You are on page 1of 11

lOMoARcPSD|14546698

UEH TGM Quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)
lOMoARcPSD|14546698

BÀI TIàU LUÀN H¾T MÔN - MÔN QUÀN TRỊ CHI¾N L¯þC

8.5/10
SĀ KHÁC BIÞT VÀ MÞI QUAN HÞ GIþA

<CHI¾N L¯þC PHÁT TRIàN= VÀ <CHI¾N L¯þC C¾NH TRANH=

CỦA DOANH NGHIÞP

1. C¡ sở lý thuy¿t
1.1. Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực
trong những thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi
thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
- Ba vấn đề cơ bản của chiến lược là: Nguồn lực - Lợi thế cạnh tranh - Phát
triển, tạo ra vòng xoay <Càng giàu - Càng có=
- Điểm cốt lõi của chiến lược là tìm ra con đường tối ưu để đạt được mục tiêu
kinh doanh.
- Cơ sở chính của chiến lược là khai thác nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh trong
những ràng buộc về môi trường cạnh tranh và nguồn lực.
- Vai trò của chiến lược kinh doanh:
+ Định hướng con đường phát triển của doanh nghiệp.
+ Tạo sự thống nhất trong hành động của doanh nghiệp.
+ Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
+ Đối phó và thích nghi nhanh với những biến đổi của môi trường cạnh
tranh.

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

1.2. Quản trị chiến lược


- Quản trị chiến lược là quá trình liên kết bên trong và bên ngoài, thực hiện
Nghiên cứu đánh giá môi trường hiện tại và tương lai, Hoạch định mục tiêu
phát triển tổ chức, Đề ra, thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm đạt được
những mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai.
- Quản trị chiến lược bao gồm 3 giai đoạn sau, được kết hợp chặt chẽ với nhau:
- Quản trị chiến lược đòi hỏi kết hợp hài hòa các yếu tố:
+ Năng lực của doanh nghiệp
+ Đặc trưng của môi trường
+ Các mong đợi của xã hội
+ Các giá trị theo đuổi
- Có 3 cấp quản trị chiến lược cơ bản gồm: Chiến lược cấp công ty, chiến lược
SBU và chiến lược cấp bộ phận chức năng. Trong đó: Chiến lược cấp công ty
trả lời câu hỏi đầu tư vào đâu, không nên đầu tư vào đâu - có thể gọi là Chiến
lược phát triển; Chiến lược SBU và Chiến lược chức năng trả lời câu hỏi cạnh
tranh ra sao, tạo lợi thế như thế nào - có thể hiểu là Chiến lược cạnh tranh.
1.3. Chiến lược phát triển
- Như đã trình bày ở trên, Chiến lược phát triển là Chiến lược công ty, còn gọi
là Chiến lược tổng thể hay Chiến lược chung.
- Chiến lược phát triển mang tính định hướng dài hạn và có phạm vi trên toàn
bộ công ty, nhằm giải quyết các vấn đề lớn:
+ Chọn lựa ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh chủ lực.
+ Xác định sản phẩm và thị trường chủ yếu.
+ Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn tài lực.
+ Tái cấu trúc hoạt động doanh nghiệp.
- Các loại kỹ thuật được sử dụng trong việc quản trị chiến lược phát triển bao
gồm:

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

+ Phân tích SWOT: phương pháp phân tích tổng hợp, liên kết các yếu tố
để có cái nhìn toàn cảnh, giúp liên kết các nguồn lực, hình thành các
phương án và kịch bản cho những quyết định chiến lược.
+ Phân tích BCG: giúp tái cấu trúc thị trường, chọn ngành hàng và điều
chỉnh danh mục vốn đầu tư.
+ Ma trận GE: giúp xác định các loại chiến lược cho các SBU và toàn bộ
doanh nghiệp trong cạnh tranh.
- Các loại chiến lược công ty và xu hướng ứng dụng chiến lược:

*hình

1.4. Chiến lược cạnh tranh


- Chiến lược cạnh tranh là phương thức mà công ty có thể cạnh tranh hiệu quả
trong một lĩnh vực (hay thị trường) kinh doanh cụ thể.
- Chiến lược cạnh tranh trả lời các câu hỏi:
+ Công ty phải làm gì để cạnh tranh thành công và giữ vững thị phần của
mình?
+ Lợi thế cạnh tranh của chúng ta là gì?
+ Làm sao duy trì và phát triển được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?
- Các loại kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong việc quản trị chiến lược cạnh
tranh bao gồm:
+ Ma trận Porter: giúp xác định tư duy chiến lược và phương thức cạnh
tranh tổng quát.
+ Ma trận Space: giúp xác định vị trí cạnh tranh và chọn lựa chiến lược
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Cơ sở của chiến lược cạnh tranh dựa trên 3 yếu tố: Nhóm khách hàng, Nhu
cầu khách hàng và Năng lực phân biệt.

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

2. Sā khác bißt và mßi quan hß giÿa Chi¿n l°ÿc phát trián và Chi¿n l°ÿc
c¿nh tranh
2.1. Sự khác biệt giữa Chiến lược phát triển và Chiến lược cạnh tranh

Chi¿n l°ÿc phát trián Chi¿n l°ÿc c¿nh tranh

Vấn đß - Phân bổ nguồn lực - Cạnh tranh hiệu quả


đ°ÿc giÁi - Thiết kế tổ chức - Giữ vững thị phần
quy¿t - Quản lý danh mục đầu tư - Duy trì và phát triển lợi thế cạnh
- Lựa chọn chiến lược tranh

Y¿u tß Ánh Chủ yếu xem xét, phân tích trên Xem xét, phân tích, so sánh với các
h°ởng bản chất công ty và thị trường đối thủ cạnh tranh.
chung

Tính chất Dài hạn Đặc thù

Ph¿m vi Toàn bộ công ty Đơn vị kinh doanh

Phân lo¿i - Chiến lược phát triển tập trung - Chiến lược dẫn đầu hạ giá
chi¿n l°ÿc - Chiến lược phát triển hội nhập - Chiến lược chuyên biệt hóa
- Chiến lược đa dạng hóa - Chiến lược trọng tâm hóa (hướng
vào chi phí/ hướng vào khác biệt
hóa)

Ý nghĩa Là cơ sở, chiến lược bao quát Là kim chỉ nam cho công ty trong
cho các chính sách, hành động việc đối phó với các đối thủ cạnh
để phát triển của doanh nghiệp. tranh trên thị trường.

2.2. Mối quan hệ giữa Chiến lược phát triển và Chiến lược cạnh tranh

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

- Tương quan với quy mô thị trường:


+ Quy mô thị trường hẹp: Nhà quản trị có thể lựa chọn chiến lược phát
triển tập trung và chiến lược cạnh tranh là chiến lược trọng tâm hóa.
+ Quy mô thị trường hẹp cần lựa chọn chiến lược phát triển là chiến lược
phát triển hội nhập hoặc chiến lược đa dạng hóa và chiến lược cạnh
tranh là chiến lược dẫn đầu về giá hoặc chuyên biệt hóa.
- Chiến lược phát triển là cơ sở, là bức tranh toàn cảnh để định hướng cạnh
tranh phù hợp.
+ Thông qua phân tích SWOT, nhà quản trị sẽ có cái nhìn toàn cảnh về
thị trường, công ty và các kịch bản có thể có, đưa ra các biện pháp
phòng ngừa nguy cơ và đón nhận cơ hội. Thông qua phân tích BCG,
nhà quản trị có thể cân bằng nguồn lực, đầu tư đúng và kịp thời, sử
dụng hiệu quả tài nguyên của công ty. Tất cả các kết quả phân tích này
đưa ra chiến lược phát triển cho công ty và được khái quát trên ma trận
GE - nơi các chiến lược cạnh tranh (chiến lược SBU và chiến lược chức
năng) được làm rõ. Có thể nói, chiến lược phát triển đưa ra định hướng
đầu tư, nguồn lực đầu tư cho các hạng mục đầu tư phù hợp với tình
hình công ty và thị trường. Từ đó, tập trung triển khai chiến lược cạnh
tranh cho các ưu tiên này.
+ Chiến lược cạnh tranh cần dựa trên định hướng phát triển của công ty
để kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Các SBU và các bộ phận
chức năng cân nhắc nguồn lực, định hướng mà chiến lược phát triển
đưa ra để không đầu tư lệch hướng, khiến hao tổn tài nguyên mà không
đem lại kết quả xứng đáng.
3. D¿n chứng thāc t¿ vß đß tài - TÁp đoàn Vingroup
3.1. Giới thiệu Tập đoàn Vingroup

