You are on page 1of 21

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TUYÊN TRUYỀN

TIỂU LUẬN

Môn: Địa chính trị

Đề tài: Xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine 2022

từ đó đề xuất một số đối sách, định hướng ứng xử của Việt Nam

trong lĩnh vực ngoại giao.

Giảng viên hướng dẫn: Giảng viên Ngô Thị Thúy Hiền

Sinh viên thực hiện: Hà Yến Nhi

Lớp: Truyền thông đại chúng K40 A1

Mã sinh viên: 2051050038

Hà Nội – 2022

1
Mục lục
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN.......................................................................................1
Mở đầu.......................................................................................................................................................3
Chương I: Khái quát về địa chính trị và bản chất, nguyên nhân của căng thẳng Nga-Ukraine......5
1.1 Khái niệm “địa chính trị”.......................................................................................................5
1.2 Bản chất và nguyên nhân của căng thẳng Nga- Ukraine.....................................................6
Chương II: Tầm quan trọng của yếu tố địa chính trị trong mối quan hệ giữa Nga và Ukraine....10
2.1 Vị trí địa lý của Ukraine đối với chiến lược của Nga: nằm ở một vị trí quá thuận lợi để một bên
phòng thủ và bên kia tiến công, đồng thời lại ngay ở phía Bắc Biển Đen..........................................10
2.2 Mối liên hệ lịch sử của Nga và Ukraine và các sự kiện dẫn đến tình hình ngày nay...............12
2.3 Những toan tính của các bên trong cuộc xung đột quân sự Nga- Ukraine..............................13
Chương III: Xung đột Nga-Ukraine và lập trường ngoại giao của Việt Nam.................................15
3.1 Những tác động của cuộc xung đột Nga và Ukraine đến Việt Nam..........................................15
3.2 Lập trường ngoại giao của Việt Nam.........................................................................................16
3.3 Đề xuất một số đối sách, định hướng ứng xử trong lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam trong
vấn đề giữa Nga và Ukraine.............................................................................................................18
Kết luận....................................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................20

2
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Hậu đại dịch Covid 19, tiến trình phục hồi kinh tế thế giới vốn đã gập ghềnh nay
càng trở nên khó khăn kể từ ngày 24/2/2022, tổng thống Nga V. Putin tuyên bố bắt
đầu "hoạt động quân sự đặc biệt" ở miền đông Ukraina khiến căng thẳng chiến sự
Nga-Ukraine nổ ra. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine ngày càng gia tăng
không chỉ tác động trực tiếp và làm xấu đi tình hình kinh tế của riêng Nga và Ukraine
mà còn kéo theo những hệ lụy toàn cầu như giá năng lượng (xăng, dầu, khí đốt,...), giá
lương thực, thực phẩm tăng mạnh, đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng, xáo trộn hệ
thống tài chính, thanh toán quốc tế cùng nhiều vấn đề xã hội khác như tị nạn, bảo hộ
công dân, thị trường lao động, sắc tộc.

Đánh giá về tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine đến Việt Nam. TS.
Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư nêu quan điểm rằng “Khủng hoảng Nga-Ukraina làm kinh tế Việt Nam không tránh
khỏi hệ lụy. Bởi cả Nga và Ukraina đều là những đối tác thương mại truyền thống và
quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á-Âu”. Đứng trước những thách thức của thời
đại, Việt Nam- một đất nước đang phát triển và có nền kinh tế với độ mở lớn, tham
gia nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương, hội nhập sâu rộng vào
kinh tế thế giới nên cần phải càng cẩn trọng, có những đối sách mềm dẻo đặc biệt
trong lĩnh vực ngoại giao để tỉnh táo, vững vàng trước những biến động chính trị xảy
ra hàng giờ của thế giới, tránh mắc những sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quốc
gia.

Dựa trên lý do đã nêu, ta khẳng định rằng xung đột giữa Nga và Ukraine có tác
động lớn đến Việt Nam và đối sách ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn này cần
được cẩn trọng thực hiện.Vì vậy, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Xung đột địa

3
chính trị giữa Nga và Ukraine 2022 và một số đối sách, định hướng ứng xử của Việt
Nam trong ngoại giao.” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Địa chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


 Mục đích: Nghiên cứu mối quan hệ địa chính trị giữa Nga và Ukraine từ
đó đề ra đối sách, định hướng ứng xử trong vấn đề ngoại giao của Việt
Nam
 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, cung cấp những kiến thức cơ bản về địa chính trị
- Nghiên cứu mối quan hệ địa chính trị giữa Nga và Ukraine
- Đưa ra đối sách phù hợp cho lập trường ngoại giao của Việt Nam trước
xung đột Nga-Ukraine
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ địa chính trị giữa Nga và Ukraine
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vào những diễn biến quan hệ địa chính
trị của Nga và Ukraine tập trung nhiều nhất vào giai đoạn từ tháng 2 năm
2022 cho đến thời điểm tiểu luận này được xuất bản.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận: Xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine 2022
 Phương pháp nghiên cứu:

Địa chính trị là môn khoa học liên ngành vì vậy khi nghiên cứu cần sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chính trị và địa lý như vận
dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp chặt chẽ hai
phương pháp này.

