You are on page 1of 41

Bài Tập [FIN 403] 2020

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market).
A.  Là thị trường giao dịch giữa các chứng khoán đã phát hành ở thị trường thứ cấp.
B.  Biểu hiện cụ thể của thị trường này là Sở giao dịch chứng khoán.
C.  Chính là thị trường tạo vốn chính cho đơn vị phát hành.
D.  Tất cả các câu trên.
Câu 2: Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market).
A.  Trực tiếp huy động vốn cho đơn vị phát hành và cho nền kình tế.
B.  Là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
C.  Là thị trường mua bán của các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp.
D.  B và C.
Câu 3: Câu nào sau đây ĐÚNG với thị trường sơ cấp
A. Làm tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
B. Làm tăng lượng tiền trong lưu thông.
C. Làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán.
D. Giao dịch thường xuyên.
Câu 4: Những câu nào sau đây ĐÚNG với thị trường thứ cấp
I. Thị trường GDCK mua đi bán lại
II. Tạo tính thanh khoản cho vốn đầu tư
III. Tạo ra người đầu cơ
IV. Tạo vốn đầu tư cho tổ chức phát hành
A. I và II
B. I, II và III
C. I, III và IV
D. I, II, III và IV.
Câu 5: Thị trường vốn là thị trường giao dịch.
A. Các công cụ tài chính ngắn hạn
B. Các công cụ tài chính trung và dài hạn
C. Kỳ phiếu
D. Tiền tệ
Câu 6: Thị trường chứng khoán là một bộ phận của
A. Thị trường tín dụng
B. Thị trường liên ngân hàng
C. Thị trường vốn
D. Thị trường mở
Câu 7: Thị trường chứng khoán bao gồm
A. Thị trường cổ phiếu
B. Thị trường trái phiếu
C. Thị trường chứng khoán phái sinh
D. Tất cả các câu trên
Câu 8: Văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các hoạt động của thị trường chứng khoán Việt

1
Bài Tập [FIN 403] 2020

Nam là
A. Luật Dân Sự.
B. Luật Doanh nghiệp
C. Luật Chứng Khoán
D. Tất cả các câu trên
Câu 9: Cơ quan quản lý Nhà nước đối với TTCK là
A. Sở giao dịch chứng khoán
B. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán.
C. Ủy ban chứng khoán nhà nước
D. Ủy ban nhân dân thành phố
Câu 10: Các tổ chức tham gia hoạt động trực tiếp trên thị trường chứng khoán tập trung là
I. Các nhà đầu tư cá nhân
II. Các công ty chứng khoán
III. Các nhà đầu tư có tổ chức
IV. Các ngân hàng thương mại được UBCKNN cấp phép hoạt động
A. Chỉ có I
B. Chỉ có II
C. I & III
D. II và IV
Câu 11: Thị trường thứ cấp
A. Tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đang lưu hành.
B. Dòng tiền đi từ Nhà đầu tư đến Nhà đầu tư.
C. Giao dịch thường xuyên.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 12: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào SAI về thị trường thứ cấp.
A. Nơi giao dịch các chứng khoán mới phát hành
B. Tạo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đang lưu hành.
C. Tạo cho người sở hữu chứng khoán cơ hội để rút vốn đầu tư của họ.
D. Tạo cho mọi người đầu tư cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.
Câu 13: Căn cứ và sự luân chuyển của các nguồn vốn, TTCK chia ra là
A. Thị trường nợ và thị trường trái phiếu
B. Thị trường tập trung và thị trường OTC
C. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 14: Căn cứ vào phương thức hoạt động, TTCK bao gồm
A. Thị trường tự do và thị trường OTC
B. Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
C. A & B
D. Các câu trên đều sai.
Câu 15: Thị trường mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành là
A. Thị trường tiền tệ
B. Thị trường sơ cấp
C. Thị trường thứ cấp
D. Thị trường chính thức

2
Bài Tập [FIN 403] 2020

Câu 16: Chức năng của thị trường sơ cấp là


A. Huy động vốn
B. Kiếm lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch giá.
C. Tăng tính thanh khoản của chứng khoán
D. Tất cả các câu trên
Câu 17: Chức năng của thị trường thứ cấp là
A. Huy động vốn
B. Xác định giá chứng khoán phát hành ở thị trường sơ cấp
C. Tập trung vốn
D. Tất cả các câu trên
Câu 18: Nhà đầu tư có tổ chức là
A. Nhà phát hành
B. Công ty chứng khoán
C. Quỹ đầu tư
D. Tất cả các câu trên
Câu 19: Điều nào dưới đây KHÔNG thuộc phạm trù thị trường thứ cấp
A. Dòng tiền đi từ Nhà đầu tư đến Nhà đầu tư
B. Hình thành giá chứng khoán
C. Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
D. Tạo vốn cho Nhà phát hành.
Câu 20: Thị trường chứng khoán KHÔNG phải là
A. Nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm
B. Định chế tài chính trực tiếp.
C. Nơi giao dịch cổ phiếu
D. Nơi đấu thầu các tín phiếu
---------/---------

Câu 01: Các câu nào dưới đây đúng với thị trường sơ cấp:
a. Làm tăng khối luợng vốn đầu tư cho nền kinh tế
b. Làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông
c. Không làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông
d. Giá phát hành do quan hệ cung cầu quyết định
Câu 02.Thị trường sơ cấp là thị trường:
e. Làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
f. b.Làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông
g. Không làm tăng khối lượng tiền trong lưu thông
h. Giá phát hành do quan hệ cung cầu quyết định
Câu 03.Cơ quan quản lý Nhà nước đối với TTCK là:
a. Sở giao dịch chứng khoán

3
Bài Tập [FIN 403] 2020

b. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán


c. Ủy ban chứng khoán
d. Ủy ban nhân dân thành phố
Câu 04.Thị trường thứ cấp:
a. Là nơi các DN huy động vốn trung –dài hạn thông qua phát hành cổ phiếu,
trái phiếu.
b. Là nơi mua bán các loại chứng khoán kém chất lượng
c. Là nơi mua bán các chứng khoán đã phát hành
d. Là thị trường chứng khoán kém phát triển
Câu 05.Thị trường tài chính là nơi mua bán các tài sản sau:
a.TSCĐ&TSLĐ b.TSNH&TSDH
c.Các giấy tờ có giá d.tất cả đều đúng
Câu 06.Thị trường chứng khoán bao gồm:
a. Thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu
b. Thị trường vốn và thị trường thuê mua
c. Thị trường tín dụng và thị trường hối đoái
d. Tất cả đều đúng
Câu 07.Chính phủ phát hành trái phiếu nhằm các mục đích sau, ngoại trừ:
a. Bù đắp thâm hụt ngân sách
b. Tài trợ các công trình công cộng
c. Điều hòa lưu thông tiền tệ
d. Giúp đỡ các công ty
Câu 08.Khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng:
a. Nợ ngắn hạn
b. Vốn cổ phần
c. Tài sản ngắn hạn
d. Nợ dài hạn
Câu 09: Thị trường chứng khoán bao gồm:
a.Thị trường vốn và thị trường tiền tệ
b.Thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu
c.Thị trường hối đoái và thị trường thuê mua
Câu 10: Thị trường chứng khoán là một bộ phận của:

4
Bài Tập [FIN 403] 2020

a.Thị trường tiền tệ

b.Thị trường vốn

c.Thị trường liên ngân hang

d.Thị trường thứ cấp

Câu 11: Công ty cổ phần bắt buộc phải có:

a.Cổ phiếu phổ thông

b.Cổ phiếu ưu đãi

c.Trái phiếu DN

d.Tất cả các loại chứng khoán trên.

Câu 12: Thị trường vốn là thị trường giao dịch:

a.Các công cụ tài chính ngắn hạn.

b.Các công cụ tài chính trung và dài hạn

c.Kỳ phiếu

d.Tiền tệ

5
Bài Tập [FIN 403] 2020

CHƯƠNG 2
CHỨNG KHOÁN

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Nếu có một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư một khoản vốn lớn vào lĩnh vực
chứng khoán, nhà đầu tư này sẵn sàng chấp nhận rủi ro với mục tiêu gia tăng quy mô vốn
trong tương lai. Vậy nhà đầu tư này nên lựa chọn loại chứng khoán nào sau đây
A.  Cổ phiếu phổ thông (Common stock).
B.  Cổ phiếu thu nhập (income stock).
C.  Cổ phiếu có chất lượng tốt (blue chip stock).
D.  Cổ phiếu tăng trưởng ( growth stock).
Câu 2: Quyền mua cổ phần là loại công cụ
A. Đảm bảo tăng vốn.
B. Đảm bảo duy trì tỉ lệ sở hữu.
C. Đảm bảo không thay đổi chủ sở hữu.
D. A và B
Câu 3: Một trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1000 USD giá chuyển đổi là 40 USD/cổ phiếu.
Thị giá trái phiếu đang là 1.130 USD và thị giá cổ phiếu đang là 45 USD. Công ty cổ phần
cũng đang đề nghị mua lại trái phiếu với giá 1.080 USD. Vậy nhà đầu tư đang nắm giữ trái
phiếu này nên chọn theo phương án nào:
A.  Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông.
B.  Bán trái phiếu.
C.  Cho phép công ty cổ phần mua lại.
D.  Tiếp tục nắm giữ trái phiếu này.
Câu 4: Xét về mức độ rủi ro, cổ phiếu ưu đãi cổ tức
A.  Rủi ro hơn cổ phiếu phổ thông.
B.  Rủi ro hơn trái phiếu.
C.  Ít rủi ro hơn cổ phiếu phổ thông.
D.  Phương án B và C đúng.
Câu 5: Khi lãi suất trên thị trường thay đổi thì giá của trái phiếu sẽ
A.  Không thay đổi.
B.  Thay đổi ngược chiều với lãi suất thị trường.
C.  Thay đổi bất kỳ theo chiều hướng nào.
D.  Thay đổi cùng chiều với lãi suất thị trường.
Câu 6: Trái phiếu khả hoán có mệnh giá 1.000$ được chuyển đổi với giá chuyển đổi là 12,5$
cho mỗi cổ phiếu thường. Nếu giá trái phiếu giảm xuống còn 900 USD thì giá ngang bằng của
mỗi cổ phiếu mới là
A. 12,5$
B. 12 $
C. 7,2$
D. 11,25$
Câu 7: Nhà đầu tư mua 10 trái phiếu có mệnh giá là 100 USD, có lãi suất danh nghĩa là
6%/năm với giá 900 USD. Vậy hàng năm nhà đầu tư sẽ nhận được tiền lãi là
A.   6 USD. / mỗi TP

