You are on page 1of 7

Lễ hội – cầu nối quá khứ và hiện tại, bao đời nay đã trở thành một bộ phận

không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng. Hoạt động lễ hội là một
sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi tầng
lớp nhân dân trong xã hội.

Hoạt động lễ hội đã tác động làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân
dân, góp phần đẩy mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Các hoạt động lễ hội nhằm mục tiêu hướng thiện, bài trừ các mê tín dị
đoan, khôi phục có chọn lọc để tổ chức các nghi thức truyền thống, trò
chơi dân gian phù hợp với cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn như:
1. Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc

- Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm tại
phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Đây là hình thức phục hiện có tính
nghi lễ và nghệ thuật về việc luyện tập thủy quân, thể hiện tinh thần
thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời Hùng Vương.
- Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: Ngày đầu bơi dạo để kiểm tra chải; ngày thứ
hai các giáp đưa kiệu xuống chải bơi ra sông Hồng đón các thần về; ngày
thứ ba bơi chính để đọ sức giữa các giáp. Mỗi đơn vị đua một thuyền, kiểu
dáng thuyền hoàn toàn giống nhau, chỉ khác màu sắc.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm 2 phần: Phần Lễ và phần
Hội.
- Phần Lễ: là nghi thức dâng hương, hoa, lễ vật của các đoàn đại biểu
Đảng, Chính phủ, các tỉnh, thành phố được tổ chức long trọng trên đền
Thượng. Phần Lễ còn mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho
cuộc sống của mình.

- Phần Hội: diễn ra xung quanh khu vực núi Hùng, gồm các hoạt động văn
hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian giải trí hết sức đa dạng, phong phú
như: Đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy,
thi kéo lửa thổi cơm; hát Xoan, hát ghẹo, hát chèo, kịch nói…

3. Lễ hội giã bánh giày đình Mộ Chu Hạ

- Lễ hội giã bánh giày đình Mộ Chu Hạ - phường Bạch Hạc, thành phố
Việt Trì được tổ chức vào mùng 9, mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội nhằm
tưởng nhớ công lao của Vua Lê Đại Hành trong công cuộc chống giặc
ngoại xâm.
- Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của nhân dân ta, một
lần Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cho quân sĩ rút lui đến làng Mộ Chu Hạ
thì trời tối, người ngựa đều mệt mỏi. Vua cho quân sĩ nghỉ ngơi, sáng hôm
sau dân làng giã bánh giầy dâng Vua để mang theo làm lương thực (ngày
mùng 10 tháng Giêng), nhờ những chiếc bánh giầy ấy mà quân sĩ sung sức
đánh giặc.
4. Thảm kịch Itaewon
- Vụ giẫm đạp Halloween tại Itaewon diễn ra vào ngày 29 tháng 10 năm
2022 là một sự cố chèn ép gây chết người do đám đông xảy ra tại lễ
hội Halloween ở Itaewon, Yongsan, Seoul, Hàn Quốc, cũng là thảm kịch
kinh hoàng nhất xảy ra dịp lễ Halloween đã khiến 156 người thiệt mạng và
172 người bị thương.
- Giới chức địa phương vẫn đang tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra lời
giải thích minh bạch cho công chúng. Sau cuộc thảm kịch, nó đã ảnh
hưởng đến trong và ngoài nước, cũng như kinh tế, doanh nghiệp và
phương tiện truyền thông ở xứ sở Kimchi.

You might also like