5. Kết cấu của tiểu luận


Tiểu luận gồm có 3 chương:

4
Chương I: Khái quát về địa chính trị và các yếu tố địa chính trị ảnh hưởng tới
mối quan hệ của Nga và Ukraine
Chương II: Căng thẳng Nga-Ukraine: Bản chất, nguyên nhân và triển vọng
Chương III: Xung đột Nga-Ukraine và lập trường ngoại giao của Việt Nam

Nội dung

Chương I: Khái quát về địa chính trị và bản chất, nguyên nhân của căng
thẳng Nga-Ukraine
1.1 Khái niệm “địa chính trị”

Vào năm 1899, thuật ngữ “địa chính trị” được sử dụng lần đầu tiên bởi Rudolph
Kjellen (1864-1922) – nhà địa lý học Thụy Điển. Kjellen sử dụng thuật ngữ này
nhằm biểu thị “khoa học của một quốc gia với tư cách là một vùng trong không
gian”.

Với một cấu tạo từ ghép bởi “địa lý” và “chính trị”, “địa chính trị” là phép lai giữa
khoa học địa lý với khoa học chính trị. Quan hệ giữa yếu tố địa lý và hoạt động
chính trị có từ thuở xa xưa, con người sớm biết vận dụng yếu tố tự nhiên như quan
sát trời, đất, mây, mưa, các phương hướng trong vũ trụ, các chòm sao, vị trí địa lý
để làm căn cứ cho hành vi chính trị của mình như: chọn địa điểm đặt thủ đô, dựa
vào địa thế, thời tiết để đánh trận, sản xuất và chống ngoại xâm...Trước đây nhắc
tới “địa chính trị” người ta nghĩ tới việc phải nghiên cứu quốc gia trong sự vận
động của nó bằng cách nghiên cứu nó trong mối liên quan đến địa lý học. Nhưng
ngày nay, người ta dùng khái niệm địa chính trị để chỉ tất cả những gì có quan hệ ít
nhiều đến công tác đối ngoại.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về địa chính trị, song nhìn chung khi nói đến địa
chính trị là nói đến vai trò của địa lý đối với chính trị của một quốc gia, đặc biệt
đối với chính sách đối ngoại, như Napoleon Bonaparte “Chính trị của một quốc gia
nằm ở trong địa lý của nó”. Về bản chất, địa chính trị là môn khoa học nghiên cứu
5
liên ngành, tập trung vào các sự kiện chính trị trên các khu vực địa lý xác định, từ
không gian hẹp của một vùng, địa phương, một quốc gia, khu vực với nhóm quốc
gia đến châu lục và toàn cầu.

Sáng sớm ngày 24/2/2022, Tổng thống Putin thông báo sẽ triển khai một chiến
dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ người dân ở khu vực Donbas (bao gồm Donetsk
và Luhansk). Ngay sau đó, các lực lượng Nga đã tiến hành chiến dịch quân sự vào
Ukraine để tìm cách “phi quân sự hóa” quốc gia này. Một lần nữa, hòa bình khu
vực Đông Âu bị dung chuyển, dư luận quốc tế chấn động bởi các hoạt động quân
sự của Nga

1.2 Bản chất và nguyên nhân của căng thẳng Nga- Ukraine
1.2.1 Bản chất

Bản chất của căng thẳng Nga- Ukraine hiện nay bắt nguồn từ cuộc chính
biến kéo dài 8 năm bắt đầu vào đầu năm 2014. Đây vốn không chỉ là cuộc xung đột
giữa lực lượng ly khai với sự hậu thuẫn của Nga và Chính phủ Ukraine ở miền
Đông Donbas mà còn là cuộc xung đột giữa các nước lớn ở khu vực châu Âu - Đại
Tây Dương, như Nga, Mỹ, NATO, thậm chí, liên quan tới các nước khu vực châu
Á - Thái Bình Dương.

