You are on page 1of 4

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM VÀ THANH THIẾU

NIÊN
BUỔI 1 – 10/11/2022
- Nguyễn Văn Siêm, Giáo trình Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu
niên
- Tâm lý học dị thường và lâm sàng
- Psychopathology: Tâm bệnh
- Lâm sàng chủ thể: Mỗi 1 chủ thể thì sự biểu đạt các triệu chứng khác
nhau.
- CDI: Thang đánh giá trầm cảm cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Chương 1: Những vấn đề chung của TBH trẻ em và thanh thiếu niên

Bài 2: Một số lý thuyết phát triển cơ bản trong tâm bệnh học trẻ em và
ttn

1. Triệu chứng và triệu chứng học


1.1. Khái niệm
 Triệu chứng (Symptôme)
- Là một thuật ngữ vay mượn từ y học
- Chỉ một hiện tượng liên quan đến một trạng thái hay một tiến triển
bệnh nào đó, biểu hiện của sự mất cân bằng về tâm lý.
- Có giá trị dự báo, là bằng chứng “tích cực” về một cấu thành tâm trí
(chẳng hạn: sự bộc lộ trực tiếp các cơ chế xung năng khi sự dồn nén thất bại).
- Biểu hiện sự hoàn thành ham muốn ở chủ thể và là sự hiện thực hóa
huyễn tưởng vô thức dùng để hoàn thành ham muốn đó. Lúc này, triệu chứng
đưa ra một thỏa ước có thể chấp nhận được đối với ý thức.
 Triệu chứng học (sémiologie)
- Là một bộ phận của y học, chuyên nghiên cứu các dấu hiệu và sự thể
hiện của chúng dưới dạng các triệu chứng.
- Triệu chứng học không mang tính khách quan bởi yếu tố vô thức của
triệu chứng, cũng không mang tính chủ quan vì nó được hình thành dựa trên
phương pháp tiếp cận phân loại rõ ràng, mô tả sự khớp nối giữa các triệu
chứng và các cấu trúc tâm bệnh lý.
 Chẩn đoán (diagnostic)
- Cũng là một thuật ngữ vay mượn từ y học, nhưng có một ý nghĩa khác
khi được dùng trong tâm lý học lâm sàng và tâm thần học.
- Là sự đáp ứng bên trong của nhà lâm sàng với triệu chứng => là một
cấu thành nên sự nhận biết tâm trí của chủ thể đau khổ cũng như hợp thức
hóa sự giao thoa với nỗi đau khổ của người khác
- Cho thấy nguy cơ hỗ tương mà nhà lâm sàng gặp phải trước bệnh lý
tâm thần
- Về căn bản, chẩn đoán có vai trò như một giả thuyết.
- Chẩn đoán kéo theo sự đánh giá các triển vọng của biến đổi tâm trí,
đặc biệt là sự xem xét bản chất, chức năng và tính bền vững của các cơ chế
phòng vệ ở chủ thể: cách thức nào bộc lộ xung đột trong ham muốn của chủ
thể? Nỗi lo hãi nào? Các cơ chế phòng vệ nằm ở đâu? …
 Sự tiến triển tâm thần (psychogenèse)
- Nhấn mạnh đến việc tìm kiếm trong tiền sử tâm trí của chủ thể những
yếu tố lý giải sự bộc lộ các triệu chứng, các cơ chế phòng vệ và cả vấn đề
bệnh lý.
- Hình thành nên một hệ thống các suy diễn xuất phát từ sự nghi ngờ,
không mang tính khoa học. Nó trở nên có tính khoa học trong sự trao đổi
chuyển dịch giữa người bệnh và nhà lâm sàng khi nhà lâm sàng đảm nhận
một phần câu chuyện huyễn tưởng của người bệnh
- Được xem là kết quả của quá trình chẩn đoán
1.2. Các dạng triệu chứng cơ bản
