You are on page 1of 41

1

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM...............2
1. Giới thiệu tổng quan....................................................................................................................2
2. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................................3
3. Lĩnh vực kinh doanh và Địa bàn kinh doanh............................................................................4
4. Mô hình quản lý, sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý...................................................................5
5. Tầm nhìn sứ mệnh.......................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2019-2021..........7
2.1. Tình hình tài sản của POW......................................................................................................7
2.2.Tình hình nguồn vốn của POW................................................................................................9
2.3.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh...................................................................................12
2.4.Phân tích khả năng thanh toán...............................................................................................13
2.5. Phân tích thông số hoạt động.................................................................................................15
2.6. Phân tích thông số đòn bẩy tài chính.....................................................................................16
2.7. Phân tích thông số khả năng sinh lời.....................................................................................17
TIỂU LUẬN
2.8. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu.......................................................................19
CHƯƠNG 3: CÁC SỰ KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG
LAI......................................................................................................................................................21

Phân tích tình


3.1. Tác độnghình
của các tài
yếu tốchính
toàn cầu đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong thời kỳ đại dịch Covid-19....................................................................................................21
3.2 Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao............................................................................27

TỔNG CÔNG
3.3 XungTY ĐIỆN
đột quân sự NgaLỰC DẦU
- Ukraine............................................................................................28
CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN
KHÍ VIỆT NAM
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY. TRÌNH BÀY VIỆC MUA BÁN CỔ PHIẾU QUA CÁC
PHIÊN................................................................................................................................................29
4.1. Điều kiện kinh tế ngành..........................................................................................................30
Nhóm 6
4.2. Điều kiện kinh tế vĩ mô...........................................................................................................33
4.3. Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên....................................................................................35
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU......................................................................36
5.1. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU...........................................................................................................36
Môn
5.2 Cơ hội lớn nhất của cổ phiếu này:có
Tài Chính Chứng Khoán
được............................................................................38
Giảng
5.3 Rủi ro lớn nhất của cổ phiếu viên:đốiNguyễn
này phải Thị Minh Hà
mặt.....................................................................38
5.4. Thời hạn đầu tư.....................................................................................................................39
5.5. . Khuyến nghị đề ra.................................................................................................................39
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC + ĐÁNH GIÁ
Trịnh Thị Cẩm Nhung / Võ Nguyễn Kiều Trinh / Trương Thị Hải Duyên / Huỳnh Thị Mỹ Duyên / Phan Yến Nhi

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ
VIỆT NAM

1. Giới thiệu tổng quan

- Tên công ty: TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM - CÔNG TY
CỔ PHẦN

- Tên tiếng anh: PETROVIETNAM POWER CORPORATION

- Tên viết tắt: PV POWER

- Mã chứng khoán: POW

- Thông tin niêm yết: Cổ phần hóa theo Quyết định số 1977/QĐ-TTg ngày 8/12/2017
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ -
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102276173 (Sở kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 31/05/2007).

- Trụ sở chính: Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 đường Trung Kính, phường
Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Số điện thoại: (024) 22210288

- Số fax: (024) 22210388

- Website: www.pvpower.vn

- Nhóm ngành: Điện Lực Dầu Khí

3
- Vốn điều lệ: 23.418.716.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi ba nghìn, bốn trăm
mười tám tỷ, bảy trăm mười sáu triệu đồng)

- Tổng cổ phần của công ty:

T
Cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu
T
1 Sở hữu Nhà nước 1.872.141.477 79,94 %
2 Sở hữu CBCNV 1.927.600 0,08 %
3 Sở hữu khác 467.802.523 19,98 %

Tổng cộng 2.341.871.600 100 %

2. Quá trình hình thành và phát triển


Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tiền thân là Công ty TNHH MTV
do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ, được thành lập theo quyết
định số 1468/QĐ-DKVN ngày 17/05/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (nay là Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), chính thức
chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần từ ngày 01/07/2018 (theo giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102276173 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp thay đổi ngày 01/07/2018).
Các dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển:
● 17/05/2007: Thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
● 03/2008: Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hủa Na
● 08/2009: Khánh thành nhà máy điện Nhơn Trạch 1
● 11/2010: Khởi công xây dựng nhà máy Phong điện Phú Quý
● 01/2011: Khởi công dự án nhà máy thủy điện ĐakĐrinh.
● 11/2011: Khánh thành nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
● 09/2013:Khánh thành nhà máy thủy điện Hủa Na.
● 12 /2015: Bàn giao Nhà máy Phong điện Phú Quý sang Tổng công ty Điện lực
Miền Nam và nhận bàn giao Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
● 31/01/2018: Bán đấu giá công khai thành công (IPO) 468.374.320 cổ phần
(chiếm 20% vốn điều lệ).
● 01/07/2018: Hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
● 31/08/2018: Trở thành công ty đại chúng.
● 14/01/2019: Mã cổ phiếu POW chính thức giao dịch trên sàn HOSE.
● 15/05/2019: Tổ chức cung cấp chỉ số chứng khoán quốc tế MSCI đã quyết định
thêm cổ phiếu POW vào rổ MSCI Frontier Markets.

4
● 15/08/2019: Được vinh danh “Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam”
năm 2019 do Tạp chí Forbes bình chọn.
● 03/02/2020: Cổ phiếu POW chính thức vào danh mục cổ phiếu thành phần chỉ
số VN30. .
● 06/04/2020: Sau gần 13 năm PV Power đã sản xuất và đóng góp cho hệ thống
điện Quốc gia 200 tỷ kWh điện.
● 22/06/2020: Thành lập chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam -
CTCP - Trung tâm dịch vụ kỹ thuật.
● 21/07/2020: Phê duyệt và triển khai thực hiện đầu tư dự án đầu tư xây dựng
công trình Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, công suất khoảng
1.300 - 1.760 Mw.
● 13/08/2020: Thành lập Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí.

3. Lĩnh vực kinh doanh và Địa bàn kinh doanh

* Lĩnh vực kinh doanh

● Sản xuất và kinh doanh điện năng.


● Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật thương mại trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh điện.
● Đầu tư xây dựng mới các dự án điện độc lập (IPP).
● Thực hiện đầu tư, xây lắp, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh điện.
● Xây dựng, phát triển, quản lý thực hiện các dự án CDM điện năng sạch.
● Xuất nhập khẩu năng lượng, nhiên liệu cho sản xuất, kinh doanh điện.
● Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, vận hành, đào tạo nguồn nhân lực quản lý
vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng phục vụ sản xuất kinh doanh điện.
● Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng điện năng, trong đó có đầu tư kinh
doanh đồng bộ lưới trung thế, hạ thế và bán điện công nghiệp, tiêu dùng.
● Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng cho sản xuất, kinh doanh điện.
● Nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ công nghệ mới vào việc đầu tư phát triển
các dự án điện, sử dụng năng lượng như: điện gió, điện mặt trời, điện
nguyên tử.
● Cung cấp giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs)
của các dự án điện năng.
● Kinh doanh các sản phẩm tro, xỉ, phế liệu.
● Cung cấp dịch vụ quản lý dự án cho các dự án điện, dịch vụ tư vấn cho các
công trình.
● Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Tư vấn đấu
thầu; Tư vấn quản lý dự án; Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

5
Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; Giám sát thi công xây dựng công
trình; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
● Quản lý xây dựng và vận hành các nhà máy điện.

* Địa bàn kinh doanh: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Cà Mau.

4. Mô hình quản lý, sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý


Hiện nay PV Power hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, Tổng Công ty gồm
Văn phòng và 9 Ban chuyên môn, PV Power có 05 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 05
công ty con.

