You are on page 1of 11

Định lí Pascal

Nguyễn Danh Phương

Tóm tắt nội dung


Định lí Pascal là một công cụ mạnh trong việc chứng minh thẳng hàng trong Hình học phẳng.
Trong bài viết này tôi xin nhắc lại và giới thiệu cho bạn đọc một vài tính chất cũng như một vài
bài toán liên quan đến định lí Pascal. Hi vọng rằng với tài liệu này, tôi có thể gợi cho bạn đọc
niềm đam mê về hình học.
Vì bài viết này được hoàn thành trong một khoảng thời gian khá gấp rút, do đó không thể
tránh khỏi những sai sót mong có được sự nhận xét từ mọi người để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1 Định lí Pascal và một số định lí liên quan


1.1 Định lí Pascal

Định lí 1 (Định lí Pascal )


Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F nằm trên (O) (có thể hoán đổi thứ tự). Gọi M , N , P lần lượt
là giao điểm của AB và DE, BC và EF , AF và CD. Khi đó M , N , P thẳng hàng

Định lí Pascal có rất nhiều cách chứng minh nhưng trong khuôn khổ tài liệu này tôi xin trình bày
với bạn đọc 2 cách chứng minh quen thuộc.
Chứng minh.
Cách 1 (Sử dụng liên hợp đẳng giác)

Giả sử trường hợp hình vẽ là như trên các trường hợp còn lại chứng minh tương tự.
Gọi T là điểm liên hợp đẳng giác với P trong tam giác N F C

1
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Khi đó ta có ̸ T F C = ̸ AF N = 180◦ − ̸ AF E = ̸ M BE
Mặt khác ta có ̸ F CT = ̸ BCF + ̸ N CT = ̸ BCF + ̸ F CD = 180◦ − ̸ BED = ̸ BEM
Do đó △BEM ∼ △F CT
Dễ dàng chứng minh được △N F C ∼ △N BE ⇒ △N F C ∪ {T } ∼ △N BE ∪ {M }
Ta được 180◦ − ̸ F N P = ̸ T N C = ̸ M N E
Nên M , N , P thẳng hàng
Cách 2 (Sử dụng tỉ số kép và hàng điểm)

Gọi giao điểm của N E và BM , N C và F P lần lượt là X, Y


Ta có
E(ABF D) = C(ABF D)
(ABXM ) = (AY F P )
Do đó BY , F X, P M đồng quy
Mà BY cắt F X tại N
Nên M , N , P thẳng hàng
Chú ý:
• Đường thẳng M N P ở bài toán trên được gọi là đường thẳng Pascal của lục giác ABCDEF
• Vì 6 điểm A, B, C, D, E, F trong định lí Pascal không quan trọng thứ tự. Do đó định lí Pascal
sẽ có nhiều trường hợp hình vẽ khác nhau ví dụ như dưới đây:

• Vì vậy để phân biệt giữa các trường hợp, khi áp dụng định lí ta có thể viết "Áp dụng định lí
A E C

Pascal cho bộ D B F "để nói về trường hợp ta đã chứng minh ở đầu bài toán.

2
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Mở rộng: Ta có thể sử dụng một dạng mở rộng của định lí Pascal bằng cách cho các điểm tiến
gần về nhau giả sử ta có thể cho điểm B tiến gần về điểm A khi đó đường thẳng AB sẽ trở thành AA
A E C

hay tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) và thay vì ta nói "Áp dụng Pascal cho bộ 6 điểm D A F
A E C

"ta có thể nói "Áp dụng Pascal cho bộ 6 điểm D A F "

1.2 Một số định lí liên quan


Định lí Pascal có rất nhiều ứng dụng trong việc giải hình và hệ quả của nó chính là một vài định
lí sau đây:

Định lí 2 (Định lí Newton)


Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp (ω), (ω) lần lượt tiếp xúc với các cạnh AB, BC, CD, DA tại
E, F , G, H. Khi đó các đường thẳng AC, EG, BD, F H đồng quy.

Chứng minh.

