You are on page 1of 6

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHI NHÁNH VIETTEL KHÁNH HÒA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


     

THUYẾT MINH
THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG
Dự án : Phát triển Hệ thống thông tin di động năm 2009
Hạng mục: Thi công xây dựng trạm biến áp 15kVA-12,7/0,23kV cấp điện cho
trạm BTS KHA354 – tỉnh Khánh Hòa

I. THUYẾT MINH TỔNG QUÁT:


1. Phần đường dây trung áp xây dựng mới:
+ Tuyến đường dây : 12,7kV: 2290m (dây AC-50mm2 đơn tuyến).
+ Điểm đầu : Tại cột 471-745.
+ Điểm cuối : Tại TBA 15kVA-12,7/0,23kV (xây dựng mới).
+ Trụ trồng mới : 46 vị trí (Trụ BTLT 12m).
+ Móng một đà cản : 16 móng (M12a).
+ Móng hai đà cản : 08 móng (M12aa).
+ Móng khối : 22 móng (MT-02).
+ Móng néo : 22 móng (MNX-02).
+ Tiếp địa lặp lại : 09 bộ

2. Phần trạm biến áp : 01 trạm


+ Công suất : 15kVA-12,7/0,23kV
+ Loại trạm : Trạm treo ngoài trời, trụ đơn BTLT 12m.

1. Phần đường dây hạ áp xây dựng mới:


+ Tuyến đường dây : 0,23kV: 2435m (dây LV-ABC 2x70 đơn tuyến).
+ Điểm đầu : Tại TBA 15kVA-12,7/0,23kV (xây dựng mới).
+ Điểm cuối : Tại trạm BTS KHA 354.
+ Trụ trồng mới : 55 vị trí (Trụ BTLT 8,4m).
+ Móng khối : 55 móng (MT-01).
+ Móng néo : 12 móng (MNX-02).
+ Tiếp địa lặp lại : 11 bộ

II. BIỆN PHÁP THI CÔNG:


1. Công tác định vị tuyến đường dây:
- Sau khi nhận bàn giao tuyến đường dây và mặt bằng thi công, đơn vị thi công
sẽ tiến hành công việc trắc địa để thông tuyến chia cột mốc trung gian.
- Cọc phải bố trí sao cho không trở ngại giao thông và phải được bảo vệ tránh
hư hại, ký hiệu cọc tim móc đường dây phải dùng sơn.
- Khi có những phát hiện sai khác so với thiết kế ban đầu hoặc vướng mắc trong
quá trình thi công phải thông báo ngay cho bên chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để có
biện pháp xử lý.

2. Công tác vận chuyển:

Trang 1
Trước khi vận chuyển, phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện và nhân lực phù hợp
với loại vật tư cần vận chuyển. Đồng thời cần kiểm tra khảo sát tình trạng các tuyến
đường vận chuyển để có biện pháp vận chuyển phù hợp.
- Vận chuyển cột: Phải dùng xe chuyên dùng phù hợp với từng loại cột ( loại
cột và chiều dài). Khi vận chuyển phải kê lót sàn, chằng buộc chắc chắn. Khi bốc dỡ
cột lên xuống phương tiện vận chuyển, phải dùng cẩu hoặc thiết bị tương đương, cấm
không được bẩy cột rơi xuống từ phương tiện vận chuyển.
- Vận chuyển dây dẫn: Phải giữ nguyên rulo, tránh vận chuyển chung với các
vật rắn khác có khả năng gây va đập hư hỏng, phải để ở tư thế áp lăn ( tư thế thẳng
đứng).
- Vận chuyển sứ cách điện và các vật tư thiết bị phải để nguyên kiện khi vận
chuyển ( theo hướng dẫn của nhà chế tạo), tránh vận chuyển chung với các vật rắn
khác có khả năng gây va đập hư hỏng.
- Vận chuyển các loại thiết bị điện khác ( Máy biến áp, …) phải được vận
chuyển và bốc dỡ theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, không được xảy ra hư hỏng
thất lạc, khi đưa vào vị trí lắp đặt phải lập biên bản xác nhận hiện trạng của máy.

