You are on page 1of 2

Một số bài tập mở đầu về hình học không gian: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng; quan

hệ song song. NTL.


1) Chóp SABCD có đáy là hình bình hành tâm O. M, N lần lượt là trung điểm của SA, SC. (P) là mặt phẳng qua M, N và B.
a) Tìm giao tuyến của (P) với (SAB), (SBC), (SAD), (SDC); b) Tìm I là giao của SO với mp (P) và K là giao của (P) với SD.
c) Xác đinh E, F là giao của DA, DC với (P) và chứng minh E, B, F thẳng hàng.
2) Chóp SABCD các tất cả các cạnh đều bằng a. Gọi M, N, P lần lượt là các trung điểm của của AB, AD và SH, với H tâm đáy. Tìm thiết của
chóp bởi mặt phẳng (MNP) và tính chu vi , diện tích của thiết diện.
3) Hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có O, O’ lần lượt là tâm của hai mặt bên BCC’B’, CDD’C’. Xác đinh giao của CC’ với mặt (AOO’). Vẽ thiết
diện của hình hộp bởi (AOO’). Tìm tỉ lệ các đoạn thẳng bị chia bởi thiết diện của hình hộp. Giả thiết thêm hình hộp là hình hộp thoi cạnh a, có
ba đường chéo của ba mặt xuất phát từ đỉnh A có độ dài là a 3 . Tính chu vi, diện tích thiết diện.
4) Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang, cạnh đáy AB, CD (AB>CD), I, J lần lượt là trọng tâm của SAB, SCD.
a) Xác định giao tuyến của 2 mặt (SAD) và (SBC); b) Giao của đường SD với (AIJ); c) thiết diện của chóp bởi mặt phẳng (AIJ)
d) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB. Tìm giao của (AND) với SC, gọi là P. Tính tỉ số SP/SC.
5) Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang với AB//CD. I, J lần lượt là trung điểm của AD, BC, gọi G là trọng tâm của tam giác SAB.
Tìm giao của (SAB) với (IJG). b) Xác định thiết diện của chóp bởi mặt phẳng (IJG). Thiết diện là hình gì, tìm điều kiện đối với AB, CD để
thiết diện là hình bình hành.
6) Chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, I, J lần lượt là trọng tậm của tam giác SAB, SAD. M là trung điểm của CD. Xác định thiết
diện của chóp bởi mặt mặt phẳng (IJM).
7) Cho lăng trụ ABC. A’B’C’. Gọi H là trung điểm của A’B’. Chứng minh CB’ //(BCH). (P) là mặt phẳng đi qua trung điển của CC’ và song
song với AH và CB’. Xác định thiết diện và tí số mà các đỉnh của thiết diện chia cạnh tương ứng của lăng trụ.
8) Cho 3 tia Ox, Oy, Oz. Trên các tia Ox, Oy, Oz lần lượt lấy các điểm A và A’, B và B’, C và C’ sao cho BC cắt B’C’ tại M, CA cắt C’A’ tại
N và AB cắt A’B’ tại P. Chứng minh M, N, P thẳng hàng.
9) Chóp S.ABCD. Trên cạnh SC lấy một điểm E không trùng với 2 điểm S và C. Gọi F là giao của SD với mặt (ABE). Nếu AB không song
song với CD thì 3 đường AB, CD và EF đồng qui.
10) Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi I là trung điểm của AD, J là điểm đối xứng với D qua C và K là điểm đối xứng với D qua B. Tính diện
tích của thiết diện khi cắt bởi mặt (IJK).
11) Cho tứ diện ABCD thỏa mãn: AB.CD = AC.BD = AD.BC . Chứng minh rằng các đường thẳng đi qua mỗi đỉnh và tâm của đường tròn
nội tiếp của mặt đối diện đồng qui tại một điểm.
12) Cho tứ diện ABCD. Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trọng tâm của các mặt BCD, CDA, DAB và ABC. Chứng minh 4 đường AA’, BB’, CC’
và DD’ đồng qui tại một điểm, gọi là điểm G và là trọng tâm của tứ diện, Khi đó tính tỉ số: GA’/GA.
13) Chóp S.ABCD có đáy là hình thang, đáy AB, CD (AB>CD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB. 1) Chứng minh MN//CD. 2) Tìm
giao của (AND) với SC, gọi là P. 3) I là giao của AN với DP, chứng minh IS //AB//CD, tứ giác SABI là hình gì.
14) Cho tứ diện A1 A2 A3 A4 , gọi Gi là trọng tâm của mặt đối diện với đỉnh Ai. M là điểm bất kì bên trong tứ diện, gọi Mi là điểm đối xứng với
