You are on page 1of 21

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẾN TRE Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
Phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

MỞ ĐẦU

Nhằm tập trung phát triển công nghiệp, tạo khâu đột phá trong phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh nhà, giai đoạn 2011 - 2015, Bến Tre đã triển khai thực hiện
nhiều chương trình, đ ề án trọng tâm nhằm định hướng phát triển cho toàn ngành
công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh luôn quan tâm tập trung chỉ đạo, kịp
thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; cải thiện môi trường đầu
tư; thực hiện tốt chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư; ưu tiên bố trí ngân sách
giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu,
cụm công nghiệp để chủ động thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Bằng những chủ trương, chính sách tác động, ngành công nghiệp của tỉnh
đã có bư ớc phát triển khá cao, nhất là công nghiệp chế biến nông sản đã t ạo ra
nhiều mặt hàng mới, góp phần làm gia tăng chuỗi giá trị của sản phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch, tạo động lực thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển. Tỷ
trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh và kim ngạch xuất khẩu điều tăng cao,
cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể. Các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp đã vươn lên và góp ph ần quan trọng trong toàn ngành công nghiệp của
tỉnh (chiếm 55,77% giá trị sản xuất (GTSX) và chiếm 65,87% kim ngạch xuất
khẩu toàn tỉnh).
Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng
chậm, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao; huy
động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và thu nhập bình quân đầu người đạt thấp.
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 đã đư ợc xây dựng
từ năm 2011, đến nay một số nội dung, chỉ tiêu quan trọng không còn phù hợp
như: chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 được dùng để
đánh giá sự phát triển ngành được thay bằng giá trị sản xuất theo giá so sánh
2010, định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng có
sự thay đổi,.…Do đó, để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X,
cần phải tổ chức nghiên cứu, xây dựng “Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Bến
Tre giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030” và đề ra các chỉ tiêu sát với
thực tiễn, phù hợp với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp, góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Phần I
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
1. Giá trị sản xuất CN – TTCN, tỷ trọng giá trị tăng thêm công nghiệp
trong cơ cấu GRDP của tỉnh và các sản phẩm chủ yếu
Giá trị sản xuất CN-TTCN (Giá so sánh 2010) giai đoạn 2011-2015 tăng
tưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân 14,70%/năm 1.Trong đó, kinh tế trong
nước tăng trưởng bình quân 4,10%/năm 2; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
tăng trưởng bình quân là 45,21%/năm 3.
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 tăng
13,30%/năm 4, đưa tỷ trọng giá trị tăng thêm công nghiệp trong cơ cấu GRDP
của tỉnh từ 9,63% năm 2010 và ước đến năm 2015 khoảng 13,66%.
Trong giai đoạn 2011-2015, các sản phẩm mới đầu tư đã hoạt động ổn
định, sản lượng sản xuất ngày càng tăng. Một số s ản phẩm có mức tăng trưởng
bình quân cao như : Than hoạt tính 65,44%/năm 5; Sữa dừa 56,88%/năm 6; Bộ
dây điện xe ô tô 51,85%/năm 7; Bột cá 24,86%/năm 8; Thủy sản các loại
18,67%/năm 9; thức ăn thủy sản 13,48%/năm 10, …
2. Năng lực sản xuất mới tăng
Năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn (2011-2015) của các
ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá: sản phẩm thủy sản đông
lạnh (nghêu, tôm, mực, cá fillet,..) công suất tăng thêm hơn 3 lần do có 03 doanh
nghiệp mới đầu tư với quy mô khá là Công ty Hải Hương, Công ty Cổ phần CP
Việt Nam, Công ty thủy sản Gò Đàng vào hoạt động; Sản xuất đường tăng công
suất thêm 27%; may mặc quần áo công suất tăng thêm 34,98%; bột cá làm thức
ăn chăn nuôi năng lực sản xuất mới tăng thêm hơn 10 lần; sản xuất thức ăn gia
súc, gia cầm và thủy sản công suất tăng thêm 2,23%, cơm dừa nạo sấy công suất
tăng thêm 11,21%; Nước máy công suất tăng thêm 30,57%,... Bên cạnh đó, giai

1
Giá trị sản xuất CN từ 9.265 tỷ đồng năm 2010 và ước đến năm 2015 là 18.397 tỷ đồng
2
Khu vực kinh tế trong nước từ 7.914 tỷ đồng năm 2010 và ước đến năm 2015 là 9.676 tỷ đồng
3
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 1.35 1 tỷ đồng năm 2010 và ước đến năm
2015 là 8.721 tỷ đồng
4
Giá trị tăng thêm từ 2.529 tỷ đồng năm 2010 và ước đến năm 2015 là 4.721 tỷ đồng
5
Than hoạt tính từ 936 tấn năm 2010 và ước đến năm 2015 là 11.600 tấn
6
Sữa dừa từ 5.052 tấn năm 2010 và ước đến năm 2015 là 48.000 tấn
7
Bộ dây điện ô tô từ 991 ngàn bộ năm 2010 và ước đến năm 2015 là 8 triệu bộ
8
Bột cá từ 7.250 tấn năm 2010 và ước đến năm 2015 là 22.000 tấn
9
Thủy sản các loại từ 23.370 tấn năm 2010 và ước đến năm 2015 là 55.000 tấn
10
Thức ăn thủy sản từ 37.200 tấn năm 2010 và ước đến năm 2015 là 70.000 tấn

2
đoạn này cũng có một số dòng sản phẩm mới đầu tư sản xuất với quy mô lớn,
công nghệ hiện đại, sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu, mang lại giá trị sản xuất
lớn cho địa phương như: sản xuất bộ dây điện xe ô tô tăng 67% do công ty
FASV mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất hộp số ô tô công suất khoảng 14 triệu
sản phẩm/năm, than hoạt tính công suất khoảng 12 ngàn tấn/năm, sữa dừa công
suất khoảng 46 ngàn tấn/năm, nước dừa đóng lon công suất khoảng 7.500
tấn/năm.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm từng bước được cải thiện, chất lượng
ngày càng được nâng lên. Các doanh nghiệp đã có sự quan tâm hơn về chất
lượng sản phẩm, ứng dụng trang thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh. Nhưng, đa phần năng
lực mới tăng là công ty mới nên chưa khai thác hết công suất, tỷ lệ tăng sản
lượng chưa tương xứng với năng lực mới tăng.
3. Tái cơ cấu ngành và sự chuyển dịch tỷ trọng trong nội bộ ngành
công nghiệp
Tỷ trọng ngành công nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng. Ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm ưu thế và duy trì tốc độ tăng trưởng đều qua
các năm từ 92,81% năm 2010 lên 97,79% năm 2015:
- Nhóm hàng chế biến thủy sản chiếm tỷ trọng cao 29% và chế biến dừa
chiếm tỷ trọng 13,59%, sự phát triển này đã khẳng định ưu thế của tỉnh là chế
biến dừa và chế biến thủy sản;
- Nhóm hàng cơ khí, điện, điện tử tăng nhanh chiếm tỷ trọng 20,79% và
nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng 15,58%.
4. Kim ngạch xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CN-TTCN 5 năm 2.176,8 triệu
USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 27,18%/năm 11 và chiếm tỷ trọng 84,07% so
với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
* Cơ cấu sản phẩm hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng ở
nhóm hàng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng hàng thô. Sản phẩm xuất
khẩu ngày càng đa dạng, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như than hoạt tính,
sữa dừa,… ổn định và tăng nhanh 12.

