You are on page 1of 20

HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 01

Làm quen với nữ chúa Phi Kim (tụt khung thang độ âm điện 4/4)

FLO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA NÓ

▪️Trong dãy HX của các halogen trong khi HF là axit yếu, HCl, HBr, HI là các axit mạnh nhưng chỉ có HF là
"hủy diệt" được SiO2.

▪️AgF là chất tan trong nước duy nhất trong các muối bạc AgX khác (AgCl, AgBr, AgI) đều là các kết tủa.

▪️F kết hợp với Sb tạo nên các siêu axit (SbF5.HF, SbF3.nHF..)_trong khi các nguyên tố khác chưa có báo
cáo về các siêu acid được tạo ra từ các nguyên tố đó.

▪️F2 + NaOH loãng lạnh tạo NaF và OF2 trong khi các halogen khác trong cùng điều kiện phản ứng không
tạo được các halogen oxit.

▪️Duy nhất chỉ có HF tạo được dạng dime H2F2 trong dung dịch nước, HCl, HBr,HI chịu chết :v

▪️F là halogen duy nhất tạo được hợp chất với khí trơ đồng thời cũng là halogen duy nhất không tồn tại
dạng ion dương hay số oxh dương.

▪️F2O3 lỏng màu đỏ máu và F2O4 rắn màu đỏ nâu đến nay vẫn chưa xác định được cấu tạo, còn oxit các
halogen khác đều đã được khám phá.

▪️HFO là acid hypohalogeno duy nhất tồn tại ở trạng thái tự do. Còn các HXO còn lại chỉ tồn tại trong
dung dịch.

▪️F2 phản ứng với tất cả kim loại kể cả Au và Pt, kim loại kiềm, Pb, Fe bốc cháy trong khí quyển F2.

▪️Chỉ duy nhất F2 có thể oxi hoá cả HNO3 và muối nitrat

F2 + HNO3 tạo HF + FO-NO2

HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 02

▪️Người ta thường dùng phèn chua có công thức : KAl(SO4)2.12H2O để làm trong nước, do khi cho phèn
chua vào nước tạo ra Al(OH)3 kèm theo các chất bẩn lắng xuống. Ngoài ra phèn chua còn có tác dụng
chống hôi nách.

▪️Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do gạo nếp có hàm lượng amilopectin mạch nhánh lớn hơn gạo tẻ.

▪️Người ta không dùng CO2 dập tắt các đám cháy kim loại như Na, Mg… vì khi gặp CO2, các KL mạnh như
Na, Mg… phản ứng mãnh liệt :

CO2 + 2Mg –> 2MgO + 2C

CO2 + 4Na –> 2Na2O + C


▪️Sau cơn mưa, không khí trong lành hơn do sấm sét giúp phản ứng từ oxy tạo ra ozon; hơn nữa nước từ
trên cao cuốn theo bụi không khí làm sạch môi trường.

▪️Khi ống nhiệt kế trong nhà bị vỡ ta cần rắc bột S vào đó do trong ống nhiệt kế có thủy ngân mà thủy
ngân lại rất độc, dễ bay hơi mà lại dễ tạo muối với S. Chính vì thế mà người ta rắc bột S khi bị vỡ nhiệt kế
. Tuy nhiên hầu như chỉ dùng trong PTN vì rất ít gia đình có sẳn S ( một phần vì ko bảo quản được)

Hg + S –> HgS

▪️Ở sông, ao hồ, một số vi khuẩn phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật và vận chuyển ion H+
và elctron đến chất nhận electron cuối cùng là gốc sunfat 8[H] + 2H+ + SO42- —> H2S + H2O

H2S sinh ra tác dụng với Fe có trong lòng đất tạo kết tủa đen, vì vậy nước cống có màu đen và thối (H2S).

▪️Bề mặt nước trong các thùng vôi : lâu ngày sẽ có lớp váng mỏng do có phản ứng :

Ca(OH)2 + CO2 —-> CaCO3 + H2O

▪️Người ta khắc chữ, hình lên thủy tinh bằng cách dùng acid HF : do SiO2 tan được trong HF tạo ra SiF4.

▪️Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm
giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…

▪️Khi quẹt diêm : diêm bốc cháy do đầu que diêm chứa các chất oxy hóa : K2Cr2O7, KClO3, MnO2… và
các chất khủ như S… Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3,… ngoài ra còn trộn thêm thủy tinh để tăng
sự ma sát 2 thứ thuốc trên. Khi quẹt, P đỏ tác dụng với chất oxy hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy
thuốc ở que diêm.

▪️Axetilen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì
acetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.

2C2H2 + 5O2 —-> 4CO2 + 2H2O

▪️Người ta thường dùng NH4HCO3 làm bột nở vì khi có tác dụng nhiệt, bột nở phân hủy sinh ra khí NH3
và CO2 từ trong chiếc bánh làm chúng nở to ra, tạo các lỗ xốp nên bánh mềm hơn.

▪️Khi nấu canh cá người ta thường cho chất chua vào : thường là acid acetic, acid lactic; chất tanh của cá
có chứa hỗn hợp amin vì vậy chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin này tạo muối, làm giảm vị tanh.
Kinh nghiệm quý báu cho các bạn nữ.

▪️Khi pha loãng acid H2SO4 đặc người ta phải cho từ từ acid vào nước mà không làm ngược lại vì H2SO4
đặc hút nước rất mạnh và phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Làm như vậy acid có thể bị bắn ra ngoài gây nguy
hiểm cho người xung quanh. Cái này chắc ai cũng biết.

