You are on page 1of 5

VI.

VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI VỀ HOẠT
ĐỘNG VĂN HÓA

1. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức
khoẻ của nhân dân
a) Về sự nghiệp giáo dục.
Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội
chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành
nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục,
nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới
công tác quản lý kinh tế và xã hội. Tổng kết kinh nghiệm thực hiện cải cách giáo
dục, điều chỉnh, nâng cao chất lượng của cuộc cải cách này. Phát triển có kế hoạch
hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến đại học, và trên đại học, bảo đảm chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Bố trí hợp lý cơ cấu hệ thống giáo dục, thể hiện tính
thống nhất của quá trình giáo dục, bao gồm nhiều hình thức: đào tạo và bồi dưỡng,
chính quy và không chính quy, tập trung và tại chức. Mục tiêu đào tạo của từng
loại hình trường học phải được cụ thể hoá thành các kế hoạch đào tạo và các tiêu
chuẩn đánh giá kết quả đào tạo. Cải tiến chế độ thi cử, cấp chứng chỉ, văn bằng và
học vị theo hướng bảo đảm chất lượng và sự công minh.
Xây dựng ngành giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ em,
phát triển các lớp mẫu giáo. Xoá bỏ nạn mù chữ còn lại ở một số địa phương, hoàn
thành cơ bản phổ cập cấp I cho trẻ em, phổ cập cấp II ở những nơi có điều kiện,
từng bước mở rộng giáo dục phổ thông trung học bằng nhiều hình thức. Các trường
phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng
nghiệp và dạy nghề phổ thông. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở miền núi; thực hiện
chủ trương dùng tiếng nói và chữ viết dân tộc cùng với tiếng phổ thông.

Thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho cán bộ giáo dục và giáo
viên. Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của những
người dạy học. Có chính sách học bổng hợp lý đối với học sinh các trường đại học,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

b) Về hoạt động văn hoá, văn nghệ.


Công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng. Mỗi hoạt
động văn hoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư
tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ
thẩm mỹ của nhân dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu lành mạnh của các tầng
lớp xã hội và các lứa tuổi.

Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá quần chúng thành nền nếp, nhất là trong thanh
niên, khắc phục bệnh phô trương, hình thức. Xây dựng và sử dụng các hệ thống thư
viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá, viện bảo tàng, nhà truyền thống từ trung ương đến cơ
sở, ở các ngành và các địa phương. Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, công tác
điện ảnh, và công tác phát hành sách, báo, phim ảnh. Phát triển các phương tiện
thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin; đưa đến tận các đơn vị cơ sở
những giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc và thế giới, những kiến thức phổ
thông và hiện đại về khoa học, kỹ thuật. Đưa văn hoá, văn nghệ đến vùng rừng núi
và nông thôn hẻo lánh. Coi trọng nghệ thuật kiến trúc vừa dân tộc, vừa hiện đại,
giản dị trong việc xây dựng các công trình văn hoá cũng như dân dụng, các khu
dân cư.

Cải tiến chính sách đối với người làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp, đãi
ngộ xứng đáng lao động nghệ thuật, động viên sáng tạo, khuyến khích tài năng. Kết
hợp giữa cơ quan nhà nước với các hội sáng tạo văn học, nghệ thuật và các đoàn
thể quần chúng khác, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và
tập thể văn nghệ sĩ, liên hệ với quần chúng lao động. Nhà nước cùng với nhân dân
xây dựng những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho văn hoá và nghệ thuật, giữ
gìn và tôn tạo những di tích lịch sử, văn hoá. Hoàn thành việc sưu tầm vốn văn hoá
và nghệ thuật các dân tộc, khuyến khích tìm tòi và thể nghiệm, bảo đảm cho các
đơn vị nghệ thuật hoạt động ổn định và ngày một nâng cao chất lượng, ngăn chặn
khuynh hướng thương mại và các hiện tượng tiêu cực khác.

Chống những tàn tích văn hoá phong kiến, thực dân, tư sản. Làm thất bại âm
mưu và hoạt động của các thế lực thù địch biến văn hoá, văn nghệ thành phương
tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa. Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục.

c) Về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Sức khoẻ của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên
của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là
trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân.

