You are on page 1of 7

Bài 3

?Tính quy luật của gia tăng dân số tự nhiên được thể hiện như thế nào?
- Trong giai đoạn đầu của xã hội loài người, do mức sinh khá cao, nhưng mức chết cũng rất lớn, nên gia
tăng dân số chậm.
-Đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu y học
đã đạt được nên tỉ suất tử giảm nhanh, trong khi tỉ suất sinh giảm chậm hoặc có nơi vẫn tiếp tục tăng, làm
dân số tăng nhanh.
- Khi mức tử đã đạt thấp, sẽ không tiếp tục giảm nữa, trong khi mức sinh lại giảm nhanh, dân số tăng
chậm.
?Tại sao ở nhiều nước hiện nay tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ngày càng
tăng lên?
Do hiện nay đã và đang có xu hướng giảm sinh và tuổi thọ tăng lên, nên tỉ trọng dân số
trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ngày càng tăng lên.
?Tại sao tỉ lệ dân số hoạt động so với tổng số dân ngày càng tăng lên?
Do các nhân tố tác động đến tỉ lệ dân số hoạt động so với tổng số dân có nhiều thay đổi:
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Xu hướng giảm sinh phổ biến trên thế giới, tuổi thọ tăng lên, cơ cấu dân số
già và chuyển sang già hoặc cân đối hơn, số người trong độ tuổi lao động tăng lên.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ thu hút nhiều lao
động và tạo việc làm thường xuyên hơn.
- Khả năng tạo việc làm cho những người trong độ tuổi lao động tốt hơn.
?Chứng minh cơ cấu dân số theo lao động phản ánh trình độ phát triển kt-xh của các nhóm nước?
- Cơ cấu dân số theo lao động phản ánh trình độ phát triển kt-xh (qua các thời kì và ở các khu vực, các
nhóm nước):
+ Mỗi nền kinh tế có cơ cấu lao động thích ứng: Trong kinh tế nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm
tỉ trọng lớn, trong kinh tế công nghiệp, tỉ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng cao; kinh tế tri
thức có lao động trong dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.
+ Các nước phát triển, đang phát triển có nền kinh tế khác nhau, do vậy có cơ cấu lao động khác nhau.
Nếu như các nước đang phát triển có tỉ trọng lao động ở khu vực kinh tế nông nghiệp cao thì trái lại ở các
nước phát triển, tỉ trọng lao động cao thuộc về khu vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Hiện nay, xu hướng có tính quy luật chung của nền kinh tế toàn cầu là chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên tỉ trọng lao động của các khu vực kinh tế có sự thay đổi với việc giảm tỉ
trọng lao động trong khu vực I, tăng ở khu vực II và III. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa hai nhóm nước
phát triển và đang phát triển.
?Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?
- Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động tự nhiên của dân số, là hiệu giữa số sinh và số chết. Tỉ suất gia
tăng dân số tự nhiên được xem là động lực phát triển dân số.
- Gia tăng dân số cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ
khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: Xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những
người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
+ Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực,
từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan trọng.
?Tại sao cơ cấu dân số theo lao động biến động theo thời gian và không gian?
- Cơ cấu tuổi chi phối cơ cấu theo lao động ( nhất là số người ở độ tuổi lao động ). Một quốc gia có cơ
