You are on page 1of 96

1

Bài 1:
SỰ ĐIỆN LI
1. Chất điện li: Là những chất khi tan trong nước (hoặc ở trạng thái
nóng chảy) thì phân li ra ion.
Axit, bazơ, muối là những chất điện li.
a/ Chất điện li mạnh là chất khi tan vào nước thì tất cả các phân
tử hòa tan đều phân li ra ion.
b/ Chất điện li yếulà chất khi tan vào nước thì chỉ có một số phân
tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dạng phân tử.
Chất điện li mạnh Chất điện li yếu Chất không điện li
Axit mạnh: HI, HBr, Axit yếu:H2CO3, Nói chung là các loại
HCl, H2SO4, HNO3 H3PO4, H2SO3, HNO2, chất không phải axit-
HClO3, HClO4 H2S, H2SiO3, HClO, bazơ – muối.
HClO2, HF,… các axit Ví dụ:
Bazơ mạnh: KOH, hữu cơ như HCOOH, Các loại đường:
NaOH, Ca(OH)2, CH3COOH… glucozơ, saccarozơ…
Ba(OH)2)… Bazơ yếu: NH 3 , Các loại ancol:etanol,
Fe(OH)3, Fe(OH)2, metanol, glixerol…
Hầu hết các muối Cu(OH)2, các amin … Các anđehit:HCHO,
Một số muối: HgCl2, CH3CHO…
Hg(CN)2,…
2. Sự điện li: Là sự phân li các chất trong nước thành ion dương và
ion âm.Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
Ion Ion dương Ion âm
Chất
Axit H+ Gốc axit
Bazơ Kim loại OH
Muối  Gốc axit
Kim loại, [ NH ]4
2
3. Nồng độ mol/lít của phân tử hoặc ion:
nA
CM (A) = [A]=
Vdung dòch
Chú ý: Từ nồng độ mol/lít của phân tử muốn tính nồng độ mol/lít
của ion hoặc ngược lại phải viết phương trình điện li.
BÀI TẬP
1. Thế nào là chất điện li? Sự điện li? Phân biệt chất điện li mạnh,
chất điện li yếu?
2. Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) HNO3, H2SO4.
b) KOH, Ba(OH)2.
c) FeCl3, CaBr2, KClO3, Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Na3PO4, Na2S,
(NH4)2SO4, K2SO3, Al2(SO4)3, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
3. Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) Axit sunfuric.
b) Natri hidroxit
c) Sắt (II) clorua, kali brômua, kali pemanganat, đồng (II)
sunfat, thủy ngân (II) nitrat, amoni cacbonat, kali photphat.
4. Hãy cho biết trong từng dung dịch sau tồn tại chủ yếu ở dạng
phân tử hay ion: NaCl, K2CO3, CH3COOH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3,
H3PO4, MgSO4?
5. Viết CTPT và gọi tên các chất khi hòa tan vào nước điện li cho
các ion:
a. Ba2+ và OH b. Al3+ và SO24
c. K+ và MnO 4 d. NH 4 và PO34
e. Na+ và CO32  f. Cu2+ và CH3COO-
g. Zn2+ và HSO 4 h. Mg2+ và Cl
6. Tính nồng độ mol/lít của các chất và ion có trong các dung dịch
sau:
a) Trong 500ml dd có hòa tan 0,2 mol NaNO3.
b) Trong 200ml dd có hòa tan 17 gam NaNO3.
3
c) Trong 200ml dd có chứa 0,02 mol Na2SO4.
d) Trong 200ml dd có hòa tan 6,39 gam Al(NO3)3.
ĐS: A. 0,4M ; B. 1M ; C. 0,2M , 0,1M ; D. 0,15M , 0,45M
7. Tính nồng độ mol/lít của các ion trong dung dịch:
a. H2SO4 0,1M b. Ba(OH)2 0,2M
c. Na2SO4 0,04M
ĐS: a. 0,1M, 0,2M ; b. 0,2M, 0,4M ; c. 0,08M , 0,04M
8. Tính nồng độ mol/lít của các ion có trong dung dịch:
a) HNO3 10% (D = 1,054 g/ml)
b) H2SO4 3,92% (D = 1,025 g/ml)
ĐS: a. 1,67M ; b. 0,41M và 0,82M
9. Tính nồng độ mol/lít của các chất và ion trong dung dịch sau:
a) Hòa tan 15,5g Na2O vào nước để tạo thành 400ml dung dịch.
b) Hòa tan 64g SO3 vào nước thu được dung dịch có thể tích là
2 lít.
ĐS: a. [NaOH] = [Na+] = [OH] = 1,25M
2
b. [H2SO4] = [ SO 4 ] = 0,4M ; [H+] = 0,8M
10. a. Trộn lẫn 150ml dung dịch CaCl2 0,5M với 50ml dung dịch
NaCl 2M. Tính nồng độ mol/lít của các ion trong dung dịch thu
được.
b. Trộn 100ml dung dịch NaOH 0,3M với 150ml dung dịch
NaOH 0,6M. Tính CM các chất và ion trong dung dịch?
c. Trộn 50ml dung dịch H2SO4 2M với 250ml dung dịch H2SO4
0,8M. Tính CM các chất và ion trong dung dịch?
ĐS: a. [Ca2+] = 0,375M ; [Na+] = 0,5M ; [Cl] = 1,25M
b. [NaOH] = [Na+] = [OH] = 0,48M
2
c. [H2SO4] = [ SO 4 ] = 1M ; [H+] = 2M
11. Trộn lẫn 400ml dung dịch NaOH 0,5M và 200ml dung dịch
NaOH 20% (D = 1,25g/ml). Tính [OH] trong dung dịch mới.
ĐS: 2,4M
12. Hòa tan 1,60g Fe2(SO4)3 và 6,96g K2SO4 vào nước để được
2
1,5 lít dung dịch. Tính [ SO 4 ]
4
ĐS: 0,035M
13. Hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào 1 lượng nước vừa đủ tạo
thành 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol/lít của các ion có
trong dung dịch.
ĐS: [Cu2+] = [ SO24 ] = 0,2M
14. *Hòa tan 36,24g tinh thể Al2(SO4)3.(NH4)2SO4.24H2O vào nước
được 250ml dung dịch A. Tính nồng độ mol/lít của các ion trong
dung dịch A.
 2
ĐS: [Al3+] = [ NH 4 ] = 0,32M ; [ SO 4 ] = 0,64M
15. * Để trung hòa 20ml dung dịch 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 đã
dùng hết 5ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch và làm
khô thì thu được 2,86g tinh thể Na2CO3.10H2O. Tính nồng độ
mol/lít của mỗi muối trong dung dịch ban đầu.
ĐS: 0,25M
16. Một dung dịch A gồm 0,03 mol Ca2+; 0,06 mol Al3+; 0,06 mol
NO3 ; 0,09 mol SO 24 . Muốn có dung dịch này thì phải hòa tan
2 muối nào vào nước? Tính khối lượng mỗi muối.
ĐS: 4,92g và 10,26g
17. * Một dung dịch chứa Fe2+ 0,1 mol ; Al3+ 0,2 mol; Cl x mol và
SO 24 y mol. Cô cạn dung dịch thu được 46,9g muối. Tính x, y?
ĐS: x = 0,2 mol ; y = 0,3 mol
5
Bài 2:
AXIT - BAZƠ - MUỐI
1. AXIT:
 Theo thuyết Arêniut, axit là chất khi tan trong nước phân
li ra cation H+.
VD:
HCl → H+ + Cl; CH 3 COOH CH 3 COO   H 
2. BAZƠ:
 Theo thuyết Arêniut, bazơ là chất khi tan trong nước phân
li ra ion OH.
VD: NaOH → Na+ + OH Ca(OH) 2  Ca 2  2OH 
3. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể
phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
VD: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính.
Để thể hiện tính axit của Zn(OH)2, người ta viết nó dưới dạng
H2ZnO2.
 Các hidroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3,
Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3, Be(OH)2.
Chúng đều ít tan trong nước và lực axit, lực bazơ đều yếu.

4. MUỐI:
 Là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc

cation NH 4 ) và anion gốc axit.
 2
VD: (NH4)2SO4 → 2 NH 4 + SO 4

NaHCO3 → Na+ + HCO 3
 Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li
ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.
6
VD: NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3, Na2HPO3, NaH2PO2.
 Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân
li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.
VD: NaHCO3, KH2PO4, Ba(HSO4)2.
Thực chất quá trình điện li của NaHCO3 như sau:

NaHCO3 → Na+ + HCO 3
HCO3 H   CO32

BÀI TẬP
1. Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) HNO3, H2SO4
b) NaOH, Ba(OH)2.
c) Na2SO4, NaHCO3, KH2PO4.
2. Viết phương trình điện li của các axit nhiều nấc:
a. H2CO3 b. H2S c. H2SO3 d. H3PO4
3. Trong dung dịch A có các ion K , Mg , Fe và Cl. Nếu cô cạn
+ 2+ 2+

dung dịch ta được muối nào? Viết công thức hóa học và gọi tên
chúng.

4. Trong dung dịch có các ion Ba2+, Mg2+, Na+, NO3 , Cl. Nếu cô
cạn dung dịch ta thu được hỗn hợp muối nào? Viết công thức
hóa học và gọi tên chúng.
5. Cần lấy những muối nào để pha chế được dung dịch có các ion:

K+, Ca2+, Cl, NO3 .
6. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn thể hiện
tính lưỡng tính của các hidroxit sau: Al(OH)3, Zn(OH)2.
7. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút
gọn khi các chất sau tác dụng với nhau:
a) Axit sunfuric và dung dịch kali hidroxit.
b) Dung dịch axit clohidric và sắt (III) hidroxit.
c) Nhôm hidroxit và dung dịch natri hidroxit.
d) Canxi hidroxit và dung dịch axit nitric.
e) Đồng (II) oxit và dung dịch axit sunfuric.
7
8. a. Để trung hòa 100ml dung dịch H2SO4 thì phải dùng hết 50ml
dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch axit?
b. Để trung hòa 150ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phải dùng hết
100ml dung dịch KOH. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch
KOH.
ĐS: A. 0,5M ; B. 1,2M
9. a. Trộn lẫn 15ml dung dịch NaOH 2M với 10ml dung dịch
H2SO4 3M. Tính nồng độ mol/lít của các ion trong dung dịch sau
khi trộn.
b. Trộn 130ml dung dịch NaOH 1M với 120ml dung dịch H2SO4
0,3M thì thu được 250ml dung dịch A. Tính nồng độ mol/lít của
các ion trong dung dịch A.
ĐS: A. 1,2M ; B. 0,52M ; 0,144M ; 0,232M
10. Trộn lẫn 100ml dung dịch KOH 1M với 50ml dung dịch HCl
0,5M thu được dung dịch A.
a) Tính nồng độ mol/lít của ion OH trong dung dịch A.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M đủ để trung hòa dung dịch
A.
ĐS: a. 0,5M ; b. 37,5ml
11. 10ml dung dịch H2SO4 trộn với 10ml dung dịch NaOH thì sau
phản ứng phải dùng thêm 50ml dung dịch HCl 0,2M để trung
hòa. Nếu lấy 75ml dung dịch H2SO4 đó trộn với 25ml dung dịch
NaOH trên thì sau phản ứng phải dùng thêm 25ml dung dịch
NaOH 1M để trung hòa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch
H2SO4, dung dịch NaOH dùng trong thí nghiệm đầu.
ĐS: [H2SO4] = 0,5M ; [NaOH] = 2M
12. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH
biết rằng:
 30ml dung dịch NaOH được trung hòa hết bởi 20ml dung dịch
H2SO4 và 5ml dung dịch HCl 1M.
 30ml dung dịch H2SO4 được trung hòa hết bởi 20ml dung dịch
NaOH và 10ml dung dịch KOH 2M.
ĐS: 0,7M ; 1,1M
8
BÀI 3:
SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC - pH
CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ
I. NƯỚC LÀ CHẤT ĐIỆN LI RẤT YẾU
H2O H+ + OH
 Tích số [H+].[OH] = 1,0.1014
 Môi trường trung tính: [H+] = [OH] = 107 (mol/lít)
 Môi trường axit: [H+] > [OH] hay [H+] > 107 (mol/lít)
 Môi trường kiềm: [H+] < [OH] hay [H+] < 107 (mol/lít)
II. KHÁI NIỆM VỀ pH:
1. Khái niệm về pH:
Qui ước: Nếu [H+] = 1,0.10a thì pH = a.
pH < 7,00 : môi trường axit
pH = 7,00 : môi trường trung tính
pH > 7,00 : môi trường kiềm
2. Một số công thức dùng tính pH:
[H+].[OH] = 1014 pH = lg[H+]
pH + pOH = 14 pOH = lg[OH]
[H+] = 10-pH [OH-] = 10-pOH

BÀI TẬP
1. Hãy giải thích vì sao nước nguyên chất có pH = 7,00 và nước có
hòa tan CO2 khi để ngoài không khí có pH < 7,00.
2. Tính [H+], [OH] và pH của:
a. Dung dịch HCl 0,10M
b. Dung dịch NaOH 0,01M
c. Dung dịch Ba(OH)2 0,05M
d. Dung dịch H2SO4 0,05M
3. Tính pH của:
a. Dung dịch HCl 0,03M b. Dung dịch NaOH 0,05M
9
c. Dung dịch H2SO4 0,04M d. Dung dịch Ba(OH)2 0,005M
4. Tính nồng độ mol của các dung dịch sau:
a. HCl pH = 2,00 b. H2SO4 pH = 0,78
c. NaOH pH = 12 d. Ba(OH)2 pH = 11,6

5. Tính [H ], [OH ] và pH của các dung dịch thu được khi:
+

a) Hòa tan 100ml dung dịch HCl 1,4M vào 900ml H2O.
b) Hòa tan 30ml dung dịch KOH 0,2M vào 50ml H2O.
c) Cho 200ml dung dịch NaOH 0,01M vào 300ml dung dịch
KOH 0,04M.
d) Hòa tan 40ml dung dịch HNO3 0,06M vào 10ml dung dịch
HNO3 0,18M.
6. Trộn 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M với 200 ml dung dịch
HCl 0,5M thu được dung dịch A.
a. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A.
b. Tính pH của dung dịch A.
7. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,2M với 300 ml dung dịch
H2SO4 0,05M thu được V lít dung dịch X.
a. Tính pH của dung dịch X.
b. Cho 300 ml dung dịch HCl có pH = 1 vào V lít dung dịch X
thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
8. a. Lấy 10ml HCl nồng độ a mol/lít pha loãng thành 1000ml thì
được dung dịch có pH = 2. Tính a.
b. Lấy 10ml dung dịch NaOH nồng độ b mol/lít pha loãng thành
500ml thì được dung dịch có pH = 12. Tính b.
10
Bài 4:
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG
DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
1. Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng
giữa các ion.
2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ
xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất
một trong các chất sau: chất kết tủa, chất điện li yếu (H2O,
axit yếu), chất khí.

