You are on page 1of 3

56 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 9 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Nguyễn Minh Tuấn

– THPT chuyên Hùng Vương

BÀI 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN


Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Một số oxit bazơ (Na2O, CaO,… ) tác dụng với …(1)…………………………. tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
- Oxit bazơ tác dụng với …(2)…………………………. tạo thành muối và nước.
- Một số oxit bazơ (Na2O, CaO,… ) tác dụng với …(3)…………………………. tạo thành muối.
- Nhiều oxit axit tác dụng với …(4)…………………………. tạo thành dung dịch axit.
- Oxit axit tác dụng với dung dịch …(5)…………………………. tạo thành muối và nước.
- Oxit axit tác dụng với một số oxit …(6)…………………………. tạo thành muối.
- Căn cứ vào tính chất hóa học, người ta chia oxit thành 4 loại: …(7)…………………………., ví dụ SO2, CO2; …
(8)…………………………., ví dụ Na2O, CuO; …(9)…………………………., ví dụ CO, NO; …(10)
…………………………., ví dụ Al2O3, ZnO.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT Công thức Tên gọi Phân loại
oxit oxit Oxit bazơ Oxit axit Oxit Oxit
trung tính lưỡng tính
1 K2O
2 BaO
3 CaO
4 Na2O
5 MgO
6 Al2O3
7 ZnO
8 FeO
9 Fe2O3
10 CuO
11 Bạc oxit
12 Cacbon(IV) oxit
hay cacbon đioxit
13 Cacbon monooxit
14 Lưu huỳnh(IV) oxit
hay lưu huỳnh đioxit
15 Lưu huỳnh(VI) oxit
hay lưu huỳnh trioxit
16 Nitơ đioxit
17 Nitơ monooxit
18 Photpho(V) oxit hay
điphotpho pentaoxit
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng:

Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 1
56 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 9 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT chuyên Hùng Vương

Câu 4: Hoà tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm của dung
dịch X.
Câu 5: Cho 8 gam đồng(II) oxit phản ứng với dung dịch axit clohiđric lấy dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch chứa m gam muối đồng(II) clorua. Tính giá trị của m.
Câu 6: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành.
Câu 7: Cho 2,24 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Tính khối
lượng muối có trong dung dịch Y.
Câu 8: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,2 lít dung dịch HCl có nồng độ 3,5M.
Xác định phần phần trăm theo khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp X.
Câu 9: Hòa tan 12,2 gam hỗn hợp MgO và Al 2O3 vào dung dịch HCl 20%, thu được 31,45 gam hỗn hợp muối. Mặt
khác, để trung hòa lượng axit dư cần dùng 20 ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng dung dịch HCl ban đầu.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. SO3. B. K2O. C. Fe3O4. D. CuO.
Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. P2O5. B. ZnO. C. Na2O. D. SO3.
Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. P2O5.
Câu 4: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. Ag2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO.
Câu 5: Chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric, thu được dung dịch màu xanh là
A. CuO. B. MgO. C. Mg. D. BaCl2.
Câu 6: Oxit nào sau đây làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư?
A. CO2. B. NO. C. CuO. D. CO.
Câu 7: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2, CO2), người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:
A. HCl. B. NaOH. C. Na2SO4. D. NaCl.
Câu 8: Sắt(III) oxit tác dụng được với:
A. Nước, sản phẩm là axit.
B. Axit, sản phẩm là muối và nước.
C. Nước, sản phẩm là bazơ.
D. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

Câu 9: Dẫn từ từ CO2 vào nước vôi trong cho đến dư, hiện tượng xảy ra là:
2 Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng !
56 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 9 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Biên soạn: Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT chuyên Hùng Vương

A. Nước vôi từ trong hóa đục, rồi lại từ đục hóa trong.
B. Nước vôi từ đục hóa trong, rồi lại từ trong hóa đục.
C. Nước vôi từ trong hóa đục.
D. Nước vôi từ đục hóa trong.
Câu 10: Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO 2, SO2.
Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. H2O cất.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch nước vôi trong.
D. dung dịch xút.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu, vận dụng
Câu 11: 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với
A. 0,02 mol HCl. B. 0,1 mol HCl.
C. 0,05 mol HCl. D. 0,01 mol HCl.
Câu 12: Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được chứa chất nào?
A. NaHCO3. B. NaHCO3 và Na2CO3.
C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.
Câu 13: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH) 2, chỉ thu được muối CaCO3.
Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là
A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,1M. D. 0,05M.
Câu 14: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là
A. 0,1M. B. 0,2 M. C. 0,3M. D. 0,4M.
Câu 15: Hòa tan 14,1 gam K2O vào 41,9 gam nước để tạo một dung dịch có tính kiềm. Nồng độ phần trăm của
dung dịch thu được là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 35%.
Câu 16: Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x là
A. 51. B. 5,1. C. 153. D. 15,3.
Câu 17: Cho 3,2 gam đồng(II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. Khối lượng muối thu được là
A. 6,4 gam. B. 12 gam. C. 7 gam. D. 3,2 gam.
Câu 18: Dẫn hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 gam NaOH, muối thu được có khối lượng là
A. 26,5 gam. B. 13,25 gam.
C. 10 gam. D. 21 gam.
Câu 19: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 80,2. B. 70,6. C. 49,3. D. 61,0.
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Thành phần phần
trăm theo khối lượng hai oxit trên lần lượt là:
A. 33,06% và 66,94%. B. 66,94% và 33,06%.
C. 33,47% và 66,53%. D. 66,53% và 33,47%.

Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 3

You might also like