6
Bài Tập [FIN 403] 2020

B.   600 USD.
C.   60 USD. / 10 TP
D.   54 USD.
Câu 8: Người sở hữu cổ phiếu và trái phiếu đều được hưởng:
A. Lãi suất cố định
B. Thu nhập phụ thuộc vào hoạt động của công ty
C. Được quyền bầu cử tại Đại hội cổ đông
D. Lãi suất từ vốn mà mình đầu tư vào công ty
Câu 9: Nếu một trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá thì
A. Lãi suất hiện hành của trái phiếu < lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
B. Lãi suất hiện hành của trái phiếu = lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
C. Lãi suất hiện hành của trái phiếu > lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
D. Các câu trên đều sai.
Câu 10: Cổ phiếu ưu đãi tích lũy
A. Cổ tức được cộng dồn qua các năm
B. Cổ tức thanh toán dứt điểm từng năm
C. Cổ đông được thanh toán trước cổ đông thường
D. Cả A và C
Câu 11: Nhà đầu tư mua 10 trái phiếu XYZ có mệnh giá là 1000$, lãi suất 5%/năm với giá
950$. Vậy hàng năm nhà đầu tư này sẽ nhận được tiền lãi là:
A.  50$ /1 TP
B.  500$ / 10 TP
C.  575%
D.  15%
Câu 12: Ai trong số những người sau đây là chủ sở hữu công ty
I. Những người nắm giữ trái phiếu
II. Những cổ đông có giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu mới
III. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường
IV. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi
A. I & II
B. II & III
C. Chỉ có I
D. II, III &IV
Câu 13: Cổ phiếu X có mức tăng trưởng g = 0, cổ tức nhận được hàng năm: 2.000 đồng/cổ
phiếu, mức tỷ suất lợi nhuận yêu cầu: 10%/năm. Định giá cổ phiếu X.
A. 10.000 đồng
B. 15.000 đồng
C. 20.000 đồng
D. 21.000 đồng
Câu 14: Cổ phiếu X có mức tăng trưởng không đổi g = 5%/năm, cổ tức nhận được hàng năm:
2.000 đồng/cổ phiếu, mức tỷ suất lợi nhuận yêu cầu: 10%/năm. Định giá cổ phiếu X.
A. 40.000 đồng
B. 40.500 đồng
C. 41.500 đồng

7
Bài Tập [FIN 403] 2020

D. 42.000 đồng
Câu 15: Công ty ADA vừa thành lập với số cổ phiểu phát hành lần đầu là 1.000.000 cổ phiếu,
mệnh giá là 10$/cổ phiếu. Số cổ phiếu này được bán với giá là 12$/cổ phiếu. Vậy vốn chủ sở
hữu của công ty sẽ là bao nhiêu sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng.
A.   12.000.000 $
B.   1.000.000 $
C.   2.000.000 $
D.   Các câu trên là SAI.
Câu 16: Công ty BDB khi mới thành lập phát hành 1.000.000 cổ phiếu với giá 8$/cổ phiếu
(mệnh giá 4$). Sau một năm hoạt động, thu nhập sau thuế của công ty là 500.000$. Công ty
quyết định chia sẻ cổ tức một nửa, phần còn lại giữ lại công ty. Vậy vốn chủ sở hữu của công
ty này là bao nhiêu sau 1 năm hoạt động.
A.   8.000.000 $.
B.   4.000.000$
C.   8.250.000 $
D.   4.250.000 $
Câu 17: Một cổ phiếu (CP) bán theo quyền mua cổ phiếu mới với giá 90.000đ/CP, nhưng giá
thị trường là 100.000đ/CP. Theo điều lệ của công ty cứ có 05 cổ phiếu cũ thì được quyền mua
01 cổ phiếu mới. Xác định giá quyền mua cổ phiếu.
A. 3.667
B. 1.667
C. 10.667
D. 20.667
Câu 18: Loại chứng khoán nào sau đây phù hợp với nhà đầu tư ưa mạo hiểm, thích rủi ro.
A.   Chứng khoán X có hệ số beta=1
B.   Chứng khoán Y có hệ số beta =0,9
C.   Chứng khoán Z có hệ số beta =1,4.
D.   Chứng khoán T không có rủi ro.
Câu 19: Khi công ty có lãi nó sẽ:
A. Trả cổ tức cho cổ phiếu thường
B. Trả lãi trái phiếu
C. Trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi
D. Không phải trả lãi và cổ tức
Câu 20: Ngày 01.01.N, một công ty phát hành 1.000.000 cổ phiếu với giá 10.5$ (đã bán hết
trong đợt phát hành). Ngày 01.07.N, giá thị trường của cổ phiếu là 11.0$. Xác định vốn chủ sở
hữu cổ đông của công ty tại ngày 01.07.N.

A. Tăng 500.000$.
B. Giảm 500.000$ đô la.
C. Chuyển 500.000$ từ nợ sang vốn.
*D. Không thay đổi.

2. BÀI TOÁN
Bài 1:

8
Bài Tập [FIN 403] 2020

Công ty cổ phần ABC có tình hình như sau:


1. Tình hình đăng ký, phát hành cổ phiếu thường:
- Số cổ phiếu được phép phát hành: 150.000 cổ phiếu
- Số cổ phiếu đã phát hành: 100.000 cổ phiếu
2. Theo số liệu Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N:
- Vốn cổ đông: 1.430.000.000 đồng
Trong đó:
- Vốn góp: 1.080.000.000 đồng
- Các quỹ: 150.000.000 đồng
- Lợi nhuận chưa phân phối: 200.000.000 đồng
3. Ngày 1 tháng 1 năm N +1, Hội đồng quản trị công bố trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.
Số cổ tức được trả bằng 10.000 cổ phiếu. Việc trả cổ tức sẽ hoàn thành trước ngày 15
tháng 1 năm N+1
Yêu cầu:
1. Xác định giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty trước và sau khi trả cổ tức bằng
cổ phiếu?
VCSH−(VốnCPUD +Cổ tức CPUD )
Thư giá = =
SL CP thường đang lưu hành
- Thư giá trước khi trả cổ tức bằng CP:
1.430.000 .000
= = 14.300 đ/cp
100.000
- Thư giá sau khi trả cổ tức bằng CP:
1.430.000 .000
= = 13.000 đ/cp
110.000

2. Đến ngày 31/12/N, Ông A nắm giữ 5.000 cổ phiếu. Vậy, trước và sau khi nhận cổ tức,
Ông A nắm giữ bao nhiêu % quyển sở hữu Công ty?
5.000
- % nắm giữ trước khi nhận cổ tức = = 5%
100.000

5.000+5 %∗10.000
- % nắm giữ sau khi nhận cổ tức = = 5%
110.000
Như vậy số % nắm giữ quyền sở hữu công ty của ông A trước và sau khi nhận cổ tức là không
thay đổi.
Bài 2:
Công ty cổ phần Thanh Hải có tình hình sau đây:
1. Công ty phát hành 02 loại cổ phiếu: Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự với cổ tức
13%/năm; Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)
a) Cổ phiếu ưu đãi:
- Số được phép phát hành: 20.000 cổ phiếu
- Số đã phát hành (đã phát hành cách đây 4 năm): 10.000 cổ phiếu với mệnh giá
20.000 đ/cổ phiếu
b) Cổ phiếu thường:
- Số được phép phát hành: 100.000 cổ phiếu

9
Bài Tập [FIN 403] 2020

- Số đã phát hành: 80.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu
2. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên 02 năm vừa qua Công ty chưa trả, còn khất lại
cổ tức của cổ đông ưu đãi.
3. Theo số liệu Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N:
a) Tổng giá trị tài sản của Công ty là 2.000.000.000 đồng
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn: 850.000.000 đồng
- Tài sản dài hạn: 1.150.000.000 đồng
b) Tổng số nợ: 600.000.000 đồng
Hãy xác định: Giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty năm N?
- Vốn CPUD = 10.000 * 20.000 = 200.000.000 đ
- Cổ tức CPUD = 13% * 200.000.000 = 26.000.000 đ
- VCSH = 2.000.000.000 – 600.000.000 = 1.400.000.000 đ
VCSH−(VốnCPUD +Cổ tức CPUD ) 1400−(200+26∗2)
- Thư giá = = = 14.350 đ
SL CPthường đang lưu hành 80.000
Bài 3:
Công ty cổ phần Thanh Sơn có tình hình sau:
1. Công ty chỉ phát hành 01 loại cổ phiếu phổ thông:
- Số được phép phát hành: 800.000 cổ phiếu
- Số đã phát hành: 500.000 cổ phiếu
2. Theo số liệu kế toán ngày 30 tháng 6 năm N:
a) Giá trị tổng tài sản: 11.000 triệu đồng
- Tài sản ngắn hạn: 5.000 triệu đồng
Trong đó:
+ Vốn bằng tiền: 1.225 triệu đồng
+ Các khoản phải thu: 975 triệu đồng
+ Hàng tồn kho: 2.800 triệu đồng
- Tài sản cố định (giá trị còn lại của TSCĐ): 6.000 triệu đồng
b) Tổng số nợ: 3.000 triệu đồng
Trong đó:
-Nợ ngắn hạn: 2.200 triệu đồng
-Nợ dài hạn: 800 triệu đồng
3. Trong tháng 7 năm N, Công ty quyết định mua lại 25.000 cổ phiếu với số tiền 350 triệu
đồng và đã hoàn thành việc thanh toán.
Với số liệu và tình hình trên, hãy xác định:
1. Số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty ngày 31 tháng 7 năm N?
= 500.000 – 25.000 =475.000 CP
2. Ông A là cổ đông của Công ty, từ đầu năm đến ngày 31 tháng 7 năm N vẫn đang sở hữu
4.750 cổ phiếu của Công ty. Vậy, Ông A nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu Công ty
trước và sau khi Công ty mua lại cổ phiếu?
4750
- Trước khi mua lại CP, số % quyền sở hữu CT của ông A là: = = 0.95%
500.000
4750
- Sau khi mua lại CP, số % quyền sở hữu CT của ông A là: = = 1%
475.000

10
Bài Tập [FIN 403] 2020

3. Xác định giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) của Công ty trước và
sau khi Công ty mua lại cổ phiếu?
- Trước khi mua lại CP:
o VCSH = 11.000 – 3.000 = 8.000 trđ
8000
o Thư giá = = 16.000 đ/CP
500.000
- Sau khi mua lại CP:
o VCSH = (11.000 – 350) – 3.000 = 7.650 trđ
7650
o Thư giá = = 16.105 đ/CP
475.000
Bài 4:
Công ty cổ phần Thanh Long có tình hình sau:
1. Tình hình đăng ký và phát hành cổ phiếu thường:
- Số cổ phiếu đăng ký: 600.000 cổ phiếu
- Số cổ phiếu đã phát hành: 550.000 cổ phiếu
- Số cổ phiếu đã mua lại: 50.000 cổ phiếu
2. Theo số liệu kế toán ngày 30 tháng 6 năm N:
- Vốn cổ đông là: 12.000 triệu đồng
Trong đó:
+ Vốn góp: 7.500 triệu đồng
+ Các quỹ: 3.700 triệu đồng
+ Lợi nhuận chưa phân phối 800 triệu đồng
3. Ngày 1 tháng 7 năm N, Công ty tuyên bố tách cổ phiếu với tỷ lệ 1 tách thành 2 và dự kiến
hoàn thành việc tách cổ phiếu vào ngày 15 tháng 7 năm N.
Yêu cầu:
1. Xác định giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của Công ty trước và sau khi thực hiện tách cổ
phiếu?
- Trước khi mua lại CP:
o VCSH = 12.000 trđ
o SL CP lưu hành = 550.000 – 50.000 = 500.000 CP
12.000
o Thư giá = = 24.000 đ/CP
500.000
- Sau khi mua lại CP:
o VCSH = 12.000 trđ
o SL CP lưu hành = 500.000 * 2 = 1.000.000 CP
12.000
o Thư giá = = 12.000 đ/CP
1.000.000
2. Trước ngày 1 tháng 7 năm N, Ông H nắm giữ 5.500 cổ phiếu thường của Công ty. Vậy,
trước và sau khi Công ty thực hiện tách cổ phiếu, Ông H nắm bao nhiêu % quyền sở hữu
Công ty?
5.500
- Trước khi tách CP, số % quyền sở hữu CT của ông H là: = = 1.1%
500.000
5.500∗2
- Trước khi tách CP, số % quyền sở hữu CT của ông H là: = = 1.1%
1.000.000

