You are on page 1of 17

CHƯƠNG I - SINH LÝ MÁU

1. Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ albumin
B. Nồng độ Ca và Cl
C. Nồng độ Glucose
D. Nồng độ kali và Cl
E. Nồng độ NaCl và protein hòa tan.
2. Hồng cầu bình thường có khả năng vận chuyển khí nhờ những đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
A. Có khả năng biến dạng dễ dàng để xuyên qua mao mạch
B. Có khả năng gắn kết oxy
C. Có khả năng phân ly HbO2
D. Hóa ứng động
E. Tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.
3. Sự hình thành nút chặn tiểu cầu diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Kết dính tiểu cầu, kết tụ tiểu cầu, tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động
B. Kết dính tiểu cầu, tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động, kết tụ tiểu cầu.
C. Kết tụ tiểu cầu, kết dính tiểu cầu, tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động.
D. Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động, kết dính tiểu cầu, kết tụ tiểu cầu.
E. Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động, kết tụ tiểu cầu, kết dính tiểu cầu.
4. Khi bị nhiễm trùng mạn tính, Bạch cầu nào sau đây tăng?
A. Bạch cầu đa nhân
B. Bạch cầu mono
C. Bạch cầu trung tính
D. Bạch cầu ưa acid
5. Khi nhiễm ký sinh trùng, Bạch cầu nào sau đây tăng?
A. Bạch cầu đa nhân
B. Bạch cầu mono
C. Bạch cầu trung tính
D. Bạch cầu ưa acid
E. Bạch cầu ưa bazo
1
6. Các giai đoạn đông máu diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Thành lập fibrin và cục máu đông, thành lập prothromninase, thành lập thrombin
B. Thành lập fibrin và cục máu đông, thành lập thrombin, thành lập prothromninase.
C. Thành lập phức hợp prothromninase, thành lập fibrin và cục máu đông, thành lập
thrombin.
D. Thành lập phức hợp prothromninase, thành lập thrombin, thành lập fibrin và cục
máu đông.
E. Tất cả đều sai.
7. Các câu sau điều đúng khi nói về chức năng của Bạch cầu, NGOẠI TRỪ:
A. Bảo vệ cơ thể
B. Thực bào
C. Có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng
D. Vận chuyển khí
E. Chống độc
8. Vitamin K cần thiết cho sự tổng hợp yếu tố đông máu nào sau đây?
A. Ion Ca
B. Prothrombin
C. Fibrinogen
D. Thromboplastin
E. Hagenman ( yếu tố XII )
9. Kháng thể IgE gắn trên màng bạch cầu nào sau đây?
A. Bạch cầu trung tính
B. Bạch cầu ưa acid
C. Bạch cầu ưa bazo
D. Lympho
E. Mono
10. Đối với mỗi nhóm máu sau đây hãy chọn kháng nguyên / kháng thể phù hợp nhất:
A. Kháng nguyên A và B 1. Nhóm máu A
B. Kháng nguyên A và Kháng thể anti-B 2. Nhóm máu B
C. Kháng thể anti-A và anti-B 3. Nhóm máu AB
D. Kháng nguyên B và Kháng thể anti-A 4. Nhóm máu O
E. Kháng nguyên Rh 5. Nhóm máu Rh+
2
CHƯƠNG II - SINH LÝ TUẦN HOÀN
1. Vị trí nút dẫn nhịp bình thường trong tim là ở nơi nào sau đây?
A. Nút nhĩ thất
B. Bó nhĩ thất
C. Nút xoang
D. Sợi Purkinje
E. Bó His
2. Mô tả nào sau đây là SAI khi nói về hệ thống van tim:
A. Các van tim là những lá dày, chắc, được bao quanh bởi nội tâm mạc
B. Gồm van nhĩ thất và van bán nguyệt
C. Các van được đóng mở thụ động theo sự chênh lệch áp suất
D. Các van giúp máu chảy một chiều
E. Diện tích của các lá van ở van nhĩ thất gấp đôi diện tích lỗ thông
3. Trong chu kỳ tim, máu từ nhĩ xuống thất trong giai đoạn nào:
A. Tâm nhĩ thu
B. Tâm thất thu
C. Tâm trương
D. A và B
E. A và C
4. Cung lượng tim sẽ giảm trong trường hợp nào:
A. Chuyển tư thế đột ngột
B. Khi ngủ
C. Khi lo lắng, kích thích
D. Khi vận động
E. Khi dùng chất kích thích (histamin...)
5. Cung lượng tim phụ thuộc vào yếu tố nào:
A. Thể tích máu
B. Kháng lực ngoại biên
C. Độ quánh của máu
D. Chiều dài mạch máu
3
E. Nhóm máu
6. Tiếng tim T1 xuống hiện là do:
A. Đóng van nhĩ thất
B. Mở van tổ chim
C. Đóng van tổ chim và nhĩ thất
D. Đóng van tổ chim
E. Mở van nhĩ thất
7. Trong điện tâm đồ, thời gian tái cực hai tâm thất tương ứng:
A. Sóng P
B. Sóng Q
C. Sóng R
D. Sóng S
E. Sóng T
8. Khi vận động, chỉ số nào sau đây sẽ tăng:
A. Cung lượng tim
B. Áp suất tâm trương
C. Áp suất động mạch phổi
D. Kháng lực động mạch phổi
E. Tổng kháng lực ngoại biên
9. Nhịp tim sẽ giảm khi:
A. Nồng độ CO2 máu tăng
B. Nồng độ K+ máu tăng
C. Nồng độ Ca2+ máu tăng
D. Nồng độ Na+ máu giảm
E. Nồng độ O2 máu giảm
10. Yếu tố giúp máu từ tĩnh mạch trở về tim, NGOẠI TRỪ:
A. Khả năng co thắt của tĩnh mạch
B. Ảnh hưởng của trọng lực
C. Cử động hô hấp của phổi
D. Hoạt động của tim
E. Cơ co thắt

