You are on page 1of 2

QUANG PHỔ VẠCH CỦA HỆ 1 ELECTRON

Câu 1. Trên phổ phát xạ của hiđro, vạch thứ nhất của dãy Laiman có λ1 = 1215 Å; các vạch Hα, Hβ,
Hγ thuộc dãy Banmer lần lượt có bước sóng λ2 = 6563 Å; λ3 = 4861 Å; λ4 = 4340 Å. Tính bước sóng
của 2 vạch tiếp theo trên dãy Laiman và 2 vạch tiếp theo trên dãy Paschen.
Câu 2. Vạch giới hạn cuối cùng trong phổ phát xạ của ion He+ có bước sóng là 2050Å. Xác định giá
trị nt (lớp e có năng lượng thấp) mà e chuyển tới. Lấy RH = 109700 cm-1.
NĂNG LƯỢNG ELECTRON ĐỐI VỚI NGUYÊN TỬ 1 ELECTRON

Z2
Câu 1: Biết E n = -13,6  (eV) (n: số lượng tử chính, Z: số điện tích hạt nhân)
n2
a) Tính năng lượng 1 electron trong trường lực một hạt nhân của mỗi hệ N6+, C5+, O7+.
b) Qui luật liên hệ giữa En với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt nhân với electron
trong các hệ đó?
c) Trị số năng lượng tính được có quan hệ với năng lượng ion hoá của mỗi hệ trên hay không? Tính
năng lượng ion hoá của mỗi hệ.

Câu 2: Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+.


a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: En = -13,6 (Z2/n2) (có đơn vị là eV); n là số lượng tử chính, Z
là số điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị KJ/mol cho mỗi ion trên.
b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng ion hóa của
hệ tương ứng? Tại sao?
c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất? Tại sao?

Câu 3: Người ta qui ước trị số năng lượng electron trong nguyên tử có dấu âm (-). Electron (e) trong
He+ khi chuyển động trên một lớp xác định, e có một trị số năng lượng tương ứng, đó là năng lượng
của một mức. Có 3 trị số năng lượng (theo đơn vị eV) của hệ He+ là -13,6; -54,4; -6,04.
a) Chỉ ra trị năng lượng mức 1; 2; 3 từ 3 trị số trên. Sự sắp xếp đó dựa vào căn cứ nào về cấu tạo
nguyên tử.
b) Từ trị số nào trong 3 trị trên ta có thể xác định được một trị năng lượng ion hoá của heli? Hãy trình
bày.
Câu 4: Kết quả tính Hoá học lượng tử cho biết ion Li2+ có năng lượng electron ở các mức En (n là số
lượng tử chính) như sau: E1 = -122,400eV; E2 = -30,600eV; E3 = -13,600eV; E4 = -7,650eV.
a) Tính các giá trị năng lượng trên theo kJ/mol (có trình bày chi tiết đơn vị tính).
b) Hãy giải thích sự tăng dần năng lượng từ E1 đến E4 của ion Li2+.
c) Tính năng lượng ion hoá của ion Li2+ (theo eV) và giải thích.
Câu 5: Cho biết trong ion M(Z‒1)+, năng lượng ion hoá thứ Z là 870,4 eV. (Với Z là số đơn vị điện
tích hạt nhân của nguyên tử M).
a) Xác định cấu hình electron của M ở trạng thái cơ bản.
b) Xác định các cấu hình electron có thể có của M ở trạng thái kích thích. Biết rằng các electron
trong trạng thái kích thích đó chỉ ứng với các giá trị số lượng tử chính là n ≤ 2.
c) Tính bước sóng của phát xạ tương ứng với quá trình giả sử rằng electron trong ion M(Z‒1)+ từ trạng
thái kích thích (n = 4) về trạng thái cơ bản (n = 1).
Cho biết: h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m.s-1; 1 eV = 1,6.10-19 (J), NA = 6,022.1023.
Câu 6: Năng lượng ion hóa thứ nhất của Li là 5,392 eV.
a) Tính hằng số chắn của 1 electron thuộc phân lớp 1s đối với electron ở phân lớp 2s theo phương
pháp gần đúng Slater.
b) Khi chiếu tia sáng đơn sắc có bước sóng  vào Li+ ở trạng thái cơ bản, trường hợp nào xảy ra sự
hấp thụ photon? và nếu có thì sau khi hấp thụ photon, có nhận xé gì về số lượng tử chính n.
i) = 12,398 nm. ii)  = 9,537 nm.
Câu 7: Năng lượng tính theo eV (1 eV = 1,602 × 10-19 J) của hệ gồm 1 hạt nhân và 1 eletron phụ thuộc
vào số lượng tử n (nguyên dương) theo biểu thức:
En = -13,6 × (Z2/n2) trong đó Z là số đơn vị điện tích hạt nhân.
a. Một nguyên tử hiđro ở trạng thái kích thích ứng với n = 6. Tính bước sóng dài nhất và ngắn nhất
(theo nm) có thể phát ra từ nguyên tử hiđro đó? Có thể có bao nhiêu bước sóng khác nhau phát ra khi
nguyên tử hiđro đó mất năng lượng.
b. Một nguyên tử hiđro khi chuyển từ trạng thái kích thích n =5 về n = 2 phát ra ánh sáng màu xanh.
Một ion He+ trong điều kiện nào sẽ phát ra ánh sáng màu xanh giống như vậy?
Cho: Hằng số Plank h = 6,626×10-34 J.s; Vận tốc ánh sáng trong chân không: c = 3×108 m/s.

You might also like