You are on page 1of 7

BAI TAP 4

33: Phân biệt các khái niệm: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động
kinh tế. Tại sao nói dân số hoạt động kinh tế và dân số trong độ tuổi lao động không
giống nhau hoàn toàn?

*Phân biệt:
+ Dân số hoạt động kinh tế: là những người đang tham gia lao động trong nền kinh tế quốc
dân và những người chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm
việc.
+ Dân số không hoạt động kinh tế là những người không tham gia vào hoạt động kinh tế và
không có nhu cầu tìm kiếm việc làm như: nội trợ, học sinh- sinh viên, tình trạng khác,....

*Dân số hoạt động kinh tế và dân số trong độ tuổi lao động không giống nhau hoàn toàn vì:
Dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có đủ sức khoẻ và khả năng lao động hoặc
không có nhu cầu tìm việc làm thì không phải dân số hoạt động kinh tế.

34: Cơ cấu dân số của các nước đang phát triển ảnh hưởng như thế nào đến sự phát
triển kinh tế xã hội?

- Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ.


- Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội:
+ Thuận lợi: có nguồn lao động lớn, lao động dự trữ dồi dào trong tương lai; thị trường tiêu
thụ rộng lớn là điều kiện để mở rộng quy mô các ngành kinh tế.
+ Khó khăn: gây sức ép cho việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường: vấn đề giải quyết
việc làm, nhà ở, dịch vụ cộng đồng; gia tăng tệ nạn xã hội, nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục
trẻ em lớn; tỉ số phụ thuộc cao; dễ gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi
trường.

35: So sánh sự khác nhau về đặc điểm nguồn lao động giữa các nhóm nước.

-Cơ cấu tuổi ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động.
-So sánh:( về sl,độ tuổi, kinh nghiệm, trình độ lao động,…..)
+Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ: nguồn lao động lớn, giá rẻ, lực lượng lao
động dự trữ dồi dào cho tương lai; tuy nhiên trình độ lao động chưa cao, chủ yếu là lao
động chân tay, tỉ lệ lao động có đào tạo chuyên môn còn thấp.
+Các nước phát triển có cơ cấu dân số già: nguồn lao động hiện tại dồi dào, có khả năng
thiếu nguồn lao động cho tương lai; trình độ và chất lượng của nguồn lao động cao, được
đào tạo bài bản,...

36: Giải thích sự khác nhau về cơ cấu dân số theo lao động của các nước phát triển
và đang phát triển.
Cơ cấu dân số theo lao động:
*Sự khác nhau về cơ cấu theo lao động của hai nhóm nước:
-Nguồn lao động:
+Nhóm nước phát triển: nguồn lao động hiện tại lớn, tuy nhiên có khả năng thiếu nguồn lao
động cho tương lai.
+Nhóm nước đang phát triển: nguồn lao động dự trữ dồi dào cho tương lai.

-Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:


+Nhóm nước phát triển: dân số hoạt động ở khu vực 1 thấp, cao ở khu vực 2 và 3.
+Nhóm nước đang phát triển: dân số chủ yếu hoạt động ở khu vực 1, khu vực 2, 3 còn thấp.

*Giải thích: các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu theo lao động là: cơ cấu tuổi và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội.
-Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, trình độ phát triển kt-xh cao, công nghiệp và
dịch vụ phát triển nên lao động chủ yếu ở khu vực 2,3.
- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn
thấp.

37:
a. Phân biệt kết cấu dân số già và kết cấu dân số trẻ? Phân tích ảnh hưởng của các
kết cấu dân số đó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
* Phân biệt :
- Cơ cấu “dân số trẻ”:
+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi vượt quá 35% tổng số dân.
+ Tỉ lệ người trên 60 tuổi ở dưới mức 10% tổng số dân.
- Cơ cấu “dân số già ”:
+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi dưới 25% tổng số dân.
+ Tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm từ 15% trong tổng số dân trở lên.

*Phân tích ảnh hưởng:


- Dân số già: tập trung ở các nước phát triển.
+ Thuận lợi: số người trong độ tuổi lao động nhiều, tỉ lệ dân số phụ thuộc ít,….
+ Khó khăn: thiếu nguồn lao động bổ sung cho tương lai, tăng chi phí
phúc lợi cho người già, có nguy cơ suy giảm dân số,…
+ Biện pháp: khuyến khích lập gia đình, sinh con và nhập cư hợp pháp.

