You are on page 1of 15

i

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài


Gỗ là một trong 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả
nước. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam
đạt 2,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2007, đưa mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu vươn
lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả
nước chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản năm 2008.
EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới chiếm khoảng 50%
khối lượng nhập khẩu của thế giới và là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai của
Việt Nam sau Hoa Kỳ, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm
2008. Do đó triển vọng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU là khá lớn. Thời gian
qua, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam cũng đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ
đồ nội thất lớn nhất của EU là Anh, Pháp và Đức. Giai đoạn từ năm 2001-2008, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang EU tăng liên tục, bình quân
38%/năm.
Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cũng như mẫu
mã của sản phẩm là yếu tố hàng đầu trong việc quyết định mua hàng. Do đó thách
thức đối với đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Mặt hàng gỗ
xuất khẩu của Việt Nam vẫn được đánh giá là thiếu bền vững và dễ bị tổn thương
bởi các tác động bên ngoài. Nguyên nhân là do: trình độ công nghệ sản xuất, chế
biến, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và tay nghề yếu của đội ngũ lao động
ngành gỗ và bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, các doanh
nghiệp quy mô sản xuất còn hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận trên và thực tiễn của mặt hàng đồ gỗ, cùng
với nhận thức về tầm quan trọng và tiềm năng của ngành hàng gỗ xuất khẩu em
chọn đề tài: “ Xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang EU” làm luận văn
thạc sỹ.
ii

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ


SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ
CỦA VIỆT NAM SANG EU

1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá
đất nước
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
phát triển
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
đất nước
1.2. Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp: là hoạt động bán hàng trực tiếp của một Công ty cho
các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu gián tiếp :Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch
vụ của Công ty ra nước ngoài thông qua trung gian ( thông qua người thứ ba).
Gia công xuất khẩu : Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới
quốc gia thị gọi là gia công xuất khẩu.
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu :
Tái xuất khẩu: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất, rồi lại được
xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu.
Chuyển khẩu: Hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu
iii

1.3 Chính sách và biện pháp của nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
Chính sách thuế quan: Chính sách thuế quan của Việt Nam trong điều kiện
hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần
các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương.
Hạn ngạch và công cụ phi thuế khác: Bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất
khẩu đối với các mặt hàng như gạo, dệt may…
Chính sách hỗ trợ xuất khẩu: Sau khi gia nhập WTO quỹ hộ trợ xuất khẩu
đã được bãi bỏ theo lộ trình cam kết gia nhập WTO và thay vào đó là các chính
sách khuyến khích xuất khẩu khác nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất
khẩu nhưng lại không vi phạm theo cam kết của WTO.
Chính sách tín dụng xuất khẩu: Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
doanh nghiệp và thực hiện biện pháp bảo hiểm xuất khẩu.
Chính sách tỷ giá hối đoái: chính sách tỷ giá hối đoái được thực hiện theo
hướng phá giá đồng nội tệ ,thúc đẩy xuất khẩu.
1.4 Đặc điểm của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
Đồ gỗ là tư liệu tiêu dùng truyền thống và rất gần gũi với cuộc sống loài
người: Đồ gỗ là sản phẩm rất gần gũi với cuộc sống với con người trong suốt quá
trình phát triển của lịch sử và đến nay vẫn là tư liệu tiêu dùng rất quen thuộc của
con người.
Đồ gỗ là sản phẩm có nguồn gốc thuần tuý từ tự nhiên: Đồ gỗ có nguồn
gốc thuần tuý từ tự nhiên với chất liệu hoàn toàn từ thực vật.
Đồ gỗ là sản phẩm mang tính nghệ thuật, phản ánh nét đặc trưng văn
hoá: Đó là các hoạt động điêu khắc, kiến trúc, thiết kế... Đây là giai đoạn con người
ghi dấu ấn sâu đậm hơn của mình vào lịch sử và khắc hoạ nên nét đặc trưng văn hoá
của dân tộc mình.
Đồ gỗ là sản phẩm mang tính truyền thống, hiện đại: Đồ gỗ vừa mang tính
gần gũi với thiên nhiên lại mang đậm nét nghệ thuật sang trọng và quyến rũ.
iv