So với năm 2014, chiến sự Nga- Ukraine 2022 có quy mô khổng lồ hơn
nhiều, đây được xem là cuộc xung đột lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Cục diện chung của thế giới đã thay đổi, nếu như Mỹ đang theo đuổi các chính
sách “Nước Mỹ trên hết”, “Nước Mỹ trở lại”, Trung Quốc thực hiện chiến lược
“phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” thì Nga hiện chưa có một chiến lược mang
tính toàn cầu nào. Trong tam giác quan hệ Mỹ- Trung Quốc- Nga, sự phục hồi của
Nga về dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga V. Putin cùng nhiều thành tựu về đối
nội và đối ngoại vẫn chưa thể làm thay đổi cục diện chính trị thế giới và đây chính

6
là thời điểm vô cùng quan trọng đối với Tổng thống V. Putin vì chưa đầy hai năm
là tới cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2024, để tiếp tục từng bước khôi phục vị
thế đất nước, giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, chuyển từ cường quốc
khu vực hướng đến tầm cỡ cường quốc toàn cầu thử thách đặt ra cho V.Putin là cần
có một chiến lược màn tầm cỡ toàn cầu.

1.2.2 Nguyên nhân

- Về phương diện An ninh quốc gia: Việc NATO bày tỏ ý định trao tư cách
thành viên cho Ukraine và thái độ thể hiện sự mong muốn gia nhập NATO của
Ukraine bị Nga cho rằng đây là hành động vượt “lằn ranh đỏ”, đe dọa an ninh của
mình. Moskva cũng muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông, không kết nạp
Ukraine vào khối và không diễn tập quân sự tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á và các
nước vùng Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga nhưng tất nhiên yêu cầu này
nhận được sự từ chối thẳng thừng của Mỹ và các nước đồng minh khối Nato. Đây
chính là “xung đột” căn bản mà hai bên chưa thể tìm được tiếng nói chung và dẫn
tới việc Nga đi trước một bước tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” đối với
Ukraine.

- Về chính trị: có thể dễ thấy, trong nhiều năm qua, Kiev đã cố gắng sử dụng
con bài chính trị, đối ngoại để gây sức ép lên Nga và và phương Tây. Chính phủ
Ukraine đối thoại với Nga như một sự mặc cả trong quan hệ với phương Tây, đồng
thời cũng sử dụng mối đe dọa có quan hệ chặt chẽ hơn với Nga để thúc ép phương
Tây nhằm đảm bảo các ưu đãi bằng cách tuyên bố rằng nếu không Nga sẽ có ảnh
hưởng lớn hơn ở Ukraine

- Về lịch sử: Như Tổng thống Putin nhiều lần đề cập , đối với Nga, Ukraine
không chỉ là một quốc gia láng giềng mà còn là một phần không thể tách rời của
lịch sử, văn hóa Nga. Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất

7
của không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau,
mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình. Tuy
nhiên, dường như chính quyền Ukraine đã và đang ruồng bỏ những yếu tố văn hóa,
lịch sử trong quá trình hình thành của mình. Chính vì vậy, theo lý giải của Tổng
thống Nga, Ukraine hiện đại hoàn toàn rời xa, xóa nhòa lịch sử quá trình hình
thành của với những dấu mốc quan trọng là liên bang Xô Viết thành lập và sau sự
kiện 1991 - Liên xô sụp đổ. Khi liên bang Xô Viết tan rã, với vai trò “anh cả” -
Nga không chỉ công nhận các quốc gia độc lập mới mà còn giúp đỡ Cộng đồng các
quốc gia độc lập - SNG, ngay cả khi nước này phải đối mặt với tình huống rất thảm
khốc. Mặc dù vậy, cho đến hiện tại, Ukraine thực hiện nhiều chính sách đã đi
ngược lại với lợi ích cốt lõi của Nga.

- Về kinh tế: Theo số liệu mà Tổng thống Nga Putin công bố trong bài phát
biểu, nước Nga đã viện trợ, ưu đãi về kinh tế và thương mại, giúp cho tổng lợi ích
cho ngân sách Ukraine trong giai đoạn từ 1991 đến 2013 lên tới 250 tỷ USD sau
khi Liên Xô tan rã. Đến cuối năm 1991 Nga đã tiến hành trả tất cả các khoản nợ
mà vốn rằng trách nhiệm khoản nợ này thuộc về nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ
cùng nhau chia sẻ. Để đổi lấy điều đó, các quốc gia mới độc lập phải giao nộp cho
Nga một phần tài sản ở nước ngoài của Liên Xô tuy nhiên, Kiev từ chối thỏa thuận
này bằng cách đưa ra yêu cầu chia sẻ Kho bạc Kim cương, dự trữ vàng, cũng như
tài sản của Liên Xô cũ và các tài sản ở nước ngoài.