▪️Từ lâu ông cha ta đã bảo quản thực phẩm bằng cách treo ở trong bếp do khói bếp có tác dụng sát
trùng, phòng thối và chống oxy hóa do formadehit HCHO mang lại.
▪️Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín sẽ giải phóng etylen
làm những quả khác chín nhanh hơn.

▪️Chuột ăn phải bả thường chết ở gần nơi có nước vì một trong những loại thuốc diệt chuột là kẽm
phosphua, sau khi chuột ăn phải sẽ bị khát nước (do tính thủy phân mãnh liệt của kẽm phosphua) và khi
đó tạo ra chất khí rất độc (PH3) giết chết chuột.

▪️“Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong cuộc sống và gây không ít “thiệt hại” về vật
chất cho con người. Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí hình thành các peroxit
hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành
xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.

▪️Để khử khí Clo độc trong phòng thí nghiệm, người ta xịt khí NH3 do khí này gặp Clo tạo NH4Cl, hơn nữa
NH3 nhẹ hơn không khí nên dễ dàng bay đi.

▪️Phích nước, ấm đun nước lâu dần có lớp cặn. Để làm sạch lớp cặn này, cách đơn giản là dùng giấm ăn
do acid CH3COOH có trong giấm ăn làm tan được cặn (thường là CaCO3, MgCO3).

▪️Hỗn hợp etylenglicol, glycerin hay rượu và nước do có nhiệt độ đông đặc thấp nên được thêm vào
nhiên liệu động cơ để không bị chuyển sang trạng thái rắn ở nhiệt độ thấp. Một kiến thức hay

▪️Dung dịch phenolphtalein trong rượu có màu hồng trong môi trường kiềm (pH= 8-10) nên được dùng
làm chất chỉ thị.

▪️“Viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt! vì trong viên sủi có một ít bột NaHCO3 và bôt axit hữu cơ như axit
citric. Khi viên sủi găp nước tạo ra dd axit,dd +axit tác dụng với NaHCO3 sinh ra khí CO2. Khí này thoát ra
khỏi cốc nước dưới dạng bọt khí.

▪️Khí CO2 được dùng dập tắt đám cháy vì khí này nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó
có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí.

▪️Khí Ozone O3 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người tránh các tia tử ngoại nhờ tầng Ozone
dày đặc . Tuy nhiên Ozone ở tầng đối lưu lại là chất gây ô nhiễm, gián tiếp góp phần làm tăng hiệu ứng
nhà kính do CO2 gây ra.

▪️Đã có một số trường hợp tử vong do ủ than trong nhà đóng kín cửa. Đó là nồng độ khí CO sinh ra từ
bếp than ủ kín trong phòng quá mức cho phép. Khí này kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không
cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào => gây tử vong cho con người.

▪️Trong các hang động có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ và rất đẹp. Đó chính là kết quả
lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí
cacbonic trong không khí, CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khe đá vào
trong hạng động. Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn. Quá trình này xảy ra lâu dài tạo
nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau. Đúng là Nước chảy đá mòn

CaCO3 + H2O + CO2 —> Ca(HCO3)2


▪️Thủ phạm các vụ nổ mỏ than là do sự cháy khí metan có trong mỏ than

CH4 + O2 —to—> CO2 + H2O

▪️Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng
với K2Cr2O7

C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 —> CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

▪️Vôi sống CaO để lâu ngoài không khí bị vón cục- không tan trong nước do khí cacbonic trong không khí
tác dụng với CaO:

CaO + CO2 —> CaCO3

▪️Nước javel để lâu ngoài không khí sẽ giảm tác dung tẩy màu, do NaClO bị phân hủy thành NaCl và
NaClO3

NaClO –> NaCl + NaClO3

▪️Khi đốt cháy tóc, sừng hoặc lông gà …. ta sẽ thấy có mùi khét do protein bị phân hủy tạo ra những chất
bay hơi và có mùi khét. Chú ý với trẻ em : Đừng đốt với lượng lơn vì có thể bạn sẽ bị người lớn xử lý.

▪️Khi đun nóng lòng trắng trứng( có nước), lòng trắng trứng tạo kết tủa do một số protein tan được
trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đung nóng xảy ra kết tủa protein.

▪️Các đồ vật bằng nhôm thường rất bền do có lớp Al2O3 hay Al(OH)3 bảo vệ.

▪️Trong các cây bút mực thường mực trong ống được pha thêm ít glixerol để tránh mực bị vón cục.

▪️Các nhà máy xí nghiệp thải các khí như H2S , SO2 thường xử lí bằng cách đốt hai khí với nhau để tạo ra
lưu huỳnh không gây ô nhiễm môi trường.

▪️Để điều chế giấm người ta thường cho rược etylic (7-8 độ) để ngoài không khí.

▪️Để làm bức tranh sơn cổ (đen) trở lại bình thường người ta dùng H2O2 để làm trắng lại.

PbS + H2O2 –> PbSO4 + H2O

▪️Đồ dùng bằng bạc bị đen do oxi trong không khí oxi hóa. Để làm trắng sáng lại hiện tượng bạc đen trên
ta cho đồ dùng này vào H2O2 . Ngoài ra có thể dùng NH3 khi bị oxi hoá bởi lưu huỳnh.