- Dân số trẻ: tập trung ở các nước đang phát triển.


+ Thuận lợi: có nguồn dự trữ lao động dồi dào trong tương lai và thị trường tiêu thụ rộng
lớn,..
+ Khó khăn: gây sức ép cho việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Biện pháp: thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế-xã hội và xuất
khẩu lao động.

b). Trình bày đặc điểm và ý nghĩa các kiểu tháp tuổi cơ bản.

- Kiểu mở rộng:
+ Đặc điểm: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải.
+ Ý nghĩa: thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng
nhanh.
- Kiểu thu hẹp:
+ Đặc điểm: tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.
+ Ý nghĩa: thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giåm nhanh,
nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dẫn.
- Kiểu ổn định:
+ Đặc điểm: tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh, sườn cân đối.
+ Ý nghĩa: thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi
thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

38. Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính và cho ví dụ chứng minh.Tại sao các
nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ? Tại sao các nước phát
triển tỉ lệ nữ cao hơn nam?

*Phân biệt:
- Tỉ số giới tính là tương quan giữa giới nam so với giới nữ. Đơn vị: %
Ví dụ: Tỉ số giới tính là 94%, nghīa là trung bình cứ 100 nữ thì có 94 nam.
-Tỉ lệ giới tính là tương quan giữa giới nam hoặc giới nữ so với tổng số dân.
Ví dụ: Tỉ lệ nam trong tổng số dân là 48%, còn lại nữ chiếm 52%.

*Các nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ vì:
- Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới; từ 65 tuổi trở lên nữ giới chiếm tỉ
lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người
trọng nhóm tuổi 0 - 14 nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ.
- Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe giới, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, kĩ
thuật y tế,.. tác động đến tỉ số giới.
Ví dụ: Chất lượng cuộc sống cao ở các nước phát triển góp phần kéo dài tuổi thọ số nữ
nhiều hơn so với nam, tâm lí thích con trai hơn con gái của người dân ở các nước đang
phát triển, sử dụng kĩ thuật y tế trong việc chuyển đổi giới tính,......

*Các nước phát triển tỉ lệ nữ cao hơn nam vì:


- Độ tuổi dưới 15 nam nhiều hơn nữ, từ 60 tuổi trở lên thì nữ nhiều hơn nam.
- Các nước phát triển có cơ cấu dân số già nên số người dưới 15 tuổi ít, số người trên 65
tuổi nhiều.
- Tác động đến tỉ số giới tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố : trình độ phát triển kinh tế, tâm lí,
phong tục tập quán, chế độ chăm sóc sức khoẻ.

39. Thế nào là cơ cấu “dân số trẻ'” và cơ cấu "dân số già" ? Tai sao các nước dân số
già có tỷ lệ phụ thuộc it?
a) Khái niệm
- Cơ cấu “dân số trẻ” thường xuất hiện ở nhóm nước đang phát triển:
+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi vượt quá 35% tổng số dân.
+ Tỉ lệ người trên 60 tuổi ở dưới mức 10% tổng số dân.
- Cơ cấu “dân số già” thường xuất hiện ở nhóm nước phát triển.
+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi dưới 25% tổng số dân.
+ Tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm từ 15% trong tổng số dân trở lên.
b) Các nước dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít vì
- Tỉ lệ phụ thuộc là tương quan giữa số trẻ em và người già so với số người trong độ tuổi
lao động.
- Các nước dân số già và tỉ lệ trẻ em thấp < 25% và đang tiếp tục giảm do mức sinh thấp và
tiếp tục giảm; mức sống cao, chăm sóc người già, y tế tiến bộ đã kéo dài tuổi thọ của dân
cư làm tăng số người trên 65 tuổi.

40: Tại sao hiện nay có nhiều nước ở Tây Âu có tốc độ già hoá dân số nhanh, cơ cấu
dân số già?

-Khái niệm: Già hóa dân số hay lão hóa dân số là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số
một vùng do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng.

