You are on page 1of 5

BÀI 25- 26, 27: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

Câu 1: Sự sinh trường của vi sinh vật không thể xét riêng từng cơ thể mà phải xét trên cả một quần
thể vì
A. vi sinh vật là một tập đoàn đơn bào. B. vi sinh vật là những cơ thề đơn bào.
C. vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ bé. D. vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân sơ.
E. vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân thực.
Câu 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá bằng
A. số lượng tế bào của quần thể. B. kích thước của từng tế bào trong quần thể. C.
khối lượng từng cá thể trong quần thể. D. khối lượng của quần thể.
Câu 3: Biết rằng n là số lần phân chia, No là số tế bào ban đầu. Công thức về sự tăng số lượng tế bào
của vi khuẩn là
A. No x 2 x n. B. No x 2n. C. No x 2n+1. No x 2n + 1. E. No + 2n.
Câu 4: Trong môi trưởng nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng riêng của vi sinh vật được đo
bằng số sinh khối sinh ra trong một đơn vị thời gian. Pha biểu hiện về hằng số tốc độ sinh trưởng
riêng của vi sinh vật là
A. pha tiềm phát (lag). B. pha luỹ thừa (log). C. pha suy vong.
D. pha cân bằng. E. pha luỹ thừa và cân bằng.
Câu 5: Nuôi cấy liên tục là khi nuôi trong....................., quần thể vi khuẩn có thể sinh trưởng ở pha
luỹ thừa trong thời gian dài.
A. hệ thống kín. B. hệ thống nuôi cấy. C. hệ thống mở.
D. hệ thống an toàn. E. hệ thống môi trường.
Câu 6 : Tại sao nói trong dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật ?
A. Dạ dày và ruột người luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung.
B. Dạ dày và ruột người không có sự rút bỏ sinh khối ra bên ngoài.
C. Dạ dày và ruột người luôn thải các sản phẩm thải sau tiêu hóa.
D. Cả A và B. E. Cả A và C.
Câu 7: Giả sử số lượng tế bào vi khuẩn ban đầu cấy vào môi trường là N o, n là số lần phân chia. Sau
một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì tế bào vi khuẩn có trong quần thể (N) sẽ là
A. N = No x 2n. B. N = No x 2n+1. C. N = No x 2n+2. D. N = No x 2n +1. E. N = No x 2n + 2.
Câu 8: Hãy chọn phương án phù hợp để điền vào chỗ trống :
Một loài vi khuẩn cứ sau 20 phút cho một thế hệ. Sau một thời gian nuôi cấy 2 tế bào ở điều kiện
thích hợp, người ta thu được 256 tế bào. Vậy các tế bào vi khuẩn đó đã trải qua........... lần phân bào.
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. E. 9.
Câu 9: Khi nuôi cấy một loài vi khuẩn trong môi trường có thạch, người ta đếm được 32.000 tế bào.
Biết rằng loài vi khuẩn đó cứ 30 phút cho ra một thế hệ và thời gian nuôi là 3 giờ trong điều kiện
thích hợp. Số tế bào ban đầu là
A. 300. B. 356. C. 400. D. 456. E. 500.
Câu 10: Đối với vi sinh vật, thời gian để xác định một thế hệ là
A. thời gian để một tế bào tăng về kích thước.
B. thời gian để khối lượng cơ thể tăng gấp đôi.
C. thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng gấp ba.
D. thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia.
E. thời gian để một quần thể tăng số lượng cơ thể cho đến khi cân bằng.
Câu 11:Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là sai khi nói về môi trường nuôi cấy không liên tục ?
A. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha.
B. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới.
C. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và
pha suy vong.
D. Trong nuôi cấy không liên tục không có sự rút bỏ chất thải và vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi
cấy.
E. Trong nuôi cấy không liên tục không có sự đổi mới môi trường.
Câu 12: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha tiềm phát có đặc điểm gì ?
A. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
B. Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt mức cực đại và không đổi theo thời gian.
