You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING


------------------- -------------------

Đề tiểu luận không thuyết trình:


Thông lệ trong thương mại quốc tế

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Thị Hải Xuân


Lớp - Khóa: IB005 – K45
Sinh viên: Dương Thúy Hiền
MSSV: 31181022767
Email: hienduong441.k44@st.ueh.edu.vn

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
I/ Khái niệm và vai trò của Thông lệ, luật Quốc gia và các điều ước Quốc tế đối với hoạt động
thương mại Quốc tế nói chung.................................................................................................................4
1. Thông lệ quốc tế.............................................................................................................................4
2. Luật quốc gia..................................................................................................................................4
3. Điều ước quốc tế.............................................................................................................................4
II. Phân tích các yêu cầu pháp lý trong triển khai hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam
qua thị trường EU..................................................................................................................................5
1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở thị trường EU...............................................5
2. Yêu cầu pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam qua thị trường
EU 5
2.1 Thông lệ quốc tế..................................................................................................................6
2.2 Điều ước quốc tế.................................................................................................................8
2.3 Luật quốc gia.......................................................................................................................9
III. Tầm quan trọng của việc nắm vững thông lệ, luật lệ và điều ước QT trên giúp các doanh nhân nâng
cao hiệu quả thương mại Quốc tế.......................................................................................................13
Kết luận...................................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................15

2
LỜI MỞ ĐẦU

Để doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và xuất khẩu manh qua thị trường EU đầy tiềm
năng thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm rõ về các yêu cầu như thiết lập hợp đồng, thủ tục,
thanh toán, giải quyết tranh chấp và quy định thuế quan thông qua các hiệp định được ký kết
giữa Việt Nam và EU từ các nguồn thông lệ quốc tế, luật quốc gia và điều ước quốc tế
Bài làm gồm 3 nội dung chính:
Lý thuyết về khái niệm và vai trò của thông lệ quốc tế, luật quốc gia và điều ước quốc tế đối với
hoạt động thương mại quốc tế nói chung
Phân tích các yêu cầu pháp lí đối với ngành dệt may khi xuất khẩu sang thị trường EU
Lý giải tầm quan trọng của việc nắm vững thông lệ, luật lệ và điều ước QT trên giúp các doanh
nhân nâng cao hiệu quả thương mại Quốc tế.

3
I/ Khái niệm và vai trò của Thông lệ, luật Quốc gia và các điều ước Quốc tế đối với
hoạt động thương mại Quốc tế nói chung.

1. Thông lệ quốc tế


Thông lệ quốc tế (International best practices) là những quy tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn… mà
nhiều quốc gia, tổ chức, liên minh hay cộng đồng chung trên thế giới đã thống nhất sử dụng.
Thông lệ quốc tế được tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những
quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là
nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị
thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

 Vai trò
Thông thường các quyền được sử dụng để tăng giá, tăng thuế, tăng phí, . nhất là những thứ trong

tầm độc quyền của các quyền chính.

2. Luật quốc gia


Luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau
được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản
do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục và hình thức nhất định. Pháp luật trong nước
có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia ban hành ra nó.
Tùy theo mỗi quốc gia sẽ có hệ thống luật khác nhau để quản lý hoạt động thương mại quốc tế
Chủ thể của Luật quốc gia là Nhà nước và các pháp nhân, cá nhân trên lãnh thổ đó.

 Vai trò

Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trong các trường
hợp:
▪ Khi các bên thoả thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc áp dụng luật của
một bên để điều chỉnh hợp đồng
▪ Khi điều khoản luật áp dụng của hợp đồng được quy đinh trong các điều ước quốc tế liên quan
xác định luật của một quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng cho các hợp đồng đó
Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành, phát triển của luật quốc tế.

3. Điều ước quốc tế


Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật
quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận,
nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc
song phương.