Trên cơ sở tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện
đại với y học cổ truyền và phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trước
mắt tập trung sức nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt
trong việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Có biện pháp tích cực và chính sách thích hợp nhanh chóng củng cố mạng lưới
y tế, nhất là y tế huyện, quận và cơ sở. Phát động rộng rãi phong trào quần chúng
và huy động lực lượng các ngành tham gia bảo vệ và làm sạch môi trường, phòng
và chống dịch, phòng và chống các bệnh xã hội, nghề nghiệp... Nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác khám và chữa bệnh. Tăng cường giáo dục cán bộ, nhân
viên y tế về thái độ, tinh thần phục vụ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học,
cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, không ngừng nâng cao trình độ
của nền y học và y tế nước ta. Cố gắng đầu tư thêm cho công tác y tế và chăm lo
tốt hơn đời sống vật chất, văn hoá của đội ngũ cán bộ y tế.

Phát triển sản xuất dược phẩm và thiết bị, dụng cụ y tế. Mở rộng nuôi trồng, chế
biến và sử dụng có hiệu quả thuốc ta. Có chính sách đầu tư để hình thành các vùng
dược liệu tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm và cho xuất
khẩu, mở rộng sản xuất hoá dược, xây dựng công nghiệp kháng sinh. Nâng cao
năng lực xuất khẩu để nhập khẩu những thứ chưa sản xuất được. Xây dựng ngành
công nghiệp dược phẩm.

VII. VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII VỀ
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA

Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát
huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại. Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự. Phổ biến
rộng rãi trong nhân dân những kiến thức văn hoá cần thiết cho sản xuất và đời
sống. Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm phụ nữ. Phát động phong
trào quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác.

a) Xây dựng gia đình văn hoá mới

có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay, góp phần phát triển lực
lượng sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện kế hoạch hoá dân số, giữ
gìn và phát huy những truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao
ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của
xã hội, các đoàn thể, nhà trường, tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc
chăm lo bồi dưỡng tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp
sống có văn hoá.

b) Văn học, nghệ thuật

Một bộ phận quan trọng trong nền văn hoá, gắn bó với đời sống nhân dân và sự
nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Khuyến khích tự do sáng tạo văn học, nghệ
thuật vì sự hoàn thiện con người, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cao đẹp, đề cao tinh
thần tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh,
phê phán những thói hư tật xấu, cái độc ác, thấp hèn. Vừa coi trọng những đề tài về
truyền thống dân tộc, cách mạng và kháng chiến, vừa bám sát thực tiễn cuộc sống
hiện nay. Qua phong trào sáng tạo văn học, nghệ thuật của quần chúng mà phát
hiện, bồi dưỡng và phát huy mọi tài năng, chú ý tài năng trẻ. Nâng cao chất lượng
công tác lý luận, nghiên cứu, giới thiệu và phê bình văn học, nghệ thuật; chọn lọc
và tạo điều kiện công bố những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật để phổ
biến rộng rãi trong công chúng. Nghiêm trị những người truyền bá và kinh doanh
văn hoá phẩm phản động, đồi trụy; chống văn hoá ngoại lai, không lành mạnh.

Phát triển sự nghiệp thông tin, báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất
lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân.
Tăng đầu tư phương tiện phát thanh, truyền hình, đưa thông tin đến mọi vùng của
đất nước, đến phần lớn các gia đình, nhất là ở nông thôn và miền núi. Coi trọng
công tác tuyên truyền đối ngoại. Quản lý chặt chẽ công tác xuất bản, thông tin, báo
chí, phim ảnh.
Nhà nước có chính sách đúng đối với các loại sản phẩm văn hoá khác nhau;
quan tâm thích đáng đào tạo nhân tài, chăm sóc các nhà văn hoá, các văn nghệ sĩ,
các nhà báo có nhiều cống hiến; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, lý luận, nghiệp vụ
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực này. Sắp xếp lại tổ chức và cải tiến
công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin,
báo chí, xuất bản. Đổi mới phương thức hoạt động của các đơn vị văn hoá, nghệ
thuật và của các hội sáng tạo văn học, nghệ thuật.

You might also like