cấu dân số trẻ sẽ có nguồn lao động dồi dào và ngược lại, quốc gia có cơ cấu dân số già thường thiếu
nguồn lao động.
- Cơ cấu dân số theo lao động phản ánh trình độ phát triển kt-xh (qua các thời kì và ở các khu vực, các
nhóm nước):
+ Mỗi nền kinh tế có cơ cấu lao động thích ứng: Trong kinh tế nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm
tỉ trọng lớn, trong kinh tế công nghiệp, tỉ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng cao; kinh tế tri
thức có lao động trong dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.
+ Các nước phát triển, đang phát triển có nền kinh tế khác nhau, do vậy có cơ cấu lao động khác nhau.
Nếu như các nước đang phát triển có tỉ trọng lao động ở khu vực kinh tế nông nghiệp cao thì trái lại ở các
nước phát triển, tỉ trọng lao động cao thuộc về khu vực công nghiệp và dịch vụ.
+ Hiện nay, xu hướng có tính quy luật chung của nền kinh tế toàn cầu là chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nên tỉ trọng lao động của các khu vực kinh tế có sự thay đổi với việc giảm tỉ
trọng lao động trong khu vực I, tăng ở khu vực II và III. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa hai nhóm nước
phát triển và đang phát triển.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới gia tăng cơ học?
*Các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng cơ học bao gồm lực hút và lực đẩy:
-Lực hút:
+ Điều kiện tự nhiên: Các vùng nhập cư có đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi
trường sống thuận lợi,...thu hút dân cư.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: điều kiện làm việc thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh
hoạt tốt, có triển vọng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội tốt hơn... thường có
dân nhập cư đến.
-Lực đẩy:
+ Điều kiện tự nhiên: Các vùng xuất cư là do điều kiện sống quá khó khăn, đất đai canh tác quá ít, bạc
màu, tài nguyên nghèo nàn,...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: Thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, không có điều kiện để chuyển đổi ngành
nghề, cải thiện đời sống... thường có dân xuất cư.
- Các nguyên nhân khác: Chính sách di dân, tập quán cư trú, hợp lí hóa gia đình, nơi ở bị giải tỏa, chiến
tranh, dịch bệnh, tôn giáo,…..
*Kinh tế càng phát triển gia tăng cơ học càng lớn vì:
- Kinh tế phát triển sẽ khắc phục được các điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đắp đê ngăn lũ, cải tạo
đất,....)
- Nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, cơ hội việc làm, thu nhập bình
quân đầu người tăng cao, người dân có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống,...=> Thu hút dân nhập cư.
- Nước có nền kt phát triển sẽ có giao thông thuận lợi, mạng lưới giao thông khá hoàn thiện, di chuyển dễ
dàng,…..
?So sánh sự khác nhau về cơ cấu dân số theo giới và cơ cấu dân số theo tuổi giữa nhóm nước phát
triển và đang phát triển.45-48p
- Cơ cấu dân số theo giới: làm lại
+ Nước phát triển: tỉ lệ nữ thường cao hơn tỉ lệ nam.
+ Nước đang phát triển: tỉ lệ nam thường cao hơn tỉ lệ nữ.
-Cơ cấu dân số theo tuổi:
+ Nước phát triển: thường có cơ cấu dân số già.CM: tỉ lệ trẻ em dưới 15t thấp, dưới 25%, tỉ lệ người cao
tuổi (trên 60t hoặc 64t) cao, trên 15%
+ Nước đang phát triển: thường có cơ cấu dân số trẻ. CM: : tỉ lệ trẻ em dưới 15t cao, trên 35%, tỉ lệ người
cao tuổi ( trên 60t hoặc 64t) thấp, dưới 10%