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

- Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng, tiền thân là Tập đoàn
Technocom, được thành lập năm 1993 tại Ukraine. Đầu những năm 2000,
Technocom trở lại Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động
sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom.
- Tháng 1/2012, Công ty Cổ phần Vincom và Công ty Cổ phần Vinpearl hợp
nhất, chính thức hoạt động theo mô hình Tập đoàn với tên gọi Vingroup -
Công ty Cổ phần. Tập đoàn hoạt động trên 3 lĩnh vực kinh doanh chính, bao
gồm: Công nghệ, Công nghiệp và Thương mại dịch vụ.
- Đến nay, tập đoàn có 109 công ty con (SBU) hoạt động trong các lĩnh vực
khác nhau, ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Với mong muốn mang đến cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu
chuẩn quốc tế và trải nghiệm hoàn toàn mới trong phong cách sống hiện đại,
trong mọi lĩnh vực Vingroup đều thể hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt xu
hướng tiêu dùng luôn thay đổi.
- Vingroup hiểu rõ vai trò quan trọng của chiến lược đối với công ty nên luôn
đưa ra chiến lược định hướng để các công ty cùng nhau phấn đấu hướng tới
mục tiêu dài hạn. Thông qua bức tranh về quản trị chiến lược của Vingroup,
chúng ta dễ dàng thấy được sự khác biệt và mối quan hệ giữa chiến lược phát
triển và chiến lược cạnh tranh.
3.2. Quản trị chiến lược của Vingroup
- Về chiến lược phát triển của Vingroup, Vingroup ban đầu được định hướng
phát triển trong lĩnh vực <Bất động sản - Dịch vụ - Thương mại=. Đây là 3
lĩnh vực đã giúp Vingroup phát triển thành công và được ví như <con gà đẻ
trứng vàng=. Nhưng sau đó, ông Phạm Nhật Vượng cùng với các lãnh đạo
Tập đoàn Vingroup thảo luận về chiến lược phát triển kinh doanh theo định
hướng 3 lĩnh vực <Công nghiệp Công nghệ - Thương mại và Dịch vụ=. Sau
khi xác định chiến lược phát triển với 3 lĩnh vực cụ thể mà công ty muốn

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

kinh doanh đó là <Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ= cũng như
từng sản phẩm dịch vụ cụ thể trong từng lĩnh vực này. Vingroup đã vạch ra
con đường phát triển lâu dài cho công ty cụ thể: <Vingroup định hướng phát
triển thành công ty hàng đầu khu vực về công nghệ, công nghiệp, thương mại
và dịch vụ, không ngừng đổi mới và sáng tạo cho khách hàng hệ sinh thái sản
phẩm và dịch vụ cao cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người
Việt Nam và nâng cao vị thế của thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế
trong lĩnh vực <Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ.= Đây
chính là việc tập đoàn lựa chọn <Đầu tư vào đâu? Không đầu tư vào đâu?=,
chính là chiến lược phát triển của tập đoàn và là một chiến lược phát triển rất
thông minh khi đón đầu xu hướng của thời đại công nghệ với sự bùng nổ trong
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
- Dựa trên định hướng này, Vingroup đã phân bổ nguồn lực tập trung vào các
ngành công nghiệp mũi nhọn để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với chiến lược cạnh tranh, Vingroup tập trung vào các lĩnh vực công nghệ,
cụ thể là nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất phần mềm và nghiên cứu
phát triển vật liệu thế hệ tiếp theo. Lĩnh vực công nghiệp tập trung vào lĩnh
vực chính là ô tô điện VinFast. Tập đoàn sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm
công nghiệp ra thị trường thế giới. Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ với hệ
thống giáo dục VinUni và VinSchool, y tế với VinMac, VinBiocare… Với
các mảng thương mại dịch vụ hiện có, tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện
và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Phân khúc này đóng vai trò hỗ
trợ tài chính cho hai phân khúc mới và là hệ sinh thái quan trọng hỗ trợ
nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ công nghiệp.
- Vingroup cũng tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực trong từng lĩnh vực
nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty và nâng cao vị thế của mình
trên từng thị trường. Vingroup cũng đã cắt giảm các lĩnh vực không thiết yếu