Gọi giao điểm của EG và HF là T ; GH và EF là S


F E H

Áp dụng định lí Pascal cho bộ G H E ta được A, T , S thẳng hàng
E F G

Áp dụng định lí Pascal cho bộ H G F ta được C, T , S thẳng hàng
Từ hai điều trên ta được A, T , C thẳng hàng
Tương tự ta có B, B, T thẳng hàng
Hay AC, EG, BD, F H đồng quy tại T

Định lí 3 (Định lí Brianchon)


Cho lục giác ABCDEF ngoại tiếp đường tròn (O). Khi đó các đường chéo AD, BE, CF đồng
quy.

3
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Chứng minh.

Gọi tiếp điểm của (O) với AB, BC, CD, DE, EF , F A lần lượt là X, Y , Z, T , U , V
Gọi giao điểm của XV và ZT ; XY và T U ; Y Z và U V lần lượt là M , N , P
Áp dụng định lí Pascal cho bộ X U Z

T Y V ta được 3 điểm M , N , P thẳng hàng
Xét phép cực và đối cực qua đường tròn (O).
Ta có M nằm trên đường đối cực của A và D nên AD là đường đối cực của M
Tương tự ta có BE là đường đối cực của N ;CF là đường đối cực của P
Mặt khác M , N , P thẳng hàng nên AD, BE, CF đồng quy tại cực của đường thẳng qua M , N , P
Nhận xét: Với cách tiếp cận này, dễ thấy rằng định lí Brianchon và định lí Pascal là 2 hết quả đối
ngẫu của nhau.

Định lí 3 (Định lí Kirkman-Steiner )


Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F nằm trên (O). Chứng minh rằng đường thẳng Pascal của các lục
giác ABCDEF , ADEBCF , ADCF EB đồng quy.

Chứng minh.

4
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Gọi X ′ , X ′′ , Y ′ , Y ′′ , Z ′ , Z ′′ lần lượt là giao điểm của các bộ (AF, CD); (AB, DE); (AF, BE);
(CF, DE); (BE, CD); (AB, CF )
Hiển nhiên X ′ X ′′ , Y ′ Y ′′ , Z ′ Z ′′ lần lượt là đường thẳng Pascal của các lục giác ABCDEF ,
ADEBCF , ADCF EB
T , U , V lần lượt là giao điểm của (AF, T D);(AB, CD);(CF, BE)
Áp dụng định lí Pascal cho bộ FE D B

A C ta được T , U , V thẳng hàng
Xét 2 tam giác △X ′ Y ′ Z ′ và △X ′′ Y ′′ Z ′′ có:
X ′ Z ′ ∩ X ′′ Z ′′ = {U }; Y ′ Z ′ ∩ Y ′′ Z ′′ = {V }; X ′ Y ′ ∩ X ′′ Y ′′ = {T }
Mà T , U , V thẳng hàng
Do đó, theo định lí Desargues ta thu được X ′ X ′′ , Y ′ Y ′′ , Z ′ Z ′′ đồng quy
Bài toán được chứng minh.

2 Ví dụ
Ở mục này ta sẽ xét một vài ví dụ ứng dụng định lí Pascal.

Bài toán 1.
Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ngoại tiếp (I). Đường tròn đường kính AI cắt (O) tại Q khác
A, cho N là điểm chính giữa cung BAC. Tiếp tuyến tại A của (O) cắt QN tại M . Chứng minh
M , I, O thẳng hàng

Phân tích: Điểm O trong bài toán khá rời rạc so với phần còn lại do đó ý tưởng của ta sẽ xây dựng
các đường kính qua O sau đó sử dụng định lí Pascal.
Lời giải.

Kẻ các đường kính AA′ và N N ′ của (O)


Dễ có A, I, N ′ thẳng hàng
Gọi giao điểm của QA′ với (AI) là I ′
Theo định lí Reim áp dụng cho (O) và (AI) ta được II ′ song song với N ′ A′
Do đó II ′ ⊥ AN ′
Hay II ′ là tiếp tuyến tại I của AI
Vậy I trùng I ′
N N′
Áp dụng định lí Pascal cho bộ A

Q A A′ ta được M , I, O thẳng hàng.

5
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Bài toán 2.(Bổ đề Sawayama-The’bault)


Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ngoại tiếp (I) đường tròn A-mixtilinear tiếp xúc với AB, AC
lần lượt tại P , Q. Chứng minh rằng I là trung điểm của P Q.