 Vai trò của điều ước quốc tế

4
thỏaĐược áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế: Thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần
thuận sau đó được ký kết từ các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng
nhanh, từ đó kịp thời áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế.
 Hướng đến điều chỉnh quá trình hình thành khung pháp luật quốc tế thông qua sự hình thành của hệ
thống các điều ước đa dạng về nội dung
 Đóng vai trò quan trọng trong một số nước thuộc từ dòng họ thông luật: Bởi khi có sự xung
đột mâu thuẫn giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước thì được ưu tiên áp dụng. Vì
đối với nước có hệ thống nguồn luật thông luật đa số luật thành văn được soạn thảo do cơ
quan hành pháp, cơ quan lập pháp, theo đó hệ thống luật có tính khái quát hơn và được áp
dụng trong thực tiễn.

II. Phân tích các yêu cầu pháp lý trong triển khai hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may
của Việt Nam qua thị trường EU

1. Tổng quan về tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở thị trường EU

Trong báo cáo mới đây của Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) phối hợp với
Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp công bố dẫn số liệu thống kê sơ bộ của Tổng
cục Hải quan cho hay, trong tháng 12/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang thị trường EU ước đạt 270 triệu USD, tăng 3,05% so với tháng 11/2020 và giảm 11,48% so
với tháng 12/2019. Tính chung năm 2020, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường
này đạt 3,08 tỷ USD, giảm 12,77% so với năm 2019 nhưng vẫn chiếm đến 12,2% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU năm 2020 (ĐVT:
Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan; số liệu tháng 12 là ước tính

2. Yêu cầu pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam qua thị
trường EU

5
2.1 Thông lệ quốc tế

EU không có quy định bắt buộc vào về điều kiện giao hàng đối với ngành dệt may Việt Nam và
điều kiện giao hàng sẽ do hai bên mua bán thỏa thuận với nhau để chọn ra phương thức giao
hàng tốt nhất có lợi cho cả hai bên. Nhưng cả hai bên mua bán phải chọn 1 trong 11 hình thức
giao hàng của incoterms 2020:

 EXW (Ex Works)

Người bán: Quy tắc này đặt trách nhiệm tối thiểu lên người bán, người chỉ đơn thuần là phải làm
cho hàng hóa sẵn sàng, được đóng gói phù hợp và đặt tại địa điểm được chỉ định, thường là nhà
máy của người bán hoặc kho hàng (không chịu trách nhiệm bốc xếp lên xe tải).

Người mua: Chịu trách nhiệm làm hầu hết mọi công việc. Có trách nhiệm bốc xếp hàng hóa từ
kho của người bán lên xe (mặc dù là chủ kho hàng, người bán dễ sắp xếp làm việc này hơn);
Chịu chi phí & trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu; vận chuyển đường bộ, đường biển và cho tất
cả các chi phí phát sinh sau khi nhận hàng hóa từ người mua.

Trong nhiều giao dịch xuất nhập khẩu, quy tắc này có thể gặp khó khăn trong thực tế. Do người
mua vẫn cần người bán đứng ra để khai báo thông tin hàng hóa cho hải quan khi hàng đến cảng
(dù chi phí làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu do người mua chịu)

 FCA (Free Carrier)

Người bán: Sắp xếp vận chuyển hàng từ kho của mình đến nơi được chỉ định trên hợp đồng. Nếu
nơi chỉ định trên hợp đồng là: Bãi đóng hàng của cảng, kho của nhà vận chuyển, v.v. (các nơi
không thuộc sở hữu của người bán) thì người mua tự sắp xếp việc bốc xếp hàng (trả tiền và sử
dụng bộ phận bốc xếp của cảng hoặc nhà vận chuyển). Nếu nơi chỉ định là kho hàng/nhà máy
của người bán, thì người bán chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên xe tải, v.v. Đây là một sự khác
biệt quan trọng với Ex Works EXW (Trong EXW, người mua luôn là người chịu trách nhiệm
bốc xếp từ kho lên xe tải)

Người mua: chịu trách nhiệm cho các công việc và chi phí tiếp sau đó

 CPT (Carriage Paid To)

Người bán: có trách nhiệm sắp xếp, chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến nơi được chỉ định
trong hợp đồng, nhưng không chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển đó. Rủi ro đã chuyển từ
người bán sang người mua tại thời điểm hàng hóa bắt đầu được vận chuyển (khi xe tải lăn bánh)

Người mua: chịu trách nhiệm và chi phí kể từ khi phương tiện vận chuyển hoàn tất giao hàng tại
địa điểm được quy định theo hợp đồng.