4
CHƯƠNG III - SINH LÝ HÔ HẤP
1. Cơ nào đóng vai trò chính trong động tác hít vào bình thường:
A. Cơ hoành
B. Cơ thang
C. Cơ răng trước
D. Cơ ức đòn chủm
E. Cơ gai sống
2. Các động tác hô hấp, chọn câu đúng:
A. Hít vào thông thường do hoạt động của cơ hoành và cơ liên sườn ngoài
B. Trong động tác hô hấp, cơ hô hấp quan trọng nhất là cơ hoành
C. Thở ra bình thường là động tác thụ động
D. Câu a và b đúng
E. Tất cả đều đúng
3. Phát biểu nào sau đây không đúng về màng phổi:
A. Màng phổi có hai lớp: lá thành và lá tạng
B. Áp suất khoang màng phổi luôn âm.
C. Khoang màng phổi là một khoang thật chứa khoảng 50ml dịch nhầy.
D. Lá thành dính vào thành ngực và lá tạng dính sát vào nhu mô phổi
E. Áp suất âm trong khoang màng phổi thay đổi theo nhịp hô hấp.
4. Vai trò của đường dẫn khí, chọn câu đúng:
A. Thông khí và điều hòa thông khí
B. Làm ẩm khí và điều chỉnh nhiệt độ khí hít vào
C. Ngăn cản vật lạ
D. Trao đổi khí oxygen và carbonic qua màng phế nang - mao mạch
E. Tất cả đều đúng
5. Đơn vị chức năng của phổi, chọn câu đúng:
A. Khí quản
B. Phế quản
C. Phế nang
D. Tiểu phế quản
E. Phế quản thùy
5
6. Các xoang cạnh mũi, chọn câu đúng:
A. Xoang trán
B. Xoang bướm
C. Xoang hàm trên
D. Xoang sàng
E. Tất cả đều đúng
7. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Hầu nối giữa miệng, mũi với thực quản và thanh quản
B. Khoang hầu không phải là con đường chung cho thức ăn và không khí
C. Hầu chia làm ba vùng: tỵ hầu, khẩu hầu và thanh hầu.
D. Câu a và b đúng
E. Câu a và c đúng
8. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thanh quản là một cấu trúc đặc được cấu tạo bằng cơ và dây chằng
B. Thanh quản vừa là một van để đóng kín đường hô hấp bên dưới vừa là một cơ
quan phát âm.
C. Khi nuốt thanh quản đóng lại
D. Câu a và b đúng
E. Câu b và c đúng
9. Chọn câu đúng:
A. Quá trình trao đổi khí xảy ra ở màng phế nang-mao mạch
B. Lượng thông khí phế nang lớn hơn thông khí phổi
C. Khoảng chết cơ thể học lớn hơn khoảng chết sinh lý.
D. Khoảng chết sinh lý càng cao thì khả năng hô hấp càng lớn.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
10. Cơ chế điều hòa hô hấp, chọn câu đúng:
A. Vỏ não điều khiển hoạt động hô hấp có tính ý thức
B. CO2 tăng làm tăng nhịp thở
C. CO2 giảm làm tăng nhịp thở
D. Câu a, b đúng
E. Câu b, c đúng

