You are on page 1of 5

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỌC PHÂN TÍCH

PHẦN 1: ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT BUGHE-LAMBERT-BEER


1. Đặt vấn đề
Khi chiếu một chùm sáng có bước sóng phù hợp đi qua một dung dịch chất màu, các phân tử hấp thụ sẽ hấp
thụ một phần năng lượng chùm sáng, một phần ánh sáng truyền qua dung dịch. Xác định cường độ chùm
ánh sáng truyền qua đó ta có thể xác định được nồng độ của dung dịch. Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch
tuân theo định luật Bughe – Lambert – Beer:
A = - lgT = lg (Io/It) = εlC với T = It/Io.
T: độ truyền qua.
Io : cường độ tia tới.
It: cường độ tia ló.
 Các bước tiến hành phép đo UV-VIS:
Bước 1. Chọn bước sóng
Nghiên cứu sự phụ thuộc mật độ quang của dung dịch A (hoặc hệ số tắt phân tử ε) theo bước sóng λ, tức là
đo A (hoặc ε) của dung dịch nghiên cứu với các tia bức xạ điện từ có λ khác nhau, sau đó lập đồ thị hệ toạ
độ A – λ (hoặc ε – χ). Đồ thị này có dạng đường cong Gauss. Cực đại Amax ứng với giá trị λmax gọi là cực
đại hấp thụ. Khi tiến hành phân tích theo quang phổ đo quang chọn đo mật độ quang A của dung dịch
nghiên cứu tại λmax. Bởi vì với việc đo A ở λmax cho kết quả phân tích có độ nhạy và độ chính xác tốt nhất.
Bước 2. Chuẩn bị mẫu phân tích
Mẫu phân tích có thể ở dạng rắn, lỏng nhưng thông thường người ta hay chuẩn bị mẫu phân tích là những
chất lỏng, hoặc ở dạng dung dịch. Nếu chất nghiên cứu là những chất rắn không tan, người ta có thể tìm
cách hoà tan chúng bằng các dung môi và các biện pháp thích hợp. Sau đó nếu chất nghiên cứu là hợp chất
không có hiệu ứng phổ hấp thụ, thì phải chế hoá dung dịch bằng các biện pháp như phản ứng oxy hoá khử,
phản ứng tạo phức chất... sau đó đem nghiên cứu. Nếu chất nghiên cứu là những chất khí thì sẽ được
nghiên cứu trong các cuvet đặc biệt.
Bước 3. Ghi phổ
Sau khi đã chế hoá mẫu, mẫu được chuyển vào cuvet ghi phổ hấp thụ, chọn λmax và đo mật độ quang dung
dịch ở λmax
2. Các phương pháp phân tích UV-VIS
a. Phương pháp đường chuẩn
Đồ thị theo hệ toạ độ A – C (mật độ quang - nồng độ) phải là đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Để lập đồ thị
A – C ta chọn hệ các dung dịch chất nghiên cứu có nồng độ chính xác C1, C2, C3,... Cn, xác lập các điều
kiện để tạo các hợp chất có hiệu ứng hấp thụ bức xạ điện từ ở λ maxchọn trước. Đo mật độ quang tương ứng
A1, A2, A3,… An:
Nồng độ C1 C2 C3 ... Cn
Mật độ quang A1 A2 A3 ... An

Xây dựng đồ thị hệ toạ độ A – C. Vì đồ thị được thiết lập dựa trên các số liệu lặp đi lặp lại nhiều lần nên có
thể sử dụng trong thời gian dài (đồ thị chuẩn có thể lưu dữ trong máy), khi làm việc có thể sử dụng và trong
các máy thường có thủ tục của phương pháp đường chuẩn được thực hiện theo chương trình.
Hoặc tính toán thông qua hằng số K (được xác định song song bằng một phép đo với dung dịch có nồng độ
biết trước):
b)….
3. Ứng dụng của phép đo phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp phân tích quang phổ đo quang là một phương pháp phân tích định lượng được sủ dụng rộng
rãi vào nhiều mục đích thực tiẽn khác nhau. Phương pháp có thể áp dụng để xác định các chất có nồng độ
lớn hoặc bé, đặc biệt có thể xác định nồng độ các tạp chất đến nồng độ giới hạn 10 -5÷10-6%. Phương pháp

1
GV NGUYỄN THỊ ANH LƯƠNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỌC PHÂN TÍCH

phân tích đo quang thường có sai số tương đối 3 ÷ 5% được ứng dụng để xác định hơn 50 nguyên tố trong
các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thực phẩm, hoá học, luyện kim, địa chất, nông nghiệp...
a. Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm
Phương pháp phân tích đo quang UV - VIS được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm để xác định
trong các mẫu bột mì (hàm lượng Fe), mẫu thịt (phân tích hàm lượng nitrat, nitrit)...