M qua Gi. Chứng minh ràng A1M1 , A2 M 2 , A3 M 3 , A4 M 4 đồng qui tại một điểm.
15) Chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, I, J lần lượt là trọng tậm của tam giác SAB, SAD. M là trung điểm của CD. Xác định thiết
diện của chóp bởi mặt mặt phẳng (IJM).
SH SK
16) Chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang ( với AD//BC). H, K lần lượt là các điểm trên SA, SD sao cho: = . Chứng minh
SA SD
HK//BC. Lấy M thuộc SC, dựng thiết diện của chóp bởi mặt phẳng (MHK).
17) Cho lăng trụ ABC. A’B’C’, gọi I, G, K lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACC’ và A’B’C’.
Chứng minh: IG // (ABC’); GK//(BB’C’C); (A’GK) //(AIB’).
18) Hình vuông ABCD có cạnh đáy là a. S là điểm không thuộc mặt phẳng (ABCD) sao cho tam giác SAB là tam giác đều.
SC = SD = a 3 2 . Gọi H, K lần lượt là trung điểm của SA, SB. M là điểm thuộc AD, N = BC  (KHM )
1) Chứng minh HKMN là hình thang cân. 2) Cho AM = x x  0; a  . Tính diện tích S của hình thang HKMN, tìm x để S nhỏ nhất.
19) Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CC’. Chứng minh MN//(ACD’).
20) Cho lập phương ABCD.A”B’C’D’ cạnh a. M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, B’C’ và DD’. 1) Chứng minh (MNP)//(AB’D’) và
(BDC’). 2) Xác định thiết diện của lập phương bởi (MNP). Thiết diện là hình gì, tính diện tích thiết diện.
21) Cho lăng ABC. A’B’C’ có ba mặt bên là ba hình vuông cạnh a. Gọi I, J lần lượt là tâm của các mặt bên ABB’A’ và ACC’A’, O là tâm tròn
ngoại tiếp  ABC. a) Chứng minh IJ // (ABC).b) Dựng thiết diện của lăng trụ bởi mặt (IJO), chứng minh thiết diện là hình thang cân, tính diện
tích thiết diện.
22) Cho chóp S. ABCD. (P) là mặt phẳng cắt SA, SB, SC lần lượt tại A’, B’, C’. 1) Tìm D’ là giao của (P) với SD.
SA' SC ' SB' SD'
2) Tìm điều kiện của (P) để A’B’C’D’ là hình bình hành. Chứng minh rằng khi đó ta có hệ thức: + = + .
SA SC SB SD
23) Cho lập phương ABCD. A’B’C’D’ cạnh a. Các điểm M, N lần lượt thuộc AD’ và BD sao cho ( )
AM = DN = x  0; a 2 . 1) Chứng
minh rằng khi x thay đổi thì MN luôn song song với một mặt phẳng cố định. 2) Khi x = a 2 / 3 thì MN // A’C.
24) Chóp S.ABC có SA=SB=SC=1, BSC =  , CSA =  , AAB =  .Gọi S là diện tích toàn phần của hình chóp, c/minh:
2 3.S  9 − 2(cos + cos  + cos  ).
25 Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) cắt nhau theo giao tuyến d. Trên (Q) có tam giác ABC sao cho các đường AB, BC, AC không // với d. Một
điểm S di động trong không gian luôn nằm ngoài (P) và (Q). các đường SA, SB, SC cắt (P) lần lượt tại A’, B’, C’. chứng minh rằng đường
A’B’, B’C’, C’A’ luôn đi qua một điểm cố định tương ứng. Tìm vị trí của S sao cho tam giác A’B’C’ là tam giác đều.
26) Chóp S.ABC có M, N lần lượt thuộc các mặt bên SAB, SBC sao cho MN cắt mp (ABC). Tìm giao điểm O của mặt (ABC) với MN. Gọi A’,
B’, C’ lần lượt thuộc SA, SB, SC và I thuộc mặt (ABC), tìm I ' = ( A ' B ' C ' )  SI .
27) Tứ diện ABCD, gọi M, N, P lần lượt thuộc cạnh BC kéo dài, đoạn AA’, và cạnh AD, với A’ là trọng tâm của tam giác BCD. Dựng giao của
mặt (ABC) với (MNP).
28) Cho hình chóp S.ABCD có M, N lần lượt thuộc mặt (SAB) và (SCD). Tìm: O ' = MN  ( SAC ) . Dựng thiết diện của chóp bởi mặt
(AMN).
29) Chóp SABCD, trên SA lấy M sao cho MS=2MA, gọi N,P lần lượt là trung điểm của AB, BC Xác định thiết diện của chóp cắt bởi mặt
(MNP). (Hỏi tương tự với I, J, K lần lượt là trung điểm của SA, BC, CD).
30) Chóp SABCD,có đáy là hình bình hành, M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD. Xác định thiết diện bởi (MNG).
31) Cho ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc O,không đồng phẳng. C/ minh: a) xOy  xOz + yOz; b) xOy + yOz + xOz  360 ;
0

