You are on page 1of 3

1.

Khái niệm
- GDP: là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản
phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường
tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm
hoặc 1 quý).
- Tốc độ tăng trưởng GDP: đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế, được biểu thị bằng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, được điều chỉnh
theo lạm phát hoặc giảm phát. Nói cách khác, nó cho thấy những thay đổi trong giá
trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế – sản lượng
kinh tế của một quốc gia – trong khi tính đến sự biến động giá cả.
2. Báo cáo tăng trưởng GDP của 5 năm: 2017->2021

Năm 2017 2018 2019 2020 2021


Tăng trưởng GDP 6,81 7,08 7,02 2,91 2,58

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017-2021


8.00%
7.08% 7.02%
6.81%
7.00%

6.00%

5.00%

4.00%
2.91%
3.00% 2.58%

2.00%

1.00%

0.00%
2017 2018 2019 2020 2021

GDP

3. Nhận xét
- Thấp nhất là năm 2021 trong giai đoạn 2017-2021
- Cao nhất là năm 2018 trong giai đoạn 2017-2021
- Tổng quan: đã có sự thay đổi qua các năm từ 2017-2021
+ Nhìn chung từ năm 2017-2021 tốc độ tăng trưởng GDP VN đã có sự thay đổi qua
từng năm. Giảm từ 6,81% xuống 2,58% đã giảm 4,23%, giảm 2,64 lần (2017-2021)
+ Từ năm 2017 đến năm 2018 GDP VN tăng 0,27%
+ Từ năm 2018 đến năm 2019 GDP VN giảm 0,06%
+ Từ năm 2019 đến năm 2020 GDP VN giảm 4,11%
+ Từ năm 2020 đến năm 2021 GDP VN giảm 0,33%
+ Từ năm 2018 đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP VN giảm liên tục và giảm
nhanh từ 7,08% xuống còn 2,58%, GDP đã giảm 4,5%, giảm 2,74 lần
4. Nguyên nhân
- Thấp nhất 2021:
+ Nguyên nhân là do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của
nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội
kéo dài để phòng chống dịch bệnh.
+ Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm
tỉ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngược lại, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong
khu vực dịch vụ, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, ngành thông tin và
truyền thông.
- Cao nhất 2018:
+ Khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành,
chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong
mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng,
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng.
+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất, khẳng định
xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm
ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản
xuất của khu vực này.

5. Kiến nghị
- Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
- Thực hiện thực chất, hiệu quả hơn cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển
kinh tế số, xã hội số. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và đẩy mạnh giải
ngân vốn hiệu quả đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng
quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư ngoài nhà
nước gắn với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ách tắc trong đầu tư, kinh doanh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công
nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phục hồi các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao
động bị đứt gãy, tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia. Cơ
cấu lại, phát triển hiệu quả một số ngành, lĩnh vực quan trọng bị tác động trực tiếp
bởi dịch COVID-19.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và
ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thu hút nguồn nhân lực cho khoa học
công nghệ; phát triển phong trào đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trên
phạm vi toàn quốc, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ
động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển thương mại hài hòa, bền vững.
- Các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh.
- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể
chế, cơ chế, chính sách.
- Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

You might also like