượng bằng (m-
1,08) gam. Giá trị của m là A. 1,88. B. 1,89. C. 1,80. D.
1,08.
Câu 19: Nhiệt phân 18,8 gam Cu(NO3)2 một thời gian, thu được 12,32 gam chất rắn. Hiệu suất của
phản ứng nhiệt phân là
A. 40%. B. 60%. C. 80%. D. 50%.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần phần trăm khối lượng của
nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16
gam X?
A. 10,56 gam. B. 7,68 gam. C. 3,36 gam. D. 6,72 gam.
Câu 21: Nung 10,65 gam Al(NO3)3, sau một thời gian đem cân lại thấy còn 7,41 gam chất rắn. Phần
trăm khối lượng Al(NO3)3 bị phân hủy là
A. 7%. B. 30,42%. C. 40%. D. 69,57%.
Câu 22: Nung m gam muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng chất rắn thu được là 228 gam
và đã giảm 54 gam so với khối lượng ban đầu. Số mol O2 thoát ra và hiệu suất phản ứng phân hủy là
A. 0,75 mol và 52,63%. B. 1,425 mol và 33,33%.
C. 0,25 mol và 33,33%. D. 0,435 mol và 29%.
Câu 23: Nung nóng m gam Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí
NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước, thu được 2 lít dung dịch có pH = 1,0. Giá trị
của m là A. 9,4 gam. B. 14,1 gam. C. 15,04 gam. D. 18,8 gam.
Câu 24: Nung 9,4 gam Cu(NO3)2 sau phản ứng thu được 7,24 gam chất rắn. Hấp thụ toàn bộ khí
thoát ra vào nước thu được 0,4 lít dung dịch có là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn một lượng AgNO3, thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y
vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát
khí NO (sản phẩm duy nhất). Phần trăm khối lượng X đã phản ứng là
A. 75%. B. 25%. C. 70%. D. 60%.
Câu 26: Nung hoàn toàn 54,2 gam hỗn hợp NaNO 3 và KNO3, thu được 6,72 lít (đktc) khí X. Phần
trăm khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 62,73%. B. 37,26%. C. 45,52%. D. 54,48%.
Câu 27: Nung nóng 34,6 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO 3)2 và Cu trong bình kín đến khối lượng
không đổi, thu được chất rắn X. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H 2SO4 loãng 0,5M.
Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là A. 18,8 gam. B. 23,5 gam. C. 28,2
gam. D. 14,1 gam.
Câu 28: Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 trong bình kín không chứa không khí,
sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và 10,64 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Cho Y tác dụng với
dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng còn lại 16,2 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 44,3. B. 52,8. C. 47,12. D. 52,5.
Câu 29: Nung m gam hỗn hợp X gồm Zn(NO 3)2 và NaNO3 ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn,
thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Cho khí hấp thụ vào nước thu được 2 lít dung dịch Z và còn
lại thoát ra 3,36 lít khí (đktc). pH của dung dịch Z là
A. pH = 0. B. pH = 1. C. pH = 2. D. pH =3.
Câu 30. Nhiệt phân hoàn toàn 5,24 gam hỗn hợp Cu(NO 3)2 và Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi,
sau phản ứng phần chất rắn giảm 3,24 gam. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn
hợp ban đầu lần lượt làA. 50% và 50%. B. 47,34% và 52,66%. C. 71,76% và 28,24%.
D. 60% và 40%.
Câu 31: Nhiệt phân hoàn toàn 31,65 gam hỗn hợp gồm NaNO 3 và Zn(NO3)2, thu được hỗn hợp khí
X có tỉ khối so với H2 bằng 20,3077. Khối lượng Zn(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,5 gam. B. 18,9 gam. C. 12,75 gam. D. 31,65 gam.
Câu 32: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp muối KNO 3 và Fe(NO3)2, thu được 12,32 lít hỗn hợp
khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 232/11. Giá trị của m là A. 56,2. B. 28,9.
C. 28,1. D. 34,6.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm KNO3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong đó số mol Cu(NO3)2 bằng hai lần số
mol Fe(NO3)2. Nung nóng m gam X (trong điều kiện không có oxi) để phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào nước thu được 1,8 lít dung dịch Z (chỉ chứa
một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của m là A. 28,96. B. 12,130. C. 18,195.
D. 21,25.

2. Tìm chất
Ví dụ 34: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của một kim loại hóa trị II, thu được 8 gam
chất rắn. Kim loại đó là A. Cu. B. Zn. C. Fe. D.
Mg.
Ví dụ 35: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam oxit rắn. Công
thức muối đã dùng là A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. Al(NO3)3. D.
NaNO3.
Ví dụ 36: Nhiệt phân hoàn toàn R(NO3)2, thu được 8 gam oxit kim loại và 5,04 lít hỗn hợp khí X
(NO2 và O2). Khối lượng của hỗn hợp khí X là 10 gam. Công thức của muối X là
A. Fe(NO3)2. B. Mg(NO3)2. C. Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2.
Câu 37. Tiến hành nung 6,06 gam muối nitrat của một kim loại kiềm, thu được 5,1 gam muối nitrit.
Kí hiệu hóa học của kim loại kiềm là A. Na. B. K. C. Cs. D.
Rb.
Câu 38: Nhiệt phân hoàn toàn 1,88 gam một muối nitrat của kim loại hoá trị II, thấy thoát ra 0,56 lít
hỗn hợp khí (đktc). Công thức của muối là
A. Zn(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Ni(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn 18,9 gam muối nitrat của một kim loại hóa trị II, thu được 5,6 lít hỗn
hợp khí ở đktc. Kim loại đó là A. Cu. B. Zn. C. Fe. D.
Mg.
Câu 40: Nhiệt phân hoàn toàn 29,6 gam một muối nitrat kim loại, sau phản ứng, thu được 8 gam
oxit kim loại. Công thức của muối nitrat là
A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Pb(NO3)2. D. Mg(NO3)2.
Câu 41: Nhiệt phân hoàn toàn 41,125 gam muối nitrat của kim loại R, thu được 17,5 gam chất rắn.
Công thức của muối nitrat đem nhiệt phân là
A. Al(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. AgNO3. D. KNO3.

You might also like