6
11. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán khí qua màng phế nang - mao mạch, chọn câu
đúng:
A. Diện tích tiếp xúc và độ dày của màng phế nang-mao mạch
B. Hệ số hòa tan
C. Hiệu số phân áp khí hai bên màng
D. Kích thước phân tử
E. Tất cả đều đúng
12. Dung tích sống, chọn câu đúng:
A. Dung tích sống là thể tích khí dự trữ thở ra
B. Dung tích sống là tổng thể tích khí dự trữ thở ra và thể tích khí lưu thông
C. Dung tích sống là tổng thể tích khí dự trữ hít vào và thể tích khí lưu thông
D. Dung tích sống là tổng thể tích khí dự trữ thở ra, thể tích khí lưu thông và thể
tích khí dự trữ hít vào
E. Tất cả đều sai
13. Diện tích màng phế nang-mao mạch ở người trưởng thành khoảng:
A. 50 m2
B. 60 m2
C. 70 m2
D. 80 m2
E. 100 m2

7
CHƯƠNG IV - SINH LÝ TIÊU HÓA
1. Chọn câu đúng nhất về cơ tiêu hóa:
A. Mỗi lớp cơ hoạt động như một hợp bào
B. Kích thích lớp cơ này không ảnh hưởng đến lớp cơ khác
C. Các bó cơ trơn tách biệt hoàn toàn với nhau
D. Hoạt động điện quan trọng nhất là sóng chậm
E. Cơ vòng co thắt khi cơ dọc giãn
2. Chất nào sau đây được hấp thu ở miệng:
A. Acid amin
B. Glucose
C. Acid béo
D. Vitamin
E. Cả 4 câu trên đều SAI
3. Các enzyme tiêu hóa của dịch tụy là:
A. Amylase, lipase, trypsin
B. Amylase, carboxypeptidase, pepsin
C. Lipase, chymotrypsin, pepsinogen
D. Amylase, carboxypeptidase, enterokinase
E. Trypsin, pepsin, chymotrypsin.
4. HCl và yếu tố nội được tiết ra từ:
A. Tế bào thành
B. Tế bào chính
C. Tế bào cổ tuyến
D. Toàn bộ niêm mạc dạ dày
E. Tuyến môn vị và tâm vị
5. Pepsinogen chuyển thành pepsin nhờ:
A. Acid HCl
B. Trypsin
C. Lipase
D. Pepsin
E. Protase
8
6. Tác dụng của các thành phần trong dịch vị:
A. Pepsin thủy phân protein thành acid amin
B. Men sữa thủy phân các thành phần của sữa
C. HCl có tác dụng hoạt hóa pepsin
D. Chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
E. Cả 4 câu trên đều ĐÚNG
7. Tác dụng của muối mật:
A. Nhũ tương hóa lipid để làm tăng tác dụng của lipase dịch vị
B. Giúp hấp thu glycerol
C. Giúp hấp thu các vitamin nhóm B
D. Giúp hấp thu triglycerid
E. Cả 4 câu trên đều SAI
8. Thành phần trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa là:
A. Muối mật
B. Sắc tố mật
C. Acid mật
D. Cholesterol
E. Acid taurocholic
9. Quá trình hấp thu ở ruột non xảy ra rất mạnh, vì những lý do sau đây, ngoại trừ:
A. Dịch tiêu hóa ở ruột non rất phong phú
B. Ruột non dài, diện tiếp xúc rất lớn
C. Niêm mạc ruột non có nhiều nhung mao và phi nhung mao
D. Tế bào niêm mạc ruột non cho các chất khuếch tán qua dễ dàng
E. Tất cả thức ăn ở ruột non đều được phân giải thành dạng có thể hấp thu.
10. Chức năng của ruột già. Chọn câu đúng nhất
A. Tổng hợp vitamin K
B. Bài tiết nước
C. Hấp thu K+
D. Bài tiết enzyme tiêu hóa
E. Hấp thu muối mật