11
Bài Tập [FIN 403] 2020

Bài 5:
Công ty cổ phần Thanh Thủy trong năm N có tình hình như sau:
1. Số cổ phiếu thường được phép phát hành: 500.000 cổ phiếu; số cổ phiếu thường đã phát
hành: 300.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu.
2. Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31 tháng 12 năm N:
Đơn vị tính: triệu đồng
Tài sản Số cuối kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ
A.Tài sản ngắn hạn 4,900 A.Nợ 4,000
I/ Vốn bằng tiền 800 I/ Nợ ngắn hạn 2,800
II/ Các khoản phải thu 1,400 II/ Nợ dài hạn 1,200
III/ Hàng tồn kho 2,700 B.Vốn chủ sở hữu
B.Tài sản dài hạn 3,300 (Vốn cổ đông) 4,200
- Nguyên giá TSCĐ 4,000 - Vốn góp 3,000
- Hao mòn lũy kế
TSCĐ (700) - Các quỹ 500
- Lợi nhuận chưa phân phối 700
Tổng cộng: 8,200 Tổng cộng: 8,200
3. Ngày 31 tháng 12 năm N, Hội đồng quản trị công bố trả lợi tức cổ phần bằng cổ phiếu với
tỷ lệ là 10% cổ phiếu lưu hành và tương ứng với giá trị là 480 triệu đồng.
Với số liệu và tình hình trên, hãy xác định:
1. Giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty tại thời điểm trước và sau khi phân chia
lợi tức cổ phần?
- Trước khi trả cổ tức:
o VCSH = 4.200 trđ
o SL CP lưu hành = 300.000 CP
4.200
o Thư giá = = 14.000 đ/CP
300.000
- Sau khi trả cổ tức:
o VCSH = 4200 – 480 = 3720 trđ
o SL CP lưu hành = 300.000*1.1 = 330.000 CP
3720
o Thư giá = = 11.273 đ/CP
330.000

2. Ông A là cổ đông nắm giữ 3.000 cổ phiếu thường. Vậy, Ông A nắm giữ bao nhiêu %
quyền sở hữu Công ty trước và sau khi Công ty phân chia cổ tức?
3.000
o % nắm giữ trước khi nhận cổ tức = = 1%
300.000
3.000+10 %∗3.000
o % nắm giữ sau khi nhận cổ tức = = 1%
330.000

Bài 6:
Công ty cổ phần Thanh Bình có tình hình như sau:

12
Bài Tập [FIN 403] 2020

1. Tình hình phát hành cổ phiếu:


a) Cổ phiếu thường:
- Số lượng cổ phiếu được phép phát hành 500.000 cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu đã phát hành: 320.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu
b) Cổ phiếu ưu đãi:
- Số lượng cổ phiếu đã phát hành: 25.000 cổ phiếu với mệnh giá 20.000 đ/ cổ phiếu
và cổ tức 12%/năm. Số cổ phiếu này công ty đã phát hành cách đây 05 năm.
2. Trong năm N Công ty đã thực hiện phát hành thêm 130.000 cổ phiếu thường và hoàn
thành việc phát hành vào ngày 30/4/N.
3. Theo Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của Công ty:
- Tổng tài sản: 15.468 triệu đồng
- Tổng nợ phải trả: 6.368 triệu đồng
Trong đó: Nợ dài hạn: 4.500 triệu đồng
4. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên trong 02 năm trước năm N Công ty chưa trả
được cổ tức cho các cổ đông ưu đãi
Hãy xác định:
VCSH = 15.468 – 6.368 = 9100
Vốn CPUD = 25.000 * 20.000 = 500.000.000 đ
Cổ tức CPUD = 12% * 500.000.000 = 60.000.000 đ
1. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty Thanh Bình ngày 31/12/N?
= 320.000 + 130.000 = 450.000 CP
2. Giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty ngày 31/12/N?
9100−(500+60∗2)
Thư giá = = 26.690 đ /CP ???
450.000
3. Ngày 30/9/N, cổ đông B đang nắm giữ 12.000 cổ phiếu thường của Công ty. Vậy Ông B
đang nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu Công ty?
12.000
Số % ông B nắm giữ = = 3.63%
450.000
Biết rằng: Trong năm N Công ty chưa thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Bài 7:
Công ty cổ phần Hải Châu có tình hình như sau:
1. Tình hình phát hành cổ phiếu:
a) Cổ phiếu thường:
- Số lượng cổ phiếu được phép phát hành: 1.000.000 cổ phiếu
- Số lượng cổ phiếu đã phát hành: 650.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu
b) Cổ phiếu ưu đãi:
- Số cổ phiếu đã phát hành: 15.000 cổ phiếu với mệnh giá 15.000 đ/cổ phiếu và cổ
tức là 10%/ năm
2. Ngày 15/2/N, Công ty thực hiện phát hành thêm cổ phiếu thường do chuyển một phần lợi
nhuận giữ lại nhập vào vốn góp và chia cho các cổ đông thường hiện hữu với tỷ lệ 02 cổ
phiếu mà cổ đông hiện có được thêm 01 cổ phiếu. Việc phát hành thêm cổ phiếu đã hoàn
thành vào ngày 25/2/N.
3. Theo số liệu kế toán ngày 30/9/N của Công ty; vốn cổ đông là 17.458 triệu đồng, trong đó
vốn góp là 9.750 triệu đồng.

13
Bài Tập [FIN 403] 2020

Yêu cầu:
1. Xác định số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty vào ngày 30/9/N?
= 650.000 + 650.000/2 =975.000 CP
2. Ngày 01/2/N, Ông C đang nắm giữ 13.000 cổ phiếu thường của Công ty. Hãy xác định %
quyền sở hữu Công ty của ông C trước và sau khi Công ty phát hành thêm cổ phiếu?
13.000
- Trước khi tách CP, số % quyền sở hữu CT của ông C là: = = 2%
650.000
13.000+ 13.000/2
- Sau khi tách CP, số % quyền sở hữu CT của ông C là: = = 2%
975.000

3. Xác định giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty ngày 30/9/N?
- VCSH = 17.458 trđ
- Vốn CPUD = 15.000 * 15.000 = 225.000.000 đ
- Cổ tức CPUD = 10% * 225.000.000 = 25.000.000đ
17.458−(225+25)
- Thư giá = =17.649 đ
975.000
Biết rằng: Công ty chi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi đầy đủ.
Bài 8:
HOSE thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (mã
CK: STB) như sau:
Ngày đăng ký cuối cùng: 31/08/2020
Mục đích: Trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữu.
Trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu
Tỷ lệ cổ tức: 15%, mỗi cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ có quyền nhận 03 cổ phiếu mới.
Phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Tỷ lệ phát hành: mỗi cổ đông sở hữu 20 quyền sẽ có quyền mua 03 cổ phiếu mới với giá:
10.000 đồng/cổ phiếu
Yêu cầu:
1. Xác định ngày giao dịch không hưởng quyền?
2. Hãy tính toán và xác định giá quyền mua của cổ phiếu STB tại ngày giao dịch không
hưởng quyền?
Biết rằng giá đóng cửa của cổ phiếu STB vào ngày 29/08/2020: 37.700 đ/cổ phiếu.
--------/--------

14
Bài Tập [FIN 403] 2020

CHƯƠNG 3
PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mục đích phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là:
A. Để dễ dàng quản lý
B. Để bảo vệ công chúng đầu tư
C. Để thu phí phát hành
D. Để dễ dàng huy động vốn
Câu 2: Ưu điểm cơ bản của việc phát hành cổ phiếu phổ thông là
A.   Không chịu áp lực trả lãi và hoàn vốn đúng hạn.
B.   Có thêm cổ đông mới.
C.   Chi phí phát hành thấp.
D.   Tất cả các câu trên.
Câu 3: Hình thức bảo lãnh mà trong đó tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết sẽ mua toàn bộ
chứng khoán của tổ chức phát hành cho dù họ có thể bán hết hay không được gọi là
A.   Bảo lãnh tất cả hoặc là không.
B.   Bảo lãnh với cố gắng tối đa.
C.   Bảo lãnh với cam kết chắc chắn.
D.   Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu.
Câu 4: Đối với công chúng đầu tư, tài liệu nào quan trọng nhất trong hồ sơ đăng ký phát hành
ra công chúng
A. Bản sao giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh.
B. Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng Quản Trị và Ban giám đốc.
C. Đơn xin phép phát hành.
D. Bản cáo bạch.
Câu 5: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát của công ty niêm yết phải nắm giữ
A. Ít nhất 20% vốn cổ phần của Công ty.
B. Ít nhất 20% vốn cổ phần trong vòng 3 năm kể từ ngày niêm yết.
C. Ít nhất 50% số cổ phiếu do mình sở hữu trong 3 năm kể từ ngày niêm yết.
D. Ít nhất 30% số cổ phiếu do mình sở hữu trong 3 năm kể từ ngày niêm yết.
Câu 6: Mệnh giá trái phiếu phát hành ra công chúng ở Việt Nam là
A. Tối thiểu là 100.000 đồng và bội số của 100.000đồng
B. 100.000 đồng
C. 10.000 đồng
D. 200.000 đồng
Câu 7: Điều kiện cơ bản để được phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, trong đó:
I. Có mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu 10 tỷ đồng
II. Có ít nhất 2 năm liên tục gần nhất kinh doanh có lợi nhuận.
III. Có ít nhất 20% cổ phần bán cho ít nhất 100 người ngoài tổ chức phát hành.
IV. Giá trị cổ phiếu xin phát hành không lớn hơn giá trị cổ phiếu đang lưu hành.
A. Chỉ có I
B. II, III và IV
C. I, II và III

15
Bài Tập [FIN 403] 2020

D. I, II, III và IV
Câu 8: Thặng dư vốn phát sinh khi:
A. Công ty làm ăn có lãi.
B. Chênh lệch giá khi phát hành cổ phiếu mới.
C. A & B
D. Tất cả các câu trên đều SAI.
Câu 9: Việc phát hành cổ phiếu làm tăng
A. Nợ của công ty
B. Tài sản của công ty
C. Vốn cổ phần của công ty
D. B và C
Câu 10: Việc phát hành trái phiếu làm tăng
A. Nợ của doanh nghiệp
B. Tài sản của doanh nghiệp
C. Vốn cổ phần của doanh nghiệp
D. B và C
Câu 11: Một đợt phát hành được gọi là IPO hàm ý là
A. Đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng.
B. Phát hành trái phiếu ra công chúng
C. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 12: Điều kiện nào dưới đây là quan trọng nhất để doanh nghiệp được phát hành chứng
khoán ra công chúng.
A. Có Ban Giám đốc điều hành tốt
B. Có sản phẩm nổi tiếng
C. Có tỷ lệ nợ trên vốn hợp lý
D. Quy mô vốn và kết quả hoạt động trước khi phát hành
Câu 13: Điều nào sau đây, KHÔNG thuộc điều kiện niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp tại HSX
A. Vốn điều lệ thực góp từ 80 tỷ đồng trở lên;
B. Kết quả kinh doanh năm liền trước, năm niêm yết, phải có lãi và lũy kế không lỗ;
C. Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật;
D. Số cổ đông tối thiểu trên 100 người.
Câu 14: Điều nào sau đây, KHÔNG thuộc điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp tại
HSX
A. Vốn điều lệ thực góp từ 80 tỷ đồng trở lên;
B. Kết quả kinh doanh 2 năm liền trước, năm niêm yết, phải có lãi và lũy kế không lỗ;
C. Không có các khoản nợ ngân sách;
D. Ban lãnh đạo phải nắm giữ 100% trái phiếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày niêm yết.
Câu 15: Công ty XYZ định phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu thường. Nếu điều này xảy ra thì:
I. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện có không thay đổi.
II. Tài sản của Công ty sẽ giảm đi.
III. Vốn chủ sở hữu của Công ty sẽ tăng lên.
IV. Tài sản công ty sẽ tăng lên
A. I và IV.