Lời giải.
Trước hết ta xét bổ đề đơn giản sau đây:

Bổ đề: Cho (O) và dây cung AB, (I) là đường tròn tiếp xúc với AB tại E với (O) tại T . Chứng
minh rằng T E là phân giác ̸ AT B.

Thật vậy gọi giao điểm của T A, T B với (I) lần lượt là M , N ta có

AE 2 AM.AT
2
=
BE BN.BT
Mặt khác dễ thấy M N song song AB do đó
AM AT
=
BN BT
Nên
AM AT
=
BN BT
Bổ đề được chứng minh.
Quay trở lại bài toán.

6
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Gọi T là tiếp điểm của A-mixtilinear và (O); M ,N lần lượt là giao điểm của T P và T Q với (O),
khi đó theo bổ đề ta có M , N lần lượt là trung điểm các cung AB và AC
Áp dụng định lí Pascal cho bộ B X C

F A E ta được P , Q, I thẳng hàng
Mặt khác ta lại có △AP Q cân tại A có AI là phân giác
Do đó I là trung điểm P Q

Bài toán 3.
Cho tam giác ABC nội tiếp (O); M , N , P lần lượt là hình chiếu của O xuống BC, CA, AB.
Chứng minh các đường tròn (AOM ), (BON ), (COP ) đồng trục.

Lời giải.

Gọi A′ , B ′ , C ′ lần lượt là trung điểm OA, OB, OC


Cho đường thẳng qua A′ vuông góc với OA cắt B ′ C ′ tại Oa ; Ob , Oc định nghĩa tương tự
Ta có B ′ C ′ là trung trực của OM , đường thẳng qua A′ vuông góc với OA là trung trực OA
Do đó Oa là tâm của (AOM )
Tương tự Ob , Oc là tâm của (BON ), (COP )
Mặt khác O là tâm của (A′ B ′ C ′ )
A′ C ′ B ′

Áp dụng định lí Pascal cho bộ B ′ A′ C ′ ta được Oa , Ob , Oc thẳng hàng
Mà 3 đường tròn này có O là điểm chung
Vậy (AOM ), (BON ), (COP ) đồng trục

Bài toán 4.(APMO 2013 )


Cho tứ giác điều hòa ABCD nội tiếp (O) tiếp tuyến cúa (O) tại C và D cắt nhau tại Q. CQ
cắt AD tại R. E là giao điểm thứ hai của AQ và (O). Chứng minh B, E, R thẳng hàng.

Lời giải.

7
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Vẽ tiếp tuyến tại A của (O) cắt CQ tại P


Vì tứ giác ABCD điều hòa
Nên P ∈ BD
Gọi giao điểm của BE và AD là R′
A D E ′

Áp dụng định lí Pascal cho bộ B A D ta được P , Q, R thẳng hàng

Suy ra R ≡ R
Hay B, E, R thẳng hàng

Bài toán 5.(China 2005 )


Cho tam giác ABC. Một đường tròn cắt 3 cạnh BC, CA, AB lần lượt tại D1 , D2 , E1 , E1 , F1 ,
F2 . Cho D1 E1 cắt D2 F2 tại L; E1 F1 cắt E2 D2 tại M ; F1 D1 cắt F2 E2 tại N . Chứng minh rằng
AL, BM , CN đồng quy.

Phân tích: Giả thiết bài toán cho 6 điểm nằm trên cùng một đường tròn. Do đó việc nghĩ đến sử dụng
định lí Pascal là một ý tưởng khá tự nhiên
Lời giải.

Gọi U , V , W lần lượt là giao điểm của D1 F1 và E2 D2 ; D1 E1 và F2 E2 ; E1 F1 và D2 F2


Áp dung định lí Pascal cho bộ F 1 D1 E2

D2 F2 E1 ta được V , B, M thẳng hàng
Tương tự ta có U , A, L thẳng hàng; W , C, N thẳng hàng
Gọi giao điểm của D1 D2 và F1 E2 , E1 E2 và F2 D1 , F1 F2 và D2 E1 lần lượt là X, Y , Z
Áp dụng định lí Pascal cho bộ D 2 E1 E2

F1 F2 D1 ta được V , W , X thẳng hàng
Tương tự ta có U , W , Y thẳng hàng; U , V , Z thẳng hàng

8
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Mặt khác áp dụng định lí pascal cho bộ D 1 F1 E1