11
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CN-TTCN từ 192.64 triệu USD năm 2010 và đến
năm 2015 đạt 640.88 triệu USD
12
Nhóm sản phẩm từ thủy sản: tăng bình quân 9,83%/năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là cá tra fillet (chiếm 67,21%) và nghêu (chiếm 24,99%). Trong đó, mặt hàng nghêu có
tốc độ tăng trưởng 12,32%/năm;
Nhóm sản phẩm từ dừa: tăng bình quân 15,22%/năm, ước đạt 739 triệu USD. Các sản
phẩm chủ yếu: Cơm dừa nạo sấy tăng 8,20%/năm; Nước cốt dừa tăng 160,76%/năm; Than
hoạt tính tăng 65,69%/năm;
Nhóm hàng công nghiệp gia công: Hàng dệt may tăng 16,08%/năm; Bộ dây điện dùng
cho ô tô tăng 37,49%/năm.
3
* Thị trường xuất khẩu đa dạng và phát triển khá nhanh. Từ 70 nước và
vùng lãnh thổ năm 2011, tăng lên 105 nước và vùng lãnh thổ năm 2015 13.
* Chủ thể tham gia xuất khẩu tăng từ 55 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
năm 2011 lên 76 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cuối năm 2015.
5. Phát triển các thành phần kinh tế trong ngành sản xuất CN – TTCN
Các thành phần kinh tế trong ngành sản xuất CN – TTCN được củng cố
phát triển cả quy mô, chất lượng và hoạt động ngày càng hiệu quả. Trong 5 năm
đã thành lập mới 126 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tăng trưởng bình quân
14,42%/năm, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh 13,28%14. Đến cuối năm 2015, trong toàn ngành CN có: 406/2.912
doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 13,94% và 11.068/78.650 cơ sở cá thể, chiếm tỷ lệ
14,07%; ngoài ra trong ngành công nghiệp có: 09 HTX CN - TTCN; 10 HTX
điện. Đã công nhận được 18/23 làng nghề truyền thống và làng nghề TTCN với
tổng số hộ 2.206 hộ, giải quyết việc làm cho khoảng 8.697 lao động, tạo ra giá trị
sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân giai đo ạn 2011 – 2015 đạt
12,02%/năm. Các thành phần kinh tế trong ngành sản xuất CN – TTCN trên địa
bàn tỉnh góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là
nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên phần lớn các
doanh nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, khó khăn về vốn, năng lực canh
tranh còn yếu.
6. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Huy động vốn và đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công
nghiệp có chuyển biến khá. Đã giải quyết cơ bản về cung ứng điện, nước, thông
tin liên lạc và giao thông trong phục vụ cho sản xuất công nghiệp nhất là các
khu công nghiệp (KCN).
6.1. Đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp
Hiện tỉnh có 2 khu công nghiệp là Giao Long và An Hiệp. Đến nay, hạ
tầng khu công nghiệp Giao Long 1 và An Hiệp đã cơ bản hoàn chỉnh, Khu công
nghiệp Giao Long giai đoạn II đang trong quá trình hoàn chỉnh. Hiện 02 KCN
có 42 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực 15, đã đi vào hoạt
động 30 dự án, đang xây dựng 07 dự án và 05 dự án đang trong quá trình làm
các thủ tục xây dựng do mới cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tổng vốn đăng ký đạt

13
Châu Á: 1,805 tỷ USD, tăng 3,43 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 và tăng bình quân
22,23%/năm; Châu Âu: 355,61 triệu USD, tăng 164,21 lần so với giai đoạn 2006-2010 và
tăng bình quân 9,95%/năm; Châu Mỹ: 252 triệu USD, tăng 4,23 lần so với giai đoạn 2006 -
2010 và tăng bình quân 34,57%/năm; Châu Phi: 112,92 triệu USD, tăng 2,85 lần so với giai
đoạn 2006 - 2010 và tăng bình quân 7,08%/năm.
14
Từ 1.561 doanh nghiệp năm 2010 và đến năm 2015 là 2.912 doanh nghiệp
15
Khu công nghiệp Giao Long Giai đoạn I: có 20 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt
93,55%; Giai đoạn II: có 07 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 94,11%; Khu công nghiệp An
hiệp: có 15 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%
4
11.470,83 tỷ đồng (22 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 4.350,75 tỷ đồng và
20 dự án FDI với vốn đăng ký 344,45 triệu USD).
Đã thực hiện rà soát và điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp
(CCN) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 sẽ phát triển 11 CCN với diện
tích 358,3 ha. Hiện tại, có 05 CCN 16 đã đư ợc thành lập, tổng diện tích 128,271
ha, có 04 cụm đã quy ho ạch chi tiết với tổng diện tích 109,271 ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp 79,466 ha, đã cho thuê 26,3 ha, tỷ lệ lấp đầy chiếm 33%
diện tích đất công nghiệp. Các CCN còn lại 17 đang thực hiện các thủ tục để
thành lập và quy hoạch chi tiết.
Hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp chưa đáng kể, riêng các khu
công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tương đối khá nhanh, tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 35,56%/năm. Giá trị sản xuất công
nghiệp của khu công nghiệp chiếm từ 24,19% năm 2010 lên khoảng 55,77%
năm 2015 so với giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, góp phần đáng kể
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh. Tuy nhiên tiến
độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp còn chậm do thiếu vốn và do
tình hình kinh tế khó khăn nên cũng khó kêu g ọi đầu tư.
6.2. Tình hình đầu tư phát triển lưới điện
Giai đoạn 2011 – 2015 đã triển khai thực hiện các giải pháp đầu tư phát
triển mạng lưới điện và cung ứng điện năng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ
sản xuất, sinh hoạt phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bảo đảm độ tin cậy
cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng. Mạng lưới điện được đầu tư, phát triển
ngày càng rộng khắp 18 chất lượng, sản lượng điện được tăng nhanh tốc độ tăng
trưởng bình quân 16,3%/ năm 19. Trong đó điện cho công nghiệp-xây dựng tăng
trên 30%, thương mại dịch vụ tăng trên 19%.
Trong 05 năm qua huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN
và CCN khoảng 7.592,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách: 535,36 tỷ đồng; vốn
đầu tư phát triển hạ tầng điện đạt 2.268,4 tỷ đồng (ngành điện đầu tư trên
2.105,032 tỷ đồng, vốn đầu tư ngoài nhà nước đạt trên 163,368 tỷ đồng); vốn
đầu tư cho các hoạt động tiết kiệm năng lượng khoảng 10,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư
của các doanh nghiệp, cơ sở ngành CN – TTCN khoảng 7.074,6 tỷ đồng.
7. Tình hình phát triển nguồn nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động
7.1. Phát triển doanh nghiệp, doanh nhân và công tác đào tạo nghề
Lực lượng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân của tỉnh đã có bước phát
triển về số lượng và ngày càng lớn mạnh về chất lượng . Tỉnh đã thành l ập Hiệp