- Các Đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc


● Công Ty Điện Lực Dầu Khí Hà Tĩnh
● Công Ty Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch
● Công Ty Điện Lực Dầu Khí Cà Mau
● Công Ty Cung Ứng Nhiên Liệu Điện Lực Dầu Khí
● Ban Chuẩn Bị Đầu Tư Các Dự Án Điện Khí
- Các Công Ty Con
● Công Ty Cổ Phần Máy - Thiết Bị Dầu Khí
● Công Ty Cổ Phần Thuỷ Điện Đakđrinh
● Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Hủa Na

6
● Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Điện Lực Dầu Khí Việt Nam
● Công Ty Cổ Phần Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2

5. Tầm nhìn sứ mệnh


Giữ vững vị thế số 1 trong lĩnh vực điện khí/LNG và là nhà sản xuất điện năng hàng
đầu của Việt Nam. Chủ động, tích cực tham gia phát triển các dự án điện Năng lượng
tái tạo đảm bảo hiệu quả và phù hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Phát
triển PV Power trở thành một Tổng công ty Công nghiệp Điện - Dịch vụ mạnh, với
mục tiêu:
● Hiệu Quả Trong Sản Xuất Kinh Doanh
● Chuyên Nghiệp Về Quản Trị
● Mạnh Về Tài Chính
● Cao Về Sức Cạnh Tranh
● Xanh Về Môi Trường
Phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sản xuất điện bao gồm dịch vụ vận hành,
bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật điện, dịch vụ cung ứng nhiên liệu cho các nhà
máy điện,... phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY QUA 3
NĂM 2019-2021

2.1. Tình hình tài sản của POW


Bảng 2.1. Tình hình tài sản

* Phân tích tình hình tài sản

Tại thời điểm 31/12/2020, Tổng tài sản đạt 54.050 tỷ giảm 1.673 tỷ đồng tương
ứng giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:
• Tài sản ngắn hạn đạt 16.897 tỷ đồng tăng 808 tỷ đồng tương ứng tăng 5% so với
cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân tăng chủ yếu: (i) Chỉ tiêu Tiền và các khoản tương
đương tiền tăng 1.987 tỷ đồng do trong năm 2020, Tổng công ty thực hiện vay vốn
lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. (ii) Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.533 tỷ
đồng chủ yếu do khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 1.164 tỷ đồng. (iii)
Hàng tồn kho tăng 303 tỷ đồng.
• Tài sản dài hạn giảm 2.481 tỷ đồng giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên
nhân chủ yếu: Tổng công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định trong quá trình sử
dụng

Tại thời điểm 31/12/2021, Tổng tài sản đạt 52.977 tỷ, giảm 1.073 tỷ đồng
tương ứng giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: Tài sản ngắn hạn đạt 18.420

8
tỷ đồng, tăng 1.523 tỷ đồng tương ứng tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên
nhân tăng chủ yếu: (i) Chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.153 tỷ đồng
do trong năm 2021, các khoản tiền gửi ngắn hạn của Tổng công ty tăng 29,6%. (ii)
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.396 tỷ đồng chủ yếu do khoản phải thu ngắn hạn
của khách hàng giảm 2.433 tỷ đồng dẫn đến các khoản trích lập dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi của Tổng công ty giảm 91,9% (iii) Chi phí trả trước ngắn hạn tăng
1.913 tỷ đồng do Tổng công ty trả trước chi phí nhiên liệu khí bao tiêu của Nhà máy
Nhơn Trạch 1 và Nhà máy Nhơn Trạch 2. Tài sản dài hạn giảm 2.596 tỷ đồng, tương
đương giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu: Tổng công ty thực
hiện trích khấu hao tài sản cố định trong quá trình sử dụng

* Nguyên nhân

Trong 3 năm 2019-2021 đặc biệt là năm 2020, PV Power phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành sản xuất của các nhà
máy điện nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tổng công ty nói chung,
trong đó có thể kể đến như:

● ĐẠI DỊCH COVID-19


● THÁCH THỨC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP ĐANG DẦN CẠN
KIỆT
● SỰ SUY GIẢM CỦA GIÁ DẦU THÔ THẾ GIỚI
● CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
● BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

- Đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu phụ tải và hoạt động sản xuất
kinh doanh của các nhà máy điện. Ngoài ra, diễn biến phức tạp của đại dịch đã ảnh
hưởng đến công tác mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ vận hành và bảo dưỡng sửa
chữa các nhà máy bị đình trệ, khó khăn trong công tác tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ
tại các đơn vị thương mại dịch vụ của Tổng công ty và công tác tìm kiếm đối tác đầu
tư cho các dự án của Tổng công ty.

- Sự suy giảm của giá dầu thô thế giới

Sự suy giảm của giá dầu thô thế giới đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu của
các nhà máy điện khí của Tổng công ty (doanh thu giảm từ 700-800 tỷ đồng trên mỗi
5 USD giá dầu thô giảm).

- Các nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt

9
Các nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt: (i) Nguồn khí có giá rẻ khu
vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ ngày càng suy giảm, các yếu tố nêu trên ảnh hưởng
lớn đến việc giao kế hoạch Qc cũng như tính cạnh tranh của PV Power khi tham gia
chào giá trên thị trường điện; Ngoài ra chênh lệch giá khí do chưa thống nhất tỷ lệ
phân bổ khí bổ sung Petronas giữa PVN và EVN bình quân 40 tỷ đồng/tháng, đã ảnh
hưởng đến vận hành sản xuất và hiệu quả của nhà máy điện; (ii) năm 2020 khó khăn
của nguồn than cám 5a1 không đủ cấp cho vận hành sản xuất, chủ yếu phải sử dụng
than phối trộn.

- Chính sách phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Nguồn cung của hệ thống điện quốc gia tăng đáng kể do các dự án năng lượng
tái tạo đưa vào vận hành trong năm. Tính đến thời điểm cuối năm 2020, công suất
nguồn điện năng lượng mặt trời khoản 16.500 MW chiếm khoảng 25% tổng công suất
lắp đặt, ảnh hưởng đến các nhà máy nhiệt điện của PV Power tham gia thị trường
điện.

- Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu dẫn tới các hồ thủy điện khô hạn, các nhà máy thủy điện thiếu
nguồn nước để sản xuất trong thời gian dài, khi mùa mưa đến thì mưa lũ kéo dài trên
diện rộng làm các nhà máy thủy điện phải xả tràn theo quy trình để đảm bảo an toàn
hồ chứa.

2.2.Tình hình nguồn vốn của POW


Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn (ĐVT:đồng )

10
Cấu trúc vốn của POW có xu hướng giảm đòn bẩy tài chính qua các năm nhờ
dòng tiền ổn định của các nhà máy điện đã đi vào vận hành, dẫn đến các khoản nợ
phải trả giảm dần. Chỉ số về hệ số nợ vay/vốn CSH giảm từ 0,89 năm 2019 xuống
0,73 lần năm 2020 là một thuận lợi cho POW trong quá trình huy động thu xếp vốn
vay trên thị trường tài chính trong và ngoài nước để đầu tư các dự án của mình.

Cơ cấu nguồn vốn của PV Power cho thấy xu thế thay đổi rõ rệt trong giai đoạn
2020, tăng dần tỷ trọng Vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng Nợ phải trả để giảm bớt
rủi ro về chi phí lãi vay và áp lực trả gốc các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn
bằng ngoại tệ. Về cơ cấu nợ, PV Power đang giảm tỷ trọng và giá trị của khoản nợ dài
hạn. Tính đến hết ngày 31/12/2020, nợ phải trả của Tổng công ty đạt 22.784 tỷ đồng
giảm 3.405 tỷ đồng tương ứng giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:

• Nợ ngắn hạn đạt 16.480 tỷ đồng giảm 586 tỷ đồng tương ứng giảm 3% so với cùng
kỳ năm 2019. Nợ ngắn hạn giảm so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu do: Vay và nợ

11
thuê tài chính ngắn hạn giảm 2.138 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 do trong năm
2020, Tổng công ty thực hiện trả nợ các khoản vay đến hạn.

• Nợ dài hạn đạt 6.303 tỷ đồng giảm 2.819 tỷ đồng tương ứng giảm 31% so với cùng
kỳ năm 2019, nguyên nhân chủ yếu từ chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm
3.003 tỷ đồng nguyên nhân do: trong năm tổng công ty đã thực hiện trả nợ vay cho
các tổ chức tín dụng. Năm 2020, Tổng công ty đã trả nợ gốc tiền vay đạt 19.356 tỷ
đồng.

Vốn chủ sở hữu tăng 5,39% so với năm 2019 và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên
tổng nguồn vốn đạt trên 50%. Tỷ trọng này thể hiện lợi nhuận để tái đầu tư của PV
Power lớn và khả năng tự chủ về nguồn vốn để đầu tư của PV Power cao.

Trong cơ cấu nguồn vốn của PV Power, nợ phải trả đang có xu hướng giảm
dần, điều này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt rủi ro về tài chính và có thêm tiềm lực
tài chính để chuẩn bị cho các dự án mới trong những năm tiếp theo Tính đến hết ngày
31/12/2021, nợ phải trả của Tổng công ty đạt 21.852 tỷ đồng, giảm 932 tỷ đồng tương
đương giảm 4% so với cùng kỳ 2020, do trong năm 2021 các khoản nợ dài hạn của
Tổng công ty giảm 34,9%.

* Nguyên nhân

- Nợ ngắn hạn giảm do Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm so với cùng kỳ năm
2019 do trong năm 2020, Tổng công ty thực hiện trả nợ các khoản vay đến hạn.

- Chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm do trong năm tổng công ty đã thực
hiện trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng.

- Trong năm 2021, nợ vay ngoại tệ của Tông công ty giảm nên áp lực vay từ các
khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ giảm.

* Quy mô huy động vốn giảm là do:

● Giảm nợ phải trả và tăng Vốn chủ sở hữu.


● Giảm nợ vay dài hạn là nguyên nhân chính, tăng nợ ngắn hạn phải trả
người bán và vay nợ ngắn hạn, đảm bảo có lợi nhuận chưa phân phối tăng.
12
● Doanh nghiệp giảm đầu tư vào tài sản cố định từng bước đi vào ổn định
sản xuất kinh doanh.
● Năm 2020 tài sản ngắn hạn đã đủ chi trả cho nợ ngắn hạn là dấu hiệu việc
mất cân đối tài chính dần hồi phục.

2.3.Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh


Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

- Doanh thu thuần Tổng công ty năm 2020 đạt 29.731 tỷ đồng, bằng 107%
kế hoạch năm 2020 và bằng 84% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu tài chính
Công ty mẹ năm 2020 đạt 439,7 tỷ đồng, bằng 107% kế hoạch năm 2020 và
bằng 90% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận Doanh thu của Tổng công ty
chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sản lượng điện phát và sự sụt giảm của giá dầu thô
trong năm 2020.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2021 giảm so với 2020 xấp xỉ 35.6 tỷ đồng ảnh
hưởng lớn do đại dịch.
- Lợi nhuận năm 2020 giảm do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19
làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện, dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tài sản và vốn chủ
sở hữu giảm tương ứng so với năm 2019. 4,93% và 8,52%. Tuy nhiên, mức
giảm ROE và RDA là rất thấp. Điều này đạt được nhờ sự lãnh đạo mạnh mẽ của
POW Leadership trong việc giảm chi phí trong tình hình kinh tế không chắc
13
chắn. Bên cạnh đó, các hệ số Lợi nhuận hoạt động kinh doanh / Doanh thu
thuần và Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần lần lượt đạt 9,60% và 8,96% vào
năm 2020 có xu hướng tăng nhẹ, không thay đổi. Trong giai đoạn 2016 - 2020,
các yếu tố về thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận ngoài hoạt động kinh
doanh tác động không đáng kể đến lợi nhuận của POW.
- Kết hợp phương pháp định giá DCF và so sánh PE, PB, giá trị cổ phiếu
POW được xác định ở mức 18,100 đồng/cổ phần.
*Nguyên nhân
- Do chịu tác dộng lớn của đại dịch nên nhu cầu tiêu thụ điện giảm, POW ghi
nhận doanh thu quý mỗi quý năm 2021 giảm xấp sỉ 13%.
- Tại CTCP Thuỷ điện Hủa Na (HHC), tuy tình hình thuỷ văn có thuận lợi
nhưng lưu lượng nước về hồ chỉ đạt khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2020 dẫn
đến sản lượng giảm, doanh thu giảm nhưng giá vốn giảm không đáng kể do các
chi phí cố định của thuỷ điện không thay đổi. Điều này dẫn đến lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV/2021 của HHC chỉ bằng một nửa so với
cùng kỳ năm 2020.
- Tại CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), mặc dù doanh thu bán hàng
tăng, doanh thu tài chính tăng và chi phí tài chính giảm nhưng chi phí nguyên
liệu khí đầu vào tăng cao dẫn đến giá vốn tăng 42% nên lợi nhuận sau thuế giảm
57% so với cùng kỳ năm 2020.

2.4 Phân tích khả năng thanh toán


Bảng 2.4. Bảng khả năng thanh toán

14
Số lượng hàng tồn kho tăng dần theo các năm cụ thể tăng 300 tỷ đồng ở năm
2020 so với 2019 và tăng 109 tỷ đồng năm 2021 so với 2020.
Với hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (đạt 1,09 lần) và hệ số thanh toán
nhanh (đạt 0,92 lần) được cải thiện lần lượt là 6% và 7% so với năm 2019 cho
thấy năng lực tài chính của POWtốt hơn, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn. Trong khi nợ ngắn hạn giảm nhẹ trong năm, khả năng thanh toán của
POW được hỗ trợ đáng kể nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các tài sản có tính
thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 39%, đảm bảo
khả năng thanh toán. Đầu tư của POW vào các dự án trong tương lai.
*Rủi ro
Thời điểm cuối năm 2020, nợ vay bằng đồng USD khoảng 2700 tỷ đồng
giảm 52,5% so với năm 2019, cho thấy POW tích cực giảm thiểu gánh nặng tài
chính cùng với đó là rủi ro đến từ biến động bất lợi từ tỷ giá.
* Đánh giá và tìm hướng giải quyết:

- Doanh nghiệp đã qua giai đoạn đầu tư cho TS dài hạn

- Năm 2022 DN dễ bị thiếu hụt vốn do số dư phải trả lớn hơn phải thu

- Doanh nghiệp cần đàm phán với nhà cung cấp điều khoản thanh toán làm
tăng số ngày khoản phải trả bù số ngày khoản phải thu đang tăng.

15
2.5. Phân tích bảng thông số hoạt động

Bảng 2.5. Bảng phân tích các thông số hoạt động ( ĐVT: đồng )

- Cơ cấu nguồn vốn của POW có xu hướng giảm bớt đòn bẩy tài chính qua
các năm nhờ dòng tiền ổn định của các nhà máy điện đã đi vào hoạt động, dẫn
đến nợ phải trả giảm dần. Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu giảm từ 0,89 lần năm 2019
xuống 0,73 lần năm 2020 là lợi thế cho POW trong quá trình huy động và thu
xếp vốn vay trên thị trường tài chính trong và ngoài nước để đầu tư. đầu tư các
dự án của riêng họ.
- Chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định giảm dần theo các năm từ 2019 đến
2021 từ 0,94 giảm xuống chỉ còn 0,77. Còn đối với kỳ thu tiền bình quân biến
động lên xuống liên tục từ năm 2019 đến năm 2020 tăng 11.411788620 đến
năm 2021 lại giảm từ 52.77417982 xuống còn 42.50420984.
- Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cũng biên động hằng năm tăng từ năm 2019
đến 2020 và giảm từ năm 2020 đến 2021.
* Nguyên nhân:
- Thông số hoạt động thay đổi liên tục theo các năm do tình hình nèn kinh tế
không ổn định.

16
- Ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch làm thông số hoạt đông thay đổi, dù
vậy POW đã quay trở lại thời kì ổn định hơn sau đại dịch.
2.6. Phân tích thông số đòn bẩy tài chính
Bảng 2.6. Bảng phân tích thông số đòn bẩy tài chính

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của PV Power - Tổng Công ty Điện lực
Dầu khí Việt Nam là sản xuất và kinh doanh điện. Hoạt động kinh doanh này có
đặc điểm là tài sản chỉ tăng trưởng mạnh trong các năm PV Power thực hiện đầu
to lớn, ngoài các năm đó, tài sản thường giảm đi do giảm khấu hao tài sản cố
định và trả nợ gốc vay.
- Để có thể thanh toán lãi vay cho các nhà cung cấp tín dụng, DN cần sử dụng
vốn vay có hiệu quả , chính vì vậy chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích
khả năng thanh toán lãi vay là hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Qua kết quả
trên ta có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của PV Power lớn theo từng năm,
tăng mạnh. Năm 2020 tăng 21.65% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 25.37%
so với năm 2020, vì năng lực tài chính của công ty giai đoạn này tốt có đáp ứng
nhu cầu thanh toán các khoản nợ của cá nhân, tổ chức liên quan đến doanh
nghiệp.Thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi vay càng tốt, cho thấy PV Power
đang kiểm soát rất tốt về phần lãi vay của công ty khi EBIT giảm bên cạnh đó
nhưng chi phí thanh toán lãi vay tăng .