3. Lán trại phục vụ thi công và kho bãi tập kết vật tư, thiết bị :
- Kho chứa vật tư, thiết bị là kho kín, đủ rộng, thông thoáng để bảo vệ vật tư,
thiết bị. Tất cả các vật tư thiết bị được kê trên sàn gỗ cách mặt đất 0,5m để tránh ẩm
ướt.
- Các vật tư, thiết bị : sứ đỡ, chuỗi néo, cầu chì tự rơi, chống sét van, TU, TI
được bố trí 1 ngăn riêng biệt với các vật tư khác.
- Các vật tư đường dây khác như : phụ kiện chuỗi néo, kẹp, đầu cốt… được sắp
xếp gọn gàn, ngăn nắp để dễ tìm kiếm và tránh thất lạc.
- Kho chứa vật tư gồm: xi măng, cốt thép, bu lông, xà, tiếp địa… được bao che
bằng tôn đảm bảo không thấm dột.
- Kho chứa xi măng có diện tích đủ rộng đảm bảo cho lượng xi măng là liên tục
và kịp thời trong suốt quá trình thi công. Xi măng được xếp trên kệ sàn gỗ cao 0,5m.
Xi măng được lưu kho và xuất kho lần lượt sao cho không xi măng có xi măng lưu quá
20 ngày.
- Khu vực chứa cốt thép và các kết cấu thép khác được phân theo từng loại,
cách ly khỏi mặt đất bằng gối kê.
- Khu vực tập trung cát đá, được bố trí trên nền khô ráo, sạch sẽ không lẫn đất,
ngăn cách giữa các kích cỡ khác nhau tránh tình trạng lẫn lộn các kích cỡ khác nhau.
- Bãi tập kết trụ gần vị trí thi công thuận tiện cho việc trung chuyển, thi công,
nhưng không làm ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của người dân.

4. Công tác đào đắp hố móng, rãnh tiếp địa, mương cáp ngầm:
4.1. Đào hố móng trụ khi gặp đá:
Đào đá bằng thủ công: Dùng búa, đục đá chuyên dụng kết hợp máy khoan đá
tiến hành đào đá để đảm bảo chiều sâu của hố móng theo thiết kế. Sau khi kiểm tra hố
móng đảm bảo chiều sâu, chiều rộng và độ bằng phẳng theo thiết kế.
Quá trình thi công phải bảo đảm đất đá không vươn vãi ra đường gây mấy an
toàn giao thông.
4.2. Đắp đất
- Đắp đất móng phải đắp thành từng lớp rồi đầm chặt. Độ chặt và chiều dày
từng lớp đất đắp theo như bản vẽ thiết kế quy định.

Trang 2
- Nền công trình và các kết cấu khuất lấp dưới đất trước khi đắp phải được kiểm
tra và được nghiệm thu.
- Khi đắp hố móng trên nền đất ướt hoặc ngập nước phải tiến hành tiêu thoát
nước và vét bùn. Không dùng đất khô trộn lẫn với đất ướt để đắp.

5. Công tác làm móng :


5.1. Định vị công trình:
- Sau khi nhận bàn giao các cọc và tim mốc, phải tiến hành đóng thêm những
cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc,
chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp…v.v. Những cột móc phải được dẫn ra ngồi
ảnh hưởng của xe máy thi công và phải được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng
khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.
- Công tác định vị, dựng khuôn phải xác định được vị trí tim, trục công trình,
chân mái đất đắp mép đỉnh mái đất đào.
- Phải sử dụng máy trắc địa để định vị công trình và phải có bộ phận trắc địa
thường trực ở công trường để theo dõi thường xuyên cột móc công trình.

5.2. Đào và đắp đất: ( đã được nêu trên )


5.3. Công tác bê tông :
Yêu cầu kỹ thuật thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép của các hạng
mục công trình nêu trong hồ sơ này căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-
95 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Qui phạm thi công và nghiệm thu
và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5724- 93. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, điều
kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu.