16
CCN Thị trấn – An Đức (Ba Tri), CCN-TTCN Phong Nẫm (Giồng Trôm), CCN
Phú Hưng (T.P Bến Tre), CCN Bình Thới (Bình Đ ại) và CCN Thành Thới B (Mỏ Cày Nam)
17
CCN Cảng An Nhơn, An Thạnh, An Hòa Tây...
18
100% xã trong tỉnh đã có đi ện, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện tăng từ 97,35% năm 2010
lên 99,71% năm 2015
19
Sản lượng điện thương phẩm hàng năm tăng từ 536,25 triệu kWh năm 2010 lên
1.042 triệu kWh năm 2015

5
hội Doanh nghiệp thực hiện vai trò kết nối hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hơn.
Nhìn chung doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu, vươn lên đồng hành
với sự phát triển của tỉnh, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc liên kết để tạo sức mạnh và phát triển bền vững giữa
doanh nghiệp hiện còn hạn chế cần phải tiếp tục củng cố trong thời gian tới.
Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh. Tính từ năm 2011 đến nay, các cơ sở
dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo 57.721 lượt người. Có khoảng 70% người lao
động qua đào tạo tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm, trong đó có 30% làm
đúng với chuyên ngành đào tạo. Ngoài ra, số lao động nông thôn được hỗ trợ học
nghề tìm được việc làm sau đào tạo đạt trung bình 80%, tùy theo từng ngành nghề
đào tạo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 44% năm 2011 lên 50,68% năm 2015,
trong đó lao động qua đào tạo nghề tăng từ 17,1% năm 2011 lên 25% năm 2015.
Giai đoạn 2011-2015, đã giải quyết việc làm cho khoảng 122.675 người, trong đó
thông qua qua phát triển kinh tế tại địa phương 51.966 người.
7.2. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm lao động khu vực
nông lâm ngư nghiệp từ 55,59% năm 2011 giảm còn 45,66%; lao đ ộng khu vực
công nghiệp, xây dựng từ 17,70% lên 22,53% và lao động khu vực dịch vụ từ
26,71% lên 31,61% vào năm 2015.
Lao động ngành công nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân
7,97%/năm 20. Trong đó, lao động trong khu công nghiệp tăng từ 6.949 lao động
năm 2010 tăng lên 25.969 lao động năm 2015.
8. Hoạt động khuyến công và ứng dụng, đổi mới công nghệ
Hoạt động khuyến công và hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ vào sản
xuất công nghiệp đã có s ự chuyển biến, số lượng các đề án/dự án, kinh phí hỗ
trợ hàng năm có tăng lên, qua đó đã kích thích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng
đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng mẫu mã bao bì, phát triển sản phẩm mới,
mở rộng quy mô sản xuất. Trong 05 năm qua đã hỗ trợ doanh nghiệp triển khai
263 dự án với tổng kinh phí: 22,74 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công 14,44
tỷ đồng (khuyến công quốc gia hỗ trợ 2,74 tỷ đồng), vốn khoa học công nghệ 8,3
tỷ đồng đặc biệt là huy động vốn đối ứng của doanh nghiệp hơn 128 tỷ đồng để
thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm
mới, mở rộng quy mô sản xuất. Các dự án đã tận dụng được nguồn nguyên liệu
tại địa phương đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới có chất lượng và giá trị gia tăng
cao; giải quyết việc làm; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đầu tư, đổi mới và chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp có nhiều
tiến bộ và đã phát triển nhiều dòng sản phẩm mới, nhất là trong ngành công
nghiệp chế biến dừa, chế biến thủy sản và cơ khí, dệt may, điển hình như: công

20
Lao động ngành công nghiệp từ 48.919 người năm 2010 lên 71.792 người năm 2015

6
nghệ sản xuất nước dừa đóng hộp/lon, sản xuất sữa dừa, dầu dừa nguyên chất,
mặt nạ dừa, sản phẩm giá trị gia tăng trong ngành thủy sản, sản xuất thức ăn cá
viên nổi, bộ dây điện ô tô, hộp số ô tô, kính ô tô, kính xây dựng, thay lọc vải
chân không bằng lọc lưới inox trong chế biến đường, …. Một số doanh nghiệp
cũng s ử dụng thiết bị và công nghệ sấy tầng sôi, phần lớn các cơ sở sản xuất kẹo
dừa, thạch dừa và chế biến thực phẩm đã đ ầu tư mới hệ thống đốt lò hơi nh ằm
thay đổi nhiên liệu đốt giảm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn
còn thấp nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn còn ở trình độ thủ công và bán cơ khí
là phổ biến.
9. Hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại
9.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư
Tình hình xúc tiến, thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Số lượng đoàn đến
tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, đăng ký cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và vốn
đầu tư không ngừng gia tăng qua các năm, đặc biệt là các dự án FDI 21.
Các dự án đăng ký đầu tư vào các lĩnh v ực: sản xuất chế biến các sản
phẩm từ dừa, thức ăn thủy sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, may mặc xuất
khẩu, đóng mới và sửa chữa tàu, các ngành công nghiệp phụ trợ điện, ôtô,.. Lũy
kế đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 169 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực,
trong đó có 121 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 11.373,43 tỷ
đồng và 48 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 581,06 triệu USD.
Giai đoạn 2011 – 2015, được xem là giai đoạn thu hút đầu tư tốt nhất của
tỉnh, thu hút nguồn vốn FDI tăng hơn gấp đôi và đầu tư trong nước tăng hơn gấp
3 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của các dự án đầu tư chưa
cao, đa số các dự án đăng ký đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được
dự án có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, chưa khai thác hết được các lợi thế
tiềm năng về chế biến thủy sản nhất là chế biến tôm của tỉnh.
9.2. Hoạt động xúc tiến thương mại
Công tác xúc tiến thương mại đã tập trung vào các chương trình có trọng
tâm, trọng điểm 22, được triển khai đồng bộ, hiệu quả, khai thác tối đa các nguồn

