You are on page 1of 20

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÀI TẬP NHÓM: INTERNET VÀ CÁC GIAO THỨC

Nghiên cứu cách thức hiển thị với LCD 16x2 và lập trình GPIO
với Arduino trong trường hợp Output

NHÓM 5 LỚP 03

GV HƯỚNG DẪN: ThS. Hoàng Thị Thu

1. Phạm Quang Trường – B19DCVT426 (Nhóm trưởng)


2.Nguyễn Thanh Tùng – B19DCVT357
3.Đinh Quốc Khánh – B19DCVT197
4.Nguyễn Thành An – B19DCVT002
5.Khuất Nguyên Phương – B19DCVT289

Hà Nội - 2022
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM

STT Họ và tên sinh viên Công việc chung Ghi chú


trong
nhóm
1 Phạm Quang Trường Mô phỏng LCD trên Arduino Nhóm
trưởng
2 Nguyễn Thanh Tùng Chuẩn bị lý thuyết LCD (bổ sung
thêm Word)
3 Đinh Quốc Khánh Làm word
4 Nguyễn Thành An Chuẩn bị lý thuyết Arduino (bổ
sung thêm Word)
5 Khuất Nguyên Phương Làm Slide

1
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ........................................................ 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LCD 16x2...................................................... 4
1.1 Giới thiệu về LCD 16x2 và Arduino .......................................................................................... 4
1.1.1 Giới thiệu về LCD 16x2 ........................................................................................................... 4
1.1.2 Giới thiệu về Arduino ............................................................................................................. 7
1.2 Mô hình LCD 16x2 và Arduino ................................................................................................. 9
1.2.1 Mô hình LCD 16x2 .................................................................................................................. 9
1.2.2 Mô hình Arduino .................................................................................................................... 9
1.3 Ưu, nhược điểm của LCD 16x2 và Arduino ........................................................................... 10
1.3.1 Ưu, nhược điểm của LCD 16x2 ............................................................................................ 10
1.3.2 Ưu và nhược điểm của Arduino ........................................................................................... 10
1.4 Kết luận chương ........................................................................................................................ 11
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC HIỂN THỊ VỚI LCD 16X2 ............................. 11
2.1 Cách kết nối và hoạt động với LCD 16x2 ............................................................................... 11
2.2 Lập trình với Arduino .............................................................................................................. 12
2.3 Kết nối Arduino với LCD 16x2 ................................................................................................ 13
2.4 Kết luận chương ........................................................................................................................ 14

CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG VỚI PROTEUS ................................................ 15


3.1 Mô phỏng với proteus ............................................................................................................... 15
3.2 Kết luận chương ........................................................................................................................ 18

2
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

Hình vẽ, bảng trang


Hình 1.1: Sơ đồ chân LCD 16x2 4
Hình 1.2: Sơ đồ khối HD44780U 6
Hình 1.3 : Cấu trúc board mạch Arduino Uno 7
Hình 1.4: Cấu tạo của LCD 1602 9
Hình 1.5: Mô phỏng Arduino 9
Hình 2.1: Cách kết nối LCD 16x2 11
Hình 2.2: Sơ đồ kết nối LCD 16x2 với Arduino 13
Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng trên proteus 15
Hình 3.2: Kết quả xuất chữ ra LCD, bật tắt màn hình 16
Hình 3.3: Kết quả tự động cuộn trên LCD 17
Hình 3.4 Kết quả nhấp nháy con trỏ trên LCD 18
Bảng 1: Chức năng của từng chân LCD 16x2 4
Bảng 2: Một số mã lệnh hay dùng của LCD 16x2 12

3
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LCD 16x2

1.1 Giới thiệu về LCD 16x2 và Arduino

1.1.1 Giới thiệu về LCD 16x2

a. Sơ đồ LCD 16x2
LCD 16x2 là các loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị các dòng chữ hoặc
số trong bảng mã ASCII. Gồm 2 dòng và 16 ký tự mỗi dòng.

Hình 1.1: Sơ đồ chân LCD 16x2

Bảng 1: Chức năng của từng chân LCD 16x2


Chân Chức năng
Chân số 1 (VSS) chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch điều khiển.
Chân số 2 (VDD) chân cấp nguồn cho LCD, được nối với VCC=5V của mạch điều
khiển.
Chân số 3 (VE) điều chỉnh độ tương phản của LCD.
Chân số 4 (RS) chân chọn thanh ghi, được nối với logic "0" hoặc logic "1"
Logic “0”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở
chế độ write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ read).
Logic “1”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên
trong LCD.