6. Công tác tiếp địa : Công tác tiếp đất phải đảm bảo theo các yêu cầu sau:
- Trước khi tiến hành đóng tiếp địa, phải kiểm tra đô sâu, chiều dài của hố phải
đảm bảo yêu cầu thiết kế.
- Khi đóng tiếp địa, chú ý khoản cách giữa các cọc đảm bảo yêu cầu thiết kế.
- Dùng búa để đóng cọc, khi gặp đất khó đóng, có thể đào để chôn cọc nhưng
lúc lấp đất phải chèn chung quanh cọc thật chặt bằng đất mịn, tránh lẫn sỏi, rác.
- Trước khi đặt các thanh nối đất nên rãi ở đáy rãnh một lớp đất mịn dày từ
50mm đến 100mm có đầm kỹ.
- Các chỗ tiếp xúc giữa cọc và thanh dẫn phải hàn thật kỹ. Sau đó quét 3 lớp
bitum chống rỉ tại các mối hàn này đảm bảo kỹ thuật theo thiết kế.
- Trước khi lấp đất, các mối hàn nối cần phải được kiểm tra một lần nữa.
- Đất dùng để lấp rãnh phải là đất rời mịn, không lẫn sỏi đá hoặc rác, trình tự
lấp đất theo từng lớp một, sau mỗi lớp đất dày khoản 200mm đầm kỹ một lượt, nếu
tưới nước cho đất ẩm thì càng tốt.
- Đặt tiếp đất : sau khi dựng cột xong, cũng như lắp thiết bị, phải bắt ngay tiếp
đất vào theo đúng qui định để đề phòng sét đánh. Tất cả các bản tiếp đất và bulong cần
phải mạ kẽm với chiều dày lớp mạ > 80µm, dây bắt tiếp đất phải ngay ngắn, thẳng
thắn. Bulong tiếp đất vặn phải trơn, bản tiếp đất phải tiếp xúc tốt. Cấm dùng búa đóng
chặt bulong tiếp đất vào cột.
7. Công tác dựng cột :
- Do công trình dọc theo tuyến đường ĐT652 để đảm bảo việc thi công nhanh
nhưng không cản trở việc lưu thông người và xe công tác dựng trụ BTLT dùng xe cẩu.
Những vị trí không dùng cẩu được thì dựng bằng thủ công.

Trang 3
Trước khi dựng trụ:
+ Vệ sinh đế trụ sạch sẽ.
+ Kiểm tra thân trụ không bị biến dạng.
a/ Dựng trụ bằng cẩu :
- Kiểm tra xích, cáp máy móc cẩn thận trước khi tiến hành công việc.
- Việc dựng trụ bằng cẩu phải nắm rõ các bước thực hiện từ khâu duy chuyển
trụ đến vị trí đế trụ.
- Thao tác cẩu thuần thục, nhanh gọn tránh va chạm đến các công trình công
cộng xung quanh.
- Việc choàng xích buột vào thân trụ phải do thợ chuyên nghiệp và có trình độ
nghiệp vụ.
- Chỉ huy dựng trụ bằng cẩu phải có kinh nghiệm trong công tác dựng cột, bậc
an toàn cao.
- Khi cẩu trụ lên khỏi mặt đất 15 cm phải dừng lại để kiểm tra dây buột có chắc
chắn không rồi mới từ từ đưa cột vào vị trí đế trụ. Tiếp đó xiết ốc vào bulong đế trụ và
lắp tiếp địa vào cột.
b/ Dựng trụ bằng thủ công:
- Việc nối dây, tết dây cáp thép, buộc dây vào trụ do công nhân có trình độ kỹ
thuật và kinh nghiệm thực hiện.
- Dựng cột bằng thủ công (bằng tó) : Khi dựng cột lệnh chỉ huy phải thống nhất.
Lệnh chỉ huy ban ra khi đã kiểm tra bố trí hoàn chỉnh phương án dựng. Khi trụ lên
được 5 độ thì phải ngừng kéo pa lăng để kiểm tra toàn bộ xem có hiện tượng gì không,
nếu không tốt thì phải xử lý ngay. Sau đó mới tiếp tục dựng. Khi trụ lên được tới 45 độ
thì kéo pa lăng chậm hẳn lại rồi kéo tời và để chân từ từ vào vị trí đế trụ và đứng
thẳng. Lúc này có thể dùng xà beng v.v… để chỉnh trụ vào đúng đế móng. Dùng quả
dọi hoặc máy kinh vĩ để kiểm tra trụ thẳng đứng.
- Trước khi lắp dựng phải kiểm tra lại móng cột nhụ : độ chênh cao mặt móng,
các bulong móng… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho công tác lắp dựng.
- Vận chuyển vật liệu từ trên cao xuống hoặc từ chỗ này qua chỗ khác không
được tung ném mà phải đặt nhẹ nhàng hoặc buộc vào dây để kéo lên, dòng xuống.
Trụ BTLT sau khi dựng và hiệu chỉnh thẳng đứng xong, phải bắt ngay bulong kèm tiếp
địa vào trụ đề phòng sét đánh. Sau khi đã lắp đủ tán thì tiến hành phá ren, hoặc dùng
vữa xi măng phủ bên ngoài các bulong đế móng.
- Xúc đất thừa đổ tại nơi quy định.

8. Lắp xà, chuỗi cách điện, sứ, phụ kiện :


- Công tác này được thực hiện hoàn thành trong từng khoảng néo và xà được
lắp trên cao.
- Trước khi lắp đặt xà phải kiểm tra quy cách và hình dáng theo thiết kế các chi
tiết và bulong đai ốc cho thích hợp. Xà sau khi lắp yêu cầu phải ngay ngắn, chắc
chắn.Các khoản cách đúng thiết kế. Cấm lắp thiếu chi tiết như thanh giằng, tụ điện
đánh cong vênh thanh xà chính và các chi tiết phụ để bắt bulong ( kể cả đánh cong
bulong), dùng loại bulong hụt răng hoặc quá dài phải đệm trên 3 vòng đệm.
- Chỉ khi nào trụ đã chèn móng vững chắc ( hoặc đã xiết chặt đai ốc các trụ sắt )
và bỏ dây chằng tạm rồi mới cho phép người leo lên trụ để làm việc.
- Nếu bắt xà khi trụ đã dựng thì đưa xà lên bằng cách treo puly trên ngọn và
dùng thừng để kéo lên.

Trang 4
- Sứ cách điện rất dễ vỡ nên thao tác phải nhẹ nhàng, trước khi lắp phải lau chùi
sạch sẽ, phải kiểm tra trường hợp cách điện bị vỡ, hư hỏng mà mắt thường có thể nhìn
thấy được. Khi vận chuyển nhất thiết phải để trong hòm hoặc trong sọt có chèn rơm, rạ
không được kéo lê trên mặt đất.
- Khi lắp sứ chuỗi phải kiểm tra ký hiệu và số lượng bắt đúng theo yêu cầu thiết
kế, kèm theo đầy đủ phụ kiện có mạ kẽm nhúng nóng. Tất cả các loại sứ lắp trên trụ
phải được thí nghiệm mẫu theo lô.
- Các loại sứ lắp trên trụ phải ngay thẳng. Loại sứ có chân ren vặn chân vào cho
hết chân sứ cách điện đứng khi lắp lên xà phải đủ vòng đệm đai ốc theo thiết kế. Mặt
tiếp xúc giữa chân, vòng đệm và mặt xà phải tốt ( nếu bẩn phải cạo sạch )
- Khi lắp các loại sứ xong phải lau sạch cả mặt trong và ngoài, nếu dính sơn
phải dùng xăng chùi sạch. Cấm dùng dao hoặc các vật bằng kim loại để cạo bẩn hoặc
cạo sơn trên mặt sứ và vật cách điện.
- Khi lắp sứ chuỗi phải đặt kẹp giữ buộc dây và cáp tời, dây tời luồn qua puly
đặt trên xà gần chuỗi sứ. Kéo căng dây dẫn bằng tời và dây dẫn được bắt giữ trong kẹp
siết của chuỗi sứ đó. Với các chuỗi néo đầu tiên thì buộc sứ ở dưới đất và dây dẫn
được kéo lên cùng với chuỗi sứ.
- Sử dụng các dụng cụ thi công thích hợp theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo khi
lắp đặt các phụ kiện sứ.

9. Công tác thi công lắp đặt vật tư, thiết bị, đèn, tủ điện và trạm biến áp:
- Trước khi lắp đặt máy biến áp phải nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế và các
catalogue cùng với những hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. đồng thời kiểm tra đầy
đủ các phụ kiện và dụng cụ thi công cần thiết trước khi lắp đặt.
- Khi máy biến áp chưa lắp đặt phải bảo quản nơi khô ráo. Cần bảo vệ các cụm
sứ, tránh để bể, mẻ, nứt. Tốt nhất là để trong kho có mái che.
- Máy biến áp và các vật tư khác không được để quá gần nhau, để tránh làm hư
hỏng các bộ phận tản nhiệt, các thiết bị kèm theo khác.
- Khi nhận máy biến áp nhà thầu kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy như: vỏ
máy, sơn, dầu máy, và các phụ kiện kèm theo. Đối chiếu biên bản giao nhận hàng với
máy biến áp nhận được.
- Khi vận chuyển : máy biến áp luôn phải được buộc chặt không được dịch
chuyển tránh bị va đập. Không được buộc cụm cách tản nhiệt, sứ cách điện.
- Với trạm biến áp treo trên cột : trước khi lắp đặt phải tiến hành lắp đặt xà đỡ,
kiểm tra xiết chặc bulong xong mới tiến hành lắp máy. Tùy địa hình có thể lắp máy
bằng cẩu hoặc bằng pa lăng để đưa máy vào vị trí lắp đặt. Máy không được đặt nghiên
quá 15o.
- Cáp cẩu phải được móc đúng vào vị trí treo máy. Khi nâng hạ máy phải từ từ,
nhẹ nhàng ở vị trí thẳng đứng ( để dầu không bị chảy tràn ra ngoài), không để cáp cẩu
tì hoặc va chạm vào sứ.
- Tủ điện hạ áp được lắp trọn bộ tại xưởng của đơn vị thi công, trước khi lắp đặt
phải kiểm tra đúng bản vẽ và thiết kế mời được lắp đặt.
- Công tác đấu dây: trước khi đấu dây, phải ép đầu cốt bằng máy ép thủy lực,
lực ép đạt yêu cầu theo quy định của thiết kế. Sau đó tiến hành đấu dây, sau khi đấu
dây xong phải kiểm tra lại sơ đồ đấu dây đúng theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Sau đó,
tiến hành kiểm tra đo đạc, kiểm tra thông mạch và hiệu chỉnh thiết bị.
- Khi lắp đặt máy biến áp xong thì tiến hành lắp đặt biển báo nguy hiểm, biển
tên trạm theo quy định.

Trang 5
- Việc lắp ráp mạch nhị thứ bao gồm việc làm vệ sinh đầu cáp, đặt dây dẫn, cáp,
tẽ cáp và đấu ruột cáp vào các đầu kẹp. Trong mọi trường hợp, cấm nối theo kiểu vặn
xoắn các đầu cáp ở mạch nhị thứ.
- Ruột của dây dẫn và cáp đấu vào và tiếp xúc của đồng hồ phải có độ dài dự
phòng để trong trường hợp đầu ruột bị đứt, có thể đấu lại vào đầu kẹp được, các đầu
kẹp gần kề nhau có thể được đấu nối với nhau bằng các đoạn đấu tắt.
- Đấu các ruột cáp và các đoạn đấu tắt giữa các đầu kẹp, ở các góc phải được
uốn cong như nhau, còn các chiều dài trên 200m phải dùng ti dê giữ.
- Đấu các ruột dây dẫn và cáp điều khiển được luồn các đầu bọc bằng vật liệu
cách điện hoặc cắt từ ống ghen clovinin dài khoản 10mm để giữ ký hiệu.
- Đấu cáp phải được bấm đầu cốt trước khi đấu vào các đầu kẹp.

10. Thí nghiệm, hiệu chỉnh :


- Việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm được
thực hiện dưới sự giám sát của bên chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư ủy quyền.
Nhà thầu tiến hành đầy đủ các hạng mục thí nghiệm trong quá trình thi công theo quy
định của ngành điện và xây dựng. Sau khi tiến hành xong nhà thầu phải lập biên bản
thí nghiệm đưa vào hồ sơ hoàn công. Các hạng mục thí nghiệm đạt tiêu chuẩn là cơ sơ
để tiến hành các công việc tiếp theo. Công tác thí nghiệm gồm có :
- - Thí nghiệm phần điện : Các loại vậ tư thiết bị như : FCO, LBFCO, LA, MBA,
APTOMAT, điện năng kế, …Nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm, hiệu chỉnh trước khi
lắp đặt. Riêng phần tiếp địa, sau tiến hành thi công xong phải thí nghiệm đo chỉ số điện
trở đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế.
- - Thí nghiệm phần xây dựng : Toàn bộ cát, đá, xi măng, sắt, trước khi đưa vào
thi công phải tiến hành thí nghiệm, trong quá trình thi công phải ép mẫu bê tông theo
quy định sau đó tiến hành ép mẫu bê tông để bổ sung biên bản thí nghiệm vào hồ sơ
nghiệm thu.
-
11. Công tác thu dọn và vệ sinh sau khi thi công:
Đơn vị thi công có trách nhiệm thu dọn, làm sạch và hoàn trả lại mặt bằng mà
trong quá trình thi công đã bị hư hại hoặc chiếm dụng. Tất cả máy móc, vật tư thiết bị,
các nguyên vật liệu và đất còn dư trong quá trình thi công phải được dọn sạch sẽ, đảm
bảo mỹ quan chung của khu vực. Công tác này chỉ được công nhận là hoàn tất khi
được chủ đầu tư xác nhận, và phải được hoàn tất trước ngày nghiệm thu đóng điện 3
ngày.

CHI NHÁNH VIETTEL KHÁNH HÒA

Trang 6

You might also like