You are on page 1of 6

ĐÔI NÉT VỀ WTO

1. Giới thiệu về WTO:


- WTO có tên gọi đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới ( World Trade
Organization), được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995. Tổ chức này đặt trụ
sở chính tại Genevè, Thuỵ Sĩ.
- Tính đến ngày 29 tháng 7 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Trong đó, Việt Nam là
thành viên thứ 150 của tổ chức, gia nhập vào ngày 07/11/2006.
2. Sự hình thành và ra đời WTO:
- Từ năm 1944, sau hội nghị Bretton Woods, Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO)
được đề xuất thành lập với tư cách là một Tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc.
Văn kiện pháp lý về tổ chức của ITO-Hiến chương La Havana mãi sau mới được
thông qua tại Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và sử dụng lao động tổ chức
tại La Havana năm 1948. Tuy nhiên, một số nước lớn không phê chuẩn Hiến
chương La Havana, nên ITO đã không được thành lập.
- Trong thời gian chờ đợi hiến chương ITO được phê duyệt, 23 nước đã đàm phán
riêng lẻ, đạt được thoả thuận, tiến hành lấy một phần chính sách thương mại trong
dự thảo hiến chương ITO và biến nó thành Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (Hiệp định GATT 1947), có hiệu lực từ tháng 1-1948 cho đến khi WTO
ra đời vào năm 1995. Do không thành lập được ITO nên Hiệp định GATT 1947 hoạt
động như một tổ chức quốc tế, điều chỉnh toàn bộ hệ thống thương mại hàng hoá
quốc tế.
- Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, trước những biến chuyển của tình
hình thương mại quốc tế và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, GATT bắt đầu xuất
hiện những bất cập. Các bên tham gia GATT nhận thấy cần phải có những nổ lực
củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ 1986-1994, Hiệp định GATT
và các hiệp định hỗ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi. Hiệp định
GATT 1947 cùng các quyết định đi kèm và các biên bản giải thích khác hợp thành
Hiệp định GATT 1994.
- Các quốc gia tham kí kết GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán. Vòng đàm phán
Uruguay đã thông qua một loạt các quy định mới, điều chỉnh thương mại dịch vụ và
quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường nền kinh tế thế giới, thúc đẩy thương mại, đầu tư,
tăng việc làm và thu nhập trên toàn thế giới. Một trong những thành công lớn nhất
của vòng đám phán này là các quốc gia đã cho ra Tuyên bố Marrakech, thành lập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO ra đời kế thừa các nguyên tắc từ Hiệp
định GATT (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và
đầu tư) nhưng với tư cách là một tổ chức cụ thể.

3. Chức năng và vai trò WTO:


Chức năng: WTO được thành lập với 5 chức năng cơ bản, gồm:
 Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa
phương, giám sát, tạo thuận lợi, trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực
hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế;
 Là khuôn khổ, thể chế tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương
trong khuôn khổ WTO;
 Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến thực
hiện và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương;
 Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm
thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của
WTO;
 Hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế (như IMF, WB) khác trong việc hoạch
định chính sách và dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Vai trò:
Tổ chức thương mại thế giới có 2 vai trò quan trọng như sau:
a) Đàm phán

 Là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại quốc tế.
 Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận.

b) Giải quyết tranh chấp

 Là một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan
đến việc áp dụng quy định của WTO.
 WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông
qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân
thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan
Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác
đã vi phạm quy định của WTO.

4. Phân biệt giống và khác của GATT & WTO:


Giống:

Khác:
Các tiêu chí GATT WTO
Bản chất Là một hiệp định với các Là một tổ chức quốc tế
nguyên tắc về thương với các quy tắc thương
mại đa phương mại quốc tế giữa các
quốc gia thành viên
Thành viên Bên ký kết Các thành viên
Cam kết Tạm thời Đầy đủ và vĩnh viễn
Phạm vi ứng dụng Chỉ trong phạm vi thương Phạm vi rộng hơn bao
mại hàng hoá gồm dịch vụ và quyền sở
hữu trí tuệ
Pháp luật trong nước Được phép tiếp tục Không được phép tiếp tục
Hệ thống giải quyết tranh Chậm, dễ tắc nghẽn, kém Nhanh hơn và hiệu quả
chấp hiệu quả hơn
HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1. Định nghĩa:
- Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng
hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác có mức giá thấp hơn giá bán của
hàng hoá đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Theo WTO, đây là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh giữa các quốc gia trên thị trường toàn cầu.
- Điều kiện thương mại thông thường do mỗi quốc gia quy định. Quan điểm chung là điều
kiện thương mại bình thường phải nằm trong nền kinh tế thị trường
- Biên độ phá giá là khoảng chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá thông thường của sản
phẩm
- Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất,
được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập
khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế
nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của
quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
- Sản phẩm tương tự được hiểu là sản phẩm có tất cả những đặc tính giống với sản
phẩm đang được xem xét. Tuy nhiên, trong trường hợp không có sản phẩm giống hệt
để so sánh, các sản phẩm có nhiều đặc tính gần giống sẽ được xem xét.
- Vụ kiện chống bán phá giá thực chất là một quy trình mà nước nhập khẩu tiến hành đối
với một loại hàng hoá nhập khẩu từ một nước khi nghi ngờ rằng loại hàng hoá đó bị bán
phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương
tự của nước nhập khẩu. Quy trình gồm 4 bước:
o Kiện
o Điều tra
o Kết luận
o Áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có)
-
-

2. Quy định về về sản phẩm, dịch vụ bán phá giá theo tinh thần của WTO:
- Hiệp định Chống bán phá giá của WTO nêu rõ, một sản phẩm được coi là bán phá giá
khi sản phẩm đó có giá xuất khẩu từ một nước này sang nước khác thấp hơn mức giá
được bán tại nước xuất khẩu đó khi so sánh tại cái điều kiện thương mại thông thường.
- Hiện tượng bán phá giá sẽ xảy ra khi gặp phải một trong ba trường hợp sau:
o Giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất;
o Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất;
o Giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.
- Trong trường hợp nếu không có sản phẩm tương tự được tiêu dùng trong nước xuất
khẩu hoặc số lượng sản phẩm đó được bán tại thị trường nước xuất khẩu quá nhỏ sẽ
tiến hành so sánh với mức giá xuất khẩu từ nước xuất khẩu đó sang một nước thứ ba
thích hợp. Điều kiện xác định biên độ phá giá khi so sánh với nước thứ ba là mức giá so
sánh đó phải mang tính đại diện hoặc được xác định thông qua các chi phí sản xuất tại
nước xuất khẩu cộng thêm các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, các
chi phí chung và lợi nhuận.
- Biên độ phá giá được tính theo công thức sau:
Giá thông thường−Giá xuất khẩu
Biên độ phá giá = x100%
Giá xuất khẩu
Trong đó:
o Giá thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất
khẩu hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước
thứ ba;
o Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập
khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
- Một sản phẩm được xác định là bán phá giá khi sản phẩm đó có biên độ phá giá ≥ 2%.
- Nếu xảy ra trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc mức giá xuất khẩu không
đáng tin cậy vì có mối quan hệ hoặc sự thoả thuận trước giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu hoặc một bên thứ ba, giá xuất khẩu có thể được diễn giải khi sản phẩm nhập
khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập. Hoặc nếu như sản phẩm
không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các
điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên
một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Việc so sánh giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường sẽ được diễn ra một cách công
bằng. Quá trình so sánh giá này sẽ được thực hiện tại cùng một khâu của cả quá trình
mua và bán diễn ra giữa hai nước, thường là ở khâu xuất xưởng. Những sự khác biệt
về điều kiện bán hàng, thuế, khối lượng, đặc tính sản vật lý và những sự khác biệt khác
có khả năng ảnh hưởng đến việc so sánh giá sẽ có thể được hưởng sự chiếu cố hợp lý.
- Đối với trường hợp sản phẩm không được xuất khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng
hoá sang nước nhập khẩu mà xuất từ một nước trung gian thứ ba sang nước nhập
khẩu, giá của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông
thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Nếu
trường hợp, không có mức giá tương đương ở nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó
không được sản xuất tại nước xuất khẩu, mức giá xuất khẩu vẫn sẽ được so sánh với
mức giá tại nước xuất xứ hàng hoá.

