You are on page 1of 3

BÀI TẬP NGUYÊN TỐ MANGAN

Câu 6: Để xác định hàm lượng oxi tan trong nước người ta lấy 100,00 ml nước rồi cho ngay MnSO4
(dư) và NaOH vào nước. Sau khi lắc kĩ (không cho tiếp xúc với không khí) Mn(OH)2 bị oxi oxi hoá
thành MnO(OH)2. Thêm axit (dư), khi ấy MnO(OH)2 bị Mn2+ khử thành Mn3+. Cho KI (dư) vào hỗn
hợp, Mn3+ oxi hoá I- thành I3-. Chuẩn độ I3- hết 10,50 ml Na2S2O3 9,800.10-3 M.
a) Viết các phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm.
b) Tính hàm lượng (mmol/l) của oxi tan trong nước.
Câu 7: Một loại quặng chỉ chứa MnO2 và tạp chất trơ. Cân chính xác 0,5000 gam quặng trên rồi cho
vào bình cầu có nhánh. Thêm từ từ vào bình này khoảng 50 mL dung dịch HCl đặc. Đun nóng đến khi
mẫu quặng tan hết, chỉ còn lại tạp chất trơ. Hấp thụ hoàn toàn khí Cl2 thoát ra bằng lượng dư dung
dịch KI, thu được dung dịch X. Chuyển toàn bộ X vào bình định mức 250 mL, thêm nước cất đến vạch
mức, lắc đều. Chuẩn độ 25,00 mL dung dịch này bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3 0,05 M (chỉ thị hồ
tinh bột) thì hết 22,50 mL.
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính % theo khối lượng của MnO2 trong quặng trên.
Câu 8: (Vòng 1-2010).
Khi phân tích nguyên tố các tinh thể ngậm nước của một muối tan A của kim loại X, người
ta thu được các số liệu sau:
Nguyên tố cacbon oxi lưu huỳnh nitơ hiđro
% khối lượng trong muối 0,00 57,38 14,38 0,00 3,62
Theo dõi sự thay đổi khối lượng của A khi nung nóng dần lên nhiệt độ cao, người ta thấy
rằng, trước khi bị phân hủy hoàn toàn, A đã mất 32% khối lượng.
Trong dung dịch nước, A phản ứng được với hỗn hợp gồm PbO2 và HNO3 (nóng), với dung
dịch BaCl2 tạo thành kết tủa trắng không tan trong HCl.
Hãy xác định kim loại X, muối A vàviết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết X không
thuộc họ Lantan và không phóng xạ.