- Về văn hóa: về cơ bản, cái gọi là lựa chọn văn minh thân phương Tây do
chính quyền Ukraine đưa ra không phải và không nhằm mục đích tạo điều kiện tốt
hơn vì lợi ích của người dân, mà là để giữ hàng tỷ đô la mà các nhà tài phiệt, đồng
thời thù địch với các đối thủ địa chính trị Nga. Chính sách phá hủy tận gốc ngôn
ngữ và văn hóa Nga và thúc đẩy quá trình đồng hóa được thực hiện. Nghị viện
Ukraine đã tạo ra một loạt các dự luật phân biệt đối xử và luật về cái gọi là người

8
bản địa đã có hiệu lực. Những người xác định là người Nga và muốn bảo tồn bản
sắc, ngôn ngữ, văn hóa không được chào đón, bị kỳ thị ở Ukraine. Theo luật giáo
dục, tiếng Ukraine là ngôn ngữ nhà nước, tiếng Nga không có chỗ trong trường học
hoặc không gian công cộng và bị bài trừ.

- Về quân sự, đối ngoại: một điều làm cho nước Nga lo ngại, Ukraine có các
công nghệ hạt nhân được tạo ra từ thời Liên Xô và các phương tiện vận chuyển vũ
khí bao gồm máy bay, cũng như tên lửa chiến thuật chính xác Tochka-U do Liên
Xô thiết kế với tầm bắn hơn 100 km. Việc sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ dễ
dàng hơn nhiều đối với Ukraine so với một số quốc gia khác, đặc biệt nước này
nhận được sự hỗ trợ công nghệ của nước ngoài. Nếu Ukraine sở hữu vũ khí hủy
diệt hàng loạt, tình hình thế giới, châu Âu, đặc biệt là đối với đối với nước Nga sẽ
có nhiều thay đổi thì đây được coi là mối đe dọa thật sự.

9
Chương II: Tầm quan trọng của yếu tố địa chính trị trong mối quan hệ giữa
Nga và Ukraine
2.1 Vị trí địa lý của Ukraine đối với chiến lược của Nga: nằm ở một vị trí quá
thuận lợi để một bên phòng thủ và bên kia tiến công, đồng thời lại ngay ở phía Bắc
Biển Đen.
o Nếu nhắc tới địa chính trị Ukraine, không thể không nhắc tới Donbass- khu
vực được chính tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đên trên truyền hình vào
ngày đầu tiên ra lệnh mở “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.
+ Donbass là vùng lãnh thổ của Ukraina bao gồm các tỉnh Donetsk và
Louhansk. Donbass được ghép từ tên con sông Don chảy qua vùng và bass có
nghĩa là lưu vực. Vùng đất nói tiếng Nga này nằm ở phía đông Ukraina, có
biên giới với Nga. Đây là vùng đất mỏ rộng lớn của Ukraina và là trung tâm
công nghiệp chính của đất nước (chủ yếu là luyện kim). Trước khi Ukraina
trở thành quốc gia độc lập năm 1991,khu vực phía nam của Donbass nằm bên
bờ biển Azov đã từng là khu vực công nghiệp chủ chốt của Liên Xô, trong khi
phía tây của đất nước là vựa lúa mì.
+ Đến năm 2001, có khoảng 600 nghìn người Ukraina làm việc trong hơn
200 khu mỏ của Ukraina, chủ yếu tập trung trong vùng Donbass. Theo số liệu
của AFP, trước khi cuộc xung đột nổ ra năm 2014, vùng Dobass có 7,3 triệu
dân trên tổng số 45,5 triệu người Ukraina và chiếm 16% GDP của cả nước.
Donetsk, thành phố lớn nhất vùng hạ lưu sông, tập trung nhiều mỏ quặng và
chỉ có một triệu dân.
+ Hiện nay, một phần lớn dân Donbass là những người gốc Nga. Nhiều
người Ukraina và Nga ở hai bên biên giới vẫn có những mối quan hệ gia đình.
Dân cư này chủ yếu bắt nguồn từ những lao động được chính quyền Liên Xô
đưa ồ ạt đến đây sau Chiến tranh thế giới thứ 2 để làm việc trong các khu mỏ
của Ukraina.