 CIP (Carriage and Insurance Paid To):

6
Giống CPT nhưng người bán phải chịu thêm việc mua bảo hiểm hàng hóa (thường là mua bảo
hiểm 110% giá trị hàng)

 DAT (Delivered At Terminal)

Người bán: Thuê tàu giao hàng đến terminal tại nước người mua (terminal có thể là bãi

container, cần cẩu, kho hàng trong cảng – tùy theo thỏa thuận giữa hai bên)

Người mua: Chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp các loại thuế nhập khẩu và làm các
bước tiếp theo để đưa hàng về kho.

 DAP (Delivered At Place)

Người bán: Chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã sẵn sàng bốc dỡ từ tàu
xuống cảng đến – Vì vậy, có hư hỏng trong quá trình bốc dỡ hàng thì người chịu là người mua
(điểm khác vs DAT – DAT chuyển giao rủi ro khi hàng hóa đã bốc dỡ xong)

Người mua: có trách nhiệm và chịu chi phí làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu và sau đó
làm các bước để đưa hàng về kho.

 DDP (Delivered Duty Paid)

Quy tắc này đặt nghĩa vụ tối đa lên người bán và là quy tắc duy nhất yêu cầu người bán chịu
trách nhiệm hoàn thành thủ tục nhập khẩu và thanh toán thuế nhập khẩu, chịu trách nhiệm, chi
phí vận chuyển hàng từ kho của mình đến kho của người mua, làm thủ tục hải quan hai đầu
(nước xuất khẩu + nước nhập khẩu),

Người mua: Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa từ xe tải xuống kho hàng của mình, rủi ro được
chuyển giao khi hàng hóa sẵn sàng được bốc dỡ khỏi xe tải (xe chở hàng từ cảng đến kho người
mua)

 FAS (Free Alongside Ship)

Người bán: thuê vận tải, làm thủ tục xuất khẩu và đặt hàng hóa cạnh tàu, tại cảng đi

Người mua: chịu chi phí, trách nhiệm bốc dỡ hàng lên tàu và làm các công việc tiếp theo đó đến
cuối cùng

 FOB (Free On Board)

Người bán: Chịu trách nhiệm & chi phí để giao hàng đến cảng, làm thủ thục hải quan xuất khẩu.

và chịu các chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên tàu

Người mua: Sau khi hàng hóa đã xếp xong lên tàu, phí thuê tàu + mọi chi phí và rủi ro từ đó trở
về sau do người mua chịu

7
 CFR (Cost and Freight)

Người bán: Chịu trách nhiệm & chi phí để giao hàng đến cảng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
và chịu các chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên tàu như FOB.

Người mua: Nhận hàng tại cảng nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu, đóng thuể nhập khẩu, chịu
thêm phí thuê tàu để giao hàng đến cảng nhập khẩu.

 CIF (Cost Insurance and Freight),

Người bán: Chịu trách nhiệm & chi phí để giao hàng đến cảng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu.

và chịu các chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên tàu + chịu chi phí thuê tàu
biển (giống hệt CFR). Tuy nhiên là người bán chịu thêm trách nhiệm và chi phí mua bảo hiểm
cho hàng hóa.

Người mua: Giống CFR – Nhận hàng tại cảng nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu, đóng thuể nhập
khẩu. Rủi ro được chuyển từ người mua sang người bán khi hàng hóa đã được xếp lên tàu

Thủ tục hải quan - thủ tục xuất khẩu hàng dệt may sang Châu Âu

Hiện nay với việc khai hải quan đối với hàng may mặc được quy định trong thông tư
38/2015/TT-BCT và thông tư 39/2018/TT-BCT thì mặt hàng Dệt May xuất khẩu như mặt hàng
bình thường. chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ:

 Contract (hợp đồng);


 Invoice, Packing List;

 Bill of Lading;
 Certificate of Origin (C/O)

 Tờ khai hải quan.