BÀI TẬP
1. Trộn lẫn các dung dịch sau:
a. KCl và AgNO3 b. Al2(SO4)3 và Ba(NO3)2
c. Na2S và HCl d. KOH và BaCl2
Trường hợp nào có phản ứng xảy ra? Viết các phương trình phân
tử và ion rút gọn.
2. Viết các phương trình phản ứng phân tử và ion rút gọn của các
phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a. NaCl + Fe(OH)3 b. Al2(SO4)3 + Ba(OH)2
c. NaHCO3 + NaOH d. H2SO4 + Ba(NO3)2
e. Na3PO4 + CaCl2 f. NaHCO3 + HCl
3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau dạng phân tử và ion
rút gọn:
a) CaCl2 + ? → CaCO3 + ?
b) FeS + ? → FeCl2 + ?
c) ? + Fe2(SO4)3 → K2SO4 + ?
d) BaCO3 + ? → ? + ? + H2O
e) K3PO4 + ? → Ag3PO4 + ?
f) K2S + ? → KNO3 + ?
4. Viết phương trình phân tử của các phản ứng có phương trình rút
gọn sau:
11
2
a. Pb + SO → PbSO4
2+
4

b. Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2


c. H+ + OH → H2O
d. 2H+ + S2 → H2S
2
e. Zn(OH)2 + 2OH → ZnO 2 + 2H2O
f. Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
5. Trong một dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây
không? Giải thích:
 2
a. Ba2+, Fe2+, NO3 , Cl b. K+, Fe3+, OH, SO 4
 2 2
c. Pb2+, Na+, NO3 , S2 c. K+, Mg2+, CO3 , SO 4
6. Cho 100 ml dung dịch FeCl3 0,2M tác dụng với 400 ml dung
dịch Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol
các ion trong dung dịch A.
7. Thêm 300ml dung dịch chứa 51g AgNO3 vào 200ml dung dịch
chứa 23,8g KBr thu được kết tủa và dung dịch A.
a) Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng đã
xảy ra.
b) Tính nồng độ mol của các muối và các ion trong dung dịch
A.
8. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 50ml dung dịch A có chứa các
 2 
ion NH 4 ,SO 4 , NO3 . Sau phản ứng thu được 11,65g kết tủa và
khi đun nóng thấy có 4,48 lít khí (đkc)thoát ra.
a) Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch A.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI
1. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11
(saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li

A. 3 B. 4
12
C. 5 D. 2
2. Natri Florua (NaF) trong trường hợp nào dưới đây không dẫn
điện được:
A. dung dịch NaF trong nước
B. NaF nóng chảy.
C. NaF rắn, khan.
D. dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và
HF trong nước.
3. Chỉ ra mệnh đề đúng nhất:
A. Sự điện li là quá trình phân li của chất điện li.
B. Sự điện li là quá trình phân li thành ion dương và ion âm.
C. Sự điện li là quá trình phân li thành ion dương và ion âm của
phân tử chất điện li trong nước (hoặc ở trạng thái nóng chảy).
D. Sự phân li là quá trình phân li thành ion dương và ion âm của
phân tử chất điện li dưới tác dụng của dung môi trong dung
dịch.
4. Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100ml dung dịch
KOH 0,4M được dung dịch A. Nồng độ mol/lít của ion OH
trong dung dịch A là:
A. 0,65M B. 0,55M C. 0,70M D. 1,5M
5. Trộn 100ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50ml dung dịch NaCl
1M thì nồng độ mol ion Cl trong dung dịch mới là:
A. 2 B. 1,75 C. 1,5 D. 1
6. Để trung hòa 3 lít dung dịch HCl 0,01M người ta phải dùng bao
nhiêu ml dung dịch NaOH 0,3M.
A. 100 B. 1000 C. 10 D. 1
7. Cho 150ml dung dịch HCl 2M tác dụng với 50ml dung dịch
NaOH 5,6M. [H+] trong dung dịch tạo thành là:
A. 0,05 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,3
8. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,1M với 150ml dung dịch NaOH
0,2M. [OH] trong dung dịch tạo thành là:
A. 0,04 B. 0,08 C. 0,02 D. 0,01
13
9. Trộn 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150ml dung dịch HCl
0,06M thu được 200ml dung dịch B. Nồng độ mol của BaCl2
trong dung dịch B là:
A. 0,05M B. 0,01M C. 0,17M D. 0,38M

BÀI 2: AXIT - BAZƠ – MUỐI


1. Phương trình điện li nào được biểu diễn đúng?
2
A. Na2CO3 → 2Na+ + CO3
B. H2CO3 → 2H+ + CO32
C. HCl H+ + Cl
D. NaOH Na+ + OH
2. Xét 3 nguyên tố có cấu hình e lần lượt là:
(X): 1s2 2s2 2p6 3s1 (Y): 1s2 2s2 2p6 3s2
2 2 6 2 1
(Z): 1s 2s 2p 3s 3p
Hidroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tính bazơ tăng là:
A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH
C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)3 < X(OH) < Y(OH)2
3. Ba dung dịch có cùng nồng độ mol/lít: (1): CH3COOH; (2): HCl
; (3): H2SO4. [H+] của ba dung dịch này được xếp theo chiều
giảm dần:
A. (1) > (2) > (3) B. (3) > (2) > (1)
C. (2) > (3) > (1) D. (1) > (3) > (2)
4. Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu
xanh. Nhỏ từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch có màu
xanh trên thì:
A. Màu xanh vẫn không thay đổi.
B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.
C. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ.
D. Màu xanh đậm thêm dần.
5. Hidroxit nào có thể là chất lưỡng tính trong số các chất sau:
I. Al(OH)3 ; II. Ca(OH)2 ; III. NaOH ; IV. Zn(OH)2
14
A. I B. III C. I và IV D. I, II và IV
6. Dung dịch chứa 0,063g HNO3 trong 1 lít có [H ] là:
+

A. 0,01M B. 0,001M C. 0,002M D. 0,003M


7. Dung dịch bazơ mạnh Ba(OH)2 có [Ba ] = 5.10 4M. [OH] của
2+ 

dung dịch là:


A. 5.104M B. 2.105M C. 5.103M D. 103M
8. Thêm 900ml nước vào 100ml dung dịch HCl có nồng độ 0,01M,
thu được dung dịch A. [Cl] trong dung dịch A là:
A. 0,1M B. 0,01M C. 0,001M D. 0,0001M

9. Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol NO3 , t mol
Cl. Hệ thức quan hệ giữa x, y, z, t được xác định là:
A. x + 2y = z + t B. x + 2y = z + 2t
C. x + 2z = y + 2t D. z + 2x = y + t
10. Một dung dịch A gồm 0,03 mol Ca2+; 0,06 mol Al3+; 0,06 mol
NO3 ; 0,09 mol SO 24 . Muốn có dung dịch A cần phải hòa tan
hai muối nào?
A. Ca(NO3)2 và Al2(SO4)3 B. CaSO4 và Al(NO3)3
C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai

BÀI 3: pH
1. Một dung dịch có [OH] = 3,0.105. Môi trường của dung dịch
này là:
A. Axit B. Trung tính
C. Kiềm D. Không xác định
2. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2),
HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp
xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1) B. (4), (1), (2), (3)
C. (1), (2), (3), (4) D. (2), (3), (4), (1)
3. Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl,
NaHSO4, NaHCO3. Những dung dịch có pH>7 là
A. Na2CO3, NaHCO3, CH3COONa
B. Na2CO3, NH4Cl, KCl
15
C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4
D. KCl, NaHCO3, CH3COONa
4. Cho 0,4g dung dịch NaOH vào 100ml dung dịch HCl 0,12M thu
được dung dịch có:
A. pH < 7,0 B. pH = 7,0 C. pH > 7,0 D. pH = 1,7
5. Cho dung dịch chứa 1g NaOH vào dung dịch có chứa 1g HCl.
Sau phản ứng dung dịch thu được có môi trường:
A. Axit B. Bazơ
C. Trung tính D. Không xác định
6. Nồng độ mol của OH và pH của dung dịch HCl 0,01M là:
A. 103M và 2 B. 102M và 12
C. 1012M và 12 D. 1012M và 2
7. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl
0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
8. Trộn 100ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100ml
dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dung
dịch có pH=12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch
[H+][OH-]=10-14)
A. 0,15 B. 0,30
C. 0,03 D. 0,12
9. Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl
0,1M với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và
Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH

A. 13,0 B. 1,2
C. 1,0 D. 12,8

BÀI 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION


1. Cho các phản ứng:
(1) NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
(2) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(3) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
(4) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
16
Các phản ứng trao đổi ion là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), 4) D. (2), (3), (4)
2. Cho các cặp chất:
(1) NaHSO4 + NaOH (2) CuSO4 + KCl
(3) CH3COONa + HCl (4) CH3COONa + Mg(OH)2
Số phản ứng trao đổi ion xảy ra là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 
(3) Na2SO4 + BaCl2 
(4) H2SO4 + BaSO3 
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 
Các phản ứng đều có cùng 1 phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (2), (3), (6) B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (6) D. (3), (4), (5), (6)
4. Cho các cặp chất:
(1) H2SO4 loãng và NaCl (2) BaCl2 và KOH
(3) Na2CO3 và Al2(SO4)3 (4) CaCl2 và NaHCO3
Những cặp chất có thể cùng tồn tại trong dung dịch:
A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4)
5. Phản ứng giữa các chất nào không xảy ra:
A. CuSO4 + H2S B. CuCl2 + H2S
C. CuSO4 + K2S D. CuCl2 + FeS
6. Phản ứng: H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl. Xảy ra do:
A. H2S có tính axit mạnh hơn HCl.
B. H2S có tính khử mạnh hơn HCl.
C. H2S tan trong nước nhiều hơn HCl.
D. CuS là hợp chất rất ít tan.
7. Những ion nào không cùng tồn tại trong một dung dịch:
17
 2
A. Na , Ca , OH, NO
+ 2+
3 B. K , H , SO , OH
+ +
4
2 
C. Al3+, Fe3+, SO 4 , Cl D. K+, Ag+, NO3 , F
8. Những ion nào có thể tồn tại đồng thời trong một dung dịch:
2
A. Ba2+, Na+, OH, SO 4 B. Ba2+, K+, OH, Cl
  2
C. Ba2+, H+, NO3 , HCO 3 D. Na+, H+, SO 4 , CH3COO
9. Những ion nào sau đây không thể tồn tại đồng thời trong cùng
một dung dịch.
 2 2
A. NH 4 , Na+, CO3 , SO 4 B. K+, Zn2+, Cl, Br
3 2 
C. Ag+, Al3+, PO 4 , CO3 D. Ba2+, Mg2+, NO3 , Cl
10. Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2,
AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch
Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
a. 5 B. 4
C. 1 D. 3
11. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3,
K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung
dịch BaCl2 là
A. 4 B. 6
C. 3 D. 2
12. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là:
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3
B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO
C. FeS, BaSO4, KOH
D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS
13. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2,
KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được
với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2
D. HNO3, NaCl, Na2SO4
14. Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm:
(NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch
Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết
18
thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A. 3 B. 5
C. 2 D. 4
15. Cho dung dịch chứa 1g AgNO3 vào dung dịch chứa 1g HCl thu
được dung dịch A. Các ion có trong dung dịch A là:
 
A. H+, Cl, NO3 B. H+, Ag+, NO3
 
C. H+, NO3 d. Ag+, NO3
16. Cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,01 mol
Mg2+ và 0,03 mol Ba2+ thu được m gam kết tủa. m bằng:
A. 0,58g B. 5,71g C. 5,13g D. 4,00g
3+ 2− + -
17. Dung dịch X chứa các ion: Fe , SO4 , NH4 , Cl . Chia dung dịch
X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được
0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa
- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66
gam kết tủa. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn
dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam B. 7,04 gam
C. 7,46 gam D. 3,52 gam
19
Bài 7
NITÔ
1. Công thức phân tử: N2 ; CTCT: NN
2. Hóa tính: to thường: chất trơ; to cao, có xúc tác → hoạt động.
A. Tác dụng với hidro:
 400 C

o

N2 + 3H2  2NH3


p cao, xt

B. Tác dụng với oxi:


  2NO
o
3000 C
N2 + O2 
Nitơ oxit (không màu)
2NO + O2   2NO2
Nitơ dioxit (nâu đỏ)
* Các số oxi hóa thường gặp của nitơ:
3 0 1 2 3 4 5
N H3 , N 2 , N 2 O, N O, N 2 O3 , N O2 , N 2 O5
3. Điều chế:
A. Công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Phòng thí nghiệm:
o
t
NH4NO2   N2 + 2H2O
o
t
NH4Cl + NaNO2   NaCl + N2 + H2O
BÀI TẬP
1. Ở điều kiện bình thường, N2 có tác dụng với oxi không? Khi nào
phản ứng mới xảy ra? Hãy giải thích?
2. Có 4 lọ riêng biệt các khí: O2, N2, CO2, H2S. Hãy nhận biết các
lọ đó.
3. Hoàn thành chuỗi phản ứng:
1 2
NH4NO2  N2   NH3
3 4
  NO   NO2
20
4. Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đkc)để điều chế được 68g NH3,
biết hiệu suất phản ứng là 25%.
(Biết rằng: VN2 : VH2 =1:3)
ĐS: 179,2 lít và 537,6 lít
5. Ta muốn điều chế 17g NH3 thì phải dùng bao nhiêu lít N2 và bao
nhiêu lít H2 (đkc). Biết rằng hiệu suất NH3 tạo ra đạt 5% so với
lý thuyết. Muốn trung hòa hết lượng NH3 đó phải dùng bao nhiêu
lít dung dịch HCl 20% (d = 1,1).
(Biết rằng: VN2 : VH2 =1:3)
6. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được
sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí đo cùng
điều kiện to, p). Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất phản
ứng.
ĐS: 1,6 lít ; 20%
7. Trộn hỗn hợp N2 và H2 theo tỷ lệ mol 1:3, nung hỗn hợp trong
bình kín thì có 10% tham gia phản ứng. Xác định % theo mol
của hỗn hợp khí sau phản ứng.
ĐS: 23,7% ; 71% ; 5,3%
8. Trộn 100ml O2 với 200ml hỗn hợp hai khí NO và NO2. Sau khi
phản ứng xong trong hỗn hợp còn 75ml O2. Xác định phần trăm
thể tích NO và NO2 trong hỗn hợp ban đầu (các khí đo ở cùng
điều kiện). Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.
ĐS: 25% ; 75%
9. Hai oxit của nitơ là A và B có cùng thành phần khối lượng
69,55% là oxi.
a) Xác định CTPT của A, biết d A/H2 = 23.
b) Xác định CTPT của B, biết d B/A = 2
ĐS: NO2 ; N2O4
10. * Người ta thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ 84g N2 và 12g
H2. Sau phản ứng thu được 25,5g NH3. Tính % thể tích hỗn hợp
sau phản ứng.
21
Bài 8
AMONIAC VAØ MUOÁI AMONI
A. AMONIAC
1. Tính bazơ yếu
a. Tác dụng của NH3 với H2O
NH3 + H2O NH 4 + OH
Dung dịch NH3 có mùi khai của khí NH3, có tính bazơ yếu.
b. Tính chất của dung dịch NH3
* Tác dụng lên chỉ thị màu:
 Phenolphtalein không màu → hồng.
 Quỳ tím → xanh
* Tác dụng với dung dịch axit:
NH3 + H2SO4 → NH4HSO4
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
* Tác dụng với dung dịch muối của kim loại mà hidroxit là chất
không tan.
2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2↓ + (NH4)2SO4
2. Tính khử
4NH3 + 3O2   2N2 + 6H2O
o
t

850 900 C
4NH3 + 5O2   4NO + 6H2O
0

Pt

B. MUỐI AMONI:

Là muối do sự kết hợp giữa gốc axit với ion NH 4
1. Hóa tính:
* Phản ứng trao đổi ion:
(NH4)2SO4 + 2KOH   K2SO4 + 2NH3 + 2H2O
o
t

* Phản ứng phân hủy:


NH4Cl   NH3 + HCl
o
t

NH4HCO3   CO2 + H2O + NH3


o
t
22
(NH4)2CO3 
 NH3 + NH4HCO3
to

NH4NO3   N2O + 2H2O


o
t


2. Nhận biết ion NH 4
NH 4 + OH   NH3 + H2O
o
t

BÀI TẬP
1. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn của các
phản ứng sau:
a) Dung dịch NH4Br lần lượt tác dụng với dung dịch KOH,
dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch AgNO3.
b) Dung dịch (NH4)3PO4 lần lượt tác dụng với dung dịch
NaOH, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch CaCl2.
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) dạng phân tử, ion và
ion rút gọn khi các chất sau tác dụng với nhau:
a) Dung dịch NH3 + dung dịch MgSO4
b) Dung dịch NH3 + dung dịch Ba(NO3)2
c) Dung dịch NH4Cl + dung dịch NaOH
d) Dung dịch NH4NO3 + dung dịch BaCl2
e) Dung dịch (NH4)2CO3 + dung dịch HCl
f) Dung dịch NH4HSO4 + dung dịch NaOH
3. Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa (ghi rõ đk):
a) Amoni nitrit → nitơ → amoniac → amoni sunfat → amoni
clorua → amoni nitrat → nitơ (I) oxit.
b) Amoni sunfat → amoniac → nitơ → nitơ oxit
→ nitơ oxit → nitơ đioxit
4. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:
(NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
5. Chỉ dùng qùy tím hãy nhận biết các dung dịch: NaOH, HNO3,
NH4NO3, NaNO3.
6. Không dùng thêm hóa chất nào khác, làm thế nào để phân biệt
các dung dịch NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH.
23
7. Cho dung dịch NH3 đến dư vào 40ml dung dịch Al2(SO4)3, lọc
lấy kết tủa và cho vào 20ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa
tan hết.
a) Viết phương trình phân tử và ion thu gọn.
b) Tính nồng độ mol/lít dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu.
ĐS: 0,5M
8. Hòa tan 4,48 lít NH3 (đkc) vào lượng nước vừa đủ thành 100ml
dung dịch. Cho vào dung dịch này 100ml dung dịch H2SO4 1M.
 2
Tính nồng độ mol/lít của các ion NH 4 ,SO 4 và muối
amonisunfat trong dung dịch thu được.
2 
ĐS: [SO 4 ] = 0,5M ; [NH 4 ] = 1M
9. Chất (X) có đặc điểm sau:
 Tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra khí mùi khai
(A).
 Tác dụng với dung dịch HCl cho ra khí (B) có khả năng làm
đục nước vôi trong.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Xác định (X), (A), (B).
10. Cho hỗn hợp gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 chia làm 2 phần bằng
nhau:
Phần 1: tác dụng hết với xút đun nóng thu được 1,792 lít khí ở
điều kiện chuẩn.
Phần 2: tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 6,99 g kết tủa.
Tính phần trăm khối lượng hỗn hợp đầu.
ĐS: 21,27% và 78,73%
11. Thêm 40ml dung dịch NaOH 0,1M vào 0,454g hỗn hợp muối
Na2SO4 và (NH4)2SO4 rồi đun sôi đến khi hết khí dư bay ra. Tính
thể tích dung dịch HCl 0,1M để trung hòa lượng NaOH biết rằng
0,454g hỗn hợp muối đó khi tác dụng với dung dịch BaCl2 dư sẽ
tạo nên 0,7689g kết tủa trắng.
ĐS: 10,8ml
24
12. Cho m gam hỗn hợp (NH4)2SO4 và NH4NO3 tác dụng với 500ml
dung dịch Ba(OH)2 0,6M dư. Đun nhẹ thu được 8,96 lít NH3
(đkc)và 23,3g chất kết tủa trắng và 1 dung dịch A.
a) Tính m.
b) Giả sử V lít dung dịch A không đổi sau khi phản ứng. Tính
pH của dung dịch A.
ĐS: a. 29,2g ; b. pH = 13,6
13. *Đun nóng hỗn hợp gồm 200g NH4Cl và 200g CaO, từ lượng
khí NH3 tạo ra điều chế được 224ml dung dịch NH3 30%
(D = 0,892g/ml). Tính hiệu suất của phản ứng.
ĐS: H = 49,4%
14. Dẫn 2,016 lít khí NH3 vào bình chứa 1,008 lít Cl2 (đkc).
a) Tính % thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng.
b) Tính khối lượng muối tạo thành.
ĐS: A. 66,7% ; 33,3% ; B. 3,21g
15. Muốn điều chế 7,5 lít NO từ hỗn hợp đẳng mol NH3 và O2 với
xt Pt. Tính thể tích hỗn hợp đã dùng, sau phản ứng khí gì còn dư
và thể tích bao nhiêu (các khí ở đkc).
ĐS: 18,75 lít ; 1,875 lít
16. Cho 1,68 lít NH3 đkc vào dung dịch HX vừa đủ thu 300g dung
dịch muối 2,45%.
a) Xác định công thức muối.
b) Tính khối lượng HX đã dùng.
ĐS: a. NH4Br ; b. 6,075g
17. Cho 1344cm3 NH3 đkc tác dụng 100ml dung dịch A chứa 2 axit
HCl và H2SO4 thu 3,585g hỗn hợp 2 muối trung hòa.
a) Tính khối lượng mỗi muối thu được.
b) Tính nồng độ mol của HCl và H2SO4 trong dung dịch A.
ĐS: a. 1,605g ; 1,98g ; b. 0,3M ; 0,15M
18. *Từ 16m3 hỗn hợp N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1:3 về thể tích có thể
sản xuất được bao nhiêu m3 NH3. Cho biết hiệu suất chuyển hóa
là 95% (các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
ĐS: 7,6m3
25
Bài 9
AXIT NITRIC VAØ MUOÁI NITRAT
A. AXIT NITRIC:
 Công thức phân tử: HNO3 (M = 63)
O
 Công thức cấu tạo: HON+5
O
1. Tính chất hóa học:
a. Tính axit mạnh: Quỳ tím → đỏ
Tác dụng mạnh với oxit bazơ, bazơ, muối của axit yếu hơn →
muối nitrat.
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O
2HNO3 + MgCO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2
b. Tính oxi hóa mạnh:
* Với kim loại: trừ Au, Pt
 Thường không giải phóng H2.