4
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Chân số 5 (R/W) chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write), được nối với logic “0” để
ghi hoặc nối với logic “1” đọc.
Chân số 6 (EN) chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus DB0-
DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân
này như sau:
Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào thanh ghi bên
trong khi phát hiện một xung (high-to-low transition) của tín hiệu
chân E.
Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện
cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus
đến khi nào chân E xuống mức thấp.
Chân số 7 đến 14 8 đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU. Có 2
(D0 đến D7) chế độ sử dụng 8 đường bus này là chế độ 8 bit (dữ liệu được truyền
trên cả 8 đường, với bit MSB là bit DB7) và chế độ 4 bit (dữ liệu
được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit MSB là DB7).
Chân số 15 (A) nguồn dương cho đèn nền.
Chân số 16 (K) nguồn âm cho đèn nền.

Cấu tạo của LCD 16x2: Sử dụng chip HD44780U gồm 2 thanh ghi 8 bit nối với các
đường dữ liệu
▪ Thanh ghi lệnh IR: Để điều khiển LCD người dùng phải ra lệnh thông qua tám
đường bus DB0-DB7. Mỗi lệnh được nhà sản xuất LCD đánh địa chỉ rõ ràng.
Người dùng chỉ cần cung cấp địa chỉ lệnh bằng cách nạp vào thanh ghi IR.
▪ Thanh ghi dữ liệu DR: Dùng để chứa dữ liệu 8 bit để ghi vào vùng RAM DDRAM
hoặc CGRAM(ở chế độ ghi) hoặc để chứa dữ liệu từ 2 vùng RAM này gửi ra cho
MPU (ở chế độ đọc)
▪ Cờ báo bận BF (Busy Flag): Khi thực hiện các hoạt động bên trong chíp, mạch
nội bên trong cần một khoảng thời gian để hoàn tất. Khi
▪ đang thực thi các hoạt động bên trong chip như thế, LCD bỏ qua mọi giao tiếp với
bên ngoài và bật cờ BF (thông qua chân DB7 khi có thiết lập RS=0, R/W=1) lên
để báo cho MPU biết nó đang “bận”. Dĩ nhiên, khi xong việc, nó sẽ đặt cờ BF lại
mức 0.
▪ Bộ đếm địa chỉ AC (Address Counter): Như trong sơ đồ khối, thanh ghi IR không
trực tiếp kết nối với vùng RAM (DDRAM và CGRAM) mà thông qua bộ đếm địa
chỉ AC. Bộ đếm này lại nối với 2 vùng RAM theo kiểu rẽ nhánh. Khi một địa chỉ
lệnh được nạp vào thanh ghi IR, thông tin được nối trực tiếp cho 2 vùng RAM
nhưng việc chọn lựa vùng RAM tương tác đã được bao hàm trong mã lệnh.
▪ Có 3 loại bộ nhớ là: DDRAM, CGROM, CGRAM
▪ DDRAM: là bộ nhớ tạm chứa các ký tự cần hiển thị lên LCD gồm 80 ô, chỉ có 32
ô nhớ tại 1 thời điểm là hiển thị trên màn hình, những ký tự còn lại có thể sử dụng
cho những mục đích khác (không bị mất đi).

5
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

▪ CGROM: Là vùng nhớ cố định chứa định nghĩa font cho các ký tự. Địa chỉ của
mỗi ký tự vùng nhớ CGROM chính là ASCII của ký tự đó.
▪ CGRAM: Là vùng nhớ chứa các Symbol do người dùng tự định nghĩa, mỗi symbol
có kích thước 5x8 và dành cho 8 ô nhớ 8bit.

Hình 1.2: Sơ đồ khối HD44780U

b. Thông số kỹ thuật
▪ Điện áp MAX : 7V
▪ Điện áp MIN : - 0,3V
▪ Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V
▪ Điện áp ra mức cao : > 2.4

6
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

▪ Điện áp ra mức thấp : <0.4V


▪ Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA
▪ Nhiệt độ hoạt động : - 30 - 75 độ C

c. Ứng dụng LCD 16x2


LCD 16x2 được sử dụng trong nhiều các ứng dụng của vi điều khiển
Một số ví dụ:
▪ Đo và hiển thị nhiệt độ, độ ẩm lên LCD 16x2 giao tiếp I2C sử dụng Arduino.
▪ Hiển thị thời gian thực (RTC DS1307) lên LCD 16x2 bằng giao tiếp I2C trong môi
trường Arduino.
▪ Hệ thống tưới nước tự động, sử dụng LCD 16x2 để hiển thị độ ẩm trong đất.

