You are on page 1of 22

CHƯƠNG 6: SỰ PHÂN CỰC ÁNH SÁNG

(Lý thuyết: 03; Bài tập: 02; Tự học:01; Thực hành:0.; Kiểm tra: 1)
A. Mục tiêu
- Kiến thức: Nắm được hiện tượng phân cực ánh sang, cách tạo ra ánh sang
phân cực thẳng, elips, phân cực tròn. Định luật Malus, định luật Briuxtơ
- Kỹ năng : giải thích các hiện tượng, giải bài tập liên quan đến hiện tượng phân
cực ánh sang.
- Thái độ: Tích cực học tập, đọc thêm các tài liệu tham khảo để nghiên cứu)
B. Chuẩn bị
- Sinh viên
(Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp:đọc trước sách, TLTK, làm bài tập)
- Giảng viên
(Thiết bị:máy chiếu, phấn màu, bảng. Giáo trình:tập bài giảng, TLTK: Sách bài tập
Vật lý đại cương – Lương Duyên Bình chủ biên.)
C. Phương pháp
(Thuyết trình- Đàm thoại, ..............................................................................................)
D. Nội dung
SỰ PHÂN CỰC ÁNH SÁNG
6.1. ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN, ÁNH SÁNG PHÂN CỰC.
Trong phần về thuyết điện từ ánh sáng ta đã nói rằng sóng ánh sáng (về bản
chất là sóng điện từ), là sóng ngang. Trong chương này chúng ta sẽ xét kĩ hơn tính chất
ngang của sóng ánh sáng nhờ hiện tượng phân cực ánh sáng.
6.1.1. Ánh sáng tự nhiên.
Ta có thể biểu diễn ánh sáng tự nhiên bằng cách vẽ trên mặt phẳng vuông góc

với phương truyền, các véctơ có cùng độ dài, phân bố đều đặn xung quanh tia sáng,
đầu mút của chúng nằm trên một đường tròn có tâm là giao điểm của tia sáng với mặt
phẳng nói trên (hình 6-1)

Phương truyền
ánh sáng
(tia sáng)

86
Hình 6.1. Biểu diễn ánh sáng tự nhiên
6.1.2. Ánh sáng phân cực thẳng
a) Định nghĩa

Ánh sáng có véctơ cường độ điện trường chỉ dao động theo một phương xác
định được gọi là ánh sáng phân cực thẳng hay ánh sáng phân cực hoàn toàn.

Ta có thể biểu diễn ánh sáng phân cực thẳng bằng cách vẽ một véctơ nằm
trong mặt phẳng vuông góc với phương truyền (hình 6.2a).

Tia sáng

Hình 6 - 2a
Biểu diễn ánh sáng phân cực thẳng

Mặt phẳng P chứa véctơ và tia sáng được


P gọi là mặt phẳng dao động, còn mặt phẳng Q chứa
E

Phương truyền
tia sáng và vuông góc với mặt phẳng dao động
Q ánh sáng được gọi là mặt phẳng phân cực (hình 6.2b)
(tia sáng)
Với định nghĩa trên thì mỗi đoàn sóng do
Hình: 6 - 2b: Mặt phẳng phân cực (Q) nguyên tử bức xạ là một ánh sáng phân cực hoàn
và mặt phẳng dao động (P)
toàn, còn ánh sáng tự nhiên có thể được coi là tập
hợp của vô số ánh sáng phân cực hoàn toàn dao động theo mọi phương vuông góc với
tia sáng.
b) Thí nghiệm về ánh sáng phân cực thẳng.
Để tạo ra ánh sáng phân cực thẳng, người ta dùng một bản mặt song song T 1
được cắt từ một loại tinh thể tự nhiên được gọi là tuamalin, sao cho hai mặt bên của
bản song song với một phương đặc biệt gọi là quang trục của tinh thể.
Chiếu một chùm ánh sáng tự nhiên, đơn sắc, song song, hẹp, vuông góc với mặt
bên của bàn T1, tức là vuông góc với quang trục O1O'1 của nó. (Xem hình 6.3a).

87
Tia sáng ra khỏi bản vẫn có cùng phương với tia tới SI. Quay bản T 1 quanh
phương truyền SS' của ánh sáng, cường độ của chùm tia ló I'S' không thay đổi.
Đặt tiếp một bản tuamalin T2 giống hệt bản T1 phía sau bản T1, sao cho tia I'S'
tới vuông góc với mặt bản T2 như trên hình 6.3b. Trường hợp này hiện tượng sẽ khác
đi. Khi giữ nguyên bản T 1 và quay bản T2 chẳng hạn, chung quanh phương truyền ánh
sáng, cường độ sáng sau T2 sẽ thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc  giữa
các quang trục O1O'1 và O2O'2 của hai bản. Cường độ sáng cực đại khi quang trục của
hai bản song song với nhau (O 1O'1// O2O'2, ký hiệu là T1//T2) và bằng không khi các
trục quang học của chúng vuông góc với nhau (O 1O'1// O2O'2, ký hiệu là T1//T2) và
bằng không khi các trục quang học của chúng vuông góc với nhau (O 1O'1 O2O'2, ký
hiệu là T1T2).
c. Giải thích
Hiện tượng trên chỉ có thể giải thích được khi ta thừa nhận:

+ Ánh sáng là sóng ngang, có véctơ dao động sáng nằm trong mặt phẳng
vuông góc với phương truyền.
+ Bản tuamalin làm cho ánh sáng bị phân cực thẳng: Nó chỉ cho những sóng

ánh sáng có véctơ vuông góc với quang trục sẽ bị bản giữ lại hoàn toàn.
Trong thí nghiệm trên, bản T2 được gọi là kính phân cực, còn bản T2 được gọi là
kính phân tích.
6.1.3. Định luật Malus
E2// = E1cos (6-1)
E2// chính là biên độ của véctơ cường độ điện trường sau T2 (xem hình 6-4)
Cường độ sáng sau bản T2 là: O'1
O'2
I2 =
(Lấy hệ số tỷ lệ bằng 1) hay
E1
I2 = I1 cos 
2
(6-2)
E2//
E1

O1
O2
Hình: 6.4

88
Trong đó I1 = là cường độ sáng sau bản T 1. Công thức (6.2) biểu diễn nội
dung của định luật Malus.
Khi cho chùm ánh sáng tự nhiên rọi qua hai bản tuamalin có quang trục hợp với
nhau một góc  thì cường độ sáng nhận được tỷ lệ với cos2.

6.2. SỰ PHÂN CỰC ÁNH SÁNG DO PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ.


ĐỊNH LUẬT BREWSTER
Hiện tượng phân cực ánh sáng cũng quan sát được khi ánh sáng tự nhiên phản
xạ và khúc xạ trên mặt phân cách hai môi trường.
Chiếu một chùm ánh sáng tự nhiên hẹp, song song đơn sắc SI lên mặt phân
cách giữa hai môi trường (không khí và thuỷ tinh chẳng hạn) dưới góc tới i (hình vẽ
6.5).

T1
S R

K. khi 1
T. tinh

T2

Hình 6.5

Với góc tới i bất kỳ, tia phản xạ là ánh sáng phân cực một phần. Kết quả thực
nghiệm cho thấy mức độ phân cực của ánh sáng phản xạ phụ thuộc vào góc tới i. Tia
phản xạ sẽ là ánh sáng phân cực thẳng khi góc tới i thoả mãn định luật Brewster dưới
đây.

89
tgiB = n21 (6-3)
trong đó n21 là chiết suất tỉ đối
của môi trường 2 đối với môi trường 1,
còn iB gọi là góc Brewster. (tia sáng)
Tia khúc xạ luôn luôn chỉ là tia
phân cực một phần. Nó có cường độ
cực đại khi trục quang học của bản T 2
Hình: 6.6
song song với mặt phẳng tới. Khi i = iB
tia khúc xạ bị phân cực mạnh nhất và
vuông góc với tia phản xạ.

6.3. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG TRONG TINH THỂ


6.3.1. Tính lưỡng chiết tự nhiên của tinh thể và sự phân cực do lưỡng chiết
Thực nghiệm chứng tỏ rằng trong tự nhiên có tồn tại một số tinh thể như đá
băng lan, thạch anh, mica... có tính chất đặc biệt là một tia sáng qua tinh thể, nói chung
bị tách thành hai tia. Hiện tượng đặc biệt này được gọi là hiện tượng lưỡng chiết tự
nhiên.
Thí nghiệm chứng tỏ rằng, trong tinh thể đá băng lan có một phương đặc biệt,
khi truyền theo phương này tia sáng không bị tách thành hai. Phương đặc bệt đó được
gọi là quang trục của tinh thể. Chiếu một tia sáng tự nhiên vuông góc với mặt ABCD
của tinh thể. Thí nghiệm chứng tỏ rằng khi vào tinh thể tia sáng này bị tách thành hai.
Một tia truyền thẳng (tuân theo định luật khúc xạ) gọi là tia thường kí hiệu bằng
chữ O. Tia thứ hai đi lệch khỏi phương truyền ban đầu ( nghĩa là không tuân theo định
luật khúc xạ) gọi là tia bất thường, ký hiệu bằng chữ e. Ra khỏi tinh thể hai tia này
song song với nhau và song song với tia tới (hình 6.8).
Dùng bản tuamalin để phân tích người ta nhận thấy rằng cả tia thường hay tia
bất thường đều là ánh sáng phân cực hoàn toàn. Mặt phẳng chứa quang trục và tia

thường gọi là mặt phẳng chính của tinh thể đối với tia thường. Véctơ của tia thường
vuông góc với mặt phẳng chính của nó còn véctơ của tia thường thì nằm trong mặt
phẳng chính của tia này (mặt phẳng
A chứa quang
C' trục và tia bất thường).

