You are on page 1of 125

ĐỌC SÁCH SIÊU TỐC

Christian Grüning
Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Thái Hà
Nhà Xuất Bản Lao Động
Địa chỉ: 175, Giảng Võ, Q. Đống Đa, Hà Nội
ĐT: (84-4) 3851 5380 - 3736 6215
Fax: (84-4) 3851 5381
E-mail: nxblaodong@fpt.vn

Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/

Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi


MỤC LỤC
Lời giới thiệu

Hành trình đọc sách

Chuẩn bị leo núi


I. Xác định vị trí
Những ưu điểm của việc chạy bộ
Chạy bộ giúp bạn thông minh hơn
Chạy bộ giúp bạn thấy hạnh phúc hơn
Chạy bộ giúp bạn khỏe hơn
Mỉm cười trong quá trình chạy vừa phải
Khó khăn trong việc xác định mức độ hiểu văn bản
II. Vấn đề khó khăn từ những bước nhỏ
Nguyên nhân của sự mất tập trung
Hai bán cầu não
III. Hướng đến mục tiêu chinh phục đỉnh cao
Phân loại năng lực vô thức
IV. Nhìn lại quá trình đọc ban đầu
Một số nội dung chính bạn cần nhớ:

Hành trình đạt đến mức độ hoàn thiện khả năng đọc
I. Hãy nâng cao tốc độ đọc của bạn
Cẩm nang dẫn đường của bạn
Sự yên tĩnh tuyệt vời
“Nút tai trong”
Kế hoạch luyện tập cá nhân của bạn
Xác định lại vị trí
Mở rộng bước đầu kế hoạch luyện tập
Một thỏa thuận quan trọng
Hãy mở rộng tầm mắt
Từng bước bỏ gậy leo núi
Khoanh tròn - Chặng đường cuối cùng để vươn lên đỉnh núi
Tóm tắt các dạng bài tập
Nhìn lại bản đồ lần cuối
Bậc thầy tư tưởng và viết lách
II. Tăng khả năng tập trung khi đọc sách
Trọng tâm của việc đọc sách
Adrenaline - hormone chiến đấu
Tạo phản xạ thư giãn
III. Tăng cường khả năng đọc hiểu
Kết nối các giao điểm
Phát triển thói quen mới
Tập luyện với các đoạn văn bản
Luyện tập với nhiều đoạn văn bản
Luyện tập với các cuốn sách
Luyện tập với các lĩnh vực kiến thức
IV. Hãy tăng khả năng ghi nhớ
Thiết lập phản xạ đọc có mục đích
Thiết lập phản xạ vận dụng những hiểu biết sẵn có
Thiết lập phản xạ tóm tắt nội dung
Hình thành phản xạ ghi nhớ bằng hình ảnh
Với năm giác quan, bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên cụ thể hơn
Với năm giác quan bạn có thể tạo ra sự độc đáo
Năm giác quan giúp bạn tạo ra những ấn tượng

Mỗi cuốn sách như một dự án


I. Nền tảng để bắt đầu
II. Những điều kiện khung
III. Quá trình đọc sách

Tận hưởng phong cảnh

25 cuốn sách tiêu biểu của thế giới


Machiavelli, Niccolò (1469 - 1527)
Michel Eyquem de Montaigne
Hobbes, Thomas (1588 – 1679)
Newton, Isaac (1643 - 1727)
Locke, John (1632 - 1704)
Voltaire, tên gốc Frangois Marie Arouet (1694-1778)
Rousseau, Jean-Jacques (1712 -1773)
Goethe, Johann Wolfgang (1749 - 1832)
Smith, Adam (1723 - 1790)
Kant, Immanuel (1724 - 1804)
Hegel, Georg Friedrich Wilhelm (1770-1831)
Schopenhauer, Arthur (1788 - 1860)
Clausewitz, Karl von (1780 - 1831)
Darwin, Charles (1809 - 1882)
Mill, John Stuart (1806 - 1873)
Marx, Karl (1818- 1883)
Tolstoy, Lev Nikolayevich (1828 -1910)
Dostoyevsky, Fyodor Mikhaylovich (1821 - 1881)
Nietzsche, Friedrich (1844 - 1900)
Freud, Sigmund (1856 - 1939)
Mann, Thomas (1875 - 1955)
Proust, Marcel (1871 – 1922)
Einstein, Albert (1879 - 1955)
Joyce, James (1882 - 1941)
Kafka, Franz (1883 - 1924)
Lời giới thiệu
Tôi hay chia sẻ trong các chương trình nói chuyện về sách và văn hóa đọc rằng người đọc sách
có thể không thành công nhưng người thành công thường đọc sách. Kinh nghiệm làm việc tại và
với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khác nhau trên khắp thế giới chỉ cho tôi thấy rằng những đúc
kết được viết trong những cuốn sách là vô cùng quý giá. Nhiều nhà lãnh đạo đã áp dụng những
công thức của những doanh nhân đi trước hay học những ý hay từ những tác giả hay nhân vật
trong sách để ứng dụng vào tổ chức của mình và đã rất thành công.
Tôi cũng phải chia sẻ rất thật rằng chính anh Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của
Tập đoàn FPT rất chăm đọc sách. Anh đọc rất nhiều và hay giới thiệu sách hay để chúng tôi cùng
đọc. Anh Steve Gandy, bạn tôi và là Phó Chủ tịch Tập đoàn Metso Automation, Hoa Kz, cũng
đọc rất nhiều. Tôi đã được anh giới thiệu ít nhất trên chục cuốn sách hay. Đại sứ Đặc mệnh
Toàn quyền Italy tại Việt Nam Lorenzo Angeloni - một người bạn khác của tôi cũng dành nhiều
thời gian đọc sách và chúng tôi hay nói chuyện về sách.
Càng ngồi nghĩ lại những người bạn thành công của mình trên khắp thế giới càng thấy rằng việc
đọc sách là rất quan trọng. Thậm chí tôi đưa ra khẩu hiệu trong đầu mình “PHẢI ĐỌC SÁCH” để
nhắc các bạn đến nghe tôi thuyết trình về văn hóa đọc. Tôi muốn những ai đến nghe phải hô to
khẩu hiệu này. Vấn đề làm tôi suy nghĩ nhiều là tại sao người dân Việt Nam, nhất là các bạn trẻ
lại lười đọc sách. Câu trả lời đã được tìm ra: các bạn đọc rất chậm. Đọc chậm nên chán. Không
những thế các bạn còn chưa có kỹ năng tìm { chính, chưa biết tóm tắt nội dung và nhất là chưa
biết ứng dụng những ý hay từ sách vào cuộc sống và công việc hàng ngày. Thế là cách đây gần
chục năm, tôi quyết định giảng những khóa đầu tiên về kỹ năng đọc sách siêu tốc. Tôi là người
đầu tiên ở Việt Nam dạy về đọc sách siêu tốc ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh thành trên cả nước. Tôi cũng rất bất ngờ về kết quả của những khóa huấn luyện ngắn chỉ
có một ngày này. Tôi thầm mơ ước sẽ mở ra những khóa dài hơn với thời lượng một tuần như
tại các nước phát triển.
Tôi dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để viết ra cuốn sách hướng dẫn bạn đọc đọc sách
siêu tốc. Đang hoàn thiện cuốn sách của chính mình thì chúng tôi mua được bản quyền cuốn
sách này. Đây là một cuốn sách quý, rất có giá trị, rất cần đọc. Tôi ôm cuốn sách trong tay và
thầm cảm ơn tác giả Christian Grüning.
Trong cuốn sách quý này, bạn sẽ hiểu về việc đọc bằng hình ảnh, đọc trực quan. Bạn sẽ học
cách để đọc nhanh hơn, hiểu nhiều hơn. Bạn sẽ biết đọc bằng hình ảnh và thẻ trực quan, biết
cách nhớ bằng hình ảnh và nhớ trực quan. Tôi biết chắc chắn rằng bạn sẽ tăng được tốc độ đọc,
sẽ tập trung tốt hơn, sẽ hiểu nội dung từng chương và cả cuốn sách mà bạn chọn đọc, bạn sẽ
ghi nhớ được những gì cần nhớ.
Tốc độ đọc trung bình của người bình thường nằm trong khoảng 200 - 250 từ/phút. Điều đó có
nghĩa là bạn sẽ đọc được khoảng một trang sách trong vòng 60 giây. Bạn hãy kiểm tra xem tốc
độ đọc của bạn có ở mức nào. Sau đó, áp dụng mọi hướng dẫn trong cuốn sách qu{ này để tăng
tốc độ dần lên. Mức mà bạn sẽ gặp khó khăn khi vượt là 1.000 từ/phút. Nhưng chỉ cần bạn đạt
được đến 700-800 từ/phút là đã là một thành công tuyệt vời rồi. Ở tốc độ đọc này, bạn sẽ rất
có hứng thú để đọc sách, để tìm sách, để biến khối kiến thức và trí tuệ khổng lổ của cả loài
người thành của bạn.
Tôi vẫn nung nấu quyết tâm mở nhiều lớp học đọc sách siêu tốc, như đã luôn làm gần chục năm
nay, bởi tiếc thay, ở Việt Nam ta, đến nay vẫn chưa có ai làm điều này. Và tôi rất vui mừng khi
bạn đang đọc cuốn này, để rồi, bạn sẽ cùng tôi đi chia sẻ kinh nghiệm đọc sách siêu tốc với 90
triệu dân Việt Nam.
Có một thứ tài sản duy nhất bạn cho đi, không bị mất đi mà lại được thêm, đó là tri thức. Tài
sản này không ai cướp đi của bạn được và bạn tiêu cả đời cũng không hết. Trên 80% đến thông
qua mắt. Rõ ràng là phải đọc sách, không có con đường nào khác, đúng không bạn.
Chúc mừng bạn đã có trên tay cuốn sách quý, cuốn sách làm thay đổi đời bạn. Tôi thấy rất vui vì
bạn đã biết sở hữu cuốn sách thuộc loại MUST READ/PHẢI ĐỌC.
Chúng tôi vô cùng biết ơn các bạn khi nhận được góp ý hay mọi đóng góp về Thái Hà Books và
cho cá nhân tôi, người được mệnh danh là “Tiến sỹ văn hóa đọc”.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng,
Chủ tịch HĐQT kiêm
TGĐ Công ty CP Sách Thái Hà
Hành trình đọc sách
Trước đây, cuộc sống cũng như công việc của tôi bị chi phối khá nhiều từ những { tưởng bất
chợt. Những cuốn sách chưa và đang đọc xếp chồng chất ở các góc nhà. Những tờ báo, tạp chí
nằm la liệt trên sàn, chờ đợi vô vọng để được ai đó ngó ngàng tới. Niềm ham thích và niềm vui
đọc sách dù lớn đến đâu cũng bị cản trở bởi quỹ thời gian quá eo hẹp. Ngoài ra, phải thú nhận
rằng khi nhìn chính giá sách của mình, ngoài một vài ý nhỏ, tôi không thể kể lại những gì tôi đã
đọc trong các cuốn sách đó, kể cả khi tôi đã dành 20, 30 tiếng đồng hồ hay thậm chí còn nhiều
hơn để đọc chúng. Dần dần tôi nhận ra rằng, chỉ có việc cải thiện kĩ năng đọc mới giúp tôi giải
quyết được vấn đề của mình. Khi cải thiện được kĩ năng đọc, tôi đã giải quyết được đống sách
chổng chất kia.
Kể từ đó đã có rất nhiều thay đổi diễn ra. Khoảng thời gian trước kia chỉ đủ để dành cho một
cuốn sách thì giờ đây tôi đã có thể đọc được sáu cuốn, thậm chí còn nhiều hơn. Thay vì chỉ dành
thời gian cho một cuốn sách như trước đây, bây giờ tôi đọc sáu, thậm chí nhiều sách hơn. Điều
đó không chỉ giúp tôi nâng cao đáng kể tốc độ đọc mà còn tạo cho tôi một động lực mạnh mẽ.
Có môt sư khác biệt rõ rệt giữa việc đọc đúng cách cuốn sách từ đầu đến cuối với việc đọc một
cuốn sách liên tục bị ngắt quãng. Nếu đọc ngắt quãng, chúng ta luôn phải cố gắng nhập tâm lại
từ đầu khi đọc tiếp. Sự khác biệt này cũng tương tự như việc thay đổi từ việc bò sang đi trong
quá trình vận động của một em bé. Trong việc đọc sách, trường học chỉ dạy chúng ta cách “bò”.
Kỹ năng “đi” tự bản thân chúng ta phải trau dồi. Vì muốn áp dụng những kĩ năng đọc mới vào
việc chuẩn bị cho hai kì thi luật quốc gia của mình, nên bên cạnh việc chú ý vào tốc độ đọc tôi
cũng rất coi trọng vấn đề hiểu và ghi nhớ. Và rồi sự cố gắng của tôi đã được đền đáp xứng đáng
bằng kết quả có thể gọi là rất tốt, dù rằng tôi đã không phải đầu tư, tiêu tốn nhiều thời gian.
Điều này giúp trấn an những người có tư tưởng lo ngại rằng, khóa học luyện đọc này chỉ tập
trung đến tốc độ đọc, xem nhẹ kĩ năng đọc hiểu và ghi nhớ.
Thực tế này chính là nguyên nhân tại sao tôi đặt tiêu đề cho cuốn sách này là “Đọc sách siêu
tốc”. Các thuật ngữ như “Tốc độ đọc” theo tôi chưa mang đầy đủ { nghĩa. Bất cứ ai cũng có thể
đọc nhanh. Nhưng chỉ có những người có kỹ năng đọc tốt mới có thể hiểu cuốn sách và áp dụng
những gì họ đọc được vào cuộc sống thực tế. Trùng hợp thay, việc đẩy nhanh tốc độ đọc cũng
là một trong những phương pháp để tăng cường khả năng đọc hiểu. Trong quá trình đó, người
ta không đọc những từ ngữ riêng lẻ, không mang lại nội dung mà bắt đầu đọc các đơn vị có ý
nghĩa. Các bạn sẽ khắc phục thói quen đọc từng từ như cách mà con vẹt thường bắt chước và
các bạn cũng sẽ tin tưởng hơn vào kênh thị giác của mình.
“Bình mới rượu cũ” - câu nói này tôi đã nghe từ một hay nhiều nhà phê bình khác. “Điều đó
chắc chắn đã từng được nhắc tới”. Các bạn có thể chắc chắn rằng, mỗi suy nghĩ trong cuốn sách
này đã từng được đề cập tới và cũng có thể đã từng được viết ra, mặc dù không nhất thiết tất
cả những nội dung đó còn được giữ lại đến thời đại của chúng ta ngày nay. Tất cả những
nguyên tắc cơ bản hữu hiệu cho việc học và đọc thành công đều đã được nhắc đến trong các
tác phẩm của Aristotle hay là Cicero. Theo tôi, một vài tác phẩm đương đại không chứa đựng
nhiều nội dung hữu ích và có giá trị thực tiễn như những tác phẩm Hy Lạp, La Tinh cổ này. Bản
thân tôi đã dày công theo học trường đại học ở Wũrzburg chuyên ngành tiếng La Tinh để có thể
hiểu được hết tinh hoa của những tác phẩm này. Ví dụ ngay trong tác phẩm Nhà hùng biện của
Cicero, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những điều cơ bản về khả năng áp dụng thực tế
của kỹ năng ghi nhớ, dù cho vào thời điểm đó người ta chưa thống nhất được các khái niệm
như Trí nhớ, Suy nghĩ có thuộc cùng một phạm trù với Đầu, Bụng và Tim hay không. Nghiên cứu
não bộ hiện đại đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về quá trình suy nghĩ của con người, nhưng
lại chưa chỉ ra được những phương pháp học mới mẻ so với những phương pháp đã có từ cách
đây hàng ngàn năm. Nhiều người nhận xét rằng một vài phương pháp trong cuốn sách Đảm bảo
học thành công của tôi được lấy từ những cuốn sách khác. Thật buồn cười khi một tác giả nào
đó dám tuyên bố đã phát minh ra việc học hay đọc kĩ thuật. Vì thực tế, những kĩ năng đó được
sinh ra gắn liền với lịch sự văn minh của loài người. Ví dụ phương pháp sắp xếp thông tin xuyên
suốt từ một chủ đề trung tâm (xem Chu kz đọc). Cách ghi thông tin này bạn đã có thể tìm thấy
trong thời đại của mỹ thuật hang động. Vì vậy, vào cuối thời đại của cách ghi chép thông tin
này, nhiều người đã nghiên cứu tạo ra những cách, kiểu ghi chú. Cùng với đó có rất nhiều tên
tuổi cũng được gắn liền với hình thức này. Ví dụ, các bạn có thể đọc từ thẻ nhớ, bản đồ cấu
trúc, bản đổ não, bản đồ tâm trí, hoặc thẻ trực quan như trong cuốn sách này. Tuy nhiên, không
ai phát minh ra phương thức ghi chú vì nó là cách suy nghĩ tự nhiên của bộ não chúng ta.
Trong việc truyền đạt các kĩ năng đọc, chất lượng của “bình mới” chứa những thông điệp “rượu
cũ” mang tính quyết định. Do đó, việc cung cấp một tên gọi riêng cho từng cách tiếp cận là hoàn
toàn hợp l{ để có thể phân biệt được { tưởng của tác giả. Tôi sử dụng khái niệm “Đọc trực
quan” và “Thẻ trực quan” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của các kênh hình ảnh.
Bây giờ chúng ta bắt tay vào cuộc hành trình tìm hiểu những kỹ thuật. Bạn có thể so sánh việc
học kỹ thuật đọc sách hiệu quả với việc leo núi. Mục tiêu của chúng ta là chinh phục được đỉnh
núi. Trước khi leo lên đỉnh núi, đầu tiên chúng ta sẽ phải làm công tác chuẩn bị. Cần phải xác
định vị trí hiện tại của chúng ta trên bản đổ đọc và hãy xem các nhà leo núi đã thực hiện hành
trình leo núi như thế nào. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhìn lại con đường ta đã đi qua. Cuối
cùng, chúng ta đã sẵn sàng để leo lên đỉnh. Do đó, cả tốc độ đọc, độ tập trung, khả năng đọc
hiểu và cả khả năng ghi nhớ của bạn đều được cải thiện đáng kể. Hãy tưởng tượng rằng, cho
đến khi lật giở những trang cuối cùng của cuốn sách, bạn sẽ có được một cái nhìn toàn cảnh
tuyệt vời như khi bạn đứng trên đỉnh núi cao và phóng tầm mắt ra xa.
Giờ chúng ta cùng bắt tay vào công tác chuẩn bị!

Chuẩn bị leo núi


Những câu hỏi bạn nên đặt ra:
 Tôi đang ở cấp độ đọc nào?
 Tôi có thể xác định khả năng hiểu văn bản của mình như thế nào?
 Khi đọc, mắt nên chuyển động như thế nào?
 Thói quen đọc sách cũ gây ra những vấn đề gì?
 Những độc giả thực thụ đọc theo cách nào?
I. Xác định vị trí
Một tấm bản đồ sẽ không giúp ích được gì, khi chúng ta không biết mình đang ở đâu. Điều đó
cũng tương tự như khi chúng ta luyện đọc. Trước khi bắt đầu leo núi, chúng ta phải xác định vị
trí của mình.
Hãy đọc văn bản dưới đây bằng tốc độ đọc mà các bạn vẫn thường áp dụng và cảm giác thoải
mái nhất. Vì đây là một bài kiểm tra nên các bạn không nên đọc lướt quá nhanh, để chúng ta có
thể thu được kết quả chính xác. Tốt nhất, các bạn nên dùng đồng hổ bấm giờ để đo thời gian
mà các bạn đã dành cho đoạn văn bản nói trên. Ngoài ra các bạn cũng có thể dùng các khả năng
thích hợp khác như đồng hổ tính giây hay đổng hồ kĩ thuật số trên máy tính. Bạn có thể tìm
thấy trên Internet rất nhiều phần mềm dạng đồng hồ bấm giờ và tải về máy vi tính để dùng. Sau
khi đọc, hãy ghi lại thời gian bạn đã dùng ở đơn vị phút và giây. Sau đó đổi kết quả ra đơn vị
giây.
Tuy nhiên, điều thú vị không chỉ ở vấn đề thời gian cần thiết để đọc, mà chính là ở độ hiểu văn
bản của các bạn. Để đánh giá điều đó, hãy trả lời một vài câu hỏi sau. Lưu { chỉ trả lời bằng cách
ghi ngắn gọn ý chính. Chúc các bạn thành công!
Những ưu điểm của việc chạy bộ
(của Christian Grüning)
Trong quá trình tiến hóa thành người, tổ tiên của chúng ta đã đúc kết một chân l{, đó là: “chạy
cho cuộc sống”. Loài người được sinh ra là để vận động. Thật vậy, tổ tiên của chúng ta nếu
không chạy rong ruổi 8 tiếng đồng hồ để săn bò rừng, nuôi sống gia đình thì cũng phải chạy trốn
thú dữ. Và con người hiện nay cũng không khác biệt là mấy. Theo tính toán, hằng ngày mỗi đứa
trẻ chạy bộ 10 km cho tới khi chúng chịu ngồi yên ở trường.
Tuy nhiên, người lớn chúng ta lại ngồi hàng giờ bên bàn làm việc và ép cơ thể gập thành một
góc vuông không hề tự nhiên. Chắc chắn tư thế đó khiến cơ thể chúng ta hòa hợp một cách hài
hòa với quang cảnh văn phòng. Tuy nhiên, người ta cần đến 100.000 năm để có thể khắc phục
được những ảnh hưởng bị thay đổi. Bạn có thể đợi đến lúc đó không?
Luyện tập chạy bền/đường trường (tên khoa học là: chạy hiếu khí) là một phương pháp hữu
hiệu. Chạy bền là bài tập cường độ thấp, tức là, chạy không dùng hết sức nhưng cơ bắp vẫn sản
sinh đủ lượng oxy cần thiết để đốt cháy mỡ. Chạy bền mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và tinh
thần, về điều này, tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần dưới. Ngược với chạy bền là chạy nước rút
(tên khoa học là: chạy yếm khí), có nghĩa là các bạn phải huy động toàn bộ sức lực của cơ thể,
chạy với cường độ cao trong thời gian ngắn. Trong vùng anerobic (vùng yếm khí) vì thiếu oxy,
cơ thể sẽ đẩy mạnh hấp thu oxy từ môi trường bên ngoài, từ đó làm tăng tốc độ quá trình trao
đổi chất và dẫn đến việc đốt cháy carbohydrate (các chất như đường, tinh bột) trong cơ thể. So
với chạy đường trường, chạy nước rút giải phóng năng lượng một cách nhanh chóng, nhưng lại
đốt cháy ít mỡ. Ngoài ra, còn sản sinh ra axit lactic - một trong những tác nhân mạnh nhất gây
mệt mỏi.
Ngay khi lượng axit lactic trong máu vượt mức cho phép thì cơ bắp của chúng ta sẽ rơi vào
trạng thái thiếu oxy. Vì thế nồng độ axit lactic trong máu chỉ được phép dưới 4 mmol/l máu, khi
đó mỡ được đốt cháy. Tuy nhiên, khi các bạn đã chinh phục được khả năng chạy nước rút thì cơ
thể bạn lại chuyển từ đốt cháy lượng mỡ sang đốt cháy lượng đường. Giáo sư bác sĩ chuyên
ngành thể thao Richard Rost đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với 50 người chạy bộ ở công
viên thành phố Köln, sau đó trích một giọt máu từ phần dái tai của họ. Không ai trong số những
người tham gia vào thí nghiệm này đốt cháy dù chỉ một gam mỡ. Chỉ chạy chậm với cường độ
thấp mới gây ra hiệu ứng này. Để duy trì vùng hiếm khí, các bạn phải chú { đến mạch vì tim
không thể giải quyết được tình trạng thiếu oxy. Chạy với tốc độ càng lớn thì tim đập càng
nhanh. Những bảng biểu với các thông số chỉ nhịp tim trong quá trình đốt cháy chất béo, chỉ là
những kiến thức sách vở. Mỗi người có một nhịp tim đốt cháy chất béo khác nhau. Các bác sĩ
thể thao có thể giúp bạn xác định nhịp tim tối ưu của mình.
Để có được những lợi ích mang tính lâu dài của việc chạy bộ, các bạn nên duy trì mỗi ngày 30
phút chạy bộ, nếu bạn thực hiện bài tập này ngay sau khi thức dậy sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, khi dạ dày không có carbohydrate là thời điểm quá trình kết nối các enzim đốt cháy
chất béo diễn ra tốt nhất. Khi chạy, hãy tận dụng lợi thế của việc cung cấp oxy mạnh của não bộ
để lên kế hoạch những việc bạn sẽ làm trong ngày. Dậy sớm hơn sẽ giúp bạn tỉnh táo và cân
bằng hơn cho ngày mới thêm năng động. Để giúp các bạn có thêm động lực, tôi xin được chia
sẻ những lợi ích của việc tập luyện chạy bền.
Chạy bộ giúp bạn thông minh hơn
Bác sĩ Michael Spitzbart cho biết: Chạy chậm cải thiện máu lưu thông trong não, nâng mức oxy
trong não lên đến 10 lần. Trong khi đó, những viên thuốc mà người lớn tuổi có vấn đề về trí nhớ
hay dùng để cải thiện khả năng hấp thụ oxy và cũng là những phương thuốc theo chuẩn quốc tế
lại chỉ có thể giúp cải thiện 5%. Các liệu pháp điều trị nhiều bước cũng chỉ nâng mức hấp thụ
oxy được 25% - một kết quả khiêm tốn so với mức độ cải thiện của việc chạy bộ (1.000%).
Thông qua quá trình chạy bộ, một loạt các hoóc môn sáng tạo ACTH được giải phóng, làm cho
tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của bạn. Thêm vào đó,
những hoóc môn này cũng là chất duy nhất có thể loại bỏ những lớp mỡ tích tụ giữa các tế bào
não. Nhờ vậy mà dòng suy nghĩ của chúng ta được cải thiện và tăng cường. Trong quá trình
chạy, nhiều vấn đề của cơ thể tự được giải quyết, vì các chất dẫn truyền trong não được giải
phóng, điều đó cải thiện việc tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi của chúng ta.
Thông qua sự chuyển đổi lâu dài của các yếu tố hóa học trong cơ thể thành việc đốt cháy mỡ,
lượng đường cung cấp cho não nhiều hơn. Lượng đường trong máu ở mức ổn định, vì thế
chúng ta có thể tập trung suy nghĩ lâu hơn. Ngược lại, người lao động trí óc, ít vận động lại nuôi
sống cơ bắp bằng đường. Lượng đường trong máu giảm làm não bộ bị ức chế dẫn đến mệt mỏi
và không tập trung.
Bên cạnh đó, một lợi ích nữa của việc vận động, đó là làm giảm hoóc môn gây căng thẳng
Adrenalin. Khi bị áp lực, chúng ta không thể suy nghĩ rõ ràng, nhưng khi vận động Adrenalin
giảm, khả năng suy nghĩ cũng như hiệu suất làm việc lại được phục hồi. Ngoài ra, hoóc môn
Adrenalin tác động vào thành mạch bên trong, khiến chúng trở nên xơ vữa. Do vậy, chất béo có
thể dễ dàng tích tụ tạo thành mảng bám và làm tắc mạch máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến chứng xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Nhà tâm lý - thần kinh học, giáo sư bác sĩ Henner Ertel đã đưa ra những kết quả nghiên cứu thú
vị. Ông đã tiến hành khảo cứu ở 30.000 người và đã chứng minh được rằng: Khi người ta kết
hợp luyện tập vận động yếm khí với việc học trong vòng 36 tuần, trí thông minh của họ tăng
trung bình 27%.
Chạy bộ giúp bạn thấy hạnh phúc hơn
Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh hoóc môn thần kinh Endorphins - thuốc phiện nội sinh. Hoóc môn
này đóng vai trò như chất dẫn truyền sự hưng phấn, đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn. Chạy
bộ cũng giúp cơ thể bạn tự sản sinh chất dẫn truyền tạo cảm giác hạnh phúc Serotona. Tất cả
các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay đều tập trung vào việc nâng cao lượng hoóc môn
Serotona trong cơ thể, nâng cao mức độ cảm xúc tốt. Bản thân cơ thể chúng ta có thể tự sản
xuất ra chất dẫn này mà không gây tác dụng phụ.
Nhà trị liệu hành vi - giáo sư bác sĩ Ulrich Bartmann khẳng định rằng: “Ai thường xuyên chạy bộ
sẽ có tâm lý vững vàng, quan hệ xã hội cởi mở hơn, hòa đồng hơn”.
Chạy bộ giúp bạn khỏe hơn
Chạy đúng cách giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ sau 30 phút chạy lượng tế bào sát thủ trong
máu tăng 31%. Đây là những tế bào quan trọng trong các phản ứng miễn dịch hiệu quả với vi
rút, vi khuẩn và cả các tế bào ung thư. Ngược lại, hình thức chạy nước rút sẽ gây ra những phản
ứng cực đoan cho cơ thể, như là phá hủy thành mạch và hệ miễn dịch. Vì thế, các bạn không
nên chạy quá nhanh.
Tim bạn sẽ to hơn và khỏe hơn khi bạn chạy bộ. Nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm. Nhờ đó, tim bạn
hoạt động hiệu quả hơn và bền bỉ hơn. Vận động tăng cường chức năng của sụn và xương, từ
đó, xương khớp của bạn cũng trở nên khỏe, dẻo dai hơn. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con nai
có hông nhân tạo chưa?
Chạy đúng cách tạo ra những enzym tốt cho quá trình đốt mỡ giúp giảm lâu dài lượng
cholesterol hiệu quả. Ngay cả phần mỡ tích tụ cũng bị đốt cháy. Nhờ vậy, không cần đến sự can
thiệp của bác sĩ phẫu thuật, kích thước mạch máu của chúng ta cũng được gia tăng do cơ bắp
vận động trong quá trình chạy. Các chất dinh dưỡng nhờ vậy được vận chuyển một cách tối ưu.
Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, vì chạy làm giảm nồng độ insulin. Các tế bào
cơ thể phản ứng nhạy cảm hơn với insulin hạ đường huyết, cho phép bạn giảm nguy cơ bệnh
tiểu đường khởi phát ở người lớn tuổi mắc bệnh.
Chạy bộ là cách ăn kiêng duy nhất có tác dụng lâu dài. Quá trình luyện tập kích thích gia tăng
lượng enzym làm tiêu mỡ. số lượng “lò đốt mỡ” trong cơ thể bạn tăng. Lượng cơ bắp của bạn
tăng và chất béo tan đi. Tập thể dục hàng ngày làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 25%. Từ đó, cơ
thể bạn đốt cháy chất béo ngay cả khi bạn đang ngồi làm việc, nằm hoặc ngủ trên võng.
Mỉm cười trong quá trình chạy vừa phải
Phương pháp chạy nước rút không mang lại lợi ích này, mà chỉ làm hệ miễn dịch của bạn suy
yếu. Nếu bạn muốn việc chạy bộ của mình trong tương lai thoải mái hơn hãy mỉm cười.

Thời gian đọc

_____ Phút _____ Giây = _____ Giây


Hãy điền câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây (dưới dạng ý ngắn gọn):
1. Ở đầu văn bản có nhắc đến hai lý do vận động chính của tổ tiên chúng ta. Bạn hãy
cho biết, đó là gì?
2. Việc khắc phục những ảnh hưởng đã bị thay đổi cần bao nhiêu thời gian?
3. Điểm khác nhau giữa chạy bền và chạy nước rút là gì?
4. Nhà tâm lý - thần kinh học - giáo sư, bác sĩ Henner Ertel đã chứng minh điều gì?
5. Tại sao buổi sáng là thời điểm l{ tưởng để chạy bộ?
6. Trong bài đã nhắc đến ba ưu điểm chính nào được chia thành ba mục nhỏ của việc
chạy bộ?
7. Việc hấp thụ oxy được cải thiện bao nhiêu phần trăm thông qua các hình thức: dùng
thuốc, áp dụng phương pháp trị liệu tăng cường oxy và chạy bộ?
8. Hoóc môn ACTH mang đến những thay đổi tích cực nào?
9. Bác sĩ - giáo sư Richard Rost đã tiến hành thí nghiệm gì? Kết quả ra sao?
10. Những tác dụng của việc chạy bộ đối với sức khỏe của bạn?
Hãy so sánh đáp án của bạn với các câu trả lời dưới đây. Xác định xem bạn hiểu văn bản được
bao nhiêu %. Mỗi câu trả lời đúng tuyệt đối bạn được 10%. 5% cho câu trả lời có { đúng và 0%
cho câu trả lời chưa chính xác. Sau đó, hãy cộng kết quả bạn đạt được và ghi vào cuối các đáp
án. Ví dụ, nếu bạn có 4 câu trả lời chính xác và 3 câu đúng một nửa, điều đó cho thấy khả năng
hiểu văn bản của bạn ở mức 55%.
Đáp án:
1. Văn bản có nhắc đến 2 lý do vận động chính của tổ tiên chúng ta. Bạn hãy cho biết, đó là gì?
- Săn thú (ví dụ: bò rừng)
- Chạy trốn những kẻ thù tự nhiên (ví dụ: thú dữ)
2. Việc khắc phục những ảnh hưởng đã bị thay đổi cần bao nhiêu thời gian?
- 100.000 năm
3. Điểm khác nhau giữa chạy bền và chạy nước rút?
- Trong quá trình chạy bền, người tập không dùng hết sức nhưng cơ bắp vẫn sản sinh đủ lượng
oxy cần thiết đốt cháy mỡ. Ngược lại, chạy nước rút gây ra tình trạng thiếu oxy, phần cơ bắp
không đốt cháy mỡ, nhưng lại sản xuất axit lactic.
4. Nhà tâm lý - thần kinh học - giáo sư, bác sĩ Henner Ertel đã có thể chứng minh điều gì?
- Trí thông minh tăng lên (đến 27% trong vòng 36 tuần) nhờ sự kết hợp giữa luyện tập vận động
yếm khí và việc học.
5. Tại sao buổi sáng là thời điểm l{ tưởng để chạy bộ?
- Không bị quấy rầy
- Sự hình thành các enzym đốt cháy chất béo diễn ra tốt hơn
- Các bạn có thể lên kế hoạch cho cả ngày
- Tỉnh táo và cân bằng hơn suốt cả ngày
6. Trong bài đã nhắc đến 3 ưu điểm chính nào của việc chạy bộ?
- Chạy giúp bạn thông minh hơn
- Chạy giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn
- Chạy giúp bạn mạnh khỏe hơn
7. Việc hấp thụ oxy được cải thiện bao nhiêu phần trăm thông qua các hình thức: dùng thuốc,
áp dụng phương pháp trị liệu tăng cường oxy và chạy bộ?
- Thuốc: cải thiện 5%
- Trị liệu: cải thiện 25%
- Chạy bộ: cải thiện đến 1.000%
8. Hoóc môn ACTH mang đến những lợi ích gì?
- Làm tinh thần sảng khoái, tỉnh táo
- Cải thiện khả năng suy nghĩ sáng tạo
- Loại bỏ phần mỡ tích tụ ở tế bào não
9. Bác sĩ - giáo sư Richard Rost đã tiến hành thí nghiệm gì? Kết quả ra sao?
- Ông tiến hành thực nghiệm tại công viên thành phố Kồln để đo nồng độ aixit lactic của 50
người tham gia chạy bộ. Kết quả: không tình nguyện viên nào đốt cháy được dù chỉ 1 g
10. Những tác dụng của việc chạy bộ đối với sức khỏe?
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Tim hoạt động tốt, khỏe hơn
- Tăng cường xương, khớp
- Giảm lượng cholesterol
- Giảm lượng đường
- Đốt cháy nhiều mỡ hơn
Độ hiểu văn bản của bạn: _%
Bảng đo mạch
Cho đến bây giờ, các bạn đã bị thuyết phục bởi những ưu điểm của việc chạy bộ, nhưng lại
không muốn tìm bác sĩ chuyên về thể thao, tôi sẽ đưa cho các bạn một bảng thông số cung cấp
các dữ liệu về mạch trong quá trình chạy bền. Mạch phụ thuộc vào độ tuổi và nhịp tim khi nghỉ
ngơi. Hãy đo nhịp tim hàng sáng trước khi rời khỏi giường. Như đã đề cập, bảng thông số này
chỉ có giá trị ước tính.
Nhịp tim (khi bạn nghỉ Nhịp tải (phụ thuộc độ tuổi)
ngơi)
20 – 39 40 – 50 – 60 – > 70
Mỗi phút 49 59 70

Dưới 50 140 135 130 125 120

50 – 59 140 135 130 125 120

60 – 69 145 140 135 130 125

70 – 79 145 140 135 130 125

80 – 89 145 140 135 130 125


90 – 100 150 145 135 135 130

Chúng ta hay chuyển sang bước tiếp theo về tốc độ đọc của bạn. Trong bước này, chúng ta sẽ
xác định số lượng từ bạn đọc được trong một phút là bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ có một thước đo
cho sự tiến bộ của bản thân, chứ không nhằm mục đích so sánh mình với người khác. Có những
độc giả có thể đọc nhanh hiểu nhiều, cũng có những độc giả đọc nhanh nhưng hiểu ít. Tương
tự, cũng có những người đọc chậm nhưng lại hiểu kĩ và cuối cùng là nhóm độc giả đọc chậm và
hiểu rất ít. Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ là một trong những độc giả hiếm hoi thuộc
nhóm đầu tiên, tức là thuộc những người làm chủ được tài liệu đọc trong thời gian ngắn.
Như chúng ta biết được rằng việc nâng cao tốc độ đọc là một phương thức quan trọng để nâng
mức độ hiểu văn bản của độc giả. Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi nhóm số đông người đọc -
đọc chậm và hiểu ít thì chắc chắn bạn sẽ nâng cao được tốc độ đọc của mình. Hãy học cách đọc
theo đơn vị { nghĩa chứ đừng đọc từng từ riêng lẻ, không truyền tải bất cứ thông điệp gì. Bên
cạnh việc tăng khả năng đọc hiểu, bạn cũng sẽ hài lòng với việc quản lý thời gian trong tương
lai. Tuy nhiên, tốc độ không phải là yếu tố tiên quyết, mà chính là việc đạt được mục đích đọc,
cả khi bạn đọc từ đầu đến cuối với tốc độ nhanh gấp 3 lần.
Để tính toán tốc độ đọc hiện tại của bạn, hãy tính theo công thức:
Tốc độ đọc đầu ra 64.920 : (Thời gian đọc ở đơn vị giây) = _____ từ/phút.
Trong đó: 64.920 là số lượng từ đã đọc x 60
Bạn hãy điền hai giá trị ban đầu của bạn vào sơ đồ sau đây. Sử dụng các màu sắc khác nhau
hoặc các biểu tượng khác nhau để kí hiệu cho tốc độ đọc và độ hiểu, ví dụ, kí hiệu (x) cho tốc
độ, và kí hiệu vòng tròn nhỏ (o) cho độ hiểu. Nếu bạn đang ở tốc độ 200 từ/phút với độ hiểu là

60%, bạn thể hiện kết quả này trên sơ đổ như sau:
Hãy điền tất cả các kết quả kiểm tra đọc của bạn vào sơ đồ. Bằng cách này bạn sẽ có hai đường
cong phản ánh sự phát triển tốc độ đọc và mức độ hiểu văn bản. Như vậy, bạn sẽ luôn theo dõi
được sự tiến bộ của mình trong cả hai kĩ năng.