C. Vi khuẩn thích nghi với điều kiện môi trường, số lượng vi khuẩn chưa tăng, enzim được
hình thành để phân giải cơ chất.
D. Số vi khuẩn trong quần thể giảm dần, quần thể bị phân huỷ ngày càng nhiều chất dinh dưỡng cạn
kiệt.
E. Số lượng vi khuẩn trong quần thể bắt đầu phân chia và sinh trưởng ở mức độ trung bình.
Câu 13: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, số lượng vi khuẩn đạt mức cực đại và không đổi
theo thời gian, số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi là đặc điểm của pha
A. luỹ thừa (pha log). B. tiềm phát (pha lag). C. suy vong.
D. cân bằng. E. tiềm phát và suy vong.
Câu 14: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng vi khuẩn tối đa thì nên
dừng ở
A. cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng. B. cuối pha tiềm phát, đầu pha luỹ thừa.
C. cuối pha cân bằng, đầu pha suy vong. D. đầu pha suy vong. E. đầu pha luỹ thừa.
Câu 15: Trong chế biến nông sản thực phẩm, các chất thải làm cho môi trường bị ô nhiễm, việc sử
dụng vi sinh vật để xử lí môi trường lúc này nhằm đạt được điều gì ? A. Không tốn nhiều nguyên vật
liệu từ động vật và thực vật.
B. Làm giảm sự ô nhiễm và thu sinh khối.
C. Làm cho các chất thải phân huỷ thành mùn trong thời gian ngắn.
D. Cả A và B. E. Cả A và C.
Câu 16: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hoá
tăng lên đã dẫn đến hiện tượng
A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. B. số vi sinh vật sinh ra bằng số vi sinh vật chết đi.
C. quần thể vi sinh vật bị suy vong. D. thu được số lượng vi sinh vật tối đa.
E. tiết kiệm được nguồn chất dinh dưỡng.
Câu 17: Các đặc điểm sau, đặc điểm không có trong môi trường nuôi cấy liên tục là
A. môi trường nuôi cấy luôn được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới.
B. môi trường nuôi cấy có sự rút bỏ chất thải và sinh khối ra khỏi môi trường.
C. trong quá trình nuôi cấy, thành phần môi trường nuôi cấy luôn ở mức ổn định.
D. trong quá trình nuôi cấy, quần thể vi sinh vật luôn ở pha tiềm phát.
E. để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi
trưởng. Câu 18: Trong công nghệ sinh học, người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục với mục
đích A. làm tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
B. kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
C. duy trì quần thể vi sinh vật ở trạng thái cân bằng.
D. kéo dài thời gian tồn tại của quần thể vi sinh vật.
E. thu được nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật.
Câu 19: Sự sinh sản của vi sinh vật nhân sơ gồm có
A. phân đôi. B. tạo thành bào tử. C. tiếp hợp. D. cả A và B. E. cả A, B và
Câu 20: Trong hình thức sinh sản phân đôi của vi khuẩn, mêzôxôm có vai trò
A. điểm tựa để ADN đính vào khi thực hiện sự nhân đôi.
B. điểm để chất dinh dưỡng tập trung và đính vào. C. điểm hấp thụ và đồng hoá chất dinh dưỡng.
D. điểm để tế bào vi khuẩn tăng kích thước. E. điểm để các bào quan đính vào.
Câu 21: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản theo hình thức
A. phân bào không có sự hình thành thoi phân bào (trực phân). B. phân bào nguyên nhiễm.
C. phân bào giảm nhiễm. D. cả A và B. E. cả A, B vả C.
Câu 22: Trong các hình thức sinh sản sau, hình thức nào có ở vi sinh vật nhân thực ?
A. Sinh sản bằng bào tử vô tính, hữu tính. B. Sinh sản bằng hình thức phân đôi.
C. sinh sản bằng hình thức nảy chồi. D. Cả B và C. E. Cả A, B và C.
Câu 23: Trong sinh sản của vi sinh vật nhân sơ, sự hình thành vách ngăn là đặc điểm của hình thức
sinh sản
A. bằng bào tử và nảy chồi. B. nảy chồi. C. phân đôi.
D. bằng bào tử. E. nảy chồi và phân đôi. Câu
24: Sơ đồ sau đây biểu diễn sự sinh sản hữu tính ở nấm men :
Bào tử cái
Tế bào lưỡng bội
(Chứa trong túi bào tử)

Hãy chọn phương án đứng để thay cho (A) ở sơ đồ trên.