16
Bài Tập [FIN 403] 2020

B. II và III.
C. II và IV.
D. III và IV.
Câu 16: Công ty ABC có số liệu hoạt động vào ngày 01 tháng 01 năm N như sau: Vốn cổ
phần thường: 75 tỉ đồng, thặng dư 5 tỉ đồng, lợi nhuận tích lũy: - 05 đồng. Công ty cần đạt lợi
nhuận sau thuế năm N là bao nhiêu để có thể niêm yết năm N+1 theo quy định về kết quả
kinh doanh.
A. 02 tỉ đồng
B. 03 tỉ đồng
C. 01 tỉ đồng
D. 05 tỉ đồng
Câu 17: Công ty cổ phần ABC phát hành trái phiếu trị giá 100 tỉ đồng, mệnh giá trái phiếu là
1 triệu đồng, ảnh hưởng của đợt phát hành này lên bảng cân đối tài sản công ty như sau
I. Tăng vốn cổ đông 100 tỉ đồng
II. Tăng tổng cộng nợ 100 tỉ đồng
III. Tăng vốn lưu động 100 tỉ đồng
IV. Tăng tổng cộng tài sản có 100 tỉ đồng
A. Chỉ I
B. I, II và III
C. II, III và IV
D. I, II, III và IV
Câu 18: Mục đích chủ yếu của phát hành chứng khoán ra công chúng là
A. Để chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả.
B. Huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
C. Tăng số lượng cổ đông của công ty.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 19: Mệnh giá cổ phiếu phát hành ra công chúng ở Việt Nam là
A. 10.000 đồng
B. Tối thiểu là 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng
C. 100.000 đồng
D. 200.000 đồng
Câu 20: Công ty ABC có số liệu hoạt động vào ngày 01 tháng 01 năm N như sau: Vốn cổ
phần thường: 85 tỉ đồng, thặng dư 1 tỉ đồng, lợi nhuận tích lũy: - 05 đồng. Công ty chỉ có thể
trích lập dự phòng tối đa là bao nhiêu để được niêm yết năm N+1 theo quy định về vốn kinh
doanh.
A. 02 tỉ đồng
B. 01 tỉ đồng
C. 03 tỉ đồng
D. 04 tỉ đồng
--------/--------

17
Bài Tập [FIN 403] 2020

CHƯƠNG 4
GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Xác định giá giao dịch của cổ phiếu AAA với số liệu về tình hình đặt lệnh tại thời
điểm t như sau
Mua Giá Bán
2000 50.000 0
1300 50.100 600
1000 50.200 900
800 50.300 1200
400 50.400 1400
0 50.500 1500
A. 50.200
B.   50.100
C.   50.300
D.   50.400
Câu 2: Giao dịch theo phương pháp khớp lệnh ở Việt Nam quy định đơn vị yết giá đối với
những cổ phiếu có mức giá từ 50.000 đồng trở lên là
A. 100 đ
B. 200 đ
C. 300 đ
D. 500 đ
Câu 3: Lệnh giới hạn (limit order) là loại lệnh
A.   Được ưu tiên thực hiện trước các loại lệnh khác.
B.   Được thực hiện theo giá thị trường.
C.   Chỉ sử dụng cho hạn chế một số nhà đầu tư ưu tiên.
D.   Được thực hiện trong phạm vi mức giá mà người đặt lệnh chỉ định.
Câu 4: Trong tháng 7 chúng ta không có ngày nghỉ lễ, Nhà đầu tư bán cổ phiếu tại HSX và đã
được báo là bán thành công vào phiên giao dịch ngày thứ 6, 16 tháng 7. Thời gian tiền được
chuyển vào tài khoản của Nhà đầu tư (theo quy định hiện hành)
A. Ngày 18/7
B. Ngày 19/7
C. Ngày 20/7
D. Ngày 21/7
Câu 5: Lệnh thị trường là lệnh
A. Mua, bán theo giá thị trường
B. Lưu giữ ở sổ bệnh đến khi mua bán được mới thôi
C. Lệnh đặt mua, bán chứng khoán ở một giá nhất định để thị trường chấp nhận
D. Tất cả các câu trên đều SAI.
Câu 6: Nhà đầu tư đặt lệnh mua bán chứng khoán tại
A. Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
B. Sở giao dịch chứng khoán.
C. Công ty chứng khoán

18
Bài Tập [FIN 403] 2020

D. Tất cả các câu trên đều ĐÚNG.


Câu 7: Trật tự ưu tiên lệnh theo phương thức khớp lệnh định kỳ là
A. Giá, thời gian, số lượng.
B. Thời gian, giá, số lượng.
C. Số lượng, thời gian, giá.
D. Thời gian, số lượng, giá.
Câu 8: Biên độ giao động cho phép trên thị trường chứng khoán Việt Nam
A. + - 7%
B. + - 10%
C. A và B
D. Tất cả các câu trên đều SAI.
Câu 9: Vào ngày giao dịch tại HNX, cổ phiếu KHA có giá tham chiếu là 45.700 đồng/cổ
phiếu; Xác định mức giá mà Nhà đầu tư đưa ra dưới đây là hợp lệ
A. 50.270 đồng
B. 50.200 đồng
C. 41.150 đồng
D. 41.130 đồng
Câu 10: Nhà đầu tư có quyền bán cổ phiếu niêm yết lô lẻ tại
A. Sở giao dịch chứng khoán.
B. Công ty chứng khoán.
C. Thị trường tự do.
D. Các Ngân hàng thương mại
Câu 11: Mục đích của lệnh ATO là
A. Tăng giá khớp lệnh
B. Tăng khối lượng giao dịch
C. Giảm giá khớp lệnh
D. Giảm khối lượng giao dịch
Câu 12: Sở giao dịch chứng khoán là
I. Thị trường giao dịch tập trung
II. Giao dịch chứng khoán niêm yết
III. Thị trường thương lượng
IV. Giao dịch chứng khoán đăng ký
A. I và II
B. I, II và III
C. II và III
D. I và IV
Câu 13: Công ty X phát hành cổ phiếu mới giá thực hiện theo quyền mua là 30 USD. Giá
tham chiếu của cổ phiếu đó sau đợt phát hành trên thị trường là 40 USD. Giá trị của một
quyền là 2 USD. Xác định số quyền cần có để mua một cổ phiếu mới.
A. 5 cổ phiếu
B. 3 cổ phiếu
C. 4 cổ phiếu
D. 6 cổ phiếu

19
Bài Tập [FIN 403] 2020

Câu 14: Cổ phiếu ABC đang giao dịch tại HSX, có giá tham chiếu tại ngày giao dịch là
21.000. Xác định số mức giá Nhà đầu tư có thể đặt tại ngày giao dịch này.
A. 38 mức giá
B. 39 mức giá
C. 40 mức giá
D. 41 mức giá
Câu 15: Cổ phiếu BBC đang giao dịch tại HNX, có giá tham chiếu tại ngày giao dịch là
21.000. Xác định số mức giá Nhà đầu tư có thể đặt tại ngày giao dịch này.
A. 42 mức giá
B. 43 mức giá
C. 44 mức giá
D. 45 mức giá
Câu 16: Giá cổ phiếu A trên bảng giao dịch điện tử của công ty chứng khoán có màu đỏ, điều
đó có nghĩa là
A. Biểu thị cổ phiếu A giảm giá
B. Biểu thị cổ phiếu A tăng giá
C. Biểu thị cổ phiếu A vẫn giữ nguyên giá.
D. Tất cả các câu trên đều SAI.
Câu 17: Công ty X phát hành thêm đợt cổ phiếu để tăng vốn với quyền mua dành cho cổ
đông hiện hữu là với 04 cổ phiếu hiện có thì cổ đông được mua thêm 01 cổ phiếu mới với giá
75 USD, giá tham chiếu của cổ phiếu X sau khi tăng vốn là 90 USD. Xác định giá quyền mua
cổ phiếu X.
A. 2.5 USD
B. 3 USD
C. 3.75 USD
D. 15 USD
Câu 18: Vào ngày giao dịch tại HSX, cổ phiếu AAA có giá tham chiếu là 45.700 đồng/cổ
phiếu; Xác định mức giá mà Nhà đầu tư đưa ra dưới đây là hợp lệ
A. 48.900 đồng
B. 42.501 đồng
C. 42.550 đồng
D. 41.500 đồng
Câu 19: Giao dịch theo phương thức khớp lệnh ở Việt Nam quy định đơn vị yết giá đối với
những cổ phiếu có mức giá dưới 50.000 đồng là
A. 40 đ
B. 20 đ
C. 30 đ
D. 50 đ
Câu 20: Quy trình giao dịch chứng khoán gồm có các bước như sau
I. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho
công ty chứng khoán
II. Nhà đầu tư mở tài khoản, đặt lệnh mua bán chứng khoán tại Công ty chứng khoán.
III. Công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch.

20
Bài Tập [FIN 403] 2020

IV. Nhà đầu tư nhận được chứng khoán hoặc tiền (nếu mua hoặc bán) trên tài khoản của
mình tại công ty chứng khoán sau 2 ngày làm việc kể từ ngày mua bán.
V. Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư
A. I, II, III, IV, V
B. I, III, V, II, IV
C. II, I, V, IV, III
D. II, III, I, V, IV

2. BÀI TOÁN
Bài 1:
Một Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đấu giá định kỳ để xác định giá mở cửa. Từ
8h30 đến 9h00 giờ, Sở đã nhận được lệnh giao dịch về cổ phiếu của Công ty H (bao gồm lệnh
Thị trường và lệnh giới hạn) như sau:
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
B1 4,000 Thị trường 2,000 A1
C1 12,500 19,300 8,500 B1
A1 8,000 19,200 16,000 A2
C2 14,500 19,100 9,500 C1
D1 9,000 19,000 10,000 D1
B2 16,500 18,900 6,000 E1
G1 7,000 18,800 - -
Yêu cầu:
1. Xác định giá mở cửa của cổ phiếu H?
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số Số Số Số
hiệu lượng lượng hiệu
 TL của cổ cổ của  TL  SLCP
mua lệnh phiếu phiếu lệnh bán GD
Thị
B1 4,000 2,000 A1
4,000 trường 4,000
12,50
C1 19,300 8,500 B1
16,500 0 52,000 16,500
24,500 A1 8,000 19,200 16,000 A2 43,500 24,500
14,50
C2 19,100 9,500 C1
39,000 0 27,500 27,500
48,000 D1 9,000 19,000 10,000 D1 18,000 18,000
16,50
B2 18,900 6,000 E1
64,500 0 8,000 8,000
71,500 G1 7,000 18,800 - - 2,000
Giá mở cửa là 19,100đ vì có số lượng CP giao dịch đạt nhiều nhất là 27,500

21
Bài Tập [FIN 403] 2020

2. Xác định số lượng cổ phiếu và các lệnh giao dịch được thực hiện?

Lệnh mua: B1 C1 A1 C2
SL 4,00 12,500 8,000 3,000
0
Lệnh bán: A1 E1 D1 C1
SL 2,00 6,000 10,000 9,500
0
Giá trị giao dịch = 27.500 * 19.100 = 525,250,000 đ
Biết rằng: Giá đóng cửa cổ phiếu H phiên giao dịch trước là 18.900 đ/cổ phiếu.
Bài 2:
Từ 8h30 đến 9h00, Sở giao dịch chứng khoán đã nhận được các lệnh giao dịch về cổ
phiếu của Công ty N (bao gồm lệnh Thị trường và lệnh giới hạn) như sau:

Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán


Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
C1 3,000 Thị trường - -
F1 18,000 25,400 8,000 A1
E1 15,500 25,300 9,000 D1
A1 18,500 25,200 11,000 E1
D2 14,000 25,100 15,400 F1
B1 9,000 25,000 10,000 A2
- - 24,900 8.600 C1
D1 6,500 24,800 12,500 H
C2 8,000 24,700 8,500 D2
Yêu cầu:
1. Hãy thực hiện đấu giá định kỳ và xác định giá mở cửa của cổ phiếu N?
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số
Số Số Số
hiệ
hiệu lượng lượng
u
của
của cổ cổ TL
TL lện SLCPG
lệnh phiếu phiếu bán
mua h D
Thị
C1 3,000 - -
3,000 trường 3,000
21,00 18,00 83,00
F1 25,400 8,000 A1
0 0 0 21,000
36,50 15,50 75,00
E1 25,300 9,000 D1
0 0 0 36,500
55,00 18,50 11,00 66,00
A1 25,200 E1
0 0 0 0 55,000

22
Bài Tập [FIN 403] 2020

69,00 14,00 15,40 55,00


D2 25,100 F1
0 0 0 0 55,000
78,00 10,00 39,60
B1 9,000 25,000 A2
0 0 0 39,600
78,00 29,60
- - 24,900 8,600 C1
0 0 29,600
84,50 12,50 21,00
D1 6,500 24,800 H
0 0 0 21,000
92,50
C2 8,000 24,700 8,500 D2
0 8,500 8,500
SL CP GD nhiều nhất là 55,000 CP đạt tại hai mức giá là 25,100đ và 25,200đ. Giá mở cửa
của phiên sẽ là 25,100đ vì mức giá này gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước là
24,900 đ/cp

2. Xác định số lượng cổ phiếu và các lệnh giao dịch được thực hiện?
Lệnh mua C1 F1 E1 A1 D2
18,00
SL 3,000 0 15,500 18,500 0
Lệnh bán D2 H C1 A2 F1
12,50
SL 8,500 0 8,600 10,000 15,400
Giá trị giao dịch = 25,100 * 55,000 = 1,380,500,000 đ
Biết rằng: Giá đóng cửa phiên giao dịch trước của cổ phiếu N là 24.900 đ/cổ phiếu
Bài 3:
Một Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đấu giá định kỳ để xác định giá mở cửa. Từ
8h30 đến 9h00, Sở nhận được các lệnh giao dịch về loại cổ phiếu X như sau:
Lệnh bán Giá (đ) Lệnh mua
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
B1 1,000 Thị trường - -
- - 17,000 500 A1
B2 800 17,100 1,200 A2
B3 1,000 17,200 700 A3
- - 17,300 - -
B4 600 17,400 1,600 A4
B5 1.100 17,500 500 A5
B6 700 17,600 700 A6
Yêu cầu:
1. Xác định giá mở cửa, các lệnh và khối lượng chứng khoán giao dịch được thực hiện của mỗi
lệnh?
Lệnh Lệnh
Giá (đ)
bán mua
Số Số Số
Số hiệu
lượng lượng hiệu

23
Bài Tập [FIN 403] 2020

của cổ cổ của TL SL CP
TL BÁN
lệnh phiếu phiếu lệnh MUA GD
Thị
1000 B1 1000 - - 1000
trường
1000 - - 17000 500 A1 5200 1000
1800 B2 800 17100 1200 A2 4700 1800
2800 B3 1000 17200 700 A3 3500 2800
2800 - - 17300 - - 2800 2800
3400 B4 600 17400 1600 A4 2800 2800
4500 B5 1,100 17500 500 A5 1200 1200
5200 B6 700 17600 700 A6 700 700
SL CP GD nhiều nhất là 2800 CP đạt tại ba mức giá là 17.200 đ, 17.300 đ và 17.400 đ. Giá
mở cửa của phiên sẽ là 17.200 dvì mức giá này gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch
trước là 17.100 đ/cp

2. Xác định giá trị giao dịch của cổ phiếu X tại phiên giao dịch trên?
LỆNH
A6 A5 A4 A3
BÁN
SL 700 500 1600 0
LỆNH
B1 B2 B3
MUA
SL 1000 800 1000
Giá trị giao dịch = 17,200 * 2,800 = 48,160,000 đ
Biết rằng: Giá đóng cửa phiên giao dịch trước của cổ phiếu X là 17.100 đ/cổ phiếu
Bài 4:
Một Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đấu giá định kỳ để xác định giá mở cửa. Từ
8h30 đến 9h00, Sở đã nhận được các lệnh giao dịch về cổ phiếu X (bao gồm lệnh Thị trường
và lệnh giới hạn) như sau:

Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán


Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
C1 300 Thị trường 900 A1
A3 1,000 26,000 2,000 D2
A2 700 25,000 300 C4
B1 1,600 24,000 600 B2
- - 23,000 700 A4
C3 1,000 22,000 900 D6
D1 300 21,000 1,200 A7
C2 1,200 20,000 600 B4
Yêu cầu:
1. Xác định giá mở cửa cổ phiếu X?
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán

24
Bài Tập [FIN 403] 2020

Số
Số Số Số
lượn
hiệu lượng hiệu
g

của cổ cổ của TL SLCP


TL MUA
lệnh phiếu phiếu lệnh BÁN GD

300 C1 300 Thị trường 900 A1 300


1,300 A3 1,000 26,000 2,000 D2 7,200 1,300
2,000 A2 700 25,000 300 C4 5,200 2,000
3,600 B1 1,600 24,000 600 B2 4,900 3,600
3,600 - - 23,000 700 A4 4,300 3,600
4,600 C3 1,000 22,000 900 D6 3,600 3,600
4,900 D1 300 21,000 1,200 A7 2,700 2,700
6,100 C2 1,200 20,000 600 B4 1,500 1,500
SL CP GD nhiều nhất là 3,600 CP đạt tại ba mức giá là 22,000 đ, 23,000 đ và 24,000 đ. Giá
mở cửa của phiên sẽ là 23,000 đ vì mức giá này trùng với mức giá đóng cửa của phiên giao
dịch trước.

2. Xác định lệnh mua, lệnh bán và khối lượng tương ứng được thực hiện?
LỆNH BÁN C1 A3 A2 B1
SL 300 1,000 700 1,600
LỆNH MUA A1 B4 A7 D6 A4
SL 900 600 1,200 900 0
Giá trị giao dịch = 23,000 * 3,600 = 82,800,000 đ

Biết rằng: Giá đóng cửa phiên giao dịch trước của cổ phiếu X là 23.000 đ/cổ phiếu
Bài 5:
Một Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đấu giá để xác định giá mở cửa. Từ 8h30 đến
9h00 ngày 1/1/N Sở đã nhận dược các lệnh giao dịch về cổ phiếu của Công ty M (bao gồm
lệnh Thị trường và lệnh giới hạn) như sau:
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
1 600 Thị trường 900 1
2 3,300 30,000 1,000 2
3 2,100 30,100 2,500 3
4 1,200 30,200 700 4
5 1,700 30,300 2,500 5
6 1,300 30,400 2,100 6
7 1,400 30,500 3,700 7
Yêu cầu:

25
Bài Tập [FIN 403] 2020

1. Xác định giá mở cửa của cổ phiếu M (giá đóng cửa cổ phiếu M của phiên giao dịch trước
là 30.100 đ/cổ phiếu)?
Lệnh
Giá (đ) Lệnh bán
mua
Số Số Số Số
hiệ lượn lượn hiệ
u g g u
củ củ
cổ cổ
TL a a TL SLCP
phiế phiế
MUA lện lện BÁN GD
u u
h h
Thị
1 600 900 1 900 900
trường
11,60 3,30 1,00 1,90
2 30,000 2 1900
0 0 0 0
2,10 2,50 4,40
8,300 3 30,100 3 4400
0 0 0
1,20 5,10
6,200 4 30,200 700 4 5100
0 0
1,70 2,50 7,60
5,000 5 30,300 5 5,000
0 0 0
1,30 2,10 9,70
3,300 6 30,400 6 3,300
0 0 0
1,40 3,70 13,4
2,000 7 30,500 7 2,000
0 0 00
SL CP GD nhiều nhất là 5,100 CP đạt tại mức giá 30,200 đ
2. Xác định số lượng cổ phiếu và các lệnh giao dịch được thực hiện?
LỆNH MUA 1 7 6 5 4
1,30
SL 600 1,400 1,700 100
0
LỆNH BÁN 1 2 3 4
2,50
SL 900 1,000 700
0
Giá trị giao dịch = 5,100 * 30,200 = 154,020,000 đ

3. Nhà đầu tư lúc 9h00 đã đặt lệnh bán 1.000 cổ phiếu M với lệnh giới hạn ở mức giá 30.000
đ/cổ phiếu (lệnh đã được nhập vào hệ thống giao dịch). Vậy nhà đầu tư A có thể bán được
cổ phiếu M hay không? Tại sao?
Có thể bán được. Vì mức giá giới hạn thấp hơn giá khớp lệnh nên có thể bán. Số tiền mà
M thu về sau khi bán là: 1.000 * 30,200 = 30,200,000 đ
Bài 6:
Một Sở giao dịch chứng khoán được đấu giá định kỳ để xác định giá mở cửa. Từ 8h30
đến 9h00 ngày 01/01/N, Sở nhận được các lệnh giao dịch về cổ phiếu của Công ty A (bao
gồm lệnh Thị trường và lệnh giới hạn) như sau:
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh

26
Bài Tập [FIN 403] 2020

A1 5,000 Thị trường 4,500 B2


A3 3,500 29,000 3,200 B4
A2 7,200 29,100 3,100 B6
A4 4,100 29,200 3,900 B1
A5 2,500 29,300 5,400 B3
A8 3,200 29,400 2,700 B5
A7 4,000 29,500 4,600 B8
Yêu cầu:
1. Xác định giá mở cửa của cổ phiếu A (biết rằng giá đóng cửa phiên giao dịch trước là
29.500 đ/cổ phiếu)?
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số Số Số
Số hiệu
lượng lượng hiệu
cổ của TL
của lệnh cổ phiếu SLCPGD
TL mua phiếu lệnh bán
A1 5,000 Thị trường 4,500 B2 4,500 4,500
29,500 A3 3,500 29,000 3,200 B4 7,700 7,700
26,000 A2 7,200 29,100 3,100 B6 10,800 10,800
18,800 A4 4,100 29,200 3,900 B1 14,700 14,700
14,700 A5 2,500 29,300 5,400 B3 20,100 14,700
12,200 A8 3,200 29,400 2,700 B5 22,800 12,200
9,000 A7 4,000 29,500 4,600 B8 27,400 9,000
SL CP GD nhiều nhất là 14,700 CP đạt tại hai mức giá là 29,200đ và 29,300đ. Giá mở cửa
của phiên sẽ là 29,300đ vì mức giá này gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước là
29,500 đ/cp.

