You are on page 1of 5

Vào thế kỷ XVII, Johann Rudolf Glauber , Đức đã sử dụng muối natri clorua và axit sulfuric để

điều chế natri sunfat và , giải phóng khí hydro clorua. Joseph Priestley ở Leeds, Anh đã điều chế
hydro clorua tinh khiết vào năm 1772, và vào năm 1818 Humphry Davy ở Penzance, Anh đã
chứng minh rằng thành phần hóa học bao gồm hydro và clo.

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Châu Âu, nhu cầu về các chất kiềm tăng lên. Một quy trình
công nghiệp mới của Nicolas Leblanc (Issoundun, Pháp) đã cho phép sản xuất natri cacbonat (tro
soda) quy mô lớn với giá rẻ. Trong quy trình Leblanc này, muối thông thường được chuyển thành
tro soda, sử dụng axit sulfuric, đá vôi và than, giải phóng hydro clorua như một sản phẩm
phụ. Cho đến khi Đạo luật Alkali của Anh 1863 và luật tương tự ở các nước khác, lượng HCl dư
thừa đã được thải ra ngoài không khí. Sau khi đạo luật được thông qua, các nhà sản xuất tro soda
buộc phải hấp thụ khí thải trong nước, sản xuất axit clohydric ở quy mô công nghiệp.

Trong thế kỷ xx , quy trình Leblanc đã được thay thế một cách hiệu quả bằng quy trình Solvay mà
không có sản phẩm phụ là axit clohydric. Sau năm 2000, axit clohydric chủ yếu được tạo ra bằng
cách hấp thụ hydro clorua phụ từ quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ công nghiệp.

HCl làm quỳ tím chuyển màu gì?

 Dạng khí: không màu, mùi xốc, tan nhiều trong H2O tạo dung dịch axit mạnh, nặng hơn không
khí.
 Dạng dung dịch: HCl loãng không màu, HCl đậm đặc 40% màu vàng ngả xanh lá, có thể tạo
thành sương mù axit.
 Độ hòa tan trong nước: 725g/L ở 20 độ C.
 Trọng lượng phân tử: 36,5 g/mol.
 Dung dịch HCl dễ bốc cháy, bay hơi.
Với bản chất là 1 axit mạnh, do đó HCl làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi tiếp xúc. Đây cũng là đặc điểm
nhận dạng rõ ràng nhất của hầu toàn bộ các axit mạnh.

Lưu ý: Hợp chất này chỉ làm quỳ tím đổi màu khi tồn tại ở dạng dung dịch. Còn nếu tồn tại ở dạng khí sẽ không
làm quỳ tím đổi sang màu đỏ.

2.2 Là chất điện ly mạnh

HCl có thể tan hoàn toàn trong nước và phân ly cho ra một ion H + và một ion Cl−. Trong quá trình hòa tan trong
nước, ion H+ liên kết với H2O tạo thành ion H3O+. Phương trình:

 HCl + H2O → H3O+ + Cl–

2.3 HCl tác dụng với những chất nào?

– Tác dụng với kim loại

Những kim loại tác dụng với HCl là các kim loại đứng trước Hidro trong bảng tuần hoàn như Fe, Al, Mg. Phản
ứng tạo ra muối clorua và giải phóng khí Hidro. Phương trình phản ứng như sau:

 2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑


 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2↑

– Tác dụng với oxit kim loại

HCl có khả năng tác dụng với các oxit kim loại như Al2O3, CuO, Fe3O4 tạo ra muối và nước.Phương trình phản
ứng như sau:

 Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2+ 2FeCl3


 6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
– Tác dụng với muối

Axit clohidric còn có thể tác dụng với muối, tạo ra muối mới và axit mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra là axit tạo
ra phải yếu hơn HCl, sản phẩm có kết tủa hoặc tạo ra chất khí bay lên. Phương trình phản ứng như sau:

 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑


 CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
 AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3
 2HCl + BaS → BaCl2 + H2S↑
 K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑

– Tác dụng với bazơ

HCl tác dụng với bazo tạo ra muối và nước. Phương trình phản ứng như sau:

 2HCl + 2NaOH → 2NaCl + H2O


 2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
 2HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + 2H2O

– Tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa

Bên cạnh khả năng oxi hóa khi phản ứng với các kim loại đứng trước Hidro, Acid HCl còn có thể tác dụng với các
chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, … Trong phản ứng này, nó giữ vai trò là một
chất có tính khử mạnh. Phương trình phản ứng:

 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O


 2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O
 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O
 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

2.4 HCl không tác dụng với chất nào?

Bên cạnh những hợp chất tác dụng được với HCl mà Bilico đã chia sẻ ở phía trên, dưới đây là một số chất không
tác dụng được:

 Kim loại đứng sau Hidro trong dãy điện hóa: Cu. Ag, Au,….
 Muối không tan: Các muối có gốc CO3 và PO4 nhưng trừ K2CO3 và Na2CO3,K3PO4 và Na3PO4)
 Axit: Không tác dụng với tất cả các axit
 Phi kim: Không tác dụng được với phi kim
 Oxit kim loại: Không tác dụng được với oxit kim loại
 Oxit phi kim: Không tác dụng được với oxit phi kim

4. Tác hại của khí HCl đối với môi trường


và con người

– Tiếp xúc nhiều với hơi axit clohydric có thể gây nhiễm độc, viêm dạ dày, viêm phế quản mãn tính, mẩn đỏ, tổn
thương da hoặc bỏng nghiêm trọng, giảm thị lực,….

– Tiếp xúc lâu với khí HCl có thể gây khàn giọng, loét đường hô hấp, đau tức ngực, làm tê liệt các chức năng của
hệ thần kinh trung ương,.…

– Gây bỏng, tụ máu, tích nước ở phổi nếu bị nặng,…

– Làm cây cối chậm phát triển, giảm độ mỡ nóng của lá cây, khiến các tế bào biểu bì của lá cây co lại,…thậm chí
chết cây nếu tiếp xúc với HCl nồng độ cao.
 Ở dạng đậm đặc axit này có thể tạo thành các sương mù axit, chúng đều có khả năng ăn mòn
mạnh các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột. Chúng ta nên đảm bảo
an toàn lao động khi sử dụng chúng tránh các tai nạn không mong muốn xảy ra.
1.1 Loại bỏ gỉ trên thép
Trên đây là hình ảnh của thép bị gỉ, oxi hóa bề mặt kim loại dẫn đến màu của đồ vật thay đổi.
Trước khi người ta đưa thép vào sản xuất sẽ dùng HCl có nồng độ khoảng 18% để tẩy gỉ các loại
thép Carbon, khiến chúng trở thành thép mới. Và đây được coi là ứng dụng lớn của HCl.

1.2 Sản xuất các hợp chất vô cơ


Axit HCl có thể sản xuất các hợp chất vô cơ bằng các phản ứng hóa học. Chẳng hạn các hóa chất
xử lý nước như FeCl3, PAC,… các chất này ứng dụng làm chất keo tụ, dùng trong ngành xử lý
nước thải, sản xuất giấy và nước uống.

Ngoài ra còn các chất khác như CaCl2, Niken clorua dùng cho ngành công nghiệm mạ và sản xuất
pin. Phương trình hóa học của nó là:

CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Zn(s) + 2 HCl → ZnCl2 + H2(g)

1.3 Sản xuất các hợp chất hữu cơ


Axit HCl có thể dùng để sản xuất vinyl clorua và dicloroetan để sản xuất PVC. Hay sản xuất
bisphenol A sản xuất polycacbonat, than hoạt tính, và axit ascobic, cũng như trong một số sản
phẩm của ngành dược. Ứng dụng khác như kiểm soát và trung hòa pH, xử lý da, vệ sinh nhà cửa,
khai thác dầu,…

1.4 Làm trung hòa độ pH

Loại bỏ gỉ sét trên sắt thép


Đây được xem như công dụng lớn và thực tế nhất của axit HCl. Do để lâu trong môi trường dễ bị
oxi hóa nên thép có thể bị gỉ. Trước khi người ta đưa thép vào sản xuất sẽ dùng HCl có nồng độ
khoảng 18% để tẩy gỉ các loại thép Carbon, khiến chúng trở thành thép mới.

Ngoài ra, vì được sử dụng nhiều để tẩy gỉ thép nên người ta đã phát minh ra quá trình tái chế axit
HCl để tiết kiệm cũng như nâng cao hiệu quả tẩy.

Phản ứng tái chế như sau: 

4 FeCl2 + 4 H2O + O2 → 8 HCl+ 2 Fe2O3

Trong quá trình tái chế này, Fe2O3 (sắt oxit) là sản phẩm phụ được sinh ra. Nó được ứng dụng
nhiều trong ngành công nghiệp.

You might also like