3. Điều kiện khởi kiện bán phá giá:


- Chủ thể có quyền khởi kiện một vụ kiện chống bán phá giá, bao gồm:
o Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của
ngành);
o Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
- Nước nhập khẩu sẽ tiến hành điều tra đối với một sản phẩm nhập khẩu từ một nước
nhất định khi nghi ngờ sản phẩm đó bị bán phá giá, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
- Đơn kiện nếu muốn được cơ quan có thẩm quyền xem xét thì phải đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
o Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất
50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng
hộ hoặc phản đối đơn kiện;
o và Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự
chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản
xuất trong nước.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp chống bán phá giá lên sản
phẩm đang bị điều tra sau khi đã có kết luận khẳng định tồn tại cùng lúc 3 điều kiện sau:
o Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá có biên độ phá giá từ 2% trở lên;
o Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể
hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành
sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
o Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói
trên;

4. Quy trình khởi kiện bán phá giá theo tinh thần WTO:

Điều 5 Phần 1 của Hiệp định thực thi điều vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
1994 đã qui định về việc Bắt đầu và Quá trình tiếp theo khi điều tra bán phá giá. Các bước của
quy trình khởi kiện mà Hiệp định đã nêu rõ gồm các bước sau:

 Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn yêu cầu khởi kiện kèm
theo những bằng chứng về việc bán phá giá của nước xuất khẩu.
 Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các
bằng chứng mà bên khởi kiện đưa ra cùng đơn yêu cầu. Sau đó, cơ quan sẽ ra
quyết định khởi xướng điều tra nếu các bằng chứng đầy đủ để phục vụ cho quá
trình điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra nếu thiếu bằng chứng hoặc
bằng chứng chưa đủ xác thực);
 Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi
cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung
cấp);
 Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
 Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm
điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
 Bước 6: Kết luận cuối cùng;
 Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối
cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;
 Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra
có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh
mức thuế)
 Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán
phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét
chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
- Khi ngành sản xuất (hoặc nước nhập khẩu) nghi ngờ một sản phẩm nhập khẩu từ một
nước nhất định bị bán phá giá, gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự
tại nước nhập khẩu,họ sẽ tiến hành khởi kiện bằng cách nộp đơn yêu cầu điều tra để
xác định xem trường hợp sản phẩm đó có bán phá giá không với đầy đủ các bằng
chứng bao gồm: việc bán phá giá, sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp
định GATT 1994 và được diễn giải tại Hiệp định này và mối quan hệ nhân quả giữa
hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Đơn yêu cầu sẽ
không đáp ứng đủ yêu cầu nếu bên nộp đơn không đưa ra đủ các bằng chứng trên.

- Đơn yêu cầu điều tra bắt buộc phải có những nội dung sau:
o Tên của người nộp đơn, mô tả về số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự mà
người nộp đơn sản xuất trong nước. Nếu đơn yêu cầu được đại diện ngành nộp
phải chỉ rõ ngành sản xuất mà đơn đứng danh bằng cách liệt kê tất cả các nhà
sản xuất làm ra sản phẩm tương tự ở trong nước được biết đến (hoặc các hiệp
hội của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước) và trong phạm vi có
thể, mô tả về số lượng và giá trị của sản xuất trong nước của sản phẩm tương
tự đó do các nhà sản xuất này làm ra.
o Mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của
hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài
và những nhà nhập khẩu hàng hóa đó.
o Thông tin về giá bán hàng hóa đang được xem xét khi được tiêu thụ trong nước
tại nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa đó (hoặc thông tin về giá bán
khi được bán từ nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc thông tin
về giá trị cấu thành của sản phẩm đó) và thông tin về giá xuất khẩu hoặc giá khi
sản phẩm đó được bán lại lần đầu tiên cho người mua độc lập tại lãnh thổ của
nước nhập khẩu hàng đó.
o Thông tin về diễn tiến khối lượng nhập khẩu của hàng bị nghi là bán phá giá, ảnh
hưởng của hàng nhập khẩu này đến giá của hàng hóa tương tự trên thị trường
nội địa và hậu quả của hàng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước.

You might also like