You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ, HỌC KỲ I

MÔN SINH HỌC 8


CHỦ ĐỀ. VẬN ĐỘNG
Câu 1: Nêu chức năng của bộ xương.
- Tạo bộ khung giúp cơ thể có hình dáng nhất định.
- Làm chỗ bám của các cơ => cơ thể vận động được.
- Tạo thành các khoang, bảo vệ các cơ quan (tim, phổi, não, tủy sống,…)
Câu 2: Phân biệt các loại khớp xương về (cấu tạo, vị trí, cử động và vai
trò).
Khớp động Khớp bán Khớp bất động
động
Vị trí Khớp ở tay, Khớp ở cột Khớp ở hộp sọ
chân. sống. và mặt.
Cấu tạo Hai đầu xương Giữa hai đầu Khớp có hình
có sụn bao bọc, có đỉa sụn. răng cưa, hoặc
giữa có túi dịch lợp ngói.
nhầy, ngoài có
dây chằng.
Cử động Cử động dễ Cử động hạn Không cử động
dàng. chế. được.

Vai trò Giúp cơ thể vận Giúp bảo vệ Tạo khoang


động linh hoạt. các cơ quan vững chắc để
nhưng vẫn cử chưa và bảo vệ
động hạn chế.
Câu 3: Tính chất của cơ và ý nghĩa của sự co cơ. Nguyên nhân mỏi cơ
và cách khắc phục.
* Tính chất của cơ: co và dãn.
- Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của các tơ cơ
dày => tế bào cơ co ngắn.
- Hoạt động co cơ khi có kích thích từ môi trường và chịu ảnh hưởng của
hệ thần kinh.
* Ý nghĩa của sự co cơ:
- Cơ co giúp xương cử động, nên cơ thể vận động được trong không gian,
lao động.
* Nguyên nhân mỏi cơ:
- Do cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tế bào hô hấp trong điều
kiện thiếu oxi => sản sinh ít năng lượng và lượng axit lactic tích tụ
tăng=> gây đầu độc cơ.
* Cách khắc phục sự mỏi cơ:
- Nghỉ ngơi, hít thở sâu.
- Xoa bóp, mát xa vùng cơ.
- Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên luyện thể dục thể thao.
- Cung cấp đủ oxi cho cơ.
- Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông tốt.
- Uống nước đường.
Câu 4: Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.
- Lao động vừa sức.
- Ăn uống hợp lí.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Đi đứng thẳng lưng.
- Tư thế ngồi làm việc, ngồi học ngay thẳng.
- Tránh mang vác đồ nặng quá sức.
- Tắm nắng lúc sáng sớm.
Câu 5:
+ Vì sao người trưởng thành thường xương không dài ra được nữa?
+ Vì sao xương gãy có thể liền lại được sau 1 thời gian cố định?
+ Tại sao xương to và dài ra được?
5.1. Người trưởng thành thường xương không dài ra được nữa vì đến tuổi
trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các
tế bào mới và hóa xương.

5.2.  

- Ở trên bề mặt của xương được phủ một lớp màng mà chúng ta gọi là
“màng xương”. Chức năng của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho sự
sinh trưởng, phát triền đồng thời kích thước xương sản sinh ra tế bào
xương mới.

- Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên
năng động, hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ
phận của cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào
xương mới, gắn liền bộ phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp
đầy chỗ trống từ ngoài vào trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối
lại.

5.3.

- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra
những tế bào mới đẩy vào trong mô xương cứng và hóa xương.

- Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng.

CHỦ ĐỀ. TUẦN HOÀN


Câu 6: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

- Khi có vi khuẩn, vi rút,… xâm nhập cơ thể, BC trung tính và BC mônô


di chuyển nhanh đến, tạo chân giả bao vây lấy vi sinh vật rồi tiêu hóa
chúng (sự thực bào).

- Khi vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của
TB limpho B: TB limpho B tiết kháng thể để kết hợp với kháng nguyên
tương ứng (theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa) làm vô hiệu hóa kháng
nguyên.