Khó khăn trong việc xác định mức độ hiểu văn bản
Việc xác định mức độ hiểu văn bản dựa trên những câu hỏi cho sẵn không phải là việc đơn giản.
Vì những câu hỏi này không kiểm tra được người đọc biết gì về văn bản, mà chỉ thể hiện những
gì người kiểm tra muốn biết. Điều này không tương xứng với việc đọc “bình thường”. Thông
thường sau khi đọc văn bản, bạn không có một loạt các câu hỏi để kiểm soát mức độ hiểu của
mình. Vì thế, hãy coi những câu hỏi này chỉ như một phương tiện trợ giúp cho việc khởi đầu.
Với bước khởi đầu này, việc xác định mức độ hiểu văn bản sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Phương thức hiệu quả hơn chính là sau khi đọc, bạn kể lại văn bản bằng ngôn ngữ riêng của
mình. Mọi người thường có quan điểm rằng, hiểu văn bản tức là chỉ có thể nhắc lại những từ
mà tác giả đã dùng. Thế nhưng, ngược lại, nếu bạn có thể dùng ngôn từ riêng của mình để diễn
lại ý của văn bản, để giải thích cho người khác, thì điều đó mới đảm bảo rằng, bạn đã thực sự
hiểu văn bản. Vì thế, người ta áp dụng cách gọi là luyện trí nhớ qua đường vòng cho việc xác
định mức độ hiểu văn bản.
Xuất phát từ việc lặp lại, bây giờ bạn phải xác định xem độ hiểu của bạn đạt mức bao nhiêu %.
Hãy đánh giá theo những tiêu chuẩn sau. Độ hiểu ở mức 0% có nghĩa là bạn hoàn toàn không
hiểu văn bản. 50% có nghĩa là bạn có thể tóm tắt những thông tin chính cơ bản cũng như kết
cấu quan trọng của văn bản, nhưng không nhớ được các thông tin lề. Nếu bạn không thể nhớ
tất cả các thông tin quan trọng, mức độ hiểu của bạn nằm trong khoảng từ 0 - 50%. Còn nếu
bạn có thể nhắc lại những điểm mấu chốt và chi tiết thì tùy theo thành tích mức độ hiểu của
bạn nằm trong nhóm từ 50 - 100%. ở mức 100% đồng nghĩa với việc bạn có thể nhớ tất cả các
thông tin chính - phụ cơ bản và nhắc lại được những chi tiết quan trọng. 100% hiểu không có
nghĩa là bạn có thể liệt kê chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi bạn
học thuộc lòng một bài thơ.
Trong trường hợp này chúng ta không đề cập tới tính chính xác theo tỉ lệ phần trăm, vì không
thể đưa ra một đơn vị đo thống nhất một cách tự nhiên như cho tốc độ đọc. Càng bổ sung việc
kiểm tra văn bản một cách chủ động vào kĩ năng đọc càng thường xuyên, việc xác định mức độ
hiểu văn bản của bạn trong tương lai càng cụ thể. Những độc giả xuất sắc nắm rất rõ bước này,
việc kiểm tra không còn diễn ra một cách có ý thức mà trong quá trình đọc, họ tóm tắt văn bản
một cách vô thức và hoàn toàn tự động trong trí tưởng tượng. Đây là điều kiện tiên quyết cho
trí nhớ tốt, vì thông qua quá trình lặp lại, nội dung văn bản được xử lý một cách tích cực.
Ngay cả khi phương thức này là cách hữu hiệu duy nhất để xác định độ hiểu văn bản thì cũng
đòi hỏi khả năng đọc rất cao. Khả năng lướt qua nội dung văn bản trong một thời gian ngắn và
xếp loại mức độ hiểu của mình trên thang điểm từ 0 đến 100 sẽ được đề cập tới trong cuốn
sách này. Tôi đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo với trên 10.000 người tham dự để cải thiện khả
năng đọc của họ, từ những cuộc hội thảo này tôi đã xác định được rằng, phương pháp này ban
đầu gây ra khó khăn lớn với những độc giả thiếu kỹ năng đọc. Chính vì thế, tôi đã thêm danh
mục câu hỏi vào những bài tập luyện đọc. Xuyên suốt cuốn sách này, bạn sẽ bắt gặp nhiều bài
tập luyện đọc để có thể xác định ngày càng tốt hơn độ hiểu văn bản mà không cần đến các bài
kiểm tra đọc. Thường xuyên luyện tập là cách thức duy nhất quyết định việc cải thiện quá trình
đọc sách.
II. Vấn đề khó khăn từ những bước nhỏ
Chúng ta đã xác định được vị trí của bạn ở đâu trên biểu đổ thể hiện khả năng đọc sách của
bạn. Bạn cũng cần nắm rõ được mục tiêu và đỉnh cao nào bạn muốn đạt tới. Bạn có muốn tiến
tới trở thành nhóm độc giả có thể ghi nhớ và hiểu được lượng thông tin lớn nhất trong khoảng
thời gian ngắn nhất có thể.
Để đạt được điều này, trước tiên bạn cần kiểm soát được chuyển động của đôi mắt khi đọc.
Liệu bạn có thấy được mắt mình hoạt động đều đặn từ trái qua phải và ngược lại khi đọc sách
hay bạn cảm nhận được hoạt động của đôi mắt không theo quy tắc đó? Nếu chỉ riêng đáp án
cho câu hỏi này bạn cảm thấy không khả thi thì bạn nên nhờ một người khác cùng tham gia
luyện tập.
Bạn hãy ngồi đối diện người tập luyện cùng để hai người có thể nhìn được vào mắt nhau. Giữ
cuốn sách dưới tầm mắt để người kia cũng có thể nhìn được mắt bạn và bạn bắt đầu đọc. Sau
đó đổi vai cho nhau. Người cùng luyện với bạn đọc và lần này đến lượt bạn quan sát. Ngoài ra
bạn nên trao đổi với nhau về kiến thức mà bạn vừa đọc được.
Mắt của người luyện tập cùng bạn chuyển động nhịp nhàng theo từng dòng chữ. Bởi vì mắt chỉ
có thể nhìn thấy chính xác một vật gì đó khi mắt nhìn chăm chú vào nó. Khi chuyển động thì
mắt không thể tập trung được vào điểm gì cả. Bởi vì mắt không tập trung vào điểm nào tức là
nó đang chuyển động. Vì thế cần cố gắng điều chỉnh đôi mắt cùng chuyển động theo tốc độ
này. Nhưng điều đó lại có nghĩa rằng mắt không chuyển động mà sẽ dừng tại một điểm. Bạn
thấy rất khó để đọc được dòng chữ trên tấm biển của một đoàn tàu đang chạy.
Khi bạn đếm được số lần chuyển động ánh mắt (hay còn gọi nôm na là bước nhảy mắt), lưu { là
phải đếm cả bước nhảy đầu tiên từ cuối dòng trên bắt sang đầu dòng tiếp theo, thì bạn có thể
khẳng định được rằng số lượng của các bước thường hoàn toàn phù hợp với số lượng chữ có
trong dòng đó. Khi bạn đếm thấy số bước nhảy ít hơn so với số lượng chữ của dòng đó thì bạn
có thể có l{ do để ăn mừng, vì như vậy khả năng đọc của bạn đã tiến thêm được một bước. Hầu
hết đối với phần lớn độc giả thì cách chuyển động mắt của họ trên các dòng chữ thường theo
một cách như sau: Đôi mắt nhìn vào một từ, tiếp nhận từ đó và tiếp tục chuyển sang từ tiếp
theo. Hình thức đọc này sẽ khiến bạn căng thẳng ngay từ khi bắt đầu đến khi đọc xong văn bản.
Cách “đọc từng từ” này thực ra sẽ đem lại cho bạn một số vấn đề bất lợi. Điều đầu tiên là nó
hạn chế khá nhiều tốc độ đọc của bạn. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về khả năng
đọc sách đã chỉ ra rằng thời gian tập trung ánh mắt, tức là khoảng thời gian mắt bạn nhìn vào
một từ trung bình mất khoảng 1/4 giây. Những bước chuyển giữa các khoảng thời gian tập
trung thì lại chỉ mất khoảng 1/1000 giây. Vì thế khi tính toán người ta có thể bỏ qua khoảng thời
gian này. Cứ 1/4 giây thì chúng ta đọc được một từ. Tức là, trong một giây chúng ta đọc được 4
từ và trong một phút chúng ta có thể đọc được 240 từ. Tốc độ đọc trung bình của người bình
thường vốn chỉ đạt 215 từ trong một phút, tức là thấp hơn mức tính toán khoa học vừa nêu ở
trên. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tiếp theo nảy sinh trong quá trình
đọc và sẽ được giải thích cụ thể ở phần sau.
Việc khả năng đọc hay tốc độ đọc bị ảnh hưởng bởi cách đọc từng từ từng chữ thực ra vẫn chưa
phải là vấn đề chính. Nghiêm trọng hơn là ở chỗ khả năng hiểu và cảm nhận nội dung văn bản
của bạn trong quá trình đọc bị giảm đi. Ví dụ: từ đầu tiên mắt chúng ta nhìn thấy là từ “một”.
Từ này khi đứng một mình thì không có { nghĩa gì. Bây giờ mắt bạn sẽ chuyển đến từ tiếp theo
và não của bạn nhận dạng từ “nhỏ”. Lại tiếp tục không hiểu được { nghĩa là gì. Đúng hơn là bạn
phải kết hợp nghĩa của từ thứ hai với { nghĩa của từ thứ nhất. Một vấn đề rất đơn giản nhưng
khi tập trung cũng cần đến hàng triệu phản ứng hóa học của bộ não. Đúng là một bài toán mệt
mỏi mà chưa giúp bạn hiểu được điều người ta diễn đạt. Mắt của bạn lúc này lại chuyển qua từ
tiếp theo “màu xanh”. Lại vẫn chưa thể hiểu được thêm gì. Lại hàng triệu phản ứng hóa học tiếp
theo diễn ra. Phép toán mệt mỏi lại xuất hiện mà vẫn chưa mang lại hiệu quả. Bán cầu não trái
của bạn là nơi xử lý những dữ liệu tuyến tính, kỹ thuật số và phân tích, luôn luôn phải xử lý
phần tính toán căng thẳng này. Bán cầu não phải liên tục cần những hình ảnh để hỗ trợ cho quá
trình hiểu văn bản thì ngược lại không nhận được bất cứ sung lực nào cả. “Một nhỏ màu xanh”
không giúp ta hình dung ra điều gì cụ thể. Điều này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi hình ảnh
ngôn ngữ của não xuất hiện sau đó. Ví dụ bạn thử hãy cố gắng chỉ dùng từ ngữ để giải thích cho
một người đến từ châu Phi về hiện tượng tự nhiên “tuyết”. Trước tiên bạn phải học một ngoại
ngữ. Khi bạn vượt qua được khó khăn đó thì bạn cũng chắc chắn sẽ bỏ cuộc khi thấy rằng trong
ngôn ngữ của khu vực này không tồn tại từ nào có thể miêu tả về tuyết. Sở dĩ như vậy vì tại khu
vực rộng lớn này thì chưa bao giờ xuất hiện tuyết, ít nhất là kể từ khi phát hiện ra ngôn ngữ.
Tuy nhiên nếu đưa một tấm ảnh về tuyết thì não bộ có thể dễ dàng nắm bắt hơn. Sẽ còn tuyệt
vời hơn nếu bạn lấy tuyết từ ngăn đá ướp lạnh nhà bạn làm ví dụ. Theo cách này bên cạnh việc
quan sát bạn còn có thể hoạt động được cả bốn vùng ngôn ngữ của não bộ là nghe, cảm nhận,
nếm và ngửi.
Dần dần bạn sẽ phải chú { là không được quên phần đầu câu trước khi tiến hành các tính toán.
Tất nhiên là 3 từ trên chưa gây trở ngại gì đáng kể cho bạn cả. Tuy nhiên khi một tác giả viết
toàn những câu phức thì khi đọc có thể bạn sẽ có nguy cơ quên mất phần đầu câu.
Khi chuyển mắt sang chữ tiếp theo thì cuối cùng bạn cũng thấy từ “quả táo”. Sau hàng triệu
những phản ứng hóa học tiếp theo thì lúc này não bộ có thể nắm được một nét nghĩa trong quá
trình đọc: “Một quả táo nhỏ màu xanh1”. Lúc này bạn có thể hình dung trước mắt mình hình
ảnh của một quả táo nhỏ màu xanh trong khoảng thời gian không đến một giây. Bài tập dưới
đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tôi đề cập bên trên.
Một người có khả năng đọc tốt sẽ chỉ cần một lần đưa mắt duy nhất đã có thể nắm được cả
cụm từ có nghĩa là “một quả táo nhỏ màu xanh” mà không cần thêm những động tác phụ gây
khó khăn, căng thẳng và tốn thời gian. Trong quá trình đọc, một nét nghĩa sẽ được nắm bắt
ngay tức khắc. Như vậy người có khả năng đọc tốt sẽ không cảm thấy chán đọc. Não của bạn sẽ
trực tiếp tưởng tượng ra một quả táo nhỏ màu xanh bởi vì để hiểu được văn bản, não phải sử
dụng những tác động của 5 giác quan. Trong thực tế thì các từ ngữ không thích ứng với ngôn
ngữ của não bộ. Lịch sử phát triển của loài người đến nay khoảng hơn 4 tỉ năm. Cách đây 4 triệu
năm thì hình dáng của loài người cũng tương tự như con người hiện nay. Nếu đem so sánh với
lịch sử phát triển của loài người thì từ ngữ hay ngôn ngữ trên trái đất mới xuất hiện được một
thời gian rất ngắn. Chữ viết đầu tiên được người Sumer phát hiện vào năm 3000 trước công
nguyên. Não bộ của con người phải dịch những từ đọc được sang một ngôn ngữ riêng của nó.
Vì thế cách đọc “từng từ một” sẽ gặp phải nhiều trở ngại.

Bạn hãy cố gắng hiểu được câu châm ngôn nổi tiếng của Abraham Lincoln:

Nếu sắp xếp theo cách dưới đây sẽ dễ dàng hơn cho bạn rất nhiều:
Nếu tôi có khoảng thời gian 5 tiếng
Để chặt một cái cây,
Tôi sẽ dành 3 tiếng đồng hồ
Để mài một cái cưa.
Phương thức tiếp cận văn bản “từng từ một” không chỉ ảnh hưởng tới sự hiểu biết mà nó còn
ảnh hưởng tới cả khả năng tập trung của bạn. Chắc chắn bạn đã từng quen với tiến trình sau:
Bạn đọc một trang chỉ để khẳng định rằng tâm trí của bạn đang để ở nơi khác và bạn phải đọc
lại những vị trí này một lần nữa. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn có thể vui mừng, vì ít nhất
bạn đã nhận ra được tâm trí bạn đã ở đâu đó chứ không tập trung vào việc đọc. Nhiều khi bạn
không nhận ra được rằng, bạn hoàn toàn không nắm bắt được bất cứ điều gì. Từ một vị trí nhất
định trong văn bản, bạn hướng sự tập trung trở lại và không mơ mộng giữa ban ngày. Khi bạn
đọc cuốn sách lần thứ hai, bạn sẽ có cảm nhận là dường như có vài chỗ nào đó trong sách bạn
chưa từng đọc qua - và cảm giác đó hoàn toàn đúng. Những vị trí này được gọi là những điểm
đen trong sách. Thật bực mình nếu đó là những đoạn đặc biệt quan trọng mà bạn phải đọc để
chuẩn bị cho bài thuyết trình hoặc bài kiểm tra sắp tới.
Nguyên nhân của sự mất tập trung
Khoa học đã chứng minh rằng trong một phút một người có thể nghĩ được ít nhất là 600 từ. Tuy
nhiên, tốc độ nói trung bình 150 từ trong một phút lại là rất chậm. Thông thường rất khó để
người ta có thể hoàn toàn tập trung vào một bài thuyết trình, đặc biệt là khi chủ đề không thú
vị và người nghe không sử dụng được khả năng tri thức để tư duy về những điều đã được nghe
hoặc có thể liên hệ trực tiếp với đời sống thực tiễn của họ. Tương tự con số 126 bit thần kinh
cũng xuất phát từ lĩnh vực nghiên cứu thần kinh. Đây là lượng thông tin tác động đến nhận thức
của chúng ta trong vòng 1giây. Ngược lại, nhận thức của chúng ta có thể xử lý hàng tỉ bit thần
kinh trong vòng 1 giây. Theo các nghiên cứu cho thấy, đối với tốc độ đọc thông thường là 200
từ 1 phút thì chúng ta chỉ dùng đến khoảng 40 bit mỗi giây. Như thế khoảng 80 bit còn lại bị rơi
vào sự mất tập trung. Bạn có đủ l{ do để bị rơi vào trạng thái độc thoại trong quá trình đọc. Đặc
biệt trong khi học, những đoạn độc thoại này không phải lúc nào cũng theo hướng tích cực mà
thường theo chiều hướng sau: “Cái này chẳng ai có thể hiểu được!”, “Tất cả những người khác
đều hiểu vấn đề nhanh hơn tôi!”, “Tại sao tôi phải ngồi học trong khi thời tiết đẹp như thế
này?” v.v... Tôi có những người bạn mà thay vì có thời gian hàng tháng để ôn thi trên thư viện
thì lại chỉ ngồi xem tivi ở nhà. Tất nhiên điều này tác động tiêu cực đến khả năng tập trung. Tuy
nhiên nếu ta không thích đọc và để 70% nguồn năng lực của chúng ta tự do thì việc xem tivi còn
tốt hơn việc độc thoại với bản thân. Theo cách này thì mặc dù đang trong thời kz ôn tập, ít nhất
bạn cũng có được cảm giác là mình vẫn đang hòa vào cuộc sống chung.
Đối với tôi thì những con số khoa học này không quan trọng. Tuy nhiên xuất phát từ đam mê
của bản thân, tôi đã quan tâm tới tất cả sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu não bộ và tiếp
tục tò mò theo đuổi chủ đề này. Những kết quả này không ảnh hưởng tới việc lựa chọn kỹ thuật
học, đọc và làm việc của tôi bởi vì tất cả những kỹ thuật đọc thành công đã được biết đến hàng
nghìn năm trước. Đối với tôi điều đóng vai trò quyết định chính là liệu kỹ thuật đó có mang lại
hiệu quả và liệu người ta có thể cải thiện được cách làm việc hay không. Tôi có thể khẳng định
rằng bản thân tôi đã có được tiến bộ đáng kể trong quá trình tập trung đọc mà không phụ
thuộc vào bất kì nghiên cứu khoa học nào. Nếu đọc thường xuyên và đều đặn, người đọc hầu
như sẽ không bị mất tập trung và có thể hướng toàn bộ khả năng tập trung vào quá trình đọc.
về mặt này ta có thể so sánh việc đọc giống như việc đi xe đạp. Cần phải có một tốc độ nhất
định thì mới có thể giữ xe đi thẳng được.
Như chúng ta biết đến từ thời đi học, việc đọc sách giống như một liều thuốc ngủ l{ tưởng. Ai
mà chả mang theo một cuốn sách lên giường ngủ. Việc “đọc từng từ” sẽ khiến người đọc cảm
thấy rất mệt mỏi. Bộ não không nhận được đầy đủ thông tin cung cấp và sau một khoảng thời
gian người đọc sẽ chìm vào những giấc mơ. Ban ngày người ta cũng gặp phải giấc mơ vì cả hai
bán cầu não đều cần những thông tin liên tục. Đặc biệt bán cầu não phải của chúng ta cần
những kích thích thị giác. Khi bán cầu não của chúng ta không được cung cấp gì từ bên ngoài thì
não bộ sẽ tự tạo ra hình ảnh. Ví dụ khi một người bị kẹt ở trong một nhà kho tối tăm thì ảo giác,
mộng mị sẽ xuất hiện rất nhanh.
Hai bán cầu não
Não của chúng ta được cấu thành giống hệt như hạt quả óc chó. Nó được hình thành từ hai
nửa, hai nửa này được nối với nhau bằng một bó dây thần kinh gọi là thể chai (corpus
callosum). Trong nghiên cứu đối với những bệnh nhân được điều trị chứng động kinh thì thể
chai này được tách riêng ra. Từ những năm 1960, Giáo sư tiến sĩ ngành thần kinh Roger Sperry
đã phát hiện ra rằng hai bán cầu não con người thực hiện những nhiệm vụ hoàn toàn khác
nhau.
Bán cầu não trái thực hiện nhiệm vụ phân tích. Nó sẽ hoạt động tốt trong khi xử lý các trình tự
tuyến tính. Trong bán cầu não này các thông tin được xử l{ như kiểu kỹ thuật số và theo thứ tự
từ thông tin này đến thông tin khác. Vì thế đối với bán cầu não này thời gian đóng vai trò hết
sức quan trọng. Ngôn ngữ cũng chiếm một vị trí nhất định ở nửa bên trái của não bộ. Những kỹ
năng học tập hàn lâm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tư duy ở bán cầu não trái. Nếu chỉ tập trung
vào các thành phần riêng lẻ mà thiếu sự phân tích, liên kết thì cũng có lúc nào đó bán cầu não
trái sẽ không nhận biết được điều gì là quan trọng và điều gì không.
Ngược lại đối với bán cầu não phải thì thời gian, sự tuyến tính và ngôn ngữ không đóng vai trò
gì cả. Bán cầu não phải chịu trách nhiệm về quá trình tư duy theo không gian. Trí tưởng tượng,
sự sáng tạo và hình ảnh sẽ là do bán cầu não phải chi phối. Tương tự thông tin cũng sẽ được xử
lý. Bức tranh tổng thể sẽ là yếu tố quyết định chứ không phải từng chi tiết riêng lẻ. Tuy nhiên
cũng có thời điểm nào đó bán cầu não phải không phân biệt được điều gì quan trọng và điều gì
không quan trọng.
Với những kết quả nghiên cứu của mình vào năm 1981, Giáo sư Sperry được nhận giải Nobel Y
học. Tuy nhiên cách phân chia đơn giản tư duy trên cả hai bán cầu não này không hẳn là
phương án tối ưu. Não bộ của chúng ta được hình thành từ rất nhiều trung khu. Nó không chỉ
bao gồm hai cực của tư duy mà còn có rất nhiều bước trung gian. Mỗi bán cầu não có thể thực
hiện nhiệm vụ của bán cầu còn lại. Có những người đã được phẫu thuật cắt bỏ một nửa bộ não.
Trong trường hợp này thì bán cầu não còn lại thực hiện nhiệm vụ của phần não đã bị cắt bỏ.
Tuy vậy, sự phân đôi này được đánh giá là kiểu mẫu lý tưởng. Bởi vì trên thực tế là có sự tồn tại
của hai cực tư duy của con người. Do đó ngày nay chúng ta vẫn cần đến sự hỗ trợ của mô hình
bán cầu não để miêu tả một cách đơn giản và nắm bắt được quá trình phát triển phức tạp trong
não bộ của chúng ta. Trong nội dung cuốn sách này khi tôi nói về dòng suy nghĩ của não trái hay
còn gọi là bán cầu não trái, tôi vận dụng cách suy nghĩ phân tích và theo trình tự. Bán cầu não
phải lại thể hiện dòng suy nghĩ sáng tạo, tưởng tượng phong phú, có không gian và giàu hình
ảnh. Để học và đọc một cách tối ưu nhất, chúng ta cần kết hợp được các kỹ năng của cả hai bán
cầu não.
Bạn hãy một lần rời mắt khỏi cuốn sách và chuyển hướng nhìn xung quanh mình. Hãy thực hiện
để xem não của bạn chứa được bao nhiêu thông tin trong vòng một giây. Kênh hình ảnh sẽ
chuyển đến não bạn lượng thông tin nhiều nhất. Bạn có thể phân biệt được trên một triệu màu
khác nhau. Bây giờ hãy nhìn trở lại cuốn sách. Đây là một sự điều chỉnh lớn đối với não bạn để
có thể tiếp nhận được chỉ một từ ngay sau từ được đặt phía trước nó. Không máy tính nào có
thể luôn luôn mô phỏng được quá trình suy nghĩ của não bộ con người và mặc dù vậy chúng ta
chỉ cung cấp cho não bộ lần lượt từng từ một. Do vậy mà rất nhiều phòng đọc sách trong các
thư viện thường được ví với các phòng ngủ. Trong khi đọc, người đọc thường để bản thân mình
mất tập trung và thường có xu hướng thích đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Nội dung cơ bản của cuốn
sách này là cố gắng giúp người đọc có thể đưa được kênh hình ảnh có tác dụng mạnh mẽ này
vào trong quá trình đọc.
III. Hướng đến mục tiêu chinh phục đỉnh cao
Để chắc chắn có thể đạt được thành công trong quá trình tập luyện, bạn cần tìm đến những
người có khả năng đọc tuyệt vời/hoàn hảo, để có thể phân tích được khả năng này một cách
chính xác. Thông thường người ta không thể giải thích chính xác cho bạn làm thế nào để có thể
chia nhỏ hoạt động đọc phức tạp thành từng giai đoạn nhỏ, cách luyện tập từng bước như thế
nào và sau đó ghép các bước này với nhau ra sao. Những người đạt được khả năng hoàn hảo
thực ra đã tạo được cho mình một năng lực vô thức.
Phân loại năng lực vô thức
Trong quá trình học một việc gì đó bạn luôn phải trải qua 4 giai đoạn sau:
4. Năng lực vô thức

3. Năng lực có ý thức

2. Thiếu năng lực có ý thức

1. Thiếu năng lực vô thức


Lấy ví dụ như việc lái xe ô tô. Một đứa trẻ sơ sinh chưa thể biết điều khiển ô tô. Như vậy bạn
vẫn chưa nhận thức được là mình không biết lái ô tô. Một trạng thái thoải mái, người ta gọi đó
là thiếu năng lực một cách vô thức. Khi bạn trưởng thành, bạn nhận ra người khác có thể lái ô
tô, còn bạn thì không. Việc thiếu năng lực này bạn ý thức được. Khi đó bạn đạt đến mức độ
thiếu năng lực có ý thức.
Nếu bạn nhận thấy tình trạng này không thoải mái, bạn sẽ cố gắng để thay đổi điều gì đó. Có
thể bạn sẽ thử lái xe vào rừng hoặc chờ thêm một vài năm để theo học tại trường dạy lái xe.
Thông qua việc tập luyện này, bạn đạt được mức độ năng lực có ý thức. Bây giờ bạn có thể lái
được ô tô và bạn còn ý thức được quá trình lái xe của mình. Bạn phải hoàn toàn tập trung vào
việc kết hợp nhịp nhàng giữa chân và tay để khởi động cần số. Trong quá trình lái xe, những
điểm dừng giao thông nhất định hay những chỗ quay xe đều đòi hỏi sự tập trung cao độ của
bạn. Toàn bộ bộ nhớ của bạn về kỹ thuật lái xe được lấp đầy. Bạn hầu như không có thời gian
rảnh để chú ý tới chương trình trên radio, để tập trung nói chuyện với người đi cùng hay suy
nghĩ để lập kế hoạch trước cho ngày làm việc của bạn. Theo thời gian, bạn sẽ từng bước chuyển
mức độ của bạn từ năng lực có ý thức theo hướng năng lực vô thức. Theo thời gian, có thể
hành động như nhìn về gương chiếu hậu hay xi- nhan sẽ chấm dứt. Nhưng việc điều khiển xe và
khởi động máy hay việc lái xe đi và dừng lại sẽ dần tự động diễn ra. Trong quá trình lái xe, bạn
không phải tập trung chú ý cao độ. Qua quá trình này, bộ nhớ của bạn cũng không còn chịu
nhiều mệt mỏi nữa. Lúc này bạn có đủ thời gian rảnh để ngắm khung cảnh xung quanh. Mục
tiêu của bạn là có thể đạt tới mức năng lực vô thức trong nhiều lĩnh vực. Chơi đàn piano chính
xác sẽ tạo cho bạn niềm hứng khởi để đạt được mức năng lực vô thức. Khi các ngón tay có thể
tự động bấm trên những phím đàn mà không cần phải để tâm cho việc vị trí các ngón có đúng
hay không. Và lúc này người ta có thể thoải mái chơi đàn. Và cũng chính lúc này sẽ khiến người
ta có cảm giác thư giãn thoải mái khi đang thực hiện một hoạt động nào đó. Mục đích của cuốn
sách này là giúp bạn có thể đạt tới mức độ năng lực vô thức trong việc đọc sách. Từ đó, bạn có
thể tận hưởng việc đọc sách mà không phải bận tâm tới kỹ thuật đọc. Và như thế bạn có thể
hoàn toàn chú tâm tới nội dung của văn bản mình đọc.
Giả dụ một người ngay từ khi 2 tuổi đã đứng trên ván trượt chưa chắc có thể giải thích cho bạn
cặn kẽ từng bước về kĩ thuật trượt, chẳng hạn như phải thay đổi tư thế và giữ thăng bằng như
thế nào để có thể trượt xuống sườn dốc với một lực và tốc độ thích hợp. Những người có thể
thực hiện được một hoạt động nào đó một cách hoàn hảo thực ra không phải là những huấn
luyện viên tốt nhất. Vì vậy cần có những kỹ năng khác hỗ trợ. Nick Bollettieri, người đã từng là
huấn luyện viên của Andrea Agassi, bị phê phán là bản thân ông cũng không phải là người chơi
quần vợt tốt. Thực ra đối với những hoạt động luyện tập nhất định, nhất thiết phải có người
đồng hành để tập cùng. Và thực tế đã cho thấy Nick Bollettieri đã và vẫn đang là một trong số
những huấn luyện viên tốt nhất trên thế giới.
Liên quan đến việc đọc sách đã có vài nghiên cứu phân tích một số người có khả năng đọc hiệu
quả để tìm ra bí quyết thành công của họ. Đặc biệt vào thập niên 50 ở Mỹ, người ta đã tiến
hành thực hiện một cuộc khảo cứu có quy mô lớn, đối tượng được nghiên cứu là một nhóm
gồm những người có khả năng đọc 1.500 từ một phút cũng như có thể hiểu được chính xác nội
dung của văn bản.
Một điều đáng chú { là tốc độ chuyển động của mắt của mỗi người rất khác biệt. Đối với những
người đọc chậm (đọc khoảng 300 từ trong một phút nhưng không có khả năng hiểu rõ văn bản)
thì chuyển động của mắt được miêu tả như dưới đây:
Những người có thể đọc nhanh hơn và hiểu văn bản tốt hơn thì số lần chuyển động mắt (nhảy
mắt) theo mỗi dòng cũng ít hơn. Những độc giả có tốc độ đọc đạt hơn 800 từ một phút thì mỗi
dòng chỉ cần ngừng lại nhiều nhất 2 hoặc 3 lần.
Tức là người ta sẽ lựa chọn cách đọc các đơn vị nghĩa, chứ không phải tập trung vào từng từ
riêng lẻ. Khả năng đọc hợp lý sẽ giúp cải thiện khả năng hiểu văn bản của người đọc. Cũng theo
phương thức đọc này, não sẽ nhận được đầy đủ thông tin và kịp thời tạo ra được hình ảnh giúp
nâng cao khả năng tập trung của người đọc, giúp anh ta không bị mất tập trung.

Tốc độ đọc của bạn sẽ được dần dần điều chỉnh cho phù hợp. Nếu như với cách đọc từng từ,
bạn chỉ đạt 240 từ/phút, bạn có thể điều chỉnh lên thành 480 từ/phút, nếu như bạn đọc và xử lý
được cùng một lúc 2 từ và sau đó có thể tăng lên hơn 700 từ/phút, nếu bạn có thể xử l{ được
một cách dễ dàng 3 từ cùng một lúc. Bạn đừng hiểu sai cách tính toán trên. Đó chỉ một cách
diễn đạt đơn giản bằng con số để giúp bạn hiểu về những tốc độ đọc khác nhau. Dĩ nhiên điều
quan trọng không phải ở chỗ là bạn đọc được một cuốn sách với một số lượng từ nhất định
trong vòng một phút, mà yếu tố quyết định ở đây là bạn đọc sách với mục đích gì và bạn hiểu
được bao nhiêu. Có như vậy thì trong tương lai bạn mới có thể tự điều chỉnh và xử lý tốc độ đọc
của bản thân. Người đọc với tốc độ chậm sẽ không có cơ hội này vì họ chỉ có một lựa chọn duy
nhất: đọc từng từ từng chữ.
Đối với những người có thể đọc được 1500 từ/phút hoặc thậm chí là 2000 từ/phút thì chuyển
động của mắt cũng hoàn toàn khác. Họ không chỉ có khả năng đọc nhiều dòng và còn có thể
đưa mắt đọc ngược lại.

Khi quan sát kỹ có thể nhận thấy việc đọc ngược hoàn toàn không gây trở ngại gì lớn. Khi người
đọc đạt tới mức độ có thể tóm được hết những thành phần mang { nghĩa trong câu thay vì
từng từ riêng lẻ thì thứ tự của các từ không còn quan trọng, mà ở đây chỉ còn là vấn đề văn
phong của người viết và cách thức anh ta sắp xếp các thành phần câu có nghĩa. Ví dụ cách bạn
đọc cả hai thành phần mang { nghĩa “Tôi đọc một cuốn sách” và “ở trong vườn” theo trình tự
thế nào đi chăng nữa thì { nghĩa của câu cũng không khác đi.
“Tôi đọc một cuốn sách - ở trong vườn.”
“Ở trong vườn - tôi đọc một cuốn sách.”
Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn đọc từng từ, từng chữ một thì việc đọc ngược lại như thế này sẽ gây
phiền toái:
“Vườn - của chúng tôi - trong - sách - một - đọc - tôi”
Ở đây vẫn cần phải giải thích xem làm thế nào mà người đọc có thể sắp xếp được đúng thứ tự
và nắm được { nghĩa những thành phần câu của các dòng khác nhau, trong khi những thành
phần này hoàn toàn không được bố trí, sắp xếp trước theo một trật tự nhất định. Chúng ta hãy
cùng xem lại bước “đọc từng từ” và bạn thử tìm cách hiểu được văn bản dưới đây.
“Theo kết quả nghiên cứu của một trường đại học ở Anh Quốc, việc đảo lộn thứ tự các chữ cái
trong một từ không làm ảnh hưởng đến quá trình đọc nếu vị trí của chữ cái đầu tiên và cuối
cùng của từ không bị thay đổi. Các chữ cái còn lại bị thay đổi vị trí nhưng không hề gây ra khó
khăn cho các bạn trong khi đọc, bởi vì trong khi đọc, chúng ta không đọc riêng lẻ từng chữ cái
mà thường đọc cả từ”.
Bạn có thể hiểu được đoạn văn bản trên vì trong quá trình đọc bạn đã tiến bộ rất nhiều và có
thể cùng lúc hiểu được toàn bộ những từ trên. Việc sắp xếp thứ tự từng chữ cái của từ giờ
không còn khó khăn, vì các chữ cái đứng đầu và cuối mỗi từ mới mang tính quyết định. Nhưng
chẳng hạn nếu trong một nhảy mắt mà bạn không thể tiếp nhận được toàn bộ cả từ mà vẫn cứ
chỉ có thể ghép từng chữ cái một vào với nhau giống như hồi mới bắt đầu học đọc tại trường
cấp một, thì như vậy bạn sẽ không thể hiểu được văn bản.
Bạn cũng phải tưởng tượng việc đọc nhiều dòng chữ khác nhau y như cách ở trên. Chỉ đến khi
nào bạn bỏ được thói quen “đọc từng từ” và đọc theo cách nắm lấy những thành phần mang ý
nghĩa trong một đoạn thì bạn mới dễ dàng sắp xếp và hiểu được các đơn vị câu có nghĩa theo
một trình tự logic, kể cả khi tác giả có thể hoán đổi vị trí của chúng, vấn đề cơ bản là việc luyện
tập kĩ năng đọc.
Vậy trước tiên chúng ta cần tập trung cải thiện khả năng đọc theo dòng. Chúng ta sẽ thoát khỏi
từng từ riêng lẻ và phát triển khả năng tiếp nhận trước hết là 2 từ và trong đoạn tiếp theo ít
nhất nắm được 3 từ trong một lần và hiểu được { nghĩa của chúng. Chỉ khi nào chúng ta có thể
hiểu được 700 từ trong vòng một phút mà không gặp trở ngại gì thì mới là lúc thực hiện kĩ năng
đọc hiểu nhiều dòng cùng lúc.
IV. Nhìn lại quá trình đọc ban đầu
Trước khi thực sự bắt đầu, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường chúng ta đã trải qua. Với một
lần chuyển động ánh mắt (nhảy mắt), bạn đã chưa thể nắm được toàn bộ chữ cái. Ban đầu đối
với bạn, chữ cái w được hình dung giống một bức hình gồm bốn nét xiên xẹo. Từ “WAND2” ban
đầu đối với bạn cũng chỉ là sự kết hợp từng nét riêng lẻ với nhau.
Theo thời gian, bạn có thể nắm được toàn bộ chữ cái chỉ trong một lần. Tốc độ đọc rất chậm và
việc hiểu được toàn bộ bối cảnh thực tế là không thể. Tiếp đó bạn còn phải xử lý các âm tiết và
tiếp nhận chúng chỉ bằng một lần chuyển động ánh mắt (nhảy mắt) và một lần xác định vị trí
chính xác của chúng. Nhiều người đọc chậm vẫn thường có thói quen tiếp nhận những từ dài
hơn bằng cách chuyển động ánh mắt tới hai lần. Tốc độ đọc và khả năng hiểu văn bản cũng vì
đó mà ảnh hưởng. Hãy thử một lần đọc theo từng âm tiết, bạn sẽ thấy làm như thế rất khó để
có thể hiểu được toàn bộ văn bản.
Và cuối cùng bạn đã đạt được mục tiêu tiếp nhận được toàn bộ các từ chỉ với một lần chuyển
động ánh mắt. Đối với nhiều người thì bước này chính là khởi điểm trên con đường đạt đến
đỉnh cao, tức là đạt đến kĩ năng đọc hoàn hảo. Ta hãy chúc mừng những độc giả đã tiến được
tới mức tiếp theo của quá trình đọc và có thể xử l{ được nhiều từ hơn trong cùng một lúc. Tuy
nhiên chính họ cũng sẽ nhận thấy rằng họ vẫn còn có rất nhiều cách để cải tiến, nâng cao khả
năng đọc của mình. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé.
Một số nội dung chính bạn cần nhớ:
 Nói đến tốc độ đọc chính là nói đến số lượng từ tiếp nhận được theo phút, tuy
nhiên cách tính này chỉ là thước đo cho bản thân bạn chứ không thể coi là dụng cụ
để so sánh với những người khác.
 Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được khả năng hiểu văn bản của mình, bằng cách
diễn đạt lại nội dung đã đọc bằng chính vốn từ cũng như khả năng diễn đạt bạn có.
 Cách đọc từng từ từng chữ một hạn chế nhiều đến tốc độ đọc của bạn, khiến bạn
giảm sự tập trung và ảnh hưởng đến việc cảm nhận và hiểu nội dung văn bản.
 Một người có khả năng đọc tốt thường đọc theo các đơn vị câu mang nghĩa nhất
định. Những người xuất sắc thường đọc cùng lúc nhiều dòng và vận dụng cả khả
năng chuyển động ánh mắt đọc ngược lại những thông tin ở dòng trước.
Hành trình đạt đến mức độ hoàn thiện khả năng đọc
Các bạn đã chuẩn bị đủ những dụng cụ thiết yếu. Và hành trình bắt đầu. Chúng ta sẽ dần dần đề
cập đến từng năng lực khác nhau trong quá trình đọc. Trước hết, ta bắt đầu với việc nâng cao
tốc độ đọc. Sau đó, chúng ta sẽ làm quen với các cách đọc để tăng khả năng đọc hiểu và sự tập
trung. Cuối cùng, chúng ta sẽ nói đến khả năng nhớ cũng như hồi tưởng lại các nội dung đã đọc.
Bạn hãy nâng cao
 Tốc độ đọc
 Sự tập trung
 Khả năng đọc hiểu
 Khả năng nhớ và hồi tưởng
Những câu hỏi bạn nên đặt ra:
 Làm thế nào để tôi có thể điều khiển đôi mắt của mình?
 Tôi có phải đọc thành tiếng toàn bộ nội dung văn bản?
 Có những bài tập gì để tôi nâng cao khả năng đọc càng nhanh càng tốt?
 Chương trình luyện tập như thế nào là lí tưởng?
 Làm sao để tôi mở rộng được tầm bao quát của ánh mắt?
 Làm thế nào để tôi có thể đọc nhanh và hiệu quả mà không cần có sự trợ giúp?
 Làm thế nào để tôi trở thành một trong những người đọc tốt nhất thế giới?
 Làm thế nào để tôi đọc được sách văn học thế giới?
I. Hãy nâng cao tốc độ đọc của bạn
Việc tăng tốc độ đọc là một cách để tăng khả năng hiểu, cảm nhận nội dung văn bản của bản
thân bạn. Mục tiêu của chúng ta là không áp nghĩa cho một từ riêng biệt mà phải hiểu cả một
đơn vị nghĩa. Để làm được điều đó, chúng ta phải thay đổi cách chuyển động ánh mắt trong lúc
đọc. Nhưng vấn đề đặt ra là chúng ta hầu như không chú { đến chuyển động của mắt và không
thể kiểm soát được nó. Tuy nhiên, các chuyển động mắt có chủ đích lại là điều kiện quan trọng
cho việc đọc hiệu quả.
Để hoàn thành bài tập sau, bạn cần có một người luyện tập cùng. Nếu không có ai ở bên cạnh
để làm cùng thì hãy làm lại bài tập vào lúc khác.
Bài tập
Hãy ngồi đối diện với bạn của mình, sao cho bạn và người đó có thể nhìn thấy mắt nhau. Và yêu
cầu người đối diện dùng mắt mình vẽ một vòng tròn trong không khí. Bạn chỉ phải quan sát xem
bạn mình làm có tốt hay chưa. Tiếp sau đó hai bạn đổi vai cho nhau. Bạn cố gắng dùng mắt để
dõi theo một hình tròn tưởng tượng và bạn của bạn sẽ quan sát. Sau đó lại tiếp tục bài tập này
với sự hỗ trợ của người đối diện.
Hãy thử xem chuyển động của đôi mắt bạn đã theo hình tròn chưa? Có lẽ là chưa. Con mắt bạn
vẫn còn bị chuyển động theo hình zíc-zắc. Không có sự hỗ trợ thì đôi mắt không thể nào chuyển
động theo hình tròn, hình vuông hay theo các dòng trong một cuốn sách. Có lẽ khi làm bài tập
này bạn cũng không nghĩ rằng bạn bị mất tập trung khi theo dõi cái vòng tròn tưởng tượng đó.
Trong khi bạn có cảm giác rằng mình có thể chuyển động đôi mắt đều đều theo các dòng chữ
thì thực tế bạn lại thường xuyên đảo mắt quanh các dòng và đôi lúc thậm chí là cả trang sách.
Bây giờ bạn lại tiếp tục tiến hành bài tập đó.
Bài tập
Trong giai đoạn thứ hai, bạn sẽ phải dùng ngón tay của mình để vẽ một vòng tròn trong không
khí trước mắt của người đối diện. Đối tác của bạn sẽ phải cố chuyển động mắt theo hướng đó.
Hãy quan sát cử động của mắt và sau đó đổi vai cho nhau.
Bạn có thể nhận ra được sự khác biệt so với giai đoạn đầu tiên không? Cử động của mắt trong
giai đoạn này đã rất giống hình tròn. Đôi mắt của bạn đã có thể chuyển động theo bất kì hình
dạng nào. Bạn có thể đảo mắt theo hình tròn, hình vuông hay theo dòng trong một cuốn sách.
Đôi mắt sẽ không bị chuyển động một cách mất kiểm soát trong không gian mà được hướng
theo một cái đích cụ thể.
Cũng giống như bộ não, đôi mắt của chúng ta cùng các cơ quan cảm thụ khác đều có nhiệm vụ
riêng biệt giúp chúng ta có thể sinh tồn. Nhiệm vụ đặc biệt của đôi mắt là nhận biết các chuyển
động. Nơi nào có chuyển động thường có sự nguy hiểm rình rập cần phải nhận biết sớm bằng
mắt để phòng vệ, chẳng hạn như thời xa xưa có thể là sự xuất hiện của những con hổ răng kiếm
lao ra từ bụi rậm hay đến thời nay là chuyến động của những chiếc xe hơi hay tàu điện lao trên
đường. Trong nháy mắt và rất nhanh thì đôi mắt đã hướng về phía có chuyển động xảy ra. Khi
người nào đó ở gần vẫy tay với bạn, ngay lập tức bạn sẽ nhận ra hành động đó và tập trung vào
nó.
Bản năng sống của bạn
Các giác quan của bạn đảm nhận các chức năng để bạn có thể sinh tồn. Ví dụ như qua đôi tai
bạn có thể nhận biết được âm thanh sột soạt ở trong bụi rậm. Bạn nhanh chóng ngoái đầu về
phía có âm thanh và hướng mắt đến đó. Giả sử có một con thú hoang dã và nguy hiểm nhảy ra
từ trong bụi rậm. Đôi mắt bạn sẽ chuyển thông tin này đến não bộ. Trong não bộ của bạn có
một khu vực trung gian gọi là vỏ não viền. Khu vực này của não nhận ra được mối nguy hiểm có
thể đe dọa đến mạng sống của bạn, vì thế nó tự động đánh thức khu vực thân não. Phần thân
não hay còn được gọi là não của động vật bò sát (vì chúng ta có chung phần não này giống não
của một số ít động vật có xương sống như rùa hay thằn lằn). Bản năng của bạn nằm tại vùng
này của não, ví dụ như hành động giơ cánh tay lên để bảo vệ. Lúc đó, bạn có ý thức tự động
chống trả lại hoặc bỏ chạy.
Một tình huống khác để miêu tả lại hệ Limbic của bạn: chẳng hạn khi từ trong bụi rậm chui ra
không phải là một con vật nguy hiểm mà chỉ là một con rùa. Lúc này vùng đại não hay còn được
gọi là vỏ não (Neocortex) được đánh thức. Bạn có thể xử lí thông tin một cách có ý thức trong
khi đôi mắt vẫn đang quan sát hành động tiếp theo.
Vỏ não (Neocortex) là một phần của não bộ chúng ta giúp tạo ra sự khác biệt giữa con người
với các loài động vật khác. Khả năng suy nghĩ và biện luận của chúng ta nằm ở đây. Trong khi
đọc, chúng ta cần phải sử dụng đến phần này của bộ não để có thể xử lí các thông tin mới.
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ biết cách để làm đơn giản hóa quá trình chuyển giao thông tin
từ vỏ não viền tới đại não.
Trước khi học được điều đó, bạn phải biết được cơ chế để tồn tại của não bộ. Chỉ cần bạn tuân
theo các quy luật sinh học tự nhiên thì việc học của bạn sẽ rất dễ dàng. Còn không thì bạn sẽ
phải tự mình cố gắng bơi trong đống kiến thức hỗn tạp. Trong cuốn sách này, chúng tôi tập
trung chủ yếu vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình đọc.
Như đã nhắc lúc trước, đôi mắt của bạn không thể tự nhiên mà di chuyển theo các dòng chữ cố
định được. Việc đọc một cuốn sách vốn không phải là một bài tập tự nhiên. Bạn phải tự ép
mình cũng như ép đôi mắt của mình đọc sách. Việc đôi mắt di chuyển khi đọc bị nhầm dòng còn
được gọi là sự hổi quy. Trước hết, sự hổi quy vô thức sẽ làm chậm tốc độ đọc của bạn và gây
khó khăn cho bạn nếu muốn hiểu nghĩa văn bản. Sau mỗi lần bị đọc nhầm dòng như vậy, bạn lại
phải xem lại đoạn văn bản vừa đọc. Những người đọc kém cũng thường xuyên phải xem lại các
dòng hay các chữ trước đó nhưng một cách có chủ đích. Sự hồi quy trong nhiều trường hợp
cũng thể hiện sự thiếu tự tin vào khả năng đọc của cá nhân. Nhiều khi sự hồi quy diễn ra tự
động, vì mỗi lần đưa mắt nhìn lại phần thông tin đã lướt qua, là cách hiệu quả để nắm được
chắc chắn nội dung văn bản, nhất là trong giai đoạn bạn đang luyện cách đọc tốt nhất. Đến khi
bạn đã đọc tốt, thì việc thường xuyên đảo mắt đọc lại phần thông tin đã đọc lại không phải là
biện pháp hiệu quả để nâng cao khả năng hiểu và cảm nhận văn bản.
Thêm nữa, việc đưa mắt để tìm lại phần đầu của mỗi dòng văn bản không hề dễ dàng. Các
nghiên cứu tại phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng chúng ta mất đến một phần ba thời gian
đọc chỉ để đưa mắt tìm lại đầu các dòng. Cứ ba tiếng đọc sách thì chúng ta mất đến một tiếng
để tìm dòng mới. Tuy nhiên, thi thoảng chúng ta vẫn bị đọc một dòng đến hai lần hoặc vô tình
bỏ qua mất một dòng. Điều dó làm chúng ta mất đi thời gian qu{ giá, hơn nữa chúng ta bị đọc
chậm lại và càng khó hiểu nội dung văn bản hơn. Tốt nhất là ở đầu mỗi chữ cái đầu tiên của
dòng tiếp theo nên được đánh dấu bằng mắt, như vậy bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu
dòng tiếp theo.
Việc cử động không chỉ là điều kiện bắt buộc giúp cho mắt di chuyển một cách có hiệu quả mà
còn giúp bạn tập trung tốt hơn. Vận động luôn đi kèm với sự tập trung. Đây là một nguyên tắc
sinh học tự nhiên để đảm bảo khả năng sinh tồn. Giả sử bạn đang ở trong một khu rừng nhiệt
đới. Trên đường đi trong rừng, bạn gặp phải một con rắn độc đang nằm im trong bụi rậm. Khi
bạn đến gần nó và nó lập tức di chuyển, thì bạn có thể tránh nó ngay tức thì. Như vậy cơ thể
bạn đã được lập trình để tập trung vào các chuyển động.
Một vài người bạn học của tôi sau một ngày học ở thư viện biết rõ ai đến khi nào, làm gì, lấy
cuốn sách nào ra khỏi giá sách thậm chí là nghỉ giữa giờ vào lúc nào trong bao lâu, hơn là nội
dung trong cuốn sách mà họ đọc. Điều này dễ hiểu, vì trong sách không hề có cái gì chuyển
động cả. Người ta phải cố gắng ép mình tập trung vào cuốn sách bất động. Điều này rất rắc rối
và đi ngược lại với { nghĩa sống còn của bộ não chúng ta.
Có lẽ các bạn đã quá quen với tình huống sau: Bạn được mời đến chơi nhà một người bạn. Khi
đó tivi vẫn đang mở, và bạn chủ ý sẽ lờ nó đi, cố gắng không để { đến tivi để có thể tập trung
trò chuyện với bạn của mình. Tuy nhiên, dù gì thì bạn cũng phải thừa nhận rằng bạn vẫn luôn bị
hướng về phía cái tivi dẫu cho bạn muốn hay không. Cơ chế để sinh tồn này đã có từ trong gen
của chúng ta.
Cẩm nang dẫn đường của bạn
Bây giờ những gợi ý này sẽ giúp ích cho quá trình đọc. Giải pháp này dường như quá quen
thuộc với bạn. Bạn sẽ đếm các dòng của một cuốn sách trên từng trang thế nào? Bạn chỉ đếm
bằng mắt thôi ư? Gần như không thể. Một mặt đó là công việc khó khăn. Mặt khác, bạn sẽ
không thể đảm bảo có được một kết quả chính xác: bạn có thể đếm gấp đôi hoặc bỏ sót dòng.
Để chính xác, bạn cần sử dụng một chiếc bút, hoặc ngón tay của mình để làm công cụ hỗ trợ
cho việc này.