 Tùy theo nồng độ axit và tính khử của kim loại, NO3 bị
khử thành NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3.
 HNO3 đậm đặc, nóng thường tạo ra NO2
Cu + 4HNO3 đđ   Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
o
t

 HNO3 loãng chủ yếu tạo ra NO


3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 HNO3 rất loãng, kim loại có tính khử mạnh → N2, N2O, NO,
NH4NO3.
5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
 HNO3 đậm đặc nguội không phản ứng với Al, Fe.
* Với phi kim: (C, S, P…) bị HNO3 oxi hóa đến mức cao nhất.
4HNO3đđ + C   CO2 + 4NO2 + 2H2O
o
t
26
6HNO3đđ + S   H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
to

* Tác dụng với hợp chất: HNO3 oxi hóa nhiều hợp chất vô cơ và
hữu cơ.
Kết luận: Dung dịch HNO3 có tính axit mạnh và tính oxi hóa
mạnh.
2. Điều chế:
a. Trong phòng thí nghiệm:
NaNO3 (r) + H2SO4 (đđ)   NaHSO4 + HNO3
o
t

b. Trong công nghiệp:


850 C 900 C
4NH3 + 5O2   4NO + 6H2O
o o

Pt

2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
B. MUỐI NITRAT:
1. Hóa tính: Phản ứng đặc trưng là nhiệt phân giải phóng O2.
a. Kim loại mạnh: (trước Mg)
Nitrat (K, Na, Ca)   Nitrit + O2
o
t

2KNO3   2KNO2 + O2
o
t

b. Kim loại trung bình: (từ Mg → Cu)


Nitrat   Oxit + NO2 + O2
o
t

Mg(NO3)2   MgO + 2NO2 + ½O2


o
t

c. Kim loại yếu: (sau Cu)


Nitrat (Hg → Au)   Kim loại + NO2 + O2
o
t

AgNO3   Ag + NO2 + ½ O2
o
t


2. Định tính NO3
dd muối Nitrat + H2SO4 + Cu (vụn)   NO → NO2
o
t

nâu đỏ

3Cu + 8H+ + 2 NO3 → 3Cu2+ (màu xanh) + 2NO + 4H2O
2NO + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
27
BÀI TẬP

1. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các
phản ứng xảy ra khi cho:
a. Cu + HNO3 loãng b. Fe + HNO3 đđ, nguội
c. Fe + HNO3 loãng d. Ag + HNO3 đặc
e. Cu + HNO3 đặc, loãng f. Fe + HNO3 đặc, nóng
2. Hoàn thành chuỗi phản ứng:
a. N2 
1
 NH3 
2
 NO 
3
 NO2 
4
 HNO3 
5

NH4NO3 
6
 NH3
b. Sắt (III) nitrat 
1
 nitơ đioxit 
2
 axit nitric 
3
 amoni nitrat
 kali nitrat 
axit nitric  
5 4
6

3. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:


a. Amoniac →nitơ oxit → nitơ đioxit → axit nitric → bạc nitrat
→ amoni sunfat → amoni clorua → amoni nitrat → nitơ(I)oxit
b. Nitơ → amoniac → nitơ oxit → nitơ đioxit → axit nitric → magie
nitrat → magie hidroxit → magie clorua → magie nitrat
c. Đồng (II) nitrat → đồng (II) oxit → đồng (II) sunfat
→ kali sunfat → kali nitrat → kali nitrit
4. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: HCl, H2SO4 và
HNO3.
5. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch HNO3,
(NH4)2SO4, K2CO3, CaCl2, NaOH.
6. Cho 16,5g hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thì
có 10,08 lít NO bay ra (ở đkc). Tính khối lượng của mỗi kim loại
trong hỗn hợp.
ĐS: 8,1g ; 8,4g
7. Cho 2,79g hợp kim Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư thì
có 2,24 lít NO thoát ra (đkc). Tính thành phần phần trăm về khối
lượng hợp kim.
28
ĐS: 12,9% và 87,1%
8. Cho 7,75g hỗn hợp 2 kim loại Al, Cu tác dụng vừa đủ với 140ml
dung dịch HNO3 đậm đặc và nóng thì thu được 7,84 lít khí màu
nâu (đkc).
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 cần dùng.
ĐS: a. 17,4% ; 82,6% Cu ; b. [HNO3] = 5M
9. Hòa tan hoàn toàn 6,24g hỗn hợp Al và Al2O3 vào 400ml dung
dịch HNO3 1,8M thì thoát ra 5,376 lít NO2 (đkc) và dung dịch
A.
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khi khối lượng
không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính m?
ĐS: a. 2,16g và 4,08g; b. 8,16gam
10. Cho 90g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO3
1,5M cho ra 20,16 lít khí NO (đkc).
a) Tính khối lượng của Cu và CuO trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ mol/lít của muối và axit trong dung dịch thu
được.
ĐS: A. 86,4g và 3,6g ; B. 0,27M và 0,465M
11. Hòa tan hoàn toàn 15,85g hỗn hợp Cu và ZnCO3 bằng 1 lượng
dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, phản ứng sinh ra 3,36 lít hỗn hợp
khí A (đktc) và 1 dung dịch B.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính phần trăm thể tích hỗn hợp khí A.
ĐS: a. 39,43% và 60,57% ; b. 66,67% và 33,33%
12. Cho hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với HNO3 loãng tạo ra
dung dịch có chứa 8g NH4NO3 và 113,4g Zn(NO3)2. Tính khối
lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
ĐS: 26g và 16,2g
13. Cho 59,4g Al tác dụng với dung dịch HNO3 4M ta được hỗn hợp
khí NO và N2O có tỉ khối hơi H2 là 18,5. Tính thể tích NO và
N2O thu được và thể tích dung dịch HNO3 cần dùng.
29
ĐS: 13,4 lít NO và 13,44 lít N2O; VHNO3 = 2,1 lít.
14. Chia hỗn hợp Cu và Al thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 đậm đặc nguội thì thu
được 17,92 lít NO2 (đkc).
Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl thì có 13,44 lít khí H2
(đkc)thoát ra. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi kim loại
trong hỗn hợp.
ĐS: 70,3% và 29,7%
15. Cho 34,8g hỗn hợp Al, Fe, Cu. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng
nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 đậm đặc nguội dư thì có
4,48 lít khí bay ra (đkc).
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 320ml dung dịch HCl
(D = 1,25g/ml) thì thu được 8,96 lít (đkc), 1 dung dịch A và chất
rắn B.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch A.
ĐS: a. 10,8g ; 11,2g ; 12,8g b. 6,5% và 3,1%
16. Cho 9,6g lưu huỳnh vào 231ml dung dịch HNO3 60%
(D = 1,367g/ml). Đun nhẹ, lưu huỳnh tan hết và có khí NO2 bay
ra. Tính C% của các axit trong dung dịch thu được sau phản ứng.
ĐS: 12,1% ; 31,2%
17. Lấy 4,72g hỗn hợp Fe và Cu cho vào 0,5 lít dung dịch HNO3
loãng thì thu được 1,568 lít NO (đkc) và dung dịch A.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Axit dư trong dung dịch A còn có thể hòa tan thêm 5,28g Cu
nữa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng lúc
đầu.
c) Lấy V lít dung dịch HNO3 trên đem pha loãng bởi H2O thì
được 1,6 lít HNO3 mới. Biết rằng dung dịch HNO3 mới này
hòa tan hoàn toàn 1,08g Al (chỉ tạo NO).
 Tính pH của dung dịch axit mới.
30
 Tính V.
ĐS: a. 2,8g và 1,92g; b. 1M; c. pH = 1 ; V = 0,16 lít
18. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối sau: NaNO3,
Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, AgNO3.
19. Khi có sét đánh, axit nitric được tạo thành trong nước mưa. Giải
thích và viết các phương trình phản ứng.
20. Nung nóng 66,2g Pb(NO3)2 thu được 55,4g chất rắn.
a) Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.
b) Tính số mol các khí thoát ra.
ĐS: 50% ; 0,2 mol ; 0,05 mol
21. Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat kim loại hóa trị 1 thu được
32,4g kim loại và 10,08 lít hỗn hợp khí (đkc). Xác định công
thức và khối lượng muối ban đầu.
ĐS: Ag và 51g
22. Nhiệt phân hoàn toàn 3,78g một muối nitrat kim loại hóa trị 2
thu được chất rắn A và 1 hỗn hợp khí X. Chất A tan được trong
7,3g dung dịch HCl 20% (phản ứng vừa đủ).
a) Tìm công thức muối nitrat và thành phần % (thể tích)
của X.
b) Cho X tác dụng với 20g H2O. Tính C% dung dịch thu được
(các phản ứng hoàn toàn).
ĐS: a. Zn ; b. 11,37%
23. Một hỗn hợp gồm 2 muối NaNO3 và AgNO3 tác dụng vừa đủ
với dung dịch NaCl tạo thành 14,35g kết tủa, đem cô cạn phần
còn lại rồi nhiệt phân thu được 4,48 lít khí (đkc).. Tìm khối lượng
mỗi muối ban đầu.
ĐS: 25,5g và 17g
24. Khi nhiệt phân 13,24g muối nitrat của 1 kim loại nặng có hóa trị
2 thu được 2,24 lít hỗn hợp khí oxi và nitơ đioxit (khí ở đkc)..
Xác định công thức phân tử của muối.
ĐS: Pb(NO3)2
25. Nung một lượng Cu(NO3)2, sau một thời gian đem cân thấy khối
lượng giảm 43,2g.
31
a) Tính khối lượng của chất rắn.
b) Tính thể tích các khí thoát ra ở (đkc).
ĐS: 32g ; 17,92 lít và 4,48 lít
26. Khi nung 11,28g đồng (II) nitrat, thu được 6,96g hỗn hợp 2 chất
rắn.
a) Xác định khối lượng của mỗi chất trong chất rắn.
b) Tính thể tích các khí thu được ở đkc).
ĐS: a. 3,2g và 3,76g ; b. 2,24 lít
27. Nung nóng 35,8g hỗn hợp gồm có natri nitrat và đồng (II) nitrat
thu được hỗn hợp khí. Cho hỗn hợp khí vào 89,2ml nước thì thấy
có 2,24 lít khí không bị hấp thu (các khí đo ở cùng đkc).
a) Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ % của dung dịch axit sau phản ứng.
ĐS: a. 17g và 18,8g; b. 12,6%
28. Cho m(g) hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng vừa đủ 100ml dung
dịch HNO3 9,6M đặc nóng được dung dịch A và khí NO2. Cô
cạn dung dịch A thu 45,21g hỗn hợp 2 muối.
a) Tính m.
b) Cho 2 muối trong dung dịch A tác dụng vừa đủ 200ml dung
dịch NaOH được kết tủa lớn nhất và kết tủa nhỏ nhất. Tính
CM dung dịch NaOH trong 2 trường hợp trên.
ĐS: a. 15,45g; b. 2,4M; 3,3M
29. Cho 7,22g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (trước H) có hóa trị
không đổi. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
 Phần 1: Tác dụng hết dung dịch HCl thu 2,128 lít hidro đkc).
 Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 thu 1,792 lít NO
đkc).
a) Xác định M.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
ĐS: a. Al; b. 5,6g; 1,62g
30. Cho 6,85g hỗn hợp A gồm Mg và Zn tác dụng vừa đủ 250g dung
dịch HNO3 12,6% tạo dung dịch B và không có khí thoát ra.
a) Tính thành phần % khối lượng trong A.
32
b) Tính C% dung dịch B.
c) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để tác dụng hết
dung dịch B và tạo kết tủa nhỏ nhất. Tính khối lượng kết tủa
và thể tích khí bay ra ở đkc.
ĐS: a. 52,6% ; 47,4%
b. 8,64% ; 3,68% ; 1,56%
c. 0,55 lít ; 8,7g ; 1,12 lít

BÀI TẬP NÂNG CAO


31. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra
2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
32. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hh gồm Al và Mg vào dd HNO3
loãng, thu được dd X và 3,136 lít (ở đktc) hh Y gồm hai khí không
màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của
Y là 5,18 gam. Cho dd NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí
mùi khai thoát ra. Xác định phần trăm khối lượng của Al trong hh
ban đầu.
33. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hh Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit
HNO3, thu được V lít (ở đktc) hh khí X (gồm NO và NO2) và dd Y
(chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19.
Xác định giá trị của V.
34. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng
hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất, ở đkt) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu
được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.
35. Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm
HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định giá
trị của V.
36. Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và
33
dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Xác định
giá trị của m.
37. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO3 loãng (dư), thu
được dd X và 1,344 lít (ở đktc) hh khí Y gồm hai khí là N2O và N2.
Tỉ khối của hh khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m
gam chất rắn khan. Xác định giá trị của m.
38. Cho hh gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dd chứa hh
gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dd X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml
dd NaOH 1M vào dd X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Xác
định giá trị tối thiểu của V.
39. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hh chất rắn X.
Hòa tan hết hh X trong dd HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO
(sản phẩm khử duy nhất). Xác định giá trị của m.
40. Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát
ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M
và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện. Xác định mối quan hệ giữa V1 và V2.
41. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và
dung dịch X. Xác định khối lượng muối khan thu được khi làm bay
hơi dung dịch X.
42. Tính thể tích dd HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan
hoàn toàn một hh gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng
tạo chất khử duy nhất là NO).
43. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung
dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở
34
đktC., dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y,
thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.
44. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dd hh gồm Cu(NO3)2 0,2M và
H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m
gam hh bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc.
Xác định giá trị của m và V.
45. Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hh X gồm Cu và Al vào dd HNO3
đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktC. và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Xác định
phần trăm về khối lượng của Cu trong hh X và giá trị của m.
46. Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong
oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn
toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định số mol HNO3 đã phản ứng.
47. Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và
Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a
gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Xác
định gía trị của a.
48. Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với
lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch
Y thu được 46 gam muối khan. Xác định khí X.
49. Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và
H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử
duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì
khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
50. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml
dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp
vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích
35
khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối
trong dung dịch là bao nhiêu?
51. Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương
ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được
hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml
dung dịch có pH = z. Xác định giá trị của z.
52. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950
ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và
5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với
H2 là 16,4. Xác định giá trị của m.
53. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng
hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc,
sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một
lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho
toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa.
Xác định giá trị của V.
54. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và
Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro
bằng 18,8). Tính khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu.
55. Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí
Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho
toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm
khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định phần
trăm khối lượng của X đã phản ứng
56. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí,
sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hh khí X. Hấp thụ
hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dd Y. Dung dịch Y có pH
bằng bao nhiêu?
36
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BÀI 7: NITƠ
1. Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN
C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2
2. Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây:
A. Mg, H2 B. Mg, O2 C. H2, O2 D. Ca, O2
3. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là không đúng:
A. Nguyên tử nitơ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba
electron.
B. Số hiệu nguyên tử của nitơ bằng 7.
C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được
ba liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s2 2s2 2p3 và nitơ là
nguyên tố p.
4. Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng:
A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ
thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4,
NH 4 , NO3 , NO 2 lần lượt là: 3, 4, 3, +5, +3.
37
BÀI 8: AMONIAC
1. Tính chất hóa học của NH3 là:
A. Tính bazơ mạnh, tính khử.
B. Tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. Tính khử, tính bazơ yếu.
D. Tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
2. Tính chất đặc trưng của amoniac là:
1/ Hòa tan tốt với nước 2/ Nặng hơn không khí
3/ Tác dụng với kiềm
Phản ứng với:
4/ Axit 5/ Muối 6/ Oxi 7/ Khử hidro
A. 1, 2, 4, 5 B. 2, 3, 4, 6
C. 1, 4, 5, 6 D. Tất cả đều đúng
3. Phương trình đốt cháy NH3 trong oxi có xúc tác, nhiệt độ thích
hợp (Pt, 900oC) là:
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
B. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
C. 4NH3 + 4O2 → 2NO + N2 + 6H2O
D. 2NH3 + 2O2 → N2O + 3H2O
4. Amoniac được sử dụng chủ yếu để sản xuất axit nitric, phân
đạm, … Để nhận ra khí amoniac, ta dùng:
A. Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
B. Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
D. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
5. Để nhận biết dung dịch amoniac, người ta đưa đầu đũa thủy tinh
có một tẩm hóa chất vào miệng lọ đựng dung dịch amoniac. Hóa
chất được dùng là:
A. Dung dịch NaCl B. Dung dịch KOH
C. Dung dịch HCl D. Dung dịch KNO3
6. Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4,
NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là:
A. BaCl2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D. AgNO3
38
7. Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều
chế 17,0 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành
amoniac là 25,0%. Các thể tích được đo ở (đkc).
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2
B. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2
C. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2
D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2
8. Cho 4 lít khí N2 và 14 lít khí H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu
được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (các khí đo ở cùng
điều kiện). Hiệu suất phản ứng là:
A. 50% B. 20% C. 30% D. 45%
9. Cho phương trình: N2 + 3H2    2NH3 + Q

Khi giảm nhiệt độ của hệ thì phản ứng dịch chuyển theo chiều:
A. Thuận B. Nghịch
C. Không thay đổi D. Không xác định được
10. Muốn cân bằng phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang
phải, cần phải đồng thời:
A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
B. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
C. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ.

