You are on page 1of 4

Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Ở VI SINH VẬT

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật ?
A. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
Câu 2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phần hoá học và khối
lượng của từng thành phần đó được gọi là
A. môi trường nhân tạo. B. môi trường dùng chất tự nhiên.
C. môi trường tổng hợp. D. môi trường bán tổng hợp.
Câu 3. Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành
2 loại là
A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B. vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hoá dưỡng.
D. vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hoá dưỡng.
Câu 4. Trong các nhận định sau, nhận định nào sai ?
A. Môi trường gồm cao thịt, cao nấm men, cơm,... là môi trường bán tổng hợp.
B. Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,... là môi trường tự nhiên.
C. Môi trường gồm nước thịt, gan, glucôzơ là môi trường bán tổng hợp.
D. Môi trường với thành phần các chất (g/l): (NH4)3PO4-0,2; KH2PO4- 1,0; MgSO4- 0,2; CaCl2-
0,1; NaCl- 5,0 là môi trường tổng hợp.
Câu 5. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dường ở vi sinh vật gồm
A. nguồn năng lượng và khí CO2 B. nguồn cacbon và nguồn năng lượng.
C. ánh sáng và nhiệt độ. D. ánh sáng và nguồn cacbon.
Câu 6. Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trường trong môi trường thiếu
A. ánh sáng mặt trời. B. chất hữu cơ. C. khí CO2 D. cả A và B.
Câu 7. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn lam là
A. ánh sáng. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất hữu cơ. D. khí CO2
Câu 8. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là
A. khí CO2 B. chất hữu cơ. C. ánh sáng. D. ánh sáng và chất hữu cơ.
Câu 9. Vi khuẩn nitrat hóa sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn
cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy hình thức dinh dưỡng của chúng là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 10. Trong các vi sinh vật "vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh
màu lục, nấm, tảo lục đơn bào", loại vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn
lại là
A. nấm. B. tảo lục đơn bào. C. vi khuẩn lam. D. vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Câu 11. Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp
chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ ?
A. Vi sinh vật hoá tự dưỡng. B. Vi sinh vật hoá dị dưỡng.
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng. D. Vi sinh vật hoá dưỡng.
Câu 12. Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2 giàu một
số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá dị dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
Câu 13. Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí trong điều kiện
A. có ôxi phân tử. B. có ôxi nguyên tử.
C. không có ôxi phân tử. D. chỉ có khí CO2
Câu 14. Một số vi sinh vật thực hiện quá trình hô hấp kị khí trong điều kiện
A. có ôxi phân tử. B. có ôxi nguyên tử. C. không có ôxi phân tử. D. có khí CO2
Câu 15. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật ?
A. Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hoá các phân tử hữu cơ mà chất nhận êlectron cuối cùng là
ôxi phân tử.
B. Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hoá các phân từ vô cơ mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi
phân tử.
C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat mà chất nhận êlectron cuối cùng là một phân
từ vô cơ không phải là ôxi.
D. Hô hấp là một hình thức hoá dị dưỡng cacbohiđrat.
Câu 16. Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phân giải hiếu khí 1 phân tử đường glucôzơ ?
A. Sản phẩm cuối cùng là khí O2 và H2O.
B. Tế bào vi khuẩn tích luỹ được 36 ATP.
C. Tế bào vi khuẩn tích luỹ được 38 ATP, chiếm 40% năng lượng của phân tử glucôzơ.
D. Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và 36 ATP.
Câu 17. Ý nào sau đây là đúng về quá trình lên men ?
A. Lên men là quá trình chuyển hoá hiếu khí.
B. Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí.
C. Quá trình lên men có chất nhận êlectron cuối cùng là các phân tử vô cơ.
D. Quá trình lên men có chất nhận êlectron cuối cùng là NO3
Câu 18. Chất nhận êlectron cuối cùng của quá trình lên men là
A. ôxi phân tử. B. một chất vô cơ không phải là ôxi phân tử.
C. một chất hữu cơ. D. NO3- và SO4-
Câu 19. Một loại vi sinh vật chỉ phát triển trên môi trường với thành phần các chất (g/l):
(NH4)3PO4-0,2; KH2PO4- 1,0; MgSO4- 0,2; CaCl2- 0,1; NaCl- 5,0 và ở nơi có ánh sáng, giàu
CO2. Vi sinh vật đó có kiểu dinh dưỡng là:
A. Quang tự dưỡng B. Hóa tự dưỡng C. Quang dị dưỡng D. Hóa dị dưỡng
Câu 20. Người ta nuôi cấy một loại vi sinh vật trên môi trường thạch loãng gồm có nước chiết
thịt gan 30g/l; glucôzơ 2 g/l; thạch 6 g/l; nước cất 1 lít. Loại môi trường nuôi cấy đó được gọi là:
A. môi trường bán tổng hợp B. môi trường tự nhiên
C. môi trường tổng hợp D. môi trường khuuyết dưỡng
Câu 21. điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng và quang dị
dưỡng là:
A. Nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ hoặc chất vô cơ.
B. Đều có nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
C. Nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất vô cơ.
D. Đều có nguồn năng lượng từ chất hữu cơ.
Câu 22. Cho các phát biểu sau:
1. Giải phóng CO2, tỏa nhiệt và tạo ATP. 2. Trải qua giai đoạn đường phân.
3. Chất nhận điện tử cuối cùng đều là chất vô cơ 4. Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không phải điểm giống nhau giữa 3 quá trình hô hấp hiếu
khí, kị khí và lên men?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23: Khi nói về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, nhìn rõ dưới kính hiển vi
B. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng lại có khu phân bố hẹp
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực
D. Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh

…………..Hết…………
Bài 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT
Ở VI SINH VẬT

Câu 1. Các axit amin nối với nhau bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử prôtêin ?
A. liên kết peptit. B. liên kết đieste. C. liên kết hiđro. D. liên kết cộng hoá trị.
Câu 2. Trong quả trình tổng hợp pôlisaccarit, chất khởi đầu là
A. axit amin. B. đường glucôzơ. C. ADP. D. ADP-glucôzơ.
Câu 3. Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây ?
A. glixêrol và axit amin. B. glixêrol và axit béo.
C. glixêrol và axit nuclêic. D. axit amin và glucôzơ.
Câu 4. Sơ đồ đúng về quá trình tổng hơn nên các axit nuclêic là
A. bazơ nitơ + đường 5 cacbon + axit phôtphoric → nuclêôtit → axit nuclêic.
B. bazơ nitơ + đường 5 cacbon + axit amin → axit phôtphoric → axit nuclêic.
C. bazơ nitơ + đường 5 cacbon + axit amin → axit phôtphoric → axit nuclêic.
D. glixêrol + axit béo → nuclêôtit → axit nuclêic.
Câu 5. Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải prôtêin ?
A. Quá trình phân giải prôtêin phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của
enzim prôtêaza.
B. Khi môi trường thiếu nitơ, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khi
amôniac bay ra.
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có
hiện tượng khí amôniac bay ra.
D. Nhờ có tác dụng của prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của đậu tương được phân giải thành
các axit amin.
Câu 6. Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucôzơ thành
A. khí CO2 B. axit lactic. C. axit axêtic. D. êtanol.
Câu 7. Glucôzơ dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biển đổi thành
A. axit lactic, axit axêtic, axit amin, êtanol, . . .
B. axit lactic, axit axêtic, axit nuclêic, êtanol, . . .
C. axit lactic, khí CO2, axit amin, êtanol, . . .
D. axit lactic, khí CO2, axit axêtic, êtanol, . . .
Câu 8. Ý nào sau đây là đúng ?
A. Quá trình phân giải prôtêin diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim prôtêaza.
B. Lên men lactic là quá trình chuyển hoá hiếu khí đường glucôzơ, lactôzơ,. . .thành sản phẩm
chủ yếu là axit lactic.
C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là
xenlulôzơ).
D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic.
Câu 9. Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo ra điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực
hiện quá trình nào sau đây ?
A. phân giải pôlisaccarit. B. phân giải prôtêin.
C. phân giải xenlulôzơ. D. lên men lactic.
Câu 10. Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulôzơ trong xác thực
vật nên con người có thể
A. sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
B. sử dụng chúng để giảm ô nhiễm môi trường.
C. phân giải pôlisaccarit và prôtêin.
D. cả A, B.
Câu 11. Ý nào sau đây là đúng ?
A. đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá.
B. dị hoá cung cấp nguyên liệu cho đồng hoá.
C. dị hoá chính là đồng hoá, nhưng xảy ra ở các thời điểm khác nhau.
D. đồng hoá cung cấp năng lượng cho dị hoá.
Câu 12. Quá trình lên men 1actic có sự tham gia của
A. vi khuẩn lactic đồng hình B. vi khuẩn lactic dị hình.
C. nấm men rượu. D. A hoặc B.
Câu 13. Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra ?
A. phân giải xenlulôzơ, lên men lactic. B. phân giải prôtêin, xenlulôzơ.
C. lên men lactic và lên men êtilic. D. lên men lactic.
Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình ?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic.
B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có êtanol, axit axêtic, CO2
C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2
D. Sản phẩm là axit lactic và O2
Câu 15. Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic dị hình ?
A. Sản phẩm chỉ là axit lactic.
B. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có êtanol, axit axêtic, CO2
C. Ngoài axit lactic, sản phẩm còn có êtanol, axit axêtic, O2
D. Sản phẩm chỉ gồm axit amin.
Câu 16. Nuôi trực khuẩn đường ruột (E.côli) trong ống nghiệm, thấy rằng vi khuẩn phân bố đều
trong ống nghiệm. Nếu xét về nhu cầu ôxy cho hô hấp, đó là kiểu hô hấp:
A. Kỵ khí không bắt buộc B. Hiếu khí C. Kỵ khí D. Lên men
Câu 17. Sữa chua là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì:
A. Sữa chua ngon hơn sữa tươi
B. Sữa chua có nhiều prôtêin dễ tiêu, nhiều vitamin được hình thành trong quá trình lên men
lactic
C. Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn lactic nên lượng prôtêin nhiều
D. Axit lactic trong sữa chua kích thích tiêu hóa
Câu 18. Quá trình lên men rượu có sự tham gia của vi sinh vật:
A. Nấm men, nấm sợi B. Nấm men
C. Nấm men, vi khuẩn lên men D. vi khuẩn lactic
Câu 19. Trong quá trình làm sữa chua, sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc là do:
A. vi khuẩn lactic biến đường trong sữa thành axit lactic
B. prôtêin bị biến tính từ dạng phức tạp chuyển thành prôtêin đơn giản, dễ tiêu
C. Sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 20. Trâu, bò đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ vì trong dạ cỏ của chúng có:
A. vi sinh vật tiết ra enzim prôtêaza B. vi sinh vật tiết ra enzim kitinaza
C. vi sinh vật tiết ra enzim amilaza D. vi sinh vật tiết ra enzim xenlulaza

…………Hết…………

Vi khuẩn mà nuôi cấy mà tìm thấy rải đều trong cả ống nghiệm thì có hình thức hô hấp là gì ạ?
Kị khí không bắt buộc

You might also like