21
Giai đoạn này, toàn tỉnh đã thu hút đư ợc 439,42 triệu USD vốn đầu tư FDI và
9.292,86 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước kể cả cấp mới và tăng vốn. Trong đó, cấp mới giấy
chứng nhận đầu tư cho 114 dự án gồm 32 dự án FDI (391,98 triệu USD) và 82 dự án trong
nước (7.634,3 tỷ đồng)
22
5 năm qua đã tổ chức: 05 Hội chợ Công nghiệp và Thương mại, 02 Hội chợ trong
khuôn khổ Lễ hội dừa lần III và IV, thu hút 952 lượt doanh nghiệp, với hơn 2.591 gian hàng,
có trên 450.000 lượt khách tham quan,mua sắm. Tổng doanh thu đạt trên 140 tỷ đồng; Số
lượng khách hàng đến giao dịch tại các gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp trên 120.000
người. Số lượng khách hàng thương mại trên 1000 người; Tổ chức 42 phiên chợ hàng Việt về
nông thôn thu hút 1.624 lượt doanh nghiệp với hơn 2.296 gian hàng, doanh thu ước trên 50 tỷ
đồng; Hỗ trợ 210 lượt doanh nghiệp tham gia 90 hội chợ trong nước và 11 doanh nghiệp tham
gia các Đoàn giao thương, hội chợ nước ngoài; Thực hiện 04 chương trình khảo sát thị trường
và 07 chương trình kết nối, và 22 chương trình hội thảo xúc tiến hàng hóa ra thị trường trong
7
lực trong tỉnh và của trung ương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh
vực, quy mô khác nhau và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng thị
trường trong nước và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu tăng lên 105 nước và
vùng lãnh thổ năm 2015 và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trưởng bình quân
20,13%/năm.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí xúc tiến thương mại vẫn còn khiêm tốn
chưa thể triển khai thực hiện tốt các kế hoạch Xúc tiến thương mại.
10. Xây dựng và triển khai các quy hoạch, chương trình, đề án
Chú trọng và đẩy nhanh xây dựng rà soát bổ sung các quy hoạch (QH) và
triển khai các chương trình (CT), đề án (ĐA) định hướng phát triển CN – TTCN
gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu phù hợp
nghị quyết và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn
2011- 2015 đã xây dựng 6 quy hoạch 23, triển khai 08 Đề án 24, 11 chương trình 25
phát triển công nghiệp chế biến, phát triển các sản phẩm chủ lực, phát triển ngành
công nghiệp phụ trợ. Đồng thời cũng đã nghiên c ứu vận dụng ban hành các cơ chế
chính sách thông thoáng, ưu đãi thu hút đ ầu tư phát triển công nghiệp.
11. Tác động của sự phát triển công nghiệp đến môi trường
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất đều thực hiện đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường,
có đầu tư hệ thống xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn đúng theo qui
định. Tình hình giám sát môi trường trong sản xuất đã đư ợc ngành môi trường
và các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi
trường trong sản xuất công nghiệp vẫn còn xảy ra, nhất là xả thải chưa qua xử lý
không đúng qui định.
Các KCN, CCN và cơ sở sản xuất CN – TTCN chủ yếu tập trung tại TP. Bến
Tre và các huyện lân cận, thường xây dựng cập theo hai bên bờ sông rất dễ xảy ra
tiêu cực về xả thải ra môi trường trong quá trình sản xuất. Hiện nay, khu công
nghiệp Giao Long và An Hiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đang vận
hành tốt. Các CCN đi vào hoạt động tuy chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
nhưng các dự án đầu tư đều có xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng.
Các xưởng chế biến nông thủy sản (làm cá, làm mắm, chỉ xơ dừa,…) hầu
như không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải mà xả thẳng ra sông rạch. Đây

và ngoài nước; Tổ chức 28 lớp tập huấn (quản trị doanh nghiệp, thương mại điện tử, kỹ năng
bán hàng, kỹ năng thương thảo hợp đồng…)
23
QH phát triển CN tỉnh đến 2020; QH phát triển KCN; QH phát triển CCN; QH phát
triển điện lực; QH phát triển điện lực các huyện, thành phố; QH phát triển điện gió…
24
ĐA phát triển CN chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm; ĐA định hướng phát triển
các ngành CN mũi nh ọn, CN ưu tiên; ĐA phát triển ngành CN hỗ trợ;…
25
CT Nâng cao năng lực SXKD các Làng nghề TTCN; CT khuyến công; CT Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; CT XTTM tỉnh; CT xuất khẩu; CT hội nhập kinh tế quốc
tế; CT Phát triển ngành dừa.

8
chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
nước tại các nhánh kênh rạch nội đồng.
II. Nhận xét chung
1. Những mặt đạt được
Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển khá nhanh cả về quy
mô và tốc độ, hài hòa cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2015 tăng gấp 2 lần so với 2010 (giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng bình
quân tăng 14,7%/năm. Sự phát triển công nghiệp trong 05 năm qua không những
đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia
tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tích cực thu hút nguồn lực cho đầu tư phát
triển, làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo động lực tăng trưởng
thương mại, dịch vụ và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tăng nguồn thu cho ngân
sách, giải quyết việc làm và tạo điều kiện thuận lợi công nghiệp hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Qua đó đã khẳng định vị thế công nghiệp trong thời kỳ hội nhập, vai trò tỷ
trọng và đóng góp ngày càng tăng cho phát triển kinh tế tỉnh nhà (đến cuối năm
2015 ước tỷ trọng công nghiệp khoảng 13,66%; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng
thêm đạt 13,30%/năm; xuất khẩu các sản phẩm CN – TTCN tăng trưởng bình
quân 27,18%/năm và chiếm đến 84,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu).
2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
2.1. Những hạn chế
- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc. Quy
mô, năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu; chưa tạo được đột
phá trong thu hút các Doanh nghiệp và dự án đầu tư khai thác lợi thế tiềm năng
về chế biến thủy sản nhất là chế biến tôm của tỉnh.
- Trình đ ộ công nghệ, nhân lực và năng xuất lao động trong ngành công
nghiệp còn thấp; chất lượng tăng trưởng và hiệu quả đóng góp của công nghiệp
vào GDP có cải thiện nhưng chưa đủ sức để trở thành khâu đột phá thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững.
- Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu;
cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, nhất là ưu đãi đ ầu tư về hạ tầng chưa
phát huy tốt hiệu quả, còn bất cập.
- Công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nông thôn và các làng nghề phát triển
chậm và chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2. Nguyên nhân