-Hiện nay các nước ở Tây Âu có tốc độ già hoá dân số nhanh vì:
+Mức sinh thấp và có xu hướng giảm do các yếu tố như tự nhiên sinh học, tâm lí xã hội, sự
phát triển của nền kinh tế,..
+Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng được nâng cao do nền kinh tế
phát triển, điều kiện sống tốt, mức sống cao, y tế tiến bộ, chăm sóc sức khoẻ cho người già
được chú trọng,....
=> Từ đó, tỉ suất gia tăng tự nhiên ở một số nước bằng 0 và âm, tốc độ già hoá dân số tăng
nhanh.
Ví dụ: CHLB Đức: -0,1% năm 2005
Balan: -0,1% năm 2005

-Cơ cấu dân số già:


+Tỉ lệ người dưới 15 tuổi dưới 25% tổng số dân.
+ Tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm từ 15% trong tổng số dân trở lên.

-Một số nước ở Tây Âu có cơ cấu dân số già vì:


+Mức sinh thấp và có xu hướng giảm do các yếu tố như tự nhiên sinh học, tâm lí xã hội, sự
phát triển của nền kinh tế, chính sách dân số của nhà nước,...=> Tỉ lệ người trẻ (<15t) thấp.
+Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người dân cao do nền kinh tế phát triển, điều kiện
sống tốt, mức sống cao, y tế tiến bộ, chăm sóc sức khoẻ cho người già được chú trọng,...=>
Tỉ lệ người cao tuổi (>60t) trong tổng số dân cao.

41. Phân bố dân cư là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.

-Khái niệm : phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự giác hoặc tự phát trên một
lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.

- Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rõ nét đến sự phân bố dân cư: Khí hậu, nguồn nước, địa
hình và đất đai.
+ Khí hậu: Nơi có khí hậu ấm áp, ôn hoà, dân cư tập trung đông; nơi có khí hậu khắc nghiệt,
dân cư thưa thớt.
+ Nguồn nước: Nơi có nguồn nước dồi dào thì dân cư tập trung đông hơn.
+Nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dân cư đông; vùng núi cao, điều kiện giao
thông và sản xuất khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên: Nơi giàu có tài nguyên khoáng sản thu hút dân cư đến.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội quyết định sự phân bố dân cư: Trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
+ Trình độ phát triển sản xuất: Nơi có trình độ phát triển sản xuất cao, dân cư tập trung
đông đúc.
+ Tính chất của nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế.
Hoạt động công nghiệp thu hút dân cư tập trung với mật độ cao hơn nông nghiệp. Các
ngành sản xuất công nghiệp khác nhau có mật độ dân cư cao thấp khác nhau. Trong nông
nghiệp, hoạt động trồng trọt có dân cư tập trung đông hơn chăn nuôi; trong trồng trọt, sản
xuất lúa nước có mật độ dân cư đông đúc hơn ở khu vực trồng hoa màu...
- Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở
Đông Nam Á, Tây Âu,...có dân cư đông đúc hơn các khu vực mới khai thác ở Canada,
Australia,..
- Các dòng chuyển cư: Những cuộc chuyển cư khổng lồ trên thế giới tác động ít nhiều đến
bức tranh phân bố dân cư thế giới.
Ví dụ: Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh tăng lên rất nhiều nhờ những cuộc
chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.

42. Tại sao tự nhiên là một trong các nhân tố tác động đến phân bố dân cư?
* Con người là 1 bộ phận của tự nhiên, đồng thời cũng là 1 thực thể của xã hội, sự phân bố
dân cư diễn ra trong hoàn cảnh tự nhiên nên chịu tác động của các nhân tố tự nhiên như:
đất nước, tài nguyên, khí hậu,….
- Theo góc độ cá nhân con người: Tự nhiên, trước hết là khí hậu tác động đến tâm - sinh lí
con người, từ đó ảnh hưởng đến tình hình phân bổ dân cư (nơi có khí hậu ôn hoà, tác động
tốt tới sức khoẻ, dân cư tập trung đông).
- Theo góc độ kinh tế: Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất có điều
kiện phát triển hơn, dân cư thường đông đúc.

43. Tại sao ngày nay yếu tố tự nhiên không còn là nhân tố quyết định đến sự phân bố
dân cư?

Ngày nay yếu tố tự nhiên không còn là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là do:
- Ngày xưa, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ thuộc vào yếu tố tự
nhiên, lựa chọn những nơi thuận lợi để định cư, sinh sống.
- Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển và hiện đại thì con người khắc phục
được hầu hết các trở ngại của thiên nhiên để định cư, phát triển sản xuất và khai thác tài
nguyên ở cả những vùng khắc nghiệt như sa mạc, vùng cực Bắc,.. Điều đó chứng tỏ yếu tố
tự nhiên không còn là yếu tố quyết định đến sự phân bố dân cư như xưa kia, mà thay vào
đó là yếu tố con người và các yếu tố xã hội quyết định: thu nhập, mức sống cao,...