Tia sáng
tự nhiên 90
e
C

C A'
C
Hình 6.8

Trong trường hợp trên hình 6.8, mặt phẳng chính của tia thường và của tia bất
thường trùng nhau và trùng với mặt phẳng ACA'C'.
Người ta dễ dàng chứng minh rằng, nếu ánh sáng đập vào tinh thể là ánh sáng
tự nhiên thì cường độ của tia thường và tia bất thường bằng nhau, còn nếu ánh sáng
đập vào tinh thể là ánh sáng phân cực thì cường độ của các tia này phụ thuộc vào góc

giữa véctơ của ánh sáng tới và quang trục của tinh thể.
Bằng cách thay đổi góc tới i của ánh sáng đập lên mặt ABCD của tinh thể, đo
các góc khúc xạ tương ứng r0 của tia thường và rc của tia bất thường, người ta nhận
thấy rằng đối với tia thường:

(6 - 4)
Còn đối với tia bất thường:

(6-5)

Vì và nên từ các hệ thức (6 - 4) và (6-5) ta suy ra rằng vận tốc v 0


của tia thường không thay đổi theo phương, còn vận tốc v e của tia bất thường thay đổi
theo phương.
Tia thường luôn luôn nằm trong mặt phẳng tới, còn tia bất thường nói chung
không nằm trong mặt phẳng tới, nghĩa là mặt phẳng chính của tia thường và tia bất
thường nói chung không trùng nhau. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp góc giữa
hai mặt phẳng đó nhỏ và có thể coi như chúng trùng nhau.
Đối với đá băng lan, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, vận tốc của tia bất
thường vc có giá trị cực đại theo phương vuông góc với quang trục, còn theo phương
song song với trục nó có giá trị cực tiểu bằng v0 (vc = v0). Do đó:
91
ve  v0 (6 - 6)
ne  n0 (6-7)
Thực nghiệm đo được với đá băng lan n0 = 1,66 còn ne có giát rị trong khoảng
từ 1,46 đến 1,66.
Những tinh thể trong đó ve  v0 (tức là ne  n0) gọi là tinh thể dương (thí dụ như
thạch anh); còn những tinh thể có v e  v0 (tức là ne n0) gọi là tinh thể âm (thí dụ như
đá băng lan).
6.3.2. Mặt sóng trong tinh thể đơn trục
Để giải thích hiện tượng lưỡng chiết trong tinh thể đơn trục, ta xét mặt sóng
trong các tinh thể đó. Mặt sóng thứ cấp ứng với tia thường phát ra từ một điểm nào đó
trong tinh thể (cả tinh thể âm và tinh thể dương) phải là một mặt cầu, vì tia thường
truyền theo mọi phương trong tinh thể với cùng một vận tốc. Mặt sóng thứ cấp ứng với
tia bất thường không thể là mặt cầu vì vận tốc của nó phụ thuộc vào phương truyền.

Thạch anh

V0
V0
Vc
Vc

b
a

Đá băng lan

Hình 6.9

6.3.3. Xác định tia thường và tia bất thường trong tinh thể đơn trục.
Theo nguyên lý Huyghens, khi có sóng tới thì mỗi điểm của môi trường dị
hướng trở thành nguồn thứ cấp, đồng thời phát ra hai sóng: Sóng cầu ứng với tia
thường và sóng elipxôit tròn xoay ứng với tia bất thường. Nối điểm nguồn thứ cấp với
tiếp điểm giữa mặt sóng cầu thứ cấp và mặt sóng thực ứng với tia thường 0, ta được
92
phương truyền của tia thường. Tương tự, ta được phương truyền của tia bất thường
trong tinh thể.
Trường hợp 1. Chùm ánh sáng tới vuông góc với mặt tinh thể. Quang trục OO'
nằm trong mặt phẳng tới và nghiêng một góc bất kỳ với mặt tinh thể.

O A B C

Se
So
O'
e e Ee Ee
e Hình 6.10

O O O

Trong trường hợp này hai mặt phẳng chính ứng với tia thường và tia bất thường

trùng nhau và trùng với mặt phẳng hình vẽ, còn véctơ cường đo điện trường của tia
bất thường nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Cách vẽ trên giải thích được hiện tượng lệch
của tia bất thường khi ánh sáng tới vuông góc với mặt tinh thể, tức là giải thích được
hiện tượng một tia sáng đi vào tinh thể đã bị tách thành hai tia, truyền theo hai phương
khác nhau.
Trường hợp 2: Ánh sáng tới vuông góc với mặt tinh thể. Quang trục OO' nằm
trong mặt phẳng tới và song song với mặt tinh thể.
Hình vẽ 6 - 11 (trường hợp tinh thể dương) cho ta thấy trong trường hợp này cả
tia thường và tia bất thường đều truyền cùng phương với tia tới. Nhưng với vận tốc
khác nhau. Trường hợp 3: Chùm tia sáng tới vuông góc với mặt tinh thể. Quang trục
OO' song song với mặt tinh thể và vuông góc với mặt phẳng tới.