Trong đó C/O sẽ là tờ quan trọng để bên Châu Âu được miễn thuế.

Một số lưu ý khi khai hải quan: Tên hàng; Thành phần chất liệu (bao nhiêu wool, bao nhiêu poly,
làm từ lông gì); Công nghệ dệt: (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt…); Công dụng làm gì (may mặc,
rèm cửa, lau nhà); Quy cách (chiều dài, chiều rộng, trọng lượng); Mật độ sợi hoặc định lượng;

2.2 Điều ước quốc tế

Hiệp định EVFTA đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 12/2/2020 có ý nghĩa khá quan

trọng trong việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may, đặc biệt trong bối cảnh ngành
dệt may đã chịu tác động không nhỏ của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung suốt năm rưỡi

8
qua và mới đây là dịch bệnh Covid 19. Dự kiến Việt Nam và EU sẽ hoàn tất quá trình phê chuẩn
để Hiệp định chính thức có hiệu lực vào tháng 7 năm 2020.
Với Hiệp định EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu

về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công
Thương đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.
Cùng với lợi ích về xóa bỏ thuế quan, EVFTA với quy tắc xuất xứ yêu cầu “từ vải” kết hợp với
yêu cầu “từ sợi trở đi” của Hiệp định CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất
khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm
dần phụ thuộc việc nhập khẩu nguyên phụ liệu bên ngoài.
Đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” để hưởng ưu đãi thuế quan của EVFTA
Nguyên tắc để hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo
EVFTA yêu cầu vải phải được dệt tại Việt Nam hoặc EU và cắt may tại Việt Nam. Lưu ý quy tắc
xuất xứ cho hàng dệt may theo EVFTA được thể hiện dưới dạng “quy trình sản xuất cụ thể”
không phải quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CTC như Hiệp định CPTPP và các FTA đã ký,
về cơ bản tương tự quy tắc xuất xứ doanh nghiệp đang áp dụng hưởng GSP hiện tại.
Ngoài ra, nguyên tắc cộng gộp trong EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải của:

 Hàn Quốc hoặc một nước thứ 3 mà hai bên cùng ký FTA (Nhật Bản hoặc một nước nào đó trong
tương lai cùng ký FTA), hoặc
 ASEAN với điều kiện thuế ưu đãi áp cho mặt hàng đó cao hơn cho mặt hàng tương tự của quốc gia
ASEAN tham gia cộng gộp
EVFTA cho phép chia nhỏ lô hàng trong trường hợp quá trình vận chuyển hàng hóa có quá cảnh
qua nước thứ ba không phải thành viên với điều kiện hàng hóa vẫn nằm dưới sự giám sát của hải
quan, đây là Hiệp định FTA thứ hai cùng với CPTPP cho phép doanh nghiệp thực hiện việc này,
quy định này rất thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu, họ có thể đưa các trung tâm phân
phối lớn chia nhỏ giao hàng theo các thời điểm mùa vụ phù hợp.
Về thủ tục chứng nhận xuất xứ, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu đủ điều kiện
được áp dụng đối với doanh nghiệp EU xuất khẩu sang Việt Nam, đối với doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu sang EU có lẽ trước mắt vẫn xin cấp C/O như truyền thống, theo quy định Việt
Nam sẽ thông báo cho EU triển khai tự chứng nhận xuất xứ khi sẵn sàng.

2.3 Luật quốc gia

Yêu cầu pháp lí bắt buộc về sản phẩm dệt may của Việt Nam tại EU-nước nhập khẩu

 Tính an toàn sản phẩm

Mọi sản phẩm lưu hành tại châu Âu phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chỉ thị chung về An
toàn Sản phẩm (The European Union General Product Safety Directive) số 2001/95/EC, ngày
03/12/2001. Ngoài ra, một số sản phẩm dệt may cụ thể có áp dụng các yêu cầu an toàn riêng. Nếu sản
phẩm của doanh nghiệp bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối hoặc rút khỏi thị trường châu Âu.