10
o Bên cạnh đó, Ukraine có địa hình tương đối bằng phẳng và tiếp giáp với biên
giới phía Tây nước Nga. Điều này khiến cho Ukraine trở thành một vị trí hoàn
hảo để phòng thủ - từ góc nhìn của Moskva. Ukraine và Belarus hợp lại sẽ tạo
nên một vùng đệm đáng kể bao bọc phần thuộc Nga của Đồng bằng Bắc Âu,
nơi tập trung phần lớn dân số, các đô thị lớn và trung tâm công nghiệp nặng
của Nga. Chưa kể đến việc quốc gia này tiếp giáp với vùng núi Carpathia ở
phía Tây. Dãy Carpathia đi một mạch từ Cộng hòa Séc tới Slovakia và Ba Lan
trước khi nó lượn vòng cong xuống dọc biên giới cực Tây Ukraine, rồi chạy
tiếp xuống phía Nam tới Romania. Khi bạn đứng từ phía Tây nhìn sang, thì ai
kiểm soát được dải đồng bằng ven biển Đen phía Đông của dãy núi này sẽ
nắm trong tay cửa ngõ ra vào nước Nga. Còn nếu bạn đứng từ phía Đông - khi
mà xung quanh bạn toàn là đất bằng khó phòng thủ - thì việc bành trướng và
mở rộng ảnh hưởng cho đến khi có được lợi thế tự nhiên là một điều tuyệt đối
không được phép bỏ qua.,
o Bán đảo Crimea. Crimea có rất đông dân thuộc sắc tộc Nga, và quan trọng
hơn, là có cảng nước ấm Sevastopol - quân bài cực kì quan trọng trong học
thuyết hải quân Nga. Việc thiếu một quân cảng nước ấm đã luôn là điểm yếu
chí mạng của hải quân Nga nói riêng và quân đội Nga nói chung - bạn thích
nói về sức mạnh quân sự Nga bao nhiêu cũng được, nhưng hải quân phải
mạnh thì quốc gia mới mạnh, và một lực lượng hải quân mạnh cần có hệ
thống cảng biển thuận lợi. Tuy Sevastopol vẫn bị hạn chế ở khả năng tiếp cận
đại dương - tàu thuyền từ đây muốn tiến ra Đại Tây Dương hoặc Ấn Độ
Dương đều phải đi qua quá nhiều eo biển hẹp (nhiều trong số đó lại do các
thành viên NATO hoặc đồng minh Mỹ kiểm soát) - nhưng người Nga không
thể khoanh tay đứng nhìn Ukraine dần ngả về phía Tây và một vị trí quan
trọng ngay trước cửa nhà mình bị kẻ khác chiếm mất được.

11
 Putin đã giăng ra một thế gọng kìm kẹp chặt Ukraine: phía Đông là vùng li
khai Donbass nơi có lực lượng Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự
xưng do Nga hậu thuẫn cùng với hàng trăm nghìn binh sĩ, phía Bắc là Belarus
- chư hầu trung thành nhất của Nga, phía Tây Nam là vùng li khai Transnistria
thuộc Moldova - nơi được cho là có sự hiện diện của khoảng 1000 lính Nga,
phía Nam là bán đảo Crimea bị Nga thôn tính từ năm 2014 và đang là nơi thả
neo của Hạm đội Biển Đen hùng mạnh.

2.2 Mối liên hệ lịch sử của Nga và Ukraine và các sự kiện dẫn đến tình hình
ngày nay
Xung đột Nga và Ukraina là một cuộc xung đột được đánh dấu bằng đường
biên giới trên bộ và được định hình bởi ảnh hưởng chiến lược. Ukraine giáp với
Nga ở phía Đông, mối liên hệ lịch sử của Nga và Ukraine có từ thế kỷ 9, Ukraina
từng là một phần chiến lược của Liên Xô với ngành nông nghiệp lớn và các cảng
quan trọng trên Biển Đen.

Tháng 12-1991, các nhà lãnh đạo của Ukraine cùng với Nga và Belarus chốt
thỏa thuận Belovezhskiy về việc thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG),
đánh dấu sự tan rã của Liên Xô nhưng Matxcơva vẫn hy vọng duy trì ảnh hưởng
thông qua SNG và khả năng cung cấp khí đốt giá rẻ. Sau đó Nga và Belarus thành
lập nhà nước liên minh, nhưng Ukraine ngày càng "trôi dạt" về phía phương Tây,
thế nhưng do lúc này phương Tây chưa có ý định thu nạp Ukraine về phe mình nên
phản ứng của Matxcơva nhìn chung còn kiềm chế.

Mùa thu 2003, Nga bất ngờ xây dựng một con đập ở eo biển Kerch hướng
tới đảo Tuzla của Ukraine, đây được xem là hành động phân chia biên giới.