A B C
A B C

Se
Se O
So
So O
O O EC
EO

EC EO e
ce e
ce e e oe
O O O
oe oe
Hình 6.11 Hình 6.12
93
Hình 6.12 cho ta thấy, trong trường hợp này cả tia thường và tia bất thường đều
truyền cùng phương với tia tới với vận tốc khác nhau. Hình 6.12 ứng với trường hợp
tinh thể dương (v0 > ve), mặt sóng thường S0 đi trước mặt sóng bất thường Se - Mặt
phẳng chính ứng với tia thường và tia bất thường trùng nhau và vuông góc với mặt

phẳng hình vẽ, véctơ của tia thường nằm trong mặt phẳng hình vẽ, còn véctơ
của tia bất thường vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.
6.3.4. Một vài loại kính phân cực. A C’

Kính phân cực là các dụng cụ dùng D D’

để biến ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng


phân cực. Đôi khi chúng cũng được sử
dụng như các kính phân tích để nghiên B B’
cứu trạng thái phân cực của ánh sáng.
a) Lăng kính nicôn: C
A1 A'
Lăng kính nicôn (còn được gọi tắt
là nocôn) gồm hai lãng kính bằng tinh thể Hình 6.13a
đá băng lan được dán lại với nhau bằng A C'
220
một lớp nhựa canada trong suốt, có chiết 680
S e
B
suất n = 1,55 nằm giữa n0 = 1,658 và ne =
O
1,486 của đá băng lan. 76026
C A'
Hình 6.13b

Nicôn thường được đặc trưng bằng mặt phẳng chính ACA'C' của nó. Khi tia
sáng tự nhiên tới mặt AB dưới một góc thích hợp, thì tia thường sẽ bị phản xạ toàn
phần trên lớp nhựa canada và bị hấp thụ bởi lớp sơn đen ở đáy lăng kính. Vì n>n e nên
tia bất thường đi qua lớp nhựa và ló ra khỏi lăng kính ở mặt A'C'. Như vậy lăng kính
nicôn, đã biến ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng phân cực thẳng có véctơ cường độ
điện trường dao động trong mặt phẳng chính của lăng kính nicôn.

94
Nếu rọi vào nicôn một tia phân cực thẳng có véctơ cường độ điện trường dao
động theo phương tạo với mặt phẳng chính của nicôn một góc nào đó, thì nicôn cũng
sẽ tách tia đó thành tia thường và tia bất thường, nhưng chỉ có tia bất thường qua được
nicôn thì ánh sáng đó sẽ bị nicôn giữ lại hoàn toàn; còn nếu véctơ cường độ điện
trường của ánh sáng phân cực thẳng dao động trong mặt phẳng chính của nicôn thì ánh
sáng đó truyền được hoàn toàn qua nicôn.
b) Lăng kính ghép từ đá
băng lan và thủy tinh

c) Lăng kính ghép từ hai lăng kính đá băng lan có phương của quang trục
vuông góc với nhau.
Sơ đồ nguyên tắc của các lăng kính loại này được biểu diễn trên hình 6.15a, b,c.
Do phương của quang trục của hai lăng kính đá băng lan được bố trí vuông góc
với nhau khi ghép, nên với một góc vào thích hợp thì ở sau những lăng kính loại này ta
thu được hai tia sáng phân cực theo hai phương vuông góc với nhau và tách xa nhau.
6.4. ÁNH SÁNG PHÂN CỰC ELIP VÀ PHÂN CỰC TRÒN
6.4.1. Định nghĩa: Những sóng ánh sáng, trong đó tại mỗi điểm trên phương
truyền của tia, phương của véctơ cường độ điện trường thay đổi và mút của nó vạch
thành một đường elip gọi là ánh sáng phân cực elip. Trường hợp đặc biệt, elip biến
thành đường tròn ta có ánh sáng phân cực tròn.
d

95
6.4.2. Phương pháp tạo ra ánh sáng
A
phân cực elip và ánh sáng phân cực tròn
O'
Tia sáng tự nhiên và đơn sắc qua S
N
nicôn N trở thành tia phân cực thẳng đập O
vuông góc vào bản tinh thể K có véctơ B
K

cường độ điện trường hợp với quang trục Hình 6.16

OO' của tinh thể một góc . Khi vào tinh


thể, tia phân cực thẳng bị tách thành hai tia
thường và bất thường.
Theo trường hợp 3 của 6 -3 trong tinh thể K, hai tia cùng truyền theo phương
của tia tới nhưng với vận tốc khác nhau và phân cực theo hai phương vuông góc với

nhau. Véctơ cường độ điện trường của tia bất thường dao động theo phương của

quang trục của bản K, còn véctơ cường độ điện trường của tia thường dao động
theo phương vuông góc với quang trục.
Sau khi qua bản tinh thể có bề dày d, hiệu quang trình của hai tia là:
 = (n0 - ne)d (6-8)
Và hiệu số pha tương ứng của chúng là