- Khách quan là do xuất phát điểm công nghiệp còn thấp nhưng phải chịu
sự tác động của suy thoái kinh tế thế giới, khu vực; sự điều chỉnh các chính sách
và tiết giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô trong nước; thị trường, giá cả
các loại nông sản luôn biến động… cùng với những khó khăn kết cấu hạ tầng
9
yếu, nguồn lực đầu tư hạn chế, diễn biến bất thường của thời tiết… đã tác động
mạnh đến sản xuất và cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm một
số chỉ tiêu công nghiệp tăng trưởng chưa như kỳ vọng.
- Chủ quan do công tác dự báo chưa lường hết được tình hình, xác định các
mục tiêu quá cao trong khi nguồn lực còn hạn chế; Nhận thức của các cấp, các
ngành chưa đồng bộ và đúng mức về vai trò vị trí phát triển công nghiệp, nên
còn lúng túng trong cụ thể các kế hoạch và cân đối nguồn lực để đầu tư; Cải
cách thủ tục hành chính và sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm giữa các ngành,
các cấp trong tháo gỡ khó khăn cho sản xuất chưa thật đồng bộ, hiệu quả; Cơ chế
chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư còn bất cập, chậm phát huy tác dụng;
Trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ tham mưu, quản lý hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
3. Những kinh nghiệm rút ra từ thực trạng phát triển công nghiệp
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, các
chương trình, đ ề án, dự án..., nhất là công tác dự báo tình hình, để đề ra mục
tiêu, nhiệm vụ sát với các giải pháp thực hiện khả thi, đồng bộ;
- Trong chỉ đạo về đầu tư phát triển cần tập trung vào những lĩnh v ực
trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Phải đa dạng hoá nguồn lực, trong đó phải coi
trọng việc thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm tạo ra năng lực sản
xuất mới cho xã hội;
- Trong quản lý điều hành phải chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, đặc biệt là cần tập trung thực hiện công tác cải cách thủ tục hành
chính. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công
chức để đáp ứng nhu cầu phát triển;
- Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành,
các cấp; đồng thời kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
điều hành của các cơ quan quản lý nhà nư ớc và trong sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết rút kinh
nghiệm, chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời.

Phần II
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 VÀ HƯỚNG TỚI NĂM 2030

I. Bối cảnh trong nước và thế giới


Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn diễn biến phức
tạp, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
cùng với biến động khó lường của tình hình chính trị trên thế giới, các quốc gia
ưu tiên điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh
tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học, công nghệ.
Trong nước, thế và lực của nước ta được nâng lên, kinh tế vĩ mô ổn định và có
dấu hiệu phục hồi, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; việc thực hiện đầy đủ các cam
kết trong cộng đồng ASEAN và WTO cùng với tiến trình tham gia các hiệp định
10
thương mại tự do song phương, đa phương vừa là thời cơ, vừa là thách thức, đòi hỏi
nước ta phải tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và điều chỉnh các
chính sách kinh tế vĩ mô. Đối với tỉnh ta, các điều kiện phát triển kinh tế như: hạ tầng kỹ
thuật, nguồn nhân lực, lợi thế về tiềm năng sẽ tiếp tục tăng lên; an ninh chính trị, trật tự
xã hội ổn định; sẽ là điều kiện tốt để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
Song Bến Tre phải tiếp tục đối mặt với bốn nguy cơ chung của cả nước cùng với
ba thách thức lớn 26.
Tình hình và bối cảnh trên, định hướng phát triển công nghiệp Bến Tre đến
năm 2020 và những năm tiếp theo đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện mục
tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -
hiện đại hóa.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
Huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp để tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhanh và
bền vững theo hướng CNH-HĐH. Phát triển công nghiệp theo mô hình tăng
trưởng bền vững và hợp lý, chuyển dần chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng
nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi
khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Phát triển công nghiệp nhằm hỗ trợ nâng
cao chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Chuyển dịch cơ
cấu sản phẩm một cách hợp lý tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm có
giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Giá trị sản xuất CN-TTCN (giá so sánh 2010) giai đoạn 2016 - 2020
tăng trưởng bình quân 14,5%/năm và giá trị tăng thêm tăng 13,8%;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân của ngành công nghiệp
13,8%/năm giai đoạn 2016 – 2020;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CN-TTCN 5 năm đạt 5.485
triệu USD, tăng trưởng bình quân 17%/năm và chiếm tỷ trọng 96,91% so với
tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh;
- Khuyến khích hỗ trợ phát triển mới khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp, (tăng gấp 2,38 lần so với giai đoạn trước) và nâng tổng số doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp 706 DN chiếm khoảng 16% trong tổng số doanh
nghiệp của tỉnh;

26
Ba thách thức lớn: giữa nguồn lực với nhu cầu đầu tư phát triển (hiện tại nguồn lực của
tỉnh Bến Tre rất yếu kém trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn và cấp bách); giữa ổn định phát triển sản xuất
với sự diễn biến và xu hướng tác động mạnh của biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường ngày càng
phức tạp khó lường với quy mô và mức độ cao hơn sẽ ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và đời sống người
dân; giữa năng lực cạnh tranh với yêu cầu hội nhập.