Sự kiện chính dẫn đến tình hình ngày nay xảy ra vào năm 2008. Tại Hội
nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Tổng thống Mỹ George Bush cố gắng để
Ukraine nhận được kế hoạch hành động chuẩn bị trở thành thành viên của liên

12
minh. Sự việc này nhận được sử phản đối gay gắt của Tổng thống Putin. Matxcơva
tuyên bố không công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ukraine. Kết quả là Đức và
Pháp chặn kế hoạch của ông Bush. Ukraine được hứa hẹn chỗ trong NATO nhưng
chưa biết khi nào.

Putin vô cùng lo lắng về việc Ukraine gia nhập Nato vì vốn Nato là kẻ thù
không đội trời chung truyền kiếp với Nga. Việc gia nhập liên minh của Ukraina sẽ
làm tăng dấu ấn của NATO dọc theo biên giới của Nga và khoảng cách địa lý từ
Ukraine đến thủ đô Matxcơva quá gần để nếu Ukraine gia nhập Nato thì Nga
không khác gì đặt một quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào trước cửa nhà mình.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào bản đồ của Ukraine để hiểu, trong “Chiến dịch
quân sư đặc biệt” này, Nga không bằng mọi giá lấy được Kiyb, Kharkyv các đô thi
mang tính biểu tượng khi nhắc đến một chính quyền, một quốc gia mà dốn vào các
thành phố khác Mariuopokm Kherson, Melotopol, Mykolaiyv và đặc biệt là
Odessa nơi có các thành phố, cảng nước ấm- thứ mà được xem là điểm yếu tử
huyệt của Nga và án ngữ các cửa sông đổ ra biển Đen.

2.3 Những toan tính của các bên trong cuộc xung đột quân sự Nga- Ukraine
- Đối với Nga thì đây chính là “trận đánh chiến lược” của Tổng thống V. Putin vì
thế Nga phải chuẩn bị trước tinh thần đối diện với nhiều vấn đề phức tạp và cả
các lệnh trực phạt kinh tế từ Mỹ và các nước phương Tây. Không những thế,
“chiến dịch quân sự đặc biệt” diễn ra ngay sau khi đại dịch Covid 19 vừa mới
đi qua do đó để tham gia “cuộc chiến” này, Nga đã có một sự tư tin nhất định
về tài chính của mình để sẵn sàng được trước mũi sào các lệnh trừng phạt từ
bên ngoài. Mục tiêu của Nga chính là ngăn chặn phương Tây giành lại bán đảo
Crimea, tạo sức ép đối với phương Tây và Ukraine thực hiện Thỏa thuận
Minsk 2 theo cách của Nga, cơ cấu lại an ninh khu vực châu Âu, trong đó an
ninh của Nga phải được tôn trọng và bảo đảm; thúc đẩy Đức và Liên minh

13
châu Âu (EU) phê chuẩn dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”; Củng cố nhà nước
liên minh giữa Nga và Belarus vừa được khởi động sau 20 năm không có nhiều
tiến triển và gia tăng sức mạnh của mình và thay đổi cục diện thế giới.
- Đối với Ukraine, tuy được xem như là “một nạn nhân” trong cuộc khủng hoảng
này, thế nhưng nhìn thái độ của thủ lĩnh chính trị Ukraine hiện nay thì “chiến
dịch quân sự đặc biệt” như một lời khẳng định mà Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky muốn gửi tới chính là Ukraine quyết tâm gia nhập NATO
và đẩy mạnh cải cách lực lượng vũ trang theo tiêu chuẩn NATO, tăng cường
củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, với việc gia tăng chi phí và đẩy mạnh
thử nghiệm các loại tên lửa mới, duy trì các cuộc tập trận quân sự chung với
NATO nhằm nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng giữa quân đội Ukraine với
quân đội các nước thành viên NATO, tiến hành sửa chữa, cải tiến và hiện đại
hóa các loại vũ khí, khí tài cũ để trang bị cho lực lượng quân đội
- Đối với Mỹ và Nato, tuy có mục tiêu là làm suy giảm sức mạnh tổng hợp quốc
gia của Nga, lôi kéo các nước có xu hướng thân Nga “đoạn tuyệt” với Nga và
dựa hẳn vào Mỹ và phương Tây,.. song vẫn rất chần chờ trước nguy cơ phải
tham gia đối đầu trực tiếp với Nga.

