You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN VẬT LÝ A1

(2021-2022)

Đề tài 4:

“VẼ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT KHI CÓ


PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG”

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh

TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

Lớp: L40

Nhóm số: 4

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN VẬT LÝ 1

ĐỀ TÀI 4

“Vẽ quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động”

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh

TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng


Lớp: L40

Nhóm số: 4

Danh sách thành viên:

Họ và tên MSSV

1. Hà Nguyễn Minh Huy (nhóm trưởng) 2113469

2. Lê Khánh Huy 2110197

3. Nguyễn Phước Hoài 2111222

4. Nguyễn Đức Hiếu 2113352

5. Đoàn Mạnh Hùng 2111378

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... iii


TÓM TẮT ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 3
CHƯƠNG 3. MATLAB ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN ............................................................ 10
4.1 Kết quả .................................................................................................................................. 10
4.2 Kết luận ................................................................................................................................. 11
Tài liệu tham khảo: ................................................................................................ 12
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 13

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1.1.1 Đoạn code mô tả quỹ đạo vật………………...………….……………10


Hình 4.1.1.2 Kết quả quỹ đạo của chất điểm ………………...……………………10

Hình 4.1.2.1 Đoạn code hiển thị kết quả………………………...…………..……...11

Hình 4.1.2.2 Kết quả bán kính cong tại t = 1s……………………………………...11

iii
TÓM TẮT
I. Tóm tắt đề tài:
Trong cơ học, phương trình quỹ đạo của một chất điểm chuyển động là phương
trình mô tả những điểm mà chất điểm đi qua, còn gọi là quỹ đạo hay quỹ tích. Phương
trình quỹ đạo chỉ nói đến mối liên hệ giữa các thành phần của tọa độ mà không nói đến
yếu tố thời gian trong chuyển động đó. Nó chỉ cho biết chất điểm chuyển động theo
con đường như thế nào; chứ không nói đến việc chất điểm ở vào vị trí nào tại thời
điểm cho trước. Ví dụ khi bắn một trái đại bác, người ta thường không quan tâm lắm
đến khi nào trái đại bác sẽ rơi mà chỉ quan tâm đến vấn đề nó sẽ bay theo đường nào,
sẽ rơi ở đâu.

Trong đề tài này, chúng ta sẽ sử dụng MATLAB để nghiên cứu sự chuyển động
của chất điểm thông qua phương trình chuyển động. Bằng việc biết được phương trình
chuyển động của một chất điểm, ta có thể mô tả quỹ đạo chuyển động của chất điểm
trong khoảng thời gian xác định.

II. Hướng giải quyết và ý nghĩa bài toán:


- Hướng giải quyết đề tài: Sử dụng kiến thức của động học chất điểm, công thức
phương trình chuyẻn động, phương trình vận tốc, gia tốc. Qua đó tính độ lớn của các
đại lượng. Đồng thời sử dụng kiến thức về lập trình matlab để biểu diễn hình học
phương trình quỹ đạo của chất điểm.
- Ý nghĩa bài toán: Bài toán giúp chúng biểu diễn quỹ đạo của chất điểm, tính
toán các thông số liên quan một cách dễ dàng thông qua công cụ MATLAB. Bên cạnh
đó giúp chúng ta có một cái nhìn trực quan về sự chuyển động của chất điểm trong
không gian qua hình học Matlab và rèn luyện kỹ năng lập trình Matlab.

1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
- Vật lý học là một trong những môn học có tính ứng dụng vào đời sống thực tiễn
cao. Vì thế, những bài toán thực tế đang được đưa vào chương trình dạy học ngày càng
nhiều để tăng tính thực tiễn cho học sinh sinh viên. Quá trình giải bài tập yêu cầu vận
dụng lý thuyết vào việc giải các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả
năng vận dụng tri thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của
người học.

- Các kĩ năng tính toán, sử dụng phần mềm ngày càng được ứng dụng nhiều hơn
vào trong quá trình giải bài tập, đặc biệt là phần mềm lập trình MATLAB. Đây là một
công cụ thông dụng và hiệu quả cho sinh viên. Do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Vẽ
quỹ đạo của vật khi có phương trình chuyển động” và giải quyết bài toán được đề ra
bằng MATLAB để nghiên cứu và trình bày đưới đây.

- Ví dụ thực tiễn một số bài toán như khi ta nhìn một chiếc máy bay trên bầu trời,
hay một viên đạn bắn vào tâm để xác định vị trí và đường đi của các vật thể đó chúng
ta cần có phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo,…

1.2 Mục tiêu đề tài:


- Áp dụng những kiến thức vật lí và toán học đã được học vào việc giải quyết các
bài tập đã được đề ra ban đầu .