1.1.2 Giới thiệu về Arduino

Arduino nền tảng mã nguồn mở giúp con người xây dựng các ứng dụng điện tử có khả
năng liên kết, tương tác với nhau tốt hơn. Nó có thể xem như là một chiếc máy tính thu
nhỏ vậy, nó giúp người dùng lập trình, thực hiện các dự án điện tử mà không cần dùng
tới công cụ chuyên biệt phục vụ cho quá trình nạp code của người dùng.

a. Cấu trúc của Arduino

Hình 1.3 : Cấu trúc board mạch Arduino Uno

7
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Cấu tạo cơ bản của Arduino:


1) Nguồn (USB/Barrel Jack)
2) Các chân GPIO (5V, 3.3V, GND, Digital, Analog, PWM, ISF)
3) Nút Reset (Reset Button)
4) Đèn LED nguồn (Power LED Indicator)
5) LED Báo Hiệu của TX và RX - USART (TX RX LEDs)
6) IC chủ (Main IC)
7) Bộ điều chỉnh điện áp (Voltage Regulator)

b. Phân loại Arduino


Một số loại Arduino phổ biến:
▪ Arduino Uno: Dữ liệu số bao gồm 14 chân, đầu vào gồm 6 chân 5V, khả năng
phân giải là 1024 mức, tốc độ 16MHz, điện áp từ 7V đến 12V. Kích thước của
Board này là 5,5x7cm.
▪ Arduino Micro: Bao gồm có đến 20 chân, trong đó có 7 chân có thể phát PWM.
Loại này có thiết kế khá nhỏ gọn, kích thước chỉ 5x2cm.
▪ Arduino Nano: Có thể nói đây chính là loại board có kích thước nhỏ nhất chỉ
2x4cm, việc lắp đặt được thực hiện dễ dàng.
▪ Arduino Pro: Đây là một thiết kế mới mẻ khi chân số không có sẵn, tùy vào số
chân bạn sử dụng để gắn trực tiếp và giúp tiết kiệm được khoảng không lớn, ta
thường thấy hai loại có nguồn 3.3V và 5V.
▪ Arduino Mega: Chân số lên đến 64, 14 chân có thể phát PWM, 4 cổng truyền tiếp
cùng kích thước khá lớn 5x10cm.
▪ Arduino Leonardo: Là board không có cổng nối USB dùng lập trình. Được thiết
kế tại một chip nhỏ điều khiển. Kết nối qua COM ảo và có thể kết nối với chuột và
bàn phím.
▪ Arduino LilyPad: Được thiết kế bởi dòng Lea Leah và SparkFun. Mỗi board được
thiết kế với các miếng kết nối khổng lồ & một mặt sau mịn để cho chúng được
khâu vào quần áo bằng chỉ . Arduino này cũng bao gồm I / O, nguồn và cả board
cảm biến được chế tạo đặc biệt cho hàng dệt may điện tử.
▪ Arduino RedBoard: Có thể được lập trình bằng cáp USB Mini-B bằng Arduino
IDE. Bạn có thể điều khiển RedBoard qua cáp USB bằng giắc cắm thùng.
Ngoài ra, còn có thể kể đến: Arduino Diecimila, Arduino Duemilanove, Arduino Due,
v.v.

c. Ứng dụng của Arduino


▪ Robot: Arduino được ứng dụng trong các thiết kế về Robot, cụ thể như điều khiển
motor, nhận biết và xử lý thông qua cảm biến...
▪ Máy CNC mini sử dụng cho điêu khắc sử dụng laser hoặc spindle tốc độ cao.
▪ Máy in 3D, sử dụng in chi tiết sản phẩm 3D.
▪ Máy bay không người lái.

8
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

▪ Điều khiển thiết bị thông qua internet ( IoT) Kết nối mạng không có thì truyền
thông qua INternet kiểu gì ? Vẫn có thể đk thiết bị qua internet được nhưng phải
thông qua wireless các giao tiếp không dây. (VD: Bluetooth…)
▪ Nhận biết và xử lý và cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như báo cháy, Nồng độ hóa
chất, Khí ga độc hại, thông qua cảm biến.
▪ Điều khiển thiết bị tắt bật đơn giản, Cảm biến âm thanh, ánh sáng....