Câu 9: Oxit màu nâu thẫm của một kim loại chưa biết, khi tác dụng với dung dịch HCl đặc giải phóng
khí màu vàng lục. Trung hòa dung dịch thu được bằng một lượng dư dung dịch NaOH, thu được kết
tủa màu trắng biến đổi màu nhanh chóng ở trong không khí.
Đổ 0,4580 gam oxit kim loại chưa biết đó và 0,4000g H2C2O4.2H2O vào một bình cầu chứa
30ml dung dịch H2SO4 25% và đun nóng. Để xác định lượng axit oxalic dư cần dùng hết 22,93 mL
dung dịch KMnO4 2,05.10-2M.
Xác định công thức oxit và viết các phản ứng xảy ra.
Câu 10: Đun nóng 0,45g một hỗn hợp gồm có muối và oxit của một kim loại chưa biết đến nhiệt độ
trên 5300C. Thu toàn bộ sản phẩm khí màu nâu vào một buret khí ở trên thủy ngân. Ở nhiệt độ 200C
và áp suất 740mmHg, khí có thể tích 72,3 mL.
Hòa tan sản phẩm rắn (thu được sau khi nung) vào dung dịch axit sunfuric, rồi thêm vào đó
dung dịch H2O2, thu dược 69,1mL khí đo ở 200C và 912 mmHg.
Để xác định kim loại chưa biết, người ta hòa tan một lượng nhỏ hỗn hợp vào nước rồi thêm
dung dịch Na2S, thu được kết tủa màu hồng nhạt.
Xác định thành phần % của hỗn hợp và viết phương trình của các phản ứng xảy ra.
Câu 11: Khi đun nóng 0,217gam hợp chất A, có màu và không tan trong nước, thu được 11,2 mL khí
X.
Khi đun nóng 0,158 gam chất B, có màu và tan trong nước, cũng thu được 11,2 mL khí X.
Khi chế hóa với nước, sản phẩm rắn của phản ứng phân hủy chất B chỉ tan một phần cho dung dịch có
màu rất đậm.
Khi đun nóng 2,245gam chất C, có màu trắng và tan trong nước, ở cùng điều kiện như khi
nhiệt phân A và B, không thu được khí gì cả, nhưng sản phẩm nhiệt phân chỉ tan một phần trong lượng
nước vừa đủ để hòa tan lượng chất C trên.
Nếu đun nóng hỗn hợp B và C cùng lượng chất như trên thì lại thu được 78ml khí X.
Xác định các chất A, B, C.
Câu 12:Nung chảy 1,00 gam mẫu chứa MnO, Cr2O3 và tạp chất trơ với lượng dư chất oxi hoá mạnh
Na2O2 để thu được hỗn hợp Na2MnO4 và Na2CrO4. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội hỗn hợp, hoà
tan hỗn hợp vào nước đồng thời làm phân hủy hết lượng Na2O2 dư, cuối cùng thu được dung dịch A.
Axit hoá A bằng lượng dư dung dịch H2SO4 thu được dung dịch B, kết tủa C. Lọc, tách kết tủa C và
thêm vào B 50 mL dung dịch FeSO4 0,1M, lượng FeSO4 còn lại trong dung dịch phản ứng vừa đủ với
18,4 ml dung dịch KMnO4 0,01M.
Mặt khác, lượng kết tủa C dược hòa tan một phần (phần không tan còn lại là tạp chất trơ) trong
10 ml dung dịch FeSO4 0,1M (dư) đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4, kết quả thu được dung
dịch D. Dung dịch D thu được lại phản ứng vừa đủ với 8,24 ml dung dịch KMnO4 0,01M.
Tính % khối lượng MnO, Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu.
CÂU 13. 1. Cho 25ml dung dịch N2H4 0,025M vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư, đun nóng thu được dung
dịch B và khí X. Chuẩn độ 1/2 dung dịch B trong môi trường axit thấy hết 12,4 ml dung dịch KMnO4.
Xác định chất X, biết rằng chuẩn độ 10,0 ml dung dịch H2C2O4 0,05M (trong môi trường axit
H2SO4) thấy hết 9,95 ml dung dịch KMnO4 ở trên.
2. Chuẩn độ 25,0 mL dung dịch H2C2O4 0,05M thấy hết 24,8 ml dung dịch KMnO4 (dung dịch A)
trong môi trường axit H2SO4. Thêm 25,0 mL dung dịch NH2OH 0,0498M vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
đun nóng, thu dược dung dịch B và một chất khí C. Chuẩn độ dung dịch B trong môi trường axit thấy
hết 24,65 mL dung dịch KMnO4 ở trên. Xác định khí C.
Câu 14: Để xác định nồng độ của CoCl2, một chàng trai trẻ thêm 5,0 mL dung dịch kali nitrit 0,200M
vào 100 mL dung dịch phân tích, sau đó cho thêm 2 mL đệm acetate, đun sôi dung dịch và để trong 4
giờ. Kết tủa màu vàng thu được kali hexanitrocobanat (III) K3[Co(NO2)6] được lọc qua một kính lọc,
rửa sạch bằng dung dịch KNO3 0,01M, hòa tan trong axit sunfuric và chuyển vào bình định mức 100
mL. Lấy 10 ml dung dịch này chuẩn độ bằng dung dịch kali permanganat 0,0500M(cho đến khi màu
tím xuất hiện) thấy hết 13,75 mL.
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) hình thành K3[Co(NO2)6];
b) tương tác giữa KMnO4 với ion nitrit trong môi trường axit;
c) tương tác giữa KMnO4 với K3[Co(NO2)6], biết coban chuyển hoàn toàn về trạng thái oxi hóa
+2.
2. Tính nồng độ muối coban trong dung dịch phân tích theo các kết quả chuẩn độ.

You might also like