9
 Quy định về Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH )

Châu Âu áp dụng Quy định pháp lý phổ biến nhất cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang
EU REACH số 1907/2006 ngày 18/12/2006. Quy định này hạn chế sử dụng nhiều loại hóa chất
trong dệt may và da. Việc sử dụng các hóa chất trong may mặc bị hạn chế bởi các giới hạn về
lượng (mg hoặc kg) hoặc bị cấm hoàn toàn. tận dụng các cơ hội về ưu đãi thuế. Xuất khẩu hàng
may mặc của EU sang phần còn lại của thế giới chiếm hơn 30% thị trường thế giới; đồng thời
EU cũng được coi là nơi cung cấp các công nghệ nguồn và các trung tâm thời trang hàng đầu thế
giới, do đó có thể thu hút đầu tư từ EU cho lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thời trang.

Tại một số nước EU có quy định quốc gia bổ sung về các hóa chất cụ thể. Ví dụ: Áo, Phần Lan,

Đức, Na Uy và Hà Lan có các quy định cụ thể đối với formaldehyd trong hàng dệt may; Áo, Đan
Mạch, Đức và Hà Lan cũng có các quy định cụ thể đối với PCP; trong khi Đức cũng có các quy
định về phân tán thuốc nhuộm trong dệt may; Thụy Sĩ có quy định riêng về hóa chất ORRChem.

Quy định REACH được cập nhật hai lần một năm. Bản cập nhật mới nhất của REACH sẽ hạ
thấp giới hạn hạn chế của 33 hóa chất được coi là gây ung thư, gây đột biến hoặc gây độc cho
sinh sản. Quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 01/11/ 2020.

 Hạn chế sử dụng một số chất hóa học trong sản phẩm

Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất sau trong quá
trình sản xuất hoặc thành phẩm dệt may: Tris (2,3 dilbromopropyl) phosphate, Tris (aziridinyl)
phosphinoxide, PBB, mercury, Dioctyltin (DOT), Nickel, Azodyes, Nonylphenol ethoxylates,
Chromium VI, PAH, PFOA và một vài chất khác.

Quy định EU số 2019/1021, ngày 20/6/2019 cũng cấm các chất ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trong các sản phẩm dệt may như Tetrabromodiphenyl ether, Pentabromodiphenyl ether...
Ngoại trừ những sản phẩm diệt khuẩn được cho phép trong Quy định EU số 528/2012, ngày
22/5/2012, không có chất diệt khuẩn nào khác được dùng trong sản phẩm.

 Chất diệt khuẩn

Nếu doanh nghiệp thêm chất diệt khuẩn vào đồ may mặc để bảo vệ con người, động vật nhằm
ngăn chặn các sinh vật gây hại như vi khuẩn, sâu bệnh thì phải tuân thủ Quy định Sản phẩm chất
diệt khuẩn sinh vật châu Âu (BPR), cũng như REACH.

 Các hợp chất hữu cơ bền

Việc sử dụng các hợp chất hữu cơ bền (POPs) cũng bị cấm, mặc dù trong đa số trường hợp
không được quy định trong REACH mà được quy định trong Công ước Stockholm (Quy định
EU số 2019/1021). POPs đôi khi được sử dụng để làm vải chống nước hoặc chống cháy, hoặc
trong công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất da.