? So sánh gia tăng dân số cơ học và gia tăng dân số tự nhiên.


-Giống nhau:
+ Đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định.
+ Ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực.
- Khác nhau:
+ Gia tăng dân số tự nhiên là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người sinh ra và số người chết
đi trong một khoảng thời gian nhất định và trên một lãnh thổ nhất định.
+ Gia tăng dân số tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển
dân số.
+ Gia tăng dân số tự nhiên tác động thường xuyên đến sự biến động dân số thế giới.
+ Gia tăng dân số cơ học là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập
cư.
+ Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng đến vấn đề biến động số dân của toàn thế giới nhưng có ý
nghĩa quan trọng với dân số từng quốc gia, từng khu vực.
+ Gia tăng dân số cơ học tác động không thường xuyên đến sự biến động dân số.
? Phân biệt sự khác nhau giữa gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số.
-Gia tăng tự nhiên:
+Khái niệm: là sự biến động tự nhiên của dân số, là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô.
+Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
+Đơn vị tính là phần trăm (%).CT
+Ý nghĩa: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi
là động lực phát triển dân số.
-Gia tăng cơ học:
+Khái niệm:
+Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư. CT
+Ý nghĩa: Gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân toàn thế giới, nhưng đối với từng khu vực, từng
quốc gia và từng địa phương thì nó lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi,
giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội.
-Gia tăng dân số: thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.
+Đơn vị: % CT
+ Ý nghĩa: là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một
vùng.
? Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới, theo tuổi, theo lao động và theo trình độ văn
hoá làm các cơ cấu này thấy đổi theo không gian và thời gian?
*Cơ cấu dân số theo giới, theo tuổi, theo lao động và theo trình độ văn hoá đều biến động theo thời gian
và không gian do mỗi loại cơ cấu đều chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố này không
cố định mà luôn biến đổi.
- Các nhân tố tác động đến cơ cấu theo giới;
+Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
+Chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,...
+Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
+Các dòng chuyển cư.
-Các nhân tố tác động đến cơ cấu theo tuổi:
+Các nhân tố tác động đến tỉ suất sinh:
•Tự nhiên – sinh học.
•Phong tục, tập quán - tâm lí xã hội.
•Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
•Chính sách phát triển dân số.
+ Các nhân tố tác động đến tỉ suất tử:
•Tự nhiên sinh học (sự khác nhau về mức tử có thể do những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, cơ
cấu giới và tuổi, tình trạng sức khoẻ...).
•Môi trường sống.
•Kinh tế - xã hội (mức sống của dân cư, trình độ phát triển của y học, trình độ văn hoá).
•Các nhân tố khác (chiến tranh, tai nạn); thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt, sóng thần...).
- Các nhân tố tác động đến cơ cấu theo lao động: Cơ cấu tuổi và trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
- Các nhân tố tác động đến cơ cấu theo trình độ văn hoá:
+Trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
+Phong tục, tập quán - tâm lí xã hội.
+Truyền thống văn hoá dân tộc...
2 câu ? Tại sao cần phải quan tâm đến các loại cơ cấu dân số. 52p+ 61p
C1- Cơ cấu dân số theo giới: có tầm quan trọng trong việc phát triển và pb sx, việc tổ chức đời sống xh
sao cho phù hợp với thể trạng, tâm lí, lối sống, sở thích của từng giới.
C2(+Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của các quốc gia.
+ Nơi có nhiều nam hơn nữ phát triển mạnh hơn các ngành cần lao động nam và ngược lại; chiến lược
phát triển kt-xh theo vùng và ngành cũng cần tính đến lực lượng lao động nam và nữ; một quốc gia có số
nam quá chênh lệch với số nữ sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết,...)
- Cơ cấu dân số theo tuổi : thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và
nguồn lao động của một quốc gia, từ đó có chiến lược phù hợp………..thiếu
- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá:
+Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một trong những
tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống ở mỗi quốc gia:
•Văn hoá, giáo dục là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững, là một thành phần của phúc lợi, đồng
thời là phương tiện để cá nhân nhận được kiến thức.
•Giáo dục góp phần làm giảm mức sinh và giảm mức tử vong, nâng cao chất lượng dân số.
•Trình độ văn hoá của dân cư cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy các mặt khác của đời sống xã hội.
+Hiện nay, sự chênh lệch về trình độ văn hoá giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển, giữa
nông thôn và thành thị trong từng nước còn rất cao.
- Cơ cấu dân số theo lao động: cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
? Phân tích nguyên nhân của sự chuyển cư.
* Nguyên nhân của sự chuyển cư ( xuất cư và nhập cư) là do lực hút và lực đẩy:
-Lực hút:
+ Điều kiện tự nhiên: Các vùng nhập cư có đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi
trường sống thuận lợi,...thu hút dân cư.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: điều kiện làm việc thuận lợi, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh
hoạt tốt, có triển vọng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội tốt hơn... thường có
dân nhập cư đến.
-Lực đẩy:
+ Điều kiện tự nhiên: Các vùng xuất cư là do điều kiện sống quá khó khăn, đất đai canh tác quá ít, bạc
màu, tài nguyên nghèo nàn,...
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: Thu nhập thấp, khó kiếm việc làm, không có điều kiện để chuyển đổi ngành
nghề, cải thiện đời sống... thường có dân xuất cư.
?Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số có phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia
trên thế giới không?
*Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số không phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia
trên thế giới vì:
-Gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
-Một số nước có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp và thậm chí âm như LB Nga, CHLB Đức, Hoa Kì,...
nhưng vẫn có sự gia tăng dân số cao do đất nước phát triển => thu hút các dòng chuyển cư.

