You are on page 1of 60

BIỆN PHÁP THI CÔNG

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN


Người thực hiện

Huỳnh Tuấn Cường


MỤC LỤC

CHƯƠNG 01: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN DÂY………………………4

CHƯƠNG 02: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THANG MÁNG CÁP………………….37

CHƯƠNG 03: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT DÂY VÀ CÁP ĐIỆN…………………..48

CHƯƠNG 04: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN……………………….58

CHƯƠNG 05: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN VÀ BUSWAY……………...68

CHƯƠNG 06: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA VÀ CHỐNG
SÉT………………………………………………………………………………………………...81

CHƯƠNG 1 : BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN DÂY

Trang 2/60
A. BIỆN PHÁP THI CÔNG ỐNG ÂM SÀN HỆ THỐNG ĐIỆN.

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:


1. Lập bản vẽ thi công:
- Dựa vào bản vẽ thiết kế cơ sở và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi
công lắp đặt.
- Bản vẽ thi công được ban quản lí, tư vấn giám sát thẩm duyệt.
- Sau khi bản vẽ được phê duyệt, nhà thầu kiểm tra lại bản vẽ thi công, bóc tách khối lượng
vật tư cần sử dụng.
- Kỹ sư giám sát giao toàn bộ bản vẽ được phê duyệt cho đội trưởng thi công, cùng nhau
nghiên cứu đưa ra phương án thi công tối ưu nhất.

Bản vẽ kẹp file còng A3

Bản vẽ kẹp file còng A3


2. Chuẩn bị vật tư:

Trang 3/60
- Dựa vào tiến độ thi công chi tiết để dự trù vật tư cho từng giai đoạn.
- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công.
- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu.
- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình.
- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt
- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết.
- Mời đại diện chủ đầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào.
- Tiến hành cho nhập kho.

Hình ảnh kho bãi

3. Mặt bằng thi công:

Trang 4/60
- Đội trưởng thi công khảo sát kỹ mặt bằng, điều kiện làm việc, nguồn điện, nước tạm phục
vụ cho quá trình làm việc. Đồng thời tổ chức kết hợp với các đơn vị khác mà không ảnh
hưởng đến nhau.
- Vị trí làm việc phải đảm bảo được sự an toàn thì mới tiến hành cho thi công, nếu không đạt
yêu cầu đội trưởng thông báo lại cho kỹ sư giám sát để có biện pháp giải quyết.
4. Bố trí nhân lực:
- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.
- Công nhân thi công phần ống luồn cho điện sẽ được chia theo từng đội, nhóm. Ví dụ một
đội điển hình như sau: ( Có thể thi công đồng thời 5 căn/tầng).
 Mỗi đội từ 15 đến 20 người.
 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người.

5. Dụng cụ thi công:

- Danh sách số lượng dụng cụ thi công phần âm sàn:


Số TT Tên Công suất(W) ĐV SL Ghi chú
Cấp đủ và có dự phòng
1 Máy cắt cầm tay 680 cái
để đảm bảo thi công
Cấp đủ và có dự phòng
2 Máy khoan tay 860 cái
để đảm bảo thi công
Cấp đủ và có dự phòng
3 Kìm cắt sắt cái
để đảm bảo thi công
Cấp đủ và có dự phòng
4 Kìm bấm cái
để đảm bảo thi công
Thước mét, thước Cấp đủ và có dự phòng
5 cái để đảm bảo thi công
dây,..
Cấp đủ và có dự phòng
6 Kéo cắt cái
để đảm bảo thi công
Cấp đủ và có dự phòng
7 Búa cái
để đảm bảo thi công
Cấp đủ và có dự phòng
8 Cưa tay cái
để đảm bảo thi công
Cấp đủ và có dự phòng
9 Lò xo uốn ống cái
để đảm bảo thi công
Dụng cụ khác: bắn
10 lô cấp đủ
cos….
Vật tư phụ phục vụ thi
11 lô cấp đủ Băng keo, mút, xốp
công

Trang 5/60
Trang 6/60
II. BIỆN PHÁP THI CÔNG:
Trình tự công việc:

Stt Công việc Nhà thầu

1 Gia công vật tư thi công lắp đặt ống luồn dây điện PVC âm sàn: M&E
Các hộp nối được bịt kín mặt dưới bằng băng keo tránh tình
trạng bê tông lọt vào khi đổ bê tông sàn.

2 Ghép cốp pha sàn. Xây Dựng

3 Xác định lấy dấu vị trí thiết bị điện trên sàn theo tâm trục và M&E
dầm.
Vị trí Thiết bị được đánh dấu bằng sơn.

4 Vận chuyển vật tư lên sàn cần thi công đúng theo khối lượng đã M&E
được tính toán theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Tránh
tình trạng thừa và thiếu vật tư khi thi công.

5 Đan, buộc thép sàn lớp 1. Xây Dựng

6 Thi công lắp đặt ống luồn dây điện PVC và hộp đấu dây: M&E
- Uốn ống bằng lò xo đúng chủng loại, đúng đường
kính của ống.
- Đặt lò xo vào đúng vị trí ống cần được uốn để
tránh tình trạng ống bị bẹp, gẫy.
- Tại các vị trí ống được uốn cong nhiều điểm và
các đường ống có độ dài trên 8m thì đặt thêm hộp nối để
đảm bảo cho việc thi công luồn dây điện.
- Xác định vị trí của thiết bị, hướng đi của các lộ
dây, đặt các hộp chia cho phù hợp (tránh thừa, thiếu).
- Uốn một đầu ống, đo, cắt , bôi keo vào đầu ống và
gắn ống vào hộp chia. Các mối nối phải được gắn chặt và
buộc cố định chắc chắn vào lớp thép 1.
- Cố định hộp chia ngả nằm phía dưới lớp thép 1
đúng vị trí đã được xác định không để hộp chia bị vênh hoặc
nổi so với mặt cốt pha sàn.
- Khi thi công các đường ống chờ lên sàn hoặc chờ
xuống trần để nối ống tới các thiết bị (tủ điện, công tắc, ổ
cắm…) các đầu ống sẽ được nối chờ bằng khớp nối trơn,
bọc xốp và quấn băng dính chắc chắn để thuận tiện cho việc
đấu nối giai đoạn sau và tránh vữa bê tông lọt vào.
- Kiểm tra các mối nối măng xông đảm bảo chắc và

Trang 7/60
kín.
- Riêng với các đầu ống đặt chờ trên mặt sàn, sẽ
được bịt kín bằng xốp nhựa mềm ,bang keo và ngập trong bê
tông phần nổi trên mặt sàn là 7-8cm sau khi đổ sàn xong bê
tông cứng triển khai khui xốp thông dây mồi cắt bịt đầu ống
chờ bằng mặt sàn để tránh tình trang các thiết bị vận chuyển
qua lại .
- Các vị trí chờ sẽ được đánh dấu bằng sơn mầu để
dễ nhận thấy (các vị trí này nằm giữa các tường xây ngăn)
- Tuyến ống phải được cố định vào khung sắt bằng
dây kẽm buộc, chèn thêm khung sắt phụ tại những vị trí cần
thiết, các mối nối ống phải được dán keo kỹ, đối với tuyến
ống thẳng sẽ buộc dây thép lặp lại ít nhất mỗi khoảng 0,8m
- Các đường ống phải có khoảng cách để bê tông có
thể xen vào (khoảng cách tối thiểu là 50mm)
- Các tuyến ống không được đi quá sát các ống
sleeve: khoảng cách không <20 cm.
- Hộp âm năm trong bê tông phải được lắp đầy
bằng box xốp, và dán băng keo kín bề mặt tránh tình trạng
bê tông vào
- Các đường ống được buộc cố định chắc chắn trên
lớp thép 1.
- Các đầu ống âm sàn đi lên phải uốn cong 90 độ và
cuối đầu down được định vị dây thép buộc và xốp chờ.

7 Nghiệm thu nội bộ công việc thi công lắp đặt ống PVC âm sàn M&E
theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.
- Kiểm tra vị trí, kích thước các thiết bị.

- Kiểm tra đường đi của các lộ dây và kích thước


đường kính của các tuyến ống.
- Kiểm tra các điểm uốn ống (không gập, không
bẹp, vỡ…)

8 Thu gọn vật tư rơi vãi, dọn vệ sinh, hoàn trả mặt bằng thi công M&E
cho nhà thầu xây dựng.

9 Mời Đại diện tư vấn giám sát và Đại diện chủ đầu tư tiến hành M&E
nghiệm thu theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt.