BÀI 9: HNO3
1. HNO3 loãng thể hiện tính oxi hóa tác dụng với:
A. CuO B. CuCl2 C. Cu D. Cu(OH)2
2. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
A. Fe B. FeO C. Fe(OH)2 D. Fe2O3
3. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3
tác dụng với kim loại.
A. NO B. NO2 C. NH4NO3 D. N2O5
4. Nhôm tác dụng với HNO3 loãng không sinh ra khí này:
A. NO B. NO2 C. N2 D. N2O
39
5. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được kim loại đồng:
A. Dung dịch HNO3 loãng
B. Dung dịch HNO3 đặc
C. Dung dịch HCl đặc
D. Dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng
6. Axit nitric đặc nguội có thể tác dụng được với dãy chất nào sau
đây:
A. Al, Al2O3, Mg, Na2CO3 B. Cu, Al2O3, Zn(OH)2, CaCO3
C. Fe, CuO, Zn, Fe(OH)3 D. S, ZnO, Mg, Au
7. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3.
Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc,
nóng là
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.
8. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3,
Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với
HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
9. Trong phương trình phản ứng đồng tác dụng với dung dịch HNO3
loãng (giả thiết chỉ tạo ra nitơ mono oxit) tổng các hệ số trong phương
trình hóa học bằng:
A. 9 B. 10 C. 18 D. 20
10. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong
phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
11. Cho phương trình phản ứng
aAl +bHNO3   cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3 B. 2 : 3 C. 2 : 5 D. 1 : 4
12.Phản ứng: aAl + bHNO3 → aAl(NO3)3 + cNH4NO3 + dH2O.
Tổng (a+b) là
A. 16 B. 36 C. 51 D. 38
13. Cho phản ứng: FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ
số của HNO3 là
A. 6. B. 10. C. 8. D. 4.
40
14. Xét phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Tỉ lệ hệ số sau khi cân bằng của Fe3O4 : HNO3 : NO2 là:
A. 3 : 10 : 2 B. 1 : 10 : 1 C. 1 : 3 : 10 D. 1 : 10 : 3
15. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng
biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe. B. CuO. C. Al. D. Cu.

16. Nồng độ ion NO3 trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm.

Nếu thừa ion NO3 sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo
thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để

nhận biết ion NO3 , người ta dùng:
A. CuSO4 và NaOH B. Cu và NaOH
C. Cu và H2SO4 D. CuSO4 và H2SO4

17. Để nhận biết ion NO3 , người ta thường dùng kim loại Cu, dung
dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu xanh.
C. Tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí màu nâu.
D. Tạo ra dung dịch có màu xanh, khí không màu hóa nâu ngoài
không khí.
18. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm các hóa chất cần sử
dụng là:
A. Dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc.
B. Tinh thể NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc.
D. Tinh thể NaNO3 và dung dịch HCl đặc.
19. Axit nitric có rất nhiều ứng dụng quan trọng. Phần lớn axit nitric
được dùng để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2, … Ngoài
ra, axit nitric còn dùng để sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm,
thuốc nổ như TNT. Trong công nghiệp, axit nitric được sản xuất
theo sơ đồ:
A. N2 → NO → NO2 → HNO3
B. NaCl → NaOH → NaNO3 → HNO3
41
C. Na2CO3 → NaCl →NaNO3 → HNO3
D. NH3 → NO → NO2 → HNO3
20. Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất sau đây:
A. KNO3, S B. KNO3, S và C
C. KClO3, S và C D. KClO3, C
21. Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp
khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí
thoát ra là:
A. CO2 và NO2 B. CO2 và NO
C. CO và NO2 D. CO và NO
22. Cho 11 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3
loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng
của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là:
A. 5,4 và 5,6 gam B. 5,6 và 5,4 gam
C. 4,4 và 6,6 gam D. 4,6 và 6,4 gam
23. Cho m gam hh X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi
kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam
hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi
kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy
nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5. B. 10,5. C. 12,3. D. 15,6.
24. Hòa tan 13,5 gam Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp
khí NO, N2O. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với hidro bằng
19,2. Thể tích mỗi khí (ở đktc) là:
A. 2,24 lít và 3,36 lít B. 3,36 lít và 1,12 lít
C. 11,12 lít và 2,24 lít D. 4,48 lít và 3,36 lít
25. Cho 19,2 gam một kim loại M hòa tan hoàn toàn trong dung dịch
HNO3 thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Vậy kim loại M là:
A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg
26. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dịch X gồm HNO3
1M và H2SO4 0,5M (loãng), thể tích khí NO thu được (ở đktc)
là:
A. 0,67 gam B. 0,896 gam C. 1,344 gam D. 14,933 gam
42
27. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3
loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc. có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg. B. NO2 và Al.
C. N2O và Al. D. N2O và Fe.
28. 46. Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X
vào bằng dung dịch HCl, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác,
hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3
loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X

A. Al. B.Cr. C. Mg. D. Zn.
29. Khi nhiệt phân KNO3, thu được những sản phẩm nào:
A. KNO2, O2 B. K2O, NO2, O2
C. K, NO2, O2 D. KNO2, NO2, O2
30. Khi nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được những sản phẩm nào:
A. Cu(NO3)2, O2 B. Cu, NO2, O2
C. CuO, NO2, O2 D. CuO, NO, O3
31. Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?
A. Ag, NO2, O2 B. Ag, NO, O2
C. Ag2O, NO2, O2 D. Ag2O, NO, O2
32. Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng:
A. 2KNO3   2KNO2 + O2
o
t

B. 2Cu(NO3)2   2CuO + 4NO2 + O2


o
t

C. 4AgNO3   2Ag2O + 4NO2 + O2


o
t

D. 4Fe(NO3)3   2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2


o
t

33. Nung một lượng muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để
nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Số mol khí
thoát ra (đktc) trong quá trình này là:
A. 1 mol B. 2 mol
C. 0,25 mol D. 1,25 mol
43
34. Nhiệt phân hoàn toàn 3,76 gam một muối nitrat thu được 1,6
gam một chất rắn. Công thức của muối đã dùng là:
A. NH4NO3 B. KNO3 C. Cu(NO3)2 D. NH4NO2
44
Bài 10
PHOTPHO
HÓA TÍNH: Photpho trắng hoạt động hơn photpho đỏ.
1/ Tính oxi hóa: Tác dụng với kim loại → photphua kim loại
2P + 3Ca   Ca3P2
o
t

2/ Tính khử: Tác dụng với oxi, halogen, S… và các hợp chất có
tính oxi hóa mạnh khác.
 Thiếu oxi: 4P + 3O2   2P2O3
o
t

 Dư oxi: 4P + 5O2   2P2O5


o
t

 Thiếu clo: 2P + 3Cl2   2PCl3


o
t

 Dư clo: 2P + 5Cl2   2PCl5


o
t

Bài 11
AXIT PHOTPHORIC
VAØ MUOÁI PHOTPHAT
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC AXIT PHOTPHORIC H3PO4:
1. H3PO4 là 1 axit 3 nấc:
Có độ mạnh trung bình, trong nước phân ly theo từng nấc

H3PO4 H+ + H2 PO 4
 2
H2 PO 4 H+ + HPO 4
HPO 24 3
H+ + PO 4
2. Tác dụng dung dịch kiềm:
Vd: H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
1 mol 1 mol natri dihidrophotphat
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
1 mol 2 mol natri hidrophotphat
45
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
1 mol 3 mol natri photphat
3. H3PO4 không có tính oxi hóa
II. ĐIỀU CHẾ H3PO4:
1. Trong phòng thí nghiệm:
P + 5HNO3 (đ) → H3PO4 + 5NO2 + H2O
2. Trong công nghiệp:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đ) → 2H3PO4 + 3CaSO4
Hoặc: 4P + 5O2 → 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
III. MUỐI PHOTPHAT:
1. Tính tan:
3 
 Các muối trung hòa ( PO 4 ) và các muối axit (H2 PO 4 ,
HPO 4 ) của Na+, K+, NH 4 đều tan trong nước.

 Với các kim loại khác chỉ có muối H2 PO 4 là tan, ngoài ra đều
không tan hoặc ít tan trong nước.
3
2. Nhận biết ion photphat PO 4
3
3Ag+ + PO 4 → Ag3PO4
(kết tủa màu vàng)
Bài 12
PHAÂN BOÙN HOÙA HOÏC
I. PHÂN ĐẠM: (đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố
nitơ).
Phân đạm kích thích sinh trưởng, giúp cây phát triển nhanh, cho
nhiều hạt, củ, quả.
1. Phân đạm amoni:
Vd: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3,…
Các muối này được điều chế khi cho amoniac tác dụng với axit
tương ứng.
Vd: 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
46

2. Phân đạm nitrat:


Vd: NaNO3, Ca(NO3)2,…
Các muối này được điều chế bằng phản ứng giữa axit nitric và
muối cacbonat.
Vd: CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
3. Urê:
Urê (NH2)2CO (chứa khoảng 46% N là phân đạm tốt nhất)
Urê được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng CO2 ở to: 180
 200oC, p khoảng 200 atm.
CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O
Trong đất, dưới tác dụng của vi sinh vật, urê bị phân hủy cho thoát
ra NH3 hoặc chuyển thành muối cacbonat khi cho tác dụng với H2O.
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
II. PHÂN LÂN (đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5)
Phân lân cần cho cây ở thời kỳ sinh trưởng, thúc đẩy quá trình
sinh hóa.
1. Supe photphat:
a. Supe photphat đơn chứa 14  20% P2O5
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đ) → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
Supe photphat đơn gồm 2 muối: Ca(H2PO4) và CaSO4
b. Supe photphat kép chứa 40  50% P2O5
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
2. Phân lân nung chảy:
Thành phần chính là hỗn hợp photphat và silicat của Ca và Mg.
III. PHÂN KALI: (đánh giá theo tỉ lệ % K2O)
Phân kali thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất: đường, bột, xơ,
tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
VD: KCl, K2SO4, K2CO3
IV. PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP:
1. Phân hỗn hợp:
Chứa nitơ, photpho, kali gọi chung là phân N, P, K.
47
Vd: phân nitro photka (NH4)2HPO4 và KNO3.
2. Phân phức hợp:
Vd: amophot là hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
V. PHÂN VI LƯỢNG
Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố: Bo, kẽm, đồng,
molipden… ở dạng hợp chất.
Cây trồng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ loại phân bón này để tăng khả
năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực
quang hợp…

BÀI TẬP
1. Cho các chất sau: Ca3(PO4)2, P2O5, P, H3PO4, NaH2PO4,
NH4H2PO4, Na3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy biến hóa biểu
diễn quan hệ giữa các chất trên. Viết phương trình hóa học và
nêu rõ phản ứng thuộc loại nào.
2. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn khi cho
H3PO4 tác dụng với lượng dư của:
a) BaO b) Ca(OH)2 c) K2CO3
3. Viết phương trình phân tử, phương trình ion và ion thu gọn của
các phản ứng:
a) Natri photphat và bari nitrat.
b) Kali photphat và magie clorua.
c) Canxi dihidrophotphat và canxi hidroxit.
d) Kali hidrophotphat và kali hidroxit.
e) Axit photphoric và natri hidrophotphat.
4. Viết phương trình hóa học sau đây:
a) H3PO4 (1 mol) + K2HPO4 (1 mol)
b) H3PO4 (1 mol) + Ca(OH)2 (1 mol)
c) H3PO4 (2 mol) + Ca(OH)2 (1 mol)
d) H3PO4 (2 mol) + Ca(OH)2 (3 mol)
5. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn: NaCl,
NaNO3 và Na3PO4.
48
6. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các muối: Na3PO4, NaCl,
NaBr, Na2S, NaNO3.
7. Trình bày hiện tượng khi thêm từ từ nước vôi trong vào dung
dịch H3PO4 và ngược lại.
8. a. Để thu được muối trung hòa phải lấy bao nhiêu ml dung dịch
NaOH 1M trộn lẫn với 75ml dung dịch H3PO4 1M.
b. Trộn lẫn 50ml dung dịch NaOH 2M với 25ml dung dịch
H3PO4 2M. Tính nồng độ mol/lít muối trong dung dịch thu được.
9. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1,75M tác dụng với 300 ml dung
dịch H3PO4 0,5M thu được dung dịch X. Tính khối lượng mỗi
chất tan trong dung dịch X.
10. Cho 100ml dung dịch KOH 0,8M tác dụng với 200ml dung dịch
H3PO4 0,5M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối thu
được trong dung dịch X.
11. Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng với 400 ml dung
dịch KOH 0,8 M thu được dung dịch X. Tính khối lượng các
chất trong dung dịch X.
12. Hòa tan tất cả P2O5 thu được bằng cách oxi hóa 6,2g photpho
vào 25ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28). Viết công thức muối
tạo thành và xác định C% dung dịch muối này.
13. Cần lấy bao nhiêu gam NaOH cho vào dung dịch chứa 5,88g
H3PO4 để thu được 2,84g natri hidrophotphat và 6,56g nari
photphat.
14. Viết phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau:
canxi photphat → axit photphoric → canxi photphat → supe
photphat kép.
15. Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat, amoniclorua,
natri nitrat. Hãy dùng thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng.
16. Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác hãy điều chế phân
đạm NH4NO3.
17. Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm
lượng % P2O5 có trong quặng.
18. Một mẫu supe photphat đơn khối lượng 25,55g chứa 35,43%
Ca(H2PO4)2 còn lại là CaSO4. Tính tỉ lệ % P2O5 trong mẫu trên.
49
19. Cho 62g canxi photphat tác dụng 49g dung dịch axit sunfuric
64%. Làm bay hơi dung dịch thu được đến khô được hỗn hợp
rắn. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp rắn (hiệu suất
100%).
20. Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết
6.103 mol H3PO4.
a) Tính V NH3 đkc cần dùng, biết amophot này có tỉ lệ số mol
n NH4 H2 PO4 : n ( NH4 )2 HPO4 = 1:1.
b) Tính khối lượng amophot thu được.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 10: PHOTPHO
1. Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lý của 2 dạng
photpho trắng và photpho đỏ:
A. Photpho trắng là chất rắn trong suốt, giống như sáp; Photpho
đỏ là chất bột màu đỏ.
B. Photpho trắng mềm, dễ nóng chảy; photpho đỏ khó nóng
chảy, khó bay hơi hơn photpho trắng.
C. Photpho trắng không tan trong nước, tan trong CS2, benzen,
rất độc; photpho đỏ không tan trong hầu hết các dung môi,
không độc.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
2. Khi photpho tác dụng với oxi dư, sẽ tạo ra:
A. P2O3 B. P2O5 C. PO2 D. H3PO4
3. Photpho có thể tác dụng với chất nào sau:
A. Ca, H2O B. O2, Ca
C. Cl2, H2O, Ca, O2 D. O2, Cl2, Ca
4. Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho
photpho trắng vì lý do nào sau đây:
A. Photpho đỏ không độc hại với con người.
B. Photpho đỏ không dễ dàng gây hỏa hoạn như photpho trắng.
C. Photpho trắng độc.
50
D. A, B, C đều đúng