Đồ gỗ đang là mặt hàng có mức tăng trưởng cao và có sức hút mạnh mẽ
trên thị trường thế giới: Sản lượng đồ gỗ thế giới trị giá khoảng 270 tỷ USD. Hoa
Kỳ và EU là thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới.
1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của VN sang EU
1.5.1. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ để khai thác các lợi thế của Việt
Nam
Tài nguyên rừng phong phú: Việt Nam có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi
nên tài nguyên rừng cực kỳ phong phú với rất nhiều loại gỗ quý.
Nguồn lao động dồi dào: Việt Nam là một nước đông dân (trên 82 triệu dân)
và có dân số trẻ (lực lượng lao động chiếm trên 50%).
Nhiều làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng: Theo báo cáo của Bộ
NN & PTNT hiện có gần 2000 làng nghề truyền thống trải khắp lãnh thổ Việt Nam
trong đó có khoảng 342 làng nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống với sự phát triển mạnh
mẽ cả về lượng và chất
Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang trong giai đoạn
tăng trưởng nhanh: Đồ gỗ xuất khẩu đã trở thành một trong năm mặt hàng đem lại kim
ngạch xuất khẩu lớn nhất cho đất nước năm 2006, đưa Việt Nam thành một trong 4 quốc
gia xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chế biến lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
1.5.2 Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ để khai thác thị trường tiềm năng EU.
EU là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam: Gần 20 năm kể
từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, quan hệ Việt Nam và EU
đang phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực trở thành đối tác bình đẳng, hợp tác
cùng phát triển.
EU là một thị trường lớn, có nhu cầu đa dạng: EU là thị trường rộng lớn
của 27 quốc gia thành viên với dân số khoảng 460 triệu người. Do đó nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm đồ gỗ cực kỳ phong phú.
Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ của EU ngày càng tăng: EU là thị
trường nhập khẩu đồ nội thất hàng đầu trên thế giới chiếm khoảng trên 50% tổng
kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới.
v

1.6 Nghiên cứu kinh nghiệm về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ
của một số nước sang EU
1.6.1 Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới năm 2005. Có
được thành tựu như vậy là do chính phủ Trung Quốc đã có những giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ kịp thời và sáng suốt như: đầu tư khoa học công
nghệ, đất đai, tín dụng, hỗ trợ công nghiệp chế biến đồ gỗ có giá trị kinh tế cao, bảo
vệ tài nguyên và môi trường….
1.6.2 Malaysia
Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ sẻ nhiệt đới lớn nhất thế giới, là
nước xuất khẩu lớn thứ 2 về gỗ dán và là nước sản xuất đồ gỗ lớn thứ 10 thế giới.
Có được thành công như vậy là do các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã đem lại
kết quả tích cực cho Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ của Malaysia, giảm chi phí
sản xuất, thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo cầu nối cho bước tiếp
thu công nghệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra với Việt Nam
Từ thực tiễn phát triển thị trường gỗ và sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của một số
nước. Có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Nhà nước và các cơ quan ban ngành Trung ương nên có những chính sách
đầu tư và phát triển ngành trồng rừng.
- Đầu tư chiều sâu để phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu
sản phẩm đồ gỗ là rất quan trọng, nhằm khai thác triệt để lợi thế của đất nước.
- Phát huy cao nội lực của Ngành chế biến gỗ xuất khẩu từ thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp nhận công nghệ chuyển giao.
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu gỗ chế biến theo các
chính sách cụ thể sau: không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm đồ gỗ
nguyên liệu, gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ tạo khuôn từ gỗ tròn …..
vi

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG EU VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN


PHẨM ĐỒ GỖ CỦA VN SANG EU GIAI ĐOẠN 2001-2008

2.1 Đặc điểm và những quy định của EU liên quan đến sản phẩm đồ gỗ nhập
khẩu
2.1.1 Đặc điểm thị trường EU
Chính sách thương mại chung của EU: gồm chính sách thương mại nội
khối và chính sách ngoại thương
EU là thị trường bảo vệ người tiêu dùng: EU là thị trường bảo vệ sự an
toàn và sức khỏe của người tiêu dùng bậc nhất thế giới. Đối với gỗ và sản phẩm
gỗ khi vào thị trường EU đều phải chịu một số quy định cấm các chất nguy hiểm
độc hại ví dụ như các chất Creosote và Asecmic dùng để xử lý gỗ bị cấm ở toàn
Châu Âu.
Thị hiếu tiêu dùng của người dân Châu Âu: EU có 27 quốc gia thành viên
nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ rất đa dạng và phong phú.
Kênh phân phối của EU: Hệ thống phân phối là các công ty xuyên quốc gia,
hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập…
2.1.2 Những quy định chủ yếu của EU đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu
Thuế quan : Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang
hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế là 2,1%).
Các tiêu chuẩn về chất lượng : Người tiêu dùng EU quan tâm nhiều đến
chất lượng hơn là giá cả. Chất lượng tốt được thể hiện ở độ khô ráo, chịu lửa, không
bị mối mọt, không bị nứt và được làm từ gỗ trưởng thành trong những cánh rừng
được quản lý tốt, bảo vệ môi trường sức khỏe và vệ sinh, an toàn khi sử dụng,
chống ồn….
Kích cỡ sản phẩm: Kích cỡ của đồ nội thất ở EU rất đa dạng. Nhìn chung,
cỡ đồ nội thất ở đây thường nhỏ hơn so với những sản phẩm cùng loại được bán ở
Hoa Kỳ, nơi mà nhà ở và các phòng cá nhân có xu hướng lớn hơn so với ở EU
vii

Đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Các vấn đề về an toàn sức khỏe, xã hội và môi trường: Đây là một đòi hỏi
an toàn tổng thể áp dụng cho việc đưa hàng hóa vào thị trường EU. Các sản phẩm
nội thất “tốt với môi trường” có thể sẽ giảm thuế nhập khẩu của EU.
Quy tắc về xuất xứ: Đối với sản phẩm đồ gỗ, hiện nay nhiều thành viên của
EU đang áp dụng các chính sách mới đòi hỏi các sản phẩm đồ gỗ và chế biến từ gỗ
nhập khẩu phải có nguồn gốc khai thác hợp pháp. Đó cũng là một trong những nội
dung quan trọng của kế hoạch hành động của EC (ủy ban châu Âu) về thực thi lâm
luật, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) là chống khai thác bất hợp pháp và
giảm thiểu vi phậm lâm luật để xây dựng thị trường cho các sản phẩm đồ gỗ bền
vững và hợp pháp hơn.
2.2 Chính sách của Nhà nước và biện pháp hỗ trợ của Hiệp hỗ để đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam
2.2.1 Chính sách từ phía Nhà nước
Chính sách phát triển sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu: Ngày 04/4/2001, Thủ
tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, trong đó có đưa ra những quy định riêng đối với
hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ với chủ trương là khuyến khích
xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, đặc biệt là sản lượng có hàm lượng gia công, chế biến
cao.
Chính sách xúc tiến thương mại và thông tin thị trường: Trong thời gian
vừa qua, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức tại Việt Nam thảo luận để đưa ra những
phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, đặc biệt là xuất
khẩu sản phẩm đồ gỗ sang EU đã được tổ chức. Ngày 21/11/2008 Văn phòng Cục
Xúc tiến Thương mại, phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Hội mỹ nghệ và
Chế biến gỗ Tp.HCM và Tập đoàn trường Thành phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên
đề “Xuất khẩu đồ gỗ & Thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu”.
viii

Chính sách giao đất giao rừng: Gần đây, nhà nước cũng đã chủ trương thực
hiện xã hội hóa nghề rừng bằng việc thông qua Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ
rừng năm 2004 và Chiến lược Phát triển lâm nghiệp đến năm 2020. Nhà nước giao
rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ
gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
Chính sách phát triển ngành Chế biến và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ:
Ngày 01/06/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về một số
giải pháp phát triển ngành Chế biến và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, yêu cầu các bộ,
ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện việc tổ chức sản
xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm đồ gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chính sách nguồn nguyên liệu: Để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho
ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu, từng bước tự túc được nguồn nguyên liệu trong
nước, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm đồ gỗ cũng như
nâng cao giá trị thu nhập cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia trồng rừng. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung chủ yếu trong liên
doanh, liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với công tác chế biến sản phẩm đồ gỗ
trong văn bản số: 1186/BNN-LN ngày 05/05/2009
2.2.2 Các biện pháp hỗ trợ từ phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam được thành lập vào ngày 08 tháng 05 năm 2000, là tổ chức tự nguyện phi
Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm mục đích phát triển, bảo vệ
và hỗ trợ các doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại: Năm 2004, trang tin điện tử của
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã chính thức ra mắt tại website: www.vietfores.
org. Trang web này sẽ là nơi cung cấp cho khách hàng cũng như bản thân các doanh
nghiệp hội viên những thông tin về tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt
Nam cũng như tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu…
ix