- Hướng đến việc tiếp xúc, sử dụng các thuật toán, chương trình MATLAB để có
thể dễ dàng trong việc giải phương trình, vẽ quỹ đạo trên hệ trục tọa độ.

+ Đối tượng: Các khái niệm về phương trình quỹ đạo, phương trình vận tốc, gia
tốc , các ứng dụng kĩ thuật; Cách sử dụng matlab cơ bản để hiểu hơn về các thuật toán,
cách vẽ đồ thị , quỹ đạo .

+ Phạm vi: Bài báo cáo trình bày sơ lược các kiến thức trong phần “Động học
chất điểm”, tập trung chủ yếu về các khái niệm, công thức, các loại phương trình cơ
bản, kiến thức toán học vật lí có sự tương quan đến việc xử bài toán và nâng cao kĩ
năng trong lập trình Matlab.

2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm chuyển động cơ học:

- Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật trong không gian hay là sự chuyển
động của bộ phận này so với bộ phận khác của vật theo thời gian. Trong vật lý ta
thường xét đến chuyển động của chất điểm và hệ chất điểm.
- Chuyển động có tính tương đối nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc, vì
vậy khi nói một vật chuyển động ta phải nói vật đó chuyển động so với vật nào mà ta
xem là đứng yên.
- Để mô tả chuyển động trong không gian theo thời gian của vật người ta phải
thêm vào hệ quy chiếu một hệ tọa độ, hệ tọa độ thường được sử dụng trong vật lý là hệ
tọa độ Descartes. Hệ tọa độ Descartes là hệ tọa độ với ba trục Ox, Oy, Oz đôi một
vuông góc với nhau tạo thành hình tam diện thuận với điểm O là gốc tọa độ. Mọi điểm
trong hệ tọa độ được xác định bởi ba điểm (x, y, z) hoặc vecto 𝑟⃗.

2.2 Phương trình chuyển động:

Phương trình chuyển động của vật là phương trình mô tả hành vi chuyển động của
vật hay nói cách khác là phương trình biểu diễn vị trí của vật theo thời gian. Phương
trình chuyển động được viết như các hàm theo thời gian.

Ví dụ:
Ta có vecto vị trí:
r⃗ = 5cos3t. ⃗i + 5sin3t. ⃗j (SI)
𝑥 = 5𝑐𝑜𝑠3𝑡
Từ vecto vị trí ta có phương trình chuyển động: {
𝑦 = 5𝑠𝑖𝑛3𝑡

2.3 Vận tốc:

-Vận tốc của vật là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm và chiều của
chuyển động. Vận tốc được xác định bằng quãng đường đi được của vật trong một đơn
vị thời gian.
-Công thức tính vận tốc:

3
∆𝑟⃗
+ Vận tốc trung bình: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣𝑡𝑏 =
∆𝑡

∆𝑟⃗ 𝑑𝑟⃗
+ Vận tốc tức thời: 𝑣⃗ = lim =
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡

𝑑𝑟⃗ 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
+ Trong hệ tọa độ Descartes: 𝑣⃗ = = 𝑖⃗ + 𝑗⃗ + 𝑘⃗⃗ = 𝑣𝑥 𝑖⃗ + 𝑣𝑦 𝑗⃗ + 𝑣𝑧 𝑘⃗⃗
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

+ Độ lớn của vecto vận tốc: |𝑣 | = √𝑣𝑥 2 + 𝑣𝑦 2 + 𝑣𝑧 2

2.4 Gia tốc:

- Gia tốc của vật là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo
thời gian. Gia tốc được xác định bằng độ biến thiên của vận tốc trong một đơn vị thời
gian. Trong không gian gia tốc được biểu diễn bằng một vecto.
- Công thức tính gia tốc:
⃗⃗
∆𝑣
+ Gia tốc trung bình: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑡𝑏 =
∆𝑡

⃗⃗
∆𝑣 ⃗⃗
𝑑𝑣
+ Gia tốc tức thời: 𝑎⃗ = lim =
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡

⃗⃗
𝑑𝑣 𝑑2𝑥 𝑑2 𝑦 𝑑2 𝑧
+ Trong hệ tọa độ Descartes: 𝑎⃗ = = 𝑖⃗ + 𝑗⃗ + 𝑘⃗⃗ = 𝑎𝑥 𝑖⃗ + 𝑎𝑦 𝑗⃗ + 𝑎𝑧 𝑘⃗⃗
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

+ Độ lớn của vecto gia tốc: |𝑎| = √𝑎𝑥 2 + 𝑎𝑦 2 + 𝑎𝑧 2

+ Các thành phần trong gia tốc toàn phần gồm có gia tốc tiếp tuyến và gia tốc
tiếp tuyến:

𝑑𝑣⃗ 𝑑𝑣 𝑣2
𝑎⃗ = = 𝜏⃗ + 𝑛⃗⃗ = 𝑎⃗𝜏 + ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑛
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑅

4
Trong đó:
⃗⃗
𝑑𝑣
• 𝑎⃗𝜏 = 𝜏⃗ là vecto gia tốc tiếp tuyến đặc trưng cho sự thay đổi độ lớn của vecto
𝑑𝑡

vận tốc.
𝑣2
• ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑎𝑛 = 𝑛⃗⃗ là vecto gia tốc pháp tuyến đặc trưng cho sự thay đổi phương của
𝑅

vecto vận tốc với R là bán kính cong của quỹ đạo.

𝑣2
- Dựa vào công thức tính độ lớn của vecto gia tốc pháp tuyến 𝑎𝑛 = ta có thể
𝑅

tính bán kính cong của quỹ đạo chuyển động của vật.

5
CHƯƠNG 3. MATLAB
Trong đề tài này chúng ta chủ yếu chỉ sử dụng công cụ Symbolic Math Toolbox
có trong MATLAB. Đây là một công cụ mạnh của MATLAB hỗ trợ trong việc tính
toán các biểu thức toán học như đạo hàm, tích phâm, vi phân,…

3.1 Các câu lệnh Matlab được sử dụng:

Trước khi đi sâu vào các dòng lệnh,ta cần phải tìm
hiểu đối tượng đặc trưng (symbolic) là gì? Sự khác biệt giữa đối tượng thông thường
(biến số) với đối tượng đặc trưng và chức năng của chúng là gì ?

- Symbolic thay thế các trị số/giá trị bằng một ký tự (gọi là đối tượng đặc trưng -
sym). Để biến đổi một số, một biến hay một đối tượng nào đó thành kiểu Symbolic
ta có thể sử dụng một trong các cách sau:

>> x = sym(‘1/3’)

>> a = sym(‘a’)

>> z = sym(A)

>>syms ( ‘b’, ‘c’, ‘d’ )

>>syms b c d

Lưu ý: Trong ví dụ số 4, syms (‘b’,‘c’,‘d’) tương đương b = sym (‘b’) ; c


= sym (‘c’) ; d
= sym (‘d’). Và ví dụ số 4, số 5 là tương đương nhau, như các bạn đã thấy thì ví dụ 5 s
ẽ dễ thực hiện hơn.

Symbolic giúp tính toán những biểu thức toán học phức tạp bằng cách sử dụng đ
ạo hàm, tích phân, khai triển Taylor, giải phương trình vi phân,…bằng cách sử dụng n
hững biểu thức có chứa các đối tượng toán học (sym) thay cho các số, hàm, toán tử,
biến.

- Sau đây là một số hàm cơ bản dùng cho đề tài :

Bảng những hàm được sử dụng trong đề tài

6
Tên hàm Chức năng

diff Đạo hàm

fplot Vẽ đồ thị

subs Thay biến số sym thành trị số

grid on Mở lưới khi vẽ đồ thị

disp Xuất dữ liệu ra màn hình

3.2.1 Hàm diff

- Là đạo hàm cấp k theo một biến. Cú pháp:

>> diff( f, x, k );

Trong đó :

f - hàm theo biến x (nếu hàm chỉ có 1 biến thì bỏ qua tham số x)

x - ấn số

k - cấp đạo hàm

Ví dụ : Tìm đạo hàm cấp 1 của hàm số f = x3+2x+5x3+2x+5

>> syms x;

>> f = x^3 + 2*x + 5;

>> diff (f)

ans =

3*x^2 + 2

3.2.2 Hàm fplot – Vẽ đồ thị 2D

- Dùng để vẽ đồ thị. Cú pháp:

>> syms x

>> y = x^2 +5;

>> fplot (x , y , [-10 10] )

7
3.2.3 Hàm subs

- Dùng để đổi biến số kiểu sym thành kiểu trị số. Cú pháp:

>> y = x^2 + 5;

>> subs ( y , x , 2 ) % thay x = 2 vào biểu thức trên

ans= 9

3.2.4 Hàm grid on

- Dùng để mở lưới trong cửa sổ figure khi vẽ đồ thị. Cú pháp:

>> grid on

3.2.5 Hàm disp

- Dùng để xuất dữ liệu ra màn hình Command Window từ file.m. Cú pháp:

disp (‘ Du lieu , sentence,…’);

8
3.3 Giải bài toán bằng sơ đồ khối:

Bắt đầu

Nhập dữ kiện ban đầu phương


trình chuyển động x và y của vật

Đạo hàm x(t) và y(t) thu được vx(t) và vy(t), tính v tổng

Đạo hàm phương trình v tổng thu được a tiếp tuyến, tính a tiếp tuyến tại t=1s

Lần lượt đạo hàm vx(t) và vy(t) thu được ax(t) và ay(t), tính a toàn phần tại t=1s

Tính a hướng tâm bằng căn bậc hai hiệu bình phương a toàn phần và a tiếp
tuyến. Từ đó suy ra bán kính hướng tâm.