Người ta có thể thấy trẻ em có sử dụng công cụ trực quan để hỗ trợ việc đọc. Trẻ em trước tuổi
đến trường được tiếp cận với phương pháp học tập lí tưởng. Đó là, một đứa trẻ có thể dùng
ngón tay của mình để đưa theo các dòng trong một cuốn sách và điều này hoàn toàn không phụ
thuộc vào việc đứa trẻ có biết đọc, hay chỉ đang cố gắng đưa mắt theo các dòng. Có vẻ như rất
khó giải thích cách đưa mắt theo các dòng như thế nào. Trong việc này thông thường các phụ
huynh rất chủ động và cố gắng không sử dụng tay vì sẽ làm chậm tiến độ đọc. Thật là một sai
lầm lớn. Vì ngược lại, sử dụng công cụ hỗ trợ đọc bằng ngón tay sẽ làm việc đọc dễ dàng hơn
nhiều. Nếu ai đó cho rằng, người ta đọc chậm hơn khi sử dụng ngón tay, thì việc họ chỉ cần làm
là di chuyển ngón tay nhanh hơn.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ đọc cũng chính là cách bắt đầu luyện đọc. Theo cách này, chúng ta
sẽ có thể luyện mắt lướt trên văn bản một cách chính xác. Việc đọc hiệu quả phụ thuộc nhiều
vào việc đưa mắt một cách hiệu quả.
Vì vậy trong những bước tập luyện dưới đây, bạn hãy đưa mắt theo các dòng với công cụ hỗ trợ
là một chiếc bút. Tôi thấy thoải mái nhất khi giữ bút giữa ngón trỏ và ngón giữa. Tôi thích dùng
bút chì nhất, vì trong lúc đọc tôi hay đánh dấu những vị trí quan trọng cũng như gạch chân
những từ khóa. Để bút chì không bị chạm vào sách, tôi thường chỉ đưa ba ngón tay qua trang
sách. Quan trọng là làm thế nào để bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Bây giờ các bạn hãy bắt đầu đọc một vài trang trong chính cuốn sách này với công cụ hỗ trợ là
một chiếc bút. Chỉ đưa bút theo một tốc độ để bạn đủ hiểu được đoạn văn trong lúc đọc. Không
cần suy nghĩ về mối liên kết giữ tay và mắt. Lúc đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy tay và mắt của
mình đang ở những vị trí khác nhau của đoạn văn bản. Hãy cứ tiếp tục. Sự kết hợp giữa tay và
mắt sẽ tự động tốt lên. Mắt sẽ tự động ăn nhập với cường độ của bút.
Sẽ mất một vài phút để bạn có thể đọc hiểu bằng cách này. Ban đầu, bạn sẽ bị bối rối một chút,
vì bạn chưa đọc theo cách này bao giờ. ở những phút đầu tiên, bạn vừa phải tập trung vào
chuyển động của tay vừa phải tập trung vào đoạn văn bản đang đọc. Tuy nhiên, sự bối rối này
sẽ nhanh chóng mất đi. Sau khi đọc một vài trang, bạn sẽ không còn để { đến chuyển động của
tay nữa. Lúc này, khả năng đọc với sự hỗ trợ bằng tay đã trở thành vô thức. Từ thời điểm này,
bạn sẽ chỉ hoàn toàn tập trung vào đoạn văn đang đọc.
Thậm chí trong lúc đọc, bạn sẽ còn tập trung tốt hơn. Đây là một cơ chế tự nhiên. Sự tập trung
là nơi chuyển động. Bạn sẽ không bị mất khả năng tập trung. Sau một thời gian làm quen với
cách đọc này, bạn sẽ đọc đoạn văn với mức độ tập trung cao hơn và hiểu nội dung nhanh hơn.
Như vậy, tốc độ đọc sẽ tăng lên, vì khi đó mắt bạn sẽ không lướt qua các dòng lộn xộn nữa mà
sẽ đi qua lần lượt các dòng. Bạn sẽ không lia mắt ngược trở lại nữa. Bạn sẽ không cần mất một
phần ba thời gian để tìm ra đoạn bắt đầu của những dòng tiếp theo nữa, mà thay vào đó có thể
nhanh chóng đưa mắt vào đúng vị trí cần tìm. Với cách này, bạn sẽ nhanh chóng nắm được tổng
quan về đoạn văn, và điều này rất quan trọng với việc hiểu đoạn văn. Cùng với việc đưa mắt
trong lúc đọc, tốc độ đọc sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng đọc bị
động, vì bạn đọc một cách có ý thức. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và sự tỉnh
táo khi đọc. Như vậy, nhờ vào chuyển động của mắt bạn sẽ ứng dụng kênh học tập có vận động.
Theo nhìn nhận của chúng tôi, việc đọc sẽ càng hiệu quả hơn khi bạn kết hợp càng nhiều kênh
học tập với nhau. Qua đó, bạn sẽ kích thích bán cầu não phải với vai trò tư duy nhờ vào quá
trình di chuyển bàn tay theo nhịp điệu không đổi. Điều này giúp cải thiện kĩ năng xử lí văn bản
một cách toàn diện.
Tất nhiên cũng có nhiều cách đọc bằng mắt. Có thể bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi sử dụng ngón
tay làm công cụ hỗ trợ khi đọc. Cách đơn giản nhất là dùng ngón tay trỏ. Tất nhiên bạn sẽ phải
đưa ngón tay dưới các dòng chứ không đè lên dòng để không bị che mất chữ.

Nếu khi đọc, tôi không dùng bút mà dùng tay, thì tôi sẽ đưa mắt theo bàn tay khum lại. Điều
này sẽ giúp bạn tập trung vào vị trí của ngón tay giữa.
Tất nhiên việc sử dụng hỗ trợ của tay chỉ cần thiết lúc ban đầu và trong thời gian luyện tập. Bạn
hãy tự đưa ra mục tiêu. Một người đọc giỏi sẽ đưa mắt một cách có quy tắc qua các dòng của
văn bản. Qua đó người này sẽ không cần sử dụng tay nữa. Đặc biệt khi tôi muốn ngả người ra
sau một chút cho thoải mái thì hầu như khi đọc tôi không dùng tay. Bạn sẽ đạt được các kĩ năng
khác mà các bạn sẽ luyện tập trong những ngày tiếp theo, ngay cả khi bạn không sử dụng công
cụ hỗ trợ trong khi đọc như mở rộng tầm nhìn của mắt, rút ngắn thời gian đọc cố định và cử
động mắt theo quy luật. Tất nhiên, sự quy hồi của mắt không có tay hỗ trợ sẽ tăng lên. Ngay cả
độ tập trung vào sách cũng khó khăn hơn vì thiếu chuyển động của tay.
Do vậy, tôi luôn cho rằng, trong khi đọc, tôi chỉ dùng tay để chỉ vào những vị trí quan trọng hoặc
khi mất tập trung. Giống như một chiếc xe đầy, khi nó chậm lại người ta sẽ phải tác động thêm
một lực nữa. Chuyển động này sẽ khác so với lúc đầu. Người ta sẽ không đưa tay qua tất cả các
dòng mà chỉ đặt tay vào vị trí giữa trang. Vì lúc này người đó đã có một tầm nhìn tốt. Khi bắt
đầu luyện đọc, việc đưa công cụ hỗ trợ đọc qua từng dòng là rất quan trọng. Trong những ngày
tiếp theo, bạn hãy đọc mỗi văn bản với công cụ hỗ trợ để làm quen.
Ngay cả cuốn sách này bạn cũng nên luyện đọc với công cụ hỗ trợ.
Bài tập
Hãy sử dụng công cụ hỗ trợ đọc để đọc cuốn sách này lại từ những trang đầu. Bạn hãy đọc ít
nhất mười phút theo phương pháp này.
Bạn cần có những cuốn sách khác để làm những bài tập tiếp theo. Lưu { là những quyển sách
đó bạn chưa hề biết. Chắc chắn trên giá sách của bạn sẽ có một hay một vài cuốn sách hay mà
bạn chưa có thời gian đọc. Cuốn sách để luyện này phải là sách toàn chữ, nếu không bài tập của
bạn sẽ bị gián đoạn bởi các tranh ảnh hay biểu đồ. Bạn hãy sử dụng cuốn sách này cho bài tập
dưới đây.
Bài tập
Bạn hãy đọc cuốn sách bài tập của mình trong vòng một phút và sử dụng công cụ hỗ trợ đọc.
Đánh dấu vị trí mà bạn đọc được trong vòng một phút. Hãy cố gắng tóm tắt lại nội dung bạn đã
đọc được tối đa trong một phút. Sẽ rất tốt nếu bạn tóm tắt lại bằng những từ khóa hoặc cụm
từ. Bạn không viết ra, mà chỉ ghi nhớ nội dung văn bản. Bạn tự đánh giá hiểu văn bản bao nhiêu
phần trăm. Chắc chắn tại thời điểm này, bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên quan trọng
là bạn luyện được kĩ năng này.
Bây giờ hãy quay trở lại đoạn đầu của văn bản. Bạn sẽ đọc lại đoạn văn bản này trong một phút.
Nếu trong lần đọc lướt đầu tiên, bạn không nhớ hết được toàn bộ nội dung văn bản mà chỉ nhớ
được một vài thông tin thì trong lần đọc thứ hai, hãy đưa ra mục tiêu nắm được những thông
tin đó. Đoạn văn bản này bạn đã biết rồi, vì vậy tốc độ đọc sẽ nhanh hơn. Từ đó, bạn hãy di
chuyển công cụ đọc nhanh hơn tùy theo tốc độ đọc. Đưa bút lướt qua những vị trí đã hiểu và
nhớ được cũng như tập trung hơn ở những chỗ bạn chưa nhớ. Trong một vài ngày bạn sẽ có tốc
độ đọc nhanh hơn. Nhưng quan trọng nhất là việc bạn có thể đọc được nhiều dòng hơn lần đọc
đầu tiên. Hãy đánh dấu vị trí bạn đọc được trong lần đọc thứ hai. Hãy tóm tắt lại nội dung của
đoạn vừa đọc bằng một số từ khóa. Bạn có thể bổ sung các thông tin còn thiếu lần trước
không? Bạn hiểu được bao nhiêu phần trăm đoạn văn?
Hãy quay trở lại đoạn đầu văn bản một lần nữa. Nếu chưa hiểu hết 100% văn bản, bạn cần đưa
ra mục tiêu đọc rõ ràng cho lần này. Bạn sẽ đặc biệt chú ý vào những điểm nào? Mảnh ghép
nào còn thiếu trong bức tranh? Hãy đọc lại đoạn văn lần thứ ba. Mục đích chính là sẽ đọc được
nhiều dòng hơn so với những lần trước. Đánh dấu vị trí đọc được. Tự kiểm tra lại xem bạn đã
nắm được bao nhiêu phần trăm của văn bản.
Bạn đã thành công chưa khi sau mỗi lần đọc, vị trí đánh dấu lại lùi ra sau một chút? Khả năng
hiểu văn bản của bạn có tiến bộ không? Có thể bạn đã nhận thấy rằng, sau khi đọc văn bản ba
lần mới hiểu được 100% là điều không hề đơn giản dù mỗi lần đọc rất ngắn chỉ với một phút mà
thôi.
Chắc chắn sau mỗi lần đọc, bạn đã có thể nhắc lại nhiều nội dung hơn. Chỉ đọc sách một lần là
có thể nhớ và hiểu tất cả là điều sai lầm.
Bạn có thường xuyên đọc theo cách này? Và có hiệu quả không? Vì vậy một người đọc giỏi sẽ
đọc một cuốn sách nhiều lần. Chính bạn cũng sẽ sớm làm được điều đó với một khoảng thời
gian ngắn hơn khoảng thời gian mà bạn sử dụng để chỉ đọc một lần duy nhất nhưng hiểu không
nhiều. Phần “sách là một dự án” sẽ đề cập về điều này.
Bài tập
Hãy đọc cuốn sách luyện tập của bạn trong vòng ít nhất mười phút có sử dụng công cụ hỗ trợ
đọc. Trong những ngày tiếp theo, hãy đọc lại nhiều lần sử dụng công cụ hỗ trợ đọc trở thành vô
thức.
Sự yên tĩnh tuyệt vời
Trong lúc đọc sách, bạn khó có được sự yên tĩnh tuyệt đối, những gì đọc được thường văng
vẳng trong đầu bạn. Bạn có thói quen luôn thêm một phần âm thanh vào phần hình ảnh của
những từ mà bạn nhìn thấy. Đọc là một hành động thị giác đơn thuần mà ta dùng mắt để nghe
thay vì chỉ để nhìn. Trong những năm đầu ở trường học, sự kết hợp giữa đọc và nghe là rất
quan trọng. Các thầy cô giáo sao có thể biết chính xác được học sinh có nắm đúng các từ hay
không. Đọc to thành tiếng giúp người đọc kiểm soát tiến trình học đọc.
Sẽ đến một lúc nào đó bạn không đọc to thành tiếng nữa, mà chỉ đọc thầm. Điều này làm hạn
chế đáng kể tốc độ đọc của bạn.
Bạn giới hạn tốc độ đọc theo tốc độ nói. Tuy nhiên, bạn nên đọc ngang với tốc độ suy nghĩ. Mắt
bạn có thể nhanh chóng thu được đơn vị nghĩa “Một quả táo nhỏ màu xanh” trong nháy mắt và
bạn có thể tưởng tượng ngay ra hình ảnh một quả táo màu xanh. Tuy nhiên bạn không thể nói
cả sáu từ này trong cùng một lúc.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại những người có khả năng đọc tốt. Người ta có thể nhận thấy trực
tiếp các cử động khác nhau của mắt. Điểm khác biệt của người đọc giỏi so với người đọc trung
bình nằm ở cách xử lí. Những người đọc giỏi không cần phải đọc thầm văn bản để hiểu. Chỉ
phần thị giác thôi đã đủ cho người đọc này mà không cần sử dụng đến phần âm thanh. Họ có
thể nhìn thấy một cái bàn và hiểu được nó như thế nào mà không cần phải đọc từ “cái bàn” lên.
Bạn cũng cần phải tập luyện kĩ năng này.
Tuy nhiên một kênh học bằng âm thanh, đó là nghe, cũng rất quan trọng cho quá trình học. Bạn
cũng phải kết hợp kĩ năng này với việc đọc. Nếu bạn đánh dấu vàng từ từ đầu tiên đến từ cuối
cùng của một đoạn văn bản thì sẽ có tác dụng ngược lại. Ngay cả việc đọc thầm bạn cũng phải
tính toán. Nếu không bạn sẽ chỉ chú ý vào những phần chính và sẽ khó để nhớ được văn bản, vì
không có trọng tâm. Trong khi đó, 70% của một văn bản thường chỉ bao gồm 400 từ cơ bản.
Việc đọc nhầm những từ này không hề có tác dụng cho việc hiểu văn bản. Ví dụ từ “và”, ở rất
nhiều vị trí, tác giả thay từ này bằng một dấu phẩy. Trong trường hợp này bạn sẽ không đọc từ
“và”. Khi gặp phải một dấu chấm hỏi, bạn sẽ hiểu ngay đây là một câu hỏi, nhưng cũng sẽ không
đọc thầm trong đầu từ “chấm hỏi”.
Tuy nhiên việc nhận biết dấu chấm hỏi hay chấm than cũng là điều quan trọng.
Người đọc giỏi không đọc thầm tất cả mà sử dụng kênh âm thanh một cách hiệu quả. Họ chỉ
đọc thầm những từ khóa quan trọng để nhấn mạnh những từ này. Đây là điều kiện quan trọng
cho việc nhớ văn bản. Họ không thể nhớ một sự việc của ngày này tháng trước. Những trải
nghiệm quen thuộc hàng ngày không được gợi lại. Tuy nhiên, những sự kiện đặc biệt như ngày
sinh nhật, một chuyến dã ngoại vào cuối tuần, v.v... thì họ có thể nhớ được mà không gặp phải
trở ngại gì. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi bạn không thể nhớ được tất cả nội dung của một
cuốn sách nếu bạn không nhấn mạnh vào một nội dung nào.
Tuy nhiên làm thế nào để bạn thoát khỏi được cách đọc thành tiếng để đến được hoàn toàn với
cách đọc bằng thị giác đơn thuần? Sự âm thanh hóa đã trở thành một thói quen từ nhiều năm
nay. Bạn không thể loại bỏ thói quen này trong một sớm một chiều được mà phải chấp nhận
nó. Qua những bài tập dưới đây, bạn sẽ loại bỏ dần dần thói quen này mà không cần phải cố
tình gượng ép bản thân. Mọi cố gắng có ý thức này sẽ cần phân bổ hợp lí. Có một số việc không
cần gượng ép, ví dụ như nghỉ ngơi, hoặc ngủ. Hoặc giả dụ khi bị khó chịu bởi tiếng ồn, bạn càng
kháng cự lại thì tiếng ồn sẽ lại càng trở nên khó chịu hơn. Bạn càng sớm chấp nhận những điều
này thì vấn đề sẽ được giải quyết càng nhanh. Cũng tương tự với việc âm thanh hóa khi đọc, bộ
óc của bạn sẽ không muốn từ bỏ thói quen này. Hãy cùng xem phương thức luyện tập.
“Nút tai trong”
Mục tiêu của chúng ta là tập trung nhiều hơn vào kênh thị giác và từng bước từ bỏ kênh âm
thanh một cách chọn lọc để sử dụng kênh thị giác hiệu quả hơn. Hãy tưởng tượng bạn không
may bị mù bầm sinh. Khi đó, bạn sẽ nghe được nhiều thông tin từ âm thanh hơn người khác.
Trong khi nhắm mắt, một người bình thường có thể nhận ra một người bước vào phòng, nhưng
một người mù đã có thể mô tả được tính cách của người ấy. Sẽ cần đeo bịt mắt vài ngày để cải
thiện kênh âm thanh của chúng ta để từng bước chúng ta có thể tiếp nhận được nhiều thông
tin hơn từ các âm thanh.
Tuy nhiên trong việc đọc một cách trực quan, quan trọng là cải thiện kênh thị giác. Vì vậy, chúng
ta cần phải dùng nút tai. Nhưng ở đây không đề cập đến tiếng động từ bên ngoài mà là đề cập
tới đọc nhẩm, vì vậy ta phải dùng đến những “nút tai trong”. Bài tập luyện dưới đây phù hợp
với nút tai trong. Chúng ta sẽ tập luyện với một tốc độ đọc đủ nhanh để bạn có thể nhìn thấy
tất cả các từ, nhưng không kịp để đọc chúng lên. Đó là một tốc độ lí tưởng cho bài tập luyện
đọc này.
Từ bây giờ bạn sẽ phải phân biệt được việc đọc bình thường, và đọc theo chủ đích luyện tập.
Khi đọc bình thường bạn chỉ cần đọc với tốc độ đọc đủ để hiểu. Khi luyện tập thì ngược lại, bạn
phải đọc thật nhanh. Vì vậy lúc đầu bạn sẽ gần như không hiểu bạn vừa đọc cái gì. Trong những
buổi hội thảo của tôi luôn có những người tham gia ngạc nhiên về bước này, mặc dù bước này
là nền tảng của mỗi quá trình học tập. Để học được một thói quen mới, bạn phải từ bỏ vùng
thoải mái, tiện nghi của mình.
Vùng thoải mái của bạn
Bạn chỉ học thêm phương pháp này khi bạn từ bỏ vùng thoải mái của mình. Ví dụ bạn sẽ thấy
rất thoải mái khi nằm xem tivi trên ghế sopha với một chai bia và một gói đồ ăn nhẹ. Nhưng nếu
muốn khỏe mạnh, bạn cần phải thoát khỏi sự thoải mái này, ví dụ bằng cách chạy bộ.

Loại bỏ vùng thoải mái sẽ kèm theo những cảm giác khó chịu, bởi vì não của bạn sẽ có những
phản ứng đối với mỗi sự thay đổi và bởi vì bạn có thể tạo ra mối đe dọa cho sự sống còn. Tuy
nhiên, liệu bạn có thực hiện được bước này và khắc phục được trở ngại này hay không còn tùy
thuộc vào động lực của bạn. Mà động lực của bạn lại phụ thuộc vào mục tiêu mà bạn đặt ra.
Mặc dù có những trở ngại nhưng bạn vẫn nên từ bỏ vùng thoải mái này, nếu bạn muốn đạt
được mục tiêu có giá trị nhất định. Mỗi lần từ bỏ vùng thoải mái sẽ làm cho vùng này rộng
thêm, bởi vì như vậy sẽ xuất hiện những liên kết mới giữa các tế bào não với nhau có lợi cho
việc học tập. Càng tạo ra nhiều kết nối giữa các tế bào thần kinh thì khả năng ứng xử của bạn
càng tốt.
Vùng thoải mái của bạn sẽ thay đổi trong một thời gian nhất định. Sau hai tuần tập chạy bộ liên
tục, chắc chắn bạn sẽ không phải gượng sức nữa. Nó sẽ trở thành một thói quen và từ đây hoạt
động đang chạy bộ sẽ nằm trong vùng thoải mái của bạn.
Chúng ta so sánh với việc tập đàn Piano. Bạn bắt đầu luyện tập và từ bỏ vùng thoải mái của
mình. Sau giờ luyện tập đầu tiên bạn có thể chơi được bài “Những chú vịt con”. Nhưng nếu bạn
chỉ chơi bài này trong suốt cuộc đời mình, bạn sẽ không thể phát triển được. Như vây, bạn sẽ lại
phải học cách từ bỏ sự thoải mái và tập một bài khó hơn. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ban
đầu bạn chưa chơi tốt bài đó, nếu không thì bạn tập chưa đúng phương pháp. Tất nhiên, bạn
cần phải luyện tập những việc bạn chưa thể làm được. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể phát
triển khả năng của mình.
Tương tự đối với việc luyện đọc. Nếu cả cuộc đời bạn chỉ đọc như bây giờ, bạn sẽ không thể khá
hơn được. Bạn phải từ bỏ sự thoải mái của mình càng nhiều càng tốt để vùng thoải mái này có
thể mở rộng hết sức có thể. Trong quá trình luyện tập, bạn có thể sẽ mừng khi những kết nối
mới giữa các nơ-ron thần kinh được hình thành. Cơ chế này sẽ được hình thành mỗi khi vùng
thoải mái được loại bỏ nhờ vào sự luyện tập đúng đắn. Để luyện đọc, chúng ta cần đọc khoảng
800 từ mỗi phút. Quan trọng là bạn phải tập theo các bài tập này. Vì thành công bạn đạt được
từ các bài tập luôn đến từ sự luyện tập.
Trong các cuộc hội thảo của mình, tôi thường sử dụng một máy đo nhịp để luyện tập. Trong
những khoảng thời gian nhất định, người tham gia sẽ được đọc với tốc độ nhanh và sau đó
chậm dần lại.
Sau khi luyện tập, tính theo mức độ cao hơn, tốc độ đọc từ 400 đến 500 từ một phút có vẻ rất
chậm. Khi tôi cho máy đo nhích dần lên 600 từ một phút và hỏi những người tham gia xem họ
đánh giá thế nào về tốc độ này. Câu trả lời tôi nhận được là đa số đạt được tốc độ đọc khoảng
300 từ, vì bộ não đã tương thích với tốc độ đọc nhanh hơn. Bộ não đã thích nghi với việc mắt
lướt đều trên các dòng hơn và nhìn được nhiều từ trong một lần hơn.
Hiệu ứng đường cao tốc
Bạn có thể sử dụng “hiệu ứng đường cao tốc” cho việc luyện đọc nhanh. Những người tham gia
thử nghiệm đã lái xe với tốc độ 180 km/h trên đường cao tốc. Cuối cùng họ rời đường cao tốc
và đồng hồ công-tơ mét bị che đi. Mặc dù các lái xe cần phải đi với tốc độ 50 km/h, nhưng phần
lớn họ đều đi với tốc độ từ 80 đến 120 km/h. Bộ não của họ đã làm quen với tốc độ cao và vượt
qua giới hạn, vì sự cảm nhận tốc độc là tương đối. Trong việc đọc cũng tương tự như vậy. Hiệu
ứng đường cao tốc này sẽ được áp dụng để luyện đọc.
Bài tập đo nhịp sẽ không áp dụng cho bài tập này. Nhưng các bạn sẽ đạt được kết quả tương tự
với các bài tập sau đây. Hãy bắt đầu với chương trình luyện tập của chúng ta.
Bài tập 3-2-1
Ở bài tập này, bạn lại đọc một đoạn văn ba lần.
Lần đọc đầu tiên:
Bạn hãy cầm sách dùng để luyện tập lên và chọn một đoạn văn bản mới. Sử dụng công cụ hỗ
trợ và đọc đoạn văn này trong ba phút. Bạn có thể đặt giờ tại File Mp3 từ đường link:
www.akademie-gruening.de/lernbuch. Bạn có thể mở File này trên máy tính. Hãy đánh dấu vị
trí đoạn văn bạn đọc được trong ba phút. Hãy nhắc lại nội dung bạn nhớ được bằng các từ khóa
và ước lượng bạn hiểu được bao nhiêu phần trăm đoạn văn bản đó.
Lần đọc thứ hai:
Đọc lại đoạn văn bản lần thứ hai. Tuy nhiên lần này bạn chỉ đọc trong hai phút, do đó bạn phải
di chuyển công cụ hỗ trợ đọc nhanh hơn. Đừng bực bội nếu trong lần đọc thứ hai này bạn hiểu
được ít hơn so với lần một. Điều này là bình thường. Quan trọng là trong hai phút bạn đọc được
đến chỗ đã đánh dấu. Nếu bạn sử dụng File Mp3 thì hết thời gian một phút bạn sẽ nhận được
một thông báo. Bằng cách này bạn có thể kiểm tra mình đã đọc được một nửa đoạn văn bản
hay chưa. Nếu chưa được, bạn cần đọc nhanh hơn ở phút tiếp theo.
Nếu trong hai phút bạn không đọc đến chỗ đã đánh dấu, thì bạn phải đọc lại từ đầu một lần
nữa đến khi nào đạt được mới thôi. Kiểm tra xem sau lần đọc thứ hai, bạn có nhớ thêm được
nhiều thông tin không. Ước lượng bạn đã hiểu được bao nhiêu phần trăm đoạn văn. Đặt ra mục
tiêu cụ thể cho lần đọc thứ ba. Những vị trí nào cần phải đặc biệt chú ý trong lần đọc tới.
Lần đọc thứ ba:
Quay trở lại từ đầu đoạn văn bản. Mục tiêu của lần đọc thứ ba là đọc đến chỗ đánh dấu chỉ
trong một phút. So với lần đầu tiên thì bạn phải đưa công cụ hỗ trợ của mình nhanh gấp ba lần.
Nếu trong lần đọc đầu tiên bạn đọc với tốc độ 300 từ một phút, thì lần này phải đạt đến 900 từ
một phút. Tất nhiên với tốc độ đọc này, bạn chưa thể hiểu hết đoạn văn. Vì vậy mà bạn cần
phải luyện tập. Bạn sẽ ghi được một hoặc một vài từ khóa nếu đã có mục tiêu cụ thể. Hãy suy
nghĩ xem, những nội dung nào bạn đọc thêm được trong lần đọc thứ ba này.
Hãy đọc lại lần nữa nếu bạn không đạt đến vị trí đánh dấu trong vòng một phút. Không quá tệ
khi bạn bỏ qua một dòng. Hãy cố gắng đọc lần lượt từng dòng và ghi nhớ chút gì đó. Cần thiết
nhất vẫn là sự nỗ lực. Khi bạn nỗ lực từ bỏ vùng thoải mái này, những kết nối mới sẽ được hình
thành trong não.
Ở lần đọc thứ ba này, bạn không cần đưa bút qua cả dòng nữa. Bạn có thể chỉ đặt bút bắt đầu ở
chữ thứ hai hay thứ ba của dòng và không cần đưa bút đến hết dòng. Những từ còn lại bạn chỉ
cần đưa mắt qua. Tuy nhiên lúc bắt đầu luyện tập, bạn có thể sẽ chưa hiểu được những thông
tin này và nó sẽ phát triển từng bước. Nhưng bạn sẽ dễ dàng đọc được đến chỗ đánh dấu trong
vòng một phút và đồng thời luyện được cả tầm nhìn của mình.
Với kĩ năng đọc ngày một thuần thục lên, bạn sẽ ngày càng tập trung vào giữa dòng nhiều hơn,
kể cả khi đọc bình thường bạn sẽ đọc bắt đầu từ phần giữa dòng. Trong hội thảo của tôi, những
người tham gia thường nói rằng không khó khăn lắm để tăng tốc độ đọc những văn bản đã biết
rồi. Nhưng đó là lợi thế của việc đọc lại cùng một văn bản. Bạn đã biết văn bản đó rồi và do vậy
sẽ dễ hơn để thoát khỏi vùng thoải mái. Cùng với đó thì mục đích chính của bài tập là chỉ cần
đưa mắt, bạn sẽ nhận được nhiều từ hơn. Do bạn đã biết văn bản rồi nên quá trình này trở nên
dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng đã thấy rằng, rất khó để hiểu 100% trong lần đọc đầu tiên dù
là một đoạn văn bản ngắn.
Đây chỉ là nửa đầu của bài tập 3-2-1. Phần còn lại là phần quan trọng có tác dụng làm tăng khả
năng hiểu và ghi nhớ. Đến giờ chúng ta vẫn chỉ luyện tập về tốc độ đọc. Tuy nhiên không cần lo
lắng, trong tương lai bạn sẽ đọc nhanh như gió. Nguyên tắc như sau: Bạn tập đọc với tốc độ rất
cao, để tăng tốc độ đọc ở cấp độ thấp hơn. Trong khi ở cấp độ luyện tập cao hơn, nếu bạn càng
đọc nhanh lên thì tốc độ đọc căn bản cũng sẽ tăng lên. Vì vậy mà tốc độ đọc khi luyện tập cần
phải thật nhanh.
Luyện tập ở cấp độ cao hơn sẽ dẫn đến những thay đổi sau: Bạn có ít thời gian hơn cho mỗi
dòng. Vì vậy, bạn cần phải điều khiển mắt của mình sao cho đưa qua các dòng ít hơn và tầm
nhìn tự nhiên của bạn tăng lên. Kĩ năng này sẽ phát triển dần từng bước.
Cùng với bài tập này, bạn sẽ rút ngắn được quãng “thời gian cố định”. Đó là khoảng thời gian
mắt bạn nhìn vào các từ. Vì vậy cách luyện tập này cũng là một trong những cách tốt nhất cho
khả năng suy nghĩ của bạn. Tôi đã nghiên cứu rất nhiều về suy nghĩ của con người nhưng vẫn
chưa tìm ra phương pháp luyện tập hiệu quả hơn cho khả năng suy nghĩ nói chung. Tuy nhiên,
cách luyện tập này hoạt động một cách tự động. Bạn chỉ cần đưa bút nhanh hơn. Nhân tố quyết
định duy nhất là sự nỗ lực của bạn khi cố gắng đọc nhanh theo bút và hiểu càng nhiều càng tốt.
Ở lần đọc thứ ba bạn sẽ có cảm giác không nhìn thấy tất cả các từ, vì bạn không thể đọc thầm
trong đầu tất cả các từ đó lên. Vì vậy bạn có cảm giác chỉ nhìn thấy những từ mà bạn đã âm
thanh hóa. Điều này không đúng, ở tốc độ đọc nhanh này bạn không gặp phải vấn đề gì để nhìn
được tất cả các từ. Trang sau sẽ đề cập đến biện pháp khắc phục những khó khăn này.
Bài tập
Hãy để ý từ đầu tiên của đoạn văn bản tiếp theo, đó là từ “nếu”. Sau đó chuyển sang từ tiếp
theo và xem xem bạn có còn nhìn thấy từ đầu tiên đó không, trong khi bạn tiếp tục tập trung
vào từ thứ hai. Điều này hoàn toàn không có gì khó khăn. Hãy chuyển sang từ thứ ba và chú ý
liệu bạn có nhìn thấy từ thứ nhất không. Nếu bạn có cảm giác không nhìn rõ từ đó nữa, thì đó là
do bạn chưa quen với việc đưa mắt. Một người đọc tốt có thể nhìn được bốn hoặc năm từ cùng
một lúc. Sau đây bạn sẽ thực hiện các bài tập để mở rộng “tầm nhìn” của mình.
Tầm nhìn của mắt không chỉ ở hàng ngang mà còn hướng lên trên hoặc xuống dưới. Hãy nhìn
tập trung vào một từ và quan sát xem bạn có thể nhận ra các từ ở hàng trên và dưới hay không.
Sau đó chúng ta sẽ chỉ tập trung vào việc đọc tuyến tính.
Khi bạn chuyển từ tốc độ đọc thoải mái ở mức 250 từ/ phút lên 500 từ/phút, bạn sẽ có cảm giác
đọc vội vàng. Cách đọc này không hề thoải mái. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định với các bạn là
điều này sẽ nhanh chóng thay đổi. Khi tốc độ đọc thoải mái của bạn ở mức 600 từ/phút hoặc
hơn, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái như khi đọc ở tốc độ 200 từ/phút. Với mỗi lần đưa
mắt bạn sẽ nhìn được nhiều từ hơn. Bạn sẽ không còn đọc thầm trong đầu nữa và thậm chí sẽ
còn thấy thư giãn hơn. Đọc ở tốc độ cao sẽ khiến bạn cảm thấy bình thường, đến nỗi bạn không
hề nhận ra sự khác biệt với tốc độ đọc trước đây. Khi bắt đầu luyện đọc, tôi đã cố gắng đọc với
tốc độ đủ để hiểu được là 800 từ/phút trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó, tôi không
thường xuyên kiểm tra tốc độ đọc của mình nữa. Trong quá trình học, đã có lúc tôi có cảm giác
muốn quay trở lại với tốc độ cũ là 200 từ/phút. Tôi đã thất vọng vì hiệu quả đạt được kéo dài
không lâu. Khi đo tốc độ đọc của mình, tôi đã chắc chắn rằng mình đang ở một tốc độ đọc
nhanh. Bản thân người trong cuộc sẽ không cảm thấy nhanh nữa. Từ lúc này, người ta có thể
cảm thấy thoải mái hơn khi đọc ở tốc độ 300 từ/phút. Người đọc sẽ hiểu ít hơn, nhưng thật
ngạc nhiên là họ có thể hiểu và đọc với tốc độ này.
Chỉ dẫn
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tôi sẽ đọc liên tục một cuốn sách từ đầu đến cuối với tốc
độ hơn 1000 từ/phút. Quan trọng là khi đến những đoạn khó, bạn phải đọc chậm lại, ngả người
ra sau một chút và liên kết những nội dung đã đọc được với nhau. Điều này giúp bạn hiểu văn
bản, chứ không làm giảm tốc độ đọc. việc hiểu văn bản có thể kém đi, do vậy đối với cách đọc
chậm thông thường, người ta không có thời gian để thư giãn. Bạn nghĩ sao? Bạn có thể nhận

nhiều thông tin từ dòng phía trên hay phía dưới?

Bạn có thể nhận được nhiều thông tin từ nửa dòng phía trên. Do vậy, trong khi đọc bạn hãy tập
trung chủ yếu vào những dòng phía trên, giống như là bạn dùng mắt lướt trên các từ để bạn có
thể dễ dàng hiểu cả cụm từ chứ không đọc từng từ một. Nếu bạn càng tập trung chú ý vào dòng
phía dưới thì bạn càng dễ quay về cách đọc từng từ một.
Kế hoạch luyện tập cá nhân của bạn
Chúng ta bắt đầu với việc lập kế hoạch luyện tập cá nhân cho mình. Trong những ngày tới bạn
nên đọc sách với công cụ hỗ trợ. Với việc luyện tập thường xuyên bạn sẽ điều khiển được
chuyển động của đôi mắt khi đọc sách. Bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ba tuần
để luyện. Hãy lên kế hoạch nghiêm túc. Nếu bạn không nghiêm túc lên lịch luyện tập thì bạn sẽ
trì hoãn các bài tập vào những ngày tiếp theo cho đến khi bạn bỏ cuộc. Chúng mang lại cho bạn
lợi ích rất lớn. Vì thế sẽ rất nguy hiểm khi bạn đặt thời gian luyện tập vào buổi tối. Vì bạn rất dễ
lùi lịch luyện tập để dành thời gian xem phim hay thưởng thức bia.
Có lẽ bạn nên luyện tập vào bữa trưa hoặc vào buổi sáng. Trong bất kì trường hợp nào, bạn nên
chắc chắn thời gian luyện tập của mình ở trong thời gian biểu hằng ngày. Còn nếu không thì
đúng như tục ngữ có câu “xa mặt cách lòng”.
Trong kế hoạch luyện tập của bạn hiện giờ chỉ có bài tập 3-2-1. Hãy luyện tập mỗi bài 1, 2, hoặc
3 lần tùy theo thời gian bạn có. Càng luyện tập nhiều, bạn càng nhanh tiến bộ. Thời gian luyện
tập sẽ quyết định bạn chuyển từ việc học thành những năng lực vô thức nhanh như thế nào.
Trong cuốn sách này, bạn sẽ từng bước nhận được bài tập tiếp theo cho kế hoạch luyện tập của
mình.
Đồ thị của việc học
Khi bạn học một kiến thức mới, bạn sẽ vượt qua từ mốc này sang mốc tiếp theo. Chúng ta lại
lấy ví dụ trong việc học đàn. Sau những giờ học đầu tiên, bạn có thể chơi được một bản nhạc
ngắn. Bạn đã vượt qua mốc đầu tiên. Và sau đó tập bản tiếp theo. Mặc dù tập nhiều nhưng bạn
chưa thể thuần thục được. Nhưng đột nhiên, sau một ngày không tập, bạn đánh thành công
bản nhạc và đạt tới mốc cao hơn. Trong trường hợp này bạn đã từng bước hình thành được

khả năng vô thức. Việc phát triển khả năng đọc của bạn cũng có thể đạt từng mốc như vậy.

