You are on page 1of 3

Kinh tế biển: Nghiên cứu cộng đồng về mối liên hệ

giữa môi trường và nạn nghèo đói trong việc quản lý


biển và các vùng ven biển.
Tóm tắt: Mục tiêu của bài báo này nhằm xem xét cách thức địa phương khai thác thành
công nền kinh tế biển để giải quyết mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường trong các
cộng đồng ven biển. Trong khi nhiều nghiên cứu chuyên môn liên quan đến khái niệm về
nền kinh tế biển có tồn tại, rất ít trong số những tài liệu ấy đề cập về cách tiếp cận nền
kinh tế biển một cách bền vững có thể giúp thu hẹp các thách thức về nghèo đói và môi
trường, đặc biệt là ở cấp cộng đồng. Để minh họa điều này, chúng tôi trình bày ba nghiên
cứu điển hình về các hoạt động kinh tế biển do cộng đồng ven biển ở Trung Quốc, Samoa
và Việt Nam khởi xướng và thực hiện. Kết quả từ mỗi nghiên cứu điển hình được kiểm
tra dựa trên cả tác động môi trường và kinh tế xã hội của chúng. Bài học kinh nghiệm bao
gồm vai trò của khoa học và công nghệ trong việc đổi mới các giải pháp, tác động cốt yếu
của các nhà lãnh đạo cộng đồng trong khuyến khích và tăng cường cả các nhu cầu và giải
pháp của địa phương, vận động liên tục, đáp ứng các nhu cầu quan trọng để cộng đồng
đạt những lợi ích hữu hình của việc thực hiện dự án, và cuối cùng là sự sẵn có của các
nguồn lực và bí quyết từ quan hệ đối tác nhiều bên liên quan bao gồm các hội đồng quản
lý địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các thành viên cộng đồng. Các cộng đồng địa
phương có một tiềm năng thích ứng và cần thêm các chính sách công chủ động cần thiết
để đạt được đồng thời các mục tiêu về môi trường và giảm nghèo.
1.Phần giới thiệu
Nạn đói kém và các vấn đề môi trường luôn đi liền với nhau và là vấn đề khúc mắc trong
mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường. Người thuộc các diện khó khăn
thường bị dồn vào bước đường cùng dẫn đến phải hủy hoại môi trường nhằm đạt được
các nhu cầu cần thiết về chi phí trang trải cho tương lai. Ngược lại, sự suy thoái của môi
trường có xu hướng làm cho sinh kế, thu nhập và sức khỏe của những hộ trên bị ảnh
hưởng trầm trọng. Có một nghịch lý đáng đề cập rằng người nghèo khó thường ít gây ra
những thiệt hại đáng kể cho môi trường, trong khi những gánh nặng từ ô nhiễm môi
trường mà họ gánh chịu thì rất nghiêm trọng. Mối quan hệ tương quan giữa nghèo đói và
môi trường này đặc biệt dễ thấy trong các tương tác của cộng đồng địa phương với các hệ
sinh thái ven biển và đại dương. Hơn 3 tỷ người trên thế giới này phụ thuộc trực tiếp vào
đa dạng sinh học biển và ven biển để kiếm kế sinh nhai, và họ xem các đại dương là
nguồn cung cấp protein chính. Ngư nghiệp ,trực tiếp hoặc gián tiếp, cung cấp việc làm
cho hơn 200 triệu người trên toàn cầu, và giá trị thị trường ước tính đạt 3 nghìn tỉ đô la
Mỹ mỗi năm. Thêm vào đó, các đại dương hấp thụ khoảng 30% lượng khí cacbonic do
con người tạo ra, giúp giảm thiểu tác động của sự nóng lên toàn cầu.
Tác động của con người đối với đại dương rất sâu sắc, từ việc phá hủy các hệ sinh thái
biển, gây mất đa dạng sinh học cho đến suy thoái môi trường tự nhiên mà trong đó bao
gồm cả từ phát triển không bền vững hệ sinh thái ven biển, đánh bắt quá mức và các hoạt
động đánh bắt mang tính hủy diệt. Với hơn 80% nước thải trên thế giới thải trực tiếp vào
sông, hồ và cuối cùng là đại dương, các hình thức gây ô nhiễm diễn ra trên đất liền cũng
được xem là một nguyên nhân đáng kể của sự suy thoái ven biển và đại dương. Sự nóng
lên toàn cầu do phát thải khí nhà kính mà con người gây ra càng làm trầm trọng thêm các
quá trình này và góp phần làm axit hóa đại dương nhanh chóng, làm thay đổi cơ bản các
hệ thống đại dương trên thế giới.
Sự suy thoái môi trường nghiêm trọng của các sinh cảnh và đại dương ven biển đe dọa
lớn đến người dân và các cộng đồng địa phương có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các
dịch vụ hệ sinh thái biển như du lịch và giải trí, nghề cá, bảo vệ bờ biển, đa dạng sinh học
và điều hòa khí hậu. Nếu được quản lý hợp lý và sử dụng bền vững, các sinh cảnh ven