17
- Nợ ngắn hạn của PV Power chiếm phần ít hơn tài sản, năm 2020 giảm 10.35%
so với năm 2019 và năm 2021 giảm 2,15% so với năm 2020 khả năng thanh
toán nợ giảm theo các năm, thông số nợ ngắn hạn thấp vì doanh nghiệp sử dụng
tốt tài sản của doanh nghiệp. Năm 2019 cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ 0.470
đồng nợ, năm 2020 cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ 0.422 đồng nợ và năm
2021 cứ 1 đồng tài sản được tài trợ từ 0.412 đồng nợ.
=>Hệ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm xác định,
đo lường năng lực của doanh nghiệp, cho thấy PV Power là một doanh nghiệp
có năng lực cao. Hệ số tổng nợ thấp hơn tổng tài sản chứng tỏ doanh nghiệp đó
tương lai sẽ rất dễ huy động được tiền vay.
- Thông số nợ dài hạn qua các năm liên tục giảm, năm 2020 giảm 28,95% so
với 2019, năm 2021 giảm 16,94% so với năm 2020 vì công ty giảm liên tục ít
phụ thuộc vào việc sử dụng nợ để tài trợ cho tăng trưởng kinh doanh. Năm 2019
là 0.236, Năm 2030 là 0,168 và năm 2021 là 0.139.
=>Hệ số nợ phản ánh tất cả các khoản nợ phải trả nó cung cấp thông tin về mức
độ bảo vệ cho các chủ nợ trước rủi ro không thể trả nợ của doanh nghiệp cũng
như thông tin về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay thêm. PV Power
mặc dù đã giảm được thông số nợ dài hạn nhưng sẽ tốt hơn nếu tăng cường vốn
chủ sở hữu để có thể đầu tư nhiều hơn.
- Thông số Ngân quỹ/ Nợ của KDC tăng qua các năm. Năm 2020 tăng 10,03%
so với năm 2019 và sang đến năm 2022 tiếp tục tăng 13,98% so với năm 2021.
Cho thấy PV Power vẫn chưa tự chủ được các ngân quỹ ròng của mình để có
thể hỗ trợ tốt cho các con số nợ.

2.7. Phân tích thông số khả năng sinh lời


Bảng 2.7. Bảng phân tích các thông số khả năng sinh lời

18
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của năm 2019 đạt 0.071 trong
khi năm 2020 chỉ đạt 0.060 nhưng tới năm 2021 đạt 0,96 tăng 59,18%. Tỷ suất
này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này
mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, vì thế năm 2021 cho thấy
Tổng công ty đã làm ăn có lãi. Thông qua số liệu này ta biết được cứ 100 đồng
doanh thu thì công ty thu về 0,071 đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2019, 0,067
đồng của năm 2020 và 0,096 đồng của năm 2021. Tỷ suất ROS cho thấy khả
năng tiết kiệm chi phí của công ty tốt lên từ năm 2020 đến năm 2021.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả
của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. ROE có thể được coi
là lợi nhuận của tài sản ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Tổng
công ty điện lực dầu khí Việt Nam tăng giảm qua các năm, cao nhất là năm
2019 đạt 0,085. Năm 2020 giảm 32,36% so với năm 2019 và tăng 32,09% vào
năm 2021. Chỉ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về
0,085 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2019, 0,058 đồng năm 2020 và 0,076 đồng
năm 2021. ROE tăng giảm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và sự quản lý
chưa mấy hiệu quả của công ty. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu doanh
nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì khả năng tạo ra
lợi nhuận cho các nhà đầu tư chứng khoán mới chắc chắn, nhưng PV Power vẫn

19
tăng giảm liên tục qua các năm nên khả năng tạo lợi nhuận vẫn chưa được ổn
định.

Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và
tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp. năm 2019 đạt 0,045 năm 2020 đạt 0,033
giảm 26,15% so với năm 2019 bởi lẽ công ty chưa quản lý và sử dụng hiệu quả
tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp và năm 2021 tăng lên 0.045 với tỷ lệ
tăng 34,16% so với năm 2020. Cho thấy cứ 100 đồng tài sản của công ty thì thu
về 0,045 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2019, 0,033 đồng năm
2020 và 0,045 đồng năm 2021. 3 năm từ 2019 đến 2021 giá trị tỷ suất có sự
tăng giảm không ổn đinh, cho thấy không thấy có những dấu hiệu tích cực cho
thấy công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả và chưa tối ưu các nguồn lực sẵn có.

Thông số lợi nhuận gộp biên của năm 2020 tăng 6,04% so với năm 2019 và
năm 2021 giảm 32,87% so với năm 2019. Năm 2019-2020 do giảm 15,95%
doanh thu và giảm 16,82% giá vốn hàng bán nên lợi nhuận mới có thể tăng. Lợi
nhuận gộp cao là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh lợi, sức cạnh tranh của công
ty điện lực dầu khí Việt Nam là khá tốt. Nhưng vẫn chưa mấy ổn định vì ảnh
hưởng đến từ dịch bệnh trong suốt giai đoạn 2019 – 2021

 Nhìn chung năm 2020 là năm có khả năng sinh lời tốt nhất
2.8. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu
Bảng 2.8. Bảng phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu

20
Năm 2019, công ty đã phát hành số cổ phiếu lưu là 234,187 cổ phiếu với giá trị
số sách là 125.706.464 nghìn đồng/cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu ( Giá đóng cửa ) là
14,900 nghìn đồng/ cổ phiếu. Số lượng giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu qua năm 2020 tỷ
lệ tăng 5,98% so với năm 2019. Đến 2021 tỷ lệ giảm xuống 0,35% so với năm 2020 vì
những biến động tiêu cực liên tục gia tăng ở các thị trường lớn, chu trình tăng lãi suất,
mối lo lạm phát, thanh khoản yếu, thiếu thông tin hỗ trợ. Cổ phiếu do các cổ đông của
công ty nắm giữ trên thị trường mở. Cùng với các cổ đông cá nhân, điều này bao gồm
cổ phiếu bị hạn chế do các cán bộ của công ty và các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ.

Chỉ số thu nhập mỗi cổ phiếu – EPS giảm đều qua 3 năm, năm 2020 6,73% so
với năm 2019 đến năm 2021 giảm 22,93% so với năm 2020. Chỉ số EPS giảm liên tục
cho thấy khả năng sinh lời từ cổ phiếu của công ty thấp, điều này là điều đáng lo ngại
đối với công ty.

Cổ tức trên mỗi cổ phần – DPS có sự tăng giảm theo từng năm. DPS của năm
2020 giảm mạnh so với năm 2019 giảm 70.61% và giảm xuống 17.37% năm 2021,
năm 2021 có tiến triển hơn so với năm 2020 nhưng vẫn giảm nhiều so với các năm
trước. Đây là việc không mang lại lợi ích cho công ty.

Chỉ số thu nhập giữ lại là phần lợi nhuận còn lại sau khi công ty đã sử dụng lợi
nhuận để chi trả cổ tức và sử dụng phần thu nhập giữu lại này để tái đầu tư. Chỉ số thu
nhập giữ lại tăng không đáng kể. tỷ số thu nhập giữ lại của công ty khá lớn điều này
cho thấy DN tái đầu tư tương đối mạnh

21
CHƯƠNG 3: CÁC SỰ KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN
TẠI VÀ TƯƠNG LAI

3.1. Tác động của các yếu tố toàn cầu đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện vào tháng 12 năm 2019 tại Thành phố
Vũ Hán - Trung Quốc đã nhanh chóng lây lan sang các nước lân cận và toàn thế giới
trong chưa đầy một tháng, lấy đi sinh mạng của hơn 6,2 triệu người 1. Sự xuất hiện của
dịch bệnh này kéo theo các chiến dịch phong tỏa, cách ly, hạn chế đi lại… ở hầu hết
các quốc gia, điều này tạo ra sự bất ổn đáng kể trong hoạt động kinh tế toàn cầu
(Baldwin & Di Mauro, 2020) và thị trường tài chính trên toàn thế giới (Cao và cộng
sự, 2021). Sau công bố đầu tiên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về Covid-19, chỉ số
S&P500 từ mốc 3370 điểm vào tháng 02/2020 rớt xuống chỉ còn 2237 điểm vào đầu
tháng 03/2020, tương ứng với số ca nhiễm và tử vong tăng chóng mặt trên toàn thế
giới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh
hưởng của dịch bệnh và tín hiệu tiêu cực từ thị trường chứng khoán lớn nhất thế
giới khi chỉ số VN-Index chỉ còn ở mức 659 điểm (giảm hơn 33% so với mức chỉ
số vào đầu thời điểm công bố dịch bệnh). Do đó, dù là một cuộc khủng hoảng y tế
hay khủng hoảng phi kinh tế, Covid-19 đã tạo ra sự tàn phá nghiêm trọng trong hoạt
động kinh tế toàn cầu cũng như trên thị trường tài chính. Với sự xuất hiện của dịch
bệnh Covid-19, sự tác động này đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là
thị trường cổ phiếu, sẽ là lớn hơn hay không khi những tín hiệu thực tế cho thấy thị
trường chứng khoán Việt Nam có những thay đổi bất ngờ với mức ảnh hưởng mạnh
mẽ hơn các khủng hoảng do dịch bệnh trước đây. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về
tác động của đại dịch như SARS hay vi-rút Ebola…, tuy nhiên, đại dịch Covid-19 lại
hoàn toàn khác biệt do tính lây lan cao, gây ra nhiều bất ổn trong nền kinh tế thực và
thị trường tài chính (Albulescu, 2020). 

Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trở nên đầy biến động trong
giai đoạn đại dịch Covid-19. Cụ thể, tháng 01/2021, khi dịch có chiều hướng dần ổn
định, có thể kiểm soát được là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn
biến tiêu cực, đồng thời cũng là phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử của thị
trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, dừng phiên sáng ngày 28/01/2021, VN-Index
giảm 40,42 điểm (3,47%) còn 1.125,63 điểm, HNX-Index giảm 5,94 điểm (2,56%)
xuống 225,90 điểm, UPCoM-Index giảm 1,64 điểm (2,12%) còn 75,77 điểm2. Sang
tháng 3/2021, thị trường chứng khoán phái sinh giảm mạnh so với tháng trước, nhưng
tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3/2021 tiếp tục tăng so với

22
tháng 2/2021. Tuy nhiên, ngay khi bước vào tháng 4/2021, nhờ vào các chính sách
kiểm soát dịch tốt hơn nên số đông người dân đều thử đầu tư vào thị trường chứng
khoán. Đồng thời, cũng một phần nhờ vào các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà
nước đã giúp cho thị trường chứng khoán có những bước khởi sắc. Dẫn chứng là vào
gần cuối tháng 4/2021 đã xảy ra một phiên tăng điểm mạnh nhất từ tính từ đầu năm
2001. Cụ thể, vào ngày 20/4/2021, chỉ số VN-Index thiết lập đỉnh lịch sử sau 20 năm
ở mức 1.268,28 điểm với giá trị giao dịch trong ngày cao đạt 22.464 tỷ đồng3, đánh
dấu một bước ngoặt mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ đầu tháng
4/2021 đến nay, thị trường chứng khoán luôn có những phiên tăng điểm tích cực.

Với tình hình thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng như hiện nay, cùng
với mặt bằng lãi suất thấp đã khiến thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp
dẫn hơn so với tiền gửi, tạo ra sự thu hút đầu tư mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư trong đó
có nhà đầu tư nước ngoài, các cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư vào thị trường chứng
khoán. Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2021, số tài khoản đăng ký mở mới đã đạt
kỷ lục từ trước tới nay. Có thể thấy rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có thị
trường chứng khoán có sức chống chịu và phục hồi tốt trước đại dịch Covid-19.

Khi xem xét các cú sốc toàn cầu dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến
giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy phản ứng mạnh
hơn một cách rõ rệt (Hình 1). Cụ thể, giá cổ phiếu Việt Nam bị tác động bởi cả 3 yếu
tố đang xem xét trong mô hình là hoạt động kinh thế thế giới, chênh lệch lợi suất
trái phiếu và thị trường chứng khoán Mỹ. Thêm vào đó, mức độ tác động mạnh mẽ
hơn khi có sự xuất hiện của Covid-19 trên toàn thế giới, biểu hiện thông qua các ca
nhiễm ngày một gia tăng.

23
Hình 3.1: Phản ứng của giá cổ phiếu Việt Nam 
trước các cú sốc với ảnh hưởng của dịch Covid-19
 

Đầu tiên, hoạt động kinh tế toàn cầu - đại diện bởi chi phí vận tải biển cũng ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam trong thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-
19. Khi xảy ra cú sốc về chi phí vận tải biển, giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam có
xu hướng tăng nhẹ, phản ứng có ý nghĩa thống kê vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 sau
cú sốc. Cụ thể, với 1% mức tăng trong chi phí vận tải biển làm giá cổ phiếu Việt Nam
tăng cao nhất ở mức 0,0017% vào ngày thứ 4 sau khi cú sốc xảy ra. Tuy nhiên, mức
tăng là không đáng kể và có khuynh hướng giảm dần. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu trước đây (Bakshi và cộng sự, 2010) khi hoạt động kinh tế toàn cầu tăng lên là
một tín hiệu tốt cho nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, phần lớn
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam tập trung vào

24
hoạt động vận tải hàng rời, thêm vào đó, trong thời kỳ xảy ra Covid-19, các doanh
nghiệp này chỉ thực sự chứng kiến xu thế tăng mạnh của giá cước từ quý 1/2021, hơn
nữa một số doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận các khoản lợi nhuận đột biến từ thanh lý
tàu cũ và tái cơ cấu nợ vay tài chính nên chỉ số BDI tăng là một lợi thế phát triển đối
với Việt Nam trong thời gian này.

Cuối cùng, yếu tố mức độ tác động của lãi suất và thị trường chứng khoán toàn
cầu đến giá cổ phiếu Việt Nam thể hiện mạnh hơn với sự xuất hiện của Covid-19
(Hình 2). Cụ thể, một mức tăng tích lũy 1% của chênh lệch lợi suất làm giá cổ phiếu
Việt Nam giảm mạnh nhất vào ngày thứ 7 ở mức 0,0019%, cao gấp 3 lần so với mức
giảm 0,006% khi không có Covid-19. Bên cạnh đó, khi giá chứng khoán Mỹ tăng 1%
cũng làm thị trường chứng khoán Việt Nam tăng đến 0,0018% ngay sau 1 ngày khi cú
sốc xảy ra, đạt mức cao nhất ở ngày thứ 9, tại mức 0,0032% - gấp 1,5 lần so với khi
không xem xét tới dịch bệnh Covid-19 trong mô hình.

25
Hình 3.1.2: So sánh phản ứng của giá cổ phiếu Việt Nam trước các cú sốc
 
(Ghi chú: Đường kẻ liền thể hiện phản ứng khi có ảnh hưởng của Covid-19)
 

 Tóm lại, mức độ tác động của các biến số trong mô hình cao gấp từ 1,5 đến 3
lần so với khi không xem xét ảnh hưởng của Covid-19, điều này chứng tỏ rằng,
trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 gây ra, các biến số
toàn cầu có tác động mạnh mẽ hơn đến thị trường chứng khoán Việt Nam . Sử
dụng mô hình vector tự hồi quy cấu trúc cho dữ liệu theo ngày, nghiên cứu đã
tìm thấy sự phản ứng mạnh mẽ hơn của chỉ số VN-Index trước các cú sốc gây
ra bởi hoạt động kinh tế toàn cầu, chênh lệch lợi suất trái phiếu và thị trường
chứng khoán Mỹ dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sự xuất hiện của
dịch Covid-19 làm mức độ ảnh hưởng của giá cổ phiếu trở nên mạnh hơn
khi có các cú sốc bên ngoài xảy ra. Cụ thể, giá cổ phiếu Việt Nam tăng gấp

26
1,5 lần khi có cú sốc do thị trường chứng khoán Mỹ xảy ra và giảm gấp 3
lần khi xảy ra cú sốc liên quan đến lợi suất trái phiếu trên thị trường này.

Chính vì vậy, cần tìm hiểu để mở một số hàm ý chính sách quan trọng đối với các cơ
quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN), cũng như các nhà đầu tư nói chung. 
 
- Thứ nhất, phản ứng mạnh hơn của VN-Index trước các cú sốc toàn cầu cho
thấy thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên nhạy cảm đối với tình hình
kinh tế thế giới, đặc biệt là sau giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm trong giai đoạn dịch bệnh
Covid-19. Chính vì vậy, NHNN cần yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường tín
dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, hạn chế mở rộng tín dụng sang
những lĩnh vực tăng trưởng nóng như chứng khoán, bất động sản.

- Thứ hai, giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi
chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ghi nhận mức tăng cao, đặc biệt là các loại
trái phiếu dài hạn. Gần đây, FED đã dừng chương trình mua tài sản. Hơn nữa, ngày
16/3/2022, FED quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 0,25% - 0,5%… để kiềm chế lạm
phát. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam khi dòng vốn tại
đây không còn hấp dẫn, nhà đầu tư nên thận trọng với những tín hiệu trên thị trường
chứng khoán Mỹ cũng như chính sách tiền tệ thắt chặt của nước này. Mặt khác,
UBCKNN cần đưa ra các khuyến nghị hoặ c quy định về hạn mức giao dịch ký quỹ của
các cổ phiếu tăng trưởng nóng trên thị trường hiện nay để đảm bảo ổn định cho toàn hệ
thống.