In kết quả gia tốc hướng tâm và vẽ quỹ đạo của vật từ t=0s đến t=5s.

Kết thúc

9
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
4.1 Kết quả
4.1.1 Đồ thị
Hình 4.1.1 dưới đây thể hiện các câu lệnh để vẽ nên quỹ đạo vật.
fplot (x , y , [0 5] ) là hàm vẽ đồ thị trên tọa độ Oxy trong khoảng thời gian t từ
0 → 5 tương ứng với các tọa độ (x;y).

Hình 4.1.1.1 Đoạn code mô tả quỹ đạo vật

Hình 4.1.1.2 Kết quả quỹ đạo của chất điểm


4.1.2 Bán kính cong quỹ đạo tại t = 1 (s)

Để tính toán bán kính cong r, ta cần xác định gia tốc pháp tuyến và vận tốc bình
phương tại t = 1(s). Do không thể tính toán trực tiếp từ 2 phương trình chuyển động
x(t) và y(t) nên ta phải thông qua các đại lượng vận tốc, gia tốc bằng các câu lệnh
Symbolic.

10
Hình 4.1.2.1 Đoạn code hiển thị kết quả

Hình 4.1.2.2 Kết quả bán kính cong tại t = 1s

4.2 Kết luận


- Đề tài này đã hỗ trợ vẽ quỹ đạo của vật dựa trên phương trình chuyển động
được cho trước, đồng thời xác định bán kính cong của quỹ đạo tại một thời điểm bất
kì.
- Nhờ sự trợ giúp của công cụ Symbolic và công cụ giải số trong Matlab, giúp
cho việc xây dựng lưu đồ giải thuật và viết chương trình giải quyết bài toán trở nên dễ
dàng và trực quan hơn. Từ đó phân tích được ý nghĩa vật lý của kết quả thu được từ
chương trình.

11
Tài liệu tham khảo:
[1] Trần Văn Cường , MATLAB toàn tập, https://cnttqn.net/threads/tong-hop-tai-lieu-
tu-hoc-matlab-hay-file-pdf.446.html

[2] Thực hành điều khiển thiết bị, Bài 3: symbolic toolbox,
https://www.hnue.edu.vn/Portals/0/TeachingSubject/tungpk/1956289e-a2d6-4013-
a4e3-5a75f8268f20TH-DK-TBD---Bai-3.pdf

[3] Trần Văn Lượng (chủ biên) và các tác giả, Bài tập vật lý đại cương A1, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

12
PHỤ LỤC
%% KHÁI BÁO BIẾN

syms t; % tạo biến kiểu symbolic cho x y t

%% PHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐỘ X Y

x = 3*t^2 - (4/3)*t^3; % hàm x theo t

y = 8*t; % hàm y theo t

%% VẼ ĐỒ THỊ, VẼ QUỸ ĐẠO

fplot(x,y,[0 5]); % vẽ quỹ đạo từ t=0->t=5

xlabel('Truc x');

ylabel('Truc y');

title('Quy dao chuyen dong cua vat');

grid on; % tạo lưới trong đồ thị

%% PHƯƠNG TRÌNH VẬN TỐC

v_x = diff(x,t); % vận tốc trên trục x

v_y = diff(y,t); % vận tốc trên trục y

v = sqrt(v_x^2 + v_y^2); % độ lớn tổng vận tốc

%% PHƯƠNG TRÌNH GIA TỐC

a_x = diff(v_x,t); % gia tốc trên trục x

a_y = diff(v_y,t); % gia tốc trên trục y

a = sqrt(a_x^2 + a_y^2); % độ lớn gia tốc toàn phần

13
a_t = diff(v,t); % gia tốc tiếp tuyến

%% TÍNH BÁN KÍNH CONG CHẤT ĐIỂM

a_n = sqrt(a^2 - a_t^2); % độ lớn gia tốc pháp tuyến

r = v^2/a_n; % bán kính cong quỹ đạo r

%% ĐƯA RA GIÁ TRỊ R KHI t = 1(s)

disp('Ban kinh cong quy dao tai t=1(s) la: '); % xuất dòng chữ ra màn hình

ans = subs(r,t,1); % đổi đáp số sang dạng số thực (số thập phân)

disp(double(ans)); % xuất kết quả ra màn hình

14

You might also like