10
 Gắn nhãn CE (CE marking)

Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu
Âu, được pháp luật của EU công nhận. Khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp
ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU. Thiết bị bảo hộ cá nhân
(PPE) như quần áo bảo hộ hay găng tay, cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn của EU về thiết kế,
sản xuất, sử dụng vật liệu, thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng liên quan đến PPE. Việc gắn nhãn CE
vào các sản phẩm là dấu hiệu cho biết sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn cũng như hướng
dẫn Blue Guide về việc phê duyệt chất lượng đối với các sản phẩm gắn nhãn CE. ”

 Công ước CITES

Một số động thực vật được loại trừ hoàn toàn trong việc sử dụng đối với ngành may mặc; một số
khác bị hạn chế nhập khẩu. Quy định EC số 338/97, ngày 09/12/1996 về bảo vệ động vật hoang
dã, dựa trên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ
tuyệt chủng (CITES). Cấm nhập khẩu các sản phẩm làm từ bộ phận da, lông hoặc da thú thô của
con hải cẩu theo Quy định EC số 1007/2009, ngày 16/9/2009. Doanh nghiệp cần kiểm tra danh
mục động vật thực vật nào bị hạn chế sử dụng trên trang web của Văn phòng Trợ giúp Thương
mại của Liên minh châu Âu - EU Trade Helpdesk.

 Quyền Sở hữu trí tuệ

Việc sử dụng bất hợp pháp các thương hiệu và mẫu thiết kế trong ngành may mặc được coi là
một mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành thời trang châu Âu. Nếu doanh nghiệp bán các thiết kế
của mình tại thị trường châu Âu, họ phải đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT).
Các quyền này có thể áp dụng cho thiết kế của sản phẩm, thương hiệu hoặc bản vẽ thiết kế được
sử dụng. Nếu bên mua cung cấp mẫu thiết kế thì sẽ phải chịu trách nhiệm nếu mặt hàng liên quan
bị phát hiện vi phạm QSHTT. Doanh nghiệp cần kiểm tra các trang web của Cơ quan Sở hữu trí
tuệ của châu Âu (EUIPO) và cập nhật các mẫu thiết kế, thương hiệu và kho dữ liệu lưu trữ các
thiết kế được bảo hộ sở hữu trí tuệ của châu Âu. Đối với dữ liệu về các thiết kế được bảo hộ
ngoài EU, doanh nghiệp có thể truy cập trang web của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Yêu cầu bắt buộc không pháp lý

 Yêu cầu riêng đối với vật liệu cơ sở

Việc sản xuất vật liệu cơ bản (sợi và phi dệt như da, lông) có tác động đến việc sử dụng nước,
hóa chất, năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố phúc lợi. Để giảm thiểu những rủi ro này,
nhà nhập khẩu có thể yêu cầu doanh nghiệp lấy nguồn nguyên liệu cơ bản từ nhà cung cấp được
chứng nhận.

 Yêu cầu riêng cho chế biến dệt và vải

11
Các tiêu chuẩn và chứng nhận sau đây có thể được yêu cầu để đảm bảo rằng hàng dệt và vải đã
được sản xuất đảm bảo bảo vệ môi trường. Các thương hiệu và nhà bán lẻ châu Âu sử dụng các
tiêu chuẩn này là: Peek & Cloppenburg (Oekotex), Zalando (EU Ecolabel), C & A (GOTS) và
G-Star (Bluesign).

Tiêu chuẩn 100 của Oekotex - Nhãn đảm bảo người tiêu dùng rằng tất cả các vật liệu được sử
dụng trong quần áo đều được kiểm tra về các chất có hại.

Nhãn sinh thái EU (EU Ecolabel) - Nhãn đảm bảo người tiêu dùng rằng hàng dệt được sản xuất
bằng cách sử dụng các chất ít độc hại hơn.

GOTS (Tiêu chuẩn Dệt hữu cơ toàn cầu) - Tiêu chuẩn bao gồm các khâu từ sản xuất đến phân
phối hàng dệt được làm từ ít nhất 70% sợi tự nhiên hữu cơ.

Bluesign - Hệ thống Bluesign giảm tác động đến con người và môi trường trong toàn bộ chuỗi
cung ứng dệt may dựa trên quản lý luồng đầu vào.