- Thứ ba, hoạt động kinh tế toàn cầu cũng có ảnh hưởng nhất định đến thị
trường chứng khoán Việt Nam với tín hiệu tích cực nhưng mức độ nhỏ và có xu
hướng giảm dần. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những biến chủng SARS-CoV-2
mới, các chính sách ngăn chặn như cách ly, cấm nhập cảnh, thông quan, kiểm soát
hàng hóa ra vào… vẫn được một số nước trên thế giới áp dụng chặt chẽ hơn khiến chi
phí vận tải biển và các chi phí kho bãi tăng. Điều này sẽ là tín hiệu xấu đối với thị
trường chứng khoán Việt Nam khi chi phí đầu vào tăng, giá nguyên liệu thô tăng
nhưng không phải do nhu cầu tăng mà là do chi phí vận tải. Bên cạnh đó, việc Nga
tiến hành "hoạt động quân sự đặc biệt" tại Ukraine từ 24/2/2022 đến nay, gây nguy cơ
đứt gãy chuỗi cung ứng một lần nữa, lạm phát thế giới gia tăng nhanh.Với tình hình
trên, các nhà đầu tư nên thận trọng hơn khi phân bổ tài sản quá nhiều vào thị trường
chứng khoán hiện nay, tránh bị lôi kéo và cuốn theo các luồng thông tin trên mạng xã
hội khi mua bán cổ phiếu. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ
cần phải phân tích và tìm hiểu về thị trường và các doanh nghiệp, nên phân bổ tài sản
vào các cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng hoạt động tốt.

27
3.2 Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao
Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất
ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã tăng lên mức cao, vượt xa mọi dự đoán trước đó,
nguy cơ tăng cao thêm nữa nếu chiến tranh bùng phát trên biên giới Ukraine, hoặc Mỹ
cấm vận ngăn cản Nga bán dầu thô. Hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên
liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh giảm giá lại càng xa vời. Giá xăng dầu trong nước
phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, do khó khăn về tài chính, nhà máy lọc
dầu Nghi Sơn đã giảm sản lượng làm cho nguồn cung xăng dầu trong nước bị suy
giảm và gián đoạn.
Hai doanh nghiệp kinh doanh điện thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
là Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã POW) và công ty con là
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2) cũng có một quý kinh doanh khởi
sắc. Trong khi NT2 đạt doanh thu 2.006 tỷ đồng và LNST 160 tỷ đồng, lần lượt tăng
22% và 39% so với cùng kỳ, thì PV Power cũng lãi ròng 803 tỷ đồng, tăng 42% so với
cùng kỳ, dù doanh thu giảm 8%, xuống 7.061 tỷ đồng.

Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài,
với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn
nền kinh tế là 37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu
nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước.

Trong hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ, tuỳ theo quy trình sản xuất của
mỗi ngành, có thể thấy hầu hết các ngành dù nhiều hay ít đều sử dụng xăng dầu. Chi
phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế.
Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành
sản phẩm sản xuất. Đặc biệt, giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử
dụng nhiều xăng dầu như: đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hoá và hành khách đường
bộ, đường thuỷ và đường hàng không.

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng
còn làm tăng giá hàng hoá trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức
cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 %,
mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng
trưởng kinh tế.

Đặc biệt khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô
hiệu hoá chính sách tài khoá cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai thực hiện nhằm
kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt
được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng

28
3.3 Xung đột quân sự Nga - Ukraine
Diễn biến căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine sẽ tác động trực tiếp đến
giá cả hàng hóa trên thế giới, điều này sẽ tác động đến một số ngành và doanh nghiệp
ở Việt Nam và thị trường chứng khoán. Dù căng thẳng ở Nga và Ukraine vị trí địa lý
khá xa so với Việt Nam nhưng ảnh hưởng tâm lý vẫn đáng kể đối với nhà đầu tư.
Phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giảm gần 15 điểm. Diễn biến vẫn đang khá tiêu
cực với mức độ giảm tiếp tục lên đến 22 điểm vào đầu giờ chiều. 420 mã đỏ lửa đặt
bên cạnh 58 mã xanh, trong đó chủ yếu là dầu khí và phân bón. Một số nhóm cổ phiếu
sẽ được hưởng lợi từ thông tin trên.

* Nhóm cổ phiếu dầu khí PVS, PVD, LNG, GAS, PLX, OIL, LPG, BSR
Ngành Dầu khí Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới, với tổng
sản lượng xuất khẩu dầu mỏ đạt khoảng 10 triệu thùng/ngày. Sự gián đoạn trong các
chuyến dầu từ Nga tới các đường ống ở Châu Âu sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung năng
lượng toàn cầu.

Các chuyên gia dự báo giá dầu sẽ duy trì ở mức cao thời gian tới. Chuyên gia
của Công ty chứng khoán BSC kỳ vọng các dự án thăm dò, khai thác sẽ sôi động trở
lại nhờ nhu cầu khai thác tăng, và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, xây lắp
giàn khoan, kho nổi như PVS và PVD dự kiến có được các hợp đồng mới với giá trị
cao hơn. Đối với nhóm trung nguồn, nhu cầu vận tải dầu năm 2022 dự kiến sẽ gia tăng
khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục.
Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hệ thống kho
chứa. PVT hiện chiếm toàn bộ thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước, còn GAS
đang đầu tư vào các dự án LNG Thị Vải GĐ 2 và LNG Sơn Mỹ GĐ 1 nhiều tiềm năng
trong thời gian tới.

Đối với nhóm hạ nguồn, chuyên gia khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu
PLX, OIL nhờ kỳ vọng sản lượng xăng dầu phục hồi cùng giá bán tăng, và triển vọng
thoái vốn tại PGBank. Bên cạnh đó, BSR cũng sẽ được hưởng lợi nhờ chênh lệch giữa
giá sản phẩm và giá dầu thô nguyên liệu tăng, giúp cải thiện lợi nhuận.

* Nhóm cổ phiếu phân bón: DPM, DCM


Động thái cấm xuất khẩu Amoni nitrat (NH4NO3) của Nga có thể đẩy giá phân
đạm trên toàn cầu tiếp tục tăng. Hiện nay, sản lượng Amoni nitrat xuất khẩu của Nga
đạt khoảng 15 triệu tấn/năm, chiếm 75% nguồn cung toàn thế giới. Bên cạnh đó,
Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn
cung nội địa, trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào (khí,
than) tăng cao.

29
Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng thêm, và đẩy
giá các loại phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao. Do đó, các chuyên gia đánh giá tiềm
năng của cổ phiếu DPM và DCM sẽ tăng nhờ kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phân bón
tăng cùng giá bán tiếp tục duy trì ở mức cao.

* Nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi DBC, VLC


Giá nông sản tăng đột biến, Nga và Ukraine lần lượt là hai nước xuất khẩu lúa
mì thứ nhất, thứ ba thế giới, cả hai nước chiếm gần 1/3 thương mại thế giới về lúa mì
khiến giá lúa mì tăng 17,8% so với thời điểm trước chiến tranh. Ngoài ra, Ukraine
cũng đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu ngô, chiếm 22% kinh ngạch thương mại
thế giới của nông sản này khiến giá của sản phẩm ngô tăng 8,4% so với giai đoạn
trước sự kiện này.

Chuyên gia BSC đánh giá sự kiện chiến tranh giữa Nga và Ukranie sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến nhóm ngành chăn nuôi khi giá nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi
tiếp tục tăng cao trong khi đặc thù ngành khó có thể chuyển mức tăng chi phí vào giá
bán. Một số cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng như DBC, VLC

30
CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY. TRÌNH BÀY
VIỆC MUA BÁN CỔ PHIẾU QUA CÁC PHIÊN

4.1. Điều kiện kinh tế ngành


4.1.1 Tình hình Cổ phiếu POW

Năm 2020 là năm thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự biến động
mạnh nhất của thị trường chứng khoán trong suốt nhiều năm qua với hai gam màu
sáng tối rõ rệt và cổ phiếu POW cũng không nằm ngoài xu thế biến động trên. Tính
đến ngày 31/12/2020, cổ phiếu POW đóng cửa tại mức giá 13.600 đồng tương ứng
tăng 18,8% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của VN-Index là 14,4 %. Giai đoạn
tháng 3 là giai đoạn khó khăn nhất khi cú sốc Covid - 19 ảnh hưởng tiêu cực khiến giá
cổ phiếu POW sụt giảm và có thời điểm đóng cửa thấp nhất tại 7.090 đồng/cp. Ngoài
ra do cổ phiếu POW là một trong những cổ phiếu vốn hóa lớn nằm trong nhóm VN30
nên cũng chịu áp lực không nhỏ bởi yếu tố khối ngoại cơ cấu danh mục sang các tài
sản an toàn khác như vàng, trái phiếu,… Kể từ thời điểm tạo đáy, diễn biến giá cổ
phiếu POW dần quay trở lại nhịp tăng bền bỉ và đã tăng trở lại tới 91,81% tính từ mức
thấp nhất với nhiều yếu tố hỡ trợ như
(1) Tình hình phòng chống dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực.
(2) Kết quả kinh doanh 2020 vượt kế hoạch
(3) Dòng tiền của khối ngoại quay trở lại mua ròng.