A. Thể giao tử. B. Bào từ lưỡng bội. C. Bào tử đơn bội. D. Nội bào tử. E. Bào tử đàm. Câu
25: Điều nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của nấm rơm ?
A. Sinh sản bằng bảo tử vô tính. B. Sinh sản bằng bào tử hữu tính.
C. Sinh sản bằng bào tử vô tính và nảy chồi. D. Sinh sản bằng hình thức phân đôi.
E. Sinh sản bằng hình thức nảy chồi.
Câu 26: Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là
A. nội bào tử. B. ngoại bào tử.
C. bào tử đốt. D. cả A, B, C.
Câu 27: Nội bào tử của vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây?
A. Không có vỏ, nhiều lớp màng, hợp chất canxi dipicolinat
B. Có vỏ, nhiều lớp màng, hợp chất canxi dipicolinat
C. Có nhiều lớp màng, không có vỏ, có canxi dipicolinat
D. Có nhiều lớp màng, không có vỏ và canxi dipicolinat
Câu 28: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được
Câu 29: Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được
A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự
tổng hợp được.
Câu 30:Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật tự tổng hợp được tất cả các chất
A. chuyển hoá sơ cấp. B. chuyển hoá thứ cấp.
C. cần thiết cho sự sinh trưởng. D. chuyển hoá sơ cấp và thứ cấp.
Câu 31: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là
A. ôxi hoá các thành phần tế bào. B. bất hoạt protein.
C. diệt khuẩn có tính chọn lọc. D. biến tính các protein.
Câu 32: Cơ chế tác động của các loại cồn là
A. làm biến tính các loại màng.
B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
C. thay đổi sự cho đi qua của lipit màng.
D. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
Câu 33: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực
A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.
B. tẩy trùng trong bệnh viện
C. khử trùng phòng thí nghiệm.
D. thanh trùng nước máy
Câu 34: Để diệt các bào tử đang nảy mầm có thể sử dụng
A. các loại cồn. B. các andehit.
C. các hợp chất kim loại nặng. D. các loại khí ôxit.
Câu 35: Cơ chế tác động của chất kháng sinh là
A. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
B. ôxi hoá các thành phần tế bào.
C. gây biến tính các protein.
D. bất hoạt các protein.
Câu 36: Các hợp chất sau không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện
A: kháng sinh. B. cồn.
C. iốt. D. các hợp chất kim loại nặng.
Câu 37: Sử dụng chất hoá học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích
A. sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.
B. sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp
C. kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.
D. kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật
Câu 38: Nhiệt độ ảnh hưởng đến
A. tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B. hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
C. sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D. tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Câu 39: Vi sinh vật ký sinh trong động vật thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa ấm. B. ưa nhiệt. C. ưa lạnh. D. ưa axit.
Câu 40: Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong hệ tiêu hoá của người, chúng thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa ấm. B: ưa nhiệt. C. ưa lạnh. D. ưa kiềm.
Câu 41: Các tia tử ngoại có tác dụng
A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
C. tăng hoạt tính enzim.
D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
Câu 42: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì A-
nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B- nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C- trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D- ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
Câu 43: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua
rau quả là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. độ pH.
Câu 44: Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người, nó thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa kiềm. B. ưa pH trung tính.
C. ưa axit. D. ưa lạnh.
Câu 45: Viêc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích
A. sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.
B. sản xuất chất chuyển hoá thứ cấp.
C. kiểm soát vi sinh vật. D: cả A, B, C.
Câu 46: Vi khuẩn lactic thuộc nhóm vi sinh vật
A. ưa lạnh. B. ưa axit. C. ưa kiềm. D ưa pH trung tính.

………Hêt………

You might also like