You are on page 1of 4

CHƯƠNG II.

DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI


§1. DÒNG ĐIỆN. NGUỒN ĐIỆN. ĐỊNH LUẬT OHM
1. Dòng điện
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
Đặt điện tích q vào trong một điện trường ⃗E:
+ Nếu q > 0, điện tích di chuyển cùng chiều điện trường.
+ Nếu q < 0, điện tích di chuyển ngược chiều điện trường
2. Cường độ dòng điện
Để đặc trưng cho độ mạnh – yếu của dòng điện, người ta
dùng khái niệm cường độ dòng điện
Kí hiệu: I
Δq
I=
Δt
Δq: điện tích dịch chuyển qua tiết diện dây (điện lượng)
Δt: thời gian dịch chuyển điện tích
số điện tích dịch chuyển qua dây dẫn
I=
thời gian
Đơn vị: C/s ≡ A (Ampe)
Quy ước về chiều của dòng điện:
+ Rõ ràng điện tích dương và điện tích âm sẽ dịch chuyển ngược chiều nhau, nên người ta sẽ
chọn một chiều làm chuẩn. Chọn chiều dịch chuyển của các điện tích dương là chiều dòng
điện.
+ Dòng điện không đổi: Là dòng điện có độ lớn và chiều không đổi theo thời gian.
i = I = const
3. Nguồn điện – Suất điện động – Điện trở trong
- Nguồn điện: Là thiết bị dùng để duy trì dòng điện.
- Đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của nguồn
điện được gọi là suất điện động, kí hiệu là E (kí hiệu là ε
cho nhanh, không nên nhầm với hằng số điện môi)
Công của nguồn A
Suất điện động = →ε=
Điện tích q
Đơn vị : Vôn (V)
Kí hiệu trên mạch điện: E

*Nói kĩ hơn về nguồn điện và lực lạ

1
4. Mô tả về cách mà điện tích dịch chuyển.
Như vậy, muốn điện tích dịch chuyển có hướng, ta cần một điện trường, mà lại có điện trường
hướng từ nới có điện thế cao đến điện thế thấp, hay nói cách khác, muốn có một dòng điện, ta cần
một hiệu điện thế.
Trong hình bên mô phỏng một dòng nước, sự chảy của dòng nước
giống như một dòng điện.
- Dòng điện ↔ Dòng nước
- Điện thế ↔ Độ cao
- Hiệu điện thế ↔ Hiệu độ cao
Nước chảy khi có chênh lệch độ cao.
Dòng điện chạy khi có chênh lệch điện thế.

Độ “nhiều” của dòng nước tương tự như cường độ dòng điện.

Cùng một độ cao, nếu ống nào “rộng” hơn thì nước sẽ chảy
được “nhiều” hơn.
Tương tự như vậy, cùng một hiệu điện thế, dây điện “rộng”
hơn sẽ cho nhiều điện tích dịch chuyển qua hơn (hay nói
cách khác, cường độ dòng điện lớn hơn).

Đại lượng đặc trưng cho mức độ “cản trở” dòng


điện của dây điện được gọi là điện trở.
Điện trở ký hiệu là R.
Đơn vị: Ω (Ohm)

Định luật Ohm giữa hai đầu điện trở.


Bằng thực nghiệm, người ta thấy rằng:
Cường độ dòng điện giữa hai đầu điện trở tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở, và tỉ lệ
nghịch với điện trở.
U
I=
R

2
5. Định luật Ohm cho đoạn mạch chứa nguồn điện.
I. Quy tắc về hiệu điện thế
UAB = VA − VB
II. Quy tắc về dấu của suất điện động
Chiều của suất điện động được quy ước theo chiều tăng của
điện thế, tức là đi từ bản âm sang bản dương

- Nếu theo chiều khảo sát, ta đi cùng chiều với


chiều của suất điện động, thì viết là +𝜀
VA + ε = VB → UBA = VB − VA = +ε

- Nếu theo chiều khảo sát, ta đi ngược chiều với


chiều của suất điện động, thì viết là – 𝜀
VA − ε = VB → UBA = VB − VA = −ε

III. Quy tắc về hiệu điện thế của điện trở


- Nếu theo chiều khảo sát, ta đi cùng chiều với
chiều của dòng điện, thì viết là – IR
VA − IR = VB → UBA = VB − VA = −IR

- Nếu theo chiều khảo sát, ta đi cùng chiều với


chiều của dòng điện, thì viết là +IR
VA + IR = VB → UBA = VB − VA = +IR

3
IV. Lưu ý về điện trở trong của nguồn điện
Trong thực thế, ngay trên chính nguồn điện cũng xuất hiện điện trở, người ta gọi là điện trở
trong của nguồn điện.
Người ta kí hiệu nguồn điện có điện trở trong dưới hình vẽ sau:

Ta có thể coi như nguồn điện có điện trở trong bao gồm nguồn điện thuần + Điện trở

V. Định luật Ohm cho đoạn mạch


Kết hợp hai quy tắc ở trên, muốn tìm hiệu điện thế giữa hai điểm nào, ta “chạy” từ điểm nọ đến
điểm kia.
Ví dụ.
R1 E R2 I R3
A E2 E3
1
B

Giả sử chiều dòng điện như hình vẽ (chiều dòng điện giả sử được)
UAB = ?
Ta “chạy” từ A → B (thực ra từ B → A thì tốt hơn)

VA − IR1 − ε1 − IR 2 + ε2 + ε3 − IR 3 = VB
Suy ra
UAB = VA − VB = ε1 − ε2 − ε3 + I(R1 + R 2 + R 3 )

You might also like