Xét về tính thanh khoản trên thị trường, cổ phiếu POW cũng được nhà đầu tư
quan tâm hàng đầu với khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2020 đạt kỷ lục
trong năm với hơn 5,34 triệu cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch trung bình đạt 54,99
tỷ/phiên lần lượt tăng gấp 2,74 và 3,12 lần so với cùng kỳ 2019. Tính riêng so với các
cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của POW
lần lượt đứng thứ 17 và 27 toàn sàn còn nếu so với các cổ phiếu ngành điện khác,
POW cũng có thanh khoản tốt nhất với giá trị giao dịch bình quân đạt 54,79 tỷ, cao
gấp 5,68 lần so với cổ phiếu xếp thứ

31
Hình 4.1

4.1.2. Tình hình trong ngành Điện lực – Dầu khí

* Thị trường điện


Ngành năng lượng ở Việt Nam hiện tại chủ yếu do Chính phủ quản lý thông
qua Bộ Công Thương và được các tập đoàn nhà nước lớn vận hành. Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN) là đơn vị sản xuất điện chính tại Việt Nam. Ngoài ra, EVN giữ vị
trí độc quyền trong việc truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện, cũng như
chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường sản xuất. . Nắm tỉ trọng còn lại trong việc sản xuất
điện là các tập đoàn nhà nước khác như PetroVietnam (các nhà máy điện khí) hay
Vinacomin (các nhà máy điện than). Các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết sử dụng mô
hình BOT (Build-Own-Transfer) còn các nhà đầu tư trong nước sử dụng mô hình nhà
máy điện độc lập (IPP: independent power plant). Điện được sản xuất từ các IPP được
bán cho EVN theo các hợp đồng dài hạn. Số lượng các IPP đã tăng mạnh trong những
năm gần đây cùng với sự phát triển của năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Việt Nam dự kiến phát triển thị trường điện cạnh tranh trước năm 2023. Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 đã nhấn mạnh và xác nhận việc loại bỏ sự
độc quyền từ năm 2005. Quá trình cải cách thị trường này dự kiến được tiến hành theo
3 giai đoạn:

32
- Giai đoạn 1

• Thị trường phát điện cạnh tranh (cuối năm 2014)

- Giai đoạn 2

• Thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2016)
• Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn toàn (2017-2021)

- Giai đoạn 3

• Thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (2021-2023)


• Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn toàn (sau năm 2023)

* Thị trường Dầu khí

- Nhờ triển khai linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, chủ động
trong quản trị, điều hành, hơn 5 tháng qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các
đơn vị thành viên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu quan trọng, tăng từ 20% đến
59% so cùng kỳ năm 2021. Thời điểm hiện tại, các đơn vị trong ngành vẫn duy trì tốt
nhịp độ tăng trưởng, bảo đảm ổn định sản xuất và nghiên cứu, bám sát thị trường để
có kế hoạch sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 14,15 triệu tấn quy dầu, vượt 17,9% kế hoạch năm.

- Khai thác dầu thô đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn, (vượt 12,8%) kế hoạch
năm. Sản xuất phân bón đạt 1,91 triệu tấn, vượt 286 nghìn tấn (vượt 18%) kế hoạch
năm. Sản xuất xăng dầu đạt 6,37 triệu tấn, vượt 0,1% kế hoạch năm.

- Tổng doanh thu đạt 627,2 nghìn tỷ đồng, vượt 28% kế hoạch năm, tăng 29% so với
cùng kỳ năm 2020. Nộp NSNN toàn Tập đoàn đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế
hoạch năm, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập
đoàn đạt khoảng 46 nghìn tỷ đồng, vượt 2,7 lần kế hoạch năm, tăng gấp 2,3 lần so với
cùng kỳ năm 2020.

- Hiện nay, Việt Nam vẫn đang xuất khẩu phần lớn dầu thô khai thác được, trong khi
phải nhập khẩu chủng loại khác để chế biến và tổng công suất của cả hai nhà máy lọc
dầu cũng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu thị trường trong nước.

- Trữ lượng dầu khí của nước ta đứng thứ 26 thế giới (khoảng 1,5 tỷ m3) nhưng sản
lượng khai thác hiện nay chỉ đứng thứ 34 thế giới. Như vậy, tốc độ hiện thực hóa tiềm

33
năng dầu khí chưa cao. Phó Thủ tướng cho rằng, "phải đưa được nguồn tài nguyên
này vào phục vụ nền kinh tế hiệu quả nhất, phải chế biến sâu hiệu quả nhất".

- Trước diễn biến phức tạp của giá dầu thế giới, Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn rà
soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, lợi nhuận của năm 2022, với tinh thần
là "thời cơ đến thì phải tiến công". Tập đoàn phấn đấu tăng trưởng 10% so với năm
2021.

4.2. Điều kiện kinh tế vĩ mô


4.2.1.Lạm phát
Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng lên
theo thời gian so với một thời kỳ được xác định trước đó. Có nhiều nguyên nhân gây
ra lạm phát, trong đó có 2 nguyên nhân chính là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do
chi phí đẩy.
Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo để đảm
bảo lãi suất thực dương và kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác
chẳng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu cổ phiếu và
gây ra tình trạng giảm giá cổ phiếu. Thêm vào đó, khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng
chi phí đầu vào của công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng gián tiếp
khiến cổ phiếu bị giảm giá.

4.2.2.Lãi suất
Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của
người cho vay. Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng, phát triển chung của nền kinh tế.
Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu. Bởi vì khi giá
vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các
dự án đầu tư, cũng như giảm chi phí cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ
đó sẽ làm cải thiện lợi nhuận của công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty. Ngược
lại, khi lãi suất tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung của nền kinh tế. Khi
lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu
cho các hoạt động chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng.
Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các
chứng khoán đó trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị trường Mahmudul và Salah Uddin
(2009) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Kết quả của nghiên cứu cho thấy lãi suất có tác
động tiêu cực đến giá cổ phiếu ở 14 nước (Úc, Bangladesh, Canada, Chile, Colombia,
Đức, Ý, Jamaica, Nhật, Malaysia, Mexico, Nam Phi, Tây Ban Nha và Venezuela)
trong nghiên cứu ngoại trừ trường hợp của Philippines. Một số nghiên cứu khác cũng
có cùng kết quả nghiên cứu về tác động tiêu cực của lãi suất đến giá cổ phiếu như:

34
Fama (1981); Mohammad và cộng sự (2009); Christopher Gan (2006); Rahman, Sidek
và Tafri (2009); Nadeem Sohil and zakir Hussain (2009).

4.2.3.Cung tiền
Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương
tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Các thước đo lượng
cung tiền gồm có :
- M0 : Bao gồm tiền mặt, là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung ương phát
hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.
- M1 : Bao gồm M0 và tiền gửi không kỳ hạn, những khoản tiền gửi này có
thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản phát séc
hoặc không phát séc.
- M2 : Bao gồm M1 , tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
- M3 : Bao gồm M2 , các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác ngoài
ngân hàng.
- L: Là thước đo rộng nhất, bao gồm M3 , các chứng khoán có giá như tín
phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng…

Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì lượng tiền đưa vào trong lưu thông
nhiều hơn sẽ làm giảm lãi suất cho vay cũng như lãi suất tái chiết khấu. Việc làm này
sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các tài sản tài chính trong đó có cổ phiếu. Mặt khác,
khi lãi suất cho vay giảm xuống sẽ giúp làm giảm lãi suất chiết khấu của cổ phiếu qua
đó làm tăng giá kỳ vọng cũng nhu thu nhập của các nhà đầu tư. Ngược lại, khi thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suất sẽ cao hơn do lượng tiền lưu thông đã giảm
xuống so với trước khi có sự thay đổi của chính sách. Khi lãi suất cao hơn sẽ làm cho
các nguồn vốn có chi phí cao hơn trước sẽ gây ra tác động làm giảm lượng vốn đầu tư
vào cổ phiếu cũng như làm giảm giá cổ phiếu.
Kết quả của mô hình ECM cho biết thêm, trong ngắn hạn mức cung tiền M1 có tác
động mạnh nhất đến giá cổ phiếu, M2 thì có một số tác động đến giá cổ phiếu còn
mức cung tiền M0 có ít tác động đến giá cổ phiếu.