H2O2 + Ag2O –> Ag + H2O + O2

▪️Người ta thường ngâm rau bằng thuốc tím pha loãng do có oxi nguyên tử khi hòa tan vào nước có tính
sát khuẩn mạnh.

▪️Trong y tế thường dùng nước oxi già để rửa vết thương do nó có tính oxi hóa mạnh.
▪️Hơ con dao ướt trên ngọn lửa, dao sẽ có màu xanh: Ở nhiệt độ cao, sắt tác dụng với nước tạo oxit sắt
từ lấp lánh màu lam. Có ai thử chưa ?

▪️Khi đốt, pháo sẽ nổ đùng đoàng: pháo chứa lượng lớn thuốc nổ. Thành phần chính của thuốc nổ chủ
yếu là lưu huỳnh, than gỗ, diêm tiêu.

Khi cháy, than gỗ, lưu huỳnh, diêm tiêu tác dụng với nhau sinh ra năng lượng lớn cùng nhiều chất khí
như nito, CO2. Thể tích thuốc nổ tăng hơn 1000 lần => Lớp vỏ quả pháo bị nổ.

▪️Clo có khả năng diệt khuẩn: Khi clo hoà tan vào nước tạo axit hypocloric không bền. Khi gặp ánh sáng
hoặc nhiệt, axit này tạo oxi mới sinh. Các vi khuẩn gặp oxi mới sinh, các chất khử bên trong chúng bị
phân huỷ, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. KMnO4 cũng có tính chất này nên cũng dùng để diệt khuẩn.

▪️Bột tẩy trắng có khả năng tẩy trùng: bột này có thành phần quan trọng là clorua vôi. Trong không khí
hoặc axit, clorua vôi tạo axit hipocloric, axit này tạo oxi mới sinh, có khả năng tẩy trùng.

▪️Cây họ Đậu cố định đạm: Trong rễ cây họ đậu có vi khuẩn chứa enzim cố định đạm. Enzim này chứa
protein Fe và protein Fe-Mo. Phân tử N2 kết hợp với phân tử protein Fe-Mo thành một hợp chất, sau đó
protein Fe nhận điện tử từ N trong protein Fe-Mo, qua quá trình này, nito bị khử thành ion N3+, kết hợp
với hidro tạo phân tử NH3.

▪️Hoá chất hay dược liệu đựng được trong bình màu nâu: ánh sáng có tác dụng hoá học lên nhiều chất,
dược liệu sẽ bị ảnh hưởng.

▪️Bọc phim sống bằng giấy đen: phim sống được tráng một lớp bạc bromua nhạy cảm với ánh sáng. Khi
có ánh sáng chiếu vào nó sẽ bị phân huỷ.

▪️Ở chỗ mối hàn, kim loại dễ bị gỉ: hiện tượng ăn mòn điện hoá học thường xảy ra ở chỗ nối hai kim loại.

▪️Than ướt cháy tốt hơn than khô: trong phân tử nước chứa 2 ng tử H và 1 ng tử O. Khi nước gặp than
bốc cháy, oxi trong nước bị C chiếm mất, sinh ra CO và H2 cháy tốt hơn than khô.

▪️Hầm chứa rau làm ngạt thở chết người: thực vật hô hấp sinh ra CO2, tích tụ lâu trong hầm gây ngạt thở
cho người đi vào.

▪️Nước không cháy: Nước là sản phẩm cuối cùng của sự cháy giữa hidro và oxi thì sao cháy được nữa.

▪️Băng khô: không phải là băng là mà là do CO2 đông lại mà thành, dễ tạo khói dùng trong kĩ thuật điện
ảnh.

▪️Bóng đèn điện dùng lâu bị đen: Khi vonfram nóng sáng, một phần nhỏ bốc hơi bám vào thành thuỷ tinh
của bóng đèn.

▪️Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen: Đậu xanh có tanin. Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu
đen.
▪️Dùng đồ bạc đựng thức ăn khó bị ôi: Khi bạc tiếp xúc H2O, một phần nhỏ Ag tan vào nước tạo ion Ag+
có tác dụng diệt khuẩn mạnh.

▪️Mực xanh đen khi viết được một lúc biến thành đen: Mực xanh đen chứa tanin, axit galic, sắt (II)
sunfat, một ít axit sunfuric, phenol, chất keo. Sau khi chế tạo, tanin kết hợp với sắt (II) sunfat tạo sắt (II)
tanat. Khi viết chữ xong, dưới tác dụng của oxy không khí và ánh sáng mặt trời, sắt (II) tanat tạo sắt (III)
tanat màu đen, khó phai.

▪️Tranh sơn dầu vẽ tuyết để lâu bị đen: Màu tuyết trắng của tranh sơn dầu là bột phấn chì II oxyt. PbO
tác dụng chậm với hidrosunfua trong không khí tạo PbS màu đen.

▪️Không nên dùng dầu hỏa để lau khung xe đạp: Khung xe đạp và một vài bộ phận khác dùng phương
pháp sơn xì để phủ một lớp sơn dầu. Để bảo vệ lớp sơn dầu, người ta thường phủ lớp sơn dầu bằng một
lớp cao phân tử mỏng. Khi lau xe bằng dầu hỏa, dầu sẽ phá hủy lớp cao phân tử gây tổn hại xe.

▪️Rượu giả gây chết người: Khi làm rượu giả, người ta sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt)
mà pha thêm một ít metylic. Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc
nghiêm trọng.