(6-9)
Ngay sau khi ra khỏi bản K, véctơ cường độ điện trường của dao động sóng

tổng hợp là: (6-10)

Theo lý thuyết dao động và sóng, kết quả mút của véctơ chuyển động trên
một đường elip có phương trình.

(6-11)

trong đó x và y là li độ của và , còn a và b lần lượt là biên độ dao động


của chúng (Hình 6.17)
Nếu A là biên độ của véctơ cường độ điện trường trước khi vào bản K, thì:
a = Asin và b = A cos (6 - 12)
y

96
E
E Ee
E
o
ánh sáng
tự nhiên o
K
ánh sáng
ánh sáng y'
phản cực êlíp
phản cực toàn phần

Hình 6.7

Phương trình (6-11) là phương trình của elip định hướng bất kỳ đối với trục xx'
(xx' vuông góc với quang trục OO') và yy' (yy' trùng với quang trục OO').
Như vậy sau bản tinh thể K ta có ánh sáng phân cực elip.
6.4.3. Một vài trường hợp đặc biệt.
a) Bản phần tư bước sóng: Bản có bề dày d sao cho hiệu quang trình của hai tia
khi ra khỏi bản thoả mãn điều kiện.

(n0 - ne)d = (2k + 1) với k = 0, 1, 2... (6-13) được gọi là bản phần tư bước
sóng
Và phương trình (6-11) trở thành:

(6-15)

Trong trường hợp này, mút của véctơ chuyển đông trên một elip có một trục
(trục yy') trùng với quang trục OO' và một trục (xx') vuông góc với quang trục của bản
tinh thể. Trường hợp đặc biệt  = 450 thì a = b, phương trình (6-15) sẽ trở thành
phương trình của đường tròn:
x2 + y2 = R2, (6-16)

97
và ánh sáng ló ra sau bản K là ánh
sáng phân cực tròn (hình 6.18). Như vậy, y

ta có thể tạo ra ánh sáng phân cực tròn


bằng cách cho ánh sáng phân cực thẳng đi x' x
qua bản phần tư bước sóng, sao cho

phương dao động của véctơ trong ánh


y'
sáng tới làm với quang trục của bản một
góc  = 450.
Hình 6-18
b) Bản nửa bước sóng
Bản có bề dày d sao cho hiệu quang trình của hai tia khi ra khỏi bản thoả mãn
điều kiện:

(6-17)
được gọi là bản nửa bước sóng..Khi đó hiệu số pha giữa hai tia bằng:
 = (2k + 1) và phương trình (6-11) trở thành:

(6-18)

Trước khi vào bản, mút của véctơ dao động theo phương MM làm với quang
trục của bản một góc . Như vậy sau khi đi qua bản nửa bước sóng, ánh sáng vẫn là
phân cực thẳng nhưng véctơ cường độ điện trường đã quay đi một góc 2.
c) Bản bước sóng
Bản có độ dày d sao cho hiệu quang trình của hai tia khi ra khỏi bản thoả mãn
điều kiện:
(n0-ne)d = k (6-19)
được gọi là bản bước sóng. và phương trình (6-11) trở thành

(6-21)
Đây là phương trình của một đường thẳng nằm trong góc phần tư thứ nhất và
thứ ba (hình 6.19). Đường thẳng đó hợp với quang trục một góc .

y
N b M b
98
-a a x -a a x

M N
Hình 6.19 Hình 6.20

Như vậy ánh sáng khi đi ra khỏi bản giống ánh sáng khi vào bản. Bản bước sóng
cho ánh sáng phân cực thẳng truyền qua nó mà không làm thay đổi trạng thái phân cực
và phương dao động.
6.5. SỰ GIAO THOA CỦA ÁNH SÁNG PHÂN CỰC
Thực nghiệm chứng tỏ rằng hiện tượng giao thoa không chỉ quan sát được đối
với ánh sáng tự nhiên, mà còn quan sát được cả với ánh sáng phân cực. Để thu được
hình ảnh giao thoa của ánh sáng phân cực người ta phải tạo ra các sóng phân cực kết
hợp và dao động của chúng phải được thực hiện cùng phương.
6.5.1. Thí nghiệm.
K
Sơ đồ thí nghiệm trên hình 6-21 cho O'
phép ta quan sát được hiện tượng giao N1 N2
O
thoa của ánh sáng phân cực N1 và N2 là
hai nicôn,