 Yêu cầu riêng cho việc sản xuất hàng may mặc

Một số tiêu chuẩn và chứng chỉ trong ngành dệt may nhằm khuyến khích đối xử công bằng với
người lao động trong ngành sản xuất hàng may mặc. Dưới đây là một số tiêu chuẩn được yêu cầu
phổ biến nhất bởi người mua châu Âu:

BSCI (Sáng kiến Tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh). Đối với nhiều người mua ở
châu Âu, BSCI là chứng nhận phổ biến nhất và là một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng giúp các
nhà sản xuất thúc đẩy tuân thủ trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn phổ biến khác đảm bảo quyền
của người lao động là SA8000, ISO 26000, FWF (Quỹ May mặc bình đẳng - Fair Wear
Foundation) và Fairtrade. Một tiêu chuẩn quản lý môi trường phổ biến là ISO 14001

 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu ở châu Âu đang gia tăng yêu cầu của họ về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp (CSR). Yêu cầu tối thiểu là doanh nghiệp sẽ ký một bộ quy tắc ứng xử, trong đó tuyên
bố rằng doanh nghiệp tôn trọng luật lao động, môi trường địa phương và tránh tham nhũng. Ngoài ra,
người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận liên quan đến nguồn gốc của sản
phẩm, tiền lương trả cho lao động nhà máy và cách thức xử lý chất thải nhà máy. Các công ty từ Bắc
Âu và Tây Âu được coi là tương đối nghiêm ngặt về CSR và chất lượng sản phẩm.

Yêu cầu về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan
theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ theo Số: 11/2020/TT-BCT sau:
 C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.

12
 Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu
có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
 Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng
ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương
 Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm c khoản này thực hiện theo quy định của Bộ
Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu.

Để hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong 12
tháng kể từ ngày phát hành tại Việt Nam và phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành
viên nhập khẩu là EU trong thời gian có hiệu lực. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu
chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.

Việc kiểm tra, xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện xác suất hoặc khi
cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu-EU có nghi ngờ hợp lý về tính xác thực
của chứng từ, về xuất xứ của hàng hóa hoặc việc tuân thủ quy định khác của EVFTA.

III. Tầm quan trọng của việc nắm vững thông lệ, luật lệ và điều ước QT trên giúp các
doanh nhân nâng cao hiệu quả thương mại Quốc tế.

Thứ nhất, khi doanh nghiệp nắm vững thông lệ quốc tế về các điều kiện giao hàng incotems thì
sẽ giúp cho doanh nghiệp chọn được phương thức mà mình có lợi và chắc chắn nhất, có thể giảm
tính rủi ro khi bốc dỡ hàng hóa trên tàu và tối thiểu hóa chi phí nhất có thể. Thủ tục hải quan
cũng là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu hàng hóa với đầy đủ các chứng từ.

Thứ hai, khi doanh nghiệp nắm vững điều ước quốc tế về các hiệp định được ký kết với nước
ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ được thuế quan mà công ty được hưởng lợi và các yêu
cầu đi kèm với việc giảm thuế quan như quy tắc xuất xứ, cộng gộp từ nước nhập khẩu để có thể
xuất khẩu đúng hàng hóa quy định.

Thứ ba, khi doanh nghiệp nắm vững luật quốc gia thì các nước sẽ bảo vệ được lợi ích chính
mình, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ biết chính xác yêu cầu chất lượng về hàng hóa cũng như quy
định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước nhập khẩu để có thể xuất khẩu.