2.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang EU thời
gian qua
Kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam
sang EU tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2001-2008 với tốc độ tăng trưởng
bình quân 38,2%/năm chiếm 28,75% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của
cả nước. Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng gần 38%, và Nhật Bản đứng thứ
ba chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của cả nước.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang EU chủ
yếu là ghế , đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn và đồ nội thất trong
phòng ngủ.
Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam có mặt ở
hầu hết các nước EU, trong đó Anh, Pháp, Đức là những thị trường tiêu thụ lớn
nhất. Một số thị trường nhỏ nhưng đầy tiềm năng là Thuỵ Điển, Phần Lan, Hy Lạp
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang tăng rất mạnh… Trong
khi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang một số thị trường như Bỉ, CH Ai
Len…lại sụt giảm.
Hình thức xuất khẩu: Hiện nay, chúng ta mới chỉ xuất khẩu chủ yếu cho các
công ty thương mại của EU, các kênh khác như hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà
chế biến công nghiệp…. việc tiếp cận còn rất hạn chế.
2.4 Đánh giá chung về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang EU.
2.4.1 Những kết quả đạt được
Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt
may, giày dép và thủy sản. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ
gỗ của Việt Nam sang EU (38,2%) cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu của toàn ngành (37,6%) giai đoạn 2001-2008.
Hiện nay các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia
trên thế giới trong đó EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm
lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của cả nước. Sản phẩm đồ
x

gỗ của Việt Nam đang được người tiêu dùng Châu Âu rất ưa chuộng và chiếm lĩnh
được các thị trường lớn trong khối EU như Anh, Đức và Pháp….
Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ chỗ chỉ là sản phẩm thô
(gỗ tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ
tẩm, sấy, trang trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị
gia tăng về công nghệ và lao động.
2.4.2 Những tồn tại
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang EU trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của toàn ngành ngày càng giảm
Thị phần đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới và tại EU còn quá nhỏ bé,
chưa tương xứng với tiềm năng của cả nước.
Chất lượng sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU chưa cao. Hiện
mới chỉ có 200/2000 doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng chủ
yếu mang tên hiệu của nhà nhập khẩu, kể cả thiết kế, mẫu mã, quy cách và chủng
loại do nhà nhập khẩu chỉ định và cung cấp.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang EU không đồng đều, chỉ
tập trung vào đồ nội thất trong phòng khách và phòng ăn, phòng ngủ.
Tiếp cận hệ thống kênh phân phối của EU còn yếu. Hiện nay, chúng ta vẫn
xuất khẩu chủ yếu cho các công ty thương mại EU, việc tiếp cận các kênh khác như
hệ thống cửa hàng bán lẻ, các nhà chế biến còn rất hạn chế.
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Thứ nhất, tồn tại lớn nhất của xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam là phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (gần 80%).
Thứ hai, Chính sách giao đất giao rừng của Chính phủ còn một số tồn tại là
quyền lợi của hộ nhận đất nhận rừng còn nặng về các điều khoản chính sách mà
chưa có giá trị thực tế cao.
Thứ ba, xuất hiện hành vi bảo hộ thương mại tại thị trường EU. Đó là kế
hoạch hành động về “Thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ”
xi

(FLEGT). Theo kế hoạch này tất cả các chuyến hàng xuất khẩu vào thị trường này
sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các
lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Ngoài ra, EU còn đòi hỏi các nhà xuất khẩu
phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực
trạng trồng rừng tại Việt Nam.
Thứ tư, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm đồ gỗ.
Thứ năm, sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay
gắt với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan….
Thứ sáu, lực lượng lao động ngành chế biến đồ gỗ còn thiếu cả về số lượng
và chất lượng.
xii

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT


KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ CỦA VN SANG EU CHO ĐẾN NĂM 2015
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang EU
3.1.1 Định hướng về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ
Thứ nhất, Phát triển một ngành chế biến gỗ và Lâm sản trên cơ sở sử dụng
chủ yếu nguồn nguyên liệu gỗ và lâm sản trong nước chiếm 80%.
Thứ hai, Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam trong 15-20 năm tới
vận hành với công nghệ cao bằng các thiết bị tiên tiến hiện đại theo con đường Cơ +
Hóa + Kỹ thuật số.
3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường EU
Một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới, Hiệp định Đối tác và Hợp tác PCA mới
giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết
hạn. “Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong
quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ
đối tác bình đẳng hơn.
3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang
EU
3.2.1 Những giải pháp từ phía Nhà nước
Giải pháp về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý: Giải pháp chiến
lược này nhằm tạo ra nhân tố thuận lợi lớn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của
Việt Nam
Giải pháp đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường:
Nhà nước cần hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường và cơ hội xuất khẩu, khẩn
trương xây dựng và triển khai Chiến lược marketing xuất khẩu đồ gỗ.
Giải pháp về phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu:
Đầu tư đổi mới công nghệ cho ngành chế biến gỗ
xiii

