You are on page 1of 4

BÀI 4: MỘT SỐ ACID QUAN TRỌNG

A. HYDROCHLORIC ACID: ( HCl )


I. Tính chất:
1. Tính chất vật lí: 
Khi hòa tan khí HCl vào nước ta thu được dung dịch HCl
- Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa Hydrochloride, có nồng độ khoảng 37%, từ
đây ta có thể pha chế thành dung dịch HCl có nồng độ khác nhau.
2. Tính chất hóa học: 
HCl là một acid mạnh, có đầy đủ tính chất của một acid mạnh:
- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối clorate và giải phóng H2
- Tác dụng với base tạo thành muối + nước.
- Tác dụng với basic oxide tạo thành muối + nước.
- Tác dụng với một số muối.
* Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau
+ Tạo ra chất khí
+ Tạo ra kết tủa
+ Tạo ra nước (hoặc acid yếu)
Ví dụ:  BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 ↑ + H2O
II. Ứng dụng.
HCl dùng để:
- Điều chế các muối clorate.
- Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
- Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại.
- Dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm
B. SULFURIC ACID: ( H2SO4 )
I. Tính chất vật lí
Acid H2SO4 là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dễ
dàng trong nước và tỏa nhiều nhiệt
* Cách pha loãng dung dịch H2SO4
Để pha loãng sulfuric acid đặc an toàn: Rót từ từ acid đặc vào bình đựng sẵn nước rồi khuấy
đều bằng đũa thủy tinh. Tuyệt đối không được làm ngược lại.
II. Tính chất hóa học
Acid H2SO4 loãng và H2SO4 đặc có những tính chất hóa học khác nhau.
1. Tính chất hóa học của acid H2SO4 loãng: 
H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh.
- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối sulfate và giải phóng H2
- Tác dụng với base tạo thành muối sunfate + nước.
- Tác dụng với basic oxide tạo thành muối sulfate + nước.
- Tác dụng với một số muối
2. Acid H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng.
a) Tác dụng với kim loại
Acid H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2. Khí nóng tạo
thành muối sunfate (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị) và khí
sulfur dioxide
Ví dụ:
2Fe + 6H2SO4 đặc nóng  →  Fe2(SO4)3 + 3SO2↑  + 6 H2O   
b) Tính háo nước.
Ví dụ: khi cho acid H2SO4 vào đường, đường sẽ hóa thành than.

C12H22O11   H2SO4→→H2SO4   12C + 11H2O


III. Ứng dụng
Hàng năm, thế giới sản xuất gần 200 triệu tấn acid H2SO4 . Acid H2SO4 là nguyên liệu của
nhiều ngành sản xuất hóa học như sản xuất phân bón, phẩm nhuộm, chế biến dầu  mỏ,..
IV. Sản xuất acid H2SO4 
Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là
Sulfur (hoặc quặng pyrit sắt), không khí và nước.
Quá trình sản xuất acid H2SO4 gồm 3 công đoạn sau:
- Sản xuất sulfur dioxide bằng cách đốt sulfur hoặc pyrit sắt trong không khí;

- Sản xuất sulfur trioxide bằng cách oxy hóa SO2, có xúc tác là V2O5 ở 4500C

                    
Sản xuất acid H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:

SO3 + H2O →  H2SO4

C. BÀI TẬP:

Câu 1: Dãy các chất thuộc loại acid là:

A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S.                B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.                         


C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S.             D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S.
Câu 2: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch  hydrochloric acid:
A. Al, Cu, Zn, Fe.                 B. Al, Fe, Mg, Ag.                
C. Al, Fe, Mg, Cu.                D. Al, Fe, Mg, Zn.
Câu 3: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:
A. Rót từng giọt nước vào axit B. Rót từng giọt axit vào nước
C. Cho cả nước và axit vào cùng một lúc D. Cả 3 cách trên đều được

Câu 4: Dung dịch HCl tác dụng với sắt tạo thành:
A. ỉron (II) clorate và khí hydrogen B. iron (III) clorate và khí hydrogen
C. ỉron (II) Sunfate và khí hydrogen D. iron (II) clorate và nước

Câu 5: Dung dịch HCl tác dụng với copper (II) hydroxide tạo thành dung dịch màu:

A. Vàng đậm B. Đỏ C. Xanh lam D. Da cam


Câu 6: Để điều chế muối clorate, ta chọn những cặp chất nào sau đây ?
A. Na2SO4, KCl.             B. HCl, Na2SO4.           C. H2SO4, BaCl2.               D. AgNO3, HCl.

Câu 7: Oxide tác dụng được với HCl là:


A. SO2 B. CO2 C. CuO D. CO

Câu 8: Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. H2S


Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư acid. Hiện tượng
nào sau đây xảy ra ?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.       
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.                             
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.        
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

Câu 10: Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được
là:

A. Sủi bọt khí, đường không tan.


B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Câu 11: Để nhận biết dung dịch sulfuric acid và dung dịch hydrochloric acid ta dùng thuốc
thử:

A. NaNO3.               B. KCl.              C. MgCl2.                     D. BaCl2.

Câu 12: Để nhận biết gốc sunfate (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây?

A. BaCl2 B. NaCl. C. CaCl2 D. MgCl2.


Câu 13: Pha dung dịch chứa 1g NaOH với dung dịch chứa 1g HCl sau phản ứng thu được
dung dịch có môi trường:

A. Axit B. Bazơ C. Trung tính D. Không xác định


Câu 14: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:

A. Phản ứng trung hoà .                     B. Phản ứng thế.                 


C. Phản ứng hoá hợp.                        D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 15: Cho 5,6 g Iron tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu
được (ở đktc):

A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 11,2 lít D. 22,4 lít


Câu 16: Cho cùng một lượng Iron và Zinc tác dụng hết với HCl:
A. Lượng H2 thoát ra từ iron nhiều hơn zinc . 
B. Lượng H2  thoát ra từ zinc nhiều hơn iron.                 
C. Lượng H2  thu được từ iron và zinc như nhau.                           
D. Lượng H2  thoát ra từ iron gấp 2 lần lượng H2 thoát ra từ zinc.     

Câu 17: Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

A. 98 kg B. 49 kg C. 48 kg D. 96 kg
Câu 18: Một dung dịch sulfuric acid trên thị trường có nồng độ 55%, để có 0,5 mol sulfuric
acid thì cần lấy một lượng dung dịch sulfuric acid là:

A. 98,1 g .           B. 97,0 g.                 C. 47,6 g.                  D. 89,1 g.


Câu 19: Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào một dung dịch muối cacbonate của kim loại
hóa trị I cho tới khi khí CO2 vừa thoát ra hết thì thu được dung dịch muối sunfate có nồng
độ 13,63%. Công thức của muối cacbonate là: 

A. K2CO3 B. Na2CO3 C. LiCO3 D. Li2CO3


Câu 20: Cho 16g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO hòa tan hết trong dung dịch HCl. Sau phản
ứng, cần trung hòa lượng còn dư bằng 50g dung dịch Ca(OH)2 14,8%, sau đó đem cô cạn
dung dịch được 46,35g muối khan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban
đầu là: 

A. 40% và 60% B. 30% và 70%


C. 50% và 50% D. 70% và 30%

You might also like