▪️Không nên trộn 2 loại mực khác nhau: Trong mực chứa các hạt keo tích điện, nếu 2 loại mực chế tạo từ
nguyên liệu khác nhau thì các hạt keo có thể tích điện trái dấu và hút lẫn nhau, làm cho kích thước hạt
ngày càng lớn, chúng lắng xuống tạo cặn mực.

HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 03

ĐIỂM DANH NHỮNG HÓA CHẤT "HỦY DIỆT" ĐƯỢC VÀNG

Người xưa có câu: “🔥 Lửa thử Vàng, gian nan thử sức”

Với hàm ý: Au là một nguyên tố bất kham, cứng đầu, dường như không có gì có thể hòa tan được nó.
Hóa học hiện đại dần dần phát triển, kèm theo đó là những kẻ hủy diệt Vàng cũng dần dần hé lộ. Cùng
điểm qua một số đại diện sau:

1. HCN đặc:

2Au + 8HCN = 2H[Au(CN)4] + 3H2

2. Nước Cường thủy:

Au + HNO3 + 4HCl = H[AuCl4] + NO + H2O

3. Hỗn hợp Cl2 + HCl:

2Au + 3Cl2 + 2HCl = 2H[AuCl4]

4. Cyanua kiềm:

4Au + 8KCN + O2 + H2O = 4K[Au(CN)2] + 4KOH


5. Acid selenic:

2Au + 6H2SeO4 = Au2(SeO4)3 + 3SeO2 + 6H2O

6. Hỗn hợp HN3 (Hydro azid) + HCl:

2Au + 3HN3 + 11HCl = 2HAuCl4 + 3N2 + 3NH4Cl

-HH-HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 04

KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGUYÊN TỐ KHÍ TRƠ

1. Helium

Số nguyên tử: 2

Trọng lượng nguyên tử: 4,002602u

Kí hiệu nguyên tử: He

Điểm nóng chảy: - 272,2°C

Điểm sôi: - 268,93°C

• Helium không màu, không mùi, không vị, không độc, trơ.

• Nguồn gốc tên gọi: Từ helium có xuất xứ từ helios, tiếng Hi Lạp nghĩa là mặt trời.

• Khám phá: Bằng chứng đầu tiên của helium được thu thập trong một lần nhật thực vào năm 1868 bởi
Jules Cesar Janssen.

• Helium được trích xuất từ khí thiên nhiên. Mọi khí thiên nhiên đều có chứa chút ít helium. Thành phần
helium của khí quyển Trái đất là khoảng 1/200.000.

• Helium có một số tính chất độc đáo, ví dụ như nó là chất lỏng ngoan cố không thể hóa rắn bằng cách
hạ thấp nhiệt độ của nó, và nó vẫn ở thể lỏng tại không độ tuyệt đối ở áp suất chuẩn.

▪︎Công dụng của Helium: Helium được sử dụng trong nghiên cứu nhiệt lạnh vì thực tế ở gần không độ
tuyệt đối, nó có điểm nóng chảy thấp nhất trong số mọi nguyên tố. Helium cũng không thể thiếu trong
nghiên cứu sự siêu dẫn.

👉 Nếu trực tiếp hít lượng khí Heli lớn thì cơ thể sẽ thiếu oxi nghiêm trọng.

2. Neon

Số nguyên tử: 10

Trọng lượng nguyên tử: 20,1797u


Kí hiệu nguyên tử : Ne

Điểm nóng chảy: - 249°C

Điểm sôi: - 246°C

• Neon là khí hiếm, không màu, gần như trơ, tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng
điện chân không và đèn neon, có trong không khí với một lượng rất nhỏ.

• Neon được khám phá vào năm 1898 bởi các nhà hóa học người Anh William Ramsay và Morris W.
Travers, sử dụng quang phổ học (phân tích ánh sáng phát ra khi một nguyên tố bị nung nóng).

Neon không chỉ được tìm thấy trong khí quyển. Vết tích của neon đã được tìm thấy ở các lỗ phun khí núi
lửa (những lỗ thủng trong lớp vỏ Trái đất phát ra hơi nước và các chất khí).

• Neon là nguyên tố kém hoạt tính nhất của nhóm và của bảng tuần hoàn. Nó sẽ không tạo hợp chất với
bất kì nguyên tố nào khác và không có vai trò sinh học.

• Neon là một trong những nguyên tố dồi dào nhất trong Vũ trụ, nhưng nó có mặt tự nhiên trong khí
quyển trái đất với hàm lượng vi lượng (khoảng 1/65.000).

▪︎Công dụng của Neon

Neon được sử dụng trong các đèn trang trí, đèn chân không, đèn hình ti vi, laser và công tắc cao áp.
Neon hóa lỏng có thể duy trì nhiệt độ thấp – 246°C (- 411°F), vì thế nó được dùng làm chất làm đông
hiệu quả cho nhiệt độ rất thấp.

3. Argon

Số nguyên tử: 18

Trọng lượng nguyên tử: 39,948u

Kí hiệu nguyên tử : Ar

Điểm nóng chảy: – 189°C

Điểm sôi: – 186°C

• Argon là khí không màu, không mùi, trơ.

• Argon được khám phá chính thức bởi các nhà khoa học người Anh John Strutt (huân tước Rayleigh) và
William Ramsay (xem phần Neon) vào năm 1894.