2. Xác định các lệnh giao dịch thực hiện và không thực hiện?
Lệnh mua A1 A7 A8 A5
SL 5000 4000 3200 2500
Lệnh bán B2 B4 B6 B1 B3
SL 4500 3200 3100 3900 0

3. Tính tổng giá trị thị trường của phiên giao dịch trên?

Tổng Giá trị giao dịch = 14,700 * 29,300 = 430,710,000 đ

4. Trong các lệnh ở trên có lệnh giới hạn của Ông B, Ông B đặt mua, lệnh có số hiệu A8 với
giá đặt mua là 29.400 đ/cổ phiếu. Vậy, lệnh của Ông B có khả năng mua được hay không?
Nếu mua được thì Ông B cần phải trả bao nhiêu tiền cho người bán (không kể chi phí trả
cho Công ty chứng khoán)?
Ông B có thể mua được, vì giá ông B đưa ra cao hơn giá khớp lệnh nên lệnh mua sẽ được
thực hiện. Ông B phải trả cho người bán số tiền là: 3,200*14,700 = 93,760,000 đ
Bài 7:
Công ty cổ phần X có một số tình hình trong năm N như sau:

27
Bài Tập [FIN 403] 2020

a.Số CP đã phát hành:


-180.000 CP thường
-30.000 CP ưu đãi loại tích luỹ và không tham dự với mệnh giá 20.000đ/CP và cổ tức là
10%/năm.
b.Trong tháng 6 năm N, công ty đã thực hiện việc mua lại 40.000 CP thường và đã hoàn
thành việc thanh toán.
c.Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên năm N công ty còn khất lại cổ tức của cổ
đông ưu đãi.
d.Theo số liệu bảng CĐKT 31/12/N:
-Tổng giá trị tài sản: 5372 triệu
-Tổng nợ: 1352 triệu
B. Theo tài liệu của SGDCK về tình hình giao dịch cổ phiếu của công ty X phiên giao
dịch ngày 31/12/N như sau:
Từ 8h30 đến 9h00 ngày 01/01/N, Sở nhận được các lệnh giao dịch về cổ phiếu của
Công ty X (bao gồm lệnh Thị trường và lệnh giới hạn) như sau:
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
A1 1,000 Thị trường 1,500 B2
- - 20,300 2,000 B4
A2 5000 20,200 3,500 B6
A4 3500 20,100 4,000 B1
A5 5500 20,000 - -
A8 3000 19,900 6,000 B5
A9 9000 19,800 8500 B7
- - 19,700 8000 B9
A7 6000 19,600 - B8
YÊU CẦU:
1.Trong phiên giao dịch ngày 31/12/N vào 8h30 phút, ông A đặt lệnh mua 3000 CP của
công ty X với lệnh giới hạn là 20.000đ/CP. Lệnh đã được nhập vào hệ thống giao dịch.
Vậy ông A có khả năng mua được CP hay không?Nếu mua được ông A sẽ trả bao nhiêu
tiền?
Lệnh
Giá (đ) Lệnh bán
mua
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
TL MUA của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh TL BÁN SL CP GD
1,000 A1 1,000 Thị trường 1,500 B2 1,000
1,000 - - 20,300 2,000 B4 33,500 1,000
6,000 A2 5,000 20,200 3,500 B6 31,500 6,000
9,500 A4 3,500 20,100 4,000 B1 28,000 9,500
15,000 A5 5,500 20,000 - - 24,000 15,000
18,000 A8 3,000 19,900 6,000 B5 24,000 18,000
27,000 A9 9,000 19,800 8,500 B7 18,000 18,000
27,000 - - 19,700 8,000 B9 9,500 9,500

28
Bài Tập [FIN 403] 2020

33,000 A7 6,000 19,600 - B8 1,500 1,500


SL CP GD nhiều nhất là 18,000 CP đạt tại hai mức giá là 19,800đ và 19,900đ. Giá mở cửa
của phiên sẽ là 19,900đ vì mức giá này gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước là
20,000 đ/cp.
Ông A có thể mua được vì giá giới hạn ông đưa ra là 20.000đ, giá khớp lệnh là 19,900đ.
Vì thế ông A sẽ mua được với giá là 19,900đ. Số tiền ông A phải bỏ ra để sở hữu 3000 CP
là: 19,900 * 3000 = 59,700,000 đ
2.Xác định số lượng CP và các lệnh giao dịch được thực hiện
Lệnh mua A1 A2 A4 A5 A8
SL 1,000 5,000 3,500 5,500 3,000
Lệnh bán B2 B9 B7 B5
SL 1,500 8,000 8,500 -
Tổng Giá trị giao dịch = 19,900 * 18,000 = 358,200,000 đ

3.Xác định giá trị sổ sách 1 cổ phiếu thường của công ty ngày 31/12/N
- SL CP thường lưu hành = 180.000 – 40.000 = 140.000 CP
- Vốn CPUD = 30.000 * 20.000 = 600.000.000 đ
- Cổ tức CPUD = 600.000.000 * 10% = 60.000.000đ
- VCSH = 5372 – 1352 = 4020
4020−600
Thư giá = = 24.428 đ/cp
140.000
Biết:
-Giá đóng cửa của phiên giao dịch trước là 20.000 đ/CP
--------/--------

29
Bài Tập [FIN 403] 2020

CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Thặng dư vốn (capital surplus) trong phần vốn cổ đông trên bảng cân đối kế toán được
phát sinh do:
A. Có chênh lệch giá giữa giá bán cổ phiếu (khi phát hành) và mệnh giá.
B.  Là phần lợi nhuận giữ lại sau khi chia cổ tức cho cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.
C.  A và B đều ĐÚNG.
D.   A và B đều SAI.
Câu 2: Công ty HAR có 6 triệu cố phiếu phổ thông đang lưu hành. Thu nhập sau thuế của
công ty hiện là 2.000.000 $. Công ty quyết định phân ngược chứng khoán 3 thành 1. EPS mới
của công ty là:
A.   1$
B.   0,17$
C.   1,33$
D.   0,1$
Câu 3: Câu nào sau đây mô tả đúng về rủi ro hệ thống.
A.   Không thể phân tán khi đa dạng hóa.
B.   Được đo bằng hệ số beta
C.   A và B đều ĐÚNG.
D.   A và B đều SAI.
Câu 4: Một công ty có cổ phiếu đang được bán với giá 40$/cổ phiếu. Nếu tất cả các trái chủ
của công ty đều chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thì
A.   EPS sẽ tăng.
B.   EPS sẽ giảm.
C.   EPS  không đổi.
D.   EPS không đổi còn  P/E thì giảm.
Câu 5: Tình huống nào sau đây sẽ làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
A.  Tăng thu nhập sau thuế.
B.  Trả cổ tức bằng tiền mặt
C.  Chia tách cổ phiếu.
D.  A và C đều ĐÚNG.
Câu 6: Khoản mục nào sau đây không bị ảnh hưởng bởi việc phát hành thêm cổ phiếu.
A.  Vốn chủ sở hữu.
B.  Tổng tài sản.
C.  Nợ dài hạn.
D.  Tài sản cố định.
Câu 7: Khi công ty công bố trả cố tức bằng tiền mặt thì:
I. Tài sản ngắn hạn giảm;
II. Nợ ngắn hạn giảm;
III. Nợ ngắn hạn tăng;
IV. Vốn cố đông giảm.    
A. I và IV.

30
Bài Tập [FIN 403] 2020

B. I và III.
C. II và IV.
D.  III và IV.
Câu 8: Chỉ tiêu nào sau đây sẽ được nhà phân tích sử dụng để kiểm tra cơ cấu vốn của một
doanh nghiệp.
A.  Tỷ số tài chính lưu động.
B.  Chỉ số tài sản nhạy cảm.
C.  Tỷ số P/E.
D.  Tỷ số nợ trên vốn cổ đông.
Câu 9: Nhà đầu tư có thể tìm thấy tất cả các thông tin sau trên bảng cân đối kế toán, trừ.
A.   Tổng tài sản của công ty.
B.   Vốn chủ sở hữu.
C.   Tiền mặt.
D.   Chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Câu 10: Nhà đầu tư M vừa bán 100 cổ phiếu XYZ với giá 40$/cổ phiếu. Nhà đầu tư này mua
lô cổ phiếu đó 1 năm trước với giá 20$/cổ phiếu, năm vừa qua ông ta có nhận cổ tức với mức
2 USD/cổ phiếu. Vậy thu nhập trước thuế của nhầ đầu tư M từ 100 cổ phiếu XYZ là
A.   1.000 $
B.   1.200 $
C.   2.200 $
D.   Không xác định được.
Câu 11: Các chỉ tiêu nào sau đây KHÔNG phải là chỉ tiêu của phân tích cơ bản
A. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty
B. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty
C. Tỷ số P/E
D. Chỉ số giá của thị trường chứng khoán
Câu 12: Công ty BBA có 1.000.000 cố phiếu đang lưu hành và tuyên bố trả cố tức là 30%
bằng chứng khoán. Một nhà đầu tư hiện đang sở hữu 1000 cổ phần của công ty này. Vậy nhà
đầu tư này có thể nhận cổ tức bằng chứng khoán là bao nhiêu cổ phần mới.
A.   200
B.   290
C.   1000
D.   300
Câu 13: Cổ phiếu phổ thông của công ty SSC có thị giá hiện hành là 30$ và cố tức một năm
là 3$. Như vậy một nhà đầu tư đang sở hữu 2000 cổ phiếu của công ty này có tỉ lệ lãi cổ phần
hiện hành là bao nhiêu?
A.   10%
B.   15%
C.   0,15%
D.   20%
Câu 14: Khoản mục nào sau đây không bị ảnh hưởng của việc phát hành trái phiếu.
A.  Tổng tài sản.
B.  Tài sản ngắn hạn.
C.  Tổng nợ.

31
Bài Tập [FIN 403] 2020

D.  Vốn cổ đông.
Câu 15: Giao dịch của một công ty đưa đến kết quả là tổng tài sản của công ty vẫn duy trì ổn
định nhưng vốn cổ đông giảm. Câu nào sau đây ĐÚNG.
A.  Tổng nợ tăng.
B.  Tổng chi phí tăng.
C.  Nợ ngắn hạn giảm.
D.  Tài sản cố định tăng.
Câu 16: Một công ty có lợi nhuận gia tăng, giữ cố định ở mức chỉ trả cố tức. Nếu chỉ tính đến
điều này thì bảng cân đối kế toán của công ty sẽ phản ánh.
A.   Tài sản ngắn hạn giảm.
B.   Vốn cổ đông giảm.
C.   Lợi nhuận giữ lại giảm.
D.   Vốn cổ đông tăng.
Câu 17: Trong hoàn cảnh nào sau đây thì vốn chủ sở hữu sẽ giảm theo tỷ lệ phần trăm.
A.   Cổ tức trả bằng cổ phiếu.
B.   Phân chia chứng khoán.
C.   Trái phiếu khả hoán được chuyển đối thành cổ phiếu phổ thông.
D.   Phát hành trái phiếu.
Câu 18: Chỉ số nào sau đây sẽ được nhà phân tích sử dụng để dự đoán triển vọng của Công ty
A. Chỉ số vòng quay vốn tài sản
B. Chỉ số thanh toán nhanh
C. Chỉ số giá trên thu nhập
D. Chỉ số nợ trên vốn cổ phần
Câu 19: Thông số nào sau đây chỉ dẫn nghịch chiều (contrary indicator).
A.   Giao dịch lô lẻ.
B.   Tỷ số P/E
C.   Bán khống.
D.   A và C là ĐÚNG.
Câu 20: Câu nào trong những câu sau là ĐÚNG:
I. Doanh thu có xu hướng làm tăng vốn chủ sở hữu
II. Doanh thu không làm thay đổi tổng tài sản
III. Cơ bản chi phí được xem như là những khoản nợ
IV. Chi phí có xu hướng làm giảm vốn chủ sở hữu
A. Chỉ có I
B. Chỉ có III
C. I & IV
D. II & III
2. BÀI TOÁN
Bài 1:
A. Công ty cổ phần X có một số tình hình trong năm N như sau:
1. Số cổ phiếu đã phát hành:
- 180.000 cổ phiếu thường với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu.
- 30.000 cổ phiếu ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với mệnh giá là 20.000 đ/cổ
phiếu và cổ tức là 10%/năm.