Hình 6.21

6.5.2. Cường độ sáng trên ảnh giao thoa của ánh sáng phân cực.

góc  ( là góc giữa hai mặt phẳng chính của


N1 và N2), và hiệu số pha giữa tia thường và
tia bất thường khi ló ra khỏi bản K'.
Ta xét hai trường hợp đặc biệt sau.
Trường hợp 1: Bản tinh thể K được
99
đặt giữa hai nicôn N 1N2 song song (góc  =
0) (hình 6.22)
Nếu gọi A1 là biên độ của véctơ

cường độ điện trường của ánh sáng tới

bản K, thì véctơ cường độ điện trường và

của tia thường


và tia bất thường trong tinh thể K sẽ có biên độ lần lượt là:
a1 = OP = A1sin
b1 = OQ = A1cos (6-22)
Từ hình 6.22 ta tính được biên độ của các thành phần này ứng với tia thường và
tia bất thường khi ra khỏi N2 là: a2 = OM = a1sin = A1sin2
b2 = ON = b1cos = A1cos2 (6-23)

Các dao động và là các dao động kết hợp, cùng phương nên chúng giao
thoa với nhau. Biên độ A// của dao động tổng hợp sau N2 được xác định bởi công thức:

(6-24)
Trường hợp riêng  = 45 thì theo (6-23) ta có

(6-25)
Thay giá trị của (6-25) vào (6-24), ta có:

Cường độ của ánh sáng ló ra khỏi N2 sẽ là:

(6-26)
Trong đó I1 là cường độ của ánh sáng ló ra khỏi N1
Trường hợp 2:
Bản tinh thể được đặt giữa hai nicôn bắt chéo (góc  = 900) (hình 6.23).

100
Trong trường hợp này, với  = 450, thì các biên độ a2 và b2 của các dao động ra
khỏi N2 cũng được xác định bởi (6-25). Các biên độ này bằng nhau về độ lớn nhưng
ngược dấu, do đó từ (6-24) ta có

N1

y
x
=
Cường độ sáng ló ra khỏi N2 là:
b1 a1
b2 a2 N2
(6-27) O

Từ các công thức (6-26) và (6-27) ta thấy:


x' y'
Nếu  = 2k(k = 0,1,2,...) (6-28)
thì I// = I1 còn I1 = 0 Hình 6..23

Nếu  = (2k +1) (k = 0,1,2,...) (6-29)


thì I// = 0 còn I= I1
Hiệu số pha  phụ thuộc vào bề dày của bản tinh thể K và bước sóng 
Khi quan sát với ánh sáng đơn sắc và đặt giữa hai nicôn một bản lưỡng chiết có
bề dày không đồng đều thì hình ảnh giao thoa quan sát được khi N 1// N2 và khi N1  N2
sẽ phụ nhau, nghĩa là những chỗ tối trong trường hợp hai nicôn song song sẽ là những
chỗ sáng trong trường hợp hai nicôn bắt chéo, và ngược lại.
Nếu quan sát với ánh sáng trắng thì màu sắc quan sát được trong hai trường hợp
trên cũng là phụ nhau. Sự giao thoa của ánh sáng phân cực trong trường hợp đó được
gọi là hiện tượng phân cực hiện sắc.
6.6. HIỆN TƯỢNG LƯỠNG CHIẾT NHÂN TẠO

Nhiều môi trường đẳng hướng quang học có thể trở thành dị hướng và có tính
lưỡng chiết khi bị làm biến dạng hoặc tác dụng điện tử trường lên chúng. Hiện tượng lưỡng
chiết xảy ra trong trường hợp đó được gọi là lưỡng chiết nhân tạo.
6.6.1. Lưỡng chiết do biến dạng.
Khi ta nén hoặc kéo dãn một tấm thuỷ tinh theo một phương nào đó, thì nó trở
nên dị hướng và có quang trục song song với phương của ngoại lực.

101
Khi bị nén hoặc kéo dãn, vật K trở thành dị hướng, có quang trục song song với

phương của ngoại lực , sẽ biến ánh sáng phân cực thẳng thành ánh sáng phân cực
elip. Một phần của ánh sáng phân cực elip này qua được nicôn N 2, do đó có ánh sáng
ló ra sau N2.
Thực nghiệm chứng tỏ rằng hiệu chiết suất (n0 - ne) tỷ lệ với áp suất p

n0 - ne = (6-30)
Hiệu số pha của hai tia thường và bất thường sau khi qua vật là:

(6-31)
Nếu bên trong vật có những điểm có cùng áp suất, thì ánh sáng đi qua những
điểm đó sẽ bị lưỡng chiết như nhau, truyền qua N 2 sẽ có cùng cường độ sáng, tạo
thành những đường cùng độ sáng.
Vì hiệu số pha cũng phụ thuộc vào bước sóng  nên nếu dùng ánh sáng trắng ta
sẽ quan sát được các đường cùng màu gọi là đường đẳng sắc.
6.6.2. Lưỡng chiết do điện trường
Sự xuất hiện tính lưỡng chiết của môi trường đẳng hướng khi đặt trong điện
trường đã được Kerr khám phá năm 1875 và được gọi là hiệu ứng Kerr - Sơ đồ quan
sát hiệu ứng Kerr được biểu diễn trên hình 6.25.