10 Bàn giao mặt bằng. M&E–Xây Dựng

11 Giám sát khi đổ bê tông sàn M&E

Trang 8/60
- Nhà thầu bố trí từ 1 đến 2 công nhân có nhiệm vụ
giám sát và sửa chữa khi nhà thầu xây dựng tiến hành thi
công đổ bê tông sàn để tránh tình trạng khi thi công đổ bê
tông máy móc và công nhân thi công làm hư hỏng và xê
dịch vị trí các đường ống và hộp nối dây chờ thiết bị.

Chi tiết đầu chờ ống dưới đáy dầm

Chi tiết hộp chờ trên trần bê tông

Trang 9/60
Hình ảnh thi công âm sàn
Hình ảnh thi công âm sàn

Hình ảnh thi công ống âm sàn

Hình ảnh thi công âm vách bê tông

Trang 10/60
B. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT ỐNG LUỒN DÂY ĐIỆN ÂM TƯỜNG, ĐẾ ÂM CHO
CÔNG TẮC, Ổ CẮM, TỦ ĐIỆN ÂM TƯỜNG.

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:


1. Lập bản vẽ thi công:

- Dựa vào bản vẽ thiết kế cơ sở và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ shop
thi công lắp đặt các hạng mục liên quan.

- Bản vẽ shop thi công được Tư Vấn Giám Sát, QLDA thẩm duyệt.

- Sau khi bản vẽ được phê duyệt, nhà thầu kiểm tra lại bản vẽ thi công, bóc tách khối lượng
vật tư cần sử dụng.

- Kỹ sư giám sát triển khai bản vẽ được phê duyệt cho đội trưởng ,nhóm thi công, cùng nhau
nghiên cứu đưa đưa ra phương án thi công tối ưu nhất.

2. Chuẩn bị vật tư:

- Dựa vào tiến độ thi công chi tiết để dự trù vật tư cho từng giai đoạn.

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công.

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu.

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình.

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết.

- Mời TVGS & đại diện Chủ Đầu Tư nghiệm thu vật liệu đầu vào.

- Tiến hành cho nhập kho.

3. Mặt bằng thi công :

- GSKT, Đội trưởng thi công khảo sát kỹ mặt bằng,điều kiện làm việc, nguồn điện, nước tạm
phục vụ cho quá trình làm việc. Đồng thời tổ chức kết hợp với các đơn vị khác mà không
ảnh hưởng đến việc thi công.

- Vị trí làm việc phải đảm bảo được sự an toàn thì mới tiến hành cho thi công, nếu không đạt
yêu cầu đội trưởng thông báo lại cho kỹ sư giám sát để có biện pháp giải quyết.

4. Bố trí nhân lực:

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết.

- Công nhân thi công phần ống luồn cho hệ thống điện, điện nhẹ sẽ được chia theo từng đội,
nhóm.

Ví dụ một đội điển hình như sau: ( Có thể thi công đồng thời 5 căn/tầng).

Trang 11/60
 Mỗi đội từ 15 đến 20 người.

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người.

5. Dụng cụ thi công:

- Danh sách số lượng dụng cụ thi công phần ống luồn âm sàn:
Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công cho từng nhóm, đội.

Số Tên thiết bị & dụng cụ thi Công Đơn


Số lượng Ghi chú
tt công suất (w) vị
Cấp đủ và có dự phòng
1 Máy bắn laser cái cấp đủ
để đảm bảo thi công
2 Máy cắt tường 1800 cái cấp đủ nt
3 Máy khoan đục bê tông 860>160 cái cấp đủ nt
4 Máy khoan bê tông 850 cái cấp đủ nt
5 Máy khoan sắt ( cầm tay ) 850 cái cấp đủ nt
6 Kìm cắt sắt cái cấp đủ nt
7 Kìm bấm cái cấp đủ nt
8 Thước mét cái cấp đủ nt
9 Thang chữ A ghế gỗ cái cấp đủ nt
10 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ nt
11 Cưa tay cái cấp đủ nt
12 lò xo uốn ống cái cấp đủ nt
13 Dụng cụ khác lô cấp đủ nt
14 Vật tư phụ phục vụ thi công lô cấp đủ nt

Trang 12/60
II. BIỆN PHÁP THI CÔNG:
1. Qui trình thi công.

2. Xác định vị trí


Nghiệm thu với đơn vị trắc đặt trục tọa độ và cốt cao độ của sàn hoàn thiện.

Căn cứ vào mốc được định vị chuẩn sau khi nhận bàn giao để xác định tọa độ các vị trí thi
công làm cơ sở để xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống ống luồn dây.

Sử dụng máy laze xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp livo để xác định toạ độ, kích
thước và vị trí của ống điện âm tường đế âm và tủ điện theo bản vẽ thi công đã được phê
duyệt.

Trang 13/60
Cốt cao độ so với sàn hoàn thiện tại các khu vực xây dựng bàn giao

Sử dụng máy lazer xác định vị trí, cao độ


Hình ảnh định vị vị trí cắt đục bằng máy laze

3. Xác định vị trí ống, box, tủ điện âm tường.


- Sử dụng máy bắn laser xác định vị trí hoặc dùng thước kết hợp thước cân thủy để xác định
toạ độ, kích thước bản vẽ thi công ống luồn dây, tủ điện, đế âm. Căn cứ vào mốc được định
vị chuẩn sau khi nhận bàn giao để xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sở để xác định
vị trí, tuyến đi của hệ thống ống luồn dây, tủ điện, đế âm.

Trang 14/60
Chi tiết lắp đặt ống âm tường điển hình

Chi tiết lắp đặt box âm tường

Hình ảnh điển hình ống qua dầm tầng hầm

Trang 15/60
4. Bật mực lấy dấu vị trí cắt đục tường.

Hình ảnh đánh dấu vị trí trên tường ( Ví dụ: Cho đế âm, ống luồn dây).

- Sau khi dùng máy laze xác định được vị trí và cao độ của vị trí đi ống âm tường, đánh dấu
hai điểm đầu và cuối để tiến hành bật mực đánh dấu.

- Sử dụng livo để kiểm tra lại độ nghiêng đường mực

- Sau khi định vị các vị trí cắt đục tường đi ống âm thì sẽ mời các bên nghiệm thu Tư vấn
giám sát, Ban quản lý dự án sau đó mới tiến hành cắt, đục.

Trang 16/60
5. Cắt khoét tường, vách
- Sau khi xác định vị trí cần cắt, khoét trên tường, vách ta tiến hành dùng máy cắt để cắt các
mạch tường nhẹ, tường gạch, tường bê tông…

- Máy cắt được sử dụng là máy cắt 1 và 2 lưỡi và có khả năng hút bụi trong quá trình cắt.

- Khi cắt xong thì tiến hành trải bạt, sau đó dùng búa đục và máy đục tay chuyên dụng để
đục những mảng tường gạch nhẹ, tường gạch, tường bê tông

- Công tác cắt đục xong phải tiến hành dọn vệ sinh sạch khu vực thi công để chuẩn bị công
tác lắp ống.

- Đường cắt được quy định như sau:

 Đối với trường hợp 1 ống: Mạch cắt trên tường vách rộng hơn đường kính ống 10mm
(Cắt rộng hơn mép ngoài của ống là 5 mm – một bên).

 Đối với trường hợp 2 ống trở lên: Mạch cắt trên tường vách rộng hơn khoảng cách
giữa 2 mép ngoài cùng của các ống 10mm (Cắt rộng hơn mép ngoài của 2 ống ngoài
cùng là 5 mm – một bên).

Lưu ý:

 Khoảng cách từ mép ngoài của ống đến mặt hoàn thiện 15mm -> 20mm.

 Đoạn cắt bê tông sâu tối đa 20mm>50mm.

 Khi cắt bê tông phải có dưỡng hảm để khống chế độ sâu vết cắt.

Trang 17/60
Hình ảnh Vết cắt trên tường gạch và đà bê tông

Hình ảnh Cắt Đục trên tường, Đà bê tông.

Trang 18/60
Hình ảnh dọn vệ sinh sau khi cắt đục (Dọn dẹp cho vào tải để chuyển xuống dưới)
6. Đặt ống âm tường:

Sau khi đã cắt khoét tường ta tiến hành lắp ống âm tường, hộp đế âm và tủ điện.Tại vị trí hộp
đế, tủ điện với ống được kết nối bằng đầu măng sông ren để tăng thêm phần liên kết gắn chặt cũng
như phần thẩm mỹ. Tiếp tục sử dụng đinh hoặc vít cấy để cố định ống lại trong tường.