1
32) Cho tứ diện ABCD. a) M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD, chứng minh MN  ( AC + BD ) .
2
b) Chứng minh ( AD + BC ) + ( BD + AC )  ( AB + CD ) . c) Chứng minh mỗi điểm bên trong tứ diện có tổng các góc nhìn từ điểm đó
2 2 2

đến các cạnh lớn hơn 5400.


33) Hình lập phương ABCD. A’B’C’D’, Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AD và CC’. Dựng thiết diện của lập phương bởi mặt
phẳng (CMN), bởi mặt phẳng (MNP). Giả thiết lập phương cạnh a, tính diện tích của thiết diện.
34) Lăng trụ ABC.A’B’C’, gọi M là trung điểm của A’B’, N thay đổi trên BB’, gọi P là trung điểm của C’N. Chứng minh: MP//(AA’C’C),
chứng minh MP luôn thuộc mặt phẳng cố định khi N thay đổi. Tìm vị trí của M thuộc BB’ sao cho MP song song với A’C.
35) Cho chóp S.ABCD có đáy là hình thang (AD//BC). Gọi M là trọng tâm của tam giác SAD; gọi N là điểm thuộc đoạn AC sao cho
NC=2AN, P thuộc đoạn CD sao cho PC=2PD. Chứng minh: MN / / ( SBC ) ; ( MNP ) / / ( SBC ) .
36) Chóp SABCD, có ABCD là hình bình hành. Gọi G trọng tâm tam giác SCD, hai điểm M, N thay đổi lần lượt thuộc SB, AC sao
MB NC
cho = = x ( 0  x  1) . Tìm x để a) ( GMN ) / / ( SAD ) ; b) NG / / ( SAB ) .
MS NA
37) Cho chóp SABCD có đáy là hình bình hành tâm O.Xác định thiết diện của hình chóp khi
a) Cắt bởi mặt phẳng (P) qua trung điểm M của BC và song song với BD và SC.
b) Cắt bởi mặt phẳng (Q) qua O song song với SC và AM, với M là trung điểm của SB.
c) Cẳt bởi mặt (R) qua I song song với SO và DJ với I, J lần lượt là trung điểm của AB, SC.
AM 5 NC
38) Cho lăng trụ ABC.A’B’C’, điểm M thuộc cạnh AB’ sao cho = . Tính với N’ là giao của mặt (P) qua M song song với A’C
MB ' 4 NC '
và BC’ cắt CC’.
39) Cho 2 tia Ax và By chéo nhau trong không gian. Các điểm M, N lần lượt chạy trên Ax, By sao cho AM = 2BN. Chứng minh rằng: trung
điểm I của MN thuộc một tia cố định, đường MN song song với một mặt phẳng cố định.
40) Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’, gọi M, N, P, Q, R,S lần lượt là trung điểm của AD, DC, CC’, C’B’, B’A’, A’A. Chứng minh 6 điểm trên
đồng phẳng. Chứng minh 2 mặt (A’BD) và (CB’D’) chia đường chéo AC’ thành ba đoạn bằng nhau, giả thiết thêm hình hộp là lập phương,
chứng minh giao điểm của AC’ với (A’BD) và (CB’D’) là trực tâm của tam giác A’BD và CB’D’.
41) Cho hình chóp SABCD có đáy là nửa lục giác đều với BC=2a, AB=AD=CD=a. Mặt bên (SBC) là tam giác đều. Gọi O là giao của AC với
BD. Biết SD vuông góc với AC. Tính SD. Mặt phẳng ( ) qua điểm M thuộc đoạn BD và // với SD và AC. Tính diện tích thiết diện của chóp
MB
bị cắt bởi mặt ( ) theo a và x=
, tìm x để diện tích lớn đó nhất
3
42) chóp S.ACBD có đáy là hình thoi cạnh a, SA=SB=a, SC = SD = a 3 . Gọi E, F lần lượt là trung điểm của SA, SB.Điểm M bất kì thuộc
BC,đặt MB = x (  x  a ) .Xác định thiết diện của chóp bởi (MEF)và tính diện tích theo a và x
43) Cho tứ diện ABCD đều cạnh a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm CD và AB. Xác định điểm I thuộc AC, J thuộc DN sao cho IJ //BM. Tính
IJ theo a.
MA NB EC FD
44) Tứ diện ABCD và bốn điểm M, N, E, F lần lượt thuộc AB, BC, CD và DA. Chứng minh . . . = 1  4 điểm M, N, E, F
MB NC ED FA
đồng phẳng (gọi là định lí Menelauyt trong không gian).
IA
45) Hình hộp ABCD.A’B’C’D’ a) dựng điểm I thuộc AC’, J thuộc BA’ sao cho IJ//B’D’. Khi đó tính: .
AC '
b) Chứng minh rằng tổng các bình phương của 4 đường chéo bằng tổng các hình phương tất cả các cạnh bên.
46) Cho mặt phẳng (P) cắt 2 đường thẳng d1, d2 chéo nhau tại các điểm tương ứng A, B. Dựng các điểm M thuộc d1, N thuộc d2, sao cho
MM//(P) và MN=a cho trước.
47. Dựng thiết diện của hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ bởi mặt phẳng (MNP) với M,N,P, lần lượt là trung điểm của AB, BC, và C’D’.
48. Cho hình chóp SABCD có đáy là nửa lục giác đều với BC=2a, AB=AD=CD=a. Mặt bên (SBC) là tam giác đều, SAD cân đỉnh S,
SA = a 3 . Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAB, SCD. Tìm thiết diện của chóp bởi mặt (DMN).
Mr. Forest, MA of M, 6-11-09.
Thank for concerning my documets, have you the best experience. Page: 4.

You might also like