E2 D2 F2 ta được X, Y , Z thẳng hàng
Xét 2 tam giác △ABC và △U V W ta có BC ∩ V W = {X}, AC ∩ U W = {Y }, U V ∩ AB = {Z}
Theo định lí Desargues ta có U A, V B, W C đồng quy
Hay AL, BM , CN đồng quy

Bài toán 6.(Russian Sharygin Geometry Olympiad 2012 )


Cho đường tròn (O), dây cung AB. Gọi (I) là đường tròn tiếp xúc với (O) và tiếp xúc với AB.
Gọi M , N lần lượt là điểm chính giữa cung AB chứa I và không chứa I. Kẻ tiếp tuyến N C,
N D tới (I). AC giao BD tại X, AD giao BC tại Y . Chứng minh rằng X, I, Y , M thẳng hàng.

Chứng minh.

Gọi E, T lần lượt là tiếp điểm của (I) với AB và (O)


Lấy S ∈ AB sao cho ST là tiếp tuyến của O
Theo Bổ đề đã chứng minh ở Bài toán 2 ta có T , E, N thẳng hàng
Dễ có N A2 = N B 2 = N T.N E = N C 2 = N D2
Do đó tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm N
Khi đó xét trục đẳng phương của 3 đường tròn (O), (I), (N ) ta được S, C, D thẳng hàng
A D C

Áp dụng định lí Pascal cho bộ B C D ta được X, I, Y thẳng hàng.
Mà theo định lí Brocard cho tứ giác toán phần ABCD.XS ta có XY ⊥ SN
Do đó XY là đường đối cực của S đối với (N )( Vì XY đi qua I là cực của CD đối với N )
Mặt khác M là cực của AB với (N )
Nên M nằm trên đường đối cực của S đối với N
Hay nói cách khác M , X, Y , I thẳng hàng

Bài toán 7.(Nguyễn Hoàng Nam, Quán hình học phẳng tháng 10 năm 2018 )
Cho tam giác △ABC nội tiếp đường tròn (O) với trực tâm H. Qua H kẻ đường thẳng song
song với BC cắt (O) tại P . Trên AC, AB lần lượt lấy các điểm E, F sao cho P E ⊥ AB,
P F ⊥ AC. EF cắt HP tại K. Chứng minh rằng OK ⊥ EF .

Lời giải( Nguyễn Văn Linh)

9
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Kẻ đường kính AA′ . M là trung điểm BC. P E, P F lần lượt cắt (O) tại U , V . P H cắt (O) tại Q.
P A′ , P E lần lượt cắt BC tại R, S.
Tiếp tuyến tại A′ và Q của (O) cắt nhau tại X
Ta có M là trung điểm A′ H
Mà HP ∥BC
Do đó R là trung điểm A′ P
Suy ra R là trung điểm BS ( Do A′ B∥P S)
Lại có P Q∥BS
Do đó P (BS, QR) = -1
Chiếu lên (O) ta được tứ giác BQU A′ điều hòa
Khi đó X, B, U thẳng hàng
Tương tự ta có X, V , C thẳng hàng
Áp dụng định lí Pascal cho bộ B P C

V A U ta được X, E, F thẳng hàng
Lại có E là trực tâm tam giác AP F
⇒ F E ⊥ AP
⇒ F E∥A′ P
Suy ra ̸ QKX = ̸ A′ P Q = ̸ XA′ Q = ̸ QOX
Do đó 5 điểm X, O, Q, A′ , K đồng viên
Suy ra ̸ F KO = ̸ XA′ O = 90◦

3 Bài tập tự luyện


Bài 1. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi E là điểm nằm ngoài đường tròn, kẻ tiếp tuyến
EC, ED. AD giao BC tại F sao cho F nằm trong (O). Chứng minh rằng EF ⊥ AB
Bài 2. (Định lí Colings) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm (O), trực tâm H. Một đường
thẳng d bất kì đi qua H. Chứng minh rẳng các đường thẳng đối xứng với d qua 3 cạnh của tam giác
ABC đồng quy trên (O). Điểm đồng quy này gọi là điểm Anti-Steiner của d đối với tam giác ABC
Bài 3. (Định lí La Hire) Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F nằm trên (O). Gọi X, Y , Z lần lượt là
giao của các tiếp tuyến tại A với D, B với E, C với F . Chứng minh rằng X, Y , Z thẳng hàng khi và
chỉ khi AD, BE, CF đồng quy