Thật ra, Argon đã được nhận biết từ hơn một thế kỉ trước bởi Henry Cavendish (xem phần Nitrogen),
trong các nghiên cứu của ông về hóa học của khí quyển. Cavendish đã lúng túng bởi vì có 1% không khí
không phản ứng hóa học. Không nhận ra Argon, nên ông đã bỏ lỡ một nguyên tố chưa được khám phá
trước đó.
• Argon là chất khí dồi dào thứ ba trên Trái đất, chiếm 0,93% khí quyển. Chúng có một lớp vỏ electron
ngoài đầy, nên chúng ít có xu hướng phản ứng hóa học. Trớ trêu thay, chính vì tính chất rất trơ ì này mà
argon thích hợp cho nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

• Ngày nay, Argon là một chất khí công nghiệp quan trọng và được chiết xuất từ không khí lỏng. Bầu khí
quyển của chúng ta là một nguồn cung Argon dồi dào, với ước chừng 66 nghìn tỉ tấn đang vây quanh
chúng ta. Argon là chất khí tạo ra màu xanh điện của các bảng hiệu, và thỉnh thoảng một ít thủy ngân
được thêm vào để tăng thêm màu sắc lung linh. Các bóng đèn nóng sáng truyền thống chứa đầy argon
bên trong để tạo môi trường trơ ngăn dây tóc oxy hóa ở nhiệt độ cao.

▪︎Công dụng của Argon

Giống như các chất khí trơ khác, argon được dùng trong đèn phóng điện, trong đó một dòng điện chạy
qua làm cho nó phát sáng. Đèn argon phát ra ánh sáng màu lam-tía.

Argon quan trọng trong ngành công nghiệp thép, nơi nó được thổi qua kim loại nóng chảy, cùng với
oxygen, trong quá trình khử carbon. Oxygen phản ứng với carbon, tạo ra carbon dioxide, và khí argon
được thổi vào để giảm thiểu sự oxy hóa không mong muốn của các nguyên tố quý có trong thép, ví dụ
như chromium. Argon còn được dùng làm "chăn khí" trong sản xuất titanium hoặc trong hàn nhôm, khi
không khí phải được loại ra để ngăn cản sự oxy hóa của kim loại nóng.

4. Krypton

Số nguyên tử : 36

Trọng lượng nguyên tử: 83,798 u

Kí hiệu nguyên tử : Kr

Điểm nóng chảy : -157,4 °C

• Krypton là một khí hiếm không màu, có mặt trong khí quyển trái đất dưới dạng dấu vết và được cô lập
bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, và nó thường được sử dụng cùng các khí hiếm khác
trong các đèn huỳnh quang.

• Krypton được William Ramsay và Morris Travers phát hiện năm 1898 trong phần còn lại của không khí
lỏng khi cho bay hơi gần hết mọi thành phần.

• Giống như các khí hiếm khác, Krypton nói chung được coi là trơ về mặt hóa học. Tuy nhiên, các nghiên
cứu từ năm 1962 trở đi đã khám phá ra một số hợp chất hóa học của Krypton. Điflorua krypton đã được
tạo ra với khối lượng tính bằng gam và có thể sản xuất bằng một số cách khác nhau.

5. Xenon

Số nguyên tử: 54

Kí hiệu nguyên tử: Xe


Trọng lượng nguyên tử: 131,293u

Điểm nóng chảy: - 111,79°C

Điểm sôi: - 108,12°C

• Nguồn gốc tên gọi: Xenon trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là xa lạ.

• Xenon là một trong các chất khí trơ. Nó không màu, không mùi, không vị và không hoạt tính hóa học.

• Nguyên tố xenon được khám phá bởi nhà hóa học người Scotland William Ramsay và nhà hóa học
người Anh Morris Travers vào năm 1898.

• Xenon là chất khí hiếm có mặt trong khí quyển Trái đất với hàm lượng khoảng một phần 20 triệu (0,05
ppm). Trong khí quyển sao Hỏa, xenon chiếm hàm lượng 0,08 ppm. Xenon còn được tìm thấy trong các
chất khí phát ra từ một số suối khoáng. Xenon được điều chế thương mại bằng cách chiết cất không khí
lỏng.

▪︎Công dụng của Xenon

Xenon được dùng trong đèn flash máy ảnh, đèn chớp xenon, đèn sát trùng, đèn hồ quang công suất cao
để chiếu ảnh động và đèn hồ quang áp suất cao để tạo ra ánh sáng tử ngoại.

Trong ngành năng lượng hạt nhân, xenon được dùng trong buồng bọt. Đèn pha với màu lam xenon
được dùng ở một số ô tô và đèn cực sáng dùng trong thám hiểm biển sâu. Đèn xenon rọi sáng tốt hơn
đèn thông thường trong những môi trường này.

Tại sao ở bệnh viện người ta thường trồng cây thông hơn các cây khác ?

📌 Cây thông có khả năng tạo ra khí ozon với hàm lượng thấp trong không khí. Khí ozon có tác dụng làm
trong lành không khí, tạo cảm giác thỏai mái, dễ chịu cho con người đồng thời cung cấp thêm oxi trong
không khí, tốt cho sức khoẻ.

▪︎Tại sao khi luộc rau lại cho thêm chút muối ?

📌 Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100°C. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm,
xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.

▪︎Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn ?

📌 Đồng kim loại sẽ tạo nên một số ion Cu2+ tan vào trong nước sẽ có tác dụng diệt khuẩn . Làm cho
các cuống hoa đỡ bị thối trong nước do đó đỡ làm tắc các mao quản dẫn nước lên cánh hoa nên hoa
tươi hơn. Các muối CuSO4 diệt khuẩn tốt nên người ta thường dùng để diệt khuẩn bể bơi.