9
11. Chức năng của gan. Chọn câu SAI:
A. Cô đặc và dự trữ mật.
B. Làm giảm hoạt tính của các chất độc.
C. Dự trữ đường ở dạng glycogen.
D. Tổng hợp mỡ từ đường vào đạm
E. Lọc máu nhờ tế bào Kupffer.

CHƯƠNG V - SINH LÝ THẬN ( TIẾT NIỆU )


1. Đơn vị cấu tạo cơ bản và chức năng của thận là:
A. Tiểu cầu thận
B. Nephron
C. Tế bào
D. Bao Bowman
E. Tất cả đều sai
2. Động mạch thận là nhánh của động mạch:
A. Động mạch thân cánh tay đầu
B. Động mạch cảnh chung
C. Động mạch chủ ngực
D. Động mạch chủ bụng
E. Động mạch chậu chung
3. Nephron vùng vỏ thận:
A. Chiếm 80% tổng số nephron
B. Làm chức năng bài tiết
C. Các tiểu động mạch ra tạo thành các động mạch thẳng ( vasa recta )
D. A và B đúng
E. A và C đúng
4. Hệ thống ống thận bao gồm:
A. Ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp
B. Ống lượn gần, quai Henle, ống góp
C. Quai Henle, Ống lượn xa, ống góp
10
D. Ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa
E. Tất cả đều sai
5. Câu nào sau đây SAI khi nói về ống lượn gần:
A. Là đoạn nối tiếp với bao Bowman.
B. Tế bào biểu mô có nhiều vi nhung mao
C. Bào tương có nhiều ty thể.
D. Thuận lợi cho cơ chế vận chuyển tích cực
E. Có hình dạng chữ U
6. Phức hợp cận tiểu cầu:
A. Thực hiện chức năng nội tiết của thận
B. Tiết renin
C. Điều hòa huyết áp
D. Sản sinh hồng cầu
E. Tất cả đều đúng
7. Dịch trong ống lượn xa có đặc tính:
A. Đẳng trương
B. Ưu trương
C. Nhược trương
D. Acid
E. Bazơ
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lọc cầu thận, NGOẠI TRỪ:
A. Các áp suất ở tiểu cầu thận
B. Sự co giãn tiểu động mạch và tiểu động mạch ra
C. Thành phần dịch lọc
D. Huyết áp trung tâm
E. Ảnh hưởng thần kinh giao cảm
9. Tái hấp thu và bài tiết ở ống lượn gần, NGOẠI TRỪ:
A. Khoảng 65% các chất trong dịch lọc
B. Protein được tái hấp thu hoàn toàn
C. Bài tiết ion H+
D. Glucose được tái hấp thu theo nhu cầu cơ thể