Cột mốc này là khoảng thời gian quyết định cho việc học một kỹ năng mới, mà không nhất thiết
là nhạc cụ, môn thể thao hay kỹ năng đọc hiệu quả. Để giữ vững động lực của mình là điều
không đơn giản. Người ta tin rằng khi đạt được đến một mức độ mới thì không cần phải luyện
tập nữa.
Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng các cột mốc này là những thời điểm quan trọng của việc học.
Trong giai đoạn này, các mối liên kết được hình thành trong não bộ chúng ta. Nhưng chúng ta
chưa thể sử dụng nó được ngay mà trước hết phải tạo ra một lớp bảo vệ giống như sợi dây dẫn
điện được bọc vỏ bảo vệ. Các kết nối giữa các phần của não được bao phủ bởi vỏ bọc gọi là
Myelin. Quá trình đó người ta gọi là Myelin hóa. Khi quá trình kết thúc chúng ta có lối suy nghĩ
mới và các hành vi mới.
Kết thúc chương trình luyện tập bạn nên xem xét lại vị trí mà mình đạt được. Hãy ghi lại sự tiến
bộ của mình vào biểu đồ ở trang 39. Bằng cách đó bạn sẽ luôn theo dõi được những tiến bộ của
mình và tạo động lực cho bản thân. Vì vậy vào cuối mỗi buổi luyện tập hãy hoàn thành bài tập
sau:
Bài tập kết thúc
Hãy đọc trong một phút và cố gắng hiểu một đoạn văn bản bất kì trong cuốn sách dùng để
luyện tập của bạn. Hãy sử dụng cả công cụ hỗ trợ đọc của bạn. Đánh dấu lại vị trí mà trong một
phút bạn đọc được. Trong một phút hãy tóm tắt lại nội dung đoạn đó bằng các từ khóa và đánh
giá trình độc đọc hiểu của bạn rồi điền kết quả vào trong biểu đồ.
Để tính được tốc độ đọc của mình, bạn phải tính số lượng từ trung bình có trong một dòng.
Đếm số từ có trong 10 dòng và sau đó chia cho 10. Tiếp theo đó hãy đếm số lượng dòng bạn
đọc được trong một phút rồi nhân nó với số từ trung bình trong một dòng. Ví dụ, số từ trong
một dòng trung bình là 8 từ và bạn đã đọc được 40 dòng. Như vậy, trong vòng một phút bạn
đọc được 320 từ. Cuối cùng điền kết quả vào biểu đồ.
Tất nhiên một phút là khoảng thời gian khá eo hẹp. Bởi vì từ đầu đến cuối bạn đều đánh giá khả
năng của mình trong một phút nên bạn có thể thấy rất rõ sự tiến bộ của mình. Bạn sẽ nhanh
chóng không còn quan tâm đến số từ đọc được trong một phút mà quan trọng nhất là việc bạn
không còn phải mất đến 1 tuần để đọc 1 cuốn sách mà thay vào đó là chỉ trong 1 ngày.
Xác định lại vị trí
Đã đến lúc cần xác định lại vị trí. Hiển nhiên, bạn sẽ lại sử dụng các hình thức hỗ trợ đọc khi làm
bài kiểm tra đọc hiểu. Các bạn đã nắm rõ chu trình làm bài. Bạn ngừng đọc và điền kết quả vào
các phần tương ứng cuối bài khóa. Sau đó các bạn trả lời câu hỏi và xác định phần hiểu bài của
mình.
Brain Food - Các dưỡng chất cho bộ não khỏe mạnh
(của Christian Grüning)
Bộ não của chúng ta giống như một nhà máy hóa học sản sinh ra một lượng lớn các chất gây
nghiện tác động lên hệ thần kinh. Các liên kết hóa học nội tại này tác động trực tiếp đến trí
thông minh, trí nhớ cũng như tinh thần của chúng ta. Các nguồn dưỡng chất cho não này được
sản sinh ra chính từ những chất dinh dưỡng mà chúng ta hấp thụ được.
Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ làm chậm quá trình dẫn truyền các xung thần
kinh trong não bộ và quá trình trao đổi chất của các tế bào não cũng như dẫn đến việc thiếu hụt
các chất cần thiết cho việc sửa chữa và tái tạo các tế bào thần kinh xám. Khi tư duy, cứ mỗi giây
lại có khoảng 15.000 phân tử protein trong mỗi tế bào được tái tạo. Để quá trình này thực hiện
được não cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thích hợp, vì vậy chúng ta rất cần một
chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Những vấn đề nảy sinh khi ăn uống không hợp lý
Đạo diễn trẻ Morgan Spurlock đã chứng minh rất thuyết phục những ảnh hưởng tiêu cực của
một chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Trong bộ phim tài liệu “Super Size Me” của mình, suốt ba
tuần liền anh chỉ ăn đồ ăn nhanh của hãng McDonalds. Trước thí nghiệm này, anh đã làm một
loạt các xét nghiệm, bao gồm cả xét nghiệm máu. Kết quả của tất cả các xét nghiệm đều cho
thấy anh là một người hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng chỉ sau ba tuần ăn loại đồ ăn này, anh bắt
đầu phàn nàn về trạng thái trầm uất và các vấn đề về khả năng tập trung và trí nhớ của mình.
Chế độ ăn uống mất cân bằng ảnh hưởng tiêu cực đến cả trí tuệ và thể chất. Chỉ trong vòng ba
tuần anh đã tăng 15 kg. Anh trở nên chậm chạp và các kết quả xét nghiệm máu cho thấy, anh
đang gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng về gan. vấn đề này đã đe dọa nghiêm trọng sức
khỏe của anh và buộc anh phải dừng thí nghiệm này lại.
Thói quen ăn uống thường ngày cũng không quá khác so với nghiên cứu trên. Nhiều người
không dành thời gian cho một chế độ dinh dưỡng hợp l{. Đồ ăn uống điển hình của người
phương Tây thường chứa rất nhiều đường, tinh bột, muối và chất béo. Nhìn vào top 10 các sản
phẩm được bán chạy nhất trong các siêu thị ở úc, ta có thể hiểu được tại sao cách ăn uống của
người dân ở các nước công nghiệp lại dẫn đến tình trạng thiếu chất.
1. Coca-Cola, 375 ml
2. Coca-Cola, 1 l
3. Coca-Cola, 2 l
4. Cola dành cho người ăn kiêng, 375 ml
5. Sô-cô-la anh đào
6. Sữa đặc của hãng Nestlé
7. Giấy cuộn thuốc lá của hãng Tally Ho
8. Sô-cô-la thanh hiệu Mars
9. Sô-cô-la thanh hiệu KitKat
10. Sô-cô-la thanh có nhân
Các nghiên cứu người tiêu dùng khi mua sắm trong các siêu thị Mỹ cho thấy những thói quen
này khá giống nhau. Ngay cả ở châu Âu cũng có ngày càng nhiều người tiêu dùng chọn mua các
loại thực phẩm tương tự nhau. Kết quả này cho thấy việc giảm năng lực trí tuệ và thể chất
không có gì đáng ngạc nhiên. Bạn hãy thử một lần chỉ nạp nhiên liệu cho xe bằng dầu hạt cải thì
bạn sẽ thấy mức độ thiệt hại nặng nề như thế nào, ảnh hưởng của thực phẩm đối với cơ thể
chúng ta cũng tương tự như vậy.
Sự truyền thông tin trong não bộ
Sự liên lạc thông tin trong não được hình thành chính bởi “hệ thống truyền thông tin” của não.
Trong mỗi tế bào thần kinh, các tín hiệu được truyền qua các xung điện, hay còn gọi là qua các
dây dẫn. Tuy nhiên các xung điện được dẫn truyền qua các dây thần kinh đều có giới hạn, vì mỗi
dây thần kinh đều có một điểm đầu và một điểm cuối. Vì các tế bào thần kinh không tiếp giáp
nhau nên các tín hiệu được truyền qua các khe trung gian gọi là khe xinap3.
Quá trình này thực hiện được là nhờ có hệ thống hỗ trợ hóa học. Các chất dẫn truyền xung
động thần kinh tiếp nhận những xung thần kinh và “cõng” chúng qua khe xinap để chuyển đến
các dây thần kinh tiếp theo. Bằng cách này các xung thần kinh được tiếp tục truyền qua các khe
xinap. Chất dẫn truyền xung động thần kinh chính là các chất sinh hóa. Cơ thể của các bạn tự
hình thành “người đưa tin” của não nhờ có các chất dinh dưỡng mà bạn hấp thụ được. Cho đến
nay, người ta đã tìm được hơn 60 chất dẫn truyền xung động thần kinh. Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu về hai chất trong số đó. Đây là hai chất đặc biệt quan trọng đối với quá trình tư duy.
Dopamin
Chất dẫn truyền xung động thần kinh này đóng vai trò quan trọng trong việc làm chủ các chuỗi
hoạt động. Ngoài ra, chất này còn là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến động lực, sự tập trung,
chú { cũng như tính tờ mò. Ngay khi chất này được giải phóng, ta sẽ cảm thấy khỏe khoắn và có
động lực. Dưới tác động của chất cồn, nicotine hay các chất gây nghiện khác sẽ có rất nhiều
dopamin được giải phóng. Nhờ thế mà chúng ta cảm thấy vô cùng phấn khích nhưng cũng vì
thế mà các chất này rất dễ gây nghiện. Sau một thời gian ngắn, quá trình này sẽ có tác dụng
ngược lại, chúng ta sẽ cảm thấy chán nản hơn cả khi không sử dụng những chất này.
Serotonin
Chất này đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái, năng lượng cũng như trí nhớ và
quan điểm sống của bạn. Những người có mức serotonin thấp thường dễ bị trầm cảm, có
những hành động bốc đồng, dễ nghiện rượu, tự tử, hiếu chiến và bạo lực. Các loại thuốc chống
trầm cảm có tác dụng làm tăng mức serotonin trong não. Trung bình mức serotonin trong não
của phụ nữ thường chỉ bằng một nửa so với nam giới. Có lẽ đây cũng là l{ do tại sao phụ nữ
thường dễ trầm cảm hơn nam giới. Ngoài ra, mức serotonin sẽ yếu dần theo tuổi tác, dẫn đến
khả năng trầm cảm có xu hướng tăng lên. Serotonin giúp cải thiện trí nhớ và bảo vệ các tế bào
não tránh nguy cơ bị kích thích do nhiễm độc. Lượng serotonin cao cũng giúp các bạn tránh
khỏi những tổn thương não khi về già.
Hai chất dẫn truyền xung động thần kinh này đóng vai trò quan trọng trong truyền thông tin
qua khe xinap. Việc thiếu hụt các chất này sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thông tin. Những
xung kích thích sẽ được truyền đi rất chậm và khả năng tư duy cũng bị suy giảm.
Chế độ dinh dưỡng góp phần cải thiện năng lực trí tuệ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những
giúp duy trì mà còn nâng cao đáng kể năng lực trí tuệ và quá trình này diễn ra ngay sau khi quá
trình chuyển hóa thức ăn kết thúc. Thực phẩm bổ dưỡng trí não có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh đơn lẻ, từ đó cũng tác động lên sự hình thành các
chất dẫn truyền xung động thần kinh.
Sự thiếu hụt các phân tử thiết yếu như axit amin, axit béo hay các dưỡng chất như vitamin và
các chất khoáng cần thiết cho việc hình thành những phân tử quan trọng này chính là những
yếu tố thường xuyên nhất có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tổn tại của các chất dẫn truyền
xung động thần kinh.
Vitamin và các khoáng chất
Vitamin và các khoáng chất có thể chia thành hai nhóm phụ thuộc vào vai trò của chúng đối với
não: một nhóm cần để duy trì sự phối hợp hiệu quả giữa các chất dẫn truyền xung động thần
kinh và các axit béo, nhóm còn lại cần để bảo vệ não khỏi những tổn thương do các gốc tự do
gây ra. Gốc tự do là các phân tử tấn công và làm tổn thương não cũng như các tế bào thần kinh.
Các vitamin quan trọng giúp phát triển tư duy ví dụ như vitamin C là yếu tố quyết định tham gia
vào sự hình thành chất dẫn truyền xung động thần kinh dopamin, vitamin E hỗ trợ việc vận
chuyển oxy đến từng tế bào và “bôi trơn” các tế bào chất xám, cũng như các vitamin nhóm B
(chủ yếu là vitamin B1, B6, B12, axit folic). Thiếu các hợp chất này sẽ dẫn đến sự suy giảm trí
nhớ và rối loạn tâm lý. sắt, kẽm, kali, magiê và crom là các chất khoáng cần thiết đối với khả
năng tư duy.
Axit béo
Là các dưỡng chất quan trọng cho một năng lực trí tuệ tối ưu, bởi các chất này chiếm phần lớn
trong não bộ. Toàn bộ lớp màng của hàng tỉ tế bào thần kinh cũng đều chứa các axit béo. Việc
dẫn truyền xung động thần kinh hiệu quả đòi hỏi phải có đúng chủng loại cũng như hàm lượng
thích hợp các axit béo cần thiết cho việc duy trì sự ổn định cũng như khả năng hoạt động của
các màng tế bào. Bạn nên chú ý tới việc bổ sung các axit béo quan trọng thường hay thiếu như
chất béo Omega 3, có nhiều trong các loại cá sống ở vùng nước lạnh như cá hồi, cá nục, cá thu,
cá mòi và cá ngừ.
Axit amin
Axit amin là chất cơ bản cần cho sự sống của con người. Các axit amin chủ yếu như
phenylalanine, tryptophan và tyrosin cần chiếm một lượng vừa đủ trong khẩu phần dinh
dưỡng, vì đây là những chất quan trọng nhất trong việc hình thành dopamin và serotonin. Để
đảm bảo được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chúng ta cần ăn uống hợp lý các loại hoa quả, rau
xanh, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt hay cá.
Trong phạm vi của bài đọc này chúng tôi không thể liệt kê toàn bộ các loại thực phẩm có chứa
nhiều các dưỡng chất nêu trên. Các bạn có thể tìm trên mạng, có rất nhiều trang web giúp các
bạn có được những thông tin xác thức về việc này. Xin chúc các bạn ngon miệng để có một bộ
não khỏe mạnh.

Thời gian đọc của các bạn

_____ Phút _____ Giây = _____ Giây


Các bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây bằng các cụm từ khóa:
1. Có bao nhiêu phân tử protein được tái tạo ở mỗi tế bào trong quá trình tư duy mỗi
giây?
2. Tên của bộ phim tài liệu đã được nhắc đến trong bài là gì?
3. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng có những ảnh hưởng gì đến diễn viên chính trong
phim “Super Size Me”?
4. Bạn có nhớ các sản phẩm trong top 10 các sản phẩm được bán chạy nhất tại các
siêu thị ở Úc?
5. Sự dẫn truyền thông tin trong não diễn ra như thế nào?
6. Hai chất dẫn truyền xung thần kinh được nhắc đến trong bài là hai chất nào?
7. Những loại thực phẩm nào trong bài được coi là dưỡng chất cho trí não?
8. Các chất dinh dưỡng hay các phân tử chính nào đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành các chất dẫn truyền xung thần kinh?
9. Các loại vitamin và chất khoáng nào được nhắc đến trong bài?
10. Người ta thường thiếu những loại axit béo nào?
Các bạn hãy so sánh câu trả lời của mình với các đáp án dưới đây. Mỗi câu trả lời đúng được
tính 10%, những câu đúng một phần được tính 5%.
Đáp án:
1. Có bao nhiêu phân tử protein được tái tạo ở mỗi tế bào trong quá trình tư duy mỗi
giây?
- Khoảng 15.000 phân tử protein
2. Tên của bộ phim tài liệu đã được nhắc đến trong bài là gì?
- “Super Size Me”
3. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng có ảnh hưởng gì đến diễn viên chính trong phim?
- Trạng thái trầm uất
- Các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung
- Tăng 15 kg
- Chậm chạp, lờ đờ
- Các vấn đề về gan
4. Bạn có nhớ các sản phẩm trong top 10 các sản phẩm được bán chạy nhất tại các
siêu thị ở Úc?
- 3 x Coca Cola (với dung tích khác nhau)
- Cola cho người ăn kiêng
- Sô-cô-la anh đào
- Sữa đặc
- Giấy cuộn thuốc lá
- Ba loại sô-cô-la
5. Sự dẫn truyền thông tin trong não diễn ra như thế nào?
- Một phần được dẫn truyền qua các xung điện giữa các tế bào thần kinh.

- Một phần được dẫn truyền hóa học giữa các tế bào thần kinh. Các chất dẫn truyền xung động
thần kinh tiếp nhận những xung thần kinh và “cõng” chúng qua khe xinap để chuyển đến các
dây thần kinh tiếp theo.
6. Hai chất dẫn truyền xung thần kinh được nhắc đến trong bài là hai chất nào?
- Dopamin và Serotonin
7. Những loại thực phẩm nào trong bài được coi là dưỡng chất cho trí não?
- Những loại thực phẩm có tác động lên sự trao đổi giữa các tế bào não.
8. Các chất dinh dưỡng hay các phân tử chính nào đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành các chất dẫn truyền xung thần kinh?
- Các loại vitamin
- Khoáng chất
- Axit béo
- Axit amin
9. Các loại vitamin và chất khoáng nào được nhắc đến trong bài?
- Vitamin c
- Vitamin E
- Vitamin nhóm B (B1, B6, B12, axit folic)
10. Người ta thường bị thiếu những loại axit béo nào?
- Axit béo Omega 3
Khả năng hiểu văn bản của bạn : ... %
Tốc độ đọc của bạn:
71.040 : ... (Thời gian đọc tính bằng giây) = ... từ/phút
Bạn hãy đánh dấu kết quả của mình vào biểu đồ và đừng lo lắng khi khả năng hiểu văn bản của
mình vẫn chưa được cải thiện hoặc thậm chí kém đi. Bạn hãy làm thêm các bài luyện tập sau.
Mở rộng bước đầu kế hoạch luyện tập
Để mang lại sự thay đổi cho kế hoạch luyện tập của các bạn, tôi xin giới thiệu một dạng khác
của bài tập 3-2-1 là bài tập 2-2-2. Với bài tập này, các bạn sẽ tăng tốc độ đọc không chỉ với văn
bản quen thuộc mà còn cả với các văn bản mới. Các bạn hãy làm luân phiên hai bài tập này.
Bài tập 2-2-2
Bước thứ nhất
ở dạng bài tập này, trước tiên bạn hãy đọc cuốn sách luyện của mình trong vòng hai phút rồi
đánh dấu phần mình đã đọc được. Sau đó bạn thử tóm tắt lại nội dung chính của cả đoạn.
Bước thứ hai
Bạn hãy làm lại từ đầu. Lần này, cũng trong hai phút, các bạn cần đọc được gấp đôi lượng văn
bản so với lần đầu. Ví dụ như trước đó bạn đã đọc được 1,5 trang trong vòng hai phút thì ở lần
thứ hai này các bạn phải đọc được ba trang. Bạn hãy đánh thêm một dấu vào trang thứ ba này,
đó mới là đích mới của bạn ở lần đọc thứ hai. Nếu trong hai phút mà bạn không đọc đến được
chỗ đã đánh dấu thì hãy lặp lại bước này một lần nữa. Bạn hãy nhẩm tổng kết lại xem mình đã
thu thập được những thông tin gì mới.
Bước thứ ba
Ở bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng này bạn cũng quay lại đọc từ đầu. Như ví dụ của
chúng tôi thì ở lần đọc này trong hai phút bạn phải đọc thêm 1,5 trang nữa và chỗ đánh dấu
mới là sau bốn, năm trang. Bạn thu được thêm những nội dung mới nào sau khi thực hiện bước
này?
Ngược lại so với bài tập 3-2-1, ở dạng bài tập này các bạn đọc trong cùng một khoảng thời gian
các bài đọc khác nhau. Như vậy, lượng văn bản bạn đọc được sẽ thay đổi.
Nguyên lý của những bài tập này chính nằm ở chỗ bạn luyện đọc văn bản với tốc độ tăng dần,
bằng cách này bạn sẽ thấy ngày càng thoải mái hơn. Khi nào bạn thực hiện hai bài tập này mà
không gặp phải khó khăn gì thì bạn sẽ không cần phải làm từng bước tăng dần như vậy nữa.
Bạn có thể duy trì bài tập này trong quá trình luyện tập của mình. Thay vì luyện đọc theo nhịp
như trong các hội thảo chuyên đề của tôi, các bạn có thể luyện đọc nhanh văn bản trong các
khoảng thời gian dài hơn. Tốc độ đọc l{ tưởng là khoảng 1000 từ mỗi phút.
Bài tập 1.000 từ/phút
Bạn đọc liền mạch trong 5 phút với tốc độ 1000 từ mỗi phút. Bài tập này tương tự như bài
luyện đọc theo nhịp trong các hội thảo của tôi. Bài tập này đảm bảo sự tiến bộ nhanh nhất
trong ngày.
Bạn hãy giới hạn trong cuốn sách luyện đọc của mình một đoạn văn bản có độ dài khoảng 5000
từ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải xác định số từ trung bình trong mỗi trang và như vậy bạn cũng
phải tính số lượng từ ở mỗi dòng. Sau đó, bạn hãy đếm số dòng của cả trang đó rồi nhân tổng
số với số từ trung bình mỗi dòng. Bạn sẽ thấy trung bình mỗi trang có khoảng 250 từ. Vậy bạn
cần giới hạn 20 trang (vì 5000 chia 250 bằng 20) và sẽ đánh dấu sau 20 trang này. Ở trang sau,
bạn sẽ thấy một bảng thống kê giúp bạn giới hạn phạm vi số trang cho bài tập này. Tuy nhiên
các con số `này cũng chỉ chính xác tương đối. Điều quan trọng là bạn luyện đọc với tốc độ 1000
từ/phút.
Bạn hãy làm lại từ đầu nếu sau 5 phút bạn vẫn chưa đọc được tới phần mình đã đánh dấu. Bạn
cần đọc nhanh hơn. Bạn đừng nản chí ngay cả khi từ đầu bạn đã cảm thấy không thể đọc hết
nổi đoạn đó trong vòng 5 phút. Tục ngữ có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Chúng ta thường thích
thú khi nhìn lại những bước khởi đầu đầy khó khăn và tự hỏi, sao ta từng làm cho mọi việc trở
nên rắc rối đến vậy vì chỉ cần luyện tập các bạn sẽ thấy mọi việc bỗng nhiên thật đơn giản.
Thậm chí trong các buổi hội thảo chuyên đề của mình, tôi dùng máy đếm nhịp có những lúc
đếm được 1500 từ/phút. Tôi đã luyện cách đọc từng dòng như vậy với chiếc máy này và đọc
được hơn 2000 từ mỗi phút trong một thời gian dài.
Số từ mỗi trang Số trang Số từ mỗi trang Số trang

100 50 310 16

110 45 320 16

120 42 330 15

130 38 340 15

140 36 350 14

150 33 360 14

160 31 370 14

170 29 380 13

180 28 390 13

190 26 400 13

200 25 410 12

210 24 420 12

220 23 430 12

230 22 440 11
240 21 450 11

250 20 460 1

260 19 470 11

270 19 480 10

280 18 490 10

290 17 500 10

300 17 510 10
Bạn hãy cố gắng duy trì luyện bài tập này thật thường xuyên. Trước khi kết thúc bạn hãy đọc
hiểu lại nội dung trong vòng một phút rồi đánh dấu sự tiến bộ của mình về tốc độ đọc cũng như
khả năng hiểu văn bản vào biểu đồ. Bạn có thể thấy các biểu đồ còn trống khác nữa ở cuối cuốn
sách này.
Bạn hãy bổ sung bài tập này vào kế hoạch luyện tập của mình. Bạn không nhất thiết phải làm
từng bài mỗi ngày. Bạn hãy làm một ngày nhiều bài khác nhau để sau một tuần bạn sẽ thấy là
mình đã làm được hết các dạng bài tập. Đầu tiên bạn hãy đưa các bài tập “3-2-1” hay “2-2-1” và
bài “1.000 từ/phút” vào kế hoạch luyện tập của mình. Sau đó bạn bổ sung thêm các bài tập
mới. Bạn hãy để ý xem với dạng bài tập nào bạn tiến bộ nhiều nhất và hãy đặt trọng tâm vào
nó. Điều này thì không ai giống ai cả.
Một thỏa thuận quan trọng
Kết thúc phần này chúng ta hãy trở lại với những gì đã thỏa thuận, đây chính là điểm mấu chốt.
Chúng ta đã thỏa thuận rằng, các bạn sẽ chỉ đọc với tốc độ phù hợp với mục đích luyện tập của
mình. Trong quá trình đọc, bạn lại thường không để ý xem liệu mình đã đọc đủ nhanh hay chưa
hoặc các hoạt động của mắt có nên nhanh hơn nữa không. Vì thế bạn có cảm giác bất an khi
đọc dẫn đến sự tập trung của bạn bị ảnh hưởng. Quá trình luyện chính là thời điểm thích hợp
để kiểm tra tốc độ đọc của bạn. Dựa vào biểu đổ, bạn có thể kiểm tra được tiến bộ của mình.
Bạn có thể chắc chắn rằng, thông qua luyện tập bạn sẽ dần tiến bộ. Bạn sẽ không gặp phải khó
khăn nào khi đọc, chừng nào bạn còn tuân thủ thỏa thuận này.
Hãy mở rộng tầm mắt
Chúng ta đã từng đề cập về tầm bao quát của mắt. Khi bạn tập trung vào một từ, đồng thời bạn
sẽ nhận biết được một số từ xung quanh. Ở đây người ta nói đến hố võng mạc.
Vùng hố võng mạc
Hố võng mạc của phụ nữ thường rộng hơn so với nam giới. Hiện nay người ta có thể lý giải hiện
tượng này một cách đơn giản, khoa học và chính xác nhưng việc truyền đạt lại không phải lúc
nào cũng dễ dàng. Qua hàng triệu năm lịch sử, nam giới và phụ nữ được phân công những công
việc khác nhau. Phụ nữ có nhiệm vụ hàng ngày bảo vệ hang động trước các mối nguy hiểm. Và
để có thể canh chừng khu vực xung quanh lối dẫn vào hang đòi hỏi họ phải có tầm bao quát tốt.
Khi đó, việc có một tầm mắt bao quát rộng cũng là lợi thế khi đi kiếm ăn cũng như trông nom
con cái. Trong quá trình tiến hóa, những đặc điểm này được duy trì trong gen.
Ngược lại, nam giới khi đi săn cần có khả năng nhìn từ xa được voi ma mút. Để làm được như
vậy họ cần có một tầm nhìn thẳng tốt. Thậm chí, họ không được phép để mình bị xao nhãng
khỏi mục tiêu chỉ vì liếc nhìn một trái dâu bên đường. Tầm nhìn bao quát tốt không cần thiết
trong công việc này. Giác quan định hướng ở đàn ông cần phải được thể hiện rõ, như vậy họ có
thể dựa trên những điểm nổi bật để xác định đúng đường về. Tuy vậy trước đây người ta cũng
từng đi đường tắt vòng qua một cái hang khác.
Việc phụ nữ có tầm nhìn bao quát rộng hơn đã được chứng minh một cách khoa học và đơn
giản. Những nhận định này lại thường là đề tài trong các sách châm biếm về nam giới và phụ
nữ. Những khác biệt về mặt giải phẫu học này chính là lý do giải thích việc phụ nữ có thể nhìn
bằng mắt thường một chiếc áo bẩn hay một sợi tóc vàng trên áo khoác ở khoảng cách 50 mét
trong bóng tối nhưng lại không nhìn thấy đèn báo nhấp nháy ngay trước mắt họ khi ngồi trong
ô tô. Họ không có khả năng nhìn thẳng tốt. Nam giới thường bị chỉ trích vì hay nhìn phụ nữ,
trong khi phụ nữ cũng để { đàn ông quanh mình nhưng chỉ khác một điều là họ không cần phải
ngoái đầu nên không bị người khác nhận ra.
Khi luyện các bài tập từ đầu đến giờ, càng ngày bạn càng phải đọc với tầm nhìn bao quát hơn.
Khi đọc nhanh, bạn đưa mắt qua các dòng với tần suất ít hơn. Mỗi lần đưa mắt bạn sẽ nhận biết
được nhiều từ hơn. Trong não bộ sẽ hình thành các mối liên kết thích hợp để bạn có thể xử lý
và hiểu được những cụm từ này. Những bài tập này là những bài rèn luyện rất tuyệt vời cho
tầm bao quát của mắt. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên kết hợp thêm các bài luyện khả năng bao
quát của mắt khác nữa vào kế hoạch luyện tập. Việc mở rộng một cách có mục đích tầm bao
quát của mắt sẽ đầy nhanh sự thành công trong việc học của bạn.
Mở rộng tầm bao quát của mắt
Để làm bài tập tiếp theo, bạn cần có một tờ giấy, tốt nhất là dùng một mẩu bìa các-tông nhỏ
hình chữ nhật. Bạn hãy dùng nó để che cây chữ cái ở trang sau. Bạn hãy liếc nhanh dòng đầu
tiên. Bạn trượt tờ giấy xuống thật nhanh rồi lại đẩy lên chỉ vừa đủ để bạn nhìn thấy dòng đầu
tiên. Bạn đầy tờ bìa càng nhanh càng tốt. Khi đó, bạn hãy chỉ nhìn vào chữ số ở giữa rồi nhắm
mắt lại và cố hình dung ra hai chữ cái ở bên trái và bên phải của chữ số ấy. Qua đó, ngoài việc
luyện tầm bao quát của mắt, bạn còn luyện thêm được phương pháp học trực quan. Kênh trực
quan này chính là mấu chốt quan trọng nhất của việc đọc nhìn. Nếu bạn chưa từng học kiểu này
thì khi mới bắt đầu, bạn sẽ gặp phải một số khó khăn với việc hình dung ra các chữ cái trước
mắt mình. Trong trường hợp này, việc luyện tập càng trở nên quan trọng hơn và bạn càng cần
phải nỗ lực hơn. Sau một thời gian, bạn sẽ dần cảm thấy việc hình dung ra hình ảnh của các chữ
cái trước mắt mình ngày càng dễ dàng hơn, ngay cả khi ban đầu có thể bạn chỉ nhìn thấy toàn
một “màu đen”. Chúng ta đang đề cập đến quá trình luyện tập. Trong chương tới đây bàn về
vấn đề trí nhớ khi đọc, các bạn sẽ thấy quá trình này cũng là một cách rèn luyện trí nhớ và khả
năng tập trung l{ tưởng. Khi bạn chưa đạt được thành công trong các bài luyện tập này, bạn
vẫn có thể đọc nhẩm các chữ cái. Tuy nhiên, bạn cũng nên cố gắng hình dung ra được các chữ
cái đó trước mắt. Đến khi nào bạn có thể nhắc lại được các chữ cái, bạn hãy lặp lại quá trình này
với các dòng tiếp theo cho đến dòng cuối cùng. Cây chữ cái thứ hai là một thử thách khó khăn
hơn với hai chữ cái mỗi bên. Bạn hãy lặp lại bài tập này nhiều lần. Bạn sẽ dần thấy dễ hơn, ngay
cả các dòng dưới cùng bạn cũng có thể bao quát được và hình dung chúng trước mắt mình chỉ
trong nháy mắt.
Bài tập sử dụng các chữ cái đơn lẻ mà không phải cả một từ. Nếu không, bạn sẽ nhớ cả từ và
không thể luyện lại bài luyện này thường xuyên được. Bạn có thể sử dụng một tờ tạp chí để
luyện bài tập này với các từ.
Bài luyện với báo (ví dụ báo Bild)
Báo luyện đọc tin nhanh l{ tưởng trong giai đoạn đầu là báo Bild. Tờ báo này được trình bày
theo các khổ chỉ gồm 3 đến 4 từ trên một dòng. Rất l{ tưởng để luyện tập. Các bạn hãy lấy một
tờ giấy bìa cứng che khổ chữ lại và chỉ để hở thật nhanh dòng đầu tiên. Sau đó cố gắng hình
dung các từ vừa nhìn được trước mắt. Hãy làm như vậy với các dòng tiếp theo. Thi thoảng khi
thực hiện thao tác này với dòng tiếp theo - bạn hãy tưởng tượng hình ảnh một cô gái đẹp phần
trên để việc luyện tập không trở nên nhàm chán. Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ có khả
năng đọc tờ báo này theo cách sau: Bạn đặt ngón tay vào giữa khổ chữ và từ từ di chuyển ngón
tay từ đầu khổ đến cuối khổ. Bạn không cần phải di chuyển ngón tay sang hai bên vì với khổ chữ
như vậy, mắt chỉ cần chuyển động mỗi dòng một lần là đủ. Khi đã thành thạo rồi, bạn hãy tiếp
tục với các tờ báo có trung bình 4 đến 5 từ một dòng. Bạn hãy dùng một tấm bìa cứng để luyện
tập với các tờ báo này. Chẳng mấy chốc việc một lần chuyển động mắt đọc được 4 đến 5 từ sẽ
không còn là vấn đề khó khăn với bạn nữa.
Trong bước tiếp theo, bạn có thể dùng tờ Süddeutsche Zeitung hoặc tờ FAZ để luyện tập.
Những tờ báo này thường có 5 đến 6 từ trên một dòng. Hầu hết những tờ tạp chí tin tức như
Spiegel hay Focus đều có chung định dạng này. Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ có khả năng
đọc được những khổ chữ với cỡ như vậy mà mắt chỉ cần chuyển động thẳng từ trên xuống dưới
chứ không cần nhìn sang hai bên. Bạn thậm chí không cần dùng ngón tay làm công cụ hỗ trợ
cũng thực hiện được điều này. Bạn chỉ cần đưa mắt thẳng theo trục giữa của khổ chữ từ trên
xuống dưới là đã có thể nhìn được tất cả các từ. Như thế trong tương lai bạn sẽ tiết kiệm được
vô vàn thời gian.
Từng bước bỏ gậy leo núi
Hãy giữ mục tiêu thực sự trước mắt. Chúng ta muốn được như những người đọc sách chuyên
nghiệp, chỉ cần chuyển động mắt ít lần là có thể bao quát được toàn đoạn văn bản. Nhưng với
phần đông mọi người, việc trước tiên phải tập là chuyển động mắt. Chỉ bằng cách này chúng ta
mới có thể từng bước đưa các chuyển động của mắt “vào khuôn khổ”.
Những bài luyện tập tới sẽ giúp bạn vứt bỏ “cây gậy” và vẫn có thể đọc với tốc độ nhanh và
hiệu quả. Suy cho cùng, gậy chống cũng chỉ làm vướng chân khi bạn ngày càng lên đến gần đỉnh
và đường thì ngày càng dốc hơn. Ở giai đoạn này, việc “leo tay không” là cần thiết. Tuy vậy, như
đã nói, công cụ đọc sách vẫn luôn là một công cụ hữu ích để tăng sự tập trung khi đọc, giúp bạn
dễ dàng bắt tay vào đọc mỗi khi quá trình đọc bị ngưng trệ.
Để có thể đọc nhanh mà không cần dùng đến công cụ hỗ trợ, trước tiên bạn phải tập thích nghi
với việc điều khiển mắt của mình đi theo dòng chữ chỉ với hai hoặc ba lần dịch chuyển mắt - tùy
theo độ dài của dòng chữ. Chúng ta bỏ qua bài luyện tập với các khổ chữ trên báo, vì trên báo
chúng ta chỉ cần di chuyển mắt mỗi dòng một lần là đủ, nên mắt chỉ cần chuyển động theo
hướng thẳng từ trên xuống dưới.
Bài tập thô
Trước tiên chúng ta sẽ thực hành những bài tập này dưới dạng “bài tập thô” - chưa có sự xuất
hiện của văn bản để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào việc điều khiển mắt theo các “bước
nhảy”. Bạn sẽ thực hiện các bài tập này mà không cần sử dụng công cụ hỗ trợ. Hãy điều khiển
mắt của bạn thực hiện hai bước nhảy với mỗi dòng.
Bạn chỉ cần tập trung vào các thanh ngang màu đen. Hãy tập cho mắt của bạn quen với việc
thực hiện hai bước nhảy mỗi dòng. Cố gắng tăng tốc độ chuyển động của mắt mỗi lần. Chú ý,
với bài tập này và cả bài tập sau đó, bạn không được phép sử dụng công cụ hỗ trợ.
Với bài tập sau đây, mắt bạn sẽ phải thực hiện ba bước nhảy một dòng. Hãy tập cho mắt thích
nghi với các bước nhảy này. Hãy thực hiện bài tập một vài lần và cố gắng mỗi lần lại tăng nhanh
hơn tốc độ chuyển động của mắt.
Khi bạn đã luyện tập được các bài tập mắt, bạn sẽ tự động đọc sách với các bước nhảy đôi hay
các bước nhảy ba. Với các dòng có độ dài đến 8 từ có lẽ chúng ta nên thực hiện hai bước nhảy,
còn đối với các dòng có từ 9 từ trở lên thì ba bước nhảy là hợp lí. Tuy nhiên, các con số ước
lượng này có thể thay đổi ít nhiều tùy vào khả năng đọc của bạn. Dần dần theo thời gian bạn sẽ
biết cách tự chọn cho mình số bước nhảy phù hợp mà không phải mất thời gian cân nhắc. Khi
luyện tập, chúng ta phải cố { điều khiển mắt thực hiện các bước nhảy này để dần dần hình
thành thói quen. Giờ chúng ta sẽ áp dụng các bài tập thô này với văn bản thật.
Thực hành với văn bản
Giờ chúng ta sẽ thực hiện các bước nhảy này trên sách bài tập. Bạn hãy điều khiển mắt của
mình thực hiện các bước nhảy đôi hoặc nhảy ba tùy theo độ dài của dòng chữ. Đừng ngạc nhiên
nếu bạn không thực hiện được điều đó ngay lập tức. Bạn phải tập thích nghi với kỹ thuật mới
này trước đã. Đầu tiên khi áp dụng kỹ thuật này, bạn sẽ không hiểu được nhiều những gì mình
đang đọc. Nhưng điều đó sẽ cải thiện theo thời gian. Tại thời điểm này, chúng ta phải tập trung
luyện tập cho mắt chuyển động đúng cách mà không cần nhờ đến “công cụ hỗ trợ”.
Nếu bạn gặp rắc rối với việc thực hành các bước nhảy trên văn bản thì hãy thực hành lại bài tập
thô một vài lần nữa. Tùy theo độ dài của dòng chữ trong sách bài tập mà bạn chọn bài tập hai
hay ba bước nhảy. Hãy áp dụng các nhịp mắt của bài tập thô sang đoạn văn bản trong sách
luyện tập và đọc theo hình thức bước nhảy trong một khoảng thời gian tối thiểu là 5 phút. Bạn
nên có một văn bản dài bên mình để có thể luyện tập nhiều lần. Như vậy bạn sẽ đọc được văn
bản với các bước nhảy đôi hoặc ba một cách dễ dàng hơn. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ không cần
đến các bài tập này nữa, bởi khi đó bạn đã tập cho mình thói quen tự động đọc theo nhip điệu
này rồi. Nhưng trước khi tập được thói quen này thì hai bài tập thô vẫn là công cụ trợ giúp hoàn
hảo.
Với sự bổ sung của bài tập dưới đây, bạn sẽ từng bước bỏ được thói quen đọc thầm:
Một - Hai - Ba
Với sự trợ giúp của những bài tập chúng ta đã thực hiện, bạn sẽ giảm được thói quen đọc thầm
mà không cần phải cố gắng nhiều. Chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình từ bỏ dần thói quen đọc
thầm này. Nhờ bài tập dưới đây, tôi đã nhanh chóng bỏ được thói quen đọc thầm của mình:
Bạn hãy đọc văn bản với các bước nhảy ba đều đặn và không dùng đến “công cụ hỗ trợ“. Với
mỗi dòng bạn hãy đếm thầm những bước nhảy ở trong đầu: “một” - “hai” - “ba”, “một” - “hai” -
“ba” và tiếp tục như vậy cho đến hết. Hãy đọc trong thời gian tối thiểu là 5 phút. Nếu như các
dòng chữ có độ dài ngắn hơn bạn chỉ cần thực hiện các bước nhảy đôi và đếm “một” - “hai”,
“một” - “hai”. Với cách làm này, bạn sẽ không thể đọc thầm văn bản được nhưng hãy cố hiểu
văn bản càng kỹ càng tốt. Lúc đầu bạn sẽ không hiểu được nhiều. Tuy nhiên với cách làm này thì
bạn sẽ tăng được thị giác của mình. Bạn sẽ ép mình loại bỏ các tín hiệu âm thanh ở trong đầu,
do đó có thể dần dần bạn không cần đọc thầm mà cũng hiểu được nội dung của văn bản. Bạn

đang tập cho mình một thói quen mới.

Hãy phân biệt rạch ròi giữa đọc để luyện và đọc bình thường. Lúc đọc bình thường bạn không
được phép ép đầu óc của mình không được đọc thầm, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng
hiểu văn bản của bạn. Nếu luyện tập đúng cách, thì dần dần thói quen đọc thầm của bạn khi
đọc bình thường cũng giảm đi mà bạn không cần phải quá cố gắng để loại bỏ nó.
Sau đây tôi xin giới thiệu cho bạn một bài tập “bước nhảy” nữa mà bạn nên đưa vào chiến lược
luyện tập của mình.
Ba bước nhảy
Hãy đọc đoạn văn bản sau theo ba bước nhảy mỗi dòng và không dùng đến “công cụ hỗ trợ“.
Đoạn văn đã được chia thành 3 đơn vị mỗi dòng để tiện cho việc luyện tập của bạn. Với mỗi
đơn vị bạn chỉ được chuyển động mắt một lần. Hãy điền vào ô sau đây thời gian bạn sử dụng để
đọc hết văn bản với hình thức này:
Bây giờ bạn quay lại đầu đoạn văn bản và đọc lại một lần nữa. Bạn đã biết nội dung của đoạn
văn bản này rồi. Hãy đặt cho mình mục tiêu là đọc xong đoạn văn bản trong khoảng thời gian
ngắn hơn so với lần đọc ban đầu. Hãy tăng tốc độ chuyển động của mắt. Khi hoàn thành, bạn
hãy ghi thời gian của lần đọc thứ hai vào bảng. Sau đó hãy thực hiện lần thứ ba và cố gắng giảm
thời gian đọc ở lần đọc tiếp theo.
Hãy thực hiện bài tập này thường xuyên và vẫn giữ nguyên mục tiêu là rút ngắn thời gian đọc.
Kể cả khi bạn nghĩ là không thể rút ngắn thời gian đọc hơn được nữa, cũng hãy thử lại. Rồi bạn
sẽ ngạc nhiên về độ tiến bộ của mình.
Ngày tháng Thời gian

Khoanh tròn - Chặng đường cuối cùng để vươn lên đỉnh núi
Chúng ta đã vượt qua được sườn núi. Giờ chặng đường dốc và khó khăn cuối cùng đang ở
trước mắt chúng ta: Luyện tốc độ đọc - bí quyết đọc được nhiều dòng một lúc. Bạn hãy nhớ lại
chuyển động mắt của những người đọc xuất sắc. Họ có thể đọc thành thạo với tốc độ hơn 1.500
từ một phút mà không gặp chút khó khăn nào và không những thế họ còn hiểu rất tốt nội dung
của văn bản. Kỉ lục thế giới về tốc độ đọc sách được lập gần đây nhất đạt mức hơn 3.800 từ
trong một phút. Tại những cuộc thi đọc này, độ hiểu văn bản luôn là tiêu chí đánh giá hàng đầu.
Nếu không thì tốc độ đọc sẽ bị giảm rất nhiều.
Tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mới tìm ra được phương pháp lí tưởng để luyện cách đọc
này. Trong nhiều buổi hội thảo cũng như trong nhiều cuốn sách, người ta khuyên Chúng ta đã
vượt qua được sườn núi. Giờ chặng đường dốc và khó khăn cuối cùng đang ở trước mắt chúng
ta: Luyện tốc độ đọc - bí quyết đọc được nhiều dòng một lúc. Bạn hãy nhớ lại chuyển động mắt
của những người đọc xuất sắc. Họ có thể đọc thành thạo với tốc độ hơn 1.500 từ một phút mà
không gặp chút khó khăn nào và không những thế họ còn hiểu rất tốt nội dung của văn bản. Kỉ
lục thế giới về tốc độ đọc sách được lập gần đây nhất đạt mức hơn 3.800 từ trong một phút. Tại
những cuộc thi đọc này, độ hiểu văn bản luôn là nên đọc sách bằng cách điều khiển mắt lướt
qua các trang sách theo đường cong hình chữ s hoặc theo những hình thù kz lạ khác. Tôi phải
khẳng định ngay là, người ta có thể luyện đọc sách theo cách đó trong hàng tuần hoặc hàng
tháng liền mà vẫn không tiến bộ hơn được chút nào. Vấn đề nằm ở chỗ, những người đọc xuất
sắc khi thuật lại kinh nghiệm của mình, họ hoàn toàn chỉ dựa vào những phương pháp mà họ
vẫn thường làm. Nhưng trên thực tế khi đọc đôi mắt của họ di chuyển lướt qua toàn bộ văn
bản. Như đã nói, chúng ta có thể điều khiển mắt đi theo hướng nằm ngang hoặc hướng thẳng
từ trên xuống dưới. Hố võng mạc có thể giúp chúng ta nhìn văn bản theo vòng tròn giống với
vầng sáng của bóng đèn sân khấu (xem hình bên dưới). Chúng ta phải điều khiển vòng tròn này
lướt qua trang sách một cách có hiệu quả nhất.
Nếu chỉ đơn giản thực hiện các bước chuyển động mắt như trong sách giới thiệu thì sẽ không
mang lại hiệu quả. Mặc dù khi điều khiển mắt đi theo đường cong hình chữ s, bạn sẽ lướt rất
nhanh qua các trang sách, nhưng như thế bạn chỉ tóm được từ khóa trên một vài dòng, bởi bạn
đã quen với việc chỉ hướng sự chú ý của mắt vào một dòng mà thôi. Sau một thời gian luyện tập
theo kiểu này, bạn sẽ tóm được nội dung chính của văn bản, bởi làm như vậy việc “câu” các từ
khóa ngày càng trở nên đơn giản hơn. Nhưng đó không phải là mục tiêu của chúng ta. Mục tiêu
của chúng ta không phải bỏ từ mà đọc sao cho có hiệu quả bằng cách tóm các từ khóa này.
Để có thể đọc được nhiều dòng cùng một lúc, bạn phải có khả năng tập trung sự chú ý của mắt
vào những diện tích lớn hơn trên trang sách. Muốn làm được như vậy đòi hỏi phải có sự chuyển
động, cụ thể hơn nữa là sự chuyển động trên vài dòng một lúc. Hãy nhớ lại đoạn tôi nói về bản
năng tự nhiên của bạn. Bạn hãy lấy một chiếc bút, điều khiển chiếc bút này thật nhanh theo các
chuyển động vòng tròn trên phạm vi một vài dòng chữ. Các vòng tròn này nên khoanh được
khoảng 3 đến 4 dòng (xem hình vẽ dưới đây). Bạn cũng nên tận dụng các chuyển động ngược
lại. Những người đọc xuất sắc cũng áp dụng chuyển động ngược khi họ đọc sách. Quan trọng là
bạn phải thực hiện các chuyển động này càng nhanh càng tốt, bởi sự chuyển động phải bao
quát được vài dòng một lúc. Các chuyển động xuôi hoặc chuyển động ngược đều chỉ nên kéo
dài khoảng một giây. Tôi gọi các chuyển động này là chuyển động “khoanh tròn”.

