You are on page 1of 5

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Trọng Tài

Sinh viên thực hiện:


1. Nguyễn Đình Bảo An
2. Hồ Thái Đại Lợi 2011579
3. Triệu Việt Hoàng

AUGER FILLER

I. Mô tả hoạt động của hệ thống:


→ Bước bắt đầu: Động cơ điều khiển băng tải di chuyển hộp vào vị trí → Sensor
phát hiện hộp → Chuyển thông tin về 2 bộ Unidrive:
 Bộ 1 (điều khiển băng tải) cho dừng băng tải.
 Bộ 2 (định lượng) bắt đầu cấp nguyên liệu.
 Sau khi bộ Unidrive 2 cấp liệu xong → Chuyển thông tin về Unidrive 1
→ Hiển thị trên CTIU
→ Điều khiển băng tải
→ Quay lại bước bắt đầu.
II. Các vấn đề của hệ thống:
1. Điều khiển băng tải:
 Cần điều khiển được các thông số của motor như:
+ Công suất
+ Tốc độ
 Tránh ngã, đổ hộp khi hoạt động/dừng (do tác dụng của việc gia tốc băng
tải).
 Phát hiện hộp khi đến vị trí để cấp liệu.
2. Định lượng:
 Lượng nguyên liệu cấp vào phễu phải đều và liên tục.
 Điều khiển motor và vitme để cấp đủ lượng nguyên liệu cần thiết vào
hộp.
 Đặt hộp vào đúng vị trí để cấp liệu.
3. An toàn: Tránh tràn nguyên liệu vào phễu có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận
khác.
4. Cấu hình bộ hiển thị / các thông số của hệ thống
III. Các thiết bị trong hệ thống:
- Motor và VSD (VFD) / Driver
- HMI / Controller
- Cảm biến:
+ Loại vật liệu
+ Khoảng cách
+ Tốc độ (băng tải)
+ Mức (tránh tràn nguyên liệu vào phễu)
- Valve điều khiển cấp liệu
IV. Vấn đề điều khiển hệ thống:
 Thời gian tăng tốc / dừng (vì băng tải và hộp có quán tính).
 Việc tăng tốc / giảm tốc đột ngột cũng gây hư hỏng động cơ và các thành phần cơ
khí khác.
→ Giải pháp: Giảm dòng khởi động, điện áp phát.
 Profile tốc độ sẽ ảnh hưởng tới gia tốc.
V. Cấu trúc kinh điển:
CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Cảm biến (Sensor):
Cảm biến là một thiết bị phát hiện và phản hồi một số loại đầu vào từ môi trường
vật lý. Đầu vào cụ thể có thể là ánh sáng, nhiệt, chuyển động, độ ẩm, áp suất hoặc bất
kỳ một trong số rất nhiều hiện tượng môi trường khác. Đầu ra nói chung là tín hiệu
được chuyển đổi thành màn hình có thể đọc được ở vị trí cảm biến hoặc được truyền
điện tử qua mạng để đọc hoặc xử lý thêm.
CTIU (Control Techniques Interface Unit):
CTIU là dòng sản phẩm có chi phí thấp, lắp đặt và kết nối đơn giản, giao diện vận
hành chi tiết và nhiều tính năng. CTIU cung cấp khả năng giám sát và điều khiển rộng
rãi, tùy thuộc vào độ phức tạp của ứng dụng và hệ thống. Trạng thái của hệ thống có
thể hiển thị dưới nhiều dạng như số, chữ và số, bar graphs, live graphs hoặc trends
plots.
HMI:
HMI (Human Machine Interface) là thiết bị cung cấp giao diện giao tiếp giữa
người dùng và máy móc.
Unidrive SP
Unidrive SP là bộ biến tần có đầu vào AC và đầu ra AC. Có 3 dạng là dạng tủ; dạng
khối; lắp bảng. Unidrive SP có thể điều khiển nhiều loại động cơ công nghiệp và có
thể cấu hình để hoạt động theo các phương thức sau:
 Điều khiển vòng hở theo dạng V/Hz
 Điều khiển vector vòng hở AC
 Điều khiển từ thông roto vòng hở (RFC)
 Điều khiển vector vòng kín
 Điều khiển Servo cho các động cơ nam châm vĩnh cửu đồng bộ / động cơ
không chổi than
VFD (VSD):
VFD là từ viết tắt của “Variable Frequency Drive”, thường được gọi là biến
tần. ,còn có thể được gọi là bộ điều chỉnh dòng xoay chiều (AC drive),bộ điều chỉnh
tốc độ (VSD – variable speed drive), bộ biến đổi tần số (VFI – variable frequency
inverter),… Bất kể tên gọi nào, VFD là một loại bộ điều khiển động cơ truyền động và
điều khiển động cơ điện. VFD kiểm soát tốc độ và mô-men xoắn của động cơ để đáp
ứng yêu cầu của ứng dụng bằng cách thay đổi tần số và nguồn điện áp. Tần số được
liên kết trực tiếp với RPM của động cơ; tần số càng cao, số RPM càng lớn.
Được áp dụng nhiều với các loại động cơ có yêu cầu về thay đổi tốc độ như: Bơm,
quạt, băng tải, thang máy…

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN


Bar Graph
Thanh Bargraph thể hiện sự thay đổi liên tục của mực nước, dầu, áp suất, nhiệt độ,

Trends plots 
Là dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của một biến (tag) theo thời gian. Có 2 loại
trend chính: Trend hiện thời và trend quá khứ (history).

You might also like