-
N1 N2

Hình: 6.25: Sơ đồ quan sát hiệu ứng Kerr

102
Thực nghiệm cho thấy rằng, đối với một bức xạ đơn sắc bước sóng , hiệu chiết
suất (n0 - ne) tỷ lệ với bình phương cường độ điện trường E: n0 - ne = kE2 (6-32)
hiệu quang trình và hiệu số pha của tia thường và tia bất thường là:
= (n0 - ne).d = k.d.E2 (6-33a)

và (6-33b)

trong đó là một hằng số phụ thuộc chất lỏng gọi là hằng số Kerr hằng số
Kerr giảm khi nhiệt độ tăng.
Hiệu ứng Kerr không ngừng tức thời khi ta ngắt điện trường tác dụng, nhưng
quán tính của hiện tượng rất nhỏ. Thời gian kéo dài của hiện tượng đo được bằng thực
nghiệm vào khoảng 109 giây. Do tính chất này hiệu ứng Kerr được ứng dụng để làm
"van quang học" đóng mở ánh sáng rất nhanh.

6.7. SỰ QUAY MẶT PHẲNG PHÂN CỰC


6.7.1. Hiện tượng
Người ta thấy rằng một số tinh thể và một số chất lỏng đẳng hướng có thể làm
quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng phân cực truyền qua chúng.

F N1
E
L K
N1 N2
S

O O' N2
N2
Hình: 6.26

Cho một chùm ánh sáng tự nhiên, đơn sắc, song song qua hai nicôn bắt chéo N 1,
N2 và đặt mắt ở O để đón ánh sáng ló ra sau N 2, ta thấy tối hoàn toàn. Đặt thêm giữa
hai nicôn đặt chéo một bản tinh thể thạch anh K có quang trục vuông góc với mặt bản
để tia sáng rọi theo quang trục, thì thấy có ánh sáng. Nếu quay tinh thể một góc nào đó
theo chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ, tuỳ loại thạch anh, thì ta thấy

103
ánh sáng lại bị tắt hoàn toàn. Điều đó chứng tỏ ánh sáng ra khỏi bản tinh thể K vẫn là

ánh sáng phân cực thẳng, nhưng phương dao động của véctơ cường độ điện trường
của nó không còn song song với phương ban đầu mà đã bị quay đi một góc  (hình
6.26b) đúng bằng góc phải quay kính phân tích để làm tắt ánh sáng. Như vậy bản thạch
anh vuông góc với quang trục đã làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng. Hiện
tượng này được gọi là sự quay mặt phẳng phân cực (hay phân cực quay)
6.7.2. Trường hợp các tinh thể đơn trục
Đối với một ánh sáng đơn sắc nhất định,  tỷ lệ với độ dày d của bản tinh thể
mà ánh sáng truyền qua.
 = [].d (6-34)
Trong đó [] là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào bản chất của tinh thể và vào bước sóng
ánh sáng và gọi là năng suất quay cực của tinh thể. [] thường được đo bằng độ/mm.
Trong thiên nhiên có tồn tại hai loại tinh thể thạch anh. làm quay mặt phẳng
phân cực đi những góc bằng nhau, nhưng ngược chiều nhau. Nếu đặt mắt ở O đón ánh
sáng, mà phải quay kính phân tích N2 theo chiều kim đồng hồ để làm tắt ánh sáng thì
loại thạch anh này là thạch anh hữu tuyền hay thạch anh quay phải. Thạch anh làm
quay mặt phẳng phân cực theo chiều ngược lại gọi là thạch anh tả tuyền hay thạch anh
quay trái.
Dưới đây là trị số của năng suất quay cực [] của thạch anh ứng với các bước
sóng khác nhau.
 = 0,656m (màu đỏ) [] = 170/mm
 = 0,589m (màu vàng) 210/mm
 = 0,486m (màu lam) 920/mm
 = 0,397m (màu tím) 510/mm
 = 340m (tử ngoại) 720/mm
 = 0,257m (tử ngoại) 1430/mm
6.7.3. Định luật Biot, ứng dụng.
Thực nghiệm chứng tỏ rằng nhiều chất lỏng và dung dịch đẳng hướng như
nicotin, đường sacarô, rượu, têrêbentin... cũng có khả năng làm quay mặt phẳng phân
cực ánh sáng.