10
Định lí Pascal Tìm tòi với Hình học phẳng

Bài 4. (Định lí con bướm) Cho đường tròn (O) và một dây cung AB. M là hình chiếu của O
lên AB. Hai dây cung CD và EF bất kì đi qua M . CF , DE lần lượt cắt AB tại I, J. Chứng minh
MI = MJ
Bài 5. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường kính AD. S chuyển động
trên (O). SB giao AC tại M , SD giao BC tại N . Chứng minh rằng M N đi qua điểm cố định
Bài 6. (Bulgaria TST 2003 ) Cho tứ giác ABCD Ngoại tiếp đường tròn (O). Hạ OP ⊥ AC. Chứng
minh ̸ AP D = ̸ AP B
Bài 7. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O) ngoại tiếp (I). Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại P .
Chứng minh rằng O, I, P thẳng hàng
Bài 8. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). AO giao (O) lần thứ hai tại A1 . Tiếp tuyến
của (O) tại A1 giao BC tại D. DO giao AB, AC lần lượt tại P , Q. Chứng minh rằng OP = OQ.
Bài 9. (Trải nghiệm VMO 2022 đợt 1 ) Cho tam giác nhọn, không cân ABC nội tiếp (O), có các
đường cao AD, BE, CF . Gọi M là trung điểm EF , T là giao điểm AD và EF . BT , CT giao (O) lần
nữa tại X và Y
a) Chứng minh rằng XE, Y F , AM đồng quy
b) Gọi S là giao điểm XY và BC. Chứng minh ST là tiếp tuyến của đường tròn (AT M )
Bài 10. (IMO Shortlist 2007/G5 ) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), A1 , B1 , C1 lần lượt là trung
điểm BC, CA, AB. P là điểm bất kì di động trên (O).P A1 , P B1 , P C1 lần lượt cắt (O) tại A′ , B ′ , C ′ .
Chứng minh rằng diện tích tam giác tạo bới giao điểm của 3 đường thẳng AA′ , BB ′ , CC ′ không phụ
thuộc vào vị trí của P trên (O)
Bài 11. (Romania TST 3 2010 Cho tam giác không cân ABC. Phân giác BB0 , CC0 cắt (O) lần
thứ hai tại B1 , C1 . Gọi I là tâm nội tiếp tam giác ABC. B0 C0 giao B1 C1 tại P . Chứng minh rằng
IP ∥BC.
Bài 12. a) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Ba đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. (BDF ),
(CDE) cắt (O) lần lượt tại P , Q. CP cắt BQ tại R. Chứng minh rằng R nằm trên đường thẳng Euler
của tam giác ABC
b) Cho tam giác ABC nội tiếp O ngoại tiếp I, có tâm bàng tiếp góc A là Ia . Gọi M , N đối
xứng với A qua IA, IB; P , Q đối xứng B, C qua IA; Ia M , Ia N cắt OI tại E, F . P E cắt F B tại S,
EC cắt F Q tại T .Chứng minh rằng S, Ia , T thẳng hàng

Tài liệu tham khảo


[1] Nguyễn Văn Linh, Một số chủ đề Hình học phẳng cho học sinh chuyên Toán, NXB ĐHQG Hà Nội,
2020
[2] Nguyễn Văn Linh, Định lí Pascal, Euclidean Geometry Blog
https://nguyenvanlinh.wordpress.com/
[3] Carl Joshua Quines, Pascal’s Theorem
https://cjquines.com/math/handouts
[4] Pascal Lines: Steiner and Kirkman Theorems
https://www.cut-the-knot.org/Curriculum/Geometry/PascalLines.shtml
[5] Pascal’s Theorem
https://www.cut-the-knot.org/Curriculum/Geometry/Pascal.shtml
[6] Brianchon’s Theorem
https://www.cut-the-knot.org/Curriculum/Geometry/Pascal.shtml
[7] Chuyên mục Quán hình học phẳng, nhóm Hình học phẳng.
https://www.facebook.com/groups/hinhhocphang.geometry
[8] Sharygin Geometry Olympiad.
https://geometry.ru/olimp/olimpsharygin.php

11

You might also like