- Các triệu chứng thực tổn: là những biểu hiện lâm sàng phát sinh do
một tổn thương thực thể (thường là tổn thương não, tiên phát hoặc thứ phát).
Cần lưu ý phân biệt với một số triệu chứng loạn thần hoặc với một số bệnh
chức năng, bệnh thực tổn khác.
- Triệu chứng đặc trưng: rất hay gặp trong một số bệnh nhưng không đủ
đáp ứng các tiêu chuẩn để xác định, chẩn đoán bệnh.
- Triệu chứng đặc hiệu: là triệu chứng lâm sàng cho phép xác định một
bệnh nào đó. Trong tâm bệnh học thường không có các triệu chứng đặc hiệu
- Dấu hiệu lâm sàng: là các phát hiện khách quan khi nhà lâm sàng dùng
một biện pháp chuyên môn nào đó. Trong một số trường hợp, có thể dùng đổi
nhau với thuật ngữ triệu chứng.
- Triệu chứng chức năng: là than phiền chủ quan của người bệnh (người
bệnh cảm nhận và mô tả), không do một bệnh thực tổn và thường không thể
xác định bằng các phương pháp khách quan (quan sát, chụp X ray, …)
- Hội chứng: là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng cùng xảy ra và
đặc trưng cho một bệnh; thường liên quan đến một bệnh căn hay bệnh sinh.
Phần lớn các chứng bệnh tâm thần đều biểu hiện dưới dạng các hội chứng.
Hầu như không có dấu hiệu, triệu chứng và hội chứng đặc hiệu trong tâm
bệnh học.
- Rối loạn: thuật ngữ chỉ chung các biểu hiện bất thường hay bệnh lý về
giải phẫu, mô học, sinh lý, sinh hóa, tâm bệnh lý, và bệnh lý nói chung.
- Bệnh: tập hợp các biểu hiện bệnh (bệnh cảnh lâm sàng) có các đặc
điểm chung về khởi phát, tiến triển, tiên lượng, bệnh căn và bệnh sinh có thể
xác định
1.3. Ý nghĩa của các dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng và hội chứng
- Giúp nhận định mức độ bình thường, bất thường hay bệnh lý ở chủ thể.
- Cách đánh giá triệu chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên:
+ Luôn phải tính đến độ tuổi phát triển
+ Các triệu chứng tâm bệnh ít có tính đặc hiệu; có nhiều ý nghĩa => cần
được xem xét trong một cấu trúc tâm trí nhất định (nhiễu tâm/tâm căn, loạn
thần hay trạng thái giới hạn/hành vi nhân cách), mức độ nặng nhẹ, tính chất
tiến triển, thời gian tiến triển và các cơ chế phòng vệ của rối loạn đó.
+ Một triệu chứng có thể là biểu hiện của sự cắm chốt, thoái lùi hay khả
năng vượt khó, tiến lên một giai đoạn phát triển hơn
Ví dụ về hành vi bình thường, bất thường theo độ tuổi

Không bất thường ở độ


Hành vi Bất thường ở độ tuổi
tuổi
Đái dầm 3-4 >6
Cơn hờn giận 2-3 7-8
Lấy tiền của bố mẹ 7-8 17-18
Trốn học 7-8, có vài lần >7-8, nhiều lần

Ví dụ về cách đánh giá ý nghĩa của triệu chứng

Các dấu hiệu đi Xuất hiện, tiến Ý nghĩa của triệu


Triệu chứng
kèm triển chứng
Thoáng qua, nhất
Đau đầu (-) Bình thường
thời
Kéo dài, ảnh
Mệt mỏi, mất Rối loạn tâm
Đau đầu hưởng đến học
ngủ, lo sợ căn/nhiễu tâm
tập
Hoảng sợ, thu Kéo dài, giao
Loạn thần/loạn
Đau đầu mình, ảo giác, tiếp khó khăn,
tâm
hoang tưởng rối loạn hành vi

You might also like