You are on page 1of 20

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


---------------------------------

BÁO CÁO SEMINAR


MÔN: HÓA VÔ CƠ

ĐỀ TÀI :
KIM CƯƠNG NHÂN TẠO VÀ CÁC ỨNG DỤNG VÀO
CUỘC SỐNG

Nhóm: 04
Nhóm môn học: N01
Giảng viên: Nguyễn Thị Ánh Nga

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


Danh sách thành viên nhóm 04
Môn: Hóa vô cơ Ca 2 Thứ 02

ST Nhiệm vụ
MSSV Họ và tên Ghi chú
T
Phạm Quốc Thành
1 62000770 Đặc điểm về kim cương nhân tạo.
Được Viên
Trần Bùi Các ứng dụng của kim cương vào Thành
2 62000772
Khánh Dương thực tế. Viên

Phương pháp tổng hợp và điều kiện


Huỳnh Công Nhóm
3 62000782 hình thành của kim cương.
Hậu Trưởng
Word – Slide seminar.

Huỳnh Đình Thông tin, hiện trạng về kim cương Thành


4 62000788
Hiển nhân tạo. Viên
Phạm Thị Ánh Đặc điểm nhận dạng.
5 62000791 Thư kí
Hồng Hỗ trợ làm word
Trần Hoàng Sản xuất và tiêu thụ kim cương nhân Thành
6 62000792
Huân tạo. Viên

1
Mục Lục
Lời cam đoan.............................................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN............................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................5
1. Kim Cương Nhân Tạo Là Gì?..........................................................................................5

2. Đặc Điểm Kim Cương:....................................................................................................5

2.1 Cấu trúc:........................................................................................................................5


2.2 Công Thức Hóa Học:....................................................................................................5
3. Nhận diện:........................................................................................................................6

3.1 Tính chất giống với kim cương tự nhiên:.................................................................6


3.1 Độ cứng:...................................................................................................................6
3.2 Màu sắc:....................................................................................................................6
3.3 Độ trong suốt:...........................................................................................................8
4. Phương pháp tổng hợp.....................................................................................................9

4.1 Sơ đồ tổng hợp kim cương bằng phương pháp HPHT và CVD:............................10
4.2 Sự khác nhau giữa kim cương tổng hợp bằng HPHT và CVD:.............................11
5. Các ứng dụng của kim cương nhân tạo:.........................................................................12

5.1 Vật dụng quang học:...............................................................................................12


5.2 Thiết bị điện tử:......................................................................................................12
5.3 Dùng để dò phóng xạ:.............................................................................................12
6. Sản xuất và tiêu thụ:.......................................................................................................13

6.1 Trên thế giới...........................................................................................................13


6.2 Tại Việt Nam..........................................................................................................13
Tài Liệu tham khảo...................................................................................................................15

2
Lời cam đoan

Chúng em xin cam đoan Báo cáo Seminar do nhóm 04 chúng em cùng nhau
nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả Báo cáo là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo cáo của nhóm
khác.
Các tài liệu được sử dụng trong Báo cáo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)


Hậu
Huỳnh Công Hậu

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................

4
PHẦN MỞ ĐẦU
Nhắc đến kim cương hầu hết mọi người đều nghĩ ngay và đánh giá đó là một
loại trang sức đẹp, đặc biệt quý hiếm và cực kỳ đắc tiền. Nhu cầu sử dụng kim cương
của con người vô cùng lớn tuy nhiên số lượng kim cương trong tự nhiên khai thác
không thể đáp ứng. Con người cùng máy móc hiện đại đã tìm cách chế tạo ra kim
cương nhân tạo đáp ứng được những tiêu chí, phục vụ cho lợi ích sử dụng của con
người.

Kim cương nhân tạo có thành phần chính là cacbon. Kim cương nhân tạo một
loại vật chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn theo 2 phương
pháp là sử dụng nhiệt độ áp suất cao HPHT (High pressure, High temperature) và
lắng đọng hoá học pha hơi CVD (Chemical Vapor Deposition), tuân thủ chặt chẽ các
quy trình chế tạo như nhiệt độ và áp suất để cho ra những viên kim cương nhân tạo có
tính chất vật lý tương tự như kim cương tự nhiên. Kim cương nhân tạo có độ trong
suốt hoàn hảo với nhiều màu sắc đa dạng và sự hoàn hảo đến mức các chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm trong nghề cũng khó phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương
tự nhiên bằng mắt thường.