BÀI 11: H3PO4 – PHÂN BÓN HH


1. H3PO4 là axit có:
A. Tính oxi hóa mạnh.
B. Tính oxi hóa yếu.
C. Không có tính oxi hóa.
D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
2. Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH
của H2O):
3  3
A. H+ , PO 4 B. H+, H 2 PO 4 , PO 4
 3  2 3
C. H+, HPO 4 , PO 4 D. H+, H 2 PO 4 , HPO 4 , PO 4
3. Tính chất của H3PO4 là phản ứng được với:
1. H2O 2. KOH 3. HCl 4. NaCl 5. Ca(OH)2
Các ý sai là:
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4
4. Axit photphoric và axit nitric cùng phản ứng với nhóm các chất
sau:
A. NH3, MgO, KOH, CuSO4 B. CuCl2, NH3,KOH, Na2CO3
C. NH3, NaCl, KOH, Na2CO3 D. NH3, K2O, KOH, Na2CO3
5. Chọn câu sai:
A. Tất cả các muối dihidrophotphat đều tan trong nước.
B. Tất cả các muối hidrophotphat đều tan trong nước.
C. Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan
trong nước.
D. Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại đều
không tan trong nước.
6. Dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước:
A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4.
B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2.
C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2.
D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2.
51
7. Chọn câu đúng:
A. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây.
B. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N, P cho cây.
C. Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây.
D. Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây.
8. Phân đạm amoni thích hợp cho các loại đất ít chua là do:
A. Muối amoni thủy phân tạo môi trường bazơ.
B. Muối amoni thủy phân tạo môi trường axit.
C. Muối amoni thủy phân tạo môi trường trung tính.
D. Muối amoni không bị thủy phân.
9. Urê là loại phân đạm tốt nhất. Công thức của urê là:
A. NH2CO B. (NH2)2CO C. (NH2)2CO3 D. (NH4)2CO3
10. Công thức của phân supe photphat kép là:
A. Ca2(HPO4)2 B. Ca(HPO4)2
C. Ca(H2PO4)2 D. Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)2
11. Nếu có 6,2kg P thì điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4
2M:
A. 50 lít B. 75 lít C. 100 lít D. 125 lít
12. Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau
phản ứng trong dung dịch có các muối:
A. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. NaH2PO4 và Na3PO4
C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4.
13. Cho 0,1mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,5 mol KOH. Dung dịch
thu được có các chất:
A. K3PO4, K2HPO4 B. K2HPO4, KH2PO4
C. K3PO4, KOH D. H3PO4, KH2PO4
Baøi 15:

CACBON
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON
 Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p2
 Vị trí: ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
52
 Cacbon có một số dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren,

 Than điều chế nhân tạo: than gỗ, than xương, than muội,… gọi
chung là cacbon vô định hình.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
 Các số oxi hóa của cacbon là: 4, 0, +2, +4.
 Cacbon đơn chất thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa.
1. Tính khử:
a. Tác dụng với oxi: C cháy được trong không khí, phản ứng tỏa
nhiều nhiệt.
0 4
C O2   C O2   0
o
t

Ở nhiệt độ cao, C khử được CO2


4 0 2
C O 2  C  2CO
o
t

b. Tác dụng với hợp chất: Ở nhiệt độ cao, C có thể khử được
nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất oxi hóa khác như HNO3, H2SO4
đặc, KClO3,…
0 4
C + 4HNO3 (đặc)   C O 2 + 4NO2 + 2H2O
o
t

2. Tính oxi hóa:


a. Tác dụng với hidro: ở nhiệt độ cao có xúc tác:
0 4
C + 2H2   C H 4 (metan)
o
t ,xt

b. Tác dụng với kim loại: → cacbua kim loại


0 4
4Al + 3 C   Al4 C 3 (nhôm cacbua)
o
t

BÀI TẬP
1. Bằng phản ứng hóa học, chứng minh rằng đơn chất cacbon vừa
có tính khử, vừa có tính oxi hóa (mỗi tính chất 2 phản ứng).
2. Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi dư. Cho
hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy
có 0,32g brom đã phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi dung dịch
53
Brom tác dụng với lượng dư nước vôi trong, thu được 10g kết
tủa.
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than chì.
3. Nung hỗn hợp chứa 5,4g và 5,4g C. Xác định thành phần của
hỗn hợp thu được sau khi nung.
4. Có 18g hỗn hợp hai khí CO và CO2 có thể tích 11,2 lít (đkc).
Xác định thể tích của khí CO sau khi đã cho 18g hỗn hợp khí đó
đi qua than đốt nóng đỏ.
5. Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng
0,600kg trong oxi dư, thu được 1,06m3 (đkc) khí cacbonic. Tính
thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá
trên.
ĐS: 94,64%
6. Để xác định hàm lượng cacbon trong một mẫu gang trắng người
ta đốt mẫu gang trong oxi dư. Sau đó, xác định lượng khí CO2
tạo thành bằng cách dẫn khí qua nước vôi trong dư; lọc lấy kết
tủa rửa sạch, sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng
là 5,00g và khối lượng kết tủa thu được là 1,00g thì hàm lượng
(%) C trong mẫu gang là bao nhiêu.
ĐS: 2,40%
54

Baøi 16:
HÔÏP CHAÁT CUÛA CACBON
A. CACBON MONOOXIT
1. Lý tính: Chất khí, không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn
không khí, rất ít tan trong nước, hóa lỏng ở 191,50C, hóa rắn ở
205,20C, bền với nhiệt.
Khí CO rất độc. Khi hít phải khí CO, nó kết hợp với chất
hemoglobin (hồng cầu) trong máu thành một hợp chất bền, làm
cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển oxi từ phổi đến các tế
bào.
2. Hóa tính:
a. Cacbon monooxit là oxit trung tính: CO không tác dụng với
axit hay bazơ để sinh ra muối như thường thấy ở các oxit phi
kim.
b. Tính khử:
2 4
* Với oxi: 2 C O  O 2   2 C O2
o
t

* Với oxit kim loại: Chỉ tác dung oxit kim loại sau Al
2 4
3 C O  Fe 2O3   2Fe  3C O 2
o
t

3. Điều chế:
a. Trong phòng thí nghiệm: Đun axit fomic với H2SO4 đặc:
H SO ñ,t o
HCOOH  2 4
 CO + H2O
b. Trong công nghiệp:
 Phương pháp khí than ướt: cho hơi nước qua than nung đỏ.
to
C + H2O CO + H2O
 Phương pháp khí than khô: thổi không khí qua than nung đỏ:
0
t
C + O2   CO2
0
t
CO2 + C   2CO
55
B. CACBON ĐIOXIT:
1. Lí tính:
 Là chất khí không màu nặng gấp 1,5 lần không khí, tan khá
nhiều trong nước.
 CO2 rắn được gọi là “nước đá khô”.
2. Hóa tính:
a. Không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất, do vậy
thường dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy (tuy nhiên không
dùng CO2 để dập tắt đám cháy của kim loại Magie).
b. Tính oxit axit:
- CO2 khi tan trong nước tạo thành dd axit cacbonic.
CO2 (k) + H2O (l) H2CO3 (dd)
- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
3. Điều chế:
a. Trong phòng thí nghiệm: Cho dung dịch HCl tác dụng với đá
vôi.
CaCO3 + 2HCl  CO2 + CaCl2 + H2O
b. Trong công nghiệp CO2 được thu hồi từ:
 Đốt cháy hoàn toàn than.
 Quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên.
 Quá trình nung vôi.
 Quá trình lên men rượu từ đường glucozơ.
C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT:
I. AXIT CACBONIC (H2CO3)
 Kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy
thành CO2 và H2O.
 Trong dung dịch, axit này phân li hai nấc:
H2CO3 H+ + HCO3
HCO3 H+ + CO32 
56
 Axit cacbonic tạo ra hai loại muối:
* Muối cacbonat chứa ion CO32 
* Muối hidrocacbonat chứa ion HCO3
II. MUỐI CACBONAT:
1. Tính tan:
 Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối
hidrocacbonat dễ tan trong nước.
 Muối cacbonat của kim loại khác không tan.
2. Tác dụng với axit:  khí CO2
M2 (CO3 )n 

 + axit  H2O + CO2 + muối
M(HCO3 )n 
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
HCO3 + H+  CO2 + H2O
3. Tác dụng với dung dịch kiềm:
NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O
HCO3 + OH  CO32  + H2O
4. Nhiệt phân
Muối cabonat trung hòa của KLK bền với nhiệt
o
t
MgCO3 (r)   MgO (r) + CO2 (k)
o
t
2NaHCO3 (r)   Na2CO3 (r) + CO2 (k) + H2O (k)

Trong tự nhiên có hai hiện tượng rất phổ biến liên quan đến
phản ứng sau đây:
CaCO3 + CO2 + H2O    Ca(HCO3)2

Chiều thuận giải thích hiện tượng xâm thực của nước có
hòa tan CO2 đối với đá vôi.
Chiều nghịch giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ
trong hang động.
57
BÀI TẬP
1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:
1 2 3 4
a. CaCO3  CO2   NaHCO3   Na2CO3  
CaCO3
1 2 3 4 5
b. C  CO2   CO   Cu   CuCl2   BaCl2
6 7 8
  BaCO3   Ba(HCO3)2   CO2
2. Cho CO lần lượt tác dụng với O2, Cl2, CuO, Fe3O4. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của cacbon
trong phản ứng. (ghi rõ số oxi hóa của cacbon).
3. a. CO2 thường được dùng để dập tắt các đám cháy, nhưng tại sao
không thể dùng CO2 để dập tắt đám cháy của kim loại Magie?
b. Khí CO2 không phải là khí độc nhưng có ảnh hưởng gì đến
môi trường sống của chúng ta? Để hạn chế ảnh hưởng đó thì phải
làm thế nào?
c. Làm cách nào để phân biệt muối Na2SO3 và Na2CO3?
4. Cho Na2SO4 (dd), NaOH (dd), BaCl2 (dd), CaO (r) tác dụng lần
lượt CO2 (k), (NH4)2CO3 (dd), NaHCO3 (dd), Ba(HCO3)2 (dd).
Trường hợp nào có xảy ra phản ứng? Viết phản ứng minh họa.
5. a. Dung dịch Na2CO3, K2CO3 có làm đổi màu chất chỉ thị
phenolphtalein hay không? Tại sao?
b. Cùng một lượng CaCO3 khi bị nhiệt phân và khi tác dụng với
dung dịch HCl có sinh ra cùng lượng khí CO2 hay không? Tại
sao?
c. Viết phương trình của những phản ứng chuyển hóa các chất
trong sơ đồ sau:
CO2CCOCO2CaCO3Ca(HCO3)2CO2
6. Có bốn chất khí CO2, CO, HCl, SO2 đựng trong 4 bình thủy tinh
riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt từng khí.
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
7. Để khử sắt (III) oxit thành kim loại, cần dùng 0,672 lít (đkc) khí
CO. Cho sản phẩm khí đi vào dung dịch chứa 2,22g Ca(OH)2
thu được dung dịch Y.
58
a) Tính lượng oxit sắt đã bị khử.
b) Tính khối lượng của muối trong dung dịch Y.
8. Cho 224ml CO2 (đkc) hấp thụ hết trong 100ml dung dịch KOH
0,2M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo
thành.
ĐS: m K2CO3 = 1,38(g)
9. Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) đi qua 200g dung dịch NaOH 20%.
Xác định nồng độ % của các chất trong dung dịch tạo thành.
10. Nung 52,65g CaCO3 ở 10000C và cho toàn bộ khí thoát ra hấp
thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 1,8M. Hỏi thu được muối
nào? Khối lượng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất của phản ứng nhiệt
phân CaCO3 là 95%.
ĐS: n Na2CO3 : 42,378 (g) ; n NaHCO3 : 8,43 (g)
11. * Có một hỗn hợp ba muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2.
Khi đun 48,8g hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi, thu được
16,2g bã rắn. Chế tạo bã rắn với dung dịch HCl (lấy dư) thu được
2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần % các muối trong hỗn
hợp.
12. Hỗn hợp gồm canxi cacbonat và kẽm kim loại khi tác dụng với
lượng dư axit HCl tạo nên 19,72 lít khí (đktc). Sản phẩm khí đó
khi đi qua dung dịch KOH 32% (D = 1,31 g/ml) tạo nên muối
kali cacbonat và khí thoát ra có thể tích bằng ½ thể tích sản phẩm
khí ban đầu.
a) Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
b) Tính thể tích của dung dịch KOH đã dùng.
59
Bài 17:
SILIC  HÔÏP CHAÁT CUÛA SILIC
I. SILIC:
1. Lý tính: Silic có 2 dạng thù hình.
 Silic tinh thể: giống kim cương, màu xám, có ánh kim, có tính
o
bán dẫn; t nc = 14200C.
 Silic vô định hình: chất bột màu nâu.
2. Hóa tính:
 Số oxi hóa: 4, 0, +2, +4 , vậy ở dạng đơn chất thì Si thể hiện
tính khử hoặc tính oxi hóa.
 Silic vô định hình hoạt động hơn silic tinh thể.
a. Tính khử:
 Tác dụng với phi kim: với F2 (to thường), với Cl2, Br2, I2, O2
(đun nóng), với C, N2, S (to cao).
0 4
Si  2F2  Si F4 (silic tetraflorua)
0 4
Si  O 2   Si O 2 (silic dioxit)
o
t

 Tác dụng với dung dịch kiềm → H2


0 4
Si + 2NaOH + H2O →Na2 Si O3 + 2H2 (Natri silicat)
b. Tính oxi hóa:
Kim loại + Si → Muối silixua kim loại
0 4
2Mg + Si   Mg2 Si (magie silixua)
o
t

3. Điều chế: Dùng chất khử mạnh (Mg, Al) khử SiO2 → Si
SiO2 + 2Mg   Si + 2MgO
o
t

II. HỢP CHẤT CỦA SILIC


1. Silic oxit:
 Tinh thể, t nc = 17130C, không tan trong nước.
o
60
 Tính chất:
+ Tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng:
SiO2 + 2NaOH   Na2SiO3 + H2O
o
t

+ Tác dụng với axit flohidric:


SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
2. Axit silixic: (H2SiO3)
 Chất keo, không tan trong nước, dễ mất nước khi đun, khi sấy
khô tạo silicagen (hấp thụ, hút ẩm).
 Axit silixic là axit rất yếu bị axit cacbonic đẩy khỏi muối
silicat.
3. Muối silicat:
 Muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước, còn lại không
tan.
 Dung dịch đậm đặc của N2SiO3 và K2SiO3 → thủy tinh lỏng.

BÀI TẬP
1. a. Silic dioxit có phải là oxit axit hay không? Cho dẫn chứng.
b. Hãy chứng minh axit silixic yếu hơn cacbonic.
2. Viết phương trình của các phản ứng biến chất theo sơ đồ sau:
a. Si → Mg2Si → SiH4 → SiO2 → Si → SiO2 → SiF4
b. Cát, thạch anh → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2
3. Cho các chất sau: silic, silic dioxit, axit silixic, natrisilicat,
magiesilixua. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất
trên và viết các phương trình hóa học.
4. Hỏi cần dùng bao nhiêu mililit dung dịch NaOH 32% (d=1,35)
để hòa tan lượng silic tạo nên khi nung 12g Mg với 12g SiO2.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 15: CACBON
1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng (lớp n) của nhóm IVA được
biểu diễn ở dạng tổng quát là:
A. ns2 np3 B. ns2 np4 C. ns2 np2 D. ns2 np5
61
2. Câu nào sau đây là đúng về tính chất hóa học của cacbon:
A. Cacbon chỉ có tính khử.
B. Cacbon chỉ có tính oxi hóa.
C. Cacbon có tính khử và tính oxi hóa.
D. Cacbon không có tính khử và tính oxi hóa.
3. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản
ứng sau?
o
t
A. CaO + 3C   CaC2 + CO
o
t
B. C + 2H2   CH4
o
t
C. C + CO2   2CO
o
t
D. 4Al + 3C   Al4C3
4. Kim cương và than chì là các dạng:
A. Đồng hình của nguyên tố cacbon.
B. Đồng vị của nguyên tố cacbon.
C. Thù hình của nguyên tố cacbon.
D. Đồng phân của nguyên tố cacbon.
5. Trong số các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, dạng nào có
thể sử dụng chế tạo các mũi khoan:
A. Than chì B. Kim cương C. Than đá D. Fuleren
6. Trong số các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, dạng nào có
thể sử dụng trong việc chế tạo các điện cực trong pin, acquy hoặc
bình điện phân?
A. Than hoạt tính B. Kim cương
C. Than chì D. Fuleren
7. Trong số các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, dạng nào có
công thức phân tử C60, hứa hẹn nhiều ứng dụng trong công nghệ
vật liệu mới?
A. Than hoạt tính B. Kim cương
C. Than chì D. Fuleren