Sau khi thực hiện chuyển động khoanh tròn này bạn hãy di chuyển mắt rời xa khu vực đó. Ban
đầu chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì về nội dung của văn bản. Những kết nối tương ứng trước
hết phải được não thực hiện. Tuy vậy bạn không được để cho những khó khăn ban đầu làm
mình chán nản. Bởi lẽ chỉ những nỗ lực để hiểu được một chút gì đó từ đoạn văn bản khi thực
hiện động tác khoanh tròn mới là yếu tố quyết định.
Đương nhiên mục tiêu của chúng ta không phải là thực hiện những động tác khoanh tròn này
khi đọc bình thường. Một lần nữa sự điều khiển chuyển động của mắt chỉ là điều kiện cho chiến
lược luyện tập đúng đắn. Những chuyển động này chỉ nhằm phục vụ cho thời gian luyện tập. Vì
thế chúng ta phải kết hợp động tác khoanh tròn này với một chuyển động khác.
Bài tập khoanh tròn
Bạn hãy lấy một cuốn truyện mỏng để làm bài tập khoanh tròn. Bạn hãy đánh dấu khoảng 20
trang. Hãy dùng chuyển động khoanh tròn để đọc lướt nhanh 20 trang này. Trong khi thực hiện
chuyển động này, bạn hãy cố gắng nắm bắt bất cứ thông tin nào có thể. Sau đó bạn thả lỏng và
kiểm tra xem mình có nhớ được gì từ văn bản vừa đọc hay không, có thể là tên địa danh hay
tên riêng nào đó mà bạn đã để { trong lúc đọc chẳng hạn. Cũng có thể là bạn sẽ không nhớ bất
kì thông tin nào. Tuy nhiên, sự cố gắng, nỗ lực mới là yếu tố quyết định. Do đó, trước khi đọc
bạn nên tự đặt ra cho mình mục tiêu là sau khi đọc xong, gập sách lại, mình sẽ cố thuật lại được
một vài thông tin trong cuốn sách. Luôn xác định rõ mục tiêu như vậy, bạn sẽ không lơ là khi
luyện tập và sẽ tập trung hơn.
Bây giờ, bạn hãy đọc lại từ trang đầu tiên trong 20 trang bạn đã chọn. Đặt úp bàn tay lên trang
sách và dần dần dịch chuyển bàn tay sang hai bên sườn trang giấy theo hướng từ trên xuống
dưới . Bạn hãy đọc lại 20 trang sách theo cách này. Lần này bạn cũng hãy cố nắm bắt được một
vài thông tin từ văn bản, kể cả khi những gì bạn lưu lại được trong trí nhớ lúc đầu chỉ là những
từ rời rạc, riêng lẻ.
Chuyển động của mắt trong lần đọc thứ hai này gần giống với cách chuyển động của mắt khi
đọc nhiều dòng một lúc, điều mà bạn sẽ sớm học được và áp dụng vào việc đọc sách hàng ngày.
Tuy nhiên, lần đọc thứ nhất vẫn quan trọng hơn, bởi trước tiên bạn phải luyện cách hướng sự
chú ý của mắt vào vài dòng một lúc.
Thoạt đầu, bạn sẽ nghĩ cách đọc này là bất khả thi. Đặc biệt là khi các đơn vị nội dung được
truyền tải vào não không còn được sắp xếp theo trình tự của tác giả nữa. Nhưng bạn hãy nhớ
lại bài tập về các chữ cái bị hoán đổi ở phần đầu của cuốn sách này. Với việc luyện tập tương tự
như vậy, bạn sẽ có khả năng ghép lại trong đầu những đơn vị nội dung đã bị hoán đổi sao cho
hợp lí. Giả sử, hồi bạn bắt đầu học đọc ở những năm học đầu tiên của cuộc đời, cô giáo đưa cho
bạn một đoạn văn bản với những chữ cái bị hoán đổi, bạn cũng sẽ cho rằng việc đọc một đoạn
văn như thế là không thể. Quan điểm này theo thời gian đã bị thay đổi. Giờ chúng ta sẽ tiếp tục
con đường này.
Đoạn đường cuối cùng trước khi lên tới đỉnh núi là một đoạn đường đầy thách thức. Trong rất
nhiều cuốn sách và các buổi hội thảo, người ta luôn hứa hẹn sự thành công trong việc chinh
phục ngọn núi này. Tuy nhiên việc chinh phục ngọn núi này đòi hỏi rất nhiều tính kỷ luật cũng
như tính kiên trì của bạn. Đối với bài tập này bạn sẽ phải đi một chặng đường dài. Bạn sẽ lần
lượt trải qua các giai đoạn sau: Đầu tiên, bạn phải ghi nhớ vài từ riêng lẻ. Điều đó sẽ giúp bạn
nắm bắt các từ khóa tốt hơn. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy với cách đọc này,
bạn đã có thể bám theo sườn của cuốn sách. Giai đoạn tiếp theo, bạn đã có thể tường thuật lại
được ngày càng nhiều thông tin từ cuốn sách. Bản thân tôi cũng chỉ có thể đọc sách theo cách
này khi tôi từ bỏ được thói quen đọc thầm trong đầu. Cách tốt nhất để bỏ được thói quen này
là bài luyện đọc 1000 từ mỗi phút.
Việc bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để lần lượt trải qua các giai đoạn này không thể dự đoán
chính xác được. Điều đó phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi người.
Bí quyết của những người thành công
Người ta đã nghiên cứu rất nhiều và tìm hiểu xem nhân tố nào thực sự tạo nên thành công của
những người xuất sắc và đưa ra được kết luận những người thành công, dù thành công trong
lĩnh vực nào đi chăng nữa, họ đều có hai điểm chung:
Thứ nhất, họ đều đặt ra cho mình một mục tiêu rõ ràng. Những người này có thể miêu tả một
cách chi tiết những gì họ muốn đạt được. Có mục tiêu rõ ràng cũng là điều kiện quan trọng nhất
để tạo nên động lực. Những mục tiêu đáng theo đuổi thường có sức hấp dẫn rất lớn. Để thành
công, khả năng tưởng tượng bằng thị giác tốt có vai trò quyết định. Một lần nữa chúng ta lại
thấy ở đây vai trò của kênh thị giác. Một ví dụ điển hình là nhà sáng chế Nikola Tesla. Người ta
kể rằng, ông có thể hình dung ra trong đầu từng chi tiết, bộ phận nhỏ nhất của những chiếc
máy mà ông đang chế tạo. Bằng việc hình dung chi tiết như vậy, ông có thể biết được bộ phận
nào chịu sự tác động lớn nhất của lực ma sát và những thay đổi nào cần phải được thực hiện để
máy móc chạy tốt hơn.
Điểm chung thứ hai là thái độ không khuất phục trước thất bại. Không cần biết mình đã trải qua
bao nhiêu lần thất bại, họ vẫn luôn đứng dậy và tiếp tục công việc của mình. Một minh chứng
tuyệt vời cho điều này là Thomas Edison - nhà bác học tài ba - sau hàng trăm thất bại vẫn không
từ bỏ con đường ông đã chọn và cuối cùng đã tìm ra cách cải tiến, hoàn thiện phát minh bóng
đèn điện của mình. Mỗi lần làm sai đều mang lại cho ông một kinh nghiệm và đều góp phần vào
sự thành công của ông. Bởi vì ông không biết khả năng nào khác ngoài việc phải nỗ lực để đi
đến đích cuối cùng. Từ đó, chúng ta có thể rút ra một bài học: “Nếu như bạn có quá ít thành
công thì hãy tăng tốc độ mắc lỗi của mình.”
Đây chính là hai điểm mấu chốt có tính quyết định trên đoạn đường cuối cùng dẫn tới đỉnh núi
của chúng ta. Một là, bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng. Tại sao bạn lại muốn mình có khả năng
đọc tốt như những người đọc giỏi nhất? Mục tiêu của bạn là tiết kiệm được nhiều thời gian hay
kiếm nhiều tiền hơn? Bạn hãy dành thời gian và viết ra thật nhiều lợi ích mà bạn sẽ có được nếu
như bạn có khả năng đọc giỏi như vậy. Những mục tiêu rõ ràng luôn được đặt ra trước mắt là
điều kiện quan trọng để bạn kiên trì và có động lực. Hai là, bạn không được phép nhụt chí trước
những thất bại. Khả năng không chịu khuất phục thất bại đã được mỗi chúng ta thể hiện ra rất
nhiều lần trong cuộc đời, ví dụ như lúc nhỏ khi chúng ta học chạy, dù có ngã tới một trăm lần đi
chăng nữa, chúng ta cũng không chịu từ bỏ.
Có thể bạn cho rằng việc dốc sức trên đoạn đường cuối cùng là không cần thiết vì bạn đã đạt
được mục tiêu của mình rồi. Không phải được với tốc độ trên 1000 từ mỗi phút. Đối với nhiều
học viên họ chỉ cần tăng tốc độ đọc của mình lên gấp 3 lần là đủ. Nếu việc đọc sách chiếm phần
lớn thời gian trong ngày của bạn thì với khả năng đọc sách nhanh hơn, bạn sẽ có thể tiết kiệm
được tới 2/3 thời gian so với khi đọc tốc độ bình thường và có thể dùng khoảng thời gian này
để làm những việc khác. Trong trường hợp lí tưởng, bạn còn có thể dùng khoảng thời gian này
để nghỉ ngơi.
Có chưa đến 1% số người đọc sách với tốc độ khoảng 400 từ một phút. Bạn sẽ bất ngờ khi biết
rằng để đọc được với tốc độ như vậy, bạn chỉ cần luyện tập rất ít. Nếu tốc độ đọc của bạn là
600 hoặc 700 từ mỗi phút thì bạn sẽ thuộc nhóm người đọc rất chậm và với tốc độ đọc như thế,
bạn là người đọc từng dòng một. Việc luyện tập cách đọc nhanh đòi hỏi bạn phải có tốc độ đọc
ít nhất 1.000 từ mỗi phút.
Nhưng ngay cả khi mục tiêu của bạn không phải là đọc được nhiều dòng một lúc, bạn cũng nên
đưa bài tập khoanh tròn vào chiến lược luyện tập của mình. Với bài tập này, bạn sẽ cải thiện
được kĩ năng đọc lướt nhanh văn bản và nắm được những từ khóa quan trọng. Qua đó, bạn sẽ
có khả năng ghi nhớ nội dung cuốn sách chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Kĩ năng này sẽ
được cải thiện trông thấy chỉ sau một vài lần bạn lặp lại bài tập khoanh tròn. Đối với quá trình
đọc một cuốn sách, việc đọc ghi nhớ có vai trò quan trọng ngang với việc đọc cuốn sách đó thực
thụ. Làm thế nào để ghi nhớ một cuốn sách sao cho có hiệu quả nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ
hơn trong chương “Cuốn sách dự án”.
Tóm tắt các dạng bài tập
Như đã đề cập trong các phần trước, trong ba tuần tới bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để
luyện đọc sách. Đến thời điểm này, bạn đã đi được một phần của ba tuần đó rồi đấy. Bạn đã
làm quen được với nhiều dạng bài tập dành cho thời gian luyện tập sắp tới. Không phải ngày
nào bạn cũng có đủ thời gian để thực hiện tất cả các bài tập nên hãy thay đổi luân phiên những
bài tập này. Để bạn có thể lựa chọn dễ dàng hơn, tôi đã tổng hợp tất cả các dạng bài tập từ đầu
đến giờ trong phần tóm tắt dưới đây. Bạn nhớ đừng quên làm “Bài tập tổng kết” trước khi kết
thúc quá trình luyện tập mỗi ngày và ghi lại sự tiến bộ của mình vào biểu đổ để theo dõi nhé.
Bài tập tăng tốc độ đọc với “công cụ hỗ trợ đọc sách”
- Bài tập 3-2-1.
- Bài tập 2-2-2.
- Bài tập 1.000 từ mỗi phút.
Bài tập mở rộng diện tích đọc của mắt/tầm bao quát của mắt:
- Cây chữ cái.
- Luyện tập với báo.
Bài tập cải thiện sự chuyển động của mắt khi không có “công cụ hỗ trợ đọc sách”:
- Bài tập thô.
- Thực hiện các bước nhảy trên văn bản.
- Đoạn văn luyện tập ba bước nhảy.
Bài tập hạn chế thói quen đọc thầm:
- Một - Hai - Ba.
Bài tập cải thiện việc đọc ghi nhớ văn bản:
- Bài tập khoanh tròn.
Nếu bạn muốn duy trì khả năng đọc được nhiều dòng một lúc, bạn phải dành nhiều thời gian
hơn cho bài tập khoanh tròn. Bạn chưa thể học được ngay kĩ năng này chỉ sau ba tuần luyện tập
bởi kĩ năng đọc nhiều dòng là kĩ năng chúng ta có thể rèn luyện và cải thiện trong suốt cuộc đời.
Sau ba tuần luyện tập đầu tiên, bạn sẽ thấy hiệu quả của những bài tập này bắt đầu hiện hữu
khi bạn đọc sách bình thường. Vào thời điểm ấy, bạn đã có thể sử dụng tầm bao quát của mắt
với mức độ lớn hơn. Chắc chắn sau ba tuần, bạn sẽ tìm ra được các dạng bài tập mình yêu
thích, đó thường là những bài tập đã mang lại cho bạn nhiều tiến bộ nhất. Thỉnh thoảng hãy áp
dụng những bài tập này vào trong cuộc sống hàng ngày nếu bạn muốn tiếp tục cải thiện khả
năng đọc của mình. Với kĩ năng đọc mới, chắc chắn bạn sẽ có đủ thời gian để làm điều này.
Nhìn lại bản đồ lần cuối
Để kết thúc phần này, tôi muốn đưa ra cho các bạn một bài đọc với những câu hỏi đã được
chuẩn bị từ trước. Hãy tự mình đưa những bài đọc mới (tiếp theo) vào chương trình luyện tập
của bạn, lựa chọn những đoạn có độ dài tương tự nhau từ sách luyện tập, sau đó xác định khả
năng đọc hiểu của mình bằng cách tóm tắt lại theo từ ngữ của riêng mình. Bình thường, khi
đọc, bạn sẽ không tìm thấy những câu hỏi được chuẩn bị trước như vậy. Chính vì thế, những bài
luyện đọc này càng trở nên { nghĩa hơn đối với việc luyện tập của bạn trong tương lai.
Những lầm tưởng của con người
(của Christian Grüning)
Trí tuệ và sự khôn ngoan là điều mà ai cũng biết, là điều con người ta luôn phải đối mặt. Có thể
là việc một miếng thịt sau một đêm sẽ tan rã trong một cốc coca, bò đực nhìn được màu đỏ hay
giấc ngủ trước nửa đêm là giấc ngủ tốt nhất? Và liệu rằng có ai lại không thích việc cậy đi cậy lại
nắp lon bằng ngón tay trước khi mở nó hay mài một đồng xu vào máy bán hàng tự động?
Những điều trên đều là những lầm tưởng. Việc ong bắp cày giết chết người chỉ với ba lần đốt,
và với ngựa là bảy lần đốt là không có thực, mà ngược lại, chỉ một cú đớp của ngựa là đủ để giết
chết một con ong bắp cày. Đừng nghe những câu chuyện của những người “thấy ngựa nôn
trước cửa hiệu thuốc” (ngụ ngôn Đức), ngựa không thể nôn, do chúng không có cơ chế đẩy
thức ăn ngược trở lại. Khi bạn rời khỏi phòng một chốc lát, bạn sẽ vẫn để điện sáng, thay vì tắt
đi rồi bật lại công tắc để tiết kiệm điện. Bạn không thể tính tuổi của một chú bọ cánh cam qua
những chấm nhỏ trên lưng. Ngay cả lúc nguy hiểm, đà điểu cũng không cắm đầu xuống cát. Từ
mặt trăng, bạn không thể nhìn thấy được Vạn l{ trường thành của Trung Hoa bằng đôi mắt trần
của mình hay như lỗ thoát nước bồn tắm ở bán cầu Nam sẽ xoay theo cách khác so với ở bán
cầu Bắc. Và trên đỉnh Everest bạn có thể luộc trứng nữa.
Chúng ta hãy cùng hướng sự tập trung của mình vào một vài những lầm tưởng thường thấy
nhất.
Một vài người có thể nhận sóng phát thanh bằng vết hàn răng
Trước kia luôn xuất hiện những thông tin về những người có khả năng nhận sóng phát thanh
bằng vết hàn răng của mình. Vào năm 1934, New York Times đã đưa tin về một người Ukaina
sống tại Brazil nhận sóng phát thanh một cách thường xuyên trong đầu mình. Các nhà khoa học
cho rằng việc nhận sóng Radio thông qua vết hàn răng là không thể, nếu có thì cần phải đáp ứng
một vài điều kiện sau đây:
Trước tiên, những sóng điện từ này phải được thu nhận qua một ăng-ten. Tuy nhiên, vết hàn
răng hoàn toàn có thể hoạt động như một mạch dao động, nhưng đối với việc thu nhận sóng
phát thanh thì mạch này còn quá nhỏ.
Khó hơn nữa chính là việc chuyển đổi sóng phát thanh. Những sóng này dao động với một tần
số cao hơn nhiều so với âm thanh. Để có thể nhận được tín hiệu từ các chương trình phát
thanh, chúng ta cần phải có bộ giải điều chế, nếu không chúng ta chỉ nhận được năng lượng
sóng. Giả sử chúng ta muốn chuyển đổi tần số sóng phát thanh, thì chí ít trong miệng cũng phải
có một loại đi-ốt bán dẫn.
Nhưng kể cả khi việc chuyển đổi này có thể diễn ra trong vết hàn răng, thì tín hiện nhận được
vẫn cần phải được phát ra một chiếc loa. Và chẳng ai lại mang một chiếc loa ở trong miệng cả.
Nhưng New York Times lại không những không bày tỏ quan ngại trong bài báo của mình mà còn
viết: “Trong thời đại khó khăn này, thời đại mà ai cũng mong muốn có một chiếc đài phát
thanh, nhưng lại không thể tự mình mua được, thì người Ukraina này nên vui mừng.” Thay vào
đó người đàn ông này phàn nàn rằng mình bị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta vẫn còn
phải chờ đợi, khi nào cơ quan thu phí yêu cầu thu tiền truyền thanh đối với những người đã
hàn răng.
Vụ tự sát hàng loạt của những chú Lemminge4
Việc những chú gặm nhấm có tên Lemminge cùng nhau nhảy xuống biển để tự sát cũng là một
trong những nhầm tưởng của con người và được lan truyền rộng rãi. Một bộ phim của hãng
Deisney với tựa đề “Cuộc phiêu lưu trong vùng hoang dã trắng” công chiếu năm 1958 đã góp
phần làm cho vụ tự sát hàng loạt của những chú chuột Lemminge trở nên nổi tiếng.
Theo nhà báo Brian Vallees, người lí giải cho đài truyền hình Canada về nguyên nhân ra đời của
bộ phim nói trên, đã giúp đỡ thực hiện những thước phim về động vật để đưa truyền thuyết về
vụ tự sát hàng loạt lên phim ảnh một cách có ảnh hưởng lớn tới công chúng. Anh cũng cho biết,
việc ghi hình được diễn ra tại tiểu bang Alberta của Canada, nơi mà trên thực tế không hề có
chuột Lemminge sinh sống. Những chú chuột này được mua lại từ những đứa trẻ Eskimo ở
Manitoba, rồi được đưa tới phim trường. Thêm vào đó, có một bàn xoay lớn phủ kín tuyết
được tạo ra. Trên bàn xoay này, những con vật tội nghiệp ấy được quay phim với mọi góc độ có
thể. Một hàng dài những chú chuột Lemminge xuất hiện trên phim đơn giản chỉ là sự lặp đi lặp
lại của vài con vật đó.
Khán giả nhìn thấy chuột Lemminge rơi xuống một hẻm núi của một thung lũng sông như bản
năng cái chết đã mách bảo chúng. Theo những nghiên cứu của Vallees, những chú chuột
Lemminge yêu đời này đã bị những nhà làm phim Disney đẩy vào vực thẳm. Điều đó đã được
nhận xét trong bộ phim một cách kĩ càng: “Những chú chuột này đã chạm tới bờ vực của cái
chết. Đó là cơ hội cuối cùng để chúng quay đầu trở lại, nhưng không, chúng lại tiếp tục chạy và
gieo mình vào sâu thẳm”.
Cuối cùng, khán giả sẽ thấy những con vật tội nghiệp kia nổi trên mặt nước, thước phim này
được bình luận như sau: “Sức lực và ý chí tinh thần dần dần biến mất. Bắc Băng Dương giờ đây
được bao phủ bởi xác của những sinh linh nhỏ bé.” Nguyên do không nằm ở ý chí tinh thần, mà
nằm trong ngành điện ảnh, những chú chuột gặm nhấm Lemminge không có cơ hội chống lại
việc phải tự sát hàng loạt.
Tuy nhiên, điều đó cũng phù hợp với thực tế rằng, số lượng chuột Lemminge, loài chuột cùng
họ với chuột đồng, biến đổi một cách mạnh mẽ trong chu kì bốn năm. Mặc dù vậy, việc di cư
hay tự sát với số lượng lớn là không thể. Có rất ít cảnh quay tự nhiên mà trong đó, người ta có
thể nhìn thấy nhiều hơn ba con chuột Lemminge. Việc biến đổi về số lượng một cách mạnh mẽ
được các nhà nghiên cứu lí giải dựa trên tập tính của bốn loài động vật ăn thịt chuột đồng: chồn
Hermelin, cáo Bắc cực, cú tuyết và chim cướp biển. Do số lượng của chuột Lemminge tạm thời
giảm mạnh đã đặt ra giả thiết về một việc di cư hàng loạt của loài vật này vì thiếu lương thực.
Thêm vào đó, những chú Lemminge, một loài chuột bơi rất giỏi, đã bị đuối sức khi bơi vượt qua
sông. Có thể do điều kiện dòng chảy, xác của những chú chuột này bị đánh dạt vào cùng một vị
trí. Điều đó đã củng cố niềm tin của mọi người về cái chết hàng loạt này.
“Cây sồi bạn phải tránh xa, cứ nhằm dẻ gai trú mình”
Và để kết thúc phần này, có một câu hỏi được đặt ra, liệu rằng câu nói trên đây có thể là một lời
khuyên giúp bạn bảo toàn mạng sống của mình khi gặp sét hay không? Câu ngạn ngữ “Cây sồi
bạn phải tránh xa, cứ nhằm dẻ gai mà trú mình” là không đúng. Theo số liệu của Tổ chức bảo vệ
rừng của Đức, trong các trận giông bão, nhiều cây cối thường bị hư hại. Sét đánh vào cây theo
nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng loại cây và do sự khác biệt về hàm lượng nước và dầu
của chúng. Tuy vậy, nguy cơ đối với những người tìm cây làm nơi trú ẩn khi có giông bão lại
tương đương nhau. Khi trời giông bão, trong mọi trường hợp ta nên tránh xa cây cối. Cách an
toàn nhất là ra nơi có không gian thoáng đãng và tốt nhất là ngồi xổm trên hố đất lõm, hai bàn
chân để sát nhau.
Những kinh nghiệm sống đúng đắn
Ngược lại với những quan niệm sai lầm nêu trên cũng tồn tại những kinh nghiệm sống đúng
đắn. Ví dụ như ngáp có thể lây nhiễm bệnh, lọ bảo quản bằng thủy tinh sẽ trở nên dễ mở hơn
khi ta dùng lòng bàn tay đập vào đáy lọ, hay như tình dục bằng miệng được coi là bất hợp pháp
ở 16 bang ở Mỹ. Bên cạnh đó, việc màu đỏ của rượu Campari được tạo ra nhờ những con bọ
đất, việc uống rượu bằng ống hút sẽ “ngấm” tốt hơn và trung bình những người cận thị, trong
một bài kiểm tra trí tuệ (IQ), có thể đạt được nhiều hơn 10 điểm so với những người “không
đeo kính”, là có thật. Nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh và người Nhật dễ bị say xỉn
hơn so với người châu Âu, do phần lớn người châu Á không có Enzym phân giải cồn A1DH.
Bò sữa cho sản lượng cao hơn khi nghe nhạc cổ điển. Nhân ngày quốc tế sữa, Hiệp hội ngành
công nghiệp sữa bang Novrdhein - Westfalen đã tiến hành một cuộc thử nghiệm tại ba trang
trại với 180 con bò sữa. Ngoại trừ một ngày kiểm soát bình thường, trong những ngày tiếp
theo, những con bò này được cho nghe nhiều loại nhạc khác nhau. Nhà báo khoa học Christoph
Drosser cho biết, khi nghe bản “Tiểu dạ khúc” của Mozart, bò đã xuất thêm được 0,6% lượng
sữa. Đối với chúng, nhạc dân gian lại có vẻ thật khó nghe. Bản nhạc Herxilein của bộ đôi song ca
Herơbuben đến từ Wilddecker đã làm cho sản lượng sữa thụt giảm đi 2,5%.

Thời gian đọc của các bạn

_____ Phút _____ Giây = _____ Giây


Các bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây một cách ngắn gọn:
1. Những quan niệm sau đây là đúng hay sai?
Đúng Sai
Uống bia rượu bằng ống hút sẽ ngấm hơn
Người Châu Á dễ bị say xỉn hơn
Trung bình, người cận thị sẽ thông minh hơn
Bò tót nhìn được màu đỏ
Người ta không thể luộc trứng trên đỉnh Everest
Trong rượu Campari có chứa bọ
Tình dục bằng miệng bị cấm tại 16 bang ở Mỹ
Đà điểu hay giấu đầu vào cát
Giấc ngủ trước nửa đêm là tốt nhất
Ngáp có thể lây nhiễm bệnh
Coca làm thịt phân rã khi để qua đêm
Việc cậy đi cậy lại nắp lon sẽ có ích
Nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh
Việc để điện khi rời khỏi phòng trong thời gian ngắn sẽ tiết kiệm
diện
Việc đập vào đáy lọ bảo quản bằng thủy tinh sẽ giúp ích
Ba vết đốt của ong bắp cày đủ giết một người
Tuổi của bọ cánh cam dựa trên đốm lưng
Vòng xoáy thoát nước bồn tắm ở bán cầu Nam xoáy theo cách khác
Người ta có thể nhìn thấy Vạn l{ trường thành từ mặt trăng bằng
mắt thường
2. Tờ báo nào đã đưa tin về trường hợp bắt được sóng phát thanh bằng mối hàn răng?
3. Để thu được sóng phát thanh cần những điều kiện gì?
4. Trong bộ phim của Disney, sự thật đã được “tạo ra” như thế nào?
5. Sự lầm tưởng về việc tự sát hàng hoạt của những chú Lemminge do đâu mà có?
6. Bò cho ra rất nhiều sữa khi nghe nhạc gì, ít sữa khi nghe nhạc gì?
Đáp án
1. Những quan niệm sau đây là đúng hay sai?
Đúng Sai
Uống bia rượu bằng ống hút sẽ ngấm hơn
Người Châu Á dễ bị say xỉn hơn
Trung bình, người cận thị sẽ thông minh hơn
Bò tót nhìn được màu đỏ
Người ta không thể luộc trứng trên đỉnh Everest
Trong rượu Campari có chứa bọ
Tình dục bằng miệng bị cấm tại 16 bang ở Mỹ
Đà điểu hay giấu đầu vào cát
Giấc ngủ trước nửa đêm là tốt nhất
Ngáp có thể lây nhiễm bệnh
Coca làm thịt phân rã khi để qua đêm
Việc cậy đi cậy lại nắp lon sẽ có ích
Nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh
Việc để điện khi rời khỏi phòng trong thời gian ngắn sẽ tiết kiệm
diện
Việc đập vào đáy lọ bảo quản bằng thủy tinh sẽ giúp ích
Ba vết đốt của ong bắp cày đủ giết một người
Tuổi của bọ cánh cam dựa trên đốm lưng
Vòng xoáy thoát nước bồn tắm ở bán cầu Nam xoáy theo cách khác
Người ta có thể nhìn thấy Vạn l{ trường thành từ mặt trăng bằng
mắt thường
2. Tờ báo nào đã đưa tin về trường hợp bắt được sóng phát thanh bằng mối hàn răng?
- Tờ New York Times
3. Để thu được sóng phát thanh cần những điều kiện gì?
- Một ăn-ten thu sóng
- Một bộ giải điều chế để chuyển đổi tần số sóng phát thanh.
- Một chiếc loa để phát tiếng
4. Trong bộ phim của Disney, sự thật đã được “tạo ra” như thế nào?
- Chuột Lemminge được mang đến từ nơi khác
- Bàn xoay phủ đầy tuyết được tạo ra
- Chuột Lemminge bị đầy vào bờ vực
5. Sự lầm tưởng về việc tự sát hàng hoạt của những chú Lemminge do đâu mà có?
- Số lượng của chuột Lemminge biến đổi mạnh mẽ trong chu kì 4 năm
- Do dòng chảy, có thể có rất nhiều xác Lemminge bị dạt vào cùng một chỗ.
6. Bò cho ra rất nhiều sữa khi nghe nhạc gì, ít sữa khi nghe nhạc gì?
- Nhiều sữa khi nghe bản “Tiểu dạ khúc” của Mozart (tăng 0,6%)
- Ít sữa khi nghe bài Herzilein của bộ đôi song ca Herzbuben đến từ Wildecker.
Khả năng hiểu nội dung của bạn: ... %
Tốc độ đọc của bạn:
84.120: (Thời gian đọc tính bằng giây) =... từ/giây
Bậc thầy tư tưởng và viết lách
Vào phần cuối của chương về tốc độ đọc sách, tôi muốn đề cập đến những cuốn sách mà tiêu
chí về tốc độ không phù hợp. Điều này đã được Francis Bacon chú tâm đến. Một trong những
câu giá trị nhất của ông nói về việc đọc sách là:
“Một vài cuốn sách là để nếm, số khác là để nuốt và chỉ có số ít để nghiền ngẫm và tiêu hóa. ”
Các bạn hãy so sánh sách cùng với rượu. Có những cuốn sách chỉ để người ta “thử” rồi sau đó
xếp xó. Chỉ cần đọc lướt qua một lần, bạn sẽ thấy rằng cuốn sách này không đáng để đọc. Đối
với một vài cuốn sách khá hơn, bạn sẽ nghĩ rằng, thật chuẩn nếu “nuốt” chúng ở trên một
chuyến tàu. Bạn cần tìm kiếm một vài thông tin từ loại sách này, một khi bạn đã lấy đủ thông tin
thì dường như việc đọc tiếp cuốn sách đó là một sự phí phạm về thời gian. Khi có trong tay một
đầu sách hay, bạn sẽ muốn “nghiền ngẫm” nó, vì bên cạnh những thông tin thuần túy, bạn cũng
sẽ trông đợi những kiến thức mới cũng như một sự thay đổi trong hành vi mà nó đem lại cho
bạn. Những sách này phù hợp với phương thức đã được nêu ra ở chương “Cuốn sách dự án”.
Và bây giờ, chúng ta hãy cùng đề cập đến những cuốn sách mà người ta rất thích “tiêu hóa”. Đó
là những cuốn sách vô cùng chất lượng và không bao giờ lỗi thời - những cuốn sách luôn nằm
ngoài tầm với của bất kì một độc giả nào. Bạn phải “tiêu hóa” chúng từ thời gian này sang thời
gian khác, để trưởng thành và cải thiện kĩ năng đọc phân tích của mình. Bạn sẽ ngạc nhiên vì
mỗi khi đọc lại, mình lại thu nhận được thêm những điều mới mẻ, mặc dù từ trước đến giờ bạn
nghĩ rằng, mình đã thông hiểu được cuốn sách đó. Từ những đầu sách này, con người ta có thể
học hỏi cả đời.
Các bạn hãy tự dành cho mình những quãng nghỉ khi đọc sách để đi sâu và nghiền ngẫm. Thời
gian bạn đọc qua cuốn sách chỉ đóng một vai trò rất nhỏ và hãy nhớ rằng trong 100.000 cuốn
sách, chỉ có một cuốn chất lượng như vậy. Trên thực tế, có lẽ con số đó còn ít hơn rất nhiều.
Tuy vậy, trước tiên, tôi vẫn muốn đọc những cuốn sách tuyệt vời này từ đầu chí cuối không
ngừng nghỉ với một tốc độ cao nhằm có một cái nhìn tổng quan. Bằng cách này, việc đi sâu
phân tích sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Một số nội dung chính bạn cần nhớ
 Đôi mắt có nhiệm vụ chú { đến chuyển động. Chính vì vậy, hãy tập đưa mắt lướt
qua các dòng chữ với công cụ trợ giúp việc đọc sách.
 Để hiểu bài đọc, những người biết đọc sách không cần phải đọc theo hay đọc nhẩm
cả bài. Bạn giới hạn tốc độ đọc của mình không chỉ thông qua tốc độ nói, mà còn
thông qua tốc độ suy nghĩ. Ngoài ra, các bạn có thể đánh dấu các từ quan trọng
bằng cách nhấn mạnh.
 Vì vậy, trong thời gian luyện đọc, bạn cần luyện sao cho tốc độ đọc nhanh hơn tốc
độ nói của mình. Bạn hãy vận dụng những bài tập sau đây để thoát ra vùng thoải
mái của mình:
o Bài tập 3-2-1
o Bài tập 2-2-2
o Luyện đọc với tốc độ 1.000 từ/phút
 Ngoài thời gian luyện tập, bạn chỉ đọc với tốc độ mà mục đích đọc của bạn cho
phép.
 Bạn hãy rèn luyện thêm cự li nhìn sách của mình. Những bài tập sau đây sẽ giúp
bạn:
o Luyện tập với cây ký tự
o Luyện đọc với báo
 Học cách đọc nhanh mà không cần công cụ hỗ trợ. Đưa mắt lướt qua các dòng với
hai hay ba quãng đều nhau. Bạn hãy tận dụng những bài luyện khô khan để luyện
đưa mắt trong bài đọc.
 Ghi chú lại sự tiến bộ của mình vào cuối quá trình luyện đọc thông qua một biểu đồ
và thực hiện bài tập kết thúc.
 Bạn cần phải có sự kiên nhẫn và luyện tập đọc nhiều dòng cùng một lúc. Bài tập đảo
mắt này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

II. Tăng khả năng tập trung khi đọc sách


Những câu hỏi bạn nên đặt ra:
• Điều chỉnh tầm nhìn xa khi đọc như thế nào?
• Khi đọc cần chú { đến những điểm nào?
• Sự căng thẳng ảnh hưởng như thế nào tới khả năng đọc?
• Trong tâm trạng thoải mái, tỉnh táo nên đọc như thế nào?
• Làm thế nào để tăng khả năng tập trung khi đọc?
Đối với việc đọc hiểu nghĩa của văn bản, đặc biệt đối với việc đọc nhiều dòng, điều mang ý
nghĩa quyết định chính là việc đọc sách với một “góc rộng”. Hãy điều chỉnh mắt của mình theo
chế độ “toàn cảnh” theo cả phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Có một bài tập nhỏ sẽ
giúp các bạn thực hiện được điều này.
Với việc xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Con số bảy ma thuật” năm 1956, George Miller đã
chỉ ra rằng, cùng một lúc, con người chỉ có thể thu nhận được 7±2 đơn vị thông tin. Khi các bạn
hỏi ai đó về những gì đã xảy ra ngày hôm trước, người ta có thể sẽ chỉ liệt kê cho bạn được từ
năm đến chín sự kiện đã diễn ra. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra, khi bạn hỏi về những gì đã xảy
ra tháng trước đó. Bạn sẽ nhận được một câu trả lời nhiều nhất từ năm đến chín sự kiện. Do
hạn chế này, các công ty điện thoại của Mỹ đã quyết định sử dụng số điện thoại có bảy số đếm.
Căn cứ vào những cuộc điều tra mới mang tính khoa học, chúng ta nên cố định một trong bảy
đơn vị thông tin đó vào một điểm, để hướng những đơn vị còn lại phù hợp với công việc, hoạt
động. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là điểm lí tưởng đó nằm ở đâu trong khi đọc.

Trọng tâm của việc đọc sách


Nhờ Ron Davis, kiến thức về điểm chú ý trong việc đọc sách lại được khơi lại và mở rộng. Trọng
tâm của việc đọc sách có hiệu quả nằm ở phía sau đầu, ở vị trí mà sọ lồi ra.
Rất nhiều cuộc điều tra đã chỉ ra rằng, những người đọc sách giỏi luôn có một điểm chú ý tại vị
trí đó. Ngược lại, người đọc sách tồi thường hay để điểm chú ý này chạy nhảy xung quanh và
không hướng nó vào một vị trí cố định. Tuy nhiên, những kiến thức này lại xưa như lịch sử văn
hóa loài người vậy. Cây lá bỏng của Trung Hoa là một thảo dược hữu ích có tác dụng hướng sự
tập trung của bạn vào đúng vị trí phía sau đầu. Bạn thường hay gãi đầu, khi nghĩ về một điều gì
đó.
Thông qua việc hướng sự tập trung vào điểm này, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, tỉnh táo. Và đến
một mức độ nhất định, sự tập trung cũng như thư giãn, thoải mái này sẽ hòa làm một. Thêm
vào đó, bạn cũng phải chú { xem trái ngược với sự tập trung là gì. Trong trạng thái này, những
suy nghĩ của bạn sẽ luôn quẩn quanh ở trong đầu. Con người ta sẽ hối tiếc về những điều đã
xảy ra trong quá khứ hay lo lắng cho tương lai nhưng lại hiếm khi suy nghĩ về hiện tại. Khi kéo
dài, điều này sẽ gây cảm giác mệt mỏi và tiêu tốn nhiều năng lượng. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy
kiệt sức vào buổi tối, mặc dù có thể hôm đó bạn không làm việc nhiều.
Ngược lại, sự tập trung nghĩa là tập trung mọi suy nghĩ vào một điểm. Những suy nghĩ của bạn
khi đó sẽ không còn quần quanh nữa. Điều đó tạo ra năng lượng và sự thoải mái. Bạn sẽ tiết
kiệm được năng lượng trong công việc của mình, khi bạn làm việc một cách hứng khởi, và chí ít
là tạm thời quên đi mọi thứ xung quanh mình. Khi đó, vào buổi tối, bạn sẽ luôn cảm thấy sinh
lực tràn đầy và thư giãn, ngay cả khi hôm đó bạn đã làm việc nhiều.
Adrenaline - hormone chiến đấu
Bạn luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi khi cảm thấy quá sức, các đòi hỏi vượt quá khả năng của
bạn. Lúc đó thượng thận sẽ tiết ra một lượng lớn các hormone gây căng thẳng vào hệ thống
tuần hoàn máu. Mức độ các hormone adrenalin tăng cao.
Adrenaline được xếp vào một loại hormone chiến đấu, bởi vì trong nhiều tình huống adrenaline
lại cần thiết để sống sót. Bạn hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của tổ tiên chúng ta trước đây,
những người tối (thượng) cổ. Trong một chuyến thám hiểm xuyên rừng, đột nhiên nhảy ra từ
bụi cây một con hổ răng kiếm. Đây chính là tình huống nằm ngoài khả năng của người thượng
cổ. Lúc đó các hormone adrenaline sẽ được tự động tiết ra. Nó làm tăng nhịp tim, khiến cho
tăng lượng máu lưu thông và việc căng cơ tốt hơn. Bởi vậy dự trữ đường và mỡ được huy động.
Con người sẽ sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ trốn. Ngoài ra adrenaline cũng ngăn chặn sự trao đổi
giữa các tế bào não. Các chất dẫn truyền thần kinh phụ trách việc suy nghĩ sẽ không còn sẵn
sàng hoạt động nữa. Càng có nhiều adrenaline trong cơ thể, thì lại càng có ít khả năng tư duy và
tiếp nhận. Điều này rất quan trọng cho việc sống sót. Bạn không nên cân nhắc tình huống vào
lúc này, liệu làm gì thì tốt hơn, thương lượng với con hổ răng kiếm hay tặng hoa cho nó. Bạn
phải quyết định ngay lập tức chiến đấu hoặc bỏ trốn.
Ngày nay, những thách thức trong tình huống chiến đấu với hổ răng kiếm xuất hiện ít hơn mà là
trong các kì thi, các buổi thuyết trình, với người bạn đời, với cấp trên, với những giấy tờ phức
tạp... Trong những tình huống này thì sự ngăn cản tư duy rất có hại. Để khắc phục tình trạng
này bạn phải sử dụng tới kĩ năng tư duy của mình. Một ví dụ khác nữa cho thấy kĩ năng sinh tồn
dùng vào việc đọc sách sẽ trở thành thảm họa, nếu chúng ta đưa những điều này vào quá trình
đọc.
Phương thức giảm tải căng thẳng khi đọc sách bạn đã nắm rõ. Kĩ năng đọc càng tốt thì bạn càng
ít cảm thấy quá tải và càng hạn chế việc tăng lượng hormone adrenaline khi đọc. Đây chính là
cách ngăn cản căng thẳng tốt nhất. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ cảm thấy quá tải khi đọc một vài văn
bản. Thường thì nguyên nhân dẫn tới việc căng thẳng này không liên quan tới cuốn sách mà bạn
đang đọc. Bởi vậy bạn cần một chiến lược để loại bỏ đi nhanh chóng những hormone
adrenaline thừa. Bạn có thể chiến đấu trực tiếp hoặc chạy trốn, bởi qua sự vận động sẽ làm
giảm lượng adrenaline. Tuy nhiên việc chinh phục đỉnh cao với trang bị là một cuốn sách mang
lại rất ít hiệu quả. Tương tự thế sẽ có ít tác dụng nếu bạn trốn vào không gian thiên nhiên trong
lúc này.
Thực ra bạn có thể giảm lượng adrenaline rất hiệu quả nhờ thư giãn. Bạn sẽ làm quen với
phương pháp tối ưu này trong quá trình đọc với bài tập quả bóng golf. Ngoài ra còn có một lựa
chọn khác, hay hơn nhiều giúp giảm adrenaline. Bạn hãy giải trí với những thứ mang lại cho bạn
niềm vui. Nhờ cách đó, như khoa học đã chứng minh, lượng adrenaline sẽ giảm, bởi bạn đã sản
sinh ra trong cơ thể chất Endorphine. Chất này không thể mua bán được. Đó là một dạng gây
nghiện nội sinh. Chất dẫn truyền này chống lại adrenaline. Bạn hãy làm theo cách trên. Chúng
hoạt động như là một chất chống lại căng thẳng rất hiệu quả. Đặc biệt nếu bạn phải chuẩn bị
trong một thời gian dài cho thi cử, hãy lập kế hoạch thưởng cho mình một buổi tối thư giãn. Nó
sẽ mang lại hiệu quả.
Cuối cùng, khi bạn đang đứng ở chặng cuối cùng dẫn tới đỉnh, mức độ thư giãn thoải mái đầu
óc chính là tiêu chí quyết định cho thành công trong việc đọc của bạn. Điều đó tôi phải khám
phá mỗi ngày. Liệu tôi có thành công trong việc đọc nhiều dòng liền cùng một lúc mà vẫn hiểu
tốt, chủ yếu phụ thuộc vào tôi đang cảm thấy thư giãn và thoải mái thế nào.
Khi đọc, nếu bạn tập trung vào điểm này ở vùng gáy, bạn sẽ đạt được trạng thái tỉnh táo thoải
mái. Trải rộng tầm nhìn, bạn sẽ nắm bắt các đơn vị nghĩa dễ dàng hơn. Các chuyển động mắt sẽ
nhuần nhuyễn hơn. Khả năng tiếp nhận được nâng cao và sự tập trung được cải thiện sẽ giúp
bạn nhớ văn bản được lâu hơn.