14
Chương III: Xung đột Nga-Ukraine và lập trường ngoại giao của Việt Nam
3.1 Những tác động của cuộc xung đột Nga và Ukraine đến Việt Nam
- Hoạt động thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng:
Cả Nga và Ukraine đều chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế
giới khi cả 2 nước chiếm tổng 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Như đã nói ở trên, cả Nga và Ukraine đều là đối tác thương mại quan trọng
của Việt Nam tại khu vực Á - Âu.
Tuy sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Nga và
Ukraine không lớn nhưng lại có sự lan tỏa tới khu vực thị trường liên minh
Á – Âu, là khu vực Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do FTA vì thế
sự đứt gãy chuỗi cung ứng do căng thẳng Nga-Ukraine gây ra mà các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị đứt gãy nguồn cung cấp nguyên
vật liệu, trì trệ đơn hàng, chậm trễ thanh toán.
Bên cạnh đó, lệnh trực phạt của Mỹ và các nước Châu Âu lên Nga
khiến cho một số ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT khiến việc
hợp tác về thương mại với Nga gặp khó khăn, ảnh hưởng đến các dự án đầu
tư của Nga tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án điện, dầu khí và ảnh hưởng
đến thương mại song phương Việt – Nga.
- Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn

Việt Nam là một nước đặc thù nông nghiệp nên vật tư hàng hóa nông
nghiệp luôn là "nỗi ám ảnh" với nông dân Việt Nam trong khi đó Nga là nhà
sản xuất phân bón hàng đầu thế giới, là quốc gia sản xuất lớn về phân urê và
kali do đó khi xung đột xảy ra, cổ phiếu phân bón trên sàn chứng khoán Việt
Nam tăng vọt. Sự đứt gãy trong cung ứng các thành phần của phân bón
khiến giá bán các hàng hóa nông nghiệp tăng lên.

15
- Chuỗi cung ứng nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất bị đình trệ

Nga và Ukraine có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng
lượng toàn cầu. Sự gián đoạn trong quá trình sản xuất hoặc phân phối các
sản phẩm dẫn đến phá vỡ chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến giá nhiều mặt
hàng quan trọng. Khi xung đột xảy ra, giá các mặt hàng thế mạnh của Nga
như lúa mỳ, phân bón, than, thép, các kim loại cơ bản đều đã tăng vọt.
Không những thế, Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn các nguyên phụ
liệu cấu thành các thiết bị điện tử. Mặc dù Việt Nam không trực tiếp nhập
khẩu mặt hàng này từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật
Bản và Đài Loan do đó Việt Nam cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng từ xung đột
Nga- Ukraine vì việc tăng giá nhiên liệu kéo theo giá cả sản xuất hàng hóa
và tiêu dùng tăng.

- Giá dầu cao khiến chi phí hậu cần và vận chuyển tăng

Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới do đó khi
xung đột Nga-Ukraine xảy ra đồng nghĩa với giá xăng dầu tăng rất cao. Tính
đến hôm nay ngày 23/06/2022 giá xăng tăng lên 33.000 đồng/lít. Không
những vậy, giá dầu tăng cao, giá trị nhập khẩu ròng cũng sẽ tăng theo khiến
tăng chi phí vận chuyển, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt
Nam phải dừng giao dịch với Nga điều này dẫn tới tình trạng thiếu hụt,
chậm trễ và tăng chi phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công
nghiệp.

3.2 Lập trường ngoại giao của Việt Nam

Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: “Quyết tâm xây
dựng trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam”. Tổng Bí thư đã ví ngoại
giao Việt Nam là “ngoại giao cây tre” với nội hàm muốn gửi gắm đó là

16
“Cây tre Việt Nam gốc vững chắc, cành uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất
kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã được”. Điều này nói lên nền
ngoại giao thấm đượm tâm hồn cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam,
đó là: mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt sáng
tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định can trường trước mọi thử thách khó khăn vì
độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân.

Áp dụng câu nói này, quan điểm, lập trường của Việt Nam về tình
hình xung đột ở Ukraine tại cuộc bỏ phiếu “Lên án Nga xâm lược Ukraina
và yêu cầu Nga chấm dứt chiến tranh” tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày
02/03/2022 đã hết sức khách quan và rất rõ ràng đó chính là nhất quán kêu
gọi Nga và Ukraine chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, ngồi lại đối thoại
hoà bình và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng. Xung quanh vấn đề
Việt Nam bỏ phiếu trắng với nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:
"Chúng tôi cho rằng ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các
hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với
dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm
đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên,
trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế".