13
Kết luận

Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào doanh
nghiệp đó có thật sự nắm vững được môi trường pháp lý vững hay không. Trong tình hình kinh
tế hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, muốn tiến hành tiến hành các hoạt động thông thương,
thương mại quốc tế giữa các quốc gia khác nhau theo hướng toàn cầu hóa thì người ta phải giảm
thiểu, bỏ đi những hạn chế về thương mại vì vậy những pháp luật quốc tế được các quốc gia
đồng thuận, ký kết với nhau sẽ giúp họ có được một hành lang pháp lý đồng thuận với nhau để
cắt đi các hạn chế thương mại của từng cá nhân mỗi quốc gia đặt riêng ra với những hàng hóa
được giao dịch mua bán với quốc gia đó. Với sự thỏa thuận của các quốc gia sẽ giúp các quốc gia
mở ra các rào cản thương mại rất nhiều.
Khi có các quy định pháp luật quốc tế nó sẽ làm cơ sở giúp cho các nhà đầu tư, các thương nhân
có được cơ sở về mặt pháp lý chung khi họ quyết định đầu tư kinh doanh với một đối tác ở
những quốc gia khác nếu không có các quy định này sẽ dễ dàng dẫn đến xung đột pháp luật và
mâu thuẫn pháp luật giữa quốc gia này với quốc gia khác khi luật pháp của 2 quốc gia có mâu
thuẫn với nhau. Vì vậy khi có các quy định về pháp luật quốc tế này nếu hai bên có mâu thuẫn
trong quá trình đầu tư kinh doanh thì họ sẽ cơ sở chung để giải quyết.
Những quy định luật lệ quốc tế sẽ tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng hơn giữa các quốc
gia với nhau đặc biệt là những nước lớn với những nước nhỏ, những nước phát triển và những
nước đang và kém phát triển. Ngoài ra, nó còn giúp các quốc gia đối phó được với những thách
thức của quá trình toàn cầu hóa, liên quan đến ý tế, môi trường, bản sắc văn hóa và các tiêu
chuẩn lao động cơ bản…

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amilawfirm.com. (2021). Retrieved 26 June 2021, from


https://amilawfirm.com/wp-content/uploads/2020/03/Gi%C3%A1o-tr%C3%ACnh-
lu%E1%BA%ADt-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF_compressed.pdf.
Luật điều ước quốc tế 2016. Thuvienphapluat.vn. (2021). Retrieved 26 June 2021, from
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-dieu-uoc-quoc-te-2016-303284.aspx.

Evfta.moit.gov.vn. (2021). Retrieved 26 June 2021, from

http://evfta.moit.gov.vn/

Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đang hồi phục - Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam.
(2021). Retrieved 26 June 2021, from

https://vcosa.vn/vi/xuat-khau-hang-det-may-sang-thi-truong-eu-dang-hoi-phuc.

Năm 2021: Nhiều yếu tố trợ lực cho xuất khẩu dệt may sang EU. Sct.quangbinh.gov.vn. (2021).
Retrieved 26 June 2021, from

https://sct.quangbinh.gov.vn/3cms/nam-2021-nhieu-yeu-to-tro-luc-cho-xuat-khau-det-may-sang-
eu.htm.

Các quy định cần biết về hàng dệt may tại EU. Vietnamexport.com. (2021). Retrieved 26 June
2021, from

http://vietnamexport.com/cac-quy-dinh-can-biet-ve-hang-det-may-tai-eu/vn2510973.html.

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng dệt may sang các nước EU - Hội Xuất Nhập Khẩu. Hội Xuất
Nhập Khẩu. (2021). Retrieved 26 June 2021, from

http://hoixuatnhapkhau.com/thu-tuc-hai-quan-xuat-khau-hang-det-may-sang-cac-nuoc-eu/.

Tác động của Hiệp định EVFTA đối với ngành Dệt May Việt Nam | Tập đoàn dệt may Việt
Nam. (2021). Retrieved 26 June 2021, from
https://vinatex.com.vn/tac-dong-cua-hiep-dinh-evfta-doi-voi-nganh-det-may-viet-nam/?
fbclid=IwAR38K3ASce98mE6-rOiSzeng9d2zSALrhcWJDEdu80ewlaI226thYIe0S3I

(2021) Retrieved 26 June 2021 from

15
https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/2/15/thong-tin-xk-vao-eu-det-may-
16133967270711460061068.pdf

(2021) Retrieved 26 June 2021 from

https://vnglogistics.vn/Img/file/INCOTERMS%202020%20scanned%20full.pdf?fbclid=IwAR1o
XvlEhHhvjWAvXVVIzfC8skxFHsZYpQJMBFNMohqmW2cgI9vy

Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh
châu âuthuvienphapluat.vn. (2021). Retrieved 26 June 2021, from

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-11-2020-TT-BCT-quy-dinh-Quy-
tac-xuat-xu-hang-hoa-trong-Hiep-dinh-Thuong-mai-tu-do-445632.aspx

16

You might also like