Tạo phản xạ thư giãn


Bài luyện tập sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng trở nên tỉnh táo. Bạn hãy luôn luyện bài tập này khi
bạn mệt mỏi hoặc khi bạn mất tập trung trong lúc đọc. Khi bạn cảm thấy các bài đọc quá sức
với mình hoặc cảm thấy các dấu hiệu căng thẳng như đau đầu, đau lưng nhẹ, lúc đó bạn nên
tạm dừng việc đọc lại và dành chút thời gian cho bài tập này. Sau đó, bạn sẽ minh mẫn và sảng
khoái trở lại để có thể đọc tiếp. Điều đó giống như bạn vừa có một giấc ngủ trưa thư thái. Hãy
thường xuyên đưa bài tập này vào trong quá trình đọc. Qua đó bạn có những chuẩn bị tốt nhất
để duy trì tính hiệu quả khi đọc lâu và tránh được các dấu hiệu mệt mỏi.
Bài tập bóng Golf
Bạn hãy dựa lưng ra sau và nhắm mắt lại. Hít vào bằng mũi, đếm chậm đến ba. Thở ra bằng
miệng và đếm chậm đến bốn. Thả lỏng vai khi thở ra để có thể xua tan tất cả những mệt mỏi
của cơ thể. Bạn chỉ tập trung vào hơi thở. Cảm nhận bụng bạn đang nâng lên hạ xuống. Hãy chú
ý rằng thở sâu tới tận vùng bụng dưới. Chúng ta thường tự động thở ngắn khi bị căng thẳng.
Bởi vậy não bộ cũng sẽ nhận được ít dưỡng khí hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khả
năng tập trung và khả năng hiểu khi đọc. Não bộ của chúng ta chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể,
nhưng lại cần trên 20% dưỡng khí cơ thể nhận được.
Bạn hãy thở ra lâu hơn hít vào một chút. Việc thở ra chính là một phản ứng thư giãn. Các tay
đua rất chú trọng việc thở ra trong lúc đua xe để suy nghĩ minh mẫn hơn và phản ứng tốt hơn.
Bạn hãy làm quen với phản xạ này trong quá trình đọc. Nhưng ngược lại, việc hít vào đột ngột
lại là dấu hiệu cho sự căng thẳng. Bạn hãy tưởng tượng rằng đứng trước mình là một con hổ
răng kiến. Trước khi bỏ chạy, bạn sẽ hít thở vào theo trực giác. Đây là dấu hiệu cho cơ thể sản
xuất ra chất Adrenaline. Khi chạy thoát khỏi con hổ, bạn lại tự động thở ra thật sâu và nói với
chính mình “thoát rồi”. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể chuyển sang trạng thái thư giãn. Vì thế,
trong bài tập này, bạn hãy chú trọng vào việc thở ra.
Ngay sau khi bạn cảm thấy thoải mái thông qua việc quan sát cách thở, hãy đặt đầu các ngón
tay vào vị trí ở vùng sau của đầu. Xoa đều vùng này. Hãy tập trung xoa thật mạnh khi bạn hít
vào. Khi thở ra bạn tập trung để thả lỏng vai xuống. Hãy hình dung bạn đang cầm một quả bóng
golf tưởng tượng trong tay. Bạn lướt các ngón tay của mình trên bề mặt của nó. Hãy cảm nhận
trọng lượng thật của quả bóng golf tưởng tượng trong tay bạn. Bây giờ hãy đặt nó vào những
suy nghĩ ở vùng sau đầu. Đưa tay của bạn lại điểm này. Hãy tưởng tượng rằng bạn bỏ tay ra và
quả bóng golf vẫn ở nguyên đó như có phép thuật. Bây giờ, mỗi khi hít vào bạn hãy dồn sự tập
trung cao độ vào quả bóng golf, và khi thở ra hạ thấp vai xuống.
Khi bạn mở mắt ra và đọc tiếp, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và thư thái. Bạn hãy tạo ra phản ứng
thư giãn bằng cách này. Mỗi lần lặp lại thì sự thư giãn lại sâu hơn. Chỉ cần một vài giây tập trung
vào vùng sau đầu như vậy, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, thư giãn và tập trung. Tưởng tượng về quả
bóng Golf lúc đầu sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn vào vùng sau đầu này.
Trước khi thực hiện kĩ thuật này, tôi thường xuyên có những lúc mất tập trung trong khi đọc.
Tuy nhiên, tôi lại không có một chiến lược nào để chấm dứt tình trạng này. Câu nói nổi tiếng từ
hổi đi học “Hãy tập trung tốt hơn” cũng không giúp ích gì. Bạn rất cần một điểm để có thể giữ
vững được sự tập trung của mình. Bất ngờ là điểm này không nằm ở trong sách mà ở tại vùng
sau đầu của bạn. Bạn hãy đưa ngay sự tập trung của mình về điểm này nếu bạn bị lơ đãng khi
đọc. Bạn sẽ nhanh chóng có được sự tập trung bền bỉ vào điểm này mà không phải cố gắng
trong tâm thức. Sự tập trung tự nhiên của bạn sẽ tiến bộ rất rõ rệt nhờ phản xạ này.
Một số nội dung chính bạn cần ghi nhớ
• Nhờ tập trung vào vùng sau đầu bạn sẽ đọc sách trong một trạng thái tỉnh táo dễ chịu. Trải
rộng tầm nhìn của bạn và các chuyển động mắt cũng sẽ nhuần nhuyễn hơn.
• Bạn hãy cố gắng hướng sự chú { vào điểm này khi bị mất tập trung.
• Lượng adrenaline bạn có trong máu càng nhiều thì khả năng tư duy và tiếp nhận thông tin của
bạn càng ít. Bởi vậy bạn hãy tạo cho mình cảm giác thoải mái vừa đủ khi đọc sách.
• Thông qua việc thường xuyên lặp lại bài tập quả bóng golf, bạn sẽ tạo được phản xạ thư giãn
này.
III. Tăng cường khả năng đọc hiểu
Những câu hỏi bạn nên đặt ra:
• Tôi sẽ nâng cao khả năng đọc hiểu của tôi như thế nào?
• Trong khi đọc, tôi sẽ nhận ra các cấu trúc như thế nào?
• Tôi sẽ nắm được sự tương tác giữa tác giả và người đọc như thế nào?
• Một thẻ trực quan sẽ giúp tôi như thế nào trong việc này?
• Tôi sẽ mở rộng bài tập 3-2-1 như thế nào?
Một cơ hội để nâng cao khả năng đọc hiểu mà chúng ta đã biết là đọc sách theo những đơn vị
nghĩa, tuy nhiên việc đó tạo ra tác dụng phụ thậm chí dẫn tới tốc độ đọc cao hơn bình thường
nhiều lần. Bây giờ tôi sẽ giới thiệu cho bạn những bài tập tiếp theo giúp bạn cải thiện khả năng
đọc hiểu của mình.
Tạo các phản xạ cấu trúc
Việc đọc tích cực rất cần thiết cho việc đọc hiểu. Trong một giây, ý thức của bạn phải xử lý 126
bits để nắm bắt triệt để nội dung văn bản. Chúng ta hãy xem lại những người đọc xuất sắc và kĩ
thuật mà họ đã sử dụng để đạt được khả năng hiểu văn bản tuyệt vời. Họ theo sát cấu trúc của
văn bản. Họ chú { đến những “chuyển động” của tác giả để xem lối suy nghĩ của tác giả trở nên
trừu tượng hơn hay cụ thể hơn, hay là vẫn duy trì ở cấp độ tư duy như lúc trước.
Chủ động nhận biết cấu trúc của một văn bản
Cho phép tôi được làm sáng tỏ điều này bằng ví dụ sau đây. Một tác giả viết về “các loại
phương tiện giao thông”. Một người đọc giỏi sẽ ý thức nhận ra chủ đề chính và mới mẻ này và
sẽ để { xem suy nghĩ của tác giả về chủ đề này được cấu trúc như thế nào.
Tiếp theo, khi tác giả bàn về ô tô như là một tiểu mục trong mục các loại phương tiện giao
thông, một người đọc tốt sẽ thầm nắm bắt được rằng tác giả đang trình bày một bình diện cụ
thể hơn. Nếu trong câu tiếp theo “BMW” được nhắc tới như là một ví dụ cho một chiếc xe hơi,
thì có nghĩa là người viết đoạn văn tiếp tục trình bày một bình diện cụ thể hơn nữa. Tác giả có
thể trình bày các bình diện cụ thể hơn nữa khi anh ta đề cập tới những mẫu xe BMW cụ thể (ví
dụ đời thứ 3 và đời thứ 7), thậm chí còn nói về màu sắc và các trang thiết bị theo se-ri. Nếu
cuộc bàn luận lại nhắc tới “Mercedes”, thì một người đọc chủ động sẽ nhận ra tác giả đã quay
lại chủ đề ở tầng bên trên, tức là khái quát hơn, bởi anh ta đề cập tới các mẫu xe SLK, xe CLS và
miêu tả các trang thiết bị cụ thể hơn.
Đột nhiên tác giả nói về “những chiếc máy bay”. Tác giả lại trình bày khái quát hơn và đưa một
số bình diện quay lên tầng trên và bên cạnh “những chiếc xe hơi” anh ta lại mở ra một phạm trù
mới trong mục các loại phương tiện giao thông. Sau khi đã đề cập tới một vài thương hiệu và
mẫu máy bay, tác giả lại quay về bình diện cao nhất, và nói về các loại xe đạp cũng theo cách
tương tự.
Khó hiểu phải không bạn? Chừng nào mà bạn vẫn chưa có được kĩ năng tư duy chủ động về các
cấu trúc trong khi đọc thì đúng là khó thật. Tuy nhiên điều đó tồn tại không lâu nữa đâu. Kĩ
năng mà tôi vừa mới “nêu ra” được những người đọc xuất sắc sử dụng một cách vô thức. Họ
tuân theo cấu trúc này một cách tự động mà không hề suy nghĩ về nó. Từ đó đặt ra một câu hỏi,
người đọc có thể học kĩ năng này như thế nào để đạt tới trình độ biến nó thành một khả năng
vô thức. Điều này đòi hỏi bạn trước hết phải hình dung cấu trúc của một văn bản trên giấy.
Bằng cách này bạn sẽ thành công hơn trong việc nắm bắt cấu trúc của một văn bản trong đầu
mà không cần phải vẽ ra. cấu trúc này người ta có thể trình bày như sau:

Ở cách trình bày thông tin này thì chủ đề chính nằm ở giữa mà không nằm ở phía trên lề trái
của trang như những ghi chép tuyến tính thông thường. Bởi vì trong vùng cận biên là các ý phụ.
Não bộ luôn chờ đợi { tưởng trung tâm phải nằm ở giữa trang giấy. Ngay từ thời kì hội họa
trong hang đá thì những thông tin luôn được sắp xếp tỏa ra từ bức tranh trung tâm. Kĩ thuật
này đã xưa như lịch sử văn hóa loài người. Cách trình bày thông tin này cũng được đặt nhiều
tên khác nhau như: sơ đổ trí óc (Brain Map), sơ đồ cấu trúc (Strukturkarte), bản đồ tư duy
(Mind Mapping)... Với tôi khái niệm thẻ trực quan (Visual Card) là phù hợp nhất, bởi nó diễn đạt
{ nghĩa của phương pháp học bằng hình ảnh. Bởi vì việc hình ảnh hóa cấu trúc của một văn bản
chính là ưu điểm mang tính quyết định. Bởi vậy thẻ trực quan chính là một công cụ hỗ trợ lí
tưởng cho việc đọc trực quan (Visual Reading).
Từ thẻ trực quan cho ví dụ “các loại phương tiện giao thông” chúng ta có thể nhận ra rằng chỉ
có ba khả năng cho một tác giả để xây dựng cấu trúc của văn bản. Văn bản trở nên cụ thể hơn
thông qua từng câu và dựa vào đó các nhánh của thẻ trực quan tỏa dần ra ngoài. Theo chiều
ngược lại thì văn bản trở nên trừu tượng hơn và trong thẻ trực quan các nhánh lại chuyển động
hướng về phía trung tâm. Hoặc là nó vẫn ở nguyên trên một bình diện rồi tiếp tục mở các
nhánh nhỏ dưới nhánh trên mà không cần phải chuyển lên bình diện cao hơn hay bình diện
thấp hơn.
Ngược lại, việc trình bày tuyến tính không phù hợp để tái hiện cấu trúc của một văn bản. Chúng
ta không tư duy một cách tuyến tính. Trước kia người ta đã nghĩ như vậy vì họ dựa trên việc
quan sát các cuộc giao tiếp của chúng ta.

Trên thực tế, việc giao tiếp của chúng ta bị giới hạn vào việc tái hiện mang tính tuyến tính. Do
giới hạn về không gian và thời gian chúng ta chỉ có thể thông báo cho người khác hết từ này rồi
mới tới từ khác. Tuy nhiên suy nghĩ của chúng ta lại không hoạt động theo cách như vậy. Suy
nghĩ của chúng ta mang tính lan tỏa. Nó tỏa ra theo tính liên tưởng. Chúng ta nói hết chủ đề
này tới chủ đề khác, tùy vào việc các tế bào não được kết nối với nhau như thế nào. Mỗi người
lại có sự “kết nối” khác nhau trong não bộ. Với từ “tờ” trong khi người này sẽ nghĩ ngay tới từ
“giấy”, thì một người khác lại liên tưởng tới từ “lá” hay “cỏ ba lá”. Khi nhìn sâu vào bên trong
não, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy nó được tổ chức như một tấm thẻ trực quan 3D.
Khi đọc cũng có hai giao điểm trong giao tiếp giữa tác giả và người đọc mà chúng ta phải vượt
qua. Để viết một cuốn sách thì đầu tiên tác giả cũng phải sắp đặt những suy nghĩ lan tỏa của
anh ta theo một mô hình tuyến tính. Ngược lại người đọc sẽ phải biến đổi những văn bản tuyến
tính này thành cách tư duy lan tỏa, liên tưởng trong não anh ta.

Kết nối các giao điểm


Những giao điểm này cần phải được kết nối với nhau. Đầu tiên một tác giả nên định hình lại
những dòng suy nghĩ tổng hợp của mình theo mô hình tỏa rễ trong tấm thẻ trực quan. Từ
những tư duy tỏa rễ dạng 3D người ta chuyển sang giai đoạn giữa, giai đoạn xử lý thông tin
theo dạng 2D. Bây giờ sẽ tốt hơn để thực hiện bước cuối cùng đó là đưa những thông tin này
sang hình thức tuyến tính dạng 1D.
Ở giao điểm đầu tiên người đọc không hề gây ảnh hưởng nào cả. ở bước biến đổi ngược lại thì
có. Sẽ rất hữu dụng để xử lý cấu trúc thô sơ của một văn bản thành một thẻ trực quan. Ở đây
không đề cập tới phần chi tiết mà muốn nói về cấu trúc của một văn bản. Theo cách này chúng
ta sẽ dễ dàng hơn khi gắn kết các thông tin vào mạng lưới kiến thức riêng và lưu giữ chúng lâu
dài hơn.
Bạn nhận ra ngay tác giả của văn bản làm việc tốt như thế nào. Bạn cũng sẽ ngay lập tức nhận
ra những lỗi trong cấu trúc của văn bản ấy. Trong quá trình học đại học và làm thư kí tại tòa án,
tôi đã luôn chuyển đổi những cuốn sách luật của tôi thành những tấm thẻ trực quan. Qua đó tôi
cũng nhận ra điểm yếu của một cuốn sách. Thường xuyên có những nhánh phụ trong dàn ý
thực ra nên là một nhánh chính mới hay ngược lại. Ở một vài cuốn sách, vì cấu trúc văn bản quá
kém nên không thể tạo được những tấm thẻ trực quan. Trước hết người ta phải tạo cho văn
bản một cấu trúc.
Khi đọc theo tuyến tính thì những lỗi cấu trúc như vậy không xuất hiện thường xuyên. Đây
thường là những chỗ khó hiểu trong văn bản... Phần lớn người ta tự tìm kiếm rắc rối. Nếu như
tác giả cấu trúc hóa trước tiên tất cả các suy nghĩ của anh ta trong một tấm thẻ trực quan thì
những lỗi như thế hầu như không xuất hiện. Những sai sót về cấu trúc của văn bản sẽ bị nhận ra
ngay lập tức. Tuy nhiên ít nhất chúng ta cũng có một “Dụng cụ phân tích” (Analyse - Tool) để
tìm ra những điểm sai sót này.
Phát triển thói quen mới
Tiếp theo, chúng ta tìm ra những cách nhanh nhất để biến các cấp độ thành một khả năng vô
thức. Chúng ta phải phát triển các thói quen mới để những suy nghĩ đã được cấu trúc hoàn toàn
tự động hoạt động mà không có sự can thiệp của ý thức. Bởi suy nghĩ và hành động của một
người được xác định thông qua việc anh ta có thói quen tư duy thế nào và anh thường có lối
cư xử ra sao. Đầu tiên chúng ta phải thường xuyên kết nối việc đọc và việc tạo ra những tấm
thẻ trực quan với nhau, cho tới khi bước này tự động diễn ra trong đầu và cũng cho tới khi bạn
tự động tư duy theo tấm thẻ trực quan.
Tập luyện với các đoạn văn bản
Trước hết chúng ta bắt đầu từ chi tiết nhỏ và lập ra những tấm thẻ trực quan từ những đoạn
văn riêng lẻ. Xin phép được dẫn chứng điều này qua một đoạn văn. Biến đổi một đoạn văn
thành một tấm thẻ trực quan.
Bạn hãy chú ý tới cấu trúc khi đọc đoạn văn sau.
Để bạn có thể tiếp nhận sóng radio qua việc gắn thiết bị vào răng, phải cần có 3 điều kiện. Đầu
tiên bạn phải có một thiết bị ăng-ten, để có thể thu được sóng điện từ. Để nhận được không chỉ
năng lượng mà cả chương trình radio này, bạn cần có một bộ giải điều chế. Với loại máy này
bạn phải chỉnh lại tần số. Một điốt trong miệng sẽ hoàn thành nhiệm vụ này. Cuối cùng bạn nên
lắp một chiếc loa trong miệng, để truyền lại những tín hiệu. Chúc các bạn có sự thu sóng tốt
đẹp.
Một khả năng để diễn đạt đoạn văn trên trong tấm thẻ trực quan, sẽ như sau:

Khi trình bày thông tin theo dạng thẻ trực quan thì không còn chuyện đúng hay sai nữa. Luôn
tồn tại rất nhiều khả năng để cấu trúc hóa thông tin của một văn bản. Bởi vậy người ta có thể
tranh cãi về việc, liệu một nhánh có thuộc vào một vị trí khác hay liệu người ta có thể tìm thấy
các phạm trù lớn hơn khác nữa hay không, bởi mỗi người lại kết nối thông tin trong đầu theo
cách khác nhau. Mỗi phương pháp ghi chép đều mang dấu ấn cá nhân. Bởi vậy, thẻ trực quan
cho cùng một văn bản lại được ghi chép bởi những người khác nhau rất khác nhau và chỉ có bạn
mới có thể chủ động nhắc lại nội dung của văn bản đó nhờ việc trình bày của mình.
Trước khi bạn bị yêu cầu tự tạo một thẻ trực quan, tôi muốn giới thiệu ngắn gọn với bạn những
qui tắc của thẻ trực quan. Trong cuốn sách của tôi mang tên “Bảo đảm học thành công” thì thẻ
trực quan này chiếm một chương riêng và rất bao quát, nó đề cập tới vô số những ưu điểm,
phương thức và khả năng ứng dụng của thẻ trực quan. Nhưng trong cuốn sách này tôi chỉ nhắc
tới những điểm có liên quan trực tiếp tới việc đọc mà thôi.
Những qui tắc của thẻ trực quan
• Bạn hãy đặt tờ giấy theo chiều ngang, bởi thứ nhất theo chiều ngang bạn sẽ có nhiều chỗ viết
hơn, thứ hai qua đó bạn sẽ kích thích các vùng não bộ có ảnh hưởng tới suy nghĩ bên phải của
bạn. Với sự giúp đỡ của PET5 người ta có thể hình dung ra những vùng não bộ nào sẽ chi phối
những hoạt động nhất định nào. Trong một cuộc nghiên cứu người ta đặt trước các nhà thí
nghiệm một tờ giấy trắng. Ngay khi tờ giấy này được xoay từ dọc sang ngang thì các vùng não
chỉ đạo hình ảnh, sự sáng tạo của họ có một chuyển biến mạnh mẽ. Điều này dựa trên một
điều rất đơn giản. Khi tờ giấy được đặt dọc, bạn nghĩ ngay tới những ghi chép ở trường. Khi
người ta xoay tờ giấy sang chiều ngang, bạn sẽ liên tưởng ngay tới tiết học vẽ, tới chuyến
tham quan một triển lãm tranh hoặc đang ngắm những bức ảnh với bạn bè mình. Phần lớn
các bức tranh đều được vẽ theo chiều ngang tờ giấy.
• Bạn hãy viết chủ đề chính vào giữa trang giấy. Không chỗ nào khác có thể giúp não chúng ta
đoán ra { tưởng chính tốt hơn. Bạn đừng viết ý chủ đạo này bên lề của tờ giấy như bạn vẫn
quen làm với cách ghi chép theo tuyến tính. Điều này mâu thuẫn với phương thức hoạt động
của não bộ. Nếu có thể bạn hãy bắt đầu với một bức tranh có màu ở chính giữa, bởi vì các
thông tin ở chính giữa tờ giấy kích thích bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin của thẻ trực quan đó.
Khi bạn có thể nhớ lại chủ đề chính, bạn sẽ hổi tưởng lại những nhánh xung quanh nó. Trong
các buổi hội thảo, tôi thường được hỏi làm thế nào để ghi nhớ những thông tin từ thẻ trực
quan một cách tốt nhất. Câu trả lời rất đơn giản. Bạn phải trình bày các thông tin một cách
gây chú {, sau đó chúng trở nên đáng được ghi nhớ. Trong trường hợp này, có điều gì hay
hơn là các bức tranh và màu sắc. Bạn hãy tận dụng tất cả các khả năng cho kênh trực quan
này.
• Bạn hãy đặt những ý chính của văn bản vào các nhánh chính. Con số của các nhánh chính ảnh
hưởng tới cấu trúc của thẻ trực quan. Bạn hãy cân nhắc ngay trong lúc đọc, bạn có thể phân
chia văn bản thành các mục chính nào. Bắt đầu với nhánh chính đầu tiên về phía trên bên
phải và bạn hãy tiếp tục vẽ các nhánh chính sau đó theo chiều kim đồng hổ. Bạn hãy đặt các
thông tin không quan trọng ở các nhánh phụ sao cho phù hợp.
• Cuối cùng bạn hãy viết các từ lên các nhánh này. Không nên treo từ ngữ như trong môi
trường “chân không”. Bạn hãy nhớ rằng nó có dạng của một cấu trúc hữu cơ. Mỗi cái cây hay
mỗi bụi cây trong thiên nhiên cũng được tạo nên theo chính phương pháp này. Mô hình này
cũng được tìm thấy trong não bộ của bạn. Như vậy những nhánh bên dưới phải liên kết với
nhánh bên trên. Trong thiên nhiên các cành cây và lá cây cũng kết nối như thế với cành khác
cũng như với gốc cây.
• Bạn hãy sử dụng chữ in. Ngược lại với chữ viết, thường chữ in có thể được xử lý trong cả hai
bán cầu não. Bằng cách này một tấm thẻ trực quan càng giống một bức tranh hơn. Quan
trọng là sau một hoặc hai lần lặp lại, thì sau này chỉ với một cái nhìn bạn có thể tổng hợp
được một tấm thẻ trực quan. Đây là một trong những lợi thế lớn nhất. Một cái nhìn là đủ để
gợi nhớ lại những thông tin. Với việc ghi chép tuyến tính thì điều này là không thể.
• Tiếp đó bạn hãy tái hiện các liên kết giữa các nhánh riêng lẻ. Bạn hãy vẽ những mũi tên nối
trong thẻ trực quan. Bước này giúp bạn hình thành việc hiểu sâu sắc nội dung văn bản mà
người ta không thể đạt được bằng việc đọc theo hình thức tuyến tính nhiều lần.
• Nếu có thể, bạn hãy thường xuyên đưa vào tấm thẻ những bức tranh nhỏ, ngay cả khi bạn
cho rằng bạn không thể vẽ. Càng đáng chú { hơn, thì sẽ càng nhớ tốt hơn. Bạn hãy sử dụng
nhiều màu sắc khác nhau. Sau một thời gian bạn sẽ có một bộ sưu tập các kí hiệu riêng cho
các từ thường xuyên được sử dụng, ví dụ như một mũi tên thay cho “từ đó suy ra”, một dấu
cộng cho từ “và”, một tia chớp cho “ngoại lệ”. Nhờ đó bạn sẽ luôn có thể tổng hợp rõ ràng
nhiều thông tin trên khoảng giấy nhỏ. Với các chủ đề tổng hợp, bạn có thể sử dụng khổ giấy
A3. Hãy dán hai tờ A4 bằng một mẩu băng dính lại với nhau.
Bạn hãy thử nghiệm với đoạn văn dưới đây:
Chuyển các đoạn sau sang thẻ trực quan
Bạn hãy đọc đoạn thứ nhất và nắm chắc bố cục của đoạn với các từ khóa trong thẻ trực quan.
Sau đó, bạn hãy che lại phần đã đọc bằng một tờ giấy. Đọc đoạn này một lần nữa, nếu bạn cảm
thấy mình vẫn chưa nắm hết các từ khóa. Sau đó hãy hoàn thành thẻ trực quan của mình. Bằng
cách này, bạn hãy xử lý từng đoạn một cho đến cuối bài tập.Trong quá trình hình thành các chất
dẫn truyền thần kinh, có 4 nguyên tố vi lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đó là: vitamin,
chất khoáng, amino axit (axit amin) và axit béo. Các vitamin quan trọng phải kể đến là vitamin c
và E, vitamin nhóm B. Các khoáng chất quan trọng là sắt và kẽm.
Luyện chạy có ba tác động quyết định tới các chỉ số máu của bạn. Trước tiên, môn thể thao này
sẽ làm giảm lượng cholesterol hiệu quả hơn bất kz loại thuốc hay hình thức ăn kiêng nào. Các
chất béo trung tính (triacylglycerol) sẽ giảm và cholesterol có lợi HDL (lipoprotein) sẽ tăng lên.
Thứ hai, lượng axit uric giảm đi. Nhờ đó, bạn được bảo vệ khỏi bệnh viêm khớp và chứng xơ
cứng động mạch. Thứ ba, chạy bộ cũng giúp làm giảm lượng insulin trong máu. Chính nhờ cách
này mà bạn có thể phòng tránh được bệnh tiểu đường ở người già. Các dây thần kinh và huyết
quản của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn trước nhiều tác hại.
Trong gen của hầu hết chúng ta đều “ẩn giấu” một “xoắn trái” nhẹ. Do đó, trong nhiều siêu thị,
người mua được dẫn lối theo hướng ngược chiều kim đồng hổ. Theo một cuộc nghiên cứu,
bằng cách này khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và mua nhiều hơn. Ngay cả các vận động
viên tham gia thi đấu tại sân vận động cũng chạy vòng theo hướng trái. Cả các loại cửa xoay
cũng chuyển động theo hướng này. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một người đi lạc đường
trên sa mạc thường chỉ chạy quanh quần quanh một vòng tròn.
Sẽ là nhầm lẫn nếu nghĩ rằng những chú bò tót “nhìn thấy màu đỏ”. Trong các trận đấu bò,
chúng chỉ phản ứng khi các đấu sĩ vẫy khăn đỏ. Người ta lựa chọn màu đỏ cho người xem, bởi vì
màu đỏ ám chỉ máu của con người. Giống như đa số những loài động vật có vú khác, bò tót là
loài động vật mù màu. Trong khi võng mạc của con người có đến ba dạng tế bào cảm thụ màu
sắc cho các màu: đỏ, xanh lá cây và xanh dương, thì một chú bò tót lại sở hữu dạng tế bào này ít
hơn rất nhiều để có thể nhìn rõ màu sắc. Có thể nói, chúng chỉ nhìn được hai màu “đen-trắng”.
Màu đỏ trong một loại rượu vang có tên là Campari được tạo ra từ bột của những con rệp. Chất
phụ tạo màu đỏ này có tên là Karmin. Được ưa chuộng là những con rệp son của dòng
“Dachtylopius cacti”, chúng còn được biết đến dưới cái tên “Cochenillelaus”. Những con rệp
này sẽ được đưa đến chỗ những cây xương rồng, sau khi để chúng ăn xong, người ta sẽ gom
chúng lại, giết chết, sấy khô và cuối cùng là xay thành bột.
Các phương án tham khảo

Việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh

Luyện chạy bộ và các chỉ số máu


“Sự xoắn trái” tự nhiên

Bò tót "nhìn thấy màu đỏ"

Những con rệp trong rượu vang Campari


Bạn cần lưu { đến mục đích của chúng tôi. Nó không đề cập đến việc bạn sẽ quen với một
phương pháp làm việc mới và trong tương lai bạn sẽ làm việc với những tấm thẻ trực quan.
Nhưng sẽ tốt hơn nếu điều đó xảy ra. Và ngay cả khi bạn suy nghĩ rằng mình không hề muốn
làm gì với thẻ trực quan ngoài khoảng thời gian tập luyện này, thì chúng cũng sẽ là phương
pháp luyện tập kĩ năng hiểu ưu việt nhất. Với mỗi tấm thẻ trực quan do mình tạo ra, bạn sẽ cải
thiện được khả năng tư duy một cách logic trong quá trình đọc. Chúng ta lại sử dụng khả năng
thích ứng của não bộ. Sẽ không dễ chịu chút nào, nếu sau khi đọc bạn hầu như không thể đưa
bất cứ thông tin nào một cách có hệ thống. Để tránh trường hợp này xảy ra, trong tương lai,
bạn hãy tích cực tư duy có hệ thống trong quá trình đọc. Bạn hãy đưa bài luyện dưới đây vào kế
hoạch tập luyện của mình:
Cuộc đua mô tô đường trường trong 10 phút
Bạn hãy dành cho mình 10 phút. Trước tiên, bạn hãy lật một trang giấy đôi trong cuốn sách bài
tập của mình ra và chọn ngẫu nhiên một đoạn văn có độ dài vừa phải. Bạn hãy đọc đoạn văn đã
chọn không nghỉ và thử ghi lại nội dung của đoạn này ra giấy một cách có hệ thống, tất nhiên
bạn không được nhìn lại vào sách. Lật trang sách tiếp theo và chọn lựa ngẫu nhiên một đoạn
khác. Bạn cứ tiếp tục với cách làm này trong vòng 10 phút. Tiếp đó, hãy đếm số đoạn mà bạn đã
chuyển sang dạng thẻ trực quan. Điền con số này vào bảng dưới đây. Bạn hãy cố gắng trong
mỗi lần ôn lại bài luyện này thì xử lý thêm một đoạn văn nữa...
Ngày tháng Thời gian

Ở mỗi đoạn văn bản, bạn cần nhanh chóng nhận ra tư tưởng chủ đạo của đoạn là gì. Theo cách
l{ tưởng, mỗi đoạn trong cuốn sách sẽ thể hiện một đơn vị tư tưởng. Phải đến 95%, bạn sẽ tìm
thấy chủ đề chính của một đoạn văn bản ở ngay câu đầu tiên. Việc chủ động nhận ra chủ đề
chính của một đoạn là một đặc điểm của những độc giả thông minh. Khi bạn biết được điều gì
chiếm vị trí trung tâm của thẻ trực quan, bạn có thể nhanh chóng nhận ra các nhánh chính. Quá
trình này sẽ trở thành một thói quen vô thức và bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc
nhận ra những nội dung và bố cục của một đoạn văn.
Luyện tập với nhiều đoạn văn bản
Tiếp theo chúng ta hãy chuyển sang một đoạn văn dài hơn.
Chuyển những văn bản dài hơn sang thẻ trực quan
Bạn hãy đọc văn bản dưới đây và sau đó đặt cuốn sách sang một bên. Không nhìn lại vào cuốn
sách này nữa, vì với bài tập này chúng ta sẽ không luyện tập cách chép mà sẽ cải thiện khả năng
tư duy của mình. Bạn hãy ghi lại nội dung của văn bản vào một thẻ trực quan. Để thực hiện
được điều này, bạn cần đọc văn bản một cách tích cực. Bạn phải nhận ra được những nhánh
chính và những từ khóa quan trọng. Trong khi đọc hãy cố gắng nhận ra bố cục của đoạn văn.
Chúc bạn thành công!
Cải thiện khả năng ghi nhớ thông qua thẻ trực quan
Việc xử lý thông tin trong một tấm thẻ trực quan sẽ giúp ta cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ.
Một mặt, là vì các thông tin đã được xử l{ sâu hơn nhiều. Việc chép ra phần quan trọng nhất từ
một đoạn văn bản tuyến tính không gây ra khó khăn nào. Điều này hầu như không cần đến khả
năng tư duy. Rút ngắn một đoạn văn đơn giản chỉ theo hình thức tuyến tính là điều ai cũng có
thể làm. Tuy nhiên, trong một tấm thẻ trực quan, bạn cần phải trình bày thông tin theo hai
chiều. Bạn cần tìm ra bố cục của đoạn văn, tất nhiên không phải viết ra những từ riêng lẻ theo
hàng. Ở đây đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy nhất định. Nhưng chỉ có khả năng tư duy này
mới đem lại cho bạn những ích lợi từ thời gian học tập của mình. Nhờ độ sâu của quá trình xử lý
này mà sau này bạn vẫn ghi nhớ được nội dung của các văn bản đã đọc.
Ngoài ra, làm việc với các từ khóa sẽ hỗ trợ cho việc lưu giữ thông tin. Việc bạn có thể nhớ
được nội dung của một cuốn sách hay một bài thuyết trình tốt đến đâu phần lớn phụ thuộc vào
khả năng tóm gọn nội dung chỉ với ít từ khóa nhất có thể. Bán cầu não phải không thể bắt đầu
bất cứ điều gì với những câu được viết theo hàng. Ngay cả bộ não của chúng ta cũng không lưu
lại các câu hoàn chỉnh.
Chính vì vậy, những ghi chú tuyến tính, tức là bạn chép lại nguyên văn các câu từ văn bản là
không hợp lý. Vấn đề then chốt ở đây là tóm tắt lại nội dung của từng đoạn với ít từ khóa nhất
có thể.
Đôi khi, một văn bản chỉ cần một từ khóa là đủ. Từ khóa này có thể liên kết não bộ vào mạng
lưới tri thức riêng của mỗi người.
Chỉ cần từ khóa này xuất hiện trong tư tưởng của chúng ta, bạn sẽ nhớ lại được toàn bộ nội
dung của văn bản. Từ khóa giúp người ta liên tưởng tới những thông tin còn lại.
Bạn hãy tưởng tượng ra tình huống dưới đây. Bạn đứng trong một vòng tròn và được yêu cầu
kể một câu chuyện cười. Trong khoảnh khắc đó bạn như người cấm khẩu. Bạn dường như
không thể nghĩ ra được câu chuyện cười nào. May mắn thay, một người bạn tốt của bạn cũng
có mặt trong vòng tròn đó. Anh ấy biết bạn hay kể câu chuyện cười về một chú ếch. Vì vậy anh
hô to:
“Hãy kể câu chuyện về chú ếch đi”. Chỉ qua từ khóa này thôi, toàn bộ nội dung về câu chuyện
này đã lại hiển hiện trước mắt bạn.
Ngay cả khi, câu chuyện cười này dài đến hơn một trang. Điều quan trọng là bạn vẫn giữ một
mối liên hệ với nội dung của câu chuyện thông qua từ khóa của nó.
Điều này cũng không khác gì khi bạn học. Bạn hãy vận dụng những phương pháp học đã được
giới thiệu trong cuốn sách này và tương lai bạn sẽ không bao giờ phải đọc một cuốn sách hay
một văn bản đến hai lần. Ngoại trừ việc bạn muốn đọc văn bản thêm một lần nữa để hiểu sâu
hơn nội dung của nó. Với bài luyện nâng cao 3-2-1 được giới thiệu ngay dưới đây, bạn sẽ hiểu
sâu sắc được vấn đề ngay từ lần đọc đầu tiên. Vì sau này, bạn chỉ cần phải đọc sách và văn bản
một lần, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và cũng đơn giản hóa một cách có tổ chức việc
tiếp cận với các thông tin. Thay vì hàng chồng tạp chí, văn bản hay sách báo, bạn có những tấm
thẻ trực quan với các từ khóa trên bàn làm việc. Điều này đòi hỏi bạn sẽ tạo được các từ khóa
một cách hoàn toàn có ý thức từ đoạn văn bản gốc. Vì trong quá trình lưu thông tin, não bộ của
chúng ta khó có thể bắt đầu với các câu hoàn chỉnh, do đó nó sẽ phải tự tìm ra những từ khóa.
Điều này không phải lúc nào cũng thành công. Bạn sẽ chỉ học hiệu quả hơn, nếu nắm chắc được
các từ khóa, ở đây, có một nguyên tắc được cho là đúng đắn:
Ít như có thể, nhiều như cần thiết. Thông qua các quy tắc của những tấm thẻ trực quan, bạn sẽ
hiểu cụ thể hơn về khía cạnh này cũng như biết cần phải phát triển khả năng tìm những từ khóa
chính xác như thế nào. Sau đó hãy kích hoạt từ khóa, bạn sẽ nhận biết được toàn bộ nội dung
của văn bản gốc.
Như đã nhắc ở trên, những thông tin này được liên kết với từ khóa. Tuy nhiên, vấn đề quyết
định chủ yếu là hệ thống lặp lại đúng đắn. Nếu bạn tạo một tấm thẻ trực quan từ một văn bản
và để nó một chỗ trong một vài tháng, thì những từ khóa sẽ không còn giúp bạn có được toàn
bộ nội dung của văn bản gốc. Do vậy, bạn cần kích hoạt lại những thông tin này theo một chu
trình nhất định. Bạn chỉ cần đầu tư một chút thời gian cho công việc này, nhưng cái mà bạn
nhận được sẽ rất nhiều. Với chiếc cặp hồ sơ ôn tập đã được tôi phát triển, bạn sẽ không còn
gặp phải khó khăn nào nữa. Để biết thêm thông tin chi tiết về chiếc cặp hồ sơ này cũng như về
việc quản lý ôn luyện đúng cách, mời các bạn theo dõi bước thứ ba.
Não của bạn sẽ dễ dàng kết nối được các từ khóa quan trọng một cách logic. Như chúng ta đã
thấy trong mối liên hệ với mạng lưới tri thức, điều này mang tính quyết định trong quá trình lưu
trữ. Trong tấm thẻ trực quan, những { tưởng căn bản sẽ đứng sát cạnh nhau mà không bị tách
ra khỏi nhau một cách không cần thiết bởi những phụ từ như ở những ghi chép theo hàng. Qua
đó đòi hỏi phải tạo ra mối liên hệ và cùng với đó là quá trình có tính liên kết. Tuy nhiên, việc
tăng khả năng nhớ thông qua quá trình làm việc với thẻ trực quan còn phụ thuộc vào nhiều
nguyên nhân khác. Mỗi một tấm thẻ trực quan là một vật thể duy nhất. Trước tiên, những chiếc
thẻ trực quan do tự tay bạn tạo ra sẽ giống như một bức tranh. Thông qua việc hình ảnh hóa
này, quá trình lưu lại thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bộ não.
Bây giờ, bạn hãy tạo ra một tấm thẻ trực quan mà không nhìn lại vào sách. Sau đó hãy so
sánh kết quả của bạn với phương án ở trang bên. Như đã nêu ở trên, ở đây không tồn tại
khái niệm đúng hay sai. Bạn hãy cân nhắc điều gì tốt hơn cho tấm thẻ trực quan của bạn hay
bạn có thể nhận được gì từ phương án dưới đây.
Chắc chắn bạn đã xác định được bài tập này không hề đơn giản. Các tấm thẻ trực quan nhìn có
vẻ đơn giản, nhưng việc tạo ra nó lại không dễ dàng. Vì thế, bạn cần nắm vững ba bước căn bản
có vai trò quyết định cho việc đọc hiểu và đọc nhớ tốt. Bạn cần nhận ra được các cấu trúc, làm
gọn nội dung bằng những từ khóa quan trọng và tiếp đó tìm ra các mối liên hệ. Do đó, trong
quá trình tạo ra thẻ trực quan thì khả năng học tập hiện tại được thể hiện rõ trong ba bước
quyết định này.
Nhờ có độ sâu của quá trình xử lý, bạn sẽ còn được hưởng nhiều lợi ích hơn từ thời gian đọc
của mình. Những ghi chú tuyến tính sẽ không đem lại cho bạn những lợi ích như vậy, vì việc lần
lượt viết ra một cái gì đó từ một đoạn văn bản không đòi hỏi bất cứ tư duy đặc biệt nào. Ngay
cả học sinh tiểu học cũng có thể làm được điều này. Trái lại, trong một tấm thẻ trực quan, bạn
không thể đơn giản ghép từ này với từ khác. Bạn sẽ sử dụng gần hết 126 Bit. Thêm vào đó, với
những tấm thẻ trực quan này, bạn sẽ có một sự kiểm soát tối ưu. Khi bạn đã có thể xử lý một
đoạn văn bản theo cách này, chắc chắn bạn đã hiểu văn bản.
Bạn cũng không cần tỏ ra quá lo lắng nếu bạn đã ngồi khá lâu trước một tờ giấy trắng mà không
thể trình bày lại được một chút thông tin nào. Với việc luyện tập đúng cách chắc chắn bạn sẽ
tiến bộ rất nhanh.
Những gợi ý luyện tập tiếp theo
Bạn hãy đọc lại bài kiểm tra trình độ đọc “Những lợi ích của việc chạy bộ” ở phần đầu một lần
nữa và chuyển đoạn văn bản này thành một thẻ trực quan. Sau đó hãy so sánh kết quả của bạn
với phương án ở trang sau. Bạn hãy thực hiện các bước tương tự như vậy với bài thi “Thực
phẩm tốt cho não”.