32
Bài Tập [FIN 403] 2020

2. Trong tháng 6 năm N, Công ty đã thực hiện việc mua lại 40.000 cổ phiếu thường và đã
hoàn thành việc thanh toán.
3. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên năm N, Công ty còn khất lại cổ tức của cổ
đông ưu đãi.
4. Theo số liệu Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N của Công ty:
- Tổng giá trị tài sản: 5.372 triệu đồng
- Tổng nợ: 1.352 triệu đồng
B. Theo tài liệu của Sở giao dịch chứng khoán về tình hình giao dịch cổ phiếu của Công ty X
phiên giao dịch ngày 31/12/N như sau:
Từ 8h30 giờ đến 9h00, Sở đã nhận được các lệnh giao dịch (bao gồm lệnh ATO và
lệnh giới hạn):
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh
1 1,000 Thị trường 1,500 4
- - 20,300 2,000 7
7 5,000 20,200 3,500 1
4 3,500 20,100 4,000 2
5 5,500 20,000 - -
2 3,000 19,900 6,000 3
6 9,000 19,800 8,500 5
- - 19,700 8,000 6
3 6,000 19,600 - -
Yêu cầu:
1. Trong phiên giao dịch ngày 31/12/N, vào 8 giờ 30 phút, ông A đã đặt một lệnh mua 3.000
cổ phiếu của Công ty X với lệnh giới hạn là 20.000 đ/cổ phiếu. Lệnh đã được nhập vào hệ
thống giao dịch. Vậy Ông A có khả năng mua được cổ phiếu hay không? Vì sao?
Lệnh mua Giá (đ) Lệnh bán
Số hiệu Số lượng Số lượng Số hiệu
TL mua của lệnh cổ phiếu cổ phiếu của lệnh TL bán
1,000 1 1,000 Thị trường 1,500 4 1,000
1,000 - - 20,300 2,000 7 33,500 1,000
6,000 7 5,000 20,200 3,500 1 31,500 6,000
9,500 4 3,500 20,100 4,000 2 28,000 9,500
15,000 5 5,500 20,000 - - 24,000 15,000
18,000 2 3,000 19,900 6,000 3 24,000 18,000
27,000 6 9,000 19,800 8,500 5 18,000 18,000
27,000 - - 19,700 8,000 6 9,500 9,500
33,000 3 6,000 19,600 - - 1,500 1,500
SL CP GD nhiều nhất là 18,000 CP đạt tại hai mức giá là 19,800đ và 19,900đ. Giá mở cửa
của phiên sẽ là 19,900đ vì mức giá này gần với mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước là
20,000 đ/cp.
Ông A sẽ mua được 3000 CP với giá là 19,900 đ. Vì giá giới hạn mà ông đưa ra phù với
với nguyên tắc khi xác định các lệnh, mọi lên mua có giá cao hơn giá yết đều được thực
hiện. Ông A sẽ mua được với tổng số tiền là: 19,000 * 3000 = 59,700,000 đ
33
Bài Tập [FIN 403] 2020

2. Xác định số lượng cổ phiếu và các lệnh phiếu giao dịch được thực hiện?
Lệnh
1 7 4 5 2
mua
SL 1,000 5,000 3,500 5,500 3,000
Lệnh
4 6 5 3
bán
SL 1,500 8,000 8,500 0
Tổng giá trị GD = 19,900 * 18,000 = 358,200,000 đ
3. Xác định giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty ngày 31/12/N?

Biết rằng:
- Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đấu giá định kỳ một lần để xác định giá mở cửa.
- Giá đóng cửa phiên giao dịch trước của cổ phiếu X là 20.000 đ/cổ phiếu.
Bài 2: (25)
Một Công ty cổ phần XYZ có tình hình như sau:
1. Tình hình đăng ký và phát hành cổ phiếu:
- Cổ phiếu thường:
+ Số cổ phiếu được phép phát hành: 1.000.000 cổ phiếu
+ Số cổ phiếu đã phát hành: 500.000 cổ phiếu
- Cổ phiếu ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với mệnh giá 20.000 đ/cổ phiếu và cổ tức
10%/năm.
+ Số cổ phiếu được phép phát hành: 100.000 cổ phiếu
+ Số cổ phiếu đã phát hành: 25.000 cổ phiếu
2. Tháng 2 năm N Công ty đã quyết định mua lại 75.000 cổ phiếu thường và đã hoàn thành
việc thanh toán.
3. Công ty quyết định dành 1.000 triệu đồng lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông
trong năm N.
4. Tháng 10 năm N Công ty thực hiện bán 50.000 cổ phiếu thường quỹ và số tiền này được
dùng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Hãy xác định: Cổ tức trả cho mỗi cổ phần thường năm N của Công ty?
- SLCP thường lưu hành trước = 500.000 – 75.000 = 425.000 CP
- VỐn CPUD = 25.000 * 20.000 = 500.000.000 đ
- Cổ tức CPUD = 50.000.000 đ
- LNST dùng để trả cho Cổ đông thường là : 1.000 – 50 = 950 trđ
- SLCP thường lưu hành sau bán = 425.000 + 50.000 = 475.000 CP
- DPS = 950/475.000 = 2.000 đ/CP
Bài 3(26)
Công ty cổ phần Hải Ngân có tình hình như sau:
1. Cổ phiếu đã phát hành:
a) Cổ phiếu ưu đãi (loại tích lũy và không tham dự): 22.500 cổ phiếu với mệnh giá
20.000 đ/cổ phiếu và cổ tức 10% năm.
b) Cổ phiếu thường: 55.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu.
2. Trong tháng 2 vừa qua, Công ty đã hoàn thành việc mua lại 5.000 cổ phiếu thường.
3. Theo Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: lợi nhuận trước thuế của Công ty năm N là
250.000.000 đồng.

34
Bài Tập [FIN 403] 2020

4. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32%.
5. Ngày 31 tháng 12 năm N, Hội đồng quản trị Công ty đã công bố trả lợi tức cổ phần với hệ
số chi trả cổ tức là 0.6.
6. Giá đóng cửa cổ phiếu của Công ty cuối ngày 31 tháng 12 năm N là 27.000 đ/cổ phiếu
Hãy xác định:
- SL CP thường đang lưu hành = 55.000 – 5.000 = 50.000
- LNST = 250*(1-32%) = 170 trđ
- Vốn CPUD = 22.500 * 20.000 = 450 trđ
- Cổ tức CPUD = 45 trđ
1. Thu nhập 01 cổ phần thường (EPS) của Công ty năm N?
LNST −cổ tức CDUD 170−45
EPS = = =¿2500 đ/CP
SLCP thường đang lưu hành 50.000
2. Cổ tức 01 cổ phần thường của Công ty?
LNST −cổ tức CDUD−TN gữ lại
DPS =
SLCP thường đanglưu hành
- LNST sau khi trả cổ tức cho CDUD là: 170 – 45 = 125 trđ
- LNST dung để trả cổ tức cho CD thường là: 125*0.6 = 75 trđ
75.000.000
- DPS =
50.000
= 1500 đ/CP
3. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư 01 cổ phiếu của Cg ty?
Tỷ suất LN đầu tư trên 1 CP của công ty là: DPS/giá = 1500/27.000 =5.56%
4. Hệ số giá trên thu nhập?
giá
P/E = PER =
EPS
= 27.000
2500
= 10.8
Biết rằng:
- Chi phí kinh doanh của Công ty trong năm đều hợp lý, hợp lệ.
- Các năm trước Công ty đã trả đủ cổ tức cho các cổ đông
Bài 4(28)
Công ty X có tình hình như sau:
1. Tình hình đăng ký và phát hành cổ phiếu:
a) Cổ phiếu thường:
- Số cổ phiếu được phép phát hành: 250.000 cổ phiếu
- Số cổ phiếu đã phát hành: 150.000 cổ phiếu
b) Cổ phiếu ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu và cổ
tức 10%/năm:
- Số cổ phiếu được phép phát hành: 50.000 cổ phiếu
- Số cổ phiếu đã phát hành: 20.000 cổ phiếu
2. Năm N Công ty đạt được số lợi nhuận trước thuế là 570 triệu đồng.
3. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 22%.
4. Ngày 1/1/N+1, Hội đồng quản trị Công ty công bố hệ số chi trả cổ tức cho cổ đông thường
năm N là 0.6.
5. Giá đóng cửa cổ phiếu của Công ty phiên giao dịch ngày 31/12/N là 31.800 đ/cổ phiếu
Yêu cầu:
- SL CP thường đang lưu hành = 150.000 CP

35
Bài Tập [FIN 403] 2020

1.Tính cổ tức cho mỗi cổ phần thường của Công ty năm N?


2.Ông A hiện đang nắm giữ 2000 CP thường của công ty, ông ta dự tính đầu năm (N+1) sẽ
bán cổ phiếu này. Vậy ông A có thể bán được với giá bao nhiêu?
Biết rằng:
- Những năm trước Công ty thanh toán đầy đủ cổ tức cho cổ đông ưu đãi.
- Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 12%
- Theo chiến lược phân chia lợi tức cổ phần của công ty từ năm (N+1), công ty duy trì ổn định
mức tăng cổ tức hàng năm là 8%.

Bài 5(33)
Công ty cổ phần Kim Lê có tình hình như sau:
1. Công ty đã phát hành 2 loại cổ phiếu:
- 400.000 cổ phiếu thường với mệnh giá là 10.000 đ/cổ phiếu.
- 100.000 cổ phiếu ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với mệnh giá 10.000 đ/cổ
phiếu với cổ tức là 12%/năm.
2. Trong năm Công ty đạt được lợi nhuận trước thuế là 1.250 triệu đồng.
3. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 32%.
4. Công ty dự tính số lợi nhuận dành trả lợi tức cổ phần cho cổ đông thường trong năm là
438 triệu đồng.
5. Gía cổ phiếu của Công ty trên thị trường là 25.550 đ/cổ phiếu.
Hãy xác định:
1. Hệ số giá trên thu nhập (PER)?
2. Hệ số chi trả cổ tức của Công ty?
3. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư 01 cổ phiếu của Công ty? (Tỷ suất lợi tức cổ phần)
Biết rằng:
- Chi phí kinh doanh của Công ty trong năm đều hợp lý, hợp lệ.
- Công ty đã trả đủ cổ tức cho các cổ đông ưu đãi ở các năm trước.
Bài 6 (36)
Một Công ty cổ phần có tình hình trong năm N như sau:
1. Công ty đã phát hành hai loại cổ phiếu:
- 150.000 cổ phiếu thường với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu
- 10.000 cổ phiếu ưu đãi (loại tích lũy và không tham dự) với mệnh giá 20.000 đ/cổ
phiếu và cổ tức 10%/năm.
2. Ngày 20/2/N, Công ty đã hoàn thành việc mua lại 20.000 cổ phiếu thường.
3. Lợi nhuận trước thuế Công ty đạt được trong năm N là 525 triệu đồng.
4. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32%.
5. Giá đóng của cổ phiếu của Công ty cuối ngày 31/12/N là 22.200 đ/cổ phiếu
Hãy xác định:
1. Hệ số chi trả cổ tức của Công ty năm N?
2. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư 01 cổ phiếu của Công ty?
3. Hệ số giá trên thu nhập (PER)? Hệ số này có ý nghĩa gì?
Biết rằng:
- Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty năm N là hợp lý, hợp lệ
- Công ty đã hoàn thành chi trả cổ tức cho các cổ đông ưu đãi