11
E. Tái hấp thu ion Na+, Cl-
10. Nồng độ ngưỡng của glucose/huyết tương là:
A. 160 mg/dl
B. 180 mg/dl
C. 200 mg/dl
D. 220 mg/dl
E. 240 mg/dl

CHƯƠNG VI - SINH LÝ SINH SẢN


1. Testosteron có chức năng:
A. Phối hợp GH duy trì quá trình sinh tinh
B. Tăng tiết ACTH
C. Kích thích rụng trứng ở nữ
D. Tăng kích thước dương vật, bìu sẫm màu
E. Kích thích tuyến thượng thận bài tiết
2. Điều nào sai khi nói về estrogen
A. Tăng kích thước cơ quan sinh dục trong
B. Giảm tổng hợp protein
C. Phát triển cơ quan sinh dục ngoài
D. Lắng đọng mỡ ở âm hộ, vú
E. Giữ muối và nước
3. Tinh trùng được dự trữ ở
A. Túi tinh
B. Ống dẫn tinh
C. Tuyến tiền liệt
D. Mào tinh
E. Tinh hoàn
4. Đối với người có chu kì kinh nguyệt 32 ngày thì ngày rụng trứng thường là ngày thứ
mấy?
A. 15
12
B. 16
C. 17
D. 18
E. 19
5. Yếu tố không ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh:
A. Nhiệt độ
B. Chủng tộc
C. Rượu, ma túy
D. Kháng thể
E. Độ pH
6. Progesteron có chức năng nào sau đây:
A. Tăng lắng đọng mỡ ở vú
B. Làm loãng chất nhầy cổ tử cung
C. Chế tiết nội mạc tử cung nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt
D. Gây tăng nhiệt độ cơ thể
E. Giảm bài tiết niêm mạc ống dẫn trứng
7. Mốc để đánh dấu tuổi dậy thì hoàn toàn là
A. Thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml
B. Lần xuất tinh đầu tiên
C. Có các thay đổi tâm lý
D. Tinh hoàn bắt đầu tiết testosteron
E. Bé trai được 14 tuổi
8. FSH và LH có các tác dụng nào sau đây:
A. Kính thích tinh hoàn tiết testoteron
B. Kính thích tinh hoàn sinh tinh trùng
C. Kính thích buồng trứng tiết estrogen
D. Kính thích rụng trứng
E. Tất cả đều đúng

13
CHƯƠNG VII - SINH LÝ NỘI TIẾT
1. Hormon nào sau đây do thùy trước tuyến yên tiết ra:
A. TRH
B. PIH
C. ADH
D. TSH
E. Oxytoxin
2. Tủy thượng thận tiết ra chất nào sau đây:
A. Calcitonin
B. Adrenalin
C. Aldosteron
D. LH
E. Insulin
3. Adrenalin không có tác dụng nào sau đây:
A. Làm tim đập nhanh
B. Tăng đường huyết
C. Giãn cơ trơn ruột, bàng quang, tử cung
D. Ức chế noradrenalin
E. Làm tăng huyết áp
4. Tác dụng của hormon TSH:
A. Dinh dưỡng tuyến giáp và kích thích tiết T3, T4
B. Tăng canxi huyết
C. Gây co cơ trơn
D. Phát triển sụn và mô mềm
E. Dinh dưỡng tinh hoàn, nang trứng
5. Tác dụng hormon T3, T4, chọn câu SAI:
A. Tăng thoái biến lipid ở mô mỡ, giảm cholesterol máu.
B. Giảm nhịp tim, lưu lượng tim, tính tự động cơ tim.
C. Tăng hoạt động toàn bộ tế bào, tăng chuyển hóa toàn cơ thể
D. Tăng tổng hợp và thoái biến protein.
E. Tăng chuyển hóa glucid
14
6. Tuyến cận giáp tiết ra hormon nào:
A. ADH
B. GHIH
C. PTH
D. Calcitonin
E. Adrenalin
7. Hormon ACTH, chọn câu SAI:
A. Dinh dưỡng, kích thích sự tổng hợp và bài tiết hormon vỏ thượng thận.
B. Tác dụng chủ yếu lên lớp bó và lớp dưới vỏ thượng thận.
C. Làm tăng quá trình học tập và trí nhớ.
D. Được ức chế bởi PIH vùng dưới đồi
E. Bản chất là một polypeptid.
8. Hormon nào sau đây KHÔNG do vùng hạ đồi tiết ra:
A. GnRH
B. TRH
C. ACTH
D. GHRH
E. CRH