BÀI 16: HỢP CHẤT CỦA C


62
8. Chọn câu phát biểu đúng:
A. CO là oxit axit B. CO là oxit trung tính
C. CO là oxit bazơ D. CO là oxit lưỡng tính
9. Khí CO ở nhiệt độ cao có thể khử được oxit nào dưới đây:
A.Na2O B. K2O C. FeO D. Al2O3.
10. Khí CO có thể khử nhiều oxit kim loại thành kim loại ở nhiệt độ
cao chọn phương trình đúng:
A. CO + Na2O  2Na + CO2
B. CO + MgO  Mg + CO2
C. 3CO + Fe2CO3  2Fe + 3CO2
D. 3CO + Al2O3  2Al + 3CO2
11. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
o
t
A. 3CO + Fe2O3   3CO2 + 2Fe
B. CO + Cl2  COCl2
o
t
C. 3CO + Al2O3   2Al + 3CO2
o
t
D. 2CO + O2   2CO2
12. Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, một chất khí không
màu, không mùi và rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp
phụ là:
A. Đồng (II) oxit và mangan đioxit.
B. Đồng (II) oxit và magie oxit.
C. Đồng (II) oxit và than hoạt tính.
D. Than hoạt tính.
13. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng
để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực
phẩm. Nước đá khô là:
A. CO rắn B. H2O rắn C. SO2 rắn D. CO2 rắn
14. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH.
Khí bị hấp thụ là
A. CO2. B. O2. C. H2. D. N2
15. Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để
sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. CO2. B. N2. C. CO. D. CH4.
63
16. Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào
dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
17. Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng
nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu
chuẩn cho phép?
A. CH4 và H2O. B. CO2 và CH4. C. N2 và CO. D. CO2 và O2.
18. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom. B. CaO.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH
19. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl và Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
20. Cho sơ đồ phản ứng:
NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
A. NaOH và NaClO. B. Na2CO3 và NaClO.
C. NaClO3 và Na2CO3. D. NaOH và Na2CO3.
21. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là
không đúng?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Có thể dùng để dập tắt đám cháy kim loại.
22. Cho dãy biến đổi hóa học sau:
CaCO3  CaO  Ca(OH)2  Ca(HCO3)2  CaCO3  CO2
Điều nhận định nào về dãy biến đổi trên là đúng? Trong số 5
phản ứng hóa học:
A. Có 2 phản ứng oxi hóakhử.
B. Có 3 phản ứng oxi hóakhử.
C. Có 1 phản ứng oxi hóakhử.
D. Không có phản ứng oxi hóakhử nào.
64
23. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 23. Nếu người nào
có pH của dịch vị quá nhỏ hơn 2 thì dễ bị viêm loét dạ dày. Để
chữa bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít:
A. Dung dịch NaHCO3 B. Nước chanh
C. Nước mắm D. Nước đường
24. Tất cả các muối cacbonat đều:
A. Tan trong nước.
B. Bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. Bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
D. Không tan trong nước.
25. Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7?
A. Na2CO3 B. CuSO4 C. FeCl3 D. AlCl3
26. Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất
hiện. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học của phản ứng
là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
27. Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản
ứng hóa học nào sau đây?
A. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
B. Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaOH
o
t
C. CaCO3   CaO + CO2
D. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O
28. Phản ứng hóa học nào sau đây không xảy ra?
A. CaCO3   CaO + CO2
o
t

B. MgCO3   MgO + CO3


o
t

C. 2NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O


o
t

D. Na2CO3   Na2O + CO2


o
t

29. Các cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung
dịch:
A. NaHCO3 B. Na2CO3 và BaCl2
C. NaHCO3 và NaCl D. NaHCO3 và CaCl2
65
30. Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol
Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp hai muối CaCO3 và
Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b nào là đúng:
A. a > b B. b > a C. b < a < 2b D. a = b
31. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đkc) vào dung dịch nước vôi
trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau
phản ứng gồm:
A. Chỉ có CaCO3.
B. Chỉ có Ca(HCO3)2.
C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.
D. Không có cả hai chất CaCO3 và Ca(HCO3)2.
32. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đkc) vào dung dịch nước vôi trong
có chứa 0,050 mol Ca(OH)2 thu được 2,00g kết tủa. Giá trị của
V là:
A. 0,448 lít B. 1,792 lít
C. 1,680 lít D. A hoặc B đúng
33. Cho 2,44g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dung
dịch BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Thể tích
dung dịch BaCl2 2M tối thiểu là:
A. 0,01 lít B. 0,02 lít C. 0,015 lít D. 0,03 lít
34. Nung 26,8g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến khối lượng không
đổi thu được a gam chất rắn và 6,72 lít khí cacbonic (đktc). Giá
trị của a là:
A. 16,3g B. 13,6g C. 1,36g D. 1,63g

BÀI 17: SILIC


1. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 2C   Si + 2CO
o
t

D. SiO2 + 2Mg   2MgO + Si


o
t
66
2. Dung dịch chất nào sau đây không thể chứa trong bình thủy
tinh?
A.H2SO4 B.HNO3 C. HF D. HCl.
3. Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để
làm sạch hoàn toàn những hạt cát trên bề mặt vật dụng làm bằng
kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch HF
C. Dung dịch NaOH loãng D. Dung dịch H2SO4
4. Cho các phản ứng sau:
o
(a) C + H2O(hơi)  t

(b) Si + dung dịch NaOH →
o
(c) FeO + CO 
t

(d) O3 + Ag →
o
(e) Cu(NO3)2 
t

o
(f) KMnO4  t

Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
5. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(5) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(6) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. SiO là oxit axit.
2
B. Đốt cháy hoàn toàn C, thu được CO2 .
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
67
7. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng
ozon.
B. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng
dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
D. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh
lỏng.
8. Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp
sản xuất xi măng:
A. Đất sét B. Đá vôi C. Cát D. Thạch cao
9. Tính chất nào sau đây của thủy tinh gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Trong suốt.
B. Không có điểm nóng chảy cố định.
C. Cho ánh sáng mặt trời đi qua, nhưng giữ lại bức xạ hồng
ngoại.
D. Thủy tinh rắn giòn ở nhiệt độ thấp, nhưng dẻo ở nhiệt độ cao.
10. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất
của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công
nghiệp silicat?
A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ)
B. Sản xuất ximăng.
C. Sản xuất thủy tinh.
D. Sản xuất thủy tinh hữu cơ.

Bài 20:
MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỮU CƠ
I. ĐỊNH LƯỢNG C VÀ H:
mCO2 (g)
Đốt cháy a (g) HCHC thu được 
mH2O (g)
68
1. Tính khối lượng các nguyên tố:
m CO2
mC = 12 n CO2 = 12
44, 0
m H2O
mH = 2 n H2O  2.
18, 0
2. Tính thành phần % khối lượng các nguyên tố:
m .100% m .100%
%C = C ; %H = H
a a

II. ĐỊNH LƯỢNG N:


1. Phương pháp Đuyma:
m N .100%
mN = 28 n N 2 %N =
a
2. Phương pháp Kiênđan:
Biến N trong các HCHC thành NH3 rồi cho tác dụng với dung
dịch HCl hay dung dịch H2SO4 (biết nồng độ)
Từ Vdd axit và CM dd axit n NH3
m NH3
 mN = 14. n NH3 = 14.
17, 0
III. ĐỊNH LƯỢNG OXI:
mO = a  (mC + mH + mN)
%O = 100%  (%C + %H + %N)
* Ghi chú:
 Nếu chất khí ở đktc (0oC và 1 at)
V
n= V: thể tích (lít)
22, 4
 Nếu chất khí ở điều kiện không chuẩn (to≠ 0oC hoặc p ≠ 1at)
pV
n=
RT
69
BÀI TẬP
1. Tính thành phần phần trăm các nguyên tố của các hợp chất hữu
cơ trong từng trường hợp sau:
a) Đốt cháy hoàn toàn 0,30g chất hữu cơ A thu được 0,44g CO2
và 0,18g H2O.
b) Đốt cháy hoàn toàn 3,50g chất B, thu được 5,6 lít CO2 (đkc)
và 4,50 H2O.
ĐS: a. %C = 40,00 ; %H = 6,67 ; %O = 53,33
b. %C = 58,71 ; %H = 14,29
2. Đốt cháy 15,40g chất hữu cơ, thu được 8,96 lít CO2 (đktc)
12,60g H2O và 2,24 lít N2. Xác định thành phần % các nguyên
tố (các khí ở đktc).
ĐS: %C = 31,17 ; %H = 9,09
%N = 18,18 ; %O = 41,56
3. Đốt cháy 4,40g hidrocacbon (A) thu được 6,72 lít CO2 (đktc).
Tính khối lượng và % các nguyên tố trong A.
ĐS: mC = 3,60 (81,82%) ; mH = 0,80g (18,18%)
4. Đốt cháy một lượng hidrocacbon A rồi dẫn sản phẩm lần lượt
qua bình I đựng H2SO4 đđ và bình II đựng KOH thì khối lượng
bình I tăng 0,18g và bình II tăng 0,44g. Xác định thành phần
phần trăm các nguyên tố trong A.
ĐS: %C = 85,71 ; %H = 14,29
5. Oxi hóa 1,80g chất hữu cơ, sản phẩm sinh ra lần lượt cho qua
bình đựng CaCl2 và bình đựng nước vôi trong dư. Sau thí
nghiệm, khối lượng CaCl2 tăng 1,08g và bình nước vôi trong có
6,00g kết tủa. Tính % khối lượng các nguyên tố trong chất hữu
cơ.
ĐS: %C = 40,00 ; %H = 6,67 ; %O = 53,33
6. Đốt cháy 2,79g hợp chất hữu cơ và cho sản phẩm lần lượt qua
các bình CaCl2 và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 1,89g và
bình KOH tăng 7,92g. Mặt khác, đốt 8,37g chất đó thu được
1008ml N2 (đktc). Tính thành phần phần trăm các nguyên tố
trong chất hữu cơ.
70
ĐS: %C = 77,43 ; %H = 7,53 ; %N = 15,05
7. Đốt cháy 18,30g hợp chất A, thu được 20,16 lít CO2, 11,7g H2O
và 1,12 lít N2. Tính % khối lượng các nguyên tố trong A. (các
khí đo ở đktc).
ĐS: %C = 59,02 ; %H = 7,10
%N = 7,65 ; %C = 26,23
8. Phân tích chất A (C, H, S) thu được 5,28g CO2; 3,24g H2O và
3,54g SO2. Tính khối lượng chất A đã dùng và % các nguyên tố
trong A.
ĐS: mA = 3,57 gam ; %C = 40,34
%H = 10,08 ; %S = 49,58
9. * Phân tích 3,0g chất hữu cơ A bằng phương pháp Kiênđan,
thu được NH3. Dẫn toàn bộ khí này vào 90,0ml dung dịch H2SO4
0,5M. Phần axit dư trung hòa vừa đủ 15,0ml dung dịch NaOH
2,0M. Tính phần trăm khối lượng nitơ trong A.
ĐS: %N = 28,0
10. * Đốt cháy 1 lượng chất hữu cơ (C, H, Cl) sinh ra 0,220g CO2;
0,090g H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dung
dịch AgNO3, thu được 1,435g AgCl. Tính khối lượng chất hữu
cơ đã đem đốt.
ĐS: 0,425g
11. * Tính % khối lượng nitơ trong hợp chất hữu cơ A biết rằng khi
đem 5,60g chất hữu cơ A đi phân tích bằng phương pháp
Đuyma, thoát ra 0,42 lít N2 (136,50oC; 2,00atm)
ĐS: 12,50% ;
12. Đốt cháy 7,5g HCHC (A) chứa C, H, O rồi cho sản phẩm sinh
ra đi qua bình nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình nước vôi
tăng thêm 15,5g và có 25,0g kết tủa. Tính khối lượng các nguyên
tố trong (A).
ĐS:mC = 3,0g ; mH = 0,5g ; mO = 4,0g
13. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon (A), cho sản phẩm cháy đi qua
nước vôi trong dư thu được 12,00g kết tủa và khối lượng bình
71
nước vôi tăng thêm 6,09g. Tìm khối lượng các nguyên tố trong
A.
ĐS: mC = 1,44g ; mH = 0,18g
14. * Đốt cháy hoàn toàn 4,60g HCHC (A), cho sản phẩm cháy qua
bình 1 đựng H2SO4 và bình 2 đựng Ca(OH)2, thấy khối lượng
bình 1 tăng 5,40g và bình 2 thu được 15,00g kết tủa và 4,05g
muối axit. Tính % khối lượng các nguyên tố trong (A).
ĐS: %C = 52,20% ; %H = 13,00% ; %O = 34,80%
72
Bài 21:
CÔNG THỨC PHÂN TỬ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỘT SỐ CÔNG THỨC THƯỜNG GẶP:
1. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ đơn giản về
số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
2. Công thức phân tử: là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của
mỗi nguyên tố trong phân tử.
3. Công thức cấu tạo: biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết
đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.
II. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG MOL (M) :
1. Dựa vào tỷ khối hơi:
mA M
dA/B =  dA/B = A  MA = MB.dA/B
mB MB
Ví dụ: chất A có tỉ khối hơi so với không khí là 2. Tìm MA?
MA
d A/KK  2   2  M A  29.2  58
29
2. Dựa vào khối lượng riêng D(g/lít) ở điều kiện chuẩn:
Giả sử chất khí A có khối lượng riêng là DA (g/l) ở điều kiện tiêu
chuẩn thì: MA = 22,4.DA
Ví dụ: tìm M A biết khối lượng riêng của A ở đktc là 2,68g/lít
MA = 22,4. DA = 22,4.2,68=60
3. Dựa vào sự hóa hơi:
Ví dụ: Khi hóa hơi 2,3 gam chất hữu cơ A thu được thể tích hơi đúng
bằng thể tích của 1,6 gam khí oxi trong cùng điều kiện. Tìm MA?
1, 6 m 2,3
VA  VO2  n A  n O2   0, 05 mol  M A  A   46
32 n A 0, 05
73
III. LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ: CxHyOzNt
Phương pháp 1: Dựa vào khối lượng hay (%) các nguyên tố. Vì
khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử tỷ lệ với khối lượng của
nguyên tố đó trong mẫu hợp chất thí nghiệm nên:
12x y 16z 14t M A
   
mC m H mO m N m A
12x y 16z 14t MA
hoặc    
%C %H %O %N 100%
Chú ý: nếu chưa tìm được M thì đầu tiên ta tìm công thức đơn giản
nhất theo công thức sau:
mC mH mO m N
x:y:z:t= : : :
12, 0 1, 0 16, 0 14, 0
sau đó dựa vào một dữ kiện đề cho (chẳng hạn như số nguyên tử Oxi,
…) để suy ra n.
Phương pháp 2: Tính trực tiếp từ sản phẩm phản ứng cháy.
Phương trình phản ứng cháy:
 y z y t
CxHyOzNt +  x    O 2 → xCO2 + H2O + N2
 4 2 2 2
y t
M x
2 2
m n CO2 n H2O n N2
M x y t
Do đó:   
m n CO2 2n H2O 2n N2
Sau khi biết được x, y, t và M ta suy ra z.