11
- Tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho khoảng 30.000 lao động, góp
phần giảm áp lực về mặt xã hội, thay đổi cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ
nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
- Đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phú Thuận (Bình Đ ại)
và 04 cụm công nghiệp: CCN Phú Hưng (Thành phố Bến Tre), CCN Phong
Nẫm (Giồng Trôm), CCN Thị trấn - An Đức (Ba Tri) và CCN Thành Thới B
(Mỏ Cày Nam). Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt trên 50% và CCN đạt trên 70%. Các
KCN, CCN đều có công trình xử lý chất thải theo quy định.
III. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030
1. Tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh kết
cấu hạ tầng công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đến
năm 2020 và những năm tiếp theo
Huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, coi đó là khâu đột phá
để phát triển công nghiệp. Tập trung cho công tác kêu gọi các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, xem đây là giải pháp
quan trọng nhất trong việc huy động vốn và tạo đà cho các dự án thứ cấp đầu tư
vào tỉnh. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách và nguồn khác để đầu tư xây dựng hạ tầng
Khu công nghiệp Phú Thuận (Bình Đại), CCN Phú Hưng (Thành phố Bến Tre),
CCN Phong Nẫm (Giồng Trôm), CCN Thị trấn - An Đức (Ba Tri) và CCN
Thành Thới B (Mỏ Cày Nam). Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu,
cụm công nghiệp phù hợp với diễn biến điều kiện phát triển của địa phương theo
hướng ưu tiên kết nối hạ tầng hiện có. Khuyến khích đầu tư khu nhà ở công
nhân và các công trình dân sinh, tiện ích phục vụ sinh hoạt vui chơi giải trí cho
công nhân và người lao động.
Xây dựng, điều chỉnh chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhất là
chính sách đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, CCN một cách tốt nhất, phù hợp với
pháp luật và khả năng của địa phương để có thể huy động được các nguồn vốn
ngoài nhà nước vào phát triển công nghiệp tỉnh nhà. Khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tạo
quỹ đất cho phát triển công nghiệp. Áp dụng huy động vốn ứng trước đối với
nhà đầu tư để đầu tư hạ tầng, trước tiên là đầu tư cho điện , nước và giao thông
nhằm đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển công nghiệp.
2. Tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng đầu tư và tăng dần tỷ
trọng giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh
Tập trung đồng bộ việc kêu gọi thu hút đầu tư và phát triển nhanh các
ngành công nghiệp mũi nh ọn, công nghiệp ưu tiên. Chú trọng đầu tư chiều sâu,
nâng cao trình độ công nghệ, phát triển và đa dạng sản phẩm có giá trị gia tăng
cao ở các ngành công nghiệp chế biến dừa, chế biến thủy sản.
Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng chất lượng và bền
vững, giải quyết hài hòa giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi
khí hậu. Khuyến khích đầu tư phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm
12
chế biến, tăng sản lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm thủy sản hiện có (các sản phẩm nghêu, cá tra, cá biển các
loại); kêu gọi các dự án đầu tư chế biến tôm xuất khẩu với công nghệ hiện đại,
các dự án có đầu tư công nghệ xử lý và tận dụng các phế phụ phẩm để tạo sản
phẩm có giá trị gia tăng cao như: colagen, chitosan, glucosamin, canxi hoạt tính
bột cá, dầu cá.... Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu
các sản phẩm thủy sản. Kiểm soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm trong chế biến. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành thủy
sản tăng trưởng bình quân 12,02%/năm.
Phát triển công nghiệp chế biến dừa có thương hiệu uy tín, có khả năng
cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế tiềm
năng của ngành sản xuất và chế biến dừa. Duy trì sản xuất và tiêu thụ ổn định
các sản phẩm hiện có; hỗ trợ tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm chất lượng giá
trị gia tăng cao (sữa dừa, nước dừa đóng họp, than hoạt tính...) gắn với đa dạng
sản phẩm, đa dạng thị trường nhất là thị trường xuất khẩu; khuyến khích và kêu
gọi đầu tư chiều sâu, phát triển sản phẩm mới có triển vọng về thị trường (dầu
dừa tinh khiết VCO (Virgin coconut oil), mỹ phẩm, các loại thực phẩm chức
năng, dược phẩm, các sản phẩm sau chỉ xơ dừa …). Đầu tư xây dựng các khu
vực chế biến tập trung và nâng cấp công nghệ sơ chế, kiểm định chất lượng
sơ chế để nâng cao chất lượng nguyên liệu, giảm chi phí. Hỗ trợ phát triển
ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho lao động
nông thôn. Đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao
bằng hình thức phù hợp nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng lớn để
phát triển ngành công nghiệp chế biến dừa. Phấn đấu giá trị sản xuất công
nghiệp ngành dừa tăng trưởng bình quân 12,47%/năm.
Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đa dạng gắn với
nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Phát huy năng lực hiện có
và duy trì ổn định sản xuất bột cá và thức ăn chăn nuôi (thủy sản, gia súc, gia
cầm). Khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm chế biến từ trái cây, rau quả,
gia súc, gia cầm với công nghệ tiên tiến, hỗ trợ và t ạo điều kiện cho doanh
nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm phù
hợp với thị hiếu, tập quán người tiêu dùng, ưu tiên phát triển công nghiệp chế
biến các sản phẩm xuất khẩu gắn các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với bảo vệ
môi trường và an toàn thực phẩm. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành
chế biến lương thực, thực phẩm tăng trưởng bình quân 10,08%/năm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ và ngành dệt may, da – giày theo hướng
hiện đại, hiệu quả và bền vững, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, nâng
cao năng lực sản xuất, xây dựng phát thương hiệu và chuyển đổi phương thức
sản xuất gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán sản phẩm. Kêu gọi
đầu tư các dự án lớn, các dự án về may, dệt, nhuộm, da - giày. Khuyến khích thu
hút đầu tư phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu, phụ
kiện cho ngành dệt – may, da – giày để nâng cao giá trị gia tăng tạo cơ sở cho sự
phát triển bền vững ngành dệt may, da – giày. Phấn đấu giá trị sản xuất công
nghiệp ngành dệt may, da – giày tăng trưởng bình quân 12,43%/năm.
13
Phát triển ngành công nghiệp cơ khí – điện, điện tử tập trung vào sản
xuất, chế tạo các phụ tùng, sửa chữa các máy móc thiết phục vụ cho công
nghiệp ngành chế biến và các khu công nghiệp. Tập trung đầu tư kêu gọi đầu tư
phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá; sản xuất phụ
trợ gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác và chế
biến thủy sản. Tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện trong hộp
số xe ô tô, sản xuất bộ dây dẫn điện cho xe có động cơ, kêu gọi đầu tư phát triển
thêm ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ô tô, xe máy,
cung cấp cho các ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, xe máy trong nước. Phấn
đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí - điện, điện tử tăng trưởng bình
quân 12,78%/năm.
Phát triển ngành công nghiệp hóa chất (phân bón, hóa dược…) theo
hướng nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc tân dược của tỉnh để đủ điều kiện
cạnh tranh với sản phẩm trong và ngoài nước. Thu hút, phát triển các dự án sản
xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, sản xuất có nguồn gốc từ dược liệu và thu hút
khuyến khích các dự án sản xuất đa dạng phân bón, có chất lượng cao. Xem xét
mở rộng một số dự án trên cơ sở áp dụng công nghệ mới, đảm bảo yêu cầu cao
hơn về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Phấn đấu giá trị sản xuất công
nghiệp ngành hóa chất tăng trưởng bình quân 17,12%/năm.
Phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mới (năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, .....) để góp phần nâng cao giá trị gia tăng,
nâng cao sản xuất công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho các nhà
đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án năng lượng gió theo quy hoạch và
đã cấp giấy phép để đến năm 2020 các dự án đi vào vận hành với tổng công suất
từ 100 MW - 150 MW. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các dự án đầu tư năng
lượng mặt trời, năng lượng sinh khối (Biogas) phù hợp với thực tế của địa
phương.
3. Về khoa học công nghệ, khuyến công và tổ chức lại sản xuất
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ,
tiến hành hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất,
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng phát triển khoa học công
nghệ theo hướng mua hoặc nhập công nghệ mới của các nước phát triển, không
nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Tập trung huy động nguồn lực triển
khai công tác khuyến công có trọng tâm, trọng điểm hướng vào thúc đẩy khởi
nghiệp, phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và các làng nghề CN-
TTCN và các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn của tỉnh, nâng cao trình độ,
tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán b ộ làm công tác khuyến công. Triển khai
Dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ
và vừa và chương trình Khuyến công đến 2020. Phấn đấu tốc độ đổi mới công
nghệ, thiết bị đạt khoảng 20%. Mỗi năm có 20 - 30 doanh nghiệp được hỗ trợ
đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm và đến năm 2020 có 100%
doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến được tiếp cận và áp dụng công nghệ sản
xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng.