1.2 Mô hình LCD 16x2 và Arduino

1.2.1 Mô hình LCD 16x2

LCD được sử dụng phổ biến hiện nay là LCD1602

Mặt trước của LCD 1602 Mặt sau của LCD 1602

Hình 1.4: Cấu tạo của LCD 1602

1.2.2 Mô hình Arduino

Hình 1.5: Mô phỏng Arduino

9
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

1.3 Ưu, nhược điểm của LCD 16x2 và Arduino

1.3.1 Ưu, nhược điểm của LCD 16x2

a. Ưu điểm
▪ Có thể điều chỉnh đèn nền cho LCD 16x2 để tiết kiệm điện năng.
▪ Hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và ký tự đồ họa).
▪ Có thể tạo một vài hiệu ứng trên LCD 16x2 như là chữ chạy, nhấp nháy, chữ
cuộn.
▪ Có thể sử dụng ở chế độ 4 bit hoặc 8 bit.
▪ Dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức khác nhau.
▪ Tốn rất ít tài nguyên hệ thống.
▪ Giá thành rẻ.

b. Nhược điểm

▪ Tốn nhiều chân kết nối (có thể sử dụng module I2C để tiết kiệm chân cho vi
điều khiển).
▪ Hạn chế khi hiển thị dãy ký tự dài.

1.3.2 Ưu và nhược điểm của Arduino

a. Ưu điểm
▪ Có thể sử dụng ngay: Bạn không cần phải suy nghĩ về các kết nối lập trình hoặc
bất kỳ giao diện nào khác. Chỉ cần cắm nó vào cổng USB của máy tính.
▪ Các mẫu có sẵn: Thư viện các mẫu có sẵn trong phần mềm Arduino.
▪ Các chức năng giúp đơn giản hóa công việc: Khả năng chuyển đổi đơn vị tự động
của nó.
▪ Cộng đồng lớn: Có rất nhiều diễn đàn trên internet nói về Arduino. Kỹ sư và các
chuyên gia đang thực hiện dự án của họ thông qua Arduino. Bạn có thể dễ dàng
tìm thấy mọi thông tin về arduino.

b. Nhược điểm
▪ Cấu trúc: Trong khi xây dựng một dự án bạn phải làm cho kích thước của nó càng
nhỏ càng tốt
▪ Chi phí: Đây là vấn đề mà mọi người kỹ sư hoặc chuyên gia phải đối mặt. Lúc này
chúng ta phải xem chi phí cho Arduino có hiệu quả hay không.
▪ Dễ sử dụng: Nếu bạn bắt đầu vi điều khiển với Arduino thì sẽ rất khó cho bạn khi
làm các mạch thông minh phức tạp trong tương lai. Vì phần cứng và phần mềm

10
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

của Arduino dễ sử dụng nên bạn sẽ không biết những điều cơ bản như giao tiếp nối
tiếp, ADC, I2C…
▪ Kiến trúc: Số lượng chân giao tiếp còn hạn chế ( Chỉ có 1 số ít chân) Cũng bởi vì
chip arduino là chip 8 bit.

1.4 Kết luận chương


Nội dung trên cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về LCD 16x2 và Arduino:
cấu tạo, sơ đồ, ưu, nhược điểm cũng như các ứng dụng của nó trong đời sống.

CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC HIỂN THỊ VỚI LCD 16X2

2.1 Cách kết nối và hoạt động với LCD 16x2

Hình 2.1: Cách kết nối LCD 16x2

▪ LCD 16x2 có 16 chân, 2 chân cấp nguồn (Anot nối với 5V, Catot nối với đất,
chân nối với Anot nên dùng thêm điện trở khoảng vài chục Ohm)
▪ 3 chân VSS, VDD, VEF để điều chỉnh độ sáng đèn nền thông qua biến trở.
▪ 3 chân RS, RW, EN để điều khiển cho phép thao tác với lệnh hay là thao tác
qua data.
▪ D0- D7 là 8 chân dữ liệu cho phép kết nối với vi điều khiển để truyền dữ liệu
hoặc lệnh. Nếu sử dụng chế độ 4bit thì bỏ qua kết nối với D0- D3 (Chế độ 8 bit
cho tốc độ đọc và ghi nhanh hơn)

Một số mã lệnh hay dùng của LCD: Địa chỉ lệnh được nạp vào thanh ghi IR thông
qua các chân D0-D7 hoặc D4-D7( chế độ 8 bit hoặc 4 bit), chíp HD44780U sẽ tra
bảng mã lệnh tại địa chỉ mà IR cung cấp và thực hiện lệnh đó.