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

và ít lợi thế cạnh tranh để tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực chính như bán
một phần bất động sản, bán thương hiệu di động Vsmart, bán hệ thống bán
lẻ Vinmart… để tập trung nguồn lực phát triển Vinfast. Về cơ bản, Vsmart và
Vinmart có lợi thế cạnh tranh rất ít so với các thương hiệu hiện có trên thị
trường như Coopmart, Big C, Aeon hay Apple, Samsung,... Trong khi đó, mặt
hàng xe điện và xe ô tô giá rẻ trên thị trường Việt Nam vẫn chưa phổ biến, có
tiềm năng rất lớn. Đây có thể nói là Chiến lược phát triển tập trung theo
hướng phát triển sản phẩm của công ty. Công ty đã cho ra mắt sản phẩm xe
hơi Vinfast, phân phối nhanh chóng trên thị trường Việt Nam - một thị trường
quen thuộc, thông qua việc hợp tác chiến lược với General Motor (GM - Mỹ).
Đối với chiến lược cạnh tranh của Vinfast, rõ ràng là Chiến lược Dẫn đầu chi
phí - Giá thấp. Tuy chi rất nhiều cho Vinfast nhưng giá bán ra của xe lại rất
rẻ so với mặt bằng chung, thị trường đại trà, cơ cấu sản phẩm thông dụng và
có phần vượt trội so với các sản phẩm cùng mức giá, tiếp thị rộng rãi, không
phân biệt, chủ yếu tập trung và quản trị sản xuất và nguyên liệu.
- Ngoài ra, nhờ biết cách phân bổ nguồn lực hợp lý và đưa ra các giải pháp để
giúp các công ty thích ứng với những thay đổi của môi trường. Trong đại dịch
Covid-19, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, Vingroup trước đó đã bán
Vsmart để tránh khoản nợ lớn và mở thêm VinBiocare để điều chế vắc xin
COVID-19 với nhà máy hiện đại đặt tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà
Nội) với công suất lên đến 200 triệu liều vắc-xin/năm. Hành động quyết liệt
này của Vingroup giúp công ty tiến gần hơn đến các mục tiêu dài hạn.
Vingroup đã thực hiện tốt chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh trong
hoạt động kinh doanh của mình để từng bước phát triển kinh doanh vươn tầm
quốc tế, nâng cao lợi thế cạnh tranh và đưa doanh nghiệp đi lên trong tương
lai.

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

4. K¿t luÁn
- Quản trị chiến lược là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết đối với
mỗi công ty. Hiệu quả quản trị chiến lược là nguyên nhân cho thành công hay
thất bại của tổ chức.
- Tuy Chiến lược phát triển và Chiến lược cạnh tranh không giống nhau, được
xem xét trên các mối tương quan, các cơ sở có phần khác biệt nhưng Chiến
lược phát triển chính là cơ sở hình thành, triển khai Chiến lược cạnh tranh.
Chiến lược phát triển đi đúng hướng thì chiến lược cạnh tranh mới mang lại
hiệu quả cao. Và chiến lược cạnh tranh đúng đắn thì mới phát huy được toàn
bộ chiến lược phát triển.

PHĀ LĀC

1. Tài liệu tham khảo


- Phạm Văn Nam (2021), Giáo trình môn Quản trị chiến lược Đại học Kinh tế
TP.HCM.
- Ednagrandmercure (2021). Tìm hiểu cơ cấu tổ chức tập đoàn Vingroup – tập
đoàn tư nhân số 1 Việt Nam. Truy xuất từ https://ednagrandmercure.vn/co-
cau-to-chuc-tap-doan-vingroup/
- Minh Hy (2018), VinFast mua lại hoạt động của GM Việt Nam. Truy xuất từ
https://vnexpress.net/vinfast-mua-lai-hoat-dong-cua-gm-viet-nam-
3770200.html
2. Hình check đạo văn

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)


lOMoARcPSD|14546698

Downloaded by T?n Phát Nguy?n Kh?c (nktanphat0704@gmail.com)

You might also like