▪︎Vì sao khi nói đến thịt mỡ người ta thường nhắc đến dưa hành ?
📌 Vì trong dưa hành có chứa axit hỗ trợ quá trình thủy phân lipit trong thịt mỡ làm dễ tiêu hóa và bớt
ngán.

▪︎Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?

📌 Muối ăn có thành phần chính là NaCl, ngoài ra còn có ít muối khác như MgCl2, CaCl2,....MgCl2 rất ưa
nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng
dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

▪︎Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế ?

📌 Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà ?

Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng
(đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các
cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong
nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây
đẫn điện bằng đồng.

▪︎Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?

📌 Lâu ngày, khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau :

2Fe + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

📌 Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn
mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh
kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.

▪︎Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?

📌 Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh
nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những
sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các
sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh
này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế
được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên
men, phân hủy.

▪︎Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ? Tại sao cồn khô lại được ?

📌 Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút
dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô. Ngoài ra loại chất này cồn dùng trong sản xuất tã lót,...

▪︎Khi các cầu thủ bị đau, nhân viên y tế thường phun thuốc vào chỗ bị thương?
📌 Giải thích: Khi các cầu thủ bị thương thường rất đau, nhân viên y tế thường phun thuốc vào chỗ bị
thương là cloetan C2H5Cl sôi ở 12,3°C. Các giọt cloetan tiếp xúc với da nhiệt độ cơ thể là chúng sôi và
bốc hơi nhanh. Quá trình này thun nhiệt mạnh là cho da bị đông cục và tê cứng vì vậy thần kinh cảm giác
sẽ không chuyền cơn đau lên não. Chú ý cloetan chỉ là làm mất cảm giác đau tạm thời, không phải là
thuốc có tác dụng chữa vết thương.

▪︎Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ?

📌 Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hòa
tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.

▪︎Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?

📌 Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng
tụ khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ
cứng lại không có lợi cho tiêu hóa...

HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 07

NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HÓA HỌC BẰNG MÀU SẮC

☀ Kim loại kiềm và kiềm thổ

1. KMnO4: tinh thể màu đỏ tím.

2. K2MnO4: lục thẫm

3. NaCl: không màu, nhưng muối ăn có màu trắng là do có lẫn MgCl2 và CaCl2

4. Ca(OH)2: ít tan kết tủa trắng

5. CaC2O4 : trắng

☀ Nhôm

6. Al2O3: màu trắng

7. AlCl3: dung dịch ko màu, tinh thể màu trắng, thường ngả màu vàng nhạt vì lẫn FeCl3

8. Al(OH)3: kết tủa trắng

9. Al2(SO4)3: màu trắng.

☀ Sắt

10. Fe: màu trắng xám

11. FeS: màu đen


12. Fe(OH)2: kết tủa trắng xanh

13. Fe(OH)3: nâu đỏ, kết tủa nâu đỏ

14. FeCl2: dung dịch lục nhạt

15. Fe3O4(rắn): màu nâu đen

16. FeCl3: dung dịch vàng nâu

17. Fe2O3: đỏ

18. FeO : đen.

19. FeSO4.7H2O: xanh lục.

20. Fe(SCN)3: đỏ máu

☀ Đồng

21. Cu: màu đỏ

22. Cu(NO3)2: dung dịch xanh lam

23. CuCl2: tinh thể có màu nâu, dung dịch xanh lá cây

24. CuSO4: tinh thể khan màu trắng, tinh thể ngậm nước màu xanh lam, dung dịch xanh lam

25. Cu2O: đỏ gạch.

26. Cu(OH)2 kết tủa xanh lơ (xanh da trời)

27. CuO: màu đen

28. Phức của Cu2+: luôn màu xanh.

☀ Mangan

29. MnCl2 : dung dịch: xanh lục; tinh thể: đỏ nhạt.

30. MnO2 : kết tủa màu đen.

31. Mn(OH)4: nâu

☀ Kẽm

32. ZnCl2 : bột trắng

33. Zn3P2: tinh thể nâu xám


34. ZnSO4: dung dịch không màu

☀ Crom

35. CrO3 : đỏ sẫm.

36. Cr2O3: màu lục

36. CrCl2 : lục sẫm.

37. K2Cr2O7: da cam.

38. K2CrO4: vàng cam

☀ Bạc

39. Ag3PO4: kết tủa vàng

40. AgCl: trắng.

41. Ag2CrO4: đỏ gạch

☀ Các hợp chất khác

42. As2S3, As2S5 : vàng

43. Mg(OH)2 : kết tủa màu trắng

44. B12C3 (bo cacbua): màu đen.

45. Ga(OH)3, GaOOH: kết tủa nhày, màu trắng

46 .GaI3 : màu vàng

47. InI3: màu vàng

48. In(OH)3: kết tủa nhày, màu trắng.

49. Tl(OH)3, TlOOH: kết tủa nhày, màu hung đỏ

50. TlI3: màu đen

51. Tl2O: bột màu đen

52. TlOH: dạng tinh thể màu vàng

53. PbI2 : vàng tươi, tan nhiều trong nước nóng

54. Au2O3: nâu đen.


55. Hg2I2 ; vàng lục

56. Hg2CrO4 : đỏ

57. P2O5(rắn): màu trắng

58. NO(k): hóa nâu trong ko khí

59. NH3 làm quỳ tím ẩm hóa xanh

60. Kết tủa trinitrat toluen màu vàng.

61. Kết tủa trinitrat phenol màu trắng.

☀ Màu của ngọn lửa

62. Muối của Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía

63. Muối Na ngọn lửa màu vàng

64. Muối K ngọn lửa màu tím

65. Muối Ba khi cháy có màu lục vàng

66. Muối Ca khi cháy có ngọn lửa màu cam

Các màu sắc của các muối kim loại khi cháy được ứng dụng làm pháo hoa

☀ Màu của các nguyên tố

67. Li-màu trắng bạc

68. Na-màu trắng bạc

69. Mg-màu trắng bạc

70. K-có màu trắng bạc khi bề mặt sạch

71. Ca-màu xám bạc

72. B-Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu
đen

73. N2

là một chất khí ở dạng phân tử không màu

74. O2

khí không màu


75. F2

khí màu lục nhạt

76. Al-màu trắng bạc

77. Si-màu xám sẫm ánh xanh

78. P-tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản có màu: trắng, đỏ và đen

79. S-vàng chanh

80. Cl2

khí màu vàng lục

81. Iot (rắn): màu tím than

Br2: Lỏng màu đỏ nâu

Nước brom: màu da cam

82. Cr-màu trắng bạc

83. Mn-kim loại màu trắng bạc

84. Fe-kim loại màu xám nhẹ ánh kim

85. Cu-kim loại có màu vàng ánh đỏ

86. Zn-kim loại màu xám nhạt ánh lam

87. Ba-kim loại trắng bạc

88. Hg-kim loại trắng bạc

89. Pb-kim loại trắng xám

☀ Màu của ion trong dung dịch

90. Mn2+: vàng nhạt

91. Zn2+: trắng

92. Al3+: trắng

93. Cu2+ có màu xanh lam

94. Cu1+ có màu đỏ gạch


95. Fe3+ màu đỏ nâu

96. Fe2+ màu trắng xanh

97. Ni2+ lục nhạt

98. Cr3+ màu lục

99. Co2+ màu hồng

100. MnO4- màu tím

101. CrO4 2- màu vàng

☀ Nhận dạng theo màu sắc

102. Đen: CuS, FeS, Fe2S3, Ag2S, PbS, HgS

103. Hồng: MnS

104. Nâu: SnS

105. Trắng: ZnS, BaSO4, SrSO4, CaSO4, PbSO4, ZnS[NH2Hg]Cl

106. Vàng: CdS, BaCrO4, PbCrO4, (NH4)3[PMo12O40], (NH4)3[P(Mo2O7)4]

107. Vàng nhạt: AgI (ko tan trong NH3 đặc chỉ tan trong dd KCN và Na2S2O3 vì tạo phức tan Ag(CN)2- và
Ag(S2O3)3)

HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 08

Chất Cуanua là gì?

Xуanua là một hợp ᴄhất hoá họᴄ ᴄó ᴄhứa nhóm хуanua (-C≡N), bao gồm một nguуên tử ᴄáᴄ-bon liên kết
ba ᴠới một nguуên tử ni-tơ.

Tiếp хúᴄ ᴠới một lượng lớn ᴄуanide ᴄó thể gâу tổn thương ᴄho não ᴠà tim mạᴄh, nếu tiếp хúᴄ ở liều
lượng thấp ᴄó thể gâу những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thaу đổi máu, đau đầu, làm rộng
tuуến giáp.

Chỉ ᴄần 50mg - 200mg Cуanua hoặᴄ hít phải 0,2% khí Cуanua, ᴄó thể giết ᴄhết ngaу lập tứᴄ một người
trưởng thành.

Xуanua đượᴄ dùng làm thuốᴄ độᴄ rất nhiều từ хa хưa, đáng ѕợ nhất là hуđro хуanua đượᴄ ᴄhế độ phát
xít ở Đứᴄ quốc xã ѕử dụng để хử tử tập thể trong phòng kín trong ѕuốt thời kì quân đội Hítle tàn ѕát
người Do Thái, đẩy các nhà khoa học thiên tài như Albert Einstein

đến cống hiến cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cống hiến của Einstein cho nền khoa học Mỹ đã bị giới quân
sự Mỹ lợi dụng sản xuất bom nguyên tử và tiến hành thí nghiệm chết người tại 2 thành phố Hiroshima
và Nagasaki của Nhật Bản làm chết 200.000 thường dân vô tội, phá hủy môi trường sống của 2 thành
phố này và buộc phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Tuy vậy cũng sau thế chiến 2, người Nhật đã khôi phục kinh tế thần tốc một phần nhờ Mỹ để trở thành 1
trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việc hủy diệt người Do Thái (thuộc chủng người giỏi nhất thế giới) và tấn công Liên Xô làm phát xít Đức
thất bại trong thế chiến 2 với kết cục đất nước bị xé nát (mất đất cho Liên xô: Liên Xô lấy đất phía đông
Ba Lan - đất cổ của Sa Hoàng, nay thuộc về UKraina và Belarus, Ba Lan lấy 1 phần đất rộng lớn ở Đông
Đức, thành phố Kaliningrat của Đức rơi vào tay Liên Xô nay là của Nga). Tuy vậy chỉ 10 năm sau thế chiến
2, từ đất nước đổ nát người dân Tây Đức đã phù phép và trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.