44: Chứng minh sự phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật. Nguyên
nhân tập trung dân cư ở khu vực Đông Nam Á và khu vực Đông Bắc Bắc Mĩ có gì
khác nhau?

*Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
*Sự phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật:
- Thoạt đầu, sự phân bố dân cư chủ yếu tự phát, thường tập trung đông đúc ở các hệ thống
sông và đồng bằng ven sông.
- Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân bố dân cư trở nên có ý thức và có quy luật.
+ Ở nhiều nước hiện nay, nhất là các nước đang phát triển, do quá trình công nghiệp hoá
và đi cùng là quá trình đô thị hoá, dân cư ngày càng tập trung vào một số thành phố lớn;
trong khi ở các vùng nông nghiệp, dân cư thưa thớt.
+ Một số quốc gia đã chú trọng hơn đến việc phân bổ dân cư có kế hoạch. số dân thành thị
tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn phủ họp với sự phát triển công nghiệp. Các vùng thưa dân
nhưng giàu tiềm năng được phân bố lại dân cư để táo
điều kiện khai thác tốt mọi tài nguyên, tận dụng và điều hoà lao động giữa các vùng trong
phạm vi cả nước.

Nguyên nhân tập trung dân cư ở khu vực Đông Nam Á và khu vực Đông Bắc Bắc Mĩ có sự
khác nhau:
- Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Nam Á:
+Lịch sử cư trú lâu đời.
+Khu vực có hoạt động sản xuất lúa nước phát triển từ lâu, đòi hỏi tập trung lao động, có
thể nuôi được nhiều người trên một đơn vị diện tích đất đai.
- Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Bắc Bắc Mĩ:
+Lịch sử nhập cư, có nhiều điều kiện hấp dẫn dân cư.
+Phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (đặc biệt là công nghiệp).

45 .Chứng minh sự phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật. 1:09p

Sự phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật:


- Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Thoạt đầu, sự phân bố dân cư chủ yếu tự phát.
- Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân bố dân cư trở nên có ý thức và có quy luật.
+ Ở nhiều nước hiện nay, nhất là các nước đang phát triển, do quá trình công nghiệp hoá
và đi cùng là quá trình đô thị hoá, dân cư ngày càng tập trung vào một số thành phố lớn;
trong khi ở các vùng nông nghiệp, dân cư thưa thớt.
+ Một số quốc gia đã chú trọng hơn đến việc phân bổ dân cư có kế hoạch. số dân thành thị
tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn phủ họp với sự phát triển công nghiệp. Các vùng thưa dân
nhưng giàu tiềm năng được phân bố lại dân cư để táo
điều kiện khai thác tốt mọi tài nguyên, tận dụng và điều hoà lao động giữa các vùng trong
phạm vi cả nước.

46.Tính chất nền kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư?
- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dâ
-Tính chất của nền kinh tế:
Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất nền kinh tế. Hoạt động công nghiệp thu
hút dân cư tập trung với mật độ cao hơn nông nghiệp. Các ngành sản xuất công nghiệp
khác nhau có mật độ dân cư cao thấp khác nhau. Trong nông nghiệp, hoạt động trồng trọt
có dân cư tập trung đông hơn chăn nuôi; trong trồng trọt, sản xuất lúa nước có mật độ dân
cư đông đúc hơn ở khu vực trồng hoa màu...

47: Sự phát triển của giao thông vận tải tác động đến phân bố dân cư đô thị như thế
nào ?
*Giao thông vận tải giúp cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư được thuận tiện và dễ
dàng nên có tác động không nhỏ đến sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố dân cư đô
thị:
-Dân cư thường tập trung tại các đầu mối giao thông vận tải, các trục đường giao thông lớn.
-Dân cư không nhất thiết phải tập trung nơi công sở, trung tâm đô thị, nơi cung cấp dịch vụ
đa dạng,...mà có thể sống vùng ngoại thành, đi về hàng ngày.
-Giao thông phát triển cho phép dãn dân từ trung tâm đô thị lớn ra các đô thị vệ tinh, ra vùng
ngoại ô. => Các đô thị lớn có thể phát triển rộng trên không gian và phát triển nhanh.

You might also like