You are on page 1of 5

2.

1 Thực trạng về tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Hiện nay, tham nhũng và phòng chống tham nhũng là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nạn tham nhũng
được xem là quốc nạn, gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế và xã hội, làm giảm
sự tin tưởng của dân chúng đối với Đảng và nhà nước và nguy hiểm hơn là có
thể đe dọa sự tồn vong của chế độ chủ nghĩa xã hội ở đất nước Việt Nam.
Theo báo cáo Chính phủ, vào năm 2020, nước ta tiến hành hơn 3940 cuộc
kiểm tra việc thực hiện các chế độ thì phát hiện 394 vụ việc và 521 người vi
phạm. Trong đó, đã kỷ luật 65 người, xử lí hình sự 64 người và đã được thu hồi
và bồi thường trên 24 tỉ đồng và Bình Thuận là địa phương mà có số lượng cán
bộ, công chức cấp cao bị xử lí kỷ luật nhiều nhất cả nước (23 người). Điều này
cho thấy rằng tình trạng tham nhũng ở nước ta thực sự rất nghiệm trọng và diễn
ra trên nhiều lĩnh vực:
- Trong công tác cán bộ, tình trạng hối lộ, mua chức quyền đang diễn ra
ngày càng nhiều với sự gia tăng về mức độ lẫn tính chất. Tình trạng nịnh bợ, hối
lộ cấp trên bằng những món quà có giá trị lớn để chạy chức, chạy quyền đã
không còn quá xa lạ. Ví dụ như hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người
quen lên làm việc dù không đủ tiêu chuẩn hay trình độ chuyên môn dẫn đến tình
trạng cả một gia đình hay dòng họ thao túng công tác cán bộ, quyền lực chính
trị. Điều này không những tạo ra lỗ hổng, kẻ hở trong công tác cán bộ mà còn
làm mất uy tín của Đảng và nhà nước đối với nhân dân
- Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng diễn ra thường xuyên và
phổ biến như các kiểm soát viên, thanh tra viên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ để
giảm nhẹ tội hay cho qua tội trong quá trình điều tra hay thi hành án. Đây là một
trong những nguyên nhân làm gia tăng thêm tình trạng tham nhũng ở nước ta
hiện nay. Chẳng hạn như vụ ông Nguyễn Văn Tuấn, là đảng viên, thẩm phán tại
Tòa án nhân dân Thành phố Kon Tum bị khởi tố và ra lệnh tạm giam vào ngày
17/05/2021 về hành vi nhận hối lộ hay vụ việc ông Hà Công Tuấn, thẩm phán
tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh bị bắt vì nhận hối lộ để giảm nhẹ tội cho bị
cáo,...
- Trong lĩnh vực quản lí, sử dụng đất thì tham nhũng chủ yếu diễn ra trong
quá trình quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng
các khu công nghiệp, khu đô thị,...Nhiều người có chức vụ, quyền lực đã lợi
dụng quyền hạn, nhân cơ hội để lập ra những hồ sơ giả, khai tăng diện tích đất
khi đền bù hay một số cán bộ lợi dụng chức vụ để ăn chặn tiền đền bù của người
dân. Ví dụ như hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai của cán bộ xã
Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong việc cho Công ty
TNHH 888 thuê đất với tổng diện tích lên đến 77.222 m2 trong đó có 16.544 m2
đất nông nghiệp của 19 hộ dân mà điều đáng nói, dự án này không thuộc trường
hợp nhà nước thu hồi đất nhưng UBND xã tự đứng ra thỏa thuận và ăn chênh số
tiền đền bù từ Công ty TNHH 888.
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, những biểu hiện tham nhũng như gian
lận trong công tác đấu thầu, giám sát thi công, quyết toán, thiếu minh bạch, khai
khống giá trị vật tư, đưa vật dụng kém chất lượng, hiệu quả thấp vào thi công,
nâng giá các vật dụng, tài sản để trục lợi, tham ô, biển thủ công quỹ nhà nước.
Ví dụ như vụ án ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị,
nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) đã ký hợp đồng
trái pháp luật, nhận hơn 1.115 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực
dầu khí Việt Nam nhưng không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2,
gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Ngoài những lĩnh vực trên thì tình trạng tham nhũng vẫn còn diễn ra rất
phổ biến trong cách quan hệ giữa nhân viên với khách hàng, doanh nghiệp với
người dân, các cơ sở khám chữa bệnh hay trường học. Do đó, nhận thấy được
mức độ nguy hiểm, đáng báo động của nạn tham nhũng thì Đảng và nhà nước ta
đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để đấu tranh với tệ nạn tham nhũng và đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, điều này thể hiện rõ qua điểm chỉ số tham
nhũng của nước ta qua các năm:

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2020)


Theo Bảng xếp hạng tham nhũng ở Tổ chức Minh bạch thế giới
(Transparency International) thì chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của nước ta
vào năm 2020 là 36/100 điểm và đứng thứ 104/180 (trên thang điểm từ 0-100 thì
0 điểm thể hiện mức độ tham nhũng cao nhất và 100 điểm là mức độ tham
nhũng thấp nhất). Trong giai đoạn từ năm 2012-2020, Đảng và nhà nước ta đã
đề ra và tổ chức thực hiện nghiêm những biện pháp, chủ trương như: tuyên
truyền các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện công
tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,...Do đó,
những năm gần đây, điểm CPI của Việt Nam đang cải thiện khá tích cực. Tuy
những con số này đã thể hiện một chỉ báo tích cực của nước ta trong nỗ lực
phòng chống nạn tham nhũng nhưng năm 2020 Việt Nam vẫn nằm trong hai
phần ba các quốc gia có điểm CPI dưới 50 do đó tình trạng tham nhũng vẫn diễn
ra rất nghiêm trọng ở nước ta. Điều này cho thấy nhà nước cần đẩy mạnh công
tác phòng chống tham nhũng mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa.
2.2 Nguyên nhân của tham nhũng:
- Ở các cuộc đàm phán về Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc trước
đây, người ta đều khẳng định nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các chính
sách thiếu sự minh bạch, thủ tục rườm rà,... thì nơi đó tình trạng tham nhũng có
xu hướng tăng về cả tính chất lẫn mức độ.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, một trong số đó phải kể đến:
+ Thứ nhất: Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức
quyền. Tại cuộc họp Bộ Chính trị vào sáng ngày 10/09/2021, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nêu rõ:
”Bởi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham
nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống”. Vì những suy nghĩ thực
dụng, chạy theo tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực mà không ít những cán bộ,
đảng viên đã trở nên biến chất, lầm đường lạc lối, chỉ biết trục lợi bất chính cho
mình và hậu quả mà họ gây ra thực sự rất lớn, khó mà lường hết được. Điều này
không những phản ánh sự suy thoái trong phẩm chất đạo đức của cán bộ hiện
nay mà còn cho thấy rõ công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng
viên thực hiện chưa nghiêm túc và hiệu quả đôi khi là bị lãng quên.
+ Thứ hai: Hệ thống chính sách và pháp luật còn thiếu chặt chẽ, phức tạp.
Sự thiếu chặt chẽ của hệ thống chính sách, pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng áp
dụng một cách tùy tiện. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung các
điều luật, văn bản sẽ làm cho người dân không kịp thời nắm bắt, cập nhật, khi đó
pháp luật không được áp dụng và thực hiện một cách nhất quán, đồng đều. Điều
này dẫn đến những người có chức vụ, quyền hạn có những hành vi tùy tiện, đi
quá giới hạn vì vụ lợi cho chính mình.
+ Thứ ba: Công tác quản lí thiếu tính minh bạch, công khai
Việc thiếu minh bạch, công khai trong công tác quản lí của các đơn vị, cơ quan,