104
Định luật Biot sau đây: Đối với một ánh sáng đơn sắc nhất định, góc quay mặt
phẳng phân cực  tỷ lệ với độ dày d của lớp dung dịch mà ánh sáng đi qua và với nồng
độ C của chất quang hoạt trong dung dịch.
 = [].C.d (6-35)
trong đó hệ số tỷ lệ [] đặc trưng cho bản chất của dung dịch quang hoạt và
khoảng phụ thuộc và nồng độ. [] được gọi là năng suất quay cực riêng của dung dịch;
nồng độ C là tỉ số giữa khối lượng chất quang hoạt và thể tích của dung dịch.
Định luật Biot chỉ áp dụng được cho dung dịch loãng. Nó cũng chứng tỏ rằng
góc quay tăng theo số phân tử của chất hoà tan nằm trên đường truyền ánh sáng.
Định luật Biot được ứng dụng để xác định nồng độ C chưa biết của dung dịch
dựa theo góc quay mặt phẳng phân cực. Dụng cụ dùng để xác định nồng độ đường
trong dung dịch gọi là đường kế.
Sơ đồ nguyên tắc của đường kế được biểu diễn trên hình 6.27

O1
P R A O2

Hình 6.27 đường kế

6.7.4. Sự quay mặt phẳng phân cực đo tác dụng của từ trường (hiệu ứng
Faraday).
Năm 1846 Faraday đã khám phá ra khả năng làm quay mặt phẳng của các chất
không quang hoạt khi được đặt trong từ trường. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như hình
6.29. Đặt một vật A được làm bằng một chất không có tính quang hoạt vào giữa hai
nicôn bắt chéo N1 và N2.

N1 A N2
S I

105

Hình 6.29
Khi chưa có tác dụng của từ trường ngoài không có ánh sáng ló ra sau N 2. Khi
từ trường ngoài có phương trùng với phương của tia sáng tác dụng lên vật A thì có ánh
sáng ló ra sau kính phân tích N2. Quay kính phân tích đi một góc  nào đó lại có thể
làm tắt ánh sáng. Điều này chứng tỏ chất không có tính quang hoạt dưới tác dụng của
từ trường đã trở thành chất quang hoạt.
Thí nghiệm chứng tỏ rằng góc quay mặt phẳng phân cực tỷ lệ với quãng đường
d của tia sáng đi trong môi trường và cường độ từ trường H.
 = K.d.H (6-36)
trong đó K là một hằng số đặc trưng cho chất khảo sát gọi là hằng số Verder.

* Bài tập: Bài tập Trang 162 -164 Sách Quang học – Đặng Thị Mai; trang 45-49 Sách
BT Vật lý đại cương tập 3- Lương Duyên Bình; Sách bài tập Quang học – Lê Thị
Thanh Hương.
E. Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày hiện tượng phân cực ánh sáng khi truyền qua 2 bản Tuamalin. Phát biểu
định luật Malus.
2. Thế nào là ánh sáng phân cực thẳng. Giải thích sự tạo thành ánh sáng phân cực
thẳng.
3. . Định luật Biot, nêu một ứng dụng của định luật.
4. Hiện tượng quay mặt phẳng phân cực.........................
5. Thế nào là tính lưỡng chiết của tinh thể, đặc điểm của ánh sáng truyền qua tinh thể
lưỡng chiết.
6. Đặc điểm của chùm tia sáng truyền trong tinh thể âm khi chùm tia tới vuông góc với
mặt tinh thể, quang trục của tinh thể song song với mặt tinh thể và nằm trong mặt
phẳng tới.
7. Đặc điểm của chùm tia sáng truyền trong tinh thể âm khi chùm tia tới vuông góc với
mặt tinh thể, quang trục của tinh thể song song với mặt tinh thể và vuông góc với mặt
phẳng tới.

106
8. Đặc điểm của chùm tia sáng truyền trong tinh thể dương khi chùm tia tới vuông góc
với mặt tinh thể, quang trục của tinh thể song song với mặt tinh thể và nằm trong mặt
phẳng tới.
9. Đặc điểm của chùm tia sáng truyền trong tinh thể dương khi chùm tia tới vuông góc
với mặt tinh thể, quang trục của tinh thể song song với mặt tinh thể và vuông góc với
mặt phẳng tới.
10. Trình bày hiện tượng lưỡng chiết do biến dạng, do điện trường.
11. Nêu đặc điểm của ánh sáng phân cực do phản xạ và khúc xạ. Định luật Briuxtơ
12. Áp dụng nguyên lý Huyghen, vẽ mặt đầu sóng và hướng truyền của tia thường và
bất thường trong một tinh thể đơn trục dương nếu quang trục của nó thuộc mặt
phẳng tới và nghiêng góc 450 với mặt tinh thể.
13. Cường độ sáng trên ảnh giao thoa của ánh sáng phân cực tạo bởi hệ hai Nicôn song
song; bắt chéo.
14. Ánh sáng phân cực elíp.

107

You might also like