- Khi vi khuẩn, vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của TB limpho B sẽ
gặp hoạt động bảo vệ của TB limpho T bằng cách tiết các phân tử protein
đặc hiệu làm tan màng TB nhiễm và TB nhiễm bị phá hủy.

Câu 7: Khái niệm miễn dịch. Các loại miễn dịch. Vì sao phải tiêm
phòng vacxin?

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó dù sống ở
môi trường có vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

- Miễn dịch có 2 loại:

+ Miễn dịch tự nhiên:

 Miễn dịch bẩm sinh: Cơ thể có khả năng miễn dịch từ khi mới sinh
ra.

Ví dụ: toi gà, lỡ mồm lông móng.

 Miễn dịch tập nhiễm: Cơ thể có khả năng miễn dịch sau lần mắc
bệnh đầu tiên.

Ví dụ: bệnh thuỷ đậu, quay bị, sởi,…

+ Miễn dịch nhân tạo: do con người tạo ra khả năng miễn dịch bằng cách
tiêm phòng vacxin.

Ví dụ: bệnh lao, bại liệt, uốn ván,…


-Vacxin giúp tăng khả năng sản sinh kháng nguyên chống lại sự hình
thành, phát triển của một số bệnh. Các kháng thể này đóng vai trò vô
cùng quan trọng, chúng giống như một lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe mỗi
người khỏi sự tấn công, đe dọa của vi rút gây bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ,
khi hệ miễn dịch vẫn còn đang phát triển, sau khi tiêm vacxin thì trẻ sẽ
giảm tỉ lệ đối mặt với nguy cơ bị biến chứng, dị tật hoặc tử vong, thay
vào đó có thể tăng khả năng miễn dịch, đảm bảo sức khoẻ ổn định và hạn
chế nguy cơ mắc bệnh.
Câu 8: Cơ chế đông máu và các nguyên tắc truyền máu. Giải thích sự
cho và nhận máu.
- Cơ chế đông máu: Trong huyết tương có một loại protein hòa tan gọi là
chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết
thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh
tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào
máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông
còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+)

- Các nguyên tắc truyền máu:


+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp, tranh tai biến (hồng cầu người cho
bị kết dính huyết tương người nhận, gây tắc mạch)
+ Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
* Giải thích sự cho và nhận máu:

- Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì:

+ Hồng cầu không có A và B

+ Huyết tương có alpha và beta 

- Nhóm máu A truyền được cho nhóm máu A và AB vì:

+ Hồng cầu chỉ có A, không có B.

+ Huyết tương không có alpha, chỉ có beta.

- Nhóm máu B truyền được cho nhóm máu B và AB vì:


+ Hồng cầu không có A, chỉ có B.

+ Huyết tương không có beta, chỉ có alpha.

- Nhóm máu AB truyền được cho chính nó vì:

+ Hồng cầu có cả A và B.

+ Huyết tương không có alpha và beta.

Câu 9: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn, nhỏ. Các biện
pháp vệ sinh tim mạch.
Vòng tuần hoàn nhỏ Vòng tuần hoàn lớn
Đường Dẫn máu đỏ thẫm từ tâm thất phải Dẫn máu đỏ tươi từ tâm thất
đi => động mạch phổi => mao mạch trái => động mạch chủ => mao
( trao đổi khí ) => tĩnh mạch phổi mạch (trao đổi chất, trao đổi
(máu đỏ tươi) -> tâm nhĩ trái. khí) => tĩnh mạch chủ (máu đỏ
thẫm) => tâm nhĩ phải.
Sự + O2 từ không khí ở phế nang => + O2 từ máu => tế bào
TĐK máu; + CO2 từ tế bào => máu
+ CO2 từ máu =>không khí ở phế
nang.

* Các biện pháp vệ sinh tim mạch:

- Thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể
dục thể thao phù hợp.

- Luyện khí công, dưỡng sinh, xoa bóp dưới da.

- Tránh các tác nhân gây hại cho tim mạch

+ Các chất kích thích: tức giận, stress,…

+ Một số vi rút, vi khuẩn gây bệnh kéo dài.

+ Thức ăn nhiều mỡ động vật,…

~~~~~~~~~~~~~Chúc mọi người thi tốt!~~~~~~~~~~~~~~

You might also like