Sửa:
*Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số không phản ánh đúng tình hình gia tăng dân số của mọi quốc gia
trên thế giới vì:
-Nêu kn,ý nghĩa, phủ định câu hỏi, bao gồm.
? Tại sao ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ gia tăng cơ học đóng vai trò quan trọng trong gia tăng dân
số?25p
- Gia tăng dân số bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
- Ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ là những nước có cơ cấu dân số già. Ngoài ra, các nước này có mức sinh
thấp, mức tử cao, dẫn đến gia tăng tự nhiên thấp hoặc âm, vấp phải nhiều khó khăn do không đủ lao động
cho phát triển sản xuất.
- Các nước Tây Âu và Bắc Mĩ có tsgt cơ học cao vì:
+ Chất lượng cuộc sống tốt, thu nhập cao, mức sống cao, điều kiện sống thuận lợi,…..
+ Khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, môi trường trong lành,……..
=> Vì vậy mà vào khoảng tk 19 gia tăng cơ học đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong gia tăng dân số
ở các nước Tây Âu, Bắc Mĩ, các dòng chuyển cư lớn là từ châu Phi, châu Á, Nam Mĩ.
? Tại sao tỉ lệ phi nông nghiệp ngày càng tăng ở các nước đang phát triển?
*Tỉ lệ phi nông nghiệp ngày càng tăng ở các nước đang phát triển vì:
- Xu hướng có quy luật chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Từ đó, có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực 1 sang khu vực 2 và 3.
- Ở các nước đang phát triển có sự đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các đô thị lớn kéo
theo sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ,.. Từ đó, số dân hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng.
?Phân tích hậu quả của gia tăng dân số đến sự phát triển của kinh tế xã hội và môi trường. 27-43p
*Tốc độ gia tăng dân số không phù hợp với tốc độ phát triển kt- xh của đất nước sẽ gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng như sau:
-Kinh tế - xã hội:
+ Tình trạng thiếu việc làm ngày càng trở nên gay gắt.
+ Vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết: Giá nhà, giá đất tăng cao, tồn tại nhiều khu ổ chuột ngay giữa lòng trung
tâm thành phố.
+ Kết cấu hạ tầng trở nên quá tải: Kẹt xe, tắc đường thường xuyên xảy ra, nhất là ở các thành phố lớn.
+ Chất lượng sống của người dân bị ảnh hưởng: các vấn đề về an ninh lương thực, dịch vụ công đồng,
phúc lợi nhà nước,.. không đảm bảo.
+ Xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội như trộm cướp, nghèo đói, thất học,....
-Môi trường sống: Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn: Nước thải, rác thải, cung cấp nước
ngọt cho sinh hoạt, ô nhiễm không khí...

Câu 21,26,25(70p)
Câu 21:
*Cơ cấu dân số theo tuổi:
- Nước phát triển có cơ cấu ds già: thuận lợi, khó khăn
- Nước đang phát triển có cơ cấu ds trẻ: thuận lợi, khó khăn

You might also like