HOÁ HỌC THỰC TIỄN - 06

▪︎Vì sao Natri peoxit (Na2O2), Kali supeoxit (KO2) thường được sử dụng trong bình khí lặn hoặc tàu ngầm
là vì sao ?

Vì Na2O2, KO2 là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ cacbonic và giải phóng khí oxi theo phương
trình :

2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2

4KO2 + 2CO2 → 2K2CO3 + 3O2

Suy ra : Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + O2

Dựa vào phản ứng trên người ta đã dùng hỗn hợp Na2O2, KO2 với tỉ lệ 1:2 về số mol để sử dụng trong
bình lặn hoặc tàu ngầm nhằm hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2 cho thợ lặn và các thủy thủ.

▪︎Tại sao các thiết bị lọc nước chỉ dùng ozon khử trùng mà không dùng clo ?

• Nước khử trùng bằng Cl2 có mùi khó chịu do lượng clo dư gây nên.

• Nước khử trùng bằng O3 không có mùi do chỉ cần lượng nhỏ O3 là có thể khử trùng nhiều m3 nước,
O3 không bền, luôn tự phân giải và cuối cùng chỉ còn lại oxi vô hại mà không có các sản phẩm phụ gây ô
nhiễm nước.

• Nước khử trùng bằng O3 có thể diệt được cả vi khuẩn cỡ lớn như : vi khuẩn Kock gây bệnh lao,
amip,....

▪︎Tại sao dùng nước Gia-ven để tẩy màu vải sợi ?

Tính tẩy màu của nước Gia-ven được giải thích do sự hòa tan CO2 (có mặt trong không khí) vào dung
dịch nước Gia-ven tạo thành HClO (axit yếu hơn H2CO3). Sau đó HClO dưới tác dụng của ánh sáng sẽ
phân hủy thành HCl và O nguyên tử có tính oxi hóa rất mạnh nên có khả năng tẩy màu :

CO2 + NaClO + H2O → NaHCO3 + HClO


▪︎Tại sao bóng đèn điện dùng lâu ngày sẽ bị đen ?

Dây tóc bóng đèn được làm bằng kim loại Vonfram có điện trở khá lớn nên khi có dòng điện chạy qua sẽ
phát một lượng nhiệt rất lớn làm cho Vonfram trên bề mặt có thể bị bay hơi khi gặp thành thủy tinh lạnh
của bóng điện sẽ bám chặt vào thủy tinh làm cho bóng đèn bị đen.

▪︎Tại sao dùng dầu hỏa hoặc xăng để tẩy sạch dầu mỡ hoặc chất béo dính vào quần áo ?

Ta dùng dầu hỏa vì dầu hỏa là dung môi không phân cực nên hòa tan được chất béo hoặc dầu mỡ (đều
là dung môi không phân cực).

▪︎Tại sao người ta dùng fomon để ngâm xác động vật ?

Do fomandehit làm biến tính protein, biến protein thành chất đàn hồi. Ngoài ra, do tính độc đối với vi
khuẩn, fomandehit trong dung dịch còn có tính sát trùng.

▪︎Tại sao trong công nghiệp phải dùng bình thép khô chứa khí Clo, không được dùng bình thép ẩm chứa
Clo ?

Bình thép ẩm, Clo sẽ tác dụng với nước : H2O + Cl2 → HCl + HClO axit sinh ra ăn mòn bình đựng khí Clo.
Vì thế phải dùng bình thép khô để chứa khí Clo.

▪︎Một số bệnh nhân cần phải tiếp đạm (tiêm truyền đạm vào tĩnh mạch). Cho biết đó là loại đạm gì ?

Đó là dung dịch các α-aminoaxit cần cung cấp cho cơ thể khi bị thiếu hụt. Công thức chung của chúng là
R-CH(NH2)COOH.

▪︎Có phải ở trên trời thì sấm và sét được tạo ra không cùng nhau, sét được tạo ra trước, sấm được tạo ra
sau nên chúng ta mới nhìn thấy sét trước khi nghe tiếng sấm hay không ?

Thực tế, sấm và sét được tạo ra cùng một lúc. Sở dĩ chúng ta nhìn thấy sét trước khi nghe tiếng sấm là
vì :

Do vận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc của ánh sáng. Ánh sáng đi với vận tốc xấp xỉ
300.000 km/s, trong khi đó tốc độ âm thanh trong không khí chuẩn có 344m/s. Do đó, tuy cùng diễn ra
tại một thời điểm và địa điểm nhưng ánh sáng lại đi tới nhanh hơn rất nhiều so với âm thanh.

▪︎Tại sao không nên dùng thức ăn có nhiều protein và mật ong cùng một lúc ?

Mật ong có tới 75% là đường glucose và đường fructose, một lượng nhỏ axit hữu cơ. Khi trộn hai thứ với
nhau hoặc ăn cùng một lúc, axit hữu cơ của mật ong sẽ kết hợp protein tạo ra chất kết tủa làm cho cơ
thể không hấp thu được.

▪︎Tại sao trước khi chế biến củ sắn người ta thường phải gọt bỏ vỏ sắn, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ
ngâm vào nước một thời gian rồi mới đem chế biến ?
Do trong sắn có nhiều hợp chất xyanua (CN-) rất độc, đặc biệt ở vỏ sắn. Nên trước khi chế biến phải bỏ
CN- bằng cách gọt vỏ và ngâm nước một thời gian.

You might also like