You are on page 1of 5

DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ (TỔNG ÔN – THÁNG 3)

Câu 1. Trình tự các thành phần của một Opêron gồm:


A. Vùng vận hành – Vùng khởi động – Nhóm gen cấu trúc
B. Nhóm gen cấu trúc – Vùng vận hành – Vùng khởi động
C. Vùng khởi động – Vùng vận hành – Nhóm gen cấu trúc
D. Nhóm gen cấu trúc – Vùng khởi động – Vùng vận hành
Câu 2. Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực
Câu 3. Hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này?
A. Làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào
B. Tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polipeptit mà gen này mã hóa
C. Làm tăng tỷ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
D. Làm tăng số lượng nucleotit của phân từ mARN mà gen đó mã hóa
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật
B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa
C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau
D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định
Câu 5. Các bộ ba trên ADN khác nhau bởi:
1. Số lượng nuclêôtít 2. Thành phần nuclêôtit
3. Trình tự các nuclêôtit 4. Số lượng liên kết Photphodieste
Câu trả lời đúng là:
A. 2 và 3 B. 1 và 3 C. 1 và 4 D. 3 và 4
Câu 6. Khi so sánh điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN, người ta đưa ra một số nhận xét
sau đây:
1. ADN có cấu tạo 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch
2. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không
3. Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của ARN
4. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN. Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:
A. Về cấu trúc gen B. Về khả năng phiên mã của gen
C. Chức năng của protein do gen tổng hợp D. Về vị trí phân bố của gen
Câu 8. Gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng
kết thúc. Vùng mã hóa gồm bộ ba có các đặc điểm:
A. Mang thông tin mã hóa axit amin B. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã D. Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã
Câu 9. Đặc điểm di truyền của các đoạn intrôn là gì?
A. Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch gốc của gen để tiến hành
phiên mã
B. Những trình tự nucleotit có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã
C. Đoạn trình tự nucleotit mang thông tin di truyền có trên mạch mã gốc của gen
D. Các đoạn gen mã hóa các axit amin không có khả năng phiên mã nhưng được dùng để dịch mã
Câu 10. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?
(1) Là mã bộ 3 (2) Gồm 62 bộ ba mã hóa aa (3) Có 3 mã kết thúc
(4) Được dùng trong quá trình phiên mã (5) Mã hóa 25 loại axit amin (6) Mang tính thoái hóa
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 11. Operon Lac của vi khuẩn E.Coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
B. Vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 12. Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là?
A. Gen tăng cường B. Gen điều hòa C. Gen đa hiệu D. Gen trội
Câu 13. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là?
A. Trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
B. Sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
C. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
D. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có
Câu 14. Sự điều hòa hoạt động của ôperon Lac ở E.Coli dựa vào tương tác của protein ức chế với?
A. Vùng vận hành B. Gen điều hòa C. Vùng khởi động D. Nhóm gen cấu trúc
Câu 15. Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng?
A. Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin
B. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X
C. Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa
D. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc
Câu 16. Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là?
A. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
B. Vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế
bào hình thành nên tính trạng
C. Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên

D. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
Câu 17. Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng
A. Quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
B. Mang thông tin mã hoá các axit amin
C. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
D. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
Câu 18. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?
A. Prôtêin và cacbohiđrat B. Prôtêin và lipit
C. Cacbohyđrat và lipit D. Prôtêin và axit nuclêic
Câu 19. Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi
khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính:
A. Tính đặc trưng B. Tính phổ biến C. Tính thoái hóa D. Tính đặc hiệu
Câu 20. Gen là một đoạn của phân tử ADN:
A. Chứa các codon mã hoá các axit amin
B. Mang thông tin di truyền của các loài
C. Mang thông tin mã hoá một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
D. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin
Câu 24. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa B. Mã di truyền là mã bộ ba
C. Mã di truyền có tính phổ biến D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật
Câu 25. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Một mã di truyền luôn mã hóa cho một loại axit amin
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin
(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép
(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất
(6) Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 26. Cho các thành phần:
(1) mARN (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X (3) ARN pôlimeraza
(4) ADN ligaza (5) ADN pôlimeraza (6) Restricaza
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã của gen là?
A. (2) và (3) B.(2), (3) và (4) C. (1), (2) và (3) D.(3), (5) và (6)
Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Cơ thể các sinh vật đều cấu tạo từ tế bào
B. Ti thể, lục lạp được tiến hoá từ vi khuẩn
C. Cơ quan thoái hoá không gây hại gì cho cơ thể sinh vật
D. Các sinh vật đều có ADN, prôtêin giống nhau
Câu 28. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mã di truyền là mã bộ ba nghĩa là cứ 3 nucleotit trên mạch mã gốc của gen mã hóa cho 1 axit amin trong
phân tử protein hoặc phát tín hiệu kết thúc phiên mã
(2) Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin, trừ
AUG và UGG
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
(4) Bộ ba mã mở đầu trên mARN là 5’AUG 3’ có chức năng khởi đầu phiên mã và mã hóa axit amin mêtiônin
(ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin)
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 29. Bộ ba đối mã (anticodon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là:
A. 3’ AUG 5’ B. 3’ XAU 5’ C. 5’ XAU 3’ D. 5’ AUG 3’
Câu 30. Đột biến điểm ở một gen chắc chắn sẽ làm thay đổi những sản phẩm nào của gen?
A. Gen, ARN, protein B. Gen, ARN C. ARN, protein D. Gen, Prôtêin
Câu 31. Cho các đặc điểm sau:
1. Là tín hiệu kết thúc cho quá trình dịch mã
2. Là bộ ba mã hóa cho loại axit amin metitonin
3. Là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã
4. Là bộ ba mã hóa cho axit amin lizin
5. Là trình tự nucleotit nằm tại vị trí đầu tiên trong vùng vận hành của operon
Có bao nhiêu đặc điểm đúng về bộ mã 5’AUG 3’?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 32. Trong quá trình điều hòa hoạt động của Operon. Khi môi trường không có Lactozơ thì protein ức
chế bám vào vùng nào của Operon Lac?
A. Vùng khởi động (P) B. Vùng vận hành (O)
C. Vùng gen cấu trúc Z, Y, A D. Vùng gen điều hòa
Câu 33. Cấu trúc chung của một gen cấu trúc theo chiều 3’ đến 5’ bao gồm những vùng theo thứ tự:
(1) Vùng mã hóa (2) Vùng mở đầu (3) Vùng điều hòa (4) Vùng kết thúc
A. (3) → (1) → (4) B. (1) → (2) → (4) C. (2) → (1) → (4) D. (1) → (3) → (4)
Câu 34. Chọn phát biểu không đúng?
A. Đột biến mất đoạn được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST
B. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T – A ở bộ ba thứ 6 của
gen β–hemôglôbin đã làm thay thế axit amin Glutamin bằng Valin trên phân tử prôtêin
C. Đột biến đảo gây nên sự sắp xếp lại của các gen, góp phần tạo sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong
cùng một loài
D. Dùng dòng côn trùng mang đột biến mất đoạn nhỏ làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng liệu pháp gen
Câu 39. Có bao nhiêu ý kiến về đặc điểm của mã di truyền là đúng?
(1) Mã di truyền có tính phổ biến ở hầu hết các loài, trừ 1 vài ngoại lệ
(2) Mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
(3) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba nucleotit
(4) Mã di truyền mang tính thoái hóa tức là có 3 bộ ba không mã hóa axit amin
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 40. Gen đa hiệu là?
A. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao, hoạt động tốt