Đối tượng nghiên cứu Chất cần phân tích Thuốc thử
Chất kháng sinh Clotetraxyclin Thuốc thử Th
Chất kháng sinh Streptomyxin Axit picric
Chất kháng sinh Penixilin Hydrocylamin, Fe
Các hocmon Cortison Phenylhidrazin, H2SO4
Bột mỳ Fe o-phenantrolin
Thịt Nitrit a-naphtylamin, ax-sunfunilic
Thịt Nitrat Bruxin ancaloit
b. Ứng dụng trong hoá học
Trong công nghệ hoá học: mẫu phân bón (hàm lượng P tổng), mẫu sơn (hàm lượng Ti), trong mẫu thuỷ tinh
(Nd), thép (V, Mn, Ti...).
4. Kết luận
Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS (Ultra violet - Visible) là phương pháp phân tích hiện đại
được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm và hoá học. Phương pháp cho kết quả phân tích nhanh với
độ chính xác cao. Phổ hấp thụ phân tử UV-VIS tuân theo định luật Bughe – Lambert – Beer:
A = - lgT = lg (Io/It) = εlC với T = It/Io.
Hay sử dụng công thức: A= εlC, trong đó
-A: độ hấp thụ quang hay mật độ quang;
-ε: hệ số hấp thụ nồng độ (L.mol-1.cm-1);
-l: chiều dài cuvet chứa dung dịch đo (cm)
-C: nồng độ dung dịch chất màu (mol/lit), C%,…)
5. Tính chất cộng tính của định luật
a) Tính cộng tính theo chiều dày của tầng hấp thụ màu: nếu chia tầng hấp thụ màu thành n phần nhỏ thì
tổng độ hấp thụ quang của các phần là độ hấp thụ quang của toàn bộ dung dịch màu,
tức: A= εlC = εl1C + εl2C + εl3C + … (l = l1+ l2+l3+…)
b) Tính cộng tính theo nồng độ hấp thụ chất màu: nếu có thể chia nồng độ chất hấp thụ màu thành n phần
nhỏ thì tổng độ hấp thụ quang của các tiểu phần là độ hấp thụ quang của toàn bộ dung dịch màu, tức: A=
εlC = εlC1 + εlC2 + εlC3 + … (C = C1+ C2+C3+…)
c) Tính cộng tính theo thành phần các chất hấp thụ màu: nếu trong dung dịch có n chất hấp thụ màu và mỗi
chất màu đều tuân thủ định luật Lambert-Beer thì tổng độ hấp thụ quang của các chất màu là độ hấp thụ
quang của toàn bộ dung dịch màu, tức A= εlC = ε1lC + ε2lC + ε3lC + … (ε = ε1 + ε2 + ε3+…)
PHẦN 2: BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Để xác định giá trị Ka của một axit hữu cơ yếu HA, người ta đo độ truyền qua của một chùm tia
đơn sắc (tại bước sóng λ xác định) với dung dịch axit HA 0,05M đựng trong thiết bị đo với chiều dày lớp
dung dịch l = 1cm. Kết quả cho thấy cường độ tia sáng khi đi qua lớp dung dịch giảm 70%. Giả thiết, chỉ có
anion A- hấp thụ tia đơn sắc tại bước sóng này và hệ số hấp thụ mol ε của A- là 600 L.mol-1.cm-1. Tính Ka
trong điều kiện thí nghiệm.
(Ngày 2-Đề HSGQG năm 2015)

2
GV NGUYỄN THỊ ANH LƯƠNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỌC PHÂN TÍCH

Bài 2: Cho 5,00 ml một dung dịch chuẩn chứa 0,0985 g/lít mangan đã được oxi hóa thành MnO4- vào bình
định mức 50,00ml rồi pha loãng đến vạch định mức. Đo mật độ quang A của dung dịch với cuvet 1,00cm ở
bước sóng λ = 525nm được A = 0,271. Hòa tan hết 0,9220 gam thép chứa mangan trong axit rồi pha loãng
thành 200,00 ml dung dịch. Cho KIO4 vào 50,00 ml dung dịch thu được để oxi hóa hoàn toàn mangan
thành MnO4-, rồi pha thành 100,00 ml. Đo mật độ quang của dung dịch với cuvet 1,00 cm với bước sóng λ
= 525nm, được A = 0,668. Tính % khối lượng của Mn trong thép. Biết các điều kiện của định luật Lambert-
Beer được thỏa mãn trong điều kiện đo.
(Ngày 1-Đề chon ĐT Olymic năm 2014)