Nâng cao dạng bài tập 3-2-1


Một lần nữa, chúng ta hãy quay trở lại với bài luyện 3-2-1. Đến giờ, bài luyện này sẽ không còn
gây ra bất cứ khó khăn nào cho bạn nữa. Do đó, đây là thời điểm để nâng cao kỹ năng. Từ nay
trở đi, bạn hãy khôi phục lại nội dung văn bản sau ba phút xem qua thẻ trực quan. Hãy cân nhắc
xem liệu bạn còn bỏ sót nhánh chính hay nhánh phụ nào không. Tự đặt ra cho mình những câu
hỏi có định hướng. Sau hai phút xem lại tấm thẻ trực quan, bạn hãy điền thêm thông tin vào
tấm thẻ trực quan của mình. Tiếp tục bổ sung ý cho các nhánh chính và nhánh phụ. Đây chính là
ưu điểm của thẻ trực quan. Tiếp tục đặt các câu hỏi cho mình dựa trên kết quả vừa thu được.
Chỗ nào còn thiếu thông tin? Bạn hãy điền thêm vào thẻ trực quan sau một phút xem lại, ngay
cả khi việc này trở nên khó khăn hơn. Sau đó, hãy so sánh tấm thẻ trực quan bạn vừa hoàn
thành với đoạn văn bản và xác định khả năng hiểu văn bản của bạn.
Bằng cách này, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh trong việc nhận ra các cấu trúc. Hãy sử dụng lại hiệu
ứng đường cao tốc đã từng được đề cập. Nếu bạn có thể nhanh chóng nhận ra các cấu trúc
cũng như các từ khóa với tốc độ cao, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, với tốc độc đọc bình
thường, điều này sẽ trở nên dễ dàng với bạn đến nhường nào.
Luyện tập với các cuốn sách
Tiếp theo, bạn hãy thử tạo một tấm thẻ trực quan cho một cuốn sách. Bạn hãy cầm cuốn sách
bài tập lên và tạo một tấm thẻ trực quan dựa vào phần mục lục sau khi đọc lướt qua cuốn sách
này. Tất nhiên, hệ quy chiếu của cuốn sách càng lớn thì thẻ trực quan sẽ càng ít chi tiết hơn. Do
vậy, bạn cần luôn luôn nhận thức rõ mình sẽ thiết lập thẻ trực quan ở phạm vi nào: cho từng
đoạn riêng biệt, cho tất cả các chương hay cho toàn bộ cuốn sách. Theo cách l{ tưởng, những
tấm thẻ trực quan riêng lẻ này sẽ được ghép lại với nhau theo các mô-đun. Qua các nhánh phụ
của một tấm thẻ trực quan, bạn có thể nhận thức được những tấm thẻ nào của nhánh được
điền thêm chứa đựng những thông tin chi tiết tiếp theo. Đây là một cách quản lý kiến thức thực
sự hiệu quả.
Bạn có thể đánh dấu trên các nhánh phụ của thẻ trực quan những thông tin chi tiết tiếp theo
nào được chứa đựng ở các tiểu mục. Đó là một cách quản lý kiến thức hiệu quả.
Bài tập
Để luyện tập, bạn hãy tóm lược cuốn Đọc sách siêu tốc vào một thẻ trực quan. Qua đó bạn sẽ
suy ra bố cục của cuốn sách này.
Luyện tập với các lĩnh vực kiến thức
Chúng ta cùng tiến một bước nữa. Đối với một chủ đề phức tạp, sẽ rất hữu ích khi ta sắp xếp
cuốn sách đó thành một lĩnh vực kiến thức tổng thể.
Thẻ trực quan về lĩnh vực kiến thức tổng thể
Giả sử bạn phải học cho kz thi chuyên ngành luật cấp quốc gia và đang có trong tay một cuốn
sách về luật thương mại. Trước khi bắt đầu với cuốn sách này, bạn cần sắp xếp cuốn sách thành
một phạm trù kiến thức tổng thể, điều mà bạn luôn phải có cho kì thi.
Bạn hãy tự tạo cho mình cách nhìn bao quát này. Qua đó trong khi đọc bạn sẽ không để tuột
mất khỏi tầm mắt mối liên hệ của các nội dung thông tin. Bạn có thể liên tục sắp xếp các chi tiết
riêng lẻ vào bản đồ kiến thức tổng thể.
Thiết lập những ghi chú quan trọng trên máy tính.
Qua đó, bạn có thể đổi chỗ hoặc sửa chữa các nhánh, chẳng hạn như nhờ vào một chương trình
miễn phí. Bạn có thể tìm thấy đường dẫn đến chương trình phần mềm miễn phí này dưới địa
chỉ www.akademiegruening.de/lehrbuch. Tuy nhiên, việc tự tay hình thành những tấm thẻ trực
quan sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Bạn có thể trình bày những tấm thẻ trực quan này một
cách đặc sắc hơn, đồng thời có thể thêm vào màu sắc và tranh ảnh. Mỗi chiếc thẻ trực quan sẽ
trông giống như một cá thể riêng biệt, giống như một bức tranh. Còn những ghi chú trong máy
tính lại tương tự như nhau và khó có thể lưu lại trong tâm trí của bạn.
Một số nội dung chính bạn cần ghi nhớ:
• Chỉ nhờ quá trình tích cực đọc, bạn mới có thể đọc hiểu tốt. Hãy tận dụng toàn bộ 126 bit mỗi
giây.
• Độc giả thông minh sẽ theo sát bố cục của văn bản.
• Bạn hãy sử dụng thẻ trực quan để rèn luyện khả năng này. Thông qua sự kết hợp thường
xuyên giữa quá trình đọc với việc hình thành các thẻ trực quan, não bộ của bạn sẽ trở nên dễ
thích ứng hơn. Hãy sử dụng bài tập “10 phút đua ô tô đường trường”.
• Thông qua việc hình thành các tấm thẻ trực quan, bạn đã bắc cầu nối giữa tác giả và độc giả,
vì các tấm thẻ trực quan tương thích với lối tư duy tự nhiên của con người.
• Hãy sử dụng thẻ trực quan để có được một cái nhìn tổng quát rõ ràng hơn về một cuốn sách
hay một phạm trù tri thức.
• Bạn hãy điền vào bài luyện 3-2- 1 để thiết lập những tấm thẻ trực quan.
IV. Hãy tăng khả năng ghi nhớ
Những câu hỏi bạn nên đặt ra:
• Làm cách nào để tôi có thể tăng khả năng ghi nhớ nội dung của đoạn văn bản mình đã đọc?
• Việc đọc có mục đích mang lại hiệu quả gì?
• Tại sao trước khi đọc tôi cần vận dụng những hiểu biết sẵn có của mình?
• Tóm tắt nội dung văn bản bằng ngôn từ của mình giúp ích cho tôi như thế nào?
• 5 giác quan hỗ trợ tôi như thế nào khi ghi nhớ văn bản?
• Làm cách nào để tôi có thể ghi nhớ những thông tin trừu tượng?
• Làm thế nào để tạo ấn tượng và sự khác biệt?
Trước hết, chúng ta cần phải tập trung nâng cao khả năng khi nhớ. Chúng ta có thể vận dụng
một vài điểm đã được đề cập tới trong phần “Tăng cường khả năng ghi nhớ của bạn thông qua
những tấm thẻ trực quan”. Bộ não của bạn có thể dễ dàng ghi nhớ các từ khóa bằng cách liên
tưởng các hình ảnh có liên quan và kết nối các từ khóa lại với nhau. Với sự trợ giúp của một tấm
thẻ trực quan, bạn đã có trong tay những tiền đề tốt nhất để ghi nhớ lâu dài một đoạn văn bản.
Ngoài ra còn có những phương pháp khác giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ của mình.
Những người có khả năng đọc xuất sắc xứng đáng trở thành tấm gương để chúng ta học tập,
bởi họ có thể ghi nhớ tất cả các dạng thức văn bản mà không gặp vấn đề. Những điểm chung về
khả năng ghi nhớ đã được phát hiện, từ đó chúng ta có thể phát triển những bài tập để rèn
luyện khả năng này. Ở đây cần phải nhắc lại rằng việc tạo lập thói quen mới là điều bắt buộc
nếu bạn muốn trau dồi khả năng của mình. Bạn hãy ghi nhớ câu nói từ chương trước.
Cách suy nghĩ và hành động của mỗi người được xác định thông qua thói quen trong suy nghĩ
và hành động của người đó.
Có 4 thói quen bạn cần rèn luyện và biến chúng trở thành phản xạ của bản thân mỗi khi đọc
một thứ gì đó.
• Đọc có mục đích
• Vận dụng những hiểu biết sẵn có
• Tóm tắt lại những điều đã đọc được
• Ghi nhớ bằng hình ảnh
Thiết lập phản xạ đọc có mục đích
Phần lớn mọi người không thể nhớ ra một số thứ vì đúng vào lúc cần ghi nhớ thì họ lại không
làm điều đó, ví dụ như ghi nhớ tên mọi người chẳng hạn. Người ta chỉ quyết định ghi nhớ tên ai
đó khi không thể nhắc lại được cái tên đó. Mọi người chỉ nhận ra là cần phải nhớ khi họ không
thể nào nhớ nổi ai đó tên là gì và khi đó đã muộn. Thời điểm tốt nhất để ghi nhớ là ngay trước
khi bạn tiếp xúc với thông tin đó lần đầu tiên, trong ví dụ trên là ngay trước khi người đối diện
giới thiệu với bạn tên của anh ta. Lúc đó bạn cần ngay lập tức ý thức được rằng phải ghi nhớ và
nhanh chóng nạp cái tên này vào bộ nhớ bằng cách liên tưởng ngay đến người đó chẳng hạn.
Ghi nhớ tên
Cách ghi nhớ bằng hình ảnh này một lần nữa lại là cách tiếp cận mang tính quyết định. Đây
chính là cách mà những người có trí nhớ siêu phàm sử dụng để có thể ghi nhớ một số lượng tên
khổng lồ. ở Mỹ có những chương trình truyền hình được tổ chức với sự xuất hiện thường xuyên
của những người có trí nhớ siêu phàm. Các khán phòng được ngồi chật kín và lần lượt từng
người sẽ xưng tên. Sau đó họ có thể nhắc lại chính xác tên của từng người.
Một điều khiến chúng ta cảm thấy an ủi đó là việc bộ não của họ không hề ưu việt hơn so với
chúng ta. Khác biệt nằm ở cách họ ghi nhớ. Họ sử dụng những thủ thuật và hệ thống ghi nhớ
đơn giản để có thể khắc sâu vào bộ nhớ một lượng thông tin đáng kinh ngạc. Sự không hài lòng
với trí nhớ của bản thân thường là lý do thôi thúc họ trau dồi khả năng ghi nhớ của mình.
Chính vì vậy, trước khi đọc, bạn cần phải ý thức được rằng mình cần ghi nhớ. Bước này nghe có
vẻ đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến việc bạn có thể nhớ được bao nhiêu thông
tin. Vì vậy, bạn hãy tự đặt ra cho mình mục tiêu rõ ràng khi đọc. Vì sao bạn lại cầm cuốn sách
này trên tay? Bạn muốn hoặc có thể lĩnh hội được gì sau khi đọc cuốn sách này? Đặt ra mục tiêu
cụ thể, xác định mục đích đọc sách là cách tốt nhất để bạn có thể ghi nhớ những gì đã đọc. Bạn
cần cố gắng xác định mục tiêu rõ ràng nhất có thể rồi cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra. Chú ý
việc này cần phải được rèn luyện để trở thành một thói quen.
Ưu điểm của việc xác định rõ mục đích đọc
Trong một cuộc khảo sát khoa học, người ta đã lập ra hai nhóm và cả hai nhóm này đều được
yêu cầu đọc một đoạn văn bản dài. Những người tham gia được thông báo rằng sau đó sẽ có
một bài kiểm tra về nội dung đoạn văn. Một nhóm được thông báo rằng nội dung của bài kiểm
tra sẽ liên quan đến toàn bộ nội dung của đoạn văn trong khi nhóm còn lại được thông báo nội
dung kiểm tra chỉ đề cập tới một chủ đề chính nhất định. Tuy nhiên trên thực tế bài kiểm tra đề
cập tới toàn bộ nội dung của đoạn văn bản.
Người ta phỏng đoán rằng, nhóm tập trung vào toàn bộ nội dung của đoạn văn sẽ có lợi thế
hơn nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Nhóm kia đạt thành tích tốt hơn hẳn. Bằng việc
dành sự tập trung cho một chủ đề nhất định họ có thể đọc văn bản một cách chủ động tích cực
để tìm kiếm những nội dung trong văn bản.
Ngay cả khi bạn cho rằng phải ghi nhớ toàn bộ nội dung của cuốn sách để chuẩn bị cho kì thi thì
bạn vẫn nên đặt ra những câu hỏi có định hướng đối với nội dung của cuốn sách. Cách này sẽ
giúp bạn nhớ phần nội dung còn lại nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thiết lập phản xạ vận dụng những hiểu biết sẵn có
Một văn bản y học dù khó đọc cũng không thể gây khó khăn cho những độc giả thường xuyên
tiếp xúc với loại văn bản này. Trong một khoảng thời gian ngắn, họ có thể đọc và ghi nhớ toàn
bộ các chi tiết của một đoạn văn bản. Tuy nhiên, nếu ta chưa từng tiếp xúc với lĩnh vực này thì
sẽ rất khó để hiểu được nội dung của văn bản. Sau khi đọc, cùng lắm là ta chỉ có thể thuật lại
một cách khái quát chủ đề của bài viết. Ta không thể nhớ nổi các thuật ngữ khó, tên riêng và
các chi tiết. Chính vì vậy, có thể nói rằng phông nền kiến thức về một lĩnh vực nào đó có ảnh
hưởng quyết định đến việc bạn có thể ghi nhớ được bao nhiêu nội dung văn bản viết về lĩnh
vực đó.
Đường cong kiến thức - thời gian
Ở những phần trước chúng ta đã làm quen với đường cong hành vi - thời gian với dạng đường
cong thấp dần. Biểu đồ kiến thức - thời gian thì ngược lại, nó có dạng đường cong đi lên. Khi
mới làm quen với một lĩnh vực kiến thức, rất khó để bạn có được một cái nhìn tổng thể cũng
như xác định những chỗ cần nắm bắt.

Dân gian có câu: “Vạn sự khởi đầu nan” và nó hoàn toàn chính xác trong trường hợp này. Càng
có nhiều kiến thức bạn càng dễ dàng trong việc tiếp nhận những tri thức mới. Điều này cũng
giống như khi bạn lăn một quả bóng tuyết vậy, bạn càng lăn nó càng lớn hơn.
Khi đọc một cuốn sách bạn phải tuân thủ các bước một cách đúng đắn. Điều này rất quan trọng.
Trước hết bạn phải xác định cho mình đâu là trọng tâm. Bạn hãy đọc lướt qua những chỗ khó
và đánh dấu lại sau đó sẽ quay lại nghiên cứu kĩ hơn. Để hiểu được những chỗ này, bạn có thể
phải sử dụng những nội dung có ở trang trước cũng như trang sau. Đọc sách cũng giống như
xây nhà vậy. Bạn không thể xây từ nóc mà phải bắt đầu từ móng. Khi bạn đã hiểu được nội
dung cốt lõi của cuốn sách, bạn sẽ dễ dàng kết nối các chi tiết với hiểu biết sẵn có của bạn. Thực
ra không hề dễ dàng khi tách biệt rạch ròi các nội dung của một cuốn sách, tuy nhiên nếu như
bạn đã nắm chắc nguyên tắc khi đọc, bạn sẽ tiến xa hơn.
Bạn hãy kiểm tra xem liệu cuốn sách này có thực sự phù hợp hay không và bạn đã có đủ những
kiến thức nền bắt buộc hay chưa. Nếu chưa, việc bạn cần làm là trau dồi kiến thức của mình
bằng một cuốn sách cơ bản thuộc cùng chủ đề. Thời gian đọc hai cuốn sách sẽ ngắn hơn so với
thời gian bạn dành chỉ để nghiền ngẫm một cuốn vì khi ấy bạn không phải vất vả tra cứu, tìm
hiểu những kiến thức còn thiếu.
Bạn hãy luôn luôn kết nối những hiểu biết sẵn có với những kiến thức mới bạn vừa trau dổi
được. Một nguyên tắc quan trọng khi học: “Nếu bạn muốn nhớ một thứ gì đó thì bạn buộc phải
kết nối chúng với những điều bạn đã biết. Nếu không kiến thức sẽ chỉ vào tai nọ ra tai kia mà
thôi” và thời gian đọc sách của bạn sẽ trở nên vô nghĩa. Trước khi đọc một cuốn sách, bạn hãy
cố gắng đánh thức những hiểu biết sẵn có của bạn về chủ đề. Những nội dung mới sẽ được kết
nối với những hiểu biết hiện thời một cách dễ dàng hơn.
Mạng lưới tri thức của riêng bạn
Người ta thường dùng hình ảnh mạng nhện để minh họa cho hiểu biết sẵn có của mỗi người.
Mạng lưới kiến thức này ở một vài chỗ được gắn kết với nhau rất tinh xảo, đó là ở các lĩnh vực
mà bạn đã hiểu biết nhiều. Ở những lĩnh vực khác mà bạn không thực sự quan tâm thì sự liên
kết ấy cũng chỉ ở mức giản đơn. Một “sợi tơ mới” phải được liên kết với những sợi đã có sẵn vì
như ở trong môi trường chân không chẳng hạn, một “sợi tơ” đơn độc sẽ không thể trụ nổi và
rơi khỏi mạng lưới ngay lập tức. Vì vậy sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi thiết lập nên những mạng
nhện kiến thức về những lĩnh vực mà bạn đã có hiểu biết sẵn có, còn ở các lĩnh vực khác bạn
hãy từ từ thiết lập nên các “sợi tơ” nền tảng tiếp theo.

Bộ não của mỗi người có hơn 100 tỉ nơron thần kinh. Tuy nhiên con số này không nói lên nhiều
điều về lượng kiến thức hay cách thức ứng xử của mỗi người mà sự khác biệt nằm ở chỗ có bao
nhiêu liên kết được tạo lập giữa những nơron. Đây mới chính là yếu tố quyết định đến mạng
lưới tri thức của mỗi cá nhân. Mỗi người luôn phản ứng đặc biệt nhạy bén ở một lĩnh vực nhất
định vì số lượng liên kết về lĩnh vực đó cao hơn hẳn. số lượng liên kết càng nhiều thì khả năng
ứng biến càng cao.
Để liên kết những kiến thức mới với lượng tri thức bạn đang sở hữu, bạn cần nhanh chóng nhớ
lại những điều bạn đã biết trước khi đọc sách. Trong vòng một phút, bạn hãy nhanh chóng soạn
ra cho mình một tấm thẻ trực quan tóm tắt những kiến thức bạn nắm bắt được. Cách này sẽ
giúp bạn dần tạo lập thói quen nhớ lại những kiến thức đã có và sau đó dần biến thói quen
thành phản xạ. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như về sau không còn phải viết
những gì bạn nhớ được ra giấy nữa.
Thiết lập phản xạ tóm tắt nội dung
Những người có khả năng đọc xuất sắc có thể tóm tắt nội dung văn bản đã đọc bằng một vài từ.
Những kĩ năng này chúng ta đã rèn luyện ngay từ đầu khóa học. Bạn có thể tự tin khẳng định
rằng nếu bạn thực hiện những bài tập dưới đây thường xuyên và đều đặn, khả năng ghi nhớ
của bạn sẽ tăng đáng kể. Bằng cách tóm tắt lại nội dung, bạn đã biến đoạn văn trở thành của
mình và sử dụng đoạn văn bản “của bạn” bất cứ khi nào bạn muốn.
Tự tóm tắt
Tôi muốn một lần nữa đề cập đến phương pháp khảo sát khoa học để minh họa cho các bạn
thấy việc tự tóm tắt mang lại hiệu quả như thế nào. Những người tham gia khảo sát được chia
làm hai nhóm và phải đọc một văn bản dài. Một nhóm được yêu cầu đọc một đoạn văn bản
trong 30 phút, nhóm còn lại cũng đọc đoạn văn bản tương tự nhưng chỉ trong 15 phút và 15
phút còn lại họ được yêu cầu tóm tắt những gì họ vừa đọc được. Kết quả của bài kiểm tra cho
thấy, mặc dù 15 phút là không đủ để những người nhóm hai đọc chi tiết nội dung của đoạn văn
nhưng bù lại, họ tóm tắt nội dung tốt hơn hẳn. Từ đó chúng ta rút ra kết luận, dù cho thời gian
đọc của bạn có ngắn đến đâu chăng nữa thì bạn hãy dành một phần thời gian ấy để tóm tắt lại
nội dung bằng từ ngữ của mình.
Bằng những bài tập thích hợp, bạn có thể biến việc tóm tắt trở thành một phản xạ có điều kiện
mỗi khi bạn đọc bất kì cái gì và nhờ đó bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Kĩ năng tóm tắt đoạn văn
Bạn hãy cầm một cuốn sách lên. Bạn hãy đọc một đoạn trong cuốn sách và ngồi tựa lưng vào
ghế thật thoải mái. Sau đó bạn hãy gấp sách và tóm tắt lại nội dụng đoạn bạn vừa đọc bằng từ
ngữ của mình. Bạn hãy thực hiện các bước trên đối với từng đoạn, ít nhất trong vòng 5 phút.
Nếu bạn có một người để luyện cùng, các bạn hãy cùng nhau thực hiện bài tập trên. Các bạn
hãy bắt đầu từ đoạn thứ nhất. Bạn đọc đoạn văn và giải thích cho bạn mình nội dung của đoạn
đó dưới hình thức tóm tắt. Bạn của bạn đọc đoạn văn tiếp theo và tóm tắt lại nội dung của
đoạn đó. Sau đó bạn lại tiếp tục với đoạn văn thứ ba. Mỗi lần các bạn thực hiện ít nhất 5 phút.
Với cách làm này, bạn đã có thể hình thành cho mình thói quen tóm tắt nội dung khi đọc. Bạn
đừng quên kiểm tra lại xem từ chỗ nào bạn không thể nhớ được phần mở đầu của văn bản. Với
những đoạn chưa nhớ được, bạn hãy kiên trì thực hành bài tập dưới đây.
Nhận biết vị trí dừng và tóm tắt
Trước tiên bạn hãy chọn một cuốn sách phù hợp để luyện tập. Bạn hãy đọc và để { xem đến lúc
nào thì bạn bắt đầu quên những nội dung trước. Hãy chú { xem đến chỗ nào thì bạn không thể
nhớ nổi nữa để dừng và tóm tắt lại ngay những nội dung đã đọc qua. Sau đó, bạn hãy tiếp tục
đọc và tóm tắt. Bằng cách này, bạn sẽ yên tâm đọc sách mà không phải lo rằng mình đã quên
nội dung những trang sách trước. Cùng với thời gian, thói quen chú ý vị trí và dừng lại tóm tắt
sẽ hình thành và chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên trước những gì mà thói quen này mang đến
cho khả năng ghi nhớ của bạn.
Hình thành phản xạ ghi nhớ bằng hình ảnh
Đôi khi chúng ta ngồi trước một cuốn sách và tự hỏi mình làm cách nào để ghi nhớ toàn bộ nội
dung. Có năm cách trợ giúp bạn tương ứng với năm giác quan. Vì vậy sẽ không có gì lấy làm
ngạc nhiên khi khả năng ghi nhớ của bạn phụ thuộc vào việc bạn vận dụng năm giác quan này
tốt đến đâu.
Xung quanh chúng ta không thiếu những người có trí nhớ phi thường. Việc ghi nhớ đến từng chi
tiết với họ chỉ là chuyện nhỏ và thậm chí sau nhiều năm họ có thể nhắc lại một cách dễ dàng.
Nhà báo Russe Schereschewski là một trong những ví dụ điển hình. Ông có thể nhắc lại từng từ
trong một cuộc thảo luận mà không cần phải ghi chép gì cả. Với những thông tin khác ông cũng
chỉ cần một lần nhìn thấy hoặc nghe qua là có thể nhắc lại chúng mà không gặp khó khăn gì.
Ông Alexander R. Luria, nhà tâm lý học và chuyên gia nghiên cứu về trí nhớ hàng đầu nước Nga
lúc bấy giờ đã nghiên cứu khả năng đặc biệt của Russe Schereschewski trong suốt nhiều tháng
liền. Kết quả của cuộc nghiên cứu được ông Luria trình bày đầy đủ trong cuốn sách Bộ não của
một người có trí nhớ phi thường. ông khẳng định Schereschewski có trí nhớ hoàn hảo. Bí mật về
trí nhớ tuyệt vời của Schereschewski nằm ở chỗ mỗi khi ông nhìn thấy hoặc nghe thấy bất kì
thông tin gì thì gần như ngay lập tức một hình ảnh liên tưởng xuất hiện. Hình ảnh được não
Schereschewski tạo ra sắc nét và rõ ràng hơn hẳn so với những người khác. Thêm vào đó ông
còn vận dụng các giác quan khác để giúp cho việc ghi nhớ. Đôi khi, Schereschewski lại bổ sung
thêm vào các hình ảnh liên tưởng tiếng động, cảm xúc hoặc mùi vị. Sự vận dụng hoàn hảo năm
giác quan diễn ra trong ông một cách vô thức. Những kĩ năng này trước đây ông chưa bao giờ
luyện mà ông chỉ tình cờ phát hiện ra cách ghi nhớ tối ưu nhất hồi còn nhỏ và áp dụng chúng.
Đây cũng chính là bí quyết của những người có trí nhớ xuất sắc. Họ tái hiện thông tin bằng
nhiều hình thức khác nhau, bởi vì những ấn tượng về hình ảnh sẽ được lưu lại trong não bộ ở
một vị trí khác so với những cảm nhận về âm thanh. Cảm xúc, mùi hoặc vị cũng được não lưu
tại những vị trí khác nhau. Thế nên nếu bạn tiếp nhận thông tin bằng cả năm giác quan, bạn sẽ
có năm cách để gợi lại những kí ức về chúng.
Sự tập trung
Sự tập trung của bạn cũng phụ thuộc nhiều vào cách bạn sử dụng năm giác quan của mình. Khi
bạn cần tập trung đọc, bạn phải sử dụng năm giác quan để hướng sự chú { vào đoạn văn và
tránh bị sao nhãng. Sự mất tập trung của bạn đến từ một hoặc cả năm giác quan. Ví dụ như khi
đang đọc bạn lại nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm cảnh vật xung quanh hoặc bị bước chân của ai đó
làm sao nhãng. Ngoài những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan
khiến bạn mất đi sự tập trung. Chẳng hạn bạn không thể dành toàn bộ tâm trí cho trang sách
khi mà những bức ảnh hay những kỉ niệm của kì nghỉ vừa qua cứ hiện ra trước mắt. Bạn có thể
bị làm phiền bởi tiếng xe cộ qua lại hoặc đơn giản là bạn tự làm phiền bản thân bằng những suy
nghĩ nội tâm hay độc thoại. Cảm xúc cũng như thính giác thường bị đánh lạc hướng theo cách
như vậy. Những người có trí nhớ tốt chắc chắn là những người có khả năng tập trung cao độ.
Chính vì lẽ đó, rèn luyện trí nhớ cũng là cách l{ tưởng để bạn rèn giũa sự tập trung.
Bạn hãy nhớ không có trí nhớ nào là tồi cả. Có chăng chỉ là bạn có cố gắng trau dổi khả năng ghi
nhớ của mình hay không mà thôi. Nếu bạn cho rằng những người ở xung quanh bạn có trí nhớ
tốt hơn thì nguyên nhân duy nhất nằm ở việc họ đã vận dụng năm giác quan của mình một cách
tốt hơn. Chỉ cần luyện tập một chút là bạn có thể nhanh chóng vượt qua họ. Bây giờ chúng ta
hãy tiếp tục bài luyện tập.
Có rất nhiều bài tập hữu ích giúp bạn tăng cường khả năng kiểm soát các giác quan của mình.
Nhưng chúng ta hãy quay trở lại với những vấn đề chung. Trong phạm vi của cuốn sách này, tôi
chỉ đề cập đến một số kĩ năng có liên hệ trực tiếp đến việc đọc sách. Còn rất nhiều cách trau dồi
khả năng ghi nhớ cũng như tập trung khác mà bạn có thể luyện tập. Bây giờ tôi sẽ giới thiệu với
bạn một hệ thống hỗ trợ ghi nhớ quan trọng nhất mà những người có trí nhớ siêu phàm vẫn sử
dụng để ghi nhớ một lượng thông tin khổng lồ.
Tôi muốn làm rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng cả năm giác quan bằng ví dụ dưới đây:
Ví dụ bạn muốn dạy một đứa trẻ về thứ tự của các hành tinh trong hệ mặt trời ngay cả khi một
trong số chúng đã bị loại khỏi danh sách các hành tinh:
 Mặt Trời
 Sao Thủy
 Sao Kim
 Trái Đất
 Sao Hỏa
 Sao Mộc
 Sao Thổ
 Sao Thiên Vương
 Sao Hải Vương
 Sao Diêm Vương
Ở trường các giáo viên thường chỉ áp dụng các phương pháp giảng dạy giúp kích thích bán cầu
não trái và họ sẽ nhắc đi nhắc lại thứ tự của những hành tinh trên đến khi nào bọn trẻ nhớ
được. Việc này chẳng mấy hiệu quả vì điều bọn trẻ nên làm là tư duy bằng bán cầu não phải và
lắp ghép tên những hành tinh vào một câu chuyện cho dễ nhớ hơn.
Bạn hãy tưởng tượng, bạn đang nằm dài tận hưởng ánh Mặt Trời và thưởng thức một bài hát
của Freddy Mercury (Sao Thủy). Đột nhiên một nữ thần xuất hiện. Đó là Thần Vệ nữ (Venus).
Bạn hãy mô tả hình ảnh nữ thần chi tiết nhất có thể. Thần Venus lấy Đất và rắc đầy lên người
bạn. Bạn giận dữ và muốn có một ngọn đuốc (Hỏa) để đánh đuổi đồ trơ trẽn kia. Tuy nhiên đột
nhiên xuất hiện một vị thần của các vị thần - Sao Thổ. Bạn hãy tưởng tượng ra một người khổng
lồ sẽ xuất hiện để giúp đỡ bạn vì thường thì người khổng lổ là bề trên của những vị thánh.
Trong khi bạn đang mải hướng ánh mắt đầy kính trọng của mình đến vị thần khổng lồ, thì vị
thần bỗng dưng đeo lên cổ bạn một chiếc dây chuyền có ba chữ SUN (Mặt Trời). Ba chữ được
ghép từ kí tự đầu tên ba trợ thủ của ngài: Thổ Vương (Saturu), Thiên Vương (Uranus), Hải
Vương (Neptune). Nhưng điều mà bạn mong hơn cả là chú chó Walt Disney Pluto (Sao Diêm
Vương) - chú chó vẫn gầm gừ dưới chân vị thần hãy mau đến giúp đỡ bạn.
Để gợi nhớ lại thứ tự của các hành tinh thì bọn trẻ sẽ phải nhớ lại câu chuyện và liên tưởng nó
như một bộ phim. Khi bạn kể cho một đứa trẻ nghe câu chuyện theo cách như vậy, bạn không
cần phải đòi hỏi chúng liên tưởng đến những hình ảnh hay sử dụng các giác quan nữa vì lũ trẻ
sẽ tự động làm điều đó. Nhưng có lẽ khi lũ trẻ lớn thêm chút nữa và bắt đầu đi học, việc này với
chúng trở nên khó khăn hơn. Khi chúng lớn thêm chút nữa hoặc đã trưởng thành, khả năng
tưởng tượng sẽ biến mất và khi ấy người ta cần phải học để lại có thể liên tưởng bằng hình ảnh.
Dĩ nhiên là bạn không cần phải lắp ghép tất cả các thông tin vào những câu chuyện kiểu như thế
này mà việc bạn cần làm là dành thời gian rèn luyện việc sử dụng cả năm giác quan một cách có
ý thức. Qua đó thói quen sẽ dần được hình thành và khả năng nhớ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.
Rạp chiếu phim tưởng tượng
Bạn hãy chọn cho mình một cuốn tiểu thuyết, tốt nhất là một cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn
miêu tả phong cảnh. Bạn cũng có thể bắt đầu bằng một cuốn sách dành cho thiếu nhi vì trong
đó phong cảnh được miêu tả khá đơn giản và sống động. Bạn có thể hoàn toàn tập trung vào
việc dàn dựng bộ phim trong tưởng tượng của bạn. Trong thời gian đầu luyện tập, bạn đừng
chọn những cuốn sách khoa học hoặc trừu tượng.
Bạn hãy đọc đoạn đầu tiên và sau đó tựa lưng vào ghế. Bạn hãy nhắm mắt lại và liên tưởng
những thứ vừa đọc thành những hình ảnh. Bạn hãy tưởng tượng mình đang trong rạp chiếu
phim và ngồi trước một màn chiếu lớn. Trên màn chiếu bắt đầu xuất hiện những bức ảnh đang
chuyển động. Nếu cảm nhận bằng hình ảnh không phải là cách mà bạn ưa thích thì việc tạo ra
những hình ảnh rõ nét đầu tiên không phải là điều dễ dàng. Đây là điều bình thường nên bạn
đừng vội từ bỏ vì ngay cả trong trường hợp này bạn cũng sẽ học được điều gì đó thông qua
hình thức luyện tập này. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự tiến bộ trong khả năng ghi nhớ và tập trung
của mình.
Bạn hãy thực hành bài tập này ít nhất năm phút và bổ sung vào kế hoạch luyện tập hàng ngày
của mình. Chẳng mấy chốc bạn sẽ vừa đọc vừa liên tưởng. Đến khi nào bạn không còn cần phải
nhắc mình liên tưởng nữa thì lúc đó bạn đã hình thành cho mình phản xạ.
Bạn sẽ thấy những bức tranh liên tưởng bạn vẽ ra càng ngày càng rõ ràng và sống động hơn.
Sau đó, bạn hãy tô thêm màu để bức tranh thêm sinh động. Cùng với thời gian, chiếc màn chiếu
tưởng tượng sẽ không còn cần thiết nữa. Bạn hãy sử dụng tất cả những giác quan của mình để
khiến cho bức tranh trở nên độc đáo. Bằng cách này, bạn tạo thêm cho mình các cách tiếp cận
thông tin. Nhưng việc tưởng tượng vẫn quan trọng nhất. Khi nào bạn có thể vừa đọc vừa liên
tưởng chứ không cần phải nhẩm lại trong đầu nữa thì lúc đó bạn đã tiến rất gần đến phương
pháp đọc tối ưu nhất.
Ngoài khoảng thời gian dành cho luyện tập thì bạn không cần thường xuyên tưởng tượng mỗi
khi đọc bất kì cái gì. Bạn chỉ cần nhớ rằng, mục đích của bài luyện tập là trau dồi ý thức sử dụng
các giác quan để tiến tới biến việc sử dụng các giác quan khi đọc trở thành phản xạ tự nhiên. Dĩ
nhiên thỉnh thoảng ngả lưng ra sau ghế và tưởng tượng những gì đã đọc, thậm chí những thông
tin đặc biệt quan trọng ngoài thời gian luyện tập hoàn toàn không có hại gì.
Với năm giác quan, bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên cụ thể hơn
Trong các hội thảo của tôi thường xuyên có ý kiến cho rằng chúng ta không gặp phải vấn đề gì
khi sử dụng năm giác quan khi đọc những cuốn tiểu thuyết đơn giản nhưng với những cuốn
sách phức tạp thì khác. Tuy nhiên nguyên nhân duy nhất của điều đó chỉ nằm ở vấn đề luyện
tập. Với mỗi thuật ngữ trừu tượng, bạn có thể hình dung ra một hình ảnh cụ thể. Chúng ta
không bao giờ hiểu được một thuật ngữ nếu chúng ta không có ít nhất một hình ảnh liên tưởng
về nó. Ví dụ một người có thể liên tưởng từ “Tự do” với hình ảnh đại dương bao la hiện ra
trước mắt trong khi những người khác chọn hình ảnh tượng Nữ thần Tự do hay một sự kiện đặc
biệt với riêng mình.
Bạn hãy khiến một văn bản trở nên rõ ràng và cụ thể bằng cách huy động toàn bộ các giác quan
của mình. Kinh nghiệm đầu tiên mà tôi thu được là khi tôi đọc các văn bản pháp luật. Các văn
bản này nhìn chung được viết một cách rất trừu tượng. Khi tôi bắt đầu liên hệ những chỗ khó
hiểu với những ví dụ cụ thể, tôi đã hiểu thấu đáo và ghi nhớ được tất cả các thông tin mà không
vấp phải thêm bất kì khó khăn nào khác. Bạn hãy suy nghĩ và liên hệ với một ví dụ cụ thể khi gặp
phải một văn bản trừu tượng. Ví dụ càng cụ thể thì càng dễ nhớ. “Một chiếc xe tải màu mè”
đương nhiên sẽ khó hình dung hơn “Một chiếc xe đưa thư màu vàng”. Tôi muốn nhắc lại rằng,
hãy huy động cả năm giác quan của bạn.
Những chiếc chân trừu tượng
Dưới đây là một câu chuyện khá thú vị:
Hai chân ngồi lên Ba chân và cầm Một chân. Đột nhiên Bốn chân xuất hiện và chộp lấy Một
chân. Hai chân cầm Ba chân ném về phía Bốn chân.
Câu chuyện trên nghe có vẻ khá trừu tượng và nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm những hình ảnh
minh họa phù hợp. Bạn hãy vận dụng tối đa các giác quan để tưởng tượng ra một bộ phim. Một
chân có thể là chiếc đùi gà, Hai chân có thể dễ dàng liên tưởng đến một câu bé, Ba chân là một
chiếc ghế đẩu chẳng hạn còn Bốn chân sẽ là một con chó.
Câu chuyện sẽ trở thành: Một cậu bé ngồi trên chiếc ghế và thưởng thức chiếc đùi gà. Bỗng
nhiên con chó lao vào và cướp mất. Cậu bé tức giận cầm chiếc ghế ném về phía con chó. Bạn
hãy “quay phim” rồi chiếu lên chiếc màn chiếu tưởng tượng của mình. Câu chuyện sẽ trở nên
dễ nhớ hơn rất nhiều.

Với năm giác quan bạn có thể tạo ra sự độc đáo


Tôi luôn khuyên các bạn rằng hãy khiến những thông tin trở nên khác biệt và chỉ có các giác
quan mới có thể giúp bạn thực hiện việc này. Những bức tranh liên tưởng với sự độc đáo do
chính bạn tạo ra sẽ dễ nhớ hơn và lưu lại trong kí ức của bạn lâu hơn.
Năm giác quan giúp bạn tạo ra những ấn tượng
Ấn tượng mà một thông tin để lại có { nghĩa quyết định đến việc ghi nhớ. Giống như việc hổi
bé, có lần bạn đã chạm tay vào mặt bếp nóng rát và hành động đó để lại ấn tượng mạnh mẽ
trong bạn. Trong trường hợp này, ấn tượng được tạo ra thông qua cảm giác. Bạn sẽ nhớ mãi và
không lặp lại hành động đó thêm bất kì lần nào nữa. Hiện tượng này cũng diễn ra tương tự đối
với những thông tin của một đoạn văn bản. Bạn chỉ có thể tạo ra ấn tượng bởi chính các giác
quan của mình. Vì vậy, nếu một thông tin đủ để gây ấn tượng với bạn thì có nghĩa là bạn đã ghi
nhớ thông tin ấy mà không phải đọc lại chúng nhiều lần để ghi nhớ nữa.
Một lựa chọn không tồi cho bạn khi đọc sách là hãy làm cho từng phần trở nên ấn tượng bằng
cách tạo ra những hình ảnh liên tưởng thật ấn tượng hoặc độc đáo. Những thông tin còn lại sẽ
được bổ sung vào phần thông tin đã được xử l{ trước đó. Bằng chứng là tất cả những người lớn
tuổi ở Mỹ khi được hỏi đều trả lời được chính xác họ đã ở đâu và đang làm gì khi Tổng thống
John F. Kennedy bị ám sát. Vụ ám sát kinh hoàng này là một sự kiện gây ấn tượng mạnh và vì
thế những kí ức liên quan đến nó cũng được ghi nhớ. Thảm kịch ngày 11/9 ở Hoa Kì có lẽ cũng
để lại những ấn tượng sâu sắc trong bạn. Bạn sẽ nhớ chính xác bạn đang ở bên cạnh ai khi lần
đầu tiên được xem những hình ảnh khủng khiếp về vụ khủng bố.
Một số nội dung chính bạn cần ghi nhớ:
• Hãy tạo lập bốn thói quen đã nói ở trên nếu bạn muốn trau dồi khả năng ghi nhớ của mình.
• Xác định mục tiêu cụ thể trước khi đọc.
• Trau dồi vốn kiến thức trước khi bắt đầu đọc.
• Tóm tắt nội dung bằng ngôn từ của bạn.
• Hãy huy động cả năm giác quan khi đọc và qua đó bạn sẽ có năm cách tiếp cận để ghi nhớ
thông tin. Chỉ có năm giác quan mới có thể giúp bạn khiến nội dung của văn bản trở nên cụ
thể, độc đáo và ấn tượng. Ngoài ra, năm giác quan còn có ảnh hưởng quyết định đến khả
năng tập trung của bạn.
Mỗi cuốn sách như một dự án
Những câu hỏi bạn nên đặt ra:
• Tôi đang thực hiện những bước nào khi đọc một cuốn sách?
• Tại sao việc xác định mục đích đọc lại đóng vai trò quyết định? Tìm hiểu khái quát một cuốn
sách trước khi đọc mang lại lợi ích gì cho tôi?
• Tôi phải đánh dấu những chỗ quan trọng như thế nào?
• Tôi phải giải quyết những chỗ khó trong cuốn sách bằng cách nào?
• Nhìn qua những chỗ đã đọc có thể giúp gì cho tôi?
Cuối cùng, chúng ta hãy coi cuốn sách như là một dự án. Với những phương pháp sau đây, bạn
sẽ có thể nắm bắt hiệu quả nội dung của bất kì cuốn sách nào. Bạn hãy dựa vào { nghĩa của mỗi
cuốn sách để lựa chọn phương pháp phù hợp. Bạn có thể tìm thấy biểu đồ khái quát về cách
đọc ở phần ghi chú.
I. Nền tảng để bắt đầu
Xác định mục đích đọc sách chính là điểm khởi đầu của bạn. Bạn hãy tự đặt cho mình ít nhất
bốn câu hỏi dưới đây:
- Tôi đọc cuốn sách này vì mục đích gì?
- Cuốn sách này có { nghĩa quan trọng thế nào với tôi?
- Tôi muốn lĩnh hội được những thông tin gì từ cuốn sách này?
- Tôi muốn áp dụng những kiến thức thu được vào lĩnh vực nào?
Bằng cách này, bạn sẽ thường xuyên kiểm tra được liệu bạn đã tiến gần đến mục tiêu đọc của
mình hay chưa và khi nào mục tiêu ấy được hoàn thành.
Thiết lập bộ lọc cho não bộ
Thông qua việc đặt ra mục tiêu và đưa ra những câu hỏi đúng đắn trước khi đọc, bạn sẽ tiếp thu
được những thông tin mấu chốt một cách có ý thức. Ý thức của bạn sẽ tự động hướng sự chú ý
tới những thông tin mấu chốt đó. Hay nói cách khác, bạn vừa tự thiết lập một bộ lọc cho não bộ
của mình.
Ví dụ sau đây sẽ chỉ ra tác dụng thường nhật của phương pháp này. Bạn muốn mua một chiếc ô
tô mới và ghé qua một cửa hàng kinh doanh xe hơi. Bạn chọn được một mẫu xe nhưng vẫn
đang đắn đo về màu sắc. Cuối cùng, bạn quyết định chọn một chiếc màu xanh lá cây. Sau khi
bạn rời khỏi cửa hàng xe ô tô, bạn chợt thấy đâu đâu cũng có những chiếc xe màu xanh lá cây.
Vì không muốn màu ô tô của mình trùng với bất kz ai, bạn quay trở lại cửa hàng ô tô và quyết
định chọn màu xanh da trời. Thế nhưng, ngay khi rời khỏi đó, đột nhiên đập vào mắt bạn chỉ
toàn những chiếc ô tô màu xanh da trời.
II. Những điều kiện khung
Hãy chú ý rằng trong suốt quá trình đọc sách, bạn sẽ ở trong trạng thái tập trung và thư giãn.
Bài tập với quả bóng golf sẽ giúp ích cho bạn có được trạng thái này. Nếu không, tự bạn sẽ
khiến việc đọc trở nên nặng nề và lãng phí những nguồn tài nguyên vô giá.
III. Quá trình đọc sách
Bây giờ quá trình lao động thực sự bên cuốn sách bắt đầu. Sẽ thật thiếu hiệu quả nếu bạn đọc
một cuốn sách từ trang đầu đến trang cuối. Bạn hãy làm theo những bước sau đây, chí ít là khi
đọc những cuốn sách quan trọng.
Cần có một cái nhìn tổng quan
Đầu tiên, bạn cần có một cái nhìn bao quát về cuốn sách. Khi bạn tìm hiểu về một thành phố,
bắt đầu một chuyến du lịch bằng xe đạp hay một chuyến đi dài bằng ô tô thì hiển nhiên là bạn
sẽ thực hiện bước này. Tiếc rằng, với việc đọc thì nhiều người lại không làm như vậy.
Làm dịu hệ viền (hệ thống limbic) của não
Đừng quên hệ viền não bộ của bạn. Nếu vùng này không được đánh dấu bởi những mục đích,
nó sẽ cảm thấy không khỏe. Hệ viền cần các điểm định hướng. Chắc chắn bạn sẽ không thích
thú gì khi bước vào một khu rừng già mà không có bản đồ hay la bàn. Nhưng bạn lại thường
xuyên không có một cái nhìn tổng quan rõ ràng khi đọc một cuốn sách.
Chúng ta đã nói về việc sắp xếp kiến thức vào toàn bộ lĩnh vực hiểu biết cần thiết như thế nào
khi đọc những cuốn sách nhất định. Có như vậy, bạn mới không đánh mất bức tranh tổng thể
của mình. Dựa vào mục đích đọc của mình, bạn hãy quyết định liệu cuốn sách này có đáng để
bạn đọc hay không. Tuy nhiên, chúng ta hãy quay lại việc đọc một cuốn sách thông thường.
Việc đọc có thể so sánh với trò chơi ghép hình. Khi chơi xếp hình, bạn sẽ không chọn đại một
miếng ghép trong hộp rồi cứ thế lắp nếu như trước đó bạn không biết mảnh ghép này phải đặt
ở vị trí nào. Đầu tiên bạn sẽ phải nhìn vào hình mẫu, là thứ mà cuối cùng bạn sẽ tạo ra. Có thể là
một cánh đồng hoa hay một đường chân trời? Bạn hoàn tất bước này bằng cách xác định mục
đích đọc của mình.