4.2.4.Tỷ giá hối đoái


Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi
thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định.
Có 2 cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia
mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối với từng loại ngoại tệ. Theo các lý thuyết kinh tế
thì tỷ giá hối đoái có thể tác động lên giá cổ phiếu theo hai hướng khác nhau. Khi tỷ
giá hối đoái tăng lên theo cách yết giá trực tiếp thì đồng nội tệ sẽ bị mất giá cộng thêm
môi trường đầu tư ổn định sẽ thu hút được nhiều lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào
trong nước đề tìm kiếm lợi nhuận và hưởng chênh lệch giá. Tuy nhiên, theo một khía

35
cạnh khác việc tăng tỷ giá hối đoái lại có tác động tiêu cực lên TTCK. Khi điều chỉnh
tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ tác động đến các hoạt động xuất khẩu, gián tiếp tác động
đến mức tăng trưởng kinh tế cũng như các hoạt động sản xuất của công ty từ đó làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, và giảm giá cổ phiếu.

4.3. Việc mua bán cổ phiếu qua các phiên


Hình 4.3.Biểu đồ khớp lệnh trong phiên ngày 15/07/2022

- Giá tham chiếu: 13.1


- Giá cao nhất: 13.3
- Giá thấp nhất: 13
- Giá mở cửa: 13.25
- Giá đóng cửa: 13
- Tổng khối lượng: 1,100,310cp

36
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU

5.1. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU


5.1.1.Xác định giá cổ phiếu theo P/E
Ps = Thu nhập của cổ phiếu thường x Tỷ số P/E
Thu nhập của cổ phiếu thường:17.700 đồng
Tỷ số P/E bình quân ngành:16.02

Ps = 16.02 *17700 = 283554VNĐ/CP

- P/E dự phóng 2021 là 22.79 lần, cao hơn so với P/E dự phóng 2020 của các
công ty cùng ngành là 9.32 lần, mức định giá cao hơn này là nhờ tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của công ty.

Hình 5.1

5.1.2.Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền:

 Định giá cổ phiếu Tổng Công ty Điện lực Dầu khí đầu năm 2022:

Công thức:

Năm 2021

Cổ tức hiện tại của cổ phiếu: DPS = 300VNĐ

37
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: k = 15,5%
Tốc độ tăng trưởng bền vững g* = 9..55%
Công ty có cổ tức tăng đều qua các năm nên định giá cổ phiếu củaPOW đầu năm
2022 là:
Ps = 300*(1 + 9,55%)/(15,5% - 9,55%) = 5523.52 VNĐ

5.1.3.So sánh với các cổ phiếu trong nghành


Hình 5.1.2

5.1.4Dự báo cổ phiếu đến năm 2022


Với kỳ vọng tiêu thụdầu khí tiếp tục phục hồi từ mức thấp 2020-2021, hướng
về mức tiêu thụ trước dịch và khả năng giá nguyên vật liệu giảm nhiệt trong 2023.
Dự kiến năm 2022 sẽ là năm khó khăn đối với tất cả nhà sản xuất điện , do môi trường
kinh doanh không ổn định trong bối cảnh đại dịch covid-19 , tình trạng thiếu hụt
nguồn cung khí tự nhiên do sản lượng dự trữ các mỏ khí trong nước thấp và giá
nguyên liệu đầu vào tăng.

Hình 5.1.3

38
5.2 Cơ hội lớn nhất của cổ phiếu này có được
- Các nhà đầu tư sẽ nắm giữ được cổ phiếu đầu ngành. Bởi POW là Tổng Công
ty Điện lực Dầu khí lớn thư 2 Việt Nam. Doanh thu của toàn Tổng công ty21.187 tỷ
đồngthực hiện được 101% so với kế hoạch ban đầu.Đến hết năm 2020, 02 nhà máy
điện khí Cà Mau 1&2 đã hết khấu hao sẽ đảm bảo cho PV Power gia tăng lợi nhuận,
gia tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhu cầu tiêu thụ điện trong nước ngày càng tăng do yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước:
 Thị trường phát điện cạnh tranh gia tăng tính công khai, minh bạch
 Trong công tác huy động nguồn điện là cơ hội cho các đơn vị tham gia thị
trường đạt hiệu quả cao.
 Việc có phân hóa các doanh nghiệp, đã đụng chủ sở hữu nghành điện
 Sẽ thu hút đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn xây dựng các nhà
máy điện.

5.3 Rủi ro lớn nhất của cổ phiếu này phải đối mặt
- Sản lượng mảng nhiệt điện khí, than có thể tiếp tục chịu sự cạnh tranh từ mảng điện tái
tạo. Rủi ro tới từ khả năng kéo dài thời gian sửa chữa nhà máy , tác động tiêu cực tới sản
lượng điện thương phẩm trong 2022.

- Giá nhiên liệu khí đầu vào tăng cao khi giá dầu liên tục tăng thời gian qua, cùng với
nhu cầu thị trường điện thấp do làn sóng covid19 đang lan nhanh tại các tỉnh là một trở
ngại, rủi ro trước mắt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Trong 2022 thì chiến tranh giữa các nước đang diễn ra dẫn đến tình trạng thiếu hụt
xăng dầu làm tăng giá của xăng dầu lên

- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân đi lại ít, trong Q2,3/2020 cho thấy mức
giá cổ phiếu của ngành dầu khí biến động liên tục do việc giá dầu ở mức thấp (giảm
22%) sẽ có tác động trực tiếp đến ngành, làm giảm đơn giá bán cũng như các nhu cầu
dịch vụ dầu khí.

- Thị trường cổ phiếu luôn có nhiều biến động không lường trước, nhà đầu tư thường dễ
mắc phải việc sử dụng các hình thức vay vốn để mua cổ phiếu như Ký quỹ,.. khi thấy giá
cổ phiếu tăng/giảm đột ngột trong thời gian ngắn.

- Nhà đầu tư chưa biết sắp xếp khả năng tài chính của mình, đầu tư hết nguồn quỹ của
bản thân vào cổ phiếu nhằm sinh lời cao, nhưng không dự trữ cho những nguồn chi phí
xảy ra bất ngờ như bị bệnh, ốm, cần trả nợ,…

39
5.4. Thời hạn đầu tư
Đầu tư dài hạn, lựa chọn thời gian thích hợp để mua chứng khoán.

5.5. . Khuyến nghị đề ra


- Với việc các nhà máy điện của PVPower hoàn thành sửa chữa năm 2021 và đi vào
vận hành đầy đủ năm 2022. Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu POW, giá
mục tiêu cho năm 2021 là 13.800 VNĐ/CP.
-Cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP đang hình
thành xu hướng tăng giá mạnh sau từ vùng đáy 13.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt
ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
- Cổ phiếu ngành Điện từ trước đến nay vẫn được xem là kén chọn nhà đầu tư, nhưng
những thay đổi lớn về tự do hóa ngành Điện cũng như sự nổi lên của nhiều doanh
nghiệp lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn cho NĐT trong thời gian tới.

 Đối với những nhà đầu tư chưa đầu tư thì nên đầu tư và những nhà đầu tư đã
đầu tư nên duy trì.

40
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC + ĐÁNH GIÁ

STT HỌ VÀ TÊN MÃ NHIỆM VỤ %


SV THỰC
HIỆN
1 Trương Thị Hải 0047 Chương 1 + Bảng tài sản + Bảng nguồn vốn 20%
Duyên
2 Huỳnh Thị Mỹ Duyên 1744 Phân tích bảng Kết quả kinh doanh + khả 20%
năng thanh toán + thông số hoạt động
3 Phan Yến Nhi 1138 Phân tích bảng đòn bẩy + thông số khả năng 20%
sinh lời + chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu
4 Trịnh Thị Cẩm Nhung 6413 Chương 3 + Điều kiện kinh tế ngành và vĩ 20%
( Nhóm trưởng ) mô liên quan đến giá Cổ phiếu
5 Võ Nguyễn Kiều 6532 Trình bày mua bán Cổ phiếu qua các phiên + 20%
Trinh Chương 5

41

You might also like