B. Gen tạo ra nhiều loại mARN
C. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng tới nhiều tính trạng khác nhau
D. Gen mà điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau
Câu 41. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?
A. 5’ AUG 3’ B. 5’ UAA 3’ C. 5’ UAG 3’ D. 5’ UGA 3’
Câu 42. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?
A. Ađênin B. Timin C. Uraxin D. Xitôzin
A+T
Câu 43. Tỷ lệ trong phân tử ADN là?
G+X
A. Đặc trưng cho từng gen B. Đặc trưng cho từng loài
C. Đặc trưng cho từng quần thể D. Đặc trưng cho từng cá thể
Câu 44. Ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở vị trí nào sau đây tồn tại thành từng cặp alen?
A. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y
B. Gen trong ti thể
C. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X
D. Gen trong lục lạp
Câu 45. Bộ ba nào sau đây quy định mã mở đầu tổng hợp axit amin mở đầu ở sinh vật nhân thực?
A. UGA B. UAA C. AUG D. GAU
Câu 46. Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN, hãy chọn kết luận đúng?
A. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG
B. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đâu, bộ ba này nằm ở đầu 3’ của mARN
C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở
đầu
D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu
Câu 47. Phát biểu nào sau đây về gen theo quan nhiệm hiện nay là sai?
I. Hệ gen của sinh vật nhân sơ được mã hóa liên tục, còn hệ gen của sinh vật nhân thực được mã hóa không
liên tục, xen kẽ giữa những vùng không mã hóa exon là các vùng mã hóa intron
II. Sinh vật nhân thực hệ gen được chia thành 3 vùng cơ bản là vùng mở đầu nằm ở đầu 3’, vùng kết thúc
nằm ở đầu 5’ của mạch bổ sung và vùng mã hóa
III. Gen ở sinh vật nhân thực thường có đặc điểm là nhiều gen chung nhau 1 promoter trong khi ở sinh vật
nhân sơ thì mỗi gen có riêng 1 promoter nên được gọi là operon
Đáp án đúng là: A. I B. I, II, III C. II, III D. I, III
Câu 48. Khi nói về di truyền cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có ADN mới có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân còn ARN thì không
B. ARN là vật chất di truyền chủ yếu của sinh vật nhân sơ
C. ADN làm khuôn để tổng hợp ADN và ARN
D. Trong tái bản ADN, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
Câu 49. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin khác nhau
B. Trên phân tử mARN, bộ ba mở đầu 5’AUG 3’ mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực
C. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cũng mã hóa một loại axit amin
D. Mã di truyền có tính phổ biến, chứng tỏ tất cả các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên
chung
Câu 50. Loại nuclêôtit nào sau đây không tham gia vào cấu trúc phân tử ARN?
A. Ađênin B. Uraxin C. Timin D. Xitôzin
Câu 51. Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau
B. ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhiễm sắc thể
C. ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng
D. ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con
Câu 52. Phát biểu nào đúng khi nói về ARN?
A. Cấu tạo từ một hay hai chuỗi polinuleotit
B. Có bốn loại đơn phân A, T, G, X
C. Có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
D. Đơn phân gồm ba thành phần: H3PO4, bazơ nitơ, C5H10O5
Câu 53. Bộ ba trên ADN mã hóa cho bộ ba mở đầu trên mARN là?
A. 3’ UAX 5’ B. 3’ GTA 5’ C. 5’ GUA 3’ D. 3’ TAX 5’
Câu 54. Ở sinh vật nhân thực tARN mang axit amin Metiônin có bộ ba đối mã?
A. 3’ TAX 5’ B. 5’ UAX 3’ C. 3’ UAX 5’ D. 5’ TAX 3’
Câu 55. Ý nào sau đây không đúng khi nói về virut HIV?
A. Sau khi phiên mã ngược phân tử ADN virut cài xen vào ADN của tế bào vật chủ
B. Vật chất di truyền của virut gồm hai phân tử ARN
C. Virut kí sinh trong tế bào bạch cầu
D. Vật chất di truyền của virut HIV hoạt động độc lập với hệ gen của tế bào vật chủ
Câu 56. Côđon là tên gọi bộ ba mã hóa trên
A. ADN B. Chuỗi pôlipeptit C. tARN D. mARN
Câu 57. Khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, nhận thấy một gen ở người và tinh tinh cùng quy định một chuỗi
pôlipeptit nhưng có trình tự nuclêôtit khác nhau. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Tính liên tục B. Tính phổ biến C. Tính đặc hiệu D. Tính thoái hóa
Câu 58. ở sinh vật nhân thực, điểm giống nhau giữa phân tử ADN và phân tử tARN là:
A. Có cấu trúc dạng xoắn kép B. Cấu tạo từ 1 chuỗi polinucleotit
C. Có liên kết hidro D. Đơn phân cấu tạo nên phân tử gồm A, T, G, X
Câu 59. Trong các bộ mã di truyền, với hầu hết các loài sinh vật ba codon nào dưới đây không mã hóa cho
các axit amin?
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 60. Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mã khác nhau?
A. 4 B. 64 C. 61 D. 60

You might also like