36
Bài Tập [FIN 403] 2020

- Hội đồng quản trị Công ty đã công bố chi trả cổ tức cho các cổ đông thường năm N với
mức bằng 12% mệnh giá cổ phiếu
Bài 7(37)
Một công ty cổ phần có tình hình trong năm N như sau:
1. Tình hình phát hành cổ phiếu:
a) Cổ phiếu thường: cổ phiếu đã phát hành (tính đến ngày 31/12/N): 1.700.000 cổ phiếu
với mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu.
b) Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự với cổ tức 10%/năm; số cổ phiếu đã phát
hành: 100.000 cổ phiếu với mệnh giá 20.000 đ/cổ phiếu
2. Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/N:
Đơn vị tính: triệu đồng
Số cuối Số cuối
Tài sản Nguồn vốn
kỳ kỳ
A.Tài sản ngắn hạn 15,400 A.Nợ phải trả 12,000
I/ Tiền và các khoản tương đương
tiền 7,500 I/ Nợ ngắn hạn 3,000
II/ Đầu tư tài chính ngắn hạn 4,200 II/ Nợ dài hạn 9,000
III/ Các khoản phải thu ngắn hạn 3,700 B.Vốn chủ sở hữu 29,600
B.Tài sản dài hạn 26,200 I.Vốn chủ sở hữu 29,600
I/ Tài sản cố định - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 19,000
- Nguyên giá TSCĐ 40,000 - Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 1,000
- Hao mòn lũy kế TSCĐ 13,800 - Lợi nhuận chưa phân phối 9,600
Tổng cộng: 41,600 Tổng cộng: 41,600
3. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế của Công ty năm N là
8.640 triệu đồng, Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32%.
4. Giá đóng cửa cổ phiếu thường của Công ty giao dịch ngày 31/12/N là 32.400 đ/cổ phiếu.
5. Ngày 15/12/N, Công ty quyết định dành 2.750 triệu đồng lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức
cho cổ đông (bao gồm cả cổ đông thường và cổ đông ưu đãi)
Yêu cầu:
1. Tính giá trị sổ sách 01 cổ phiếu thường của Công ty vào ngày 01/01/N+1?
2. Trong năm N, nếu Công ty quyết định trả cổ tức cho cổ đông thường bằng cổ phiếu với tỷ
lệ cổ phiếu trả bằng 10% số cổ phiếu đang lưu hành thì giá trị sổ sách của 01 cổ phiếu
thường năm N thay đổi như thế nào?
3. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư 01 cổ phiếu của Công ty? (trường hợp trả cổ tức bằng tiền)?
4. Tính hệ số giá trên thu nhập (PER)?
Biết rằng: Những năm trước Công ty đã thanh toán đầy đủ cổ tức cho cổ đông ưu đãi.
Bài 8(38)
Một Công ty cổ phần có tình hình như sau:
1. Tình hình đăng ký và phát hành cổ phiếu:
a) Cổ phiếu thường:
- Số được phép phát hành: 1.200.000 cổ phiếu
- Số đã phát hành: 1.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 25.000 đ/cổ phiếu
b) Cổ phiếu ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với cổ tức 10%/năm:

37
Bài Tập [FIN 403] 2020

- Số được phép phát hành: 400.000 cổ phiếu


- Số đã phát hành: 200.000 cổ phiếu với mệnh giá 15.000 đ/cổ phiếu
2. Công ty đã phát hành 8.000 trái phiếu với mệnh giá 100.000 đ/trái phiếu, lãi suất là
9%/năm, mỗi năm trả lãi một lần vào cuối năm với thời hạn 06 năm và đã lưu hành được
02 năm.
3. Trong tháng 6 năm N, Công ty đã quyết định mua lại 50.000 cổ phiếu thường và đã hoàn
thành việc thanh toán.
4. Theo Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: lợi nhuận trước khi trả lãi và thuế của Công ty
năm N là 1.272 triệu đồng, Thu nhập giữ lại là 450 triệu
5. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32%
Hãy xác định:
1. Hệ số thanh toán lãi trái phiếu?
2. Hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi?
Biết rằng: Công ty vay nợ dài hạn ngân hàng là không đáng kể.
Bài 9(42)
Công ty cổ phần Đại Đồng có các tài liệu sau:
1. Tình hình đăng ký và phát hành cổ phiếu:
a) Cổ phiếu thường:
- Số được phép phát hành: 150.000 cổ phiếu
- Số đã phát hành: 80.000 cổ phiếu
b) Cổ phiếu ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với cổ tức 10%/năm:
- Số được phép phát hành: 20.000 cổ phiếu
- Số đã phát hành: 9.000 cổ phiếu với mệnh giá 20.000 đ/cổ phiếu
2. Công ty đã phát hành cách đây 03 năm: 4.000 trái phiếu loại chuyển đổi sang cổ phiếu
thường với mệnh giá 100.000 đ/trái phiếu, lãi suất danh nghĩa 9%/năm, tỷ lệ chuyển đổi:
01 trái phiếu thành 05 cổ phiếu thường và đã hoàn thành việc chuyển đổi vào đầu tháng 01
năm N.
3. Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm N thì tổng lợi nhuận trước thuế
TNDN là 1.240 triệu đồng.
4. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%.
5. Ngày 31/12/N, Hội đồng quản trị Công ty công bố trả lợi tức cổ phần cho cổ đông thường
với hệ số chi trả cổ tức là 0.5.
6. Giá đóng cửa cổ phiếu thường của Công ty phiên giao dịch ngày 31/12/N là 41.260 đ/cổ
phiếu.
Yêu cầu:
1. Xác định thu nhập 01 cổ phiếu thường năm N giảm bớt do chuyển đổi trái phiếu sang cổ
phiếu thường?
2. Tính hệ số giá trên thu nhập (PER) năm N?
3. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư 01 cổ phiếu của Công ty?
Biết rằng: Chi phí kinh doanh trong năm N của Công ty đều hợp lý, hợp lệ và trả lãi vay ngân
hàng không đáng kể.
--------/--------

38
Bài Tập [FIN 403] 2020

CHƯƠNG 6
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ QUỸ ĐẦU TƯ

1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đầu tư qua các quỹ đầu tư chứng khoán có lợi thế sau.
A.   Nhà đầu tư nhỏ cũng có thể đầu tư vào một danh mục đa dạng.
B.   Ít rủi ro hơn đầu tư riêng lẻ.
C.   Có thể có xác suất thành công cao hơn.
D.   Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 2: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực
hiện
A. Các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán.
B. Nhận mua một phần hay toàn bó chứng khoán của tổ chức phát hành.
C. Tổ chức phân phối chứng khoán.
D. Tất cả các việc trên.
Câu 3: Sự tách biệt giữa phòng môi giới và phòng tự doanh của công ty chứng khoán sẽ làm
cho:
A. Tăng chi phí giao dịch
B. Tăng chi phí nghiên cứu
C. Gây khó khăn cho công ty trong công việc
D. Khách hàng yên tâm và tin tưởng vào công ty
Câu 4: Đại diện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán
A. Là người được thành viên của Sở giao dịch chứng khoán cử làm đại diện
B. Là công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phép hoạt động
C. Là công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch chứng khoán
D. Tất cả các câu trên là ĐÚNG.
Câu 5: Môi giới chứng khoán là một nghiệp vụ, trong đó Công ty chứng khoán đại diện cho
khách hàng tiến hành giao dịch chứng khoán thông qua
A. Cơ chế giao dịch tại HSX và HNX hoặc thị trường Upcom, trong đó các sàn giao dịch
cùng chia sẻ trách nhiệm về kết quả kinh tế của giao dịch đó với khách hàng.
B. Cơ chế giao dịch tại HSX và HNX, trong đó khách hàng chịu trách nhiệm về kết quả kinh
tế của giao dịch đó;
C. Cơ chế giao dịch tại thị trường Upcom, trong đó khách hàng chịu trách nhiệm về kết quả
kinh tế của giao dịch đó;
D. B và C
Câu 6: Căn cứ vào đặc điểm và tính chất, Công ty chứng khoán là
I. Công ty chuyên doanh
II. Công ty đa năng
III. Công ty đa năng toàn phần
IV. Công ty đa năng một phần
A. Chỉ có I
B. II & III
C. I & IV
D. I, II, III và IV

39
Bài Tập [FIN 403] 2020

Câu 7: Công ty chứng khoán bao gồm các nghiệp vụ sau


I. Môi giới
II. Tự doanh
III. Bảo lãnh phát hành
IV. Tư vấn đầu tư
A. I và II
B. I, II và III
C. II, III và IV
D. I, II, III và IV
Câu 8: Tổ chức nào sau đây có thể là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán
A. Công ty chứng khoán
B. Công ty quản lý quỹ
C. Quỹ đầu tư chứng khoán
D. Ngân hàng đầu tư
Câu 9: Tự doanh chứng khoán là việc
A. Công ty chứng khoán mua bán chứng khoán cho khách hàng
B. Công ty chứng khoán mua bán chứng khoán cho chính mình
C. Công ty chứng khoán quản lý vốn của khách hàng qua việc và nắm giữ chứng khoán vì
quyền lợi khách hàng.
D. Tất cả các việc trên.
Câu 10: Điều kiện để nhân viên Công ty chứng khoán được cấp chứng chỉ hành nghề kinh
doanh chứng khoán là
A. Có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp.
B. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
C. Đủ tiêu chuẩn trình đô ̣ chuyên môn
D. Tất cả các điều kiện trên

------/-------
CTCP X có các tài liệu năm N sau:
1. Tình hình đăng ký và phát hành CP:
a) CP thường:
- SL được phép phát hành: 950.000 CP
- SL đã phát hành: 800.000 CP
b) Số CP ưu đãi loại tích lũy và không tham dự với cổ tức 10%/năm
- Số được phép phát hành: 50.000 CP
- Số đã phát hành 30.000 CP với mệnh giá 20.000 đ/CP
- CTy đã phát hành cách đây 3 n

40
Bài Tập [FIN 403] 2020

1. C 15. A 4) C 12. D
2. D 16. C 5) A 13. A
3. A 17. B 6) C 14. D
4. B 18. C 7) D 15. A
5. B 19. . 8) C 16. D
9) D
6. C 20. D 17. C
10) C
7. D 18. C
8. C 1) A 19. .
2) D 1. A
9. C 2. D 20. .
10. D 3) B
4) C 3. D
11. D 1) A
5) D 4. . 2) B
12. A 5. A
6) C 3) A
13. C 7) B 6. C
14. B 4) .
8) D 7. A 5) .
15. B 9) C 8. A 6) B
16. A 10) A 9. . 7) D
17. B 11) C 10. B
18. C 12) D 11. B 1. D
19. D 13) .
12. B 2. D
20. A 14) .
13. C 3. D
15) .
16) . 14. . 4. A
1) A
17) . 15. . 5. .
2) A
3) C 16. A 6. .
4) C 1. A 17. B 7. D
5) . 2. A 18. A 8. .
6) A 3. C 19. . 9. .
7) D 4. D 20. D 10. .
8) B 5. C
9) B 6. A 1) D 1) B
10) B 2) A 2) C
7. C
11) A 3) C 3) D
8. B 4) A
12) B 4) A
9. D 5) A 5) C
1. D 10. A 6) . 6) C
2. D 11. C 7) B
3. . 12. D 7)
4. C 13. B 1. A
5. B 14. D 2. A
6. D 15. D 3. .
7. AC 16. D 4. B
8. D 17. . 5. A
9. C 18. B 6. .
10. D 19. A 7. A
11. AB 20. D 8. D
12. D 9. D
1) A 10. C
13. C 2) BC
14. A 11. D
3) C

41

You might also like