BÀI TẬP
1. Xác định CTPT cho mỗi chất theo các số liệu sau:
a) Thành phần nguyên tố: 85,8% C; 14,2% H ; M = 56,0.
b) 51,3% C; 9,4% H; 12,0% N; 27,3% O. Tỉ khối hơi so với
không khí là 4,04.
74
ĐS: A. C4H8 ; B. C5H11O2N
2. Tìm CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
a) Đốt cháy 0,60g chất hữu cơ A, thu được 0,88g CO2 và 0,36g
H2O, d A/H 2 = 30,00.
b) Đốt cháy 7,0g chất B, thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 9,0g
H2O. Khối lượng riêng của B ở đktc là 1,25g/lít.
ĐS: A. C2H4O2 ; B. C2H4
3. Đốt cháy hoàn toàn m(g) một hidrocacbon A thì được 2,24 lít
CO2 (đktc) và 3,60g H2O.
a) Tính m và % khối lượng các nguyên tố trong A.
b) Xác định CTPT của A biết d A/H 2 = 8,00.
ĐS: A. 1,6g ; %C = 75,00% ; %H = 25,00% B. CH4
4. Tìm CTĐGN và CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
a) Đốt cháy 0,176g hợp chất A, sinh ra 0,352g CO2 và 0,144g
H2O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,52.
b) Phân tích 0,31g chất hữu cơ X (C, H, N) thì được 0,12g C và
0,05g H, d X/H 2 = 15,5.
c) Phân tích chất hữu cơ Y, cứ 3 phần khối lượng C, thì có 0,5
phần khối lượng H và 4 phần khối lượng O; d Y/H 2 = 30
C 2 H 2 O CH 5 N CH 2O
ĐS: a.  ; b.  ; c. 
C 2 H 4 O CH 5 N C 2 H 4 O 2
5. Đốt cháy hoàn toàn 5,2g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm
lần lượt qua bình H2SO4đđ thì khối lượng bình tăng 1,8g và qua
bình nước vôi trong dư thì có 15,0g kết tủa. Xác định CTPT của
A biết tỉ khối hơi của A so với oxi là 3,25.
ĐS: C3H4O4
6. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hidrocacbon A rồi cho toàn bộ
sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4đđ, rồi qua bình 2 đựng
nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình I tăng 0,36g
và ở bình 2 có 2,00g kết tủa trắng.
a) Tính % các nguyên tố trong chất A.
75
b) Xác định CTĐGN và CTPT của A biết tỉ khối của A đối với
không khí là 0,965.
c) Nếu ta thay đổi thứ tự 2 bình trên thì độ tăng khối lượng của
mỗi bình ra sao sau thí nghiệm?
ĐS: a. %C = 85,71 ; %H = 14,29 b. (CH2)n ; C2H4
c. Bình nước vôi tăng 1,24g; bình H2SO4 khối lượng không
đổi.
7. Đốt cháy 0,45g chất hữu cơ A, rồi cho toàn bộ sản phẩm qua
bình đựng nước vôi trong dư thì có 112cm3 N2 (đktc) thoát ra
khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2,00g kết tủa trắng.
a) Xác định CTPT của A biết 0,225g A khi ở thể khí chiếm một
thể tích đúng bằng thể tích chiếm bởi 0,16g O2 đo ở cùng
điều kiện.
b) Tính khối lượng Oxi cần cho phản ứng cháy nói trên.
ĐS: a. C2H7N ; b. 1,20g Oxi
8. Đốt cháy hoàn toàn 3,20 một chất hữu cơ (X) rồi dẫn sản phẩm
qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng
13,44g và có 24,00g kết tủa. Biết tỉ khối của (X) so với không
khí là 1,38. Xác định CTPT của (X).
ĐS: C3H4
9. Đốt cháy hoàn toàn 0,60g hợp chất hữu cơ (Y), cho sản phẩm
cháy qua bình Ca(OH)2 dư thấy có 2,00g kết tủa và khối lượng
lượng bình tăng thêm 1,24g.
a) Tìm CTĐGN của (Y).
b) Tìm CTPT của (Y) biết 3g (Y) có thể tích bằng thể tích của
1,6g oxi trong cùng điều kiện.
ĐS: a. CH2O ; b. C2H4O2
10. Đốt cháy hoàn toàn 2,46g hợp chất hữu cơ (A., dẫn sản phẩm
cháy qua bình 1 chứa H2SO4đ và bình (2) chứa Ca(OH)2 thấy
thoát ra 224,00ml khí nitơ (đktc) và khối lượng bình 1 tăng
0,90g, khối lượng bình 2 tăng 5,28g.
a) Tìm CTĐGN của (A).
b) Biết dA/kk = 4,242. Tìm CTPT (A).
76
ĐS: A. C6H5O2N ; B. C6H5O2N
11. Đốt cháy hoàn toàn 0,3690g hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,2706g
O2 và 0,2214g H2O. Đun nóng cùng lượng chất A trên với vôi
tôi xút để biến tất cả nitơ trong A thành NH3, rồi dẫn khí NH3
này vào 10,00ml dung dịch H2SO4 1,0M. Để trung hòa lượng
H2SO4 còn dư, ta cần dùng 15,4ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác
định CTPT của A biết phân tử lượng của nó là 60,0 đvC.
ĐS: CH4ON2
12. Trộn 10,0ml hidrocacbon A với 60,0ml O2 (dư) rồi đốt. Sau phản
ứng, làm lạnh, thu được 40,0ml hỗn hợp khí, tiếp tục cho hỗn
hợp khí qua nước vôi trong dư thì còn 10,0ml khí. Tìm CTPT
của (A). (Các khí đo ở cùng điều kiện).
13. Đốt 200,0cm3 hơi một chất hữu cơ (C, H, O) trong 900,0cm3 Oxi
(lấy dư). Thể tích sau phản ứng là 1,3 lít, sau khi cho nước ngưng
tụ còn 700,0cm3 và sau khi cho qua dung dịch KOH còn
100,0cm3. Các khí đo ở cùng điều kiện. Xác định CTPT của chất
hữu cơ.
ĐS: C3H6O
14. Trộn 400,0ml hỗn hợp khí gồm N2 và một hidrocacbon X với
900,0ml O2 (dư) rồi đốt cháy. Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau
khi đốt là 1,4 lít. Làm ngưng tụ hơi nước thì còn lại 800,0ml khí.
Cho khí này lội qua dung dịch KOH dư thì còn 400,0ml. Các khí
đo ở cùng điều kiện. Xác định CTPT của X.
ĐS: C2H6
15. Trộn 10,0ml một hidrocacbon khí với một lượng Oxi dư, rồi làm
nổ hỗn hợp này bằng tia lửa điện. Làm cho hơi nước ngưng tụ
thì thể tích của hỗn hợp sau phản ứng thua thể tích ban đầu
30,0ml. Phần khí còn lại cho qua dung dịch KOH thì thể tích hỗn
hợp giảm đi 40,0ml nữa. Xác định CTPT của hidrocacbon (các
khí đo cùng điều kiện).
16. * Đốt cháy 5,80g chất A thu được 2,65g Na2CO3 ; 2,25g H2O và
12,10g CO2. Xác định CTPT của A biết rằng trong phân tử A chỉ
chứa một nguyên tử Na.
77
ĐS: C6H5ONa
17. * Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl, sinh
ra 0,44g CO2 và 0,18g H2O. Khi phân tích cùng lượng chất đó
có mặt của AgNO3 thu được 2,87g AgCl.
a) Tính % khối lượng các nguyên tố trong chất hữu cơ.
b) Xác định CTPT của chất hữu cơ, biết tỉ khối hơi của nó so
với hidro là 42,5.
ĐS: CH2Cl2
18. Đốt cháy hoàn toàn 1,50g chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm lần
lượt qua bình 1 đựng CaCl2 và bình 2 đựng dung dịch KOH thì
khối lượng bình 1 tăng 0,90g và bình 2 tăng 1,76g. Mặt khác,
khi định lượng 3,00g A bằng phương pháp Đuy-na thì thu được
448,0ml N2 (đktc). Xác định CTTN và CTPT của A biết tỉ khối
hơi của A đối với không khí là 2,59.
ĐS: C2H5O2N
19. Tìm CTTN và CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
a) Phân tích chất A ta được: mC : mH : mO = 4,50 : 0,75 : 4,00
10 lít hơi A ở đktc nặng 33,0g.
b) Oxi hóa hoàn toàn một hidrocacbon B bằng CuO đun nóng.
Khi phản ứng xong thu được 1,44g H2O và nhận thấy khối
lượng của Đồng Oxit giảm 3,84g. Tỉ khối hơi của B đối với
nitơ là 2.
ĐS: a. C3H6O2 ; b. C4H8
20. Xác định CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau: (Các
khí đo cùng điều kiện).
a) Khi đốt 1,0 lít khí A, cần 5,0 lít oxi, sau phản ứng thu được
3,0 lít CO2 và 4,0 lít hơi nước.
b) Đốt cháy 100,0ml hơi chất B cần 250,0ml oxi, tạo ra 200,0ml
CO2 và 200,0ml hơi nước.
ĐS: a. C3H8 ; b. C2H4O
21. Xác định CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
a) Một hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử bằng 26,0. Khi
đốt cháy chất hữu cơ chỉ thu được CO2 và H2O.
78
b) Đốt cháy một hidrocacbon, thu được 0,88g CO2 và 0,45g
H2O.
ĐS: a. C2H2 ; b. C4H10
22. Đốt cháy hoàn toàn 0,59g chất hữu cơ (E) chứa C, H, N thu được
1,32g CO2 và 0,81g H2O; 112,00ml N2 (đktc). Tìm CTPT của
(E) biết tỉ khối hơi của (E) so với Oxi là 1,84.
ĐS: C3H9N
79
Bài 22:
CÔNG THỨC CẤU TẠO
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. CÔNG THỨC CẤU TẠO:
Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết
đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.
II. NỘI DUNG THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC:
1/ Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với
nhau theo đúng hóa trị và theo một số thứ tự nhất định. Thứ tự liên
kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là sự
thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.
Ví dụ: C2H6Ocó những cấu tạo khác nhau:
Ancol etylic Dimetyl ete
CH3CH2OH (ts = 78,3 C. o
CH3OCH3 (ts = 23oC.
 Tan vô hạn trong nước.  Tan ít trong nước.
 Tác dụng với natri sinh ra khí  Không tác dụng với natri
hidro.
2/ Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên
tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên
tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (mạch vòng,
mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không nhánh)
Ví dụ: CH 2
CH3CH2CH2CH2 CH3CHCH3 H2C CH 2
CH3 H2C CH 2
mạch hở mạch hở CH 2
không nhánh có nhánh mạch vòng
3/ Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản
chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các
nguyên tử)
Ví dụ:
CH4 (ts = 162oC. CCl4 (ts = 77,5oC.
Cháy với Oxi Không cháy với oxi
80
CH3CH2OH CH3CH2CH2OH
(ts = 78,3oC. (ts = 97,2oC.

Ý nghĩa: thuyết cấu tạo hóa học giúp giải thích hiện tượng đồng
đẳng, hiện tượng đồng phân.
III. ĐỒNG ĐẲNG  ĐỒNG PHÂN
1. Đồng đẳng:
Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém một hay nhiều
nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất
đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
Ví dụ: C2H4 (CH2=CH2); C3H6 (CH3CH=CH2)
C4H8 (CH3CH2CH=CH2);
CH3CH=CHCH3 ; → CnH2n
2. Đồng phân:
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT gọi là các đồng
phân của nhau.
Có nhiều loại đồng phân, đồng phân cấu tạo và đồng phân lập
thể,…
Ví dụ:
 Đồng phân mạch cacbon: CH3CH2CH2CH2OH
CH3CHCH2OH
CH3
 Đồng phân liên kết bội: CH3CH=CHCH3
CH3CH2CH=CH

 Đồng phân vị trí nhóm chức: CH3CH2CH2CH2,


OH
CH3CH2CHCH3
OH
IV. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP
CHẤT HỮU CƠ:
81
* Liên kết hóa học thường gặp nhất trong phân tử hợp chất hữu
cơ là liên kết cộng hóa trị.
Liên kết cộng hóa trị được chia thành hai loại: liên kết xích ma
() và liên kết (π).
1. Liên kết đơn:
 Liên kết đơn (hay liên kết ) do một cặp electron chung tạo
thành, biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử.
 Liên kết  là liên kết bền.
Ví dụ: phân tử metan CH4: nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử
H bằng 4 liên kết .
2. Liên kết đôi:
 Liên kết đôi do 2 cặp electron chung tạo thành gồm 1 liên kết
 và 1 liên kết π, biểu diễn bằng 2 gạch nối =.
Ví dụ: Phân tử etylen C2H4:

H H Rút gọn H2C=CH2


C C
H H
3. Liên kết ba:
 Liên kết ba do 3 cặp electron chung tạo thành gồm 1 liên kết
 và 2 liên kết π, biểu diễn bằng ba gạch nối ()
Ví dụ: phân tử axetylen C2H2, HCCH rút gọn HCCH
BÀI TẬP
1. Cho các chất:
(I) CH2=CH2 (II) CH3CHCH3
Cl
(III) CH3CH=CH2 (IV) CH3C=CH2
Cl
(V) CH2=CHCH2CH3 (VI)CH3CH2CH2
Cl
a) Những chất nào là đồng đẳng của nhau?
b) Những chất nào là đồng phân của nhau?
82
2. Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân
tử như sau:
A. C4H10, C5H12, C3H6 B. C2H6O, C3H6O, C3H8O

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 20: MỞ ĐẦU HÓA HỮU CƠ
1. Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có:
A. Nguyên tố cacbon và hidro.
B. Nguyên tố cacbon.
C. Nguyên tố cacbon, hidro và oxi.
D. Nguyên tố cacbon và nitơ.
2. Chọn nhận xét đúng: So với các chất vô cơ, các chất hữu cơ
thường có:
A. Độ tan trong nước lớn hơn.
B. Độ bền nhiệt cao hơn.
C. Khả năng tham gia phản ứng hóa học với tốc độ nhanh hơn.
D. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
3. Cho biết mệnh đề nào sau đây không chính xác?
A. Liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ là liên kết
cộng hóa trị
B. Hóa trị của C trong hợp chất hữu cơ có giá trị không đổi là 4.
C. Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt và dễ
cháy hơn hợp chất vô cơ.
D. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2 và muối
cacbonat.
4. Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ.
A. Thường xảy ra rất nhanh và cho 1 sản phẩm duy nhất.
B. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, theo 1 hướng xác
định.
C. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo 1
hướng xác định.
D. Thường xảy ra chậm và không theo một hướng xác định.
83
5. Chọn phương án thích hợp điền từ vào chỗ trống trong các câu
dưới đây:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối
cacbonat, xianua,…). Trong phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải
có (1)…., ngoài ra có thể có hidro, oxi và các nguyên tố khác.
Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết
(2)….. Các chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt
độ sôi (3)….., thường không tan hoặc ít tan trong nước nhưng
tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
A. 1: hido C. 1: oxi
2: cộng hóa trị 2: phản ứng
3: cao 3: trung bình
B. 1: cacbon D. 1: cacbon
2: cộng hóa trị 2: ion
3: thấp 3: thấp
6. Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của
hidrocacbon:
A. CH2Cl2, CH2BrCH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CHCl3,CH2BrCH3,CH2=CHCOOH,CH3Cl,CH3CH2OH
C. CH3ClCH2Cl, CH2CHCl, CH3OH, CH3CH3.
D. Hg2Cl2, CH2BrCH2Br, CH2=CHCN, Na2SO4.
7. Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người
ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2.
A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hidro, có thể có nitơ.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hidro, nitơ.
C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hidro, nitơ, oxi.
D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hidro, nitơ có thể có hoặc
không có oxi.
8. A là một chất hữu cơ chứa hai nguyên tố khi oxi hóa hoàn toàn
2,50g chất A người ta thấy tạo thành 3,60g H2O. Thành phần %
khối lượng các nguyên tố trong A là:
A. H chiếm 50,0% ; C chiếm 50,0%
B. H chiếm 30,0% ; C chiếm 70,0%
84
C. H chiếm 16,0% ; C chiếm 84,0%
D. H chiếm 27,0% ; C chiếm 73,0%
9. Khi oxi hóa hoàn toàn 5,00g một hợp chất hữu cơ, người ta thu
được 8,40 lít CO2 (đkc)và 4,50g H2O. Thành phần % khối lượng
từng nguyên tố trong chất hữu cơ là:
A. C chiếm 90,0% ; H chiếm 10,0%
B. C chiếm 75,0% ; H chiếm 25,0%
C. C chiếm 80,0% ; H chiếm 10,0%
D. C chiếm 68,0% ; H chiếm 32,0%
10. Oxi hóa hoàn toàn 6,15g chất hữu cơ X người ta thu được 2,25g
H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Thành
phần % khối lượng của từng nguyên tố trong X là:
A. C chiếm 58,5% ; H chiếm 4,1% ; N chiếm 11,4% ; O chiếm
26,0%.
B. C chiếm 58,5% ; H chiếm 4,1% ; N chiếm 37,4%.
C. C chiếm 48,9% ; H chiếm 11,4% ; N chiếm 15,6% ; O chiếm
24,1%.
D. C chiếm 62,3% ; H chiếm 7,3% ; N chiếm 03,4%

BÀI 21: CTPT HCHC


1. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các
nguyên tố trong hợp chất.
B. Công thức phân tử cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên
tố trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất cho biết số nguyên tử của các
nguyên tố có trong phân tử.
D. Nhiều hợp chất có công thức đơn giản nhất trùng với công
thức phân tử.
2. Hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát là CxHyOzNtClu có khối
lượng phân tử là M thì:
85
12x y 16z 14t 35,5u M
A.      .
%C %H %O %N %Cl 100%
12x y 16z 14t 35,5u M
B.      .
%C %H %N %O %Cl 100%
12x y 32z 14t 35,5u M
C.      .
%C %H %O %N %Cl 100%
12x y 16z 28t 35,5u M
D.      .
%C %H %O %N %Cl 100%
3. Khi phân tích a gam hợp chất hữu cơ CxHyOzNtClu có khối lượng
phân tử là M, thu được mC (g), mH (g), mO (g), mN (g) và mCl (g) thì
ta có hệ thức sau:
12x y 16z 14t 35,5u M
A.      .
mC m H mO mN m Cl m
12x y 16z 14t 35,5u M
B.      .
mO mH mC mN m Cl m
12x y 32z 14t 35,5u m
C.      .
mC mH mO mN m Cl M
12x y 16z 14t 35,5u m
D.      .
m C m H 2m O m N m Cl M
4. Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ cho các sản phẩm là CO2, H2O.
Dãy chất nào sau đây được dùng chỉ để hấp thụ nước:
A. CaCl2, Ca(OH)2 B. H2SO4 đặc, K2O, KOH
C. P2O5, NaOH, Ba(OH)2 D. CaCl2, H2SO4 đặc, P2O5.
5. Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ cho các sản phẩm là CO2, H2O.
Dãy gồm những hóa chất nào sau đây được dùng chỉ để hấp thụ
CO2?
A. NaOH, KOH, CuCl2 B. P2O5, NaOH, Ba(OH)2
C. Ba(OH)2, CaCl2, K2O D. NaOH, KOH, Ba(OH)2.
6. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H tương ứng
bằng 40% và 6,67% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hidro
bằng 30. Công thức của X là:
A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H8O D. C3H6O
86
7. Đốt cháy hoàn toàn 4,40g chất hữu cơ X thu được 8,80g CO2 và
3,60g H2O. Ở đktc 1 lít hơi X có khối lượng xấp xỉ 3,93g. CTPT
của X là:
A. C4H8O2 B. C3H8O3 C. C5H12O D. C6H14
8. Đốt cháy hoàn toàn 2,79g hợp chất hữu cơ Y rồi cho các sản
phẩm cháy đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình
CaCl2 tăng thêm 1,89g, bình KOH tăng thêm 7,92g. Mặt khác
khi đốt 0,186g Y thì thu được 22,4ml khí nitơ (đktc). Biết Y chỉ
chứa 1 nguyên tử nitơ. Vậy công thức phân tử của Y là:
A. C6H7ON B. C6H7N C. C5H8N2 D. C5H7N.
9. Đốt cháy hoàn toàn 2,85g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2
lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44:15
về khối lượng. Biết rằng nếu làm hay bay hơi 1,14 chất X thì thể
tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,32g khí oxi ở cùng
nhiệt độ và áp suất. CTPT X là:
A. C5H6O3 B. C8H18 C. C4H8O4 D. C6H10O2
10. Đốt cháy hoàn toàn 5,2g HCHC X rồi cho sản phẩm cháy lần
lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi
trong dư, thấy bình (1) tăng lên 1,8g, bình (2) thu được 15g kết
tủa. Khi hóa hơi 10,4g A thu được một thể tích đúng bằng thể
tích của 3,2g oxi trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất. Vậy công
thức phân tử của A là:
A. C3H4O2 B. C3H4O4
C. C2H4O2 D. C4H8O3.
11. Đốt cháy hoàn toàn 4,10g chất hữu cơ A người ta thu được 2,65g
Na2CO3; 1,35g H2O và 1,68 lít khí CO2 (đkc). Công thức đơn
giản nhất của A là:
A. C2H3O2Na B. C3H4ONa
C. C6H5ONa D. CHO2Na
12. Khi đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất B cần 250ml oxi, tạo ra
200ml CO2 và 200ml hơi nước (các thể tích đo ở cùng điều kiện).
Vậy công thức phân tử của B là:
A. C2H4O2 B. C3H4O4
87
C. C2H4O D. C3H6O.
13. Đốt cháy 400ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon Y ở
thể khí bằng 900ml khí oxi (dư). Thể tích hỗn hợp thu được sau
khi đốt là 1,4 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước thì thể tích hỗn hợp
còn 800ml, tiếp tục dẫn qua dung dịch KOH thấy còn 400ml khí.
Biết rằng các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Vậy công
thức của Y là:
A. C2H6 B. C3H4 C. C2H4 D. C4H8.