Tiếp đến, bạn tìm bốn miếng ghép ở bốn góc. Hãy tiến hành tương tự khi đọc một cuốn sách.
Trước tiên, bạn hãy lật mặt sau của cuốn sách vì thông thường, nội dung cuốn sách sẽ được
tóm lược ở đây bằng một vài lời ngắn gọn. Bạn sẽ không thể tìm được một cái nhìn tổng quan
nào tốt hơn thế. Bây giờ hãy nhìn vào phần mục lục. Nó sẽ chỉ cho bạn cấu trúc của cuốn sách.
Nếu trước mặt là một cuốn sách quan trọng thì bạn hãy lưu cấu trúc của nó vào một chiếc thẻ
trực quan. Trong suốt quá trình đọc, bạn nên để chiếc thẻ này luôn luôn trong tầm nhìn của
mình. Nhờ đó, bạn có thể sắp xếp từng câu trong cuốn sách vào một “tổng thể” và không bao
giờ đánh mất cái nhìn bao quát. Sau đó, bạn hãy đọc lướt qua danh mục các từ khóa và danh
mục tài liệu tham khảo của cuốn sách để nắm được bối cảnh và trọng tâm của cuốn sách.
Bước tiếp theo trong trò chơi xếp hình, bạn cần tìm tất cả những mảnh ghép ở rìa bức tranh.
Thông qua việc này, bạn đã tạo cho bức tranh xếp hình một cái khung. Bằng cách tương tự, bạn
hãy xác định khuôn khổ của cuốn sách. Ở phần này, bạn hãy áp dụng kỹ năng đọc lướt. Thông
qua bài tập khoanh tròn, bạn đã luyện tập được cách đọc này rồi. Việc người ta có được cái
nhìn tổng quan về nội dung hay không chính là mấu chốt của nghệ thuật đọc lướt một cuốn
sách trong 5 đến 10 phút. Tuy bạn không nhớ được từng chi tiết một nhưng bạn có thể nắm rõ
cuốn sách này có bố cục thế nào, liệu nó có đáng để đọc tiếp hay không và ở những chỗ nào có
những thông tin thú vị. Theo tôi, khả năng này cũng quan trọng như chính việc đọc vậy, thậm
chí còn quan trọng hơn, vì bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian nếu nhận ra ngay đó không
phải là cuốn sách đáng đọc. Trước đây tôi đã từng đọc tới chừng một phần ba cuốn sách chỉ để
biết chắc rằng cuốn sách đó chẳng có gì mới mẻ hay thú vị. Thêm vào đó, trước đây tôi đã dùng
ít nhất 30 phút để có cái nhìn sâu sắc về một cuốn sách. Bây giờ tôi chỉ cần nhiều nhất 10 phút
cho việc này. Thậm chí đôi lúc tôi còn đạt được mục đích đọc của mình vì đã tìm ra được những
thông tin mấu chốt ngay khi đọc lướt cuốn sách.
Là một độc giả thông minh, bạn cần phát triển kỹ năng “lọc” những dữ liệu quan trọng nhất của
một cuốn sách trong ít phút. Tôi đã luyện tập kỹ năng này phần lớn tại hiệu sách ở sân bay.
Thỉnh thoảng, tôi cũng phải bay tới tất cả những thành phố của Đức để tổ chức các buổi hội
thảo chuyên đề. Tranh thủ thời gian chờ đợi, tôi đã đọc lướt được nhiều cuốn sách. Có rất
nhiều cuốn sách, nếu là trước đây thì tôi sẽ mua ngay, nhưng bây giờ tôi có thể đặt trở lại kệ
mà không hề nuối tiếc.
Bài tập “con đại bàng”
Hãy luyện tập ở một địa điểm l{ tưởng, chẳng hạn như trong hiệu sách yêu thích của bạn. Hãy
tìm những cuốn sách thú vị và đọc lướt qua chúng trong thời gian tối đa 10 phút. Trong khoảng
thời gian này bạn hãy cố gắng “rút ra” từ cuốn sách nhiều thông tin nhất có thể. Trong lúc đọc
lướt, bạn phải tìm ra những chỗ có chứa phần lớn thông tin. Sau đây, tôi sẽ đề cập đến những
cuốn sách chuyên ngành.
Nói một cách hình tượng, bạn phải lọc “thịt” từ cuốn sách. Cách đọc này gọi là đọc lướt có chọn
lọc. Bạn đọc những chỗ mà theo kinh nghiệm truyền tải nhiều kiến thức nhất. Đó là đoạn đầu
và đoạn cuối của một chương, ở nhiều cuốn sách, đoạn đầu tiên sẽ nêu tổng quan về cả chương
và đoạn cuối cùng thường sẽ tóm tắt lại các kiến thức. Ngoài ra, câu đầu tiên của mỗi đoạn
cũng rất đáng quan tâm, vì trên 95% chủ đề của một đoạn được nêu ở câu đầu tiên. Nếu cuốn
sách của bạn thì bạn nên tận dụng giai đoạn đọc lướt để đánh dấu những chỗ quan trọng bằng
những nét gạch ngoài lề. Bạn có thể sửa lại phần lưu { của mình bất cứ lúc nào. Nhưng đó là
chuyện sau này.
Bạn hãy kết hợp giữa hai kỹ năng đọc quét và đọc lướt có chọn lọc khi đọc sách. Hãy hình dung
rằng bạn đang lái một chiếc trực thăng bay qua một hòn đảo và muốn thăm dò hòn đảo này.
Bạn hãy bay lướt qua hòn đảo ở một khoảng cách nhất định, đủ để có một cái nhìn bao quát. Ở
những chỗ nhất định, bạn hãy bay thấp xuống để quan sát những khu vực này ở cự ly gần. Sau
đó, bạn lại tiếp tục bay lên cao, như một con đại bàng đang thăm dò dãy núi. Hãy tạo ra một
chiếc “thẻ trực quan” cho cả cuốn sách. Chiếc “Master Visual Card” (thẻ trực quan chủ) này sẽ
giảm gánh nặng cho bạn trong việc định hướng trong suốt quá trình đọc sách. Qua đó, bạn cũng
sẽ cảm thấy việc sắp xếp những nội dung của cuốn sách và tiếp thu chúng trở nên dễ dàng hơn.
Trong tương lai, bạn sẽ đọc một số cuốn sách chỉ bằng phương pháp này. Ví dụ, nếu tôi đang
đọc một lời chú thích khi đang tìm kiếm thông tin về một vụ án mà tôi được ủy quyền, trước
hết tôi sẽ đọc lời chú thích đó theo phương pháp “đọc theo đường hình chữ S lớn”, để có thể
biết được những đoạn văn này nói về những chủ đề gì. Nếu như chủ đề ấy thú vị thì đường
cong của chữ S sẽ hẹp hơn cho tới khi cuối cùng tôi cũng tìm được những điểm mấu chốt và
đọc từng dòng một. Còn nếu chủ điểm ấy trở nên kém thú vị thì đường cong của chữ S sẽ lại
rộng thêm.
Việc đọc tiểu thuyết thì ngược lại, người ta đọc chúng do sở thích hoặc để giết thời gian. Sẽ
chẳng có { nghĩa gì nếu trước tiên đọc lướt một cuốn tiểu thuyết trinh thám rồi nhảy tới cuối
sách để tìm ra ai là thủ phạm và sau đó tỉ mẩn ngâm cứu cuốn sách trong thời gian ngắn nhất.
Khi đọc để giết thời gian hay để thưởng thức thì ngoại trừ niềm vui đọc sách ra sẽ chẳng có một
mục đích nào khác, vì vậy, bạn đọc cuốn sách đó trong bao lâu cũng được. Nhưng với một cuốn
sách như vậy tôi cũng sẽ không đọc một cách chậm rãi bởi với tốc độ đọc trung bình thì khó có
thể nhập hồn vào cuốn sách và trải nghiệm cùng với nó như trong một bộ phim.
Thông qua việc đọc lướt, bạn đã tự lập ra những mạch kiến thức thô sơ và có được những điều
kiện l{ tưởng để kết nối những chi tiết vào mạng lưới kiến thức của mình một cách suôn sẻ.
Sau khi đọc lướt, bạn cần có khả năng phân chia cuốn sách ra thành nhiều phần sách để đọc có
độ dài phù hợp (các chặng đọc). Nếu không, khi đọc những cuốn sách dày cộp, người ta sẽ đánh
mất động lực vì trước mắt họ luôn luôn chỉ có câu hỏi: Còn bao nhiêu trang nữa. Nếu bạn chia
cuốn sách ra thành nhiều đơn vị thì việc đọc nó có vẻ như sẽ bớt đáng sợ hơn. Bạn hãy nghĩ tới
những vận động viên marathon. Người chạy lâu nhất cũng chỉ tối đa là sau 30 km sẽ thấy mệt
mỏi. Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt sẽ tiếp thêm sức mạnh to lớn cho bất kz vận động viên điền
kinh nào và giúp họ cán đích. Bạn hãy sử dụng hiệu ứng marathon này trong việc đọc thông qua
việc đặt ra những mục tiêu trung gian. Kể cả cuốn Gia đình Buddenbrook của Thomas Mann
cũng có thể đọc theo phương pháp này. Từ đó ta có câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để ăn
hết một con voi, đó là: Ăn một miếng rồi lại ăn tiếp một miếng khác. Cũng bằng cách như vậy,
bạn có thể tiếp thu một cuốn sách phức tạp khá dễ dàng. Bạn hãy đọc một chặng rồi lại đọc tiếp
một chặng khác.

Đọc kỹ
Bạn hãy đọc lần lượt từng đơn vị một. Trước tiên, hãy đọc chặng đầu tiên trong một ít phút để
thu thập những điểm định hướng tiếp theo cho hệ viền của não bạn. Sau đó bạn hãy bay thấp
hơn một chút so với khi nhìn bao quát. Khi bạn biết điều gì đang chờ đón bạn, bạn sẽ tiến
nhanh hơn ở những chặng đọc kế tiếp, vì nếu không có cái nhìn tổng quan, việc đọc sẽ trở nên
khó khăn. Hãy đánh dấu những chỗ quan trọng bằng cách gạch bên lề bằng bút chì.

Có lẽ mục tiêu đọc cho chặng này của bạn đã được thực hiện. Hoặc là vì bạn đã tìm được những
thông tin mà bạn muốn tìm, hoặc là vì bạn phải khẳng định rằng trong đoạn này chẳng có gì thú
vị cả. Nếu không thì bây giờ bạn hãy đọc chặng này một cách chi tiết. Bạn hãy tăng tốc ở những
chỗ mà bạn đã biết là không mấy quan trọng trong khi đọc lướt. Những chỗ không quan trọng
thì bạn có thể nhẹ nhàng mà bỏ qua. Bạn sẽ đọc những chỗ còn lại rất nhanh vì bạn đã biết
“đoạn sách đó” rồi. Và đừng quên đánh dấu những chỗ quan trọng.

Bạn cần làm rõ, bạn đã lĩnh hội được kiến thức gì hay đã nhận thức được điều gì. Bạn đã đạt
được mục đích đọc của mình chưa? Nếu đã đạt được, bạn có thể chuyển tới chặng đọc tiếp
theo và tiến hành đọc theo đúng cách thức này. Hãy tiếp tục làm như vậy đến khi đọc hết cuốn
sách. Nếu sau quá trình này bạn vẫn chưa đạt được mục đích đọc của mình, thì chẳng còn sự
lựa chọn nào khác ngoài việc đọc lại đoạn đó một lần nữa. Nhưng bây giờ bạn có thể chỉ tập
trung vào những chỗ quan trọng. Sau khi đọc lần thứ hai, một lần nữa, bạn hãy tự hỏi bản thân,
liệu mình đã đạt được mục đích đọc hay chưa.
Tuy nhiên bạn cũng phải để mắt tới việc phân bố thời gian. Bạn phải đọc xong một cuốn sách
trong bao lâu? Ví dụ, nếu bạn phải đọc mười cuốn sách trong mười ngày thì bạn không thể
dành tới tám ngày cho một cuốn. Vì vậy, hãy đặt trước một khung thời gian rõ ràng cho việc
đọc một cuốn sách. Bạn cũng nên đặt ra giới hạn thời gian cho mỗi chặng đọc.
Cách đánh dấu đúng
Tôi đã quen với việc đánh dấu những chỗ quan trọng bằng cách gạch một đường bằng bút chì
bên lề cuốn sách. Hãy kéo dài đường đánh dấu đó dọc tất cả những dòng quan trọng. Trước đây
tôi trực tiếp đánh dấu những chỗ quan trọng bằng một cây bút nhớ. Chỉ đến khi đọc tiếp tôi
mới nhận ra rằng những thông tin trước đó tưởng chừng quan trọng lại chẳng hề quan trọng
chút nào. Ngược lại, một hay hai đoạn kế tiếp sẽ chỉ ra rằng, kiến thức này đã lỗi thời và từ giờ
trở đi, một điều khác mới có giá trị. Hơn nữa, đánh dấu bằng bút nhớ không thể xóa đi được
còn gạch bằng bút chì thì bạn có thể ngay lập tức tẩy đi.
Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng bút nhớ để đánh dấu những từ khóa riêng lẻ chứ không phải nguyên
một câu. Điều này thường chỉ gây ra những rắc rối vì người ta đã quen với lối tư duy một chiều
ở trường học. Tuy nhiên, việc đánh dấu một vài dòng hay thậm chí cả một đoạn bằng bút chì ở
ngoài lề lại khiến cho việc gạch chân hay dùng bút nhớ đánh dấu những từ khóa quan trọng
trong một đoạn trở nên dễ dàng hơn.
Bằng cách này bạn có thể phân biệt độ quan trọng của những phần được đánh dấu. Bạn đã
đánh dấu một vài dòng quan trọng trong lúc đọc lướt. Nếu trong khi đọc lần hai, bạn phát hiện
ra một chỗ đặc biệt quan trọng thì hãy đánh dấu thêm một đường bên cạnh đường mà bạn đã
gạch. Đối với những chỗ quan trọng hơn nữa thì bạn hãy gạch thêm một đường thứ ba. Những
chỗ như thế này chỉ chiếm một số lượng rất ít trong cuốn sách. Tại những chỗ quan trọng của
cuốn sách, bạn hãy dùng bút nhớ đánh dấu những từ khóa quan trọng.
Nếu một thời gian sau, bạn đọc lại một cuốn sách thì những chỗ quan trọng của nó đã nằm
ngay trước mắt bạn rồi. Bạn có thể đọc lướt cuốn sách trong một khoảng thời gian ngắn và tập
trung vào những chỗ được đánh dấu hai hay ba gạch. Khi đọc những chỗ này, bạn chỉ cần lướt
qua những từ khóa đã được đánh dấu để có thể tiếp thu cả cuốn sách một lần nữa.
Cách đọc những đoạn khó
Nếu bạn không hiểu một chỗ khó trong sách và không thể đọc tiếp được, thì bạn đã thiếu kiến
thức nền bắt buộc. Cứ cố bám chặt vào đoạn này sẽ không mang lại kết quả gì. Tốt hơn là nên
đánh dấu lại những chỗ này bằng một biểu tượng nhất định và sau này quay lại đọc sau, vì có
thể bạn sẽ gặp lại vấn đề này ở một vài trang kế tiếp. Qua đó bạn có thể tiết kiệm được thời
gian. Trước đây, tôi cũng từng cố bám vào những đoạn khó để rồi nhận ra rằng ở vài đoạn văn
sau, những thông tin bị thiếu sẽ được đề cập lại và thế là vấn đề của tôi liền tan biến. Bằng việc
đọc tiếp, tôi đã tiết kiệm được sức lực và thời gian. Thêm vào đó, bộ não có khả năng tiếp tục
làm việc một cách vô thức với những đoạn bị thiếu. Không biết bạn đã từng nghiến răng nghiến
lợi cố giải quyết một vấn đề và rồi đột nhiên lời giải xuất hiện ngay khi bạn không còn nghĩ đến
nó nữa? Tương tự, trong lúc chơi xếp hình, bạn cũng sẽ để lại những miếng ghép phức tạp.
Miếng ghép này dù khó đến đâu, nhưng khi cả bức tranh xếp hình chỉ còn thiếu một phần thì
việc đặt nó vào đúng vị trí cũng đơn giản như trò chơi của trẻ con vậy.
Nhìn lại
Tính tới thời điểm này, bạn đã có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ cuốn sách và sau đó đã
chia cuốn sách ra thành nhiều đơn vị nhỏ. Cuối cùng, việc bạn cần làm là lắp nhanh những
mảnh ghép riêng lẻ này thành bức tranh tổng thể. Hãy đọc lướt cuốn sách lại một lần nữa trong
vòng năm phút. Bạn sẽ thấy những mối liên hệ trở nên rõ ràng hơn. Bước cuối cùng này có ý
nghĩa quyết định đối với việc tiếp thu cuốn sách.
So với trước đây, bạn đã có được cái nhìn sâu sắc hơn về một cuốn sách thông qua những bước
này. Bạn sẽ mua cho mình cuốn sách đó và sẽ có thể thuật lại được nội dung của nó sau khi đọc.
Có lẽ khi đọc lướt chương này, bạn sẽ có cảm giác rằng bạn cần nhiều thời gian hơn cho một
cuốn sách. Tôi có thể khẳng định với bạn rằng, với bài luyện tập bằng phương pháp này, bạn sẽ
đọc một cuốn sách nhanh hơn phương thức tiếp cận truyền thống. Ngoài ra, bạn còn nhận
được nhiều hơn thế bởi bạn đã xử lý cuốn sách qua nhiều bước.
Một số nội dung chính bạn cần nhớ:
• Việc đọc có thể so sánh với trò chơi xếp hình.
• Hãy bắt đầu với một mục đích đọc rõ ràng. Nhờ đó, bạn sẽ để tâm hơn tới những nội dung
chủ chốt của một cuốn sách.
• Đầu tiên, hãy có một cái nhìn tổng quan về cuốn sách để toàn bộ bức tranh tổng thể không
lọt khỏi tầm mắt. Chia cuốn sách ra thành nhiều chặng đọc.
• Hãy đọc lần lượt từng chặng một. Đầu tiên, lướt qua từng đoạn trước khi đọc kỹ. Thường
xuyên kiểm tra xem liệu bạn đã đạt được mục đích đọc hay chưa.
• Đánh dấu những chỗ quan trọng bằng cách gạch bên cạnh lề.
• Trước tiên, bạn bỏ qua những chỗ khó để sau này có thể tiếp cận nó bằng những kiến thức từ
hai phía.
• Việc nhìn lại giúp bạn nhận biết được mối liên quan trong cuốn sách.
Tận hưởng phong cảnh
Chúc mừng bạn. Chúng ta đã lên tới đỉnh núi. Nếu bạn đã dành đủ thời gian cho việc luyện tập,
thì giờ đây bạn đã là một trong số ít những độc giả đọc nhanh, hiểu nhiều.
Nhưng sẽ luôn có những mục tiêu mới ở phía trước. Thật may mắn là như vậy, vì nếu không
cuộc hành trình này sẽ dừng lại mãi mãi. Hãy nhìn xung quanh xem. Bạn sẽ thấy rõ rằng xung
quanh còn có những đỉnh núi cao hơn. Mặc dù cuộc hành trình của chúng ta đã kết thúc, nhưng
với những kỹ năng mà bạn lĩnh hội được trong lần leo núi đầu tiên này, bạn có thể tự mình
chinh phục những đỉnh cao khác. Bạn không cần thêm những kiến thức hay những bài luyện tập
nào khác nữa.
Bạn có thể tiếp tục cải thiện thêm khả năng đọc một đoạn văn bản như xem một bộ phim trong
tâm tưởng, nhận biết được cấu trúc của một văn bản và đọc nhiều dòng cùng một lúc. Nhà soạn
nhạc kiêm nghệ sĩ Cello nổi tiếng thế giới, Pablo Casals, năm 90 tuổi, khi được hỏi tại sao ngày
nào ông cũng luyện tập bốn đến năm tiếng đồng hồ, ông đã trả lời rằng: “Vì tôi nghĩ rằng mình
còn tiến bộ nữa.”
Nhưng bạn cần hiểu rằng tuyệt đối đừng bao giờ lấy sự hoàn hảo làm đích đến. Bởi nỗ lực
hướng tới sự hoàn hảo sẽ khiến người ta không hạnh phúc. Nếu bạn không chỉ đọc cuốn sách
này mà còn xử lý nó thì bạn đã sở hữu khả năng đọc đáng để hài lòng rồi. Như vậy có nghĩa là
bạn đã bỏ xa những người khác hàng dặm trong việc đọc. Khi nào bạn thấy hài lòng và hạnh
phúc với khả năng đọc của mình thì lúc đó bạn đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất.
25 cuốn sách tiêu biểu của thế giới
Machiavelli, Niccolò (1469 - 1527)
Quân vương, 1532
Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Machiavelli đã miêu tả một ông vua có thể đạt được
và nắm giữ quyền lực chính trị của mình như thế nào. Với tác phẩm này ông đã sáng lập ra luận
thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị (bàn về quyền lợi và luật pháp của một nhà nước - ND).
Mặc dù đã 500 năm trôi qua, Quân vương vẫn luôn được coi là một giáo trình bắt buộc dành
cho tất cả những ai làm việc cũng như quan tâm tới chính trị. Từ những { tưởng này đã hình
thành nên một phương châm chính trị mang tên ông, chủ nghĩa Machiavelli.
Michel Eyquem de Montaigne
Tiểu luận, 1580
Với tư cách nhà nghiên cứu khoa học nhân văn không chính thống, một người theo chủ nghĩa
hoài nghi và cũng là một nhà luân lý học, Montaigne đã sáng lập ra hình thức nghệ thuật văn
học của tiểu luận qua tác phẩm chính của mình, Tiểu luận. Cách nhìn nhận không có định kiến
về con người và tư tưởng tự do của ông đã mở đầu cho truyền thống những nhà đạo đức học
của Pháp và có tầm ảnh hưởng tới nhiều nhà triết học cũng như nhà văn trên toàn thế giới,
trong số đó phải kể đến Voltaire và Friedrich Nietzsche. Tác phẩm Tiểu luận là một trong những
tác phẩm vĩ đại nhất của lịch sử văn học nhân loại. Nó tập trung những cách nhìn nhận trọn vẹn
về một lĩnh vực cụ thể và là một kho tàng quý giá của triết học đời sống.
Hobbes, Thomas (1588 – 1679)
Leviathan, 1651
Hobbes lý giải trật tự nhà nước là một bản khế ước giữa những cá nhân bình đẳng và tự do.
Nhờ đó, có thể coi ông là một trong những người sáng lập ra quan điểm nhà nước tự do hiện
đại. Những học thuyết của ông trước đây cũng như bây giờ đều gây ra nhiều tranh cãi giống
như học thuyết của Machiavelli. Tuy nhiên, kiệt tác Leviathan của ông lại là một trong những
tác phẩm về thuyết nhà nước có { nghĩa nhất của thời hiện đại. Đây là một tác phẩm quan
trọng đối với nhân sinh quan triết học chính trị của mỗi người chúng ta.
Newton, Isaac (1643 - 1727)
Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên, 1687
“Các nguyên l{ toán học của triết học tự nhiên” được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử
ngành khoa học tự nhiên. Newton đã tổng hợp các kiến thức từ cổ chí kim vào một tác phẩm
mới có lập luận vô cùng chặt chẽ. ông đã mang đến cho loài người một bức tranh khác về thế
giới, nơi mà quyền lực của Chúa trời bị phủ định bởi luật nhân quả và các định
Locke, John (1632 - 1704)
Hai chuyên luận về Nhà nước, 1690
Tác phẩm này được xem như một đại hiến chương của chủ nghĩa tự do. Đây là một tác phẩm
chính trị có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay tới sự phát triển của nền dân chủ và chế
độ đại nghị. Trong tác phẩm của mình, Locke cho rằng sự công bằng, tự do, quyền bất khả xâm
phạm của con người và tài sản là những quyền hợp pháp cao nhất. Thêm vào đó, ông còn lập
luận rằng việc phân chia quyền lực là rất cần thiết. Thomas Jefferson, người soạn thảo Tuyên
ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, đã từng bị chỉ trích vì đạo văn của Locke. Ngay cả bản thảo Hiến pháp
của Pháp năm 1791 cũng chịu ảnh hưởng lớn từ tác phẩm này.
Voltaire, tên gốc Frangois Marie Arouet (1694-1778)
Candide hay là chủ nghĩa lạc quan, 1759
Voltaire là một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn nhất trong thời kz Khai sáng ở châu Âu. Vì
vậy ở Pháp, người ta còn gọi thế kỷ 18 là “thế kỷ của Voltaire”. Với những chỉ trích của mình
nhằm vào sự hạn chế của chế độ chuyên chế và chế độ phong kiến cũng như độc quyền giải
thuyết và độc chiếm quyền lực của nhà thờ Thiên chúa giáo, ông là một trong những người tiên
phong quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Pháp. Trong tiểu thuyết triết học Candide hay là
chủ nghĩa lạc quan của mình, Voltaire đã phản bác luận điểm “thế giới này là thế giới tốt đẹp
nhất có thể” của Leibniz một cách châm biếm bằng cách mô tả thế giới như một công trình đầy
hoài nghi. Cuốn tiểu thuyết là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kz Khai
sáng ở Pháp.
Rousseau, Jean-Jacques (1712 -1773)
Khế ước xã hội, 1762
Rousseau là một triết gia, nhà sư phạm, nhà soạn nhạc người Pháp - Thụy Sỹ và là một trong số
những nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 18. Trong tác phẩm Khế ước xẫ hội hay các
nguyên tắc của luật chính trị của mình, ông phát triển học thuyết chủ quyền nhân dân. Ông
phác thảo một hình mẫu l{ tưởng về sự thống nhất xã hội tự do, trong đó mỗi người dân và tài
sản của mình được hưởng sự bảo vệ hoàn toàn của nhà nước. Ông bảo vệ tư tưởng Ý Chí Chung
(Volonté générale), chống lại nhà nước chuyên chế. Đây cũng chính là nền móng lý thuyết của
cuộc Cách mạng Pháp.
Goethe, Johann Wolfgang (1749 - 1832)
Nỗi đau của chàng Werther, 1774
Nỗi đau của chàng Werther là tiểu thuyết đầu tay của Goethe. Với tác phẩm này, ông thậm chí
đã trở nên nổi tiếng trên khắp nước Đức chỉ sau chưa đầy một đêm. Không có tác phẩm tiếp
theo nào của Goethe được nhiều người cùng thời đọc đến như vậy. Cuốn sách đã chạm tới đáy
của tâm hồn người đọc thời đại bấy giờ. Cả một thế hệ người đọc đã tìm thấy chính mình trong
nỗi đau trần thế của nhân vật Werther. Ngoài ra, thời đó còn có xu hướng thời trang Werther
(quần vàng, áo gile vàng, áo đuôi tôm xanh), chiếc cốc Werther nổi tiếng và thậm chí có cả nước
hoa mang tên Werther. Thêm vào đó, một làn sóng tự vẫn đã diễn ra trên khắp nước Đức. Từ
những năm 70, giới tâm lý học đã quan tâm nghiên cứu hiện tượng “bắt chước tự sát mù
quáng”, hay còn gọi là hiệu ứng Werther.
Smith, Adam (1723 - 1790)
Quốc phú luận (Của cải của các quốc gia), 1776
Công trình của Smith đã trở thành tác phẩm đi đầu của chủ nghĩa tự do kinh tế và là một trong
số những nguyên tắc lý thuyết cơ bản của hệ thống kinh tế phương Tây. Đây cũng là cuốn sách
đầu tiên và xuất sắc nhất trong số các tác phẩm cổ điển về kinh tế quốc dân. Smith đã nhận ra
động cơ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế trong quá trình cạnh tranh
chính là nguồn gốc của sự phân chia lao động. Sự phát triển này đã bị kìm hãm bởi sự can thiệp
của nhà nước nhằm bảo vệ các cá nhân. Ngược lại, sự phát triển tự do tất cả các lực lượng kinh
tế đã tạo điều kiện cho quyền lợi ích kỷ của mỗi cá nhân tác động lên sự thịnh vượng chung của
xã hội.
Kant, Immanuel (1724 - 1804)
Phê phán lý tính thuần túy, 1781
Trong tác phẩm này, Kant đã cơ bản xác định lại mối quan hệ giữa đối tượng và nhận thức. Các
điều kiện nhận thức đối tượng cũng đồng thời là các điều kiện của đối tượng nhận thức. Hay
nói cách khác, con người chỉ nhận ra cái anh ta có thể cảm nhận được và cái mà anh ta có ý
niệm về. Với cái gọi là “cuộc cách mạng của Copernicus”, Kant đã đánh dấu một bước ngoặt
trong lịch sử triết học, từ đó lịch sử triết học được phân ra thành “trước phê phán” và “sau phê
phán”.
Hegel, Georg Friedrich Wilhelm (1770-1831)
Hiện tượng học tinh thần, 1807
Hiện tượng học tinh thần của Hegel chính là đỉnh cao của sự phát triển triết học trong chủ nghĩa
duy tâm Đức. Hegel đã phát triển sự dâng cao của tinh thần đến từ cảm nhận ngây thơ, giản
đơn về ý thức, lòng tự tin, l{ trí cho đến kiến thức tổng quát về tinh thần điều khiển lịch sử thế
giới. Bản tóm tắt một lịch sử đang phát triển trong sự thay đổi biện chứng giữa luận đề, phản
đề và tổng hợp này đã trở thành khởi điểm của những cuộc tranh luận về tư tưởng giữa bên tả
và bên hữu. Điều này đã dẫn đến sự ra đời hai khái niệm: Hegel tả và Hegel hữu.
Schopenhauer, Arthur (1788 - 1860)
Thế giới như là ý chí và tưởng tượng, 1919
Schopenhauer là một trong số những triết gia đầu tiên của thế kỷ 19 đại diện cho nhận thức
rằng cốt lõi của thế giới là một nguyên tắc phi lý. Trong tác phẩm chính của ông Thế giới như là
ý chí và tưởng tượng, ông đã khẳng định con người là một giống loài đầy bản năng, khao khát
và trí tuệ chẳng qua chỉ là đầy tớ cho sự khao khát đó. Cái nhìn bi quan về loài người và thế giới
của ông sau này, ở thế kỷ 20 vẫn còn được bàn luận tới trong các lĩnh vực triết học, tâm lý học
và nghệ thuật. Tác phẩm này chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng Phật giáo, một tư tưởng vẫn
còn mới lạ đối với nền triết học Đức thời bấy giờ.
Clausewitz, Karl von (1780 - 1831)
Bàn về chiến tranh, 1832 - 1834
Clausewitz tham gia vào hầu hết các cuộc chiến chống lại Napoleon, từng làm việc cho quân đội
Phổ và là giám đốc Học viện Chiến tranh Berlin. Bàn về chiến tranh được coi là tác phẩm có tầm
quan trọng nhất thời đó bàn về chiến lược chiến tranh từ trước đến nay. Những lý luận của ông
về chiến lược và chiến thuật quân sự đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hệ thống chiến
tranh ở tất cả các nước phương Tây. Những lý luận này hiện nay vẫn còn được giảng dạy trong
các học viện quân sự trọng điểm và hơn nữa còn được ứng dụng trong các lĩnh vực quản trị
doanh nghiệp cũng như lĩnh vực tiếp thị.
Darwin, Charles (1809 - 1882)
Nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, 1859
Darwin là một nhà nghiên cứu tự nhiên học người Anh và được xem như một trong những nhà
khoa học tự nhiên xuất sắc nhất nói chung. Không có tác phẩm nào trước và sau cuốn sách của
Darwin có đủ sức làm chao đảo quan điểm của toàn thế giới vẫn tồn tại bấy lâu nay như cuốn
sách này và cũng không có cuốn sách thứ hai nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nền
khoa học tự nhiên hiện đại đến như vậy. Trọng tâm của cuốn sách là lập luận về thuyết tiến hóa
của các loài động vật, trong đó có con người, thông qua sự tồn tại của các giống loài có khả
năng thích nghi tốt nhất với điều kiện môi trường sống tự nhiên. Do đó, quan điểm tổn tại từ
hàng trăm năm nay về sự tạo ra vạn vật trong Kinh thánh đã bị bác bỏ hoàn toàn.
Mill, John Stuart (1806 - 1873)
Bàn về tự do, 1859
Mill là triết gia, nhà kinh tế học người Anh, và cũng là một trong những nhà tư tưởng tự do có
ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 19. Ông là thành viên của nhóm những người theo thuyết vị lợi,
những người coi “đem đến lợi ích tốt nhất cho nhiều người nhất” là tiêu chí đạo đức cũng như
đường lối chính trị. Trong bài luận Bàn về tự do, tác phẩm được coi là bất hủ của chủ nghĩa tự
do, Mill mô tả tự do cá nhân như là lợi ích tốt nhất dành cho nhiều người nhất. Tác phẩm này
đem đến cho cả một thế hệ một cái nhìn tích cực về các vấn đề tự do lương tâm, tự do ngôn
luận và tự do hành động.
Marx, Karl (1818- 1883)
Tư bản, 1867
Marx được coi là nhà lý luận có ảnh hưởng lớn nhất và cũng gây tranh cãi nhất của chủ nghĩa
cộng sản, người luôn nỗ lực chỉ trích gay gắt chủ nghĩa tư bản về mặt kinh tế. Hiếm có một tác
phẩm lý luận nào có thể làm thay đổi thế giới mạnh mẽ như Tư bản của Karl Marx. Tác phẩm
này đã được coi là bất hủ trong suốt chiều dài lịch sử các tác phẩm đề cập về kinh tế xuất sắc
nhất. Marx lên án việc bóc lột giai cấp lao động, sự kz thị đối với những người lao động và sự
giàu có ngày càng tăng của những thế lực vốn đã no đủ và sung túc.
Tolstoy, Lev Nikolayevich (1828 -1910)
Chiến tranh và hòa bình, 1869
Chiến tranh và hòa bình được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới.
Cuốn sách tập trung vào cuộc chiến do Napoleon lãnh đạo đánh chiếm Moscow và sự phản
kháng của người Nga. Bằng sự kết nối sắc sảo giữa mạch truyện và sức mạnh ngôn từ, các nhân
vật trong tác phẩm đã được khắc họa đầy sức sống, qua đó Tolstoy đã thành công trong việc
đưa tác phẩm trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn học nước Nga.
Dostoyevsky, Fyodor Mikhaylovich (1821 - 1881)
Anh em nhà Karamazov, 1880
Anh em nhà Karamazov đứng vị trí ngang hàng với các hình tượng văn học tiêu biểu như Don
Quixote (Đôn- Ki-Hô-Tê), Don Juan (Đông Gioăng) hay Faust. Cuốn tiểu thuyết đã mở ra những
suy nghĩ sâu xa về Thiên chúa giáo và ẩn chứa trong đó là những hoài nghi mang tính nhân văn
ngày càng lớn về tội ác và đền tội, về sự đau buồn và lòng trắc ẩn, về tình yêu và sự hòa giải.
Sigmund Freud còn khẳng định Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết hay nhất từng được
viết từ trước đến nay.
Nietzsche, Friedrich (1844 - 1900)
Zarathustra đã nói như thế, 1883- 1885
Nietzsche tự mô tả Zarathustra đã nói như thế là “cuốn sách thâm thúy nhất mà loài người sở
hữu”. Trong đó người ta có thể tìm thấy những mô típ quan trọng trong quan niệm triết học
của Nietzsche: “cái chết của Chúa”, “siêu nhân” và “{ chí hùng cường”. Theo Nietzsche, nội
dung chính của tác phẩm là thuyết vĩnh cửu luân hồi, với việc tất cả các sự kiện và biến cố đều
đã và sẽ lặp đi lặp lại một cách liên tục. Tác động của cuốn sách lên Đức Quốc xã đến nay vẫn
còn gây tranh cãi.

Freud, Sigmund (1856 - 1939)


Luận giải giấc mơ, 1900
Freud cùng với tác phẩm của mình không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển và phổ biến
của ngành tâm lý học, mà ông còn khơi dậy cũng như có sức ảnh hưởng lớn đến các ngành xã
hội học, nhân chủng học văn hóa và triết học. Cuốn Luận giải giấc mơ đề cập đến những vấn đề
chủ chốt của lý thuyết và thực tiễn về lĩnh vực phân tích tâm lý.
Mann, Thomas (1875 - 1955)
Gia đình Buddenbrook, 1901
Thomas Mann cho xuất bản Gia đình Buddenbrook khi mới 26 tuổi, và nhận giải Nobel văn học
cho tác phẩm này vào năm 1929. Đây được coi như cuốn tiểu thuyết xã hội hay nhất được viết
bằng tiếng Đức. Tác phẩm nói về sự suy tàn của gia đình thương nhân Buddenbrook tại một
thành phố thương nghiệp phía bắc nước Đức từ năm 1835 đến 1877. Mặc dù không được nhắc
đến trong cuốn tiểu thuyết, người đọc vẫn có thể nhận ra đó là thành phố Lũbeck, nơi tác giả
sinh ra. Thomas Mann đã viết tác phẩm này chủ yếu dựa trên những nhân vật và sự kiện có thật
từ chính lịch sử và truyền thống của gia đình ông.
Proust, Marcel (1871 – 1922)
Đi tìm thời gian đã mất, 1913 - 1927
Tác phẩm chính của Proust Đi tìm thời gian đã mất có bảy cuốn. Cuốn tiểu thuyết bất hủ này
được coi là một trong những tác phẩm tự truyện xuất sắc nhất của thế kỷ 20. Đây là một cuốn
hồi k{ hư cấu với cấu trúc phức tạp: Nhân vật “tôi”, chỉ một lần trong tác phẩm được gọi là
“Marcel”, kể về những nỗ lực có phần vô ích của mình nhằm nhớ lại quãng đời thơ ấu và trai
trẻ. Đối với Proust, việc nhớ lại là một dạng trải nghiệm vô thức và mạnh mẽ mà con người
không thể tự mình trải nghiệm lấy qua các sự kiện, cũng như không thể được tạo ra một cách
có kiểm soát và có ý thức.
Einstein, Albert (1879 - 1955)
Cơ sở của thuyết tương đối rộng, 1916
Những đóng góp của ông về vật lý lý thuyết đã thay đổi phần lớn thế giới quan duy vật. Năm
2000, ông đã được tạp chí Time bình chọn là “Nhân vật của thế kỷ”. Trong công trình chính của
mình về thuyết tương đối, ông đã chứng minh rằng, tất cả các quan sát đều phụ thuộc vào điểm
quan sát và do đó không tồn tại không gian tuyệt đối cũng như thời gian tuyệt đối.

Joyce, James (1882 - 1941)


Ulysses, 1922
Không có tác phẩm nào gây chú { trong dư luận như Ulysses, khi mà trước khi được xuất bản,
cuốn sách đã có những vụ bê bối và kiện tụng xảy ra. Cuốn tiểu thuyết nằm trong số những tác
phẩm tiêu biểu của nền văn học do có nghệ thuật trần thuật mới lạ, kết cấu nhiều tầng lớp và
cách sắp xếp thời gian một cách chuẩn mực. Ulysses được coi như phiên bản thời hiện đại đối
lập với Odysse của Homer, thường được xếp cùng hàng với những tác phẩm như Faust hay
trường ca Thần khúc, do đã kết nối được các thể loại văn học, lịch sử của một xã hội, tri thức
tiêu biểu của một nền văn hóa và kho tàng hiện tại lại với nhau. Chưa từng có tác giả nào có thể
hoàn toàn dẫn dắt người đọc vào một hệ ý thức khác đến như vậy.
Kafka, Franz (1883 - 1924)
Vụ án, 1925
Với Vụ án, Kafka đã tạo ra một tác phẩm của thế kỷ, xác lập lại căn bản điều kiện tồn tại của mỗi
cá nhân. Tiểu thuyết của ông như đưa người đọc vào một thế giới đầy ác mộng. Josef K., một
nhân viên ngân hàng vô tội bị buộc tội bởi một chính quyền bí ẩn nào đó, ngày càng chìm sâu
vào sự rối rắm của những luật lệ bí hiểm và sự lầm lạc nhục dục. Người ta sử dụng “Kafka” như
một tính từ để diễn tả một bầu không khí đáng sợ và nguy hiểm, ở đó cảm giác chật hẹp tù túng
và cảm giác mịt mù không lối thoát trộn lẫn với những điều phi l{ ngang ngược đến chói tai.

Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/

Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi


Notes
[←1]
Trong tiếng Anh hay tiếng Đức, tính từ luôn đứng trước danh từ. Điều này khác với tiếng Việt nên mới có hiện tượng từ
“một”, “nhỏ”, “màu xanh” xuất hiện trước danh từ quả táo nêu ở đoạn trên.
[←2]
Wand (từ tiếng Anh) có nghĩa tiếng Việt là: đũa thần, gậy phép, gậy tượng trưng cho quyền lực.
[←3]
Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc các tế bào khác, có vai trò truyền dẫn xung thần
kinh.
[←4]
Lemminge: Một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng cực bắc
[←5]
Positron – Emissions – Tomographie: kỹ thuật chụp ảnh cắt lớp nhờ phát xạ positron.

You might also like