1,053%.
Bài 3: (bài 14) Để nghiên cứu quá trình tiêu hóa sắt trong dạ dày từ các viên bổ sung sắt, ta thực hiện quá
trình sau:
Nghiền vụn một viên sắt rồi trộn đều, lấy 0,4215 gam bột này trộn với 10 ml nước. pH của dung dịch được
điều chỉnh thành 2.0 với hỗn hợp dung dịch HCl 6M và pepsin (16% khối lượng/thể tích) (là một loại
enzim cắt đứt protein thành peptit) rồi thêm dung dịch HCl 0,01M vào cho được 12,5ml. Hỗn hợp này được
cho vào một túi thẩm thấu (dialysis: túi cho phép các ion và chất di chuyển qua lại) với một thể tích cố
định. Túi này được ngâm vào 20,00 ml dung dịch HCl 0,01M. Quá trình thẩm thấu của ion sắt xảy ra trong
quá trình tiêu hóa sắt cho đến khi nồng độ sắt trong và ngoài túi như nhau.

0.01 mol dm-3 HCl of 20.00 cm3

Magnetic stirrer

Dialysis bag

Dried sample of 0.4215 g, mixed with 10 cm3 of water, adjusted


to pH 2.0 with 6 mol dm-3 HCl, added with 0.375 cm3 of pepsin
solution, and adjusted to 12.50 cm3 using with 0.01 mol dm-3 HCl

Để xác định sự tiêu hóa sắt, người ta tiến hành đo độ hấp thụ ánh sáng của phức chất giữa ion sắt và phối tử
L ở pH = 5. Phức ML3 tạo thành hấp thụ ánh sáng ở bước sóng λ= 520 nm, trong khi M và L không hấp thụ
ánh sáng ở bước sóng này.
14.1) Trong một điều kiện nhất định, giả thiết rằng loại sắt đã tham gia tạo phức tồn tại ở dưới dạng ML3,
giá trị độ hấp thụ A theo tổng nồng độ của kim loại (CM) và tổng nồng độ của ligand (CL) được cho trong
bảng sau:

CM, mol dm-3 CL, mol dm-3 A (tại λ =520 nm), cuvet (l) = 1 cm
6.25 x 10-5 2.20 x 10-2 0.750
3.25 x 10-5 9.25 x 10-5 0.360

Khi L dư, tất cả sắt sẽ tồn tại dưới dạng ML3.

3
GV NGUYỄN THỊ ANH LƯƠNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỌC PHÂN TÍCH

a) Tính hệ số hấp thụ mol phân tử ε của phức ML3.


b) Tính hằng số tạo thành (Kf) của phức ML3.
14.2) Kiểm định CHN cho thấy chất tạo phức (L) chứa 80% C, 4.44% H và 15.56% N. Khối lượng mol của
hợp chất này là 180 g. Tìm công thức phân tử của L.
14.3) Phức Fe2+ ML3 có cấu trúc octahedral (bát diện) (cho rằng các đồng phân của 3 phức này có cấu trúc
octahedral hoàn hảo). Vẽ hình sự phân chia orbital d cho ML3. Vẽ tất cả các đồng phân của phức Fe2+.
14.4) Để tìm nồng độ sắt thẩm thấu (bên ngoài túi dialysis), thêm một chất khử vào 5,00 cm3 của dung
dịch bên ngoài túi dialysis để tất cả lượng sắt đã hoà tan ở dưới dạng ion sắt. Sau đó, dung dịch được điều
chỉnh pH thích hợp, rồi thêm vào đó lượng dư chất tạo phức (L) và nước đã khử ion thu được 50,00 ml
dung dịch. Độ hấp thu ánh sáng ở 520 nm là 0.550. Tính nồng độ của lượng sắt thẩm thấu (mg dm-3).
14.5) Cho rằng tất cả sắt trong viên thuốc có thể được tiêu hoá. Tính bằng mg lượng sắt trong 1,0000 g của
viên thuốc.
Chuẩn bị ICHO 2017-Thailand
Bài 4: Để xác định pH của dung dịch Y gồm axit HX 0,135M, NaX 0,050M và NH4Cl 0,065M, tiến hành
thí nghiệm sau: nhỏ vài giọt dung dịch chất chỉ thị HIn (pKa = 4,533) vào dung dịch Y (giả sử pH và thể
tích của dung dịch Y không đổi), rồi đo độ hấp thụ quang A của dung dịch thu được trong cuvet có bề dày
lớp dung dịch l = 1cm ở hai bước sóng λ1 = 490nm và λ2 = 625nm. (Giả sử chỉ có HIn và In- hấp thụ photon
tại hai bước sóng này). Kết quả, giá trị A tại hai bước sóng tương ứng lần lượt là 0,157 và 0,222. Biết rằng
độ hấp thụ quang A của dung dịch tuân theo định luật Lambert-Beer và có tính chất cộng tính. Hệ số hấp
thụ mol phân tử , ε (L.mol-1.cm-1) của HIn và In- tại các bước sóng 490nm và 625 nm được cho trong bảng
sau:

ε HIn (L.mol-1.cm-1) ε In- (L.mol-1.cm-1)


2
λ1 = 490nm 9,04.10 1,08.102
λ 2 = 625nm. 3,52.102 1,65.103
a) Tính pH của dung dịch Y và hằng số phân ly Ka của axit HX.
b) Sục khí NH3 vào 50,0 ml dung dịch Y đến pH = 9,24 thì hết a mol NH3 (biết thể tích dung dịch Y không
đổi). Tính a. Biết pKa(NH4+) = 9,24, pKw = 14.
(Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2017-ngày 2)

Bài 5: Các ion thiomolybdate được tạo thành từ các ion molybdate, MoO 42–, bằng cách thay thế các nguyên
tử oxi bởi các nguyên tử lưu huỳnh. Trong tự nhiên, các ion thiomolybdate được tìm thấy ở những nơi
như các vùng nước sâu của Biển Đen, nơi mà sự khử sinh học sunfat sinh ra H2S. Sự chuyển hoá
molybdate thành thiomolybdate dẫn đến sự mất nhanh lượng Mo trong nước biển vào lớp trầm tích
phía dưới, làm suy giảm lượng Mo trong đại dương, một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cuộc sống.
Các cân bằng sau đây biểu diễn quan hệ nồng độ của các ion molybdate và thiomolybdate trong dung dịch
nước loãng.
MoS24 + H2O(l) MoOS32 + H2S(aq) K1 = 1.3×10–5
MoOS32 + H2O(l) MoO2S22 + H2S(aq) K2 = 1.0×10–5
MoO2S22 + H2O(l) MoO3S2 + H2S(aq) K3 = 1.6×10–5
MoO3S2– + H2O(l) MoO24 + H2S(aq) K4 = 6.5×10–6
a) Nếu ở trạng thái cân bằng một dung dịch chứa MoO24 3×10–7 M và H2S(aq) 1×10–6 M thì nồng độ của
MoS42– sẽ bằng bao nhiêu?
Các dung dịch chứa MoO2S22–, MoOS32– và MoS42– cho các pic hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến
tại bước sóng 395 nm và 468 nm. Các ion khác, cũng như H2S, hấp thụ ánh sáng không đáng kể trong
vùng bước sóng khả kiến. Hệ số hấp thụ phân tử (ε) tại hai bước sóng trên được cho trong bảng sau:

4
GV NGUYỄN THỊ ANH LƯƠNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỌC PHÂN TÍCH

ε tại 468 nm ε tại 395 nm


–1 –1
L mol cm L mol–1 cm–1
MoS42– 11870 120
2–
MoOS3 0 9030
2–
MoO2S2 0 3230
b) Một dung dịch không ở trạng thái cân bằng gồm một hỗn hợp của MoS42–, MoOS32– và MoO2S22– và
không chứa các dạng khác của Mo. Tổng nồng độ của tất cả các dạng tồn tại của Mo là 6.0×10 –6 M.
Trong một cuvet loại 10.0 cm, độ hấp thụ của dung dịch tại bước sóng 468 nm là 0.365 và tại 395 nm
là 0.213. Tính nồng độ của cả 3 anion của Mo trong hỗn hợp này.
c) Một dung dịch ban đầu chứa MoS42– 2.0×10–7 M bị thủy phân trong một hệ kín. Sản phẩm H2S được
tích lũy cho đến khi hệ đạt đến cân bằng. Tính nồng độ cân bằng của H2S(aq) và của cả 5 anion của Mo
(gồm MoO42–, MoO3S2–, MoO2S22–, MoOS32– và MoS42–). Bỏ qua khả năng H2S có thể bị ion hoá thành
HS– ở điều kiện pH đã cho. (Viết 6 phương trình độc lập được 1/3 số điểm, tính đúng nồng độ của sáu
cấu tử được 2/3 số điểm.)
i. Viết 6 phương trình độc lập để xác định nồng độ của sáu cấu tử.
ii. Tính nồng độ của 6 cấu tử trên bằng cách tính gần đúng hợp lý, viết kết quả với 2 chữ số có nghĩa.
Đề ICHO 44-Mỹ

5
GV NGUYỄN THỊ ANH LƯƠNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

You might also like