BÀI 22: CTCT HỢP CHẤT HỮU CƠ


14. Để biết thứ tự và cách thức liên kết của các nguyên tử trong phân
tử, ta dùng:
A. Công thức đơn giản nhất B. Công thức phân tử.
C. Công thức cấu tạo D. Cả B và C
15. Theo thuyết cấu tạo hóa học. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các
nguyên tử liên kết với nhau:
A. Theo đúng hóa trị.
B. Theo đúng thứ tự.
C. Theo đúng số oxi hóa.
D. Theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định.
16. Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau được
gọi là:
A. Các chất đồng phân B. Các chất đồng đẳng
C. Các đồng vị D. Các chất hữu cơ
17. Cho các chất sau:
CH3–O–CH3 (1), C2H5OH (2), CH3CH2CH2OH (3),
CH3CH(OH)CH3 (4), CH3CH(OH)CH2CH3 (5), CH3OH (6).
Những chất là đồng đẳng của nhau là:
A. (2), (3) và (6) B. (1), (3) và (4)
C. (4) và (5) D. (2), (3) và (6) hoặc (4) và (5).
18. Định nghĩa nào dưới đây đúng? Những chất đồng phân là:
88
A. Những hợp chất có cùng phân tử khối nhưng cấu tạo khác
nhau.
B. Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo
khác nhau.
C. Những hợp chất có cùng công thức đơn giản nhất nhưng cấu
tạo khác nhau.
D. Những hợp chất có cùng số C nhưng cấu tạo khác nhau.
19. Số đồng phân của C4H10, C5H12 lần lượt là:
A. 2, 3 B. 3, 4 C. 4, 5 D. 5, 7.
89
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Dạng 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh:
1. Nhôm hiđroxit, kẽm hiđroxit, kali hiđrocacbonat là các chất
lưỡng tính.
2. Nitơ, photpho, cacbon, silic vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
3. Amoniac có tính khử (2pt); có tính bazơ nhưng tính bazơ yếu
hơn NaOH.
4. Axit nitric có tính oxi hóa mạnh (2pt); có tính axit mạnh, mạnh
hơn axit cacbonic.
5. Axit photphoric là axit 3 nấc, có tính axit mạnh hơn axit
cacbonic.
6. Cacbon oxit có tính khử (2pt); cacbon đioxit có tính oxi hóa và
là 1 oxit axit (2pt).
7. Axit flohiđric có khả năng ăn mòn thủy tinh; axit cacbonic có
tính axit mạnh hơn axit silixic.
8. Nitơ có số oxi hóa tăng từ -3 lên 0, từ 0 lên +2, từ +2 lên +4, từ
+4 lên +5; nitơ có số oxi hóa giảm từ +5 về +4, từ +5 về +2, từ
0 về -3.
9. Photpho có số oxi hóa tăng từ 0 lên +3, từ 0 lên +5; photpho có
số oxi hóa giảm từ 0 về -3.
10. Cacbon có số oxi hóa tăng từ -4 lên +4, từ 0 lên +2, từ 0 lên +4,
từ +2 lên +4; cacbon có số oxi hóa giảm từ +4 về +2, từ +4 về 0,
từ 0 về -4.
11. Silic có số oxi hóa tăng từ 0 lên +4; silic có số oxi hóa giảm từ
0 về -4.
Dạng 2: Hoàn thành các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu
có):
(1) (2) (3)
1. Natri nitrat   oxi   axit nitric  
(4) (5)
axit photphoric  canxi photphat 
(6) (7)
canxi đihiđrophotphat   canxi cacbonat  
(8) (9) (10)
khí cacbonic  cacbon monooxit  sắt  
(11) (12)
sắt (III) nitrat   amoni nitrat   nitơ (I) oxit
(1) (2) (3)
2. Kali nitrat  axit nitric  axit sunfuric   khí
(4) (5)
cacbonic  canxi cacbonat  canxi hiđrocacbonat
(6) (7) (8)
  canxi photphat   axit photphoric   amoni
90
(9) (10)
hiđrophotphat  amoniac   sắt (II) hiđroxit
(11) (12)
  sắt (III) nitrat   oxi
(1) (2) (3)
3. Axit sunfuric  amoni sunfat   amoni nitrat  
(4) (5) (6)
nước  cacbon monooxit  cacbon đioxit 
(7) (8)
natri hiđrocacbonat   natri nitrat   axit nitric
(9) (10) (11)
 bạc nitrat   oxi   điphotpho pentaoxit
(12)
  axit photphoric
(1) (2)
4. Cacbon  cacbon monooxit  cacbon đioxit
(3) (4)
 canxi hiđrocacbonat  kali hiđrocacbonat
(5) (6) (7)
 kali nitrat  axit nitric  sắt (III) nitrat
(8) (9) (10)
 oxi  điphotpho pentaoxit   axit
(11) (12)
photphoric   canxi photphat   canxi
đihiđrophotphat
(1) (2)
5. Canxi photphat   axit photphoric  cacbon đioxit
(3) (4) (5)
 cacbon monooxit  kẽm  kẽm nitrat
(6) (7) (8) (9)
 natri nitrat  oxi  axit nitric  khí
(10) (11)
cacbonic   bari cacbonat   bari hiđrocacbonat
(12)
  bari photphat
Dạng 3: Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị
màu), hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau:
1. HNO3, NH4NO3, NH4Cl, Na3PO4, AgNO3.
2. HNO3, (NH4)2CO3, (NH4)3PO4, HCl, Ba(NO3)2.
3. KNO3, Na2CO3, K3PO4, BaCl2, NaOH.
4. NH4Cl, (NH4)2SO4, HNO3, H3PO4, Ba(OH)2.
5. HNO3, AgNO3, NaHCO3, Mg(NO3)2, AlCl3.
Dạng 4: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra
khi:
1. Thổi từ từ đến dư khí cacbonic vào ống nghiệm chứa dung dịch
nước vôi trong. Sau khi phản ứng kết thúc, tiếp tục đun sôi ống
nghiệm.
91
2. Cho ít vụn đá vôi (chứa thành phần chủ yếu là CaCO3) vào ống
nghiệm chứa dung dịch HNO3. Dẫn khí sinh ra qua ống nghiệm
chứa dung dịch nước vôi trong dư.
3. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H3PO4 vào ống nghiệm chứa dung
dịch nước vôi trong.
4. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch
(NH4)3PO4.
5. Cho từ từ đến dư dung dịch H3PO4 vào ống nghiệm chứa dung
dịch Na2CO3.
6. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa dung
dịch Al2(SO4)3.
7. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung
dịch Zn(NO3)2.
8. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HNO3 vào ống nghiệm chứa dung
dịch Ba(OH)2 có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.
9. Nhúng đũa thủy tinh vào bình chứa dung dịch NH3 đậm đặc, làm
tương tự với bình chứa dung dịch HCl đậm đặc. Sau đó đưa 2
đầu đũa thủy tinh chạm vào nhau.
10. Cho ít vụn đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 loãng.
Sau đó tiếp tục nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào.
11. Cho ít bột sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 đặc, đun
nóng. Sau đó thổi từ từ đến dư khí NH3 vào.
12. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào ống nghiệm chứa dung
dịch (NH4)2SO4, trên miệng ống nghiệm có đặt 1 mẩu giấy quỳ
ẩm. Đun nóng nhẹ ống nghiệm. Đốt cháy khí sinh ra.
Dạng 5: Điều chế
1. Từ muối ăn, photpho, lưu huỳnh, không khí và nước, hãy viết
phương trình điều chế amoni photphat, amoni clorua, amoni
sunfat.
2. Từ quặng photphorit, natri nitrat, axit sunfuric đặc, canxi
hiđroxit, amoni clorua, hãy viết phương trình điều chế amoni
nitrat, phân amophot (amoni hiđrophotphat, amoni
đihiđrophotphat).
92
3. Từ sắt, đồng, không khí và nước, hãy viết phương trình điều
chế Fe(NO3)3, Cu(NO3)2.
4. Từ nhôm, canxi hiđroxit, amoni clorua và nước, hãy viết
phương trình điều chế Al(NO3)3, Ca(NO3)2.
Dạng 6: Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các chất sau:
1. HCl, NaOH, NaHCO3, (NH4)2SO4.
2. (NH4)2CO3, HNO3, Ca(OH)2, BaCO3.
3. HNO3 đặc nóng với Ag, Cu, Al, FeO, Fe(OH)2, S, P, Ca(OH)2,
Fe2O3, KHCO3.
4. HNO3 loãng với Ag, Mg, Fe, FeO, Fe(OH)2, CuO, Fe(OH)3,
(NH4)2CO3.
5. Cho ít vụn Al vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 loãng
không thấy khí thoát ra. Nhỏ từ từ đến dư KOH vào hỗn hợp sau
phản ứng thấy xuất hiện khí mùi khai, trong ống nghiệm xuất
hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần tạo thành dung dịch trong
suốt.
6. Cho ít vụn Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3 thấy thoát
ra khí không màu, nặng hơn không khí. Tiếp tục nhỏ từ từ đến
dư dung dịch NaOH vào hỗn hợp sau phản ứng thấy xuất hiện
khí mùi khai, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa keo trắng, sau
đó tan dần tạo thành dung dịch trong suốt.
7. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân: NH4Cl, NH4HCO3,
(NH4)2CO3, NH4NO2, NH4NO3, AgNO3, NaNO3, KNO3,
Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)3,
NaHCO3, KHCO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3, BaCO3,
MgCO3.
Dạng 7: Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn
của các phản ứng sau:
1. NaOH + H2SO4 6. NaOH + H3PO4 (2:1)
2. Ba(OH)2 + HCl 7. NaOH + H3PO4 (3:1)
3. Fe(OH)3 + HNO3 8. CO2 + KOH (1:1)
4. KOH dư + H2S 9. CO2 + KOH (1:2)
5. NaOH + H3PO4 (1:1) 10. Al(OH)3 + NaOH
93
11. Zn(OH)2 + KOH 24. CuSO4 + H2S
12. NaHCO3 + NaOH 25. Pb(NO3)2 + K2S
13. NaHCO3 + HNO3 26. Ba(NO3)2 + Na2CO3
14. CaCO3 + HCl 27. CH3COOH + KOH
15. K3PO4 + HCl 28. CH3COONa + HCl
16. AgNO3 + (NH4)3PO4 29. Cu + HNO3 loãng
17. (NH4)2CO3 + HCl 30. Ag + HNO3 loãng
18. (NH4)2CO3 + KOH 31. Fe + HNO3 loãng
19. Fe2(SO4)3 + ddNH3 32. Zn + HNO3 đặc nóng
20. Mg(NO3)2 + ddNH3 33. Al + HNO3 đặc nóng
21. Ba(NO3)2 + (NH4)2SO4 34. FeO + HNO3 loãng
22. Ca(OH)2 + K3PO4 35. Fe(OH)2 + HNO3 đặc nóng
23. AgNO3 + HCl 36. Fe3O4 + HNO3 đặc nóng
Dạng 8: Bổ túc và viết phương trình phân tử, phương trình ion
rút gọn từ các phản ứng sau:
1. Axit nitric + ? 
 đồng nitrat + ?

2. Axit sunfuric + ? 
 ? + nước

3. Canxi cacbonat + ? 
 ? + khí cacbonic + ?

4. Kali hiđrocacbonat + ? 
 ? + nước

5. Natri hiđrocacbonat + ? 
 ? + ? + nước

6. Amoni cacbonat + ? 
 ? + ? + nước

7. Amoni cacbonat + ? 
 ? + ? + nước

8. Nhôm sunfat + ? + ? 
 amoni sunfat + ?

9. Magie clorua + ? + ? 
 amoni clorua + ?

10. Axit axetic + ? 


 ? + nước

11. Natri axetat + ? 


 natri sunfat + ?

12. Chì nitrat + ? 


 chì sunfat + ?

13. Đồng sunfat + ? 


 đồng sunfua + ?

14. Bạc nitrat + ? 


 ? + bạc clorua
94

15. Bạc nitrat + ? 


 ? + bạc photphat

16. Bari nitrat + ? 


 bari sunfat + ?

17. Canxi hiđroxit + ? 


 canxi cacbonat + ?

18. Sắt (II) sunfua + ? 


 sắt (II) sunfat + ?

19. Natri sunfua + ? 


 ? + hiđro sunfua

20. Sắt (III) oxit + ? 


 sắt (III) nitrat + ?

21. Bạc + ? 
 ? + nitơ oxit + ?

22. Kẽm + ? 
 ? + nitơ oxit + ?

23. Sắt + ? 
 ? + nitơ oxit + ?

24. Bạc + ? 
 ? + nitơ đioxit + ?

25. Đồng + ? 
 ? + nitơ đioxit + ?

26. Nhôm + ? 
 ? + nitơ đioxit + ?

27. Sắt (II) oxit + ? 


 ? + nitơ oxit + ?

28. Sắt (II) hiđroxit + ? 


 ? + nitơ oxit + ?

29. Sắt (II) oxit + ? 


 ? + nitơ đioxit + ?

30. Sắt (II) hiđroxit + ? 


 ? + nitơ đioxit + ?
Dạng 9: Viết phương trình phân tử từ các phương trình ion rút
gọn sau:
1. H+ + OH– 
 H2O

2. Al(OH)3 + 3H+ 
 Al3+ + 3H2O

3. Al(OH)3 + OH– 
 AlO2– + 2H2O

4. Zn(OH)2 + 2H+ 
 Zn2+ + 2H2O

5. Zn(OH)2 + 2OH– 
 ZnO22– + 2H2O

6. HCO3– + H+ 
 CO2 + H2O

7. HCO3– + OH– 
 CO32– + H2O
95

8. BaCO3 + 2H+ 
 Ba2+ + CO2 + H2O

9. CH3COOH + OH– 
 CH3COO– + H2O

10. CH3COO– + H+ 
 CH3COOH

11. H3PO4 + 3OH– 


 PO43– + 3H2O

12. PO43– + 3H+ 


 H3PO4

13. FeS + 2H+ 


 Fe2+ + H2S

14. S2– + 2H+ 


 H2S

15. H2S + 2OH– 


 S2– + 2H2O

16. NH4+ + OH– 


 NH3 + H2O

17. Fe3+ + 3NH3 + 3H2O 


 Fe(OH)3 + 3NH4+

18. Mg2+ + 2NH3 + 2H2O 


 Mg(OH)2 + 2NH4+

19. Ag+ + Cl– 


 AgCl

20. 3Ag+ + PO43– 


 Ag3PO4

21. Ba2+ + SO42– 


 BaSO4

22. Pb2+ + SO42– 


 PbSO4

23. Cu2+ + S2– 


 CuS

24. Ca2+ + CO32– 


 CaCO3

25. 3Ba2+ + 2PO43–   Ba3(PO4)2


Dạng 10: Các ion sau đây có cùng tồn tại trong một dung dịch
không? Tại sao?
1. H+, Cu2+, S2–, OH–. 5. Ca2+, NH4+, CO32–, OH–.
– –
+ +
2. H , NH4 , OH , HCO3 . 6. Ag+, K+, Cl–, PO43–.
3. Fe2+, Ba2+, S2–, SO42–. 7. Na+, Fe2+, NO3–, SO42–.
4. H+, Ca2+, CH3COO–, PO43–. 8. Mg2+, H+, OH–, CO32–.
96

You might also like