tổ chức sẽ tạo điều kiện cho cán bộ lạm dụng quyền lực để trục lợi bất chính vì
họ cho rằng dù có bị phát giác thì cũng khó mà đánh giá được do thiếu cơ sở,
căn cứ, thông tin vì những hành vi của họ không được giám sát một cách
nghiêm túc, kĩ càng mà chỉ sơ sài, qua loa. Do đó, công tác quản lí thiếu minh
bạch, công khai sẽ càng gia tăng thêm các hành vi tham nhũng.
+ Thứ tư: Chế độ đãi ngộ hay tiền lương cho cán bộ trong một số đơn vị, cơ
quan còn thấp.
Tiền lương thấp hay chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng là một trong những nguyên
nhân làm phát sinh hành vi tham nhũng của nhiều cán bộ. Tiền lương thấp
không đáp ứng được nhu cầu về đời sống của bản thân và gia đình nên một số
cán bộ dễ dàng bị mua chuộc, họ sẵn sàng nhận hối lộ, thực hiện các hành vi để
trục lợi như nhận hối lộ, tạo quỹ đen bất hợp pháp thu được từ tiền của nhà
nước, cơ quan,...
+ Thứ năm: Các cơ quan pháp luật, viện kiểm sát, tòa án chưa phát huy tối đa
vai trò của mình
Một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng tham nhũng không có
dấu hiệu suy giảm mà còn tăng lên chính là do những cơ quan pháp luật chưa
tích cực trong công tác đẩy lùi nạn tham nhũng. Không những vậy, một số thẩm
phán, thanh tra viên, kiểm sát viên nhận hối lộ của những cán bộ, công chức,
viên chức và bao gồm cả người dân lao động khi đang thi hành công vụ. Những
hành vi tham nhũng này diễn ra tràn lan ở rất nhiều nơi, làm giảm niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, nhà nước, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và thậm
chí có thể đe dọa đến sự tồn vong của một quốc gia.
Tài liệu tham khảo:
Tạp chí Thanh tra, 2018, Nguyên nhân phát sinh tham nhũng và yêu cầu cải
cách hành chính vì mục tiêu chống tham nhũng
(https://mt.gov.vn/thanhtra/Pages/ChiTietTin.aspx?
groupID=1157&IDNews=57995)
Bùi Hữu Phong, 2015, Tham nhũng - nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa
(https://www.quangninh.gov.vn/bannganh/Phongchongthamnhung/Trang/
ChiTietTinTuc.aspx?nid=477)
2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về nguyên nhân gây ra tham nhũng ở
Việt Nam
(https://vn.sputniknews.com/20210910/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-noi-ve-
nguyen-nhan-gay-ra-tham-nhung-o-viet-nam-11059892.html)
Chỉ số CPI 2020: Cần tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng quyết liệt để
đạt hiệu quả rõ nét hơn ở Việt Nam
(https://towardstransparency.org/cpi-2020-chi-so-tham-nhung-viet-nam/)
Đức Minh, 2020, Chống tham nhũng năm 2020: Những con số đáng chú ý
(https://plo.vn/phap-luat/chong-tham-nhung-nam-2020-nhung-con-so-dang-chu-
y-946126.html)
2021, Kon Tum: Bắt tạm giam 1 thẩm phán để điều tra hành vi nhận hối lộ
(https://thanhnien.vn/kon-tum-bat-tam-giam-1-tham-phan-de-dieu-tra-hanh-vi-
nhan-hoi-lo-post1068344.html)
2020, Cán bộ “ăn chặn” tiền đền bù của dân lại còn xin biếu không đất cho
doanh nghiệp
(https://tieudungvietnam.vn/nha-cua/phap-ly-bat-dong-san/can-bo-an-chan-tien-
den-bu-cua-dan-lai-con-xin-bieu-khong-dat-cho-doanh-nghiep-a109255.html)

You might also like