Trang 19/60
7. Trám hồ và đóng lưới:

Sau khi nghiệm thu công tác lắp ống âm tường xong, tiến hành công tác trám hồ đường
ống, lưu ý phải tưới nước trước khi trám hồ.

Khoảng cách từ mép cắt ra tới mép lưới ngoài của lưới là 50mm.

Trang 20/60
Hình ảnh trám hồ và đóng lưới

8. Đối với các tuyến ống luồn dây đi nổi:

Sau khi xác định các vị trí, tuyến đi của ống luồn dây, công nhân sẽ gia công các đoạn ống phù hợp
với từng vị trí, phương pháp gia công cụ thể như sau:
- Ống luồn dây được cắt bằng cưa tay, hoặc kéo cắt ống pvc chuyên dụng .

- Dùng lò xo uốn ống để uốn ống luồn.

Trang 21/60
- Nối các đoạn ống với nhau bằng măng xông có keo dán.

- Cố định ống luồn bằng kẹp và hộp chia ngã bằng vít nở.

- Cố định đế âm, hộp nối bằng nối ren và đầu vặn răng .

- Sau mỗi lần đặt xong 1 tuyến ống người thi công có trách nhiệm dùng bản vẽ thi công
kiểm tra cẩn thận để đảm bảo không nhầm lẫn giữa các tuyến ống với nhau. Sau đó dùng
sơn để đánh dấu tuyến ống.
 Cách đánh dấu màu sơn trong căn hộ như sau hoặc tùy theo tính chất của công trình:
- Đối với loại ống cho hệ thống chiếu sáng -> Đánh dấu màu Xanh dương.

- Đối với loại ống cho hệ thống ổ cắm -> Đánh dấu màu Xanh lá cây.

- Đối với loại ống dùng cho hệ thống điện nhẹ -> Đánh dấu màu Vàng.

- Đối với loại ống dùng cho hệ thống truyền hình -> đánh dấu màu Đen.

- Đối với loại ống dùng cho hệ thống Emercency và hệ thống Exit -> đánh dấu màu Nâu.
* Chú ý: Trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có
trách nhiệm báo lại cho nhà thầu xây dựng, TVGS, ban QLDA để xử lý, gia cố kịp thời.

Hình ảnh lắp đặt ống luồn dây trên trần trong căn hộ.

Trang 22/60
9. Bảo vệ ống luồn, đế âm, hộp nối:
- Đối với các ống luồn có đầu để chờ sẽ dung bang keo bịt làm kín 2 đầu để hạn chế vật liệu
lọt vào phía trong làm tắc ống .

- Với đế âm, hộp nối ta sẽ dùng mút hoặc nắp tôn bịt để không cho vật liệu rơi vào.

- Sau khi hoàn thành lắp đặt ống luồn ta tiến hành trát vữa bằng mặt gạch hoặc không vượt
quá mốc trát hoàn thiện, sau đó đóng lưới và bàn giao cho bên xây dựng. Trát hoàn thiện
trả mặt bằng (đối với bức tường đã hoàn thiện) .

- Đối với những phần ống đi âm trong tường sau khi lắp đặt xong phải kéo dây mồi nilon để
làm dây mồi sau này kéo dây và để kiểm tra tránh trường hợp bị vật lạ lọt vào ống luồn
dây.

- Vệ sinh bề mặt các đầu chờ, mặt đế âm.

- Vệ sinh khu vực thi công.


10. Nghiệm thu:
- Nghiệm thu nội bộ giữa kỹ sư giám sát và đội trưởng thi công.

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS và Ban quản lý Chủ đầu tư.

- Nghiệm thu với TVGS và Ban quản lý Chủ đầu tư.

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Trang 23/60
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THANG MÁNG CÁP

1. Phạm vi công việc:

Biện pháp mô tả hệ thống lắp đặt thang máng cáp nhằm mục đích chứa đựng lượng cáp cấp
nguồn tới các tủ điện trong tòa nhà. Quá trình này bao gồm những công việc theo tiến độ và
bản vẽ thi công đã chỉ rõ.

2. Vật tư, vật liệu:

- Dựa vào tiến độ thi công chi tiết để dự trù vật tư cho từng giai đoạn.

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công.

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu.

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình.

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết.

- Mời TVGS & đại diện Chủ Đầu Tư nghiệm thu vật liệu đầu vào.

- Tiến hành cho nhập kho.

3. Kho chứa vật tư :

- Kho vật tư thang máng cáp nên ở trong khu vực sạch, khô, khu vực “Cấm hút thuốc ” và được
người có thẩm quyền (thủ kho) kết hợp với cán bộ an toàn kiểm soát chặt chẽ

- Điều kiện bảo quản cho các loại vật tư như Ladder, tray, trunking phải được bao bọc nilong
cẩn thận. Tránh trầy xước lớp sơn tĩnh điện nhằm tránh nhiễm điện.v.v…

- Các vật tư phải được kê cách ly với mặt đất, có mái che, không được đặt các vật nặng lên
thang máng cáp tránh méo mó, biến dạng các loại thang máng cáp.

4. Công tác lắp đặt giá đỡ.

- Định vị tuyến máng theo vị trí và kích thước của bản vẽ được duyệt bởi tư vấn và chủ đầu tư.

- Đối với máng cáp 100x100, 150x100 khoảng cách giữa 2 giá đỡ là 1,2 ~ 1,5m, ty treo ren M8,
dùng Bulong nỡ M8, dùng cùm treo được chế tạo sẵn theo kích thước của máng được TVGS &
CĐT phê duyệt.

- Đối với máng cáp 200x100, 300x100 khoảng cách giữa 2 giá đỡ là 1,5~1,8m, dùng sắt
V40x40x5mm, ty treo ren loại M10, dùng Bulong nỡ M10/

- Đối với máng cáp 600x100 khoảng cách giữa 2 giá đỡ là 1,8~2m, dùng sắt V50x50x5mm, ty
treo ren loại M10, dùng Bulong nỡ M10

Trang 24/60
- Dùng dây nhợ căng theo chiều dọc của tuyến máng

- Sử dụng hệ dàn giáo đã được lắp đặt sẵn và tiến hành khoan và treo ty.

- Ty được gia công sẵn theo cao độ treo máng của bản vẽ được duyệt bởi tư vấn và chủ đầu tư.
Ty sẽ được treo thành một đường thẳng (đối với máng 150 trở xuống) hoặc hai đường thẳng song
song (đối với máng 200 trở lên).

- Sau khi treo ty xong, tiến hành treo giá đỡ.

5. Công tác lắp đặt máng cáp.

- Sau khi lắp đặt hệ giá đỡ thì tiến hành treo máng. Kiểm tra cao độ từng vị trí theo bản vẽ

- Máng trước khi tập kết ở khu vực thi công phải được vệ sinh sạch sẽ, mài những cạnh sắc
nhọn, loại bỏ những cây máng cong, vênh không đạt tiêu chuẩn.

- Đưa máng lên những giá đỡ đã được treo sẵn và tiến hành nối máng, giữa hai thanh máng nối
với nhau phải có dây nối đất (E)2.5mm2 - Cu/PVC sọc xanh vàng liên kết giữa hai thanh máng.

- Sau khi chỉnh máng ngay thẳng thì các bu long nối máng phải được xiết chắc chắn.

- Hai đầu máng nối với nhau phải khớp với nhau và phải đảm bảo phải bằng phẳng không so le
với nhau làm trầy vỏ cáp khi kéo cáp.

- Tại những vị trí máng kết nối xuống tủ, máng được đi bên trên tủ và kết nối từ trên xuống tủ.

- Sau khi lắp đặt xong tuyến máng theo bản vẽ thi công được duyệt bởi tư vấn và chủ đầu tư,
tiến hành kiểm tra những vị trí nối, những vị trí co, ngã ba, ngã tư, vị trí thay đổi cao độ máng để
mài những canh sắc nhọn có thể làm trầy xước vỏ cáp.

- Ngoài ngã 4 sẽ được đặt hàng theo tùy loại kích thước thang máng cáp, các ngã 3, co, T giảm
sẽ được đặt hàng của nhà cung cấp, hoặc gia công trực tiếp tại công trường, sau đó sơn chống rỉ
theo cùng màu thang máng cáp

- Kiểm tra độ ngay thẳng của tuyến máng, cố định máng vào hệ giá đỡ để máng không bị xê
dịch.

- Vị trí kết nối giữa máng cáp và box điện âm sàn được theo vị trí bản vẽ phối hợp.

6. Máy móc và thiết bị thi công lắp đặt

Chuẩn bị vâ ̣t tư đã được Tư vấn/Chủ đầu tư phê duyệt

- Thang/ máng cáp, phụ kiê ̣n, vật tư phụ.

- Tắc kê đạn, kẹp xà gồ, ty treo, V nhúng kẽm nóng ….

- Máy khoan, mũi khoan,búa thước đo.

- Tuốc vít ba ke, vít dẹt, thước thủy, kềm, khóa, mỏ lếch, tuýp tự động.

Trang 25/60
7. Tiêu chuẩn áp dụng:

- Bảng đặc tính kỹ thuật – Hạng mục hệ thống điện – Thang máng cáp và ống điện.

- Đặc tính kỹ thuật phần 4 máng cáp cho hệ điện nặng và điện nhẹ.

- Catalogue thang máng cáp tham khảo.

8. Hình ảnh đính kèm

Lắp đặt máng điện 100x100, 150x100

Trang 26/60
Lắp đặt máng điện 200x100, 300x100

Trang 27/60
Kết nối máng xuống tủ

Trang 28/60
Trang 29/60
Trang 30/60
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT DÂY VÀ CÁP ĐIỆN

1. Biểu đồ công việc

Biện pháp thi công, Bản vẽ


thi công, Vật liệu tư thiết bị

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra

Đạt
Kéo rãi dây/ cáp
Hiệu chỉnh
Sửa chữa
Nghiệm thu nội bộ

Không
Đạt đạt

Đo thông mạch, cách điện

Hiệu chỉnh
Sửa chữa Đạt

Tư vấn & Chủ đầu tư


kiểm tra
Không
đạt
Đạt

Thực hiện các công việc


tiếp theo

2. Công tác chuẩn bị


 Máy móc và dụng cụ thi công

- Khoan, cưa, máy cắt, kìm cắt, đồng hồ đo, thước đo, thiết bị lấy dấu...
- Giàn giáo, thang chữ A, Thiết bị nâng hạ.

 Vật tư
- Cáp hạ thế, cáp cho hệ điện nhẹ;

Trang 31/60
- Qui định rõ ràng màu cáp cho các pha:

+ Thông thường các pha L1, L2, L3 màu đỏ, vàng, xanh.

+ Dây trung tính màu đen.

+ Dây PE màu sọc vàng xanh lá.

- Trước khi kéo cáp phải tiến hành lập list cáp kéo cho từng tủ điện phân phối. Trong list cáp có
thể hiện mác cáp, nơi đi, nơi đến, chủng loại cáp.

- Sau khi cắt cáp từ lô cáp ra để kéo, mác cáp phải dán ngay vào 2 đầu cáp.

- Với các dây cấp nguồn (dây đơn) cho các phụ tải phải có biện pháp ra dây từ cuộn trước khi
mang đi kéo để đảm bảo chống xoắn dây.
Dây cấp nguồn cho từng phụ tải phải được bó theo từng mạch (dây pha, dây trung tính, dây PE)
bằng băng dính hay dây rút với khoảng cách 1m / một vị trí.

 Tổ chức mặt bằằng thi công

- Lên kế hoạch với Tư vấn và Chủ đầu tư về thời gian và địa điểm thi công;

- Đối với các khu vực làm việc trên cao, giàn giáo cao từ 3 tầng trở lên phải có biển cảnh báo
hoặc hàng rào tạm để cảnh báo.

- Đối với các khu vực trục kỹ thuật, phải có biện pháp che chắn vật rơi từ trên cao cũng như biển
báo “Khu vực đang thi công”.

3. Biện pháp thi công

a. Lắp đặt cáp trên hệ thống tray, trunking, ladder

- Xác định chính xác chiều dài, chủng loại cáp cần lắp đặt. Chiều dài đầu chờ cáp để đấu nối phải
tuân thủ theo bản vẽ shop được phê duyệt hoặc theo chỉ dẫn thống nhất trên công trường bởi Tư
vấn và Chủ đầu tư.

- Kéo cáp ra khỏi cuộn cáp và tiến hành cắt cáp sau khi đã tính chính xác và trừ đi hao hụt trong
quá trình lắp đặt;

- Đặt cáp lên tray, trunking và dùng dây rút cố định chúng. Tất cả các loại cáp sẽ được bó gọn
gàng, ngay ngắn và đảm bảo mỹ quan.

Trang 32/60
- Đối với các vị trí từ tray, trunking kết nối với ống luồn dùng ống mềm hoặc ống cứng tùy theo
vị trí để bảo vệ cáp.

- Sau khi lắp đặt xong phải tiến hành kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau nhằm đảm bảo an
toàn khi đóng điện.

- Lấy dấu chính xác đoạn cáp đã kéo để tiện cho việc đấu nối sau này.

- Đánh dấu các lộ cáp trong các tủ phân phối (các mác cáp treo ở cổ cáp) theo trình tự: Tủ cấp
nguồn → Tên pha → Số thứ tự pha theo đúng SĐNL tủ

- Kiểm tra thông mạch và cách điện;

- Kiểm tra lại một lần nữa trước khi mời Tư vấn, Chủ đầu tư nghiệm thu để thực hiện các công
việc tiếp theo.

Trang 33/60
Lắp đặt cable trên thang dẫn cáp

Lắp đặt cable trên thang cáp

Trang 34/60
b. Lắp đặt cáp trong ống luồn dây

- Xác định chính xác chiều dài, chủng loại cáp cần lắp đặt. Chiều dài đầu chờ cáp để đấu nối phải
tuân thủ theo bản vẽ shop được phê duyệt hoặc theo chỉ dẫn thống nhất trên công trường bởi Tư
vấn và Chủ đầu tư.

- Kéo cáp ra khỏi cuộn cáp và tiến hành cắt cáp sau khi đã tính chính xác và trừ đi hao hụt trong
quá trình lắp đặt.

- Sử dụng dây mồi nối vào đầu cáp và rút vào trong ống, sau đó tiến hành kéo cáp. Lưu ý giữ cho
cáp thẳng và không bị trầy xước.

- Đối với cáp điện lớn, tiến hành kéo cáp từng sợi một.

- Không cho phép kết nối trong ống, cáp điện phải đi liên tục trong ống, chỉ cho phép đấu nối tại
các hộp box trung gian.

- Thay thế kịp thời các đoạn cáp bị trầy xước, hư hỏng và đảm bảo tốt cách điện giữa chúng.

- Sau khi lắp đặt xong phải tiến hành kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau nhằm đảm bảo an
toàn khi đóng điện.

- Lấy dấu chính xác đoạn cáp đã kéo để tiện cho việc đấu nối sau này.

- Biện pháp, phương án đánh dấu các lộ cáp trong các tủ phân phối: các mác cáp treo ở cổ cáp
theo trình tự : tên tủ nguồn cấp-tên pha-số thứ tự pha.

- Kiểm tra thông mạch và cách điện giữa các pha;

- Kiểm tra tổng thể một lần cuối trước khi mời Tư vấn và Chủ đầu tư nghiệm thu trước khi thực
hiện các công việc tiếp theo.

Trang 35/60
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN

1. Phạm vi công việc


Biện pháp thi công này mô tả việc lắp đặt đèn - công tắc - ổ cắm nhằm đảm bảo sự phục vụ
nhu cầu sinh hoạt và an toàn cho con người và thiết bị cả tòa nhà, phương tiện liên quan. Quá trình
này bao gồm những công việc theo tiến độ và bản vẽ thi công đã chỉ rõ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng biện pháp thi công này.
- Bản vẽ chi tiết lắp đặt …
- Bản vẽ thi công …
3. Tổ chức thi công
3.1 Vật tư, vật liệu :
Tất cả các vật tư vật liệu đầu vào phải được kiểm tra số lượng và chất lượng các loại sau đây.
- Đèn.
- Công tắc.
- Ổ cắm.
- MCB
- Phụ kiện
3.2 Kho chứa vật tư :
- Kho vật tư nên ở trong khu vực sạch, khô, khu vực “Cấm hút thuốc ” và được người có thẩm
quyền (thủ kho) kết hợp với cán bộ an toàn kiểm soát chặt chẽ
- Điều kiện bảo quản cho các loại vật tư tránh hư hỏng vật tư, phải đặt những nơi thoáng mát và
trong tình trạng không có độ ẩm để tránh sự ăn mòn.
- Các vật tư phải được kê cách ly với mặt đất, có mái che, không được đặt các vật nặng lên.
3.3 Vận chuyển vật tư :
Căn cứ vào bản vẽ thi công được phê duyệt, việc vẩn chuyển các vật tư liên quan ở các khu vực
khác nhau sẽ có các phương án khácnhau :
- Với vật tư thiết bị đèn,công tắc ổ cắm kết hợp với một số vật tư phụ sẽ được vẩn chuyển bằng
tay,bằng thang Hoist có sẵn trên công trường. Và được tập kết các khu vực thuận lợi, không vướng
các hạng mục thi công khác.
3.4 Lắp đặt Đèn, Công tắc, Ổ cắm MCB:
a) Trước khi thi công :
- Yêu cầu mặt bằng thi công, vật tư thiết bị công tắc, ổ cắm để nơi gọn gàng, tránh lối đi lại thi công
- Đối với yêu cầu giàn giáo trên cao 2m bắt buộc phải đeo dây an toàn toàn thân trong quá trình thi
công lắp đặt kéo cáp v.v..
- Các thiết bị máy khoan, máy cắt, bắn vít phải được kiểm tra và dán tem an toàn trước khi sử dụng.
b) Sau khi thi công :
- Phải dọn dẹp vệ sinh như dây nilong mồi, hộp giấy, cáp dư thừa, hoàn trả mặt bằng xây dựng
- Thu dọn các thiết bị hộp nguồn, máy khoan, máy cắt.
c) Lắp đặt dây cáp điện :

Trang 36/60
Yêu cầu trước khi lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm bắt buộc phải kéo dây và nghiệm thu với CĐT &
TVGS.
- Qui định chung về màu :
+ Màu dây pha thông thường: đỏ, vàng, xanh
+ Màu dây trung tính: đen
+ Màu dây tiếp địa an toàn: vàng/xanh hoặc xanh lá cây
- Tính toán chiều dài cho từng tuyến cùng với màu dây của từng pha. Tổ chức kéo cho từng tuyến,
số lượng dây của từng ống sẽ được chuẩn bị để kéo một lần.
- Chuẩn bị dây, đánh dấu dấu dây và làm nhãn cho từng tuyến theo chiều dài cứ mỗi 5m và tại các
điểm rẽ nhánh trên máng điện.
- Bó dây gọn gàng và kéo qua ống, máng điện theo đúng tuyến dây thiết kế.
- Dùng dây rút bó gọn gàng và sắp xếp dây theo thứ tự trên máng điện tránh trường hợp dây chồng
chéo và xoắn vào nhau.
- Tiến hành đo cách điện, đo thông mạch và kiểm tra dây theo đúng theo thiết kế sau khi kéo xong
và có bảng check list kèm theo (Tham khảo mẫu nghiệm thu Lắp đặt công tắc, ổ cắm )
d) Lắp đặt Đèn, công tắc, ổ cắm :
Sau khi tường đã được sơn hoàn thiện và trần đã xong phần xương treo, sẽ cho tiến hành công tác
lắp đặt đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc...
 Lắp đặt đèn:
- Định vị vị trí lắp đặt,và thực hiện treo ty hoặc khoan lỗ trần sao cho phù hợp với kích thước đèn.
- Lắp các chi tiết treo, giá đỡ đi theo đèn
- Lắp đặt đèn: trước khi lắp phải đảm bảo găng tay được thay mới sạch sẽ. Tùy trường hợp, bóng
đèn sẽ được lắp ngay hay chờ tới gần nghiệm thu mới được lắp (Xem chi tiết 1,2,3,4).
 Lắp đặt công tắc, ổ cắm:
- Dùng thước livo, ống cân nước để cân chỉnh cao độ công tắc ổ cắm luôn ở vị trí cân bằng (Xem
chi tiết5)
- Đấu dây vào thiết bị theo đúng thứ tự pha, làm dấu dây sau khi đã dấu nối xong vào thiết bị. Phần
dây chừa phải được cuộn lại gọn gàng.
- Sau khi lắp đặt xong tiến hành vệ sinh đèn, công tắc ổ cắm và có biện pháp che chắn bảo vệ
- Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ an toàn trước khi đóng điện chạy thử.
- Vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng khu vực thi công.
- Bàn giao hệ thống điện.
4. Tiêu chuẩn áp dụng:
- Bản vẽ chi tiết lắp đặt …
- Bản vẽ thi công …
5. Đính kèm

Trang 37/60
Lắp đặt đèn Loa âm trần

Lắp đặt đèn áp trần

Lắp đặt đèn huỳnh quang lắp nổi áp trần

Lắp đặt đèn huỳnh quang treo ty

Trang 38/60
Lắp đặt đèn sự cố Exit

Lắp đặt đèn công tắc - ổ cắm

Trang 39/60
Một số hình ảnh Lắp đặt Đèn - Công tắc, ổ cắm tủ điện thực tế

Trang 40/60
CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN VÀ BUSWAY

A . LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN:

1. Phạm vi công việc:


Biện pháp mô tả hệ thống lắp đặt tủ điện tổng và tủ điện phân phối ,tủ điện căn hộ nhằm cấp
nguồn sử dụng từ tủ tổng đến tủ phân phối và các tủ nhánh trong hệ thống tòa nhà
2. Tài liệu viễn dẫn
- Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng biện pháp thi công này.
- Đặc tính kỹ thuật cho hệ điện nặng
- Tiêu chuẩn thiết bị đã được duyệt
- Bản vẽ thi công đã duyệt và theo mặt bằng thực tế tại hiện trường
3. Tổ chức thi công
- Vật tư võ tủ và các thiết bị đóng cắt phải nghiệm thu vật tư đầu vào với TGVS & CĐT
- Kiểm tra các công tác xây dựng liên quan đã được thực hiê ̣n xong (mặt bằng lắp đặt).
4. An toàn lao đông – phòng chống cháy nổ
Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều được huyến luyện và hướng dẫn về an toàn
lao động và chống cháy nổ.
- Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công.
- Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công.
- Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người.
- Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công.
- Trang bị các bình chữa cháy (có tem an toàn) cho công tác cắt hàn điện để sẵn sàn sử dụng
- Công cụ và thiết bị sẽ được cán bộ an toàn kiểm tra và dán tem trước khi đưa vào sử dụng
- Tất cả thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công
trình kiểm tra như: Có giấy phép thi công, kiểm tra kết hợp
5. Vệ sinh môi trường và an ninh
- Công tác vệ sinh môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo vệ sinh
môi trường tại công trường và cả khu vực xung quanh.
- Công việc thi công phải được tiến hành gọn gàng; vật tư, vật liệu dụng cụ thi công phải ngăn
nắp có kho chứa; không để bừa bãi trên công trường.
- Bộ phận an toàn của công ty CTC phối hơp với bộ phận an toàn của Công trường nhắc nhở
công nhân thực hiện công tác vệ sinh trong quá trình thi công.
- Lập danh sách cán bộ công nhân viên tham gia trên công trường,gửi danh sách cán bộ công
nhân viên cho Ban quản lý công trình của Tổng thầu.
- Cùng tham gia và phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh trật tự công cộng trong quá
trình thi công.
- Nghiêm cấm tổ chức cờ bạc, rượu chè, gây gổ đánh nhau trên công trường.
- Chấp hành đúng nội qui công trường.

Trang 41/60
- Không được ăn ở nấu nướng trên công trường.
- Khi ra vào công trường phải có thẻ ra vào.
6. Công tác lắp đặt tủ điện:
- Vật tư nhập về đúng quy cách được phê duyệt bởi TVSG & CĐT nghiệm thu đầu vào
- Định vị vị trí và kích thước theo bản vẽ được duyệt bởi tư vấn và chủ đầu tư.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt từng module tủ MSB,tủ DB
- Dùng xe nâng tay, con lăn vận chuyễn từng module một vào bệ tủ

Chi tiết lắp đặt tủ phân phối (DB)

Chi tiết lắp đặt tủ tổng (MSB)


- Cân chỉnh tất cả các module tủ cho thẳng, phẳng
- Xiết bullon liên kết các module.
- Đấu nối busbar (busbar liên kết giữa các module).
- Đấu nối lại dây điều khiển (các dây điều khiển được tách ra trong quá trình vận chuyển và
lắp đặt lại từng module tủ MSB)

Trang 42/60
- Đo tets lại hệ thống module tủ điện ,cáp điện,Baswey trước khi kết nối hệ thống

Chi tiết kết nối máng vào tủ điện


- Kết nối máng cáp vào tủ điện để liên kết hệ thống đưa cáp điện vào
- Sắp xếp cáp điện theo thứ tự đúng với các CB tương ứng
- Đai cáp vào máng cáp khung đỡ, uốn cáp, ướm thử cáp vào vị trí đấu nối của CB
- Đo kích thước cáp điện đánh dấu theo từng pha cho phù hợp trước khi cắt đầu cáp.
- Cắt cáp, bấm cos, gắn chụp nhựa phân màu theo pha xiết chặt các bulon ốc vít liên kết cáp
và thanh busbar Đấu nối cáp vào CB.
- Dán nhãn cho từng tuyến cáp (cáp ngỏ vào và ra).
- Che kín các vị trí cáp vào và ra của tủ điện.

Chi tiết đấu nối cáp điện vào đầu các MCB
7. Kiểm tra và nghiệm thu

Trang 43/60
Một số hình ảnh thi công lặp đặt tủ điện MSB,MDB,DB.

Trang 44/60
B. LẮP ĐẶT BUSWAY:

1. MỤC ĐÍCH:

- Trình bày tiến trình cần tuân thủ để đảm bảo an toàn và chất lượng, kỹ thuật của công tác
lắp đặt thanh dẫn điện ( Busway) từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành hệ thống.
- Tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa do sai quy trình hoặc không đúng kỹ thuật lắp đặt trong
quá trình thi công.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
- Áp dụng cho tất cả các công trường của có thi công lắp đặt hệ thống thanh dẫn điện.

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- I-LINE II Installation Manual-Schneider Electric: Hướng dẫn lắp đặt Busway, công ty
Schneider Electric,vv.

4. NỘI DUNG :

4.1.Công tác chuẩn bị:


a.Trình duyệt catalogue (mẫu) vật tư / thiết bị:
 Busway phải đảm bảo yêu cầu về dòng định mức, chỉ số bảo vệ IP, điện trở cách điện trên
mỗi đơn vị chiều dài, nhãn hiệu, xuất xứ, tiêu chuẩn kĩ thuật khác, đảm bảo các thông số kỹ
thuật, chất lượng như đã ký kết với Chủ đầu tư,Tư Vấn.
 Hộp nối cáp ( Tap-Off), nắp che và các phụ kiện như: hộp, giãn nở, ty treo, bu lông… phải
đảm bảo yêu cầu về kích cỡ, nhãn hiệu, chuẩn sản xuất và đặc tính kỹ thuật về độ dày, khả
năng chịu lực...theo yêu cầu thiết kế
b.Bảo quản vật tư/ thiết bị trước, trong và sau thi công:
 Busway về công trường phải được lưu trữ ở những kho sạch sẽ, khô ráo và có nhiệt độ ở
khoàng 25-30oC .
1. 2.

 Trong quá trình thi công phải đảm bảo vệ sinh cho Busway, trong trường hợp thi công ngoài
trời thì phải có mái che, bạt che cẩn thận. Tuyệt đối không để Busway bị ướt, ẩm.

Trang 45/60
c.Biện pháp thi công:
- Vẽ và trình ký bản vẽ shop-drawing & bản vẽ 3D trong đó có thể hiện rõ các yêu cầu về:
 Vị trí: Vị trí tủ điện, Hộp nối cáp, Hộp giãn nở, các vị trí đặc biệt như trong hộp gen, thanh
dẫn lên, xuống hoặc các vị trí có liên quan đến kết cấu xây dựng như cầu ống, trục tầng….

 Mặt bằng bố trí các tuyến Busway .


 Bản vẽ 3D thể hiện thứ tự lắp đặt Busway theo các nhãn A,B…Z
 Mặt bằng bố trí giá đỡ, chi tiết giá đỡ cho từng loại Busway, Hộp giãn nỡ, Hộp đấu cáp
( Tap-Off)

d.An toàn lao động:


Tùy vào mặt bằng, cao độ hệ thống Busway mà ta có các biện pháp an toàn khác nhau để thi công.
- Sử dụng xe nâng ,pa lang xích,bằng tay vv:
 Xe nâng phải đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật, phải có giấy tờ kiểm định về chất
lượng của các cơ quan có thẩm quyền.
 Người lái xe nâng và người trên xe nâng phải được huấn luyện an toàn về vận hành
xe nâng. Đảm bảo những công nhân thực hiện lái xe nâng lắp đặt phải có chứng chỉ
lái xe nâng
 Thường xuyên kiểm tra giám sát trong quá trình thi công
- Sử dụng dàn giáo thao tác:
 Các loại dàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững, chịu được tải trọng cho người và
cho vật dụng, có di chuyển trên dàn giáo trong quá trình lắp đặt. Dàn giáo không
được gây trở ngại cho quá trình lắp đặt, tháo lắp phải dễ dàng, di chuyển không cồng
kềnh khó khăn.
 Dàn giáo phải đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn chung và các yêu cầu khác
do Tư vấn, Chủ đầu tư yêu cầu .
 Thường xuyên kiểm tra độ bền vững và độ ổn định đúng yêu cầu kĩ thuật an toàn.
- Sử dụng thêm pa lăng xích để di chuyển:

e.Điều kiện thi công:


- Mặt bằng:
 Trước khi lắp đặt kiểm tra vị trí các tủ điện, cao độ của bệ đỡ tủ điện theo đúng bản
vẽ shopdrawing đã phê duyệt. Nếu có sai khác theo thực tế về vị trí hoặc cao độ thì
cần đưa ra ngay biện pháp để hiệu chỉnh phần xây dựng vì lắp đặt Busway không
cho phép sai số nhiều về vị trí và cao độ.
 Nếu phải lắp Busway trên các kết cấu đặc biệt như Cầu ống, trục tầng … thì càng
phải đặc biệt lưu ý kiểm tra các vị trí, cao độ thực tế.

- Vật liệu, dụng cụ:

Trang 46/60
 Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ thi công: Bộ gá Busway AT, bộ đầy đủ Khóa
và Lục giác.
 Gia công các support cho hệ thống Busway, Hộp giãn nở, Hộp nối cáp

 Vật tư thiết bị phải được bảo vệ kỹ cho tới khi hoàn thành công tác lắp đặt và đưa
vào sử dụng
4.2.Công tác lắp đặt:
Bước1: Định vị và lắp đặt support cho Busway
 Khoan và lắp đặt bu lông nở hoặc claim tại các vị trí đã được đánh dấu trên sàn bê
tông hoặc xà gồ
 Lắp đặt ty treo và support và vị trí các bu lông hoặc claim.

Support Ngang 3. Support Dọc

Bước 2: Lắp đặt Busway


 Vận chuyển Busway vào vị trí các Support bằng xe nâng hoặc dàn giáo,pa lăng xích.
 Đảm bảo mặt TOP của Busway nằm phía trên, mặt BOTTOM nằm phía dưới.

 Điều chỉnh cao độ hai Thanh Busway để gá chúng lại với nhau.

Trang 47/60
 Gá 2 thanh Busway bằng dụng cụ AT2

Hình ảnh thi công lắp busway

Trang 48/60
Hình ảnh thi công lắp busway

Hình ảnh thi công lắp busway

Trang 49/60
CHƯƠNG 6: BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

1. Phạm vi công việc


Biện pháp thi công này mô tả việc lắp đặt hệ thống chống sét và nối đất nhằm đảm bảo sự
an toàn cho con người và thiết bị cả tòa nhà, phương tiện liên quan. Quá trình này bao gồm những
công việc theo tiến độ và bản vẽ thi công đã chỉ rõ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng biện pháp thi công này.
- Đặc tính kỹ thuật phần 7 Hệ nối đất và phần 8 Hệ chống sét.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385-2012.
- Bản vẽ thi công .
3. Tổ chức thi công
3.1 Vật tư, vật liệu :
Tất cả các vật tư vật liệu đầu vào phải được kiểm tra số lượng và chất lượng các loại sau đây.
- Kim thu sét.
- Dây thoát sét nhôm, đồng.
- Hộp kiểm tra điện trở.
- Cọc nối đất bằng đồng,mạ.
- Bộ định vị dây thoát sét.
- Bộ chuyển lưỡng kim đồng – nhôm.
- Cáp đồng trần
- Thanh nhôm,thanh đồng bản
- Bộ kẹp dây thoát sét và thép
- Băng cảnh báo và kẹp bằng đồng,nhôm
- Đâu cốt đấu nối
- Hóa chất giảm điện trở, thuốc hàn & vật tư phụ
- Đồng hồ đo điện trở đất đã được kiểm định
3.2 Kho chứa vật tư :
- Kho vật tư hàn điện nên ở trong khu vực sạch, khô, khu vực “Cấm hút thuốc ” và được người có
thẩm quyền (thủ kho) kết hợp với cán bộ an toàn kiểm soát chặt chẽ
- Điều kiện bảo quản cho các loại vật tư nhôm, đồng tránh hư hỏng vật tư, phải đặt những nơi
thoáng mát và trong tình trạng không có độ ẩm để tránh sự ăn mòn.
- Các vật tư phải được kê cách ly với mặt đất, có mái che, không được đặt các vật nặng lên thanh
thoát sét nhôm, đồng, cọc tiếp địa, thuốc hàn hay hóa chất giảm điện trở.
3.3 Vận chuyển vật tư :
Căn cứ vào bản vẽ thi công được phê duyệt, việc vẩn chuyển các vật tư liên quan ở các khu vực
khác nhau sẽ có các phương án khác nhau :
- Với hệ thống tiếp địa, các cọc tiếp địa và cáp đồng trần sẽ được vận chuyển bằng xe đẩy hoặc
bằng tay đối với dụng cụ thi công như hàn hóa nhiệt, hóa chất giảm điện trở

Trang 50/60
- Với hệ thống chống sét, các dây chống sét hay kim thu sét kết hợp với một số vật tư phụ sẽ được
vẩn chuyển bằng tay, thang Hoist có sẵn trên công trường. Và được tập kết các khu vực thuận lợi,
không vướng các hạng mục thi công khác.
3.4 Lắp đặt hệ thống Chống sét & tiếp địa :
a) Hệ thống chống sét :

Theo tiêu chuẩn TCVN 9385 -2012 về hệ thống chống sét, điện trở nối đất của toàn bộ hệ thống
chống sét không vượt quá 10 .
- Hệ thống nối đất cho chống sét phải được thiết lập trước khi lắp đặt hệ thống kim thu
sét.
- Hệ thống nối đất (Dây thoát sét) dạng cọc thép 10 được liên kết trực tiếp với thanh
thép cột của hai đài móng bằng cách hàn điện.
- Mối hàn được hàn một mạch liền nhau với chiều dài ≥100mm. (Xem chi tiết 1)
- Vị trí các dây thoát sét được đánh dấu trên bản vẽ được phê duyệt.
- Tại các đầu chờ của dây thoát sét được đánh dấu bằng màu sơn qui định.
- Sau đó tiến hành đo điện trở đất tại các vị trí dây thoát sét chờ trước khi bộ phân xây
dựng triển khai đổ bê tông các móng cột liên quan.
- Dây thoát sét đi xuyên tường sẽ được gắn kèm hộp nối kiểm tra tại vị trí theo bản vẽ
được TVGS & CĐTphê duyệt và thuận tiện việc kiểm tra, đo đạc định kỳ.
- Hệ thống dây thoát sét sẽ được liên kết vòng với nhau bằng thanh nhôm,đồng 25x3mm
tại vị trí phần thân của Tháp theo bản vẽ phê duyệt
- Trên tầng mái hệ thống dây thoát sét sẽ được liên kết theo dạng mạng lưới thông qua
các thanh nhôm,đồng 25x3mm và kẹt nối trước khi liên kết với kim thu sét
- Dây nhôm,đồng thoát sét được cố định bằng kẹt nhôm,đồng 2 ngã hoặc 4 ngã, khoảng
cách giữa các kẹt là 1000mm đối với mặt phẳng ngang, và 500mm đối với mặt phẳng
đứng để tránh lực cơ học tác động khi có sét (Xem chi tiết 2)
- Kim thu sét sẽ được lắp đặt trên tầng mái tại các vị trí theo bản vẽ phê duyệt.
- Đế giữ kim bằng đồng sẽ được chuyển đổi qua bộ lưỡng kim (đồng – nhồm) được lắp
đặt trực tiếp với đế kim để tăng cường tính dẫn điện cho hệ thống thu sét (Xem chi tiết
3)
- Trước khi kết nối các dây thoát sét (Thép 10) sẽ được chờ trên sàn và mạng lưới dây
thoát sét thanh nhôm phải được chuyển đổi qua thanh đồng để giảm tính ăn mòn kim
loại. Thông qua bộ cùm U,kẹp chuyên dùng để liên kết thép và đồng.
- Sau khi theo dõi tình hình thời tiết tại địa phương,nếu thời tiết tốt thì tiến hành dựng
kim thu sét nếu thời tiết có mưa thì việc dựng trụ hoãn lại (Xem chi tiết 4)
- Trong quá trình triển khai nếu điện trở đất không đạt sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống tiếp
địa cho hệ thống chống sét bằng phương pháp đóng cọc thêm hặc (khoang giếng tiếp
địa nếu không đạt) và kết nối với kim thu sét thông qua dây thoát sét (thép kết cấu
10,cáp đồng ) đã được lắp đặt trước đó tại 2 hộp kiểm tra điện trở đất đặt tại tầng
trệt hoặc các vị trí yêu cầu được phê duyệt trên bản vẽ.
b) Hệ thống Tiếp địa :
- Định vị và đánh dấu vị trí các cọc tiếp đất, hố thăm kiểm tra theo bản vẽ thi công đã
được phê duyệt và theo thực tế thi công tại công trường.
- Rào băng cảnh báo xung quanh khu vực đào đất

Trang 51/60
- Đào mương cáp (sâu 600>800, rộng 500 mm) để kết nối cọc nối đất với dây đồng trần
mềm.
- Đo khoảng cách giữa các cọc là 3m>5m tùy theo thiết kế và làm dấu trước khi đóng
cọc vào đất (Xem chi tiết 5)
- Khi đóng cọc cần chú ý dùng vải hoặc gỗ đệm ngay đầu cọc để khi đóng không bị loe
đầu cọc
- Bảo đảm rằng cáp đồng thẳng (không bị uốn cong) ăn khớp với khuôn tỏa nhiệt trước
khi hàn nhiệt.
- Bảo đảm rằng cáp đồng không bị bẩn/ không bị dính dầu và khô thoáng.
- Sau khi đóng cọc xong tiến hành rải cáp đồng trần và kết nối các đầu cọc bằng mối hàn
hóa nhiệt (Xem chi tiết 6)
Lưu ý khi hàn hóa nhiệt :
- Bảo đảm rằng khuôn luôn sạch và không ẩm
- Bảo đảm tính chính xác của bộ chọn lựa đâu nối.
- Đặt dây dẫn trong khuôn, bảo đảm bộ chọn lựa đâu nối được sử dụng tương ứng với
dây dẫn đã hàn.
- Phủ bột hàn lên khuôn hàn và phân tán một ít trên đỉnh của gờ khuôn khi điện năng bắt
đầu hoạt động.
- Đóng miệng khuôn, và bật vòi phun lửa.
- Mở khuôn sau vài giây lúc phản ứng đã hoàn thành hoặc kim loại đã rắn lại
- Không nên tiếp xúc với bề mặt hàn sau phản ứng
- Làm sạch khuôn cho mối hàn kế tiếp.
- Tiến hành đo đạc điện trở bằng thiết bị đo điện trở đất, đổ hóa chất giảm điện trở đất
(nếu cần)
- Đổ hóa chất dọc rãnh bao phủ lên cáp đồng 1 lớp dày 3mm, yêu cầu rãnh sạch không
có rác(nếu cần)
- Tiến hành lắp đất hoàn trả mặt bằng.
- Hố tiếp địa có thể xây gạch hoặc bê tong, hố chuyên dụng và được chống thấm mặt
trong bằng Betec Flex S150. Nhiệm vụ dùng để kiểm tra điện trở đất của hệ thống tiếp
địa an toàn và tiếp địa thông tin theo định kỳ hàng năm.
- Lắp đặt hố kiểm tra/ quan sát và bảo đảm rằng nó bằng với phần đất và mặt đường bên
ngoài (Xem chi tiết 7):
+ Lắp bộ làm kín nước thứ 1 tại ½ của cọc tiếp địa (L=2400mm)
+ Cọc tiếp địa được luồn trong ống uPVC DN50, và tiếp tục lấp đất đầy, kín cọc
+ Lắp bộ làm kín nước thứ 2 tại đỉnh cọc tiếp địa
+ Lắp hố tiếp đất chống thấm vào, cho cọc tiếp địa nhô lên khoảng 300mm – so
với đáy hố tiếp địa. Nắp đậy hố tiếp địa phải đảm bảo phẳng với bề mặt tầng
hầm hoàn thiện
+ Khoét lỗ D32 – D40 lần lượt ở 2 mặt bên của hộp chống thấm để kết nối 2 cáp
đồng trần 70/120mm2 vào. Kết nối bằng 2 đầu ren PVC vào hộp chống thấm, bịt
kín bằng silicon – chống thấm
+ Một đầu cáp 70mm2 từ cọc trong bãi tiếp địa và đầu còn lại cáp 120mm2 – đi
trong ống uPVC DN50mm đến hộp kiểm tra điện trở

Trang 52/60
+ Đảm bảo chống thấm tuyệt đối sau khi hoàn thiện, cũng như đo đạt được kết
quả tối ưu nhất và bề mặt sàn phẳng với nắp hộp chống thấm
- Bảo đảm rằng hố đất sạch sẽ và không có rác.
- Hệ thống tiếp địa được nối với các hệ thống điện động lực như Máy biến áp, Máy phát
và MSB, điện nhẹ ELV v.v… thông qua các thanh tiếp địa được lắp đặt tại các vị trí
theo bản vẽ phê duyệt tư vấn và Chủ đầu tư. (Xem chi tiết 8)
- Hệ thống thang máng cáp sẽ được kết nối với hệ thống tiếp địa và đảm bảo tính liên tục
cho thang máng cáp đã được cung cấp trong biện pháp thi công thang máng cáp.
3.5 Thử nghiệm hiện trường :
- Hệ thống chống sét và tiếp địa sẽ được tiến hành đo đạc giá trị điện trở đất .
- Đối với hệ thống chống sét, giá trị điện trở đất phải ≤10 
- Đối với hệ thống tiếp địa an toàn động lực, điện nhẹ giá trị điện trở đất lần lượt phải
≤4 và 1 tùy theo yêu cầu thiết kế
- Nếu hệ thống không đảm bảo điện trở cho phép, sẽ tiến hành biện pháp khoan giếng
đóng cọc để kết nối với bộ tiếp địa hiện hữu cho đến khi đo đạt với giá trị thiết kế.
- Hệ thống nối đất và chống sét sẽ được kiểm tra thường xuyên trong quá trình thi công : Lắp đặt
tiếp địa tiến hành đo điện trở (đạt), tiến hành lắp đặt kim thu sét cổ điển và kim thu sét hiện đại.
Chú ý kim phải được lắp đặt vào buổi sáng, thời tiết trong xanh, không giông bão.
- Kiểm tra chất lượng của dây nối đất và cọc nối đất đã giao tại hiện trường.
- Kiểm tra việc lắp đặt (kết nối, đường dây, số lượng) theo như bản vẽ chi tiết đã duyệt.
- Thanh cái nối đất sẽ được kiểm tra giá trị điện trở đất trước khi dây được kết nối. Việc kiểm tra sẽ
được thực hiện với thời tiết khô thoáng bình thường, không dưới 48 giờ sau cơn mưa.
- Điện trở đất sẽ được đo cho mỗi bộ phận của thiết bị đến cả cọc tiếp đất. Dùng máy đo mega-ohm
cho việc kiểm tra đối với mỗi bãi đất và khu đất.

Trong đó : Cực C,P là 2 cọc dùng để tiếp đất ( Sợi dây đỏ và vàng của máy đo điện trở ). Sợi dây
xanh của máy đo điện trở đất gắn vào bất kỳ vị trí cọc tiếp đất
- Sau khi lắp đặt xong hệ thống tiếp địa & chống sét sẽ tiến hành nghiệm thu nội bộ
trước khi mời Tư vấn Giám Sát nghiệm thu hoàn thành hạng mục
- Đồng thời đề nghị Trung Tâm Thí Nghiệm kiểm định toàn bộ hệ thống và cung cấp
chứng nhận hoàn thành.
4. An toàn lao động – phòng chống cháy nổ
- Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều được huyến luyện và hướng dẫn về an toàn
lao động và chống cháy nổ.
- Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực thi công.
- Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực thi công.

Trang 53/60
- Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực thi công.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người.
- Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực thi công.
- Trang bị các bình chữa cháy (có tem an toàn) cho công tác hàn điện để sẵn sàn
sử dụng
- Công cụ và thiết bị sẽ được cán bộ an toàn kiểm tra và dán tem trước khi đưa
vào sử dụng
- Tất cả thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động công
trình kiểm tra như: Có giấy phép đào đất, kiểm tra kết hợp bản vẽ các hệ thống M&E ngầm
trước khi đào v.v…
5. Vệ sinh môi trường và an ninh trật tự
- Công tác vệ sinh môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đảm bảo vệ sinh
môi trường tại công trường và cả khu vực xung quanh.
- Công việc thi công phải được tiến hành gọn gàng; vật tư, vật liệu dụng cụ thi công phải
ngăn nắp có kho chứa; không để bừa bãi trên công trường.
- Bộ phận an toàn của công trường hơp hỗ trợ nhắc nhở công nhân thực hiện công tác vệ
sinh trong quá trình thi công.
- Lập danh sách cán bộ công nhân viên tham gia trên công trường,gửi danh sách cán bộ
công nhân viên cho Ban quản lý công trình của Tổng thầu.
- Cùng tham gia và phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh trật tự công cộng trong quá
trình thi công.
- Nghiêm cấm tổ chức cờ bạc, rượu chè, gây gổ đánh nhau trên công trường.
- Chấp hành đúng nội qui công trường.
- Không được ăn ở nấu nướng trên công trường.
- Khi ra vào công trường phải có thẻ ra vào.
6. Máy móc và thiết bị thi công :
- Máy khoan đục bê tông, máy cắt, máy hàn, …
- Máy bơm chìm.
- Máy định vị cao độ.
- Máy cưa sắt, cưa sắt tay.
- Thước vuông, thước kéo.
- Giàn giáo và các thang chữ A.
- Máy đo điện trở đất, đo điện trở cách điện, …
- Cuốc, xẻng, xà ben, dụng cụ cầm tay
- Mặt nạ hàn, bao tay chống cháy, khuôn hàn hóa nhiệt
7. Tình trạng vật tư
Vật tư được cung cấp bởi nhà thầu . Phải theo hồ sơ phê duyệt vật liệu của Tư vấn giám sát và Chủ
đầu tư
Vật tư khi vào công trường, nhà thầu sẽ mời Tư vấn giám sát nghiệm thu phê duyệt trước khi thi
công.
Vật tư phải được lập kế hoạch chi tiết vận chuyển về công trường phù hợp với tiến độ thi công thực
tế.

Trang 54/60
8. Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu
Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu sẽ dựa vào ITP được áp dụng tại công trường. Tham khảo ITP Hệ
thống chống sét và tiếp địa.
9. Tài liệu tham khảo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385 -2012 Chống sét cho công trình xây dựng - hướng dẫn thiết kế ,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Bản vẽ thi công được phê duyệt :
10. Đính kèm
10.1 Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385 -2012.
10.2 Đặc tính kỹ thuật phần 7 Hệ nối đất và phần 8 Hệ chống sét .
10.3 Bộ bản vẽ thi công được phê duyệt của TVGS & CĐT .
10.4 Hình ảnh các chi tiết lắp đặt .

Chi tiết 1 : Lắp đặt dây thoát sét thép 10 Chi tiết 2 : Lắp đặt dây thoát sét nhôm
25x3mm

Chi tiết 3 : Bộ lưỡng kim đồng - nhôm Chi tiết 4 : Lắp đặt kim thu sét & đế kim

Trang 55/60
Chi tiết 5 : Lắp đặt cọc nối đất Chi tiết 6 : Chi tiết hàn hóa nhiệt

Trang 56/60
Chi tiết 7 : Lắp đặt hố kiểm tra điện trở

Trang 57/60
Chi tiết 8 : Lắp đặt thanh tiếp địa

Một số hình ảnh lắp đặt hệ thống cọc nối đất và lắp đặt kim thu sét :

Trang 58/60
Trang 59/60
Trang 60/60

You might also like