Nguyên nhân giải thích cho việc bỏ phiếu trắng của Việt Nam có thể
giải thích rằng: Đối với Việt Nam, Nga và Ukraine đều là những đối tác
quan trọng do đó việc giảm căng thẳng, ngừng chiến tranh không chỉ bảo
đảm an ninh và an toàn cho người dân hai quốc gia mà còn giữ an toàn cho
cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine, trong đó có người Việt
Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không thay đổi, và Việt Nam sẽ

17
không chịu sự chi phối của quốc gia nào trong quyết định bỏ phiếu của mình
cả bởi vì Việt Nam là một quốc gia ĐỘC LẬP, TỰ DO.

3.3 Đề xuất một số đối sách, định hướng ứng xử trong lĩnh vực ngoại giao của
Việt Nam trong vấn đề giữa Nga và Ukraine

- Không chạy theo những tư tưởng, giá trị, hay lợi ích của nước khác mà luôn dựa
vào truyền thống và kiên định lợi ích quốc gia để linh hoạt điều chỉnh ưu tiên chính
sách trong quan hệ quốc tế.

- Tạo dựng nên những truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại
giao và hoạt động đối ngoại Việt Nam: Đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hoà hiếu,
trọng lẽ phải, công lý và chính nghĩa. Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn
chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất; đối ngoại
phải luôn luôn phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đối nội, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

- Luôn luôn đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, tinh thần hoà hiếu, hữu nghị, dùng
ngoại giao để đẩy lùi xung đột; gắn với thực tiễn của thế giới, để đưa Việt Nam
hoà nhập vào dòng chảy của thời đại.

- Luôn luôn phải "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế" để "cương nhu kết
hợp" vì lợi ích tối cao của Quốc gia, Dân tộc mà xử lý khéo léo quan hệ với các
nước.

- Thể hiện quan điểm, lập trường rõ ràng, cứng rắn, không chọn nghiêng về bên
nào mà chọn nghiêng về lẽ phải.

- Luôn ưu tiên giải quyết các tranh chấp kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động
sử dụng vũ lực để tránh gây thương vong và tổn thất đối với dân thường

18
- Kết hợp nguyên tắc 4 không trong chính sách quốc phòng: Không tham gia liên
minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước
ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;
không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Kết luận

Diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho
đến bây giờ thế nhưng dù bất kỳ lý do gì đi chăng nữa thì một khi chiến tranh xảy
ra thì chính người dân sẽ là những người chịu ảnh hưởng nặng nề và trầm trọng
nhất từ vật chất, tinh thần thậm chí là đánh đổi cả mạng sống. Từ quan điểm của
riêng tôi, chẳng có một điều gì xứng đáng có thể đánh đổi quyền được sống, quyền
được phát triển bình thường của con người do đó tôi hoàn toàn đồng ý với lập
trường của Việt Nam hiện nay trước cuộc chiến giữa Nga- Ukraine chính là kiềm
chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong
và tổn thất đối với dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các
kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các
bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế.

Là một người dân Việt Nam, tôi vô cùng tự hào với trường phái ngoại
giao “cây tre Việt Nam” rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang
đậm bản sắc dân tộc mà Bộ Ngoại giao nước ta đang vận dụng một cách rất là khóe
léo và hiệu quả.

Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên
Ngô Thị Thúy Hiền - người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho chúng em những

19
kiến thức bổ ích về môn Địa chính trị. Do vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm và
kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi những thiết sót, em rất mong
nhận được những lời nhận xét, đóng góp của cô để em ngày một hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc cô có thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống và gặt hái
được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Mỹ Hương, Nước Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hôm nay và ngày
mai, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. John J. Mearsheimer: “Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine”, The New York
Times, https://www.nytimes.com/2015/02/09/opinion/dont-arm-
ukraine.html, ngày 23/06/2022
3. Ngô Duy Ngọ, “Hệ lụy của những rào cản trong quan hệ Nga – EU”, Tạp
chí nghiên cứu Châu Âu, số 7 (82) – 2007.
4. Ngô Duy Ngọ, “Sự rạn nứt trong quan hệ Nga – Mỹ”, Tạp chí nghiên cứu
Châu Âu, số 6 (81) - 2007.
5. Nguyễn Thị Quế, Ngô Thị Thúy Hiền (2014), Địa chính trị thế giới, NXB
Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Dân (2014), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát
triển quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Robert Kaplan (2012), Sự Minh Định Của Địa Lý, NXB Hội Nhà văn, Hà
Nội
8. Tim Marshall (2020), Những tù nhân của thế giới, NXH Nhã Nam, Hà Nội

21

You might also like