11
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Bảng 2: Một số mã lệnh hay dùng của LCD 16x2

2.2 Lập trình với Arduino


▪ Trong 1 chương trình Arduino, cần thiết tối thiểu có 2 hàm setup() và loop()
▪ Ngoài ra sẽ có 1 số chương trình cần include thêm thư viện để sử dụng
▪ Cấu trúc thực của 1 chương trình:

void setup() {
// toàn bộ đoạn code nằm trong hàm này chỉ được chạy duy nhất một lần khi
chạy chương trình
// Nhằm mục đích khai báo sử dụng , cấu hình cho ngoại vi, set up các thư viện
và configuration cho peripheral.
}
void loop() {
// lặp lại mãi mãi sau khi chạy xong setup()

12
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

// Thực thi liên tục các câu lênh. Chạy xong 1 lượt và chạy lại lần nữa. Nếu
không có tín hiệu kết thúc chương trình lặp thì nó sẽ lặp cho đến khi mà kit hỏng
thì thôi.

2.3 Kết nối Arduino với LCD 16x2

Sơ đồ kết nối LCD 16x2 với Arduino

Hình 2.2: Sơ đồ kết nối LCD 16x2 với Arduino

Các kết nối được thực hiện cho màn hình LCD 16×2 được đưa ra dưới đây:

▪ Bốn chân dữ liệu D4 đến D7 được kết nối với bốn chân (0 đến 3) của Arduino.
▪ Chân chọn thanh ghi RS (Register Select) và chân cho E (Enable) chân được kết
nối với chân 4 và chân 5 của Arduino.
▪ Chân VSS của màn hình LCD được nối đất trong khi chân VDD được kết nối với
nguồn điện áp 5V.
▪ V0 của LCD được kết nối với biến trở 10KΩ để thay đổi độ sáng của màn hình
LCD. Nếu không cần chỉnh độ tương phản của LCD thì chân này được nối đất.
▪ Chân RW được kết nối với mặt đất.

13
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Arduino cho phép người dùng sử dụng LCD ở chế độ 4 bit. Loại giao tiếp này cho phép
người dùng giảm số chân sử dụng trên Arduino, không giống như các vi điều khiển
khác, ARDUINO không cần lập trình riêng để sử dụng nó ở chế độ 4 bit vì theo mặc
định Arduino được thiết lập để giao tiếp ở chế độ 4 bit. Trong sơ đồ mạch bên trên bạn
có thể thấy tôi đã sử dụng giao tiếp 4 bit (D4-D7).

➔Tóm lại, với sơ đồ mạch được kết nối như trên, người dùng có thể kết nối 6 chân của
LCD để điều khiển, trong đó 4 chân là chân dữ liệu còn 2 chân còn lại là chân điều
khiển.

2.4 Kết luận chương


Chương 2 đã chỉ ra cách thức làm việc của Arduino với LCD (cách hoạt động, cách
lập trình, cách kết nối), qua đó cung cấp kiến thức cơ bản để chúng ta có thể làm việc
với Arduino và LCD.

14
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG VỚI PROTEUS

3.1 Mô phỏng với proteus


a. Sơ đồ nối chân

Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng trên proteus

b) Một vài cú pháp đơn giản


Xuất chữ ra LCD, kết hợp với lệnh “display” để bật tắt màn hình LCD

15
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Hình 3.2: Kết quả xuất chữ ra LCD, bật tắt màn hình

Tự động cuộn ( Auto scroll )

16
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Hình 3.3: Kết quả tự động cuộn trên LCD

Nhấp nháy con trỏ ( Blink)

17
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

Hình 3.4 Kết quả nhấp nháy con trỏ trên LCD

3.2 Kết luận chương


Sự ra đời của Arduino đã khiến việc lập trình cho LCD trở nên đơn giản hơn rất nhiều,
lập trình viên không còn phải nhớ những mã HEX khô khan khó thuộc, thay vào đó là
những câu lệnh Tiếng Anh quen thuộc. Điều đó khiến cho LCD đã phổ biến nay lại
càng phổ biến hơn.

18
Nhóm 5
Bài tập nhóm Internet và các giao thức

NGUỒN THAM KHẢO

https://dientusangtaovn.com
https://mesidas.com
https://thutemplate2115.blogspot.com/2015/08/d.html?fbclid=IwAR0WE6r48OSNUY
Zc2u2RO5jQJuysvg90oqBSYWQFzTtXJnVmnUdzg1_E0V0
https://suachualaptop24h.com/linh-kien-laptop/tim-hieu-thong-so-ki-thuat-cua-lcd-
1602n5212.html?fbclid=IwAR3FqNC4nPxbvXZwv0N2CZR3mB2Isok3R44j4ZsVzgi
MIo_BBggmf5TbcPg

19
Nhóm 5

You might also like