biển này sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho con người và các sinh vật khác.
Tiềm năng phục vụ nhu cầu phát triển bền vững của các đại dương là khá cao, nhưng điều
đó chỉ đúng với điều kiện biển được duy trì hoặc phục hồi ở trạng thái sinh thái lành
mạnh. Việc tiếp cận kinh tế biển được đề xuất phải cân bằng giữa các khía cạnh thuộc
môi trường, kinh tế và sự phát triển bền vững của xã hội, thêm vào đó phải giải quyết mối
quan hệ giữa nghèo đói và môi trường trong quản lý đại dương và ven biển. Nền kinh tế
biển đề cập đến một khái niệm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hòa nhập xã hội và
duy trì và cải thiện sinh kế, đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường của đại
dương và biển cả. Trong nền kinh tế biển, thông qua việc tạo ra sinh kế bền vững và công
ăn việc làm ổn định, cung cấp lương thực và khoáng chất, tạo ra ô-xi, hấp thụ khí nhà
kính và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, xác định các kiểu thời tiết và nhiệt độ,
các đại dương của chúng ta đã góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời đóng vai trò là
đường cao tốc cho quốc tế thương mại đường biển.
Mục tiêu của bài báo này nhằm xem xét và làm nổi bật cách thức thực hành kinh tế biển
của địa phương có thể giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong việc tạo
kế sinh nhai ven biển. Bài báo này được viết dựa trên một nghiên cứu toàn cầu về danh
mục Kinh tế biển của Chương trình Tài trợ GEF, do Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc (UNDP) thực hiện. Nghiên cứu được dẫn từ một ấn phẩm của UNDP “Nền kinh tế
biển: Giải pháp cộng đồng ”. Trong nền kinh tế biển, đại dương của chúng ta góp phần
xóa đói giảm nghèo bằng cách cung cấp sinh kế bền vững và công việc làm ăn, cung cấp
thực phẩm và khoáng chất, tạo ra ô-xi, hấp thụ khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến
đổi khí hậu và đóng vai trò là đường cao tốc cho thương mại quốc tế bằng đường biển.
Trong khi nhiều nghiên cứu chuyên ngành đề cập đến khái niệm nền kinh tế xanh, có rất
ít nghiên cứu tồn tại những điều sau:
1. Cách thức ứng dụng của nền kinh tế biển vào thực tế, đặc biệt là ở cấp địa phương và
cộng đồng.
2. Cách thức hoạt động của nền kinh tế biển ở địa phương có thể giúp giải quyết mối
quan hệ giữa nghèo đói và môi trường, bao gồm cả việc cải tiến các phương pháp hay
nhất.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày ba nghiên cứu điển hình về các hoạt động kinh
tế biển do các cộng đồng địa phương ven biển ở Trung Quốc, Samoa và Việt Nam khởi
xướng và thực hiện. Các kết quả từ mỗi nghiên cứu được kiểm định dựa trên các kết quả
về môi trường và kinh tế xã hội. Bằng cách đó, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm tài
liệu về nền kinh tế biển và các bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng nó trong thực tế.
Bằng cách truyền tải sự thành công và giá trị của các dự án kinh tế xanh vào cộng đồng,
địa phương, bài viết này không chỉ nhằm đóng góp vào việc hình thành khái niệm về
“nền kinh tế xanh” mà còn đưa ra các khuyến nghị chính sách cho xã hội dân sự và
những người ra quyết định rằng sự ứng dụng của các nguyên tắc kinh tế biển có thể mang
lại lợi ích cho các cộng đồng ven biển trên toàn cầu và giúp thu hẹp các thách thức của
mối quan hệ nghèo đói và môi trường. Cuối cùng, bài báo này cũng rút ra những kinh
nghiệm sáng tạo cộng đồng nhằm kiểm tra và thử nghiệm các phương pháp tiếp cận khác
nhau để đạt được lợi nhuận kinh tế một cách bền vững về môi trường và hòa nhập xã hội.
Những trường hợp này chứng minh rằng việc quản lý hiệu quả có thể đạt được thông qua
hoạt động tự quản của địa phương, giống như Ostrom về mặt lý thuyết và thực nghiệm đã
chỉ ra rằng các cộng đồng địa phương có thể nghĩ ra cách để quản lý người dân nhằm
đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái cho nhu cầu của con người và các thế hệ tương
lai. Chúng tôi hi vọng điều này có thể nâng tầm quy mô và giá trị những cuộc đàm phán
liên quan đến quản lí người dân địa phương bằng hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật quốc tế.

You might also like