14
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn kết chia sẻ lợi ích sản
xuất - chế biến - tiêu thụ. Xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa nông ngư
dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài nước) trong
chế biến dừa và chế biến thủy sản, phát triển hình thức người sản xuất nguyên
liệu góp vốn (hoặc cổ phần) với nhà máy chế biến, tạo vùng nguyên liệu ổn định
cho nhà máy hoạt động hiệu quả.
4. Phát triển doanh nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
từng bước đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển công nghiệp và hội nhập
kinh tế quốc tế
Phát động phong trào Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.
Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tư vấn khởi sự doanh nghiệp.
Thành lập Trung tâm tư vấn khởi nghiệp và Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp; khuyến
khích và hỗ trợ hình thành một số Câu lạc bộ (CLB) theo hình thức tự nguyện
như: CLB doanh nhân khởi nghiệp; CLB thanh niên khởi nghiệp; CLB sinh viên
khởi nghiệp (ở các trường cao đẳng nghề); CLB đặc sản làng ngh ề; CLB thị
trường…nhằm thu hút tất cả các nhóm, cá nhân có ý tưởng khởi nghiệp để tổ
chức giúp họ ươm tạo, thử nghiệm sản xuất ra sản phẩm và phát triển thị trường
để họ tự tin xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp. Tích cực triển khai vận động,
hỗ trợ, giúp đỡ những người có nhu cầu khởi nghiệp các thủ tục, dự án thành
lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ doanh nhân và cán bộ quản lý các
ngành kỹ thuật trọng yếu từng bước đáp ứng yêu câu hội nhập. Triển khai Kế
hoạch hỗ trợ thông tin và đào tạo nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc
tế; kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và maketing;
Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành sản xuất
cho phù hợp với cơ chế thị trường; Nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội
doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.
Đa dạng hóa công tác đào tạo nghề, gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề với
các doanh nghiệp sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu,
cụm công nghiệp, đảm bảo trên 80% người lao động qua đào tạo có việc là m,
phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh. Sắp xếp và tổ chức lại,
củng cố, nâng cấp hệ thống đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển sản
xuất. Khuyến khích doanh nghiệp thuê các chuyên gia giỏi về kỹ thuật, quản lý
phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Giải pháp phát triển bền vững các làng nghề
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề TTCN tỉnh giai đoạn 2013 -2020,
góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Củng cố, mở rộng
quy mô, chuyên môn hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Nguyên
liệu có vai trò rất quan trọng trong phát triển các làng nghề, tạo sự ổn định, bền
vững cho sản xuất. Vì vậy, cần phải có giải pháp để các làng nghề phát triển các
vùng nguyên liệu chuyên canh như: lát, tre, trúc,…khuyến khích nhân dân mở
15
rộng diện tích nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển sản xuất
lâu dài. Tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề và hình thành
nghề mới. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề tiếp cận thị trường
trong và ngoài nước bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm. Ngoài ra, các
làng nghề cũng cần tiếp cận với những giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất
sạch hơn nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng mạnh vào việc tháo gỡ khó khăn và
tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thân thiện, bình đẳng, cho
hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục triển khai
các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh. Thường xuyên rà soát và loại bỏ những thủ tục không hợp lý, định kỳ
tổ chức đối thoại, lắng nghe doanh nghiệp phản ánh những khó khăn, vướng
mắc để tháo gỡ kịp thời. Có cơ chế chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, nguồn vốn,.... Nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức thực thi, vận hành thủ tục; rút ngắn tối đa thời gian giải quyết và công
khai minh bạch mọi thủ tục; thường xuyên rà soát, loại bỏ những thủ tục không
hợp lý nhằm nâng cao tính hài lòng của doanh nghiệp và người dân trong tiếp
cận thủ tục hành chính nhà nước.
7. Đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác xúc tiến thương mại
Đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác xúc tiến thương mại có
trọng tâm trọng điểm; nâng cao trình độ tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ
làm công tác xúc tiến thương mại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xúc
tiến thương mại; huy động tốt các nguồn lực, để phục vụ hoạt động xúc tiến
thương mại, phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm; mở rộng hoạt động
liên kết thương mại tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng triển khai: Chương trình xúc
tiến thương mại đến 202 0, Chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu cho một
số sản phẩm dừa và thủy sản chủ lực của tỉnh và Kế hoạch nâng cao năng lực
công tác thông tin xúc tiến thương mại.
Xây dựng mối liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... Làm tốt công tác dự báo thị
trường. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc phổ biến thông
tin, điều phối thị trường và đa dạng thị trường.
8. Giải pháp về đất đai và các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản
xuất và dân sinh phục vụ phát triển công nghiệp
Diện tích đất quy hoạch cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm
2020 là 1.877 ha (đất xây dựng khu công nghiệp: 1.497 ha và đất xây dựng cụm
công nghiệp: 380 ha). Nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách, kêu gọi đầu tư,
ứng vốn ngân sách trung ương hoặc dùng nguồn vốn vay ưu đãi trong việc tạo
quỹ đất sạch để thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tiếp tục cập
nhật các chính sách, pháp luật mới, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, thực hiện
công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng

16
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Triển khai nghiêm túc các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất
công nghiệp, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp
gây ra, không để phát sinh mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn,
tiết kiệm năng lượng. Nâng cao chất lượng dự báo và chủ động ứng phó giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn
và bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt trong các khu nhà ở công nhân
đảm bảo an ninh trật tự gắn với phát triển bền vững trong cộng đồng đi đôi với
kiểm tra, xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là xử lý nước thải, chất thải trong sản
xuất công nghiệp.
9. Phát triển vùng nguyên liệu
Quy hoạch phát triển ổn định vùng nguyên liệu để phục vụ cho công
nghiệp chế biến của tỉnh:
- Cây dừa: tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất vườn dừa, phát triển
vườn dừa theo mô hình liên kết sản xuất gắn với phát triển công nghiệp chế biến
dừa nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dừa. Đến năm 2020, diện tích
dừa khoảng 70.000 ha;
- Nuôi trồng thủy sản: ổn định diện tích nâng cao hiệu quả vùng nuôi theo
hướng an toàn, bền vững, diện tích khoảng 47.000 ha;
Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào trồng trọt,
chăn nuôi các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thực hiện tưới
nhỏ giọt trong phát triển vùng nguyên liệu. Gắn quy hoạch tổng thể phát triển
vùng đồng bằng sông Cữu Long để hình thành các mô hình liên kết chuỗi, liên
kết với các địa phương khác, nhất là các tỉnh khu vực Tây Nam bộ trong việc
khai thác và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung để đảm bảo ổn định nguồn
nguyên liệu phục vụ cho phát triển sản xuất lâu dài.
10. Giải pháp về cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất
Chủ động tạo ra nguồn nước: đầu tư thủy lợi theo hướng đa chức năng, thực
hiện đầu tư xây dựng mới và đầu tư nâng cấp mở rộng các nhà máy nước hiện có,
liên kết vùng cấp nước, tạo ra các hồ nước ngọt,…đảm bảo mục tiêu cung cấp
nước phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp trong điều kiện biến đổi khí
hậu. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp,
có phương án dự phòng đ ể ứng phó với xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm
như: sử dụng nước tiết kiệm, khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm một cách
hợp lý bên cạnh việc đầu tư các thiết bị công nghệ lọc phù hợp với điều kiện để
đảm bảo sản xuất ổn định.
IV. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư (kèm theo phụ lục)
V. Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện Đề án (kèm theo phụ lục)

17
Nhu cầu về vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp khoảng: 9.282,6 tỷ
đồng. Trong đó:
+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp khoảng: 6.896,7 tỷ đồng.
+ Vốn ngân sách khoảng: 2.388,9 tỷ đồng.

Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
Là đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có nhiệm tổ
chức công bố nội dung đề án để các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân
biết, để căn cứ triển khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu của Đề án;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả đề án, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết để nắm bắt những thuận lợi,
khó khăn và đề ra phương hướng triển khai thực hiện những năm tiếp theo;
Phối hợp với các ng ành, các cấp nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chức
năng quản lý Nhà nước trong ngành công nghiệp và các giải pháp, chính sách ưu
đãi, thu hút phát triển ngành công nghiệp ; triển khai thực hiện danh mục các dự
án ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại Biểu số 8 kèm theo Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp các sở ngành cân đối và huy động các nguồn lực, lồng
ghép vào kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để đầu tư phát triển công nghiệp, bao gồm
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Triển khai thực hiện danh mục các dự án ưu
tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại Biểu số 8 kèm theo Đề án.
Phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan, đẩy mạnh các hoạt động
xúc tiến đầu tư(thu thập và hệ thống hóa, tổ chức truyền thông các thông tin tư
liệu xúc tiến đầu tư, tổ chức hội thảo, sự kiện, liên kết xúc tiến nhằm thu hút các
đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, tham gia giới thiệu
địa điểm và thẩm định dự án đầu tư); có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan, xây dựng
và triển khai chính sách hỗ trợ và cân đối nguồn vốn thực hiện hỗ trợ theo các
chương trình phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh,
trong đó, nghiên cứu Đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao
phục vụ ngành công nghiệp chế biến dừa. Triển khai thực hiện danh mục các dự
án ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại Biểu số 8 kèm theo Đề án.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường

18
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành và địa phương liên quan để rà soát,
điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và thực hiện
thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư phát triển ngành công
nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chặt chẽ việc đánh
giá tác động môi trường dự án; theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đảm bảo
các quy định về môi trường và triển khai thực hiện danh mục các dự án ưu tiên
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại Biểu số 8 kèm theo Đề án.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với
các sở ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ đối với các
hoạt động về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành công nghiệp
trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện danh mục các dự án ưu tiên hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước tại Biểu số 8 kèm theo Đề án.
7. Sở Xây dựng
Tổ chức thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đầu
tư xây dựng trong lĩnh v ực phát triển công nghiệp theo quy định và triển
khai thực hiện danh mục các dự án ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại
Biểu số 8 kèm theo Đề án.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Triển khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các vùng chuyên canh cây,
con, nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến phù hợp với nhu cầu phát
triển và triển khai thực hiện danh mục các dự án ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước tại Biểu số 8 kèm theo Đề án.
9. Sở Giao thông vận tải
Thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông đến các khu, cụm công nghiệp
nhằm phục vụ phát triển công nghiệp, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
10. Cục thuế
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện nội
dung các chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút
đầu tư hạ tầng KCN, thu hút đầu tư thứ cấp và theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án
đúng ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Trên cơ sở các định hướng, mục tiêu phát triển của đề án này, tiến hành
lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của từng
địa phương để cụ thể hóa đề án . Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh triển
khai thực hiện có hiệu quả Đề án.

19
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp ngành công nghiệp
trên địa bàn do địa phương quản lý, để có định hướng và kế hoạch phát triển sản
xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, định hướng của Đề án.
Đề nghị các sở ngành, UBND các huyện căn cứ nội dung Đề án và nhiệm
vụ được giao , xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa hoặc điều chỉnh, bổ
sung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm và định kỳ 6 tháng, hàng
năm báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp báo cá o UBND tỉnh xem xét, báo
cáo Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


CHỦ TỊCH

Cao Văn Trọng

3
4
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO

20
- Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) của tỉnh Bến Tre;
- Báo cáo 5 năm của Sở Công Thương và các Sở, ngành khác;
- Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu Đề án.

21

You might also like