15
CHƯƠNG VIII - SINH LÝ THẦN KINH
1. Phát biểu nào sau đây không đúng với nơron:
A. Đơn vị cấu tạo hệ thần kinh
B. Cấu tạo gồm ba thành phần
C. Dẫn truyền xung động thần kinh theo cơ chế điện học
D. Dẫn truyền xung động thần kinh theo cơ chế hóa học.
E. Dẫn truyền xung động thần kinh qua sợi trục theo hai chiều
2. Thân tế bào thần kinh có các thành phần và tính chất sau, ngoại trừ:
A. Có thể Niss
B. Có tơ thần kinh.
C. Tạo nên chất trắng của hệ thần kinh
D. Cung cấp dinh dưỡng.
E. Tiếp nhận và phát xung động thần kinh.
3. Phát biểu nào sau đây đúng với bó tháp, ngoại trừ:
A. Dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức.
B. Xuất phát từ hồi trán lên.
C. Bắt chéo tháp hành não
D. Chi phối vận động chủ động cho cổ, thân
E. Chi phối vận động chủ động cho tứ chi
4. Phản xạ nào KHÔNG CÓ ở tủy sống:
A. Phản xạ da
B. Phản xạ gân
C. Phản xạ thực vật
D. Phản xạ mắt - tim
E. Phản xạ trương lực cơ
5. Phát biểu nào sau đây không đúng với dịch não tủy:
A. Lưu thông trong các não thất
B. Do đám rối màng mạch trong não thất bài tiết
C. Có chức năng bảo vệ tổ chức thần kinh
D. Có chức năng dẫn truyền phản xạ
E. Có chức năng bài tiết và dinh dưỡng
16
6. Phát biểu sau đúng với dịch não tủy, ngoại trừ:
A. Thành phần luôn hằng định
B. Ngăn cản không cho chất độc lọt vào tổ chức thần kinh.
C. Đóng vai trò như một hệ thống đệm.
D. Có chức năng dẫn truyền cảm giác
E. Dịch não tủy bao bọc quanh não và tủy sống.
7. Phát biểu nào sau đây không đúng với dấu hiệu Babinski:
A. Là phản xạ da
B. Tồn tại ở trẻ dưới 2 tuổi
C. Có ở người trưởng thành là tổn thương bó tháp
D. Để phát hiện phản xạ ta gãi dọc bờ ngoài lòng bàn chân
E. Là dấu hiệu tổn thương thần kinh số VII
8. Phát biểu sau đúng với Vùng Wernicke, ngoại trừ
A. Là vùng ngôn ngữ
B. Ở thùy thái dương
C. Chi phối vận động của các cơ quan tham gia vào động tác phát âm
D. Khi bị tổn thương thì bị chứng câm, không hiểu lời, hiểu chữ...
E. Là vùng hiểu ngôn ngữ, vùng hiểu biết...
9. Chức năng nào quan trọng nhất ở hành não:
A. Dẫn truyền vận động
B. Dẫn truyền cảm giác
C. Chức năng điều hòa trương lực cơ
D. Chức năng phản xạ
E. Không có chức năng nào kể trên là quan trọng
10. Phát biểu sau đúng với phản xạ gân cơ bốn đầu đùi, ngoại trừ:
A. Gõ ở gân xương bánh chè
B. Cơ bốn đầu đùi co lại
C. Duỗi cẳng chân
D. Duỗi bàn chân
E. Do mức tủy L3-L4 chi phối.

17

You might also like