Thành lập một trung tâm nghiên cứu khoa học về công nghiệp chế biến gỗ
trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực chế biến gỗ và tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất
khẩu sản phẩm đồ gỗ
Giải pháp về nguồn nguyên liệu: Giải pháp trước hết đối với xuất khẩu sản
phẩm đồ gỗ của Việt Nam là ổn định nguyên liệu.
Giải pháp về hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhà nước cần
chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại và quản lý
cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các doanh nghiệp có tham gia vào thương
mại quốc tế.
3.2.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Giải pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp: Hiệp hội phải giúp đỡ doanh
nghiệp trong việc giải quyết những vụ việc liên quan tới những vướng mắc cụ thể
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng nên có chương trình hợp tác với các
ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp
cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng.
Giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại:
Xây dựng bản tin điện tử của Hiệp hội
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm
Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai: Hiệp hội nên là người
thay các doanh nghiệp thực hiện những công trình nghiên cứu triển khai nhằm mang
lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp cũng như chia sẻ những rủi ro giữa các doanh
nghiệp.
3.2.3 Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩn sản phẩm đồ gỗ
Nghiên cứu và khai thác thị trường một cách hiệu quả:
Doanh nghiệp phải tìm ra và khai thác triệt để mọi thông tin liên quan đến
sản phẩm và quá trình sản xuất kinh doanh của mình
xiv

Các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của ta phải tích cực chủ động tham gia
các hội chợ triển lãm chuyên ngành quốc tế hoặc mở các văn phòng đại diện để giới
thiệu sản phẩm của mình. Cần tiếp cận với các nhà phân phối đồ gỗ lớn của EU
Tổ chức hiệu quả nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu
Đa dạng hoá nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu để tăng khả năng lựa chọn
những nguồn hàng ổn định, chất lượng với chi phí thấp nhất.
Doanh nghiệp nên hạn chế chế biến sản phẩm từ gỗ 100% nguyên chất mà
nên làm nhiều sản phẩm từ gỗ nhân tạo, gỗ ván; kết hợp gỗ với các thành phần
nguyên liệu khác như vải, inox, kim loại... để tiết kiệm nguyên liệu và tạo nên sự
độc đáo, tăng lợi nhuận cho sản phẩm.
Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm, phải tăng
cường công tác sáng chế và cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh về
giá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: đó là lao động trực tiếp sản xuất sản
phẩm, lao động thiết kế sản phẩm, cán bộ quản lý, chuyên viên xuất nhập khẩu và
chuyên viên Marketing.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại:
Tổ chức hội chợ quốc tế về đồ gỗ ngay tại Việt Nam một cách thật ấn tượng
để hấp dẫn các nhà mua hàng quốc tế.
Tham gia triển lãm, hội chợ, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đồ gỗ tại các hội
chợ quốc tế.
xv

KẾT LUẬN

Sản phẩm đồ gỗ hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và
đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của cả nước. Sản phẩm đồ gỗ xuất
khẩu của Việt Nam đã có mặt ở 120 quốc gia trên thế giới và EU là một thị trường
tiềm năng cho xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang EU liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh những
thành công đạt được thì thị phần đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường EU vẫn còn
nhỏ bé và đang chịu một sức ép lớn về các quy định nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ và
những hành vi bảo hộ thương mại tương đối nghiêm ngặt của EU. Đặc biệt, nguồn
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu phụ thuộc
rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như năng lực thực thi các chính sách
của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ.
Để giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang EU trong thời gian
tới, Chính phủ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần phối hợp với doanh nghiệp
thực hiện đồng bộ các hoạt động sau: Tập trung trồng rừng theo phương thức thâm
canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, tập trung mọi nguồn lực của
Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức khác để xây dựng các trung tâm đào tạo
nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, tăng cường đầu tư
máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến
thương mại, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam, nâng cao vai trò Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản Việt Nam với các Hiệp hội chế biến xuất khẩu đồ gỗ địa phương, thực hiện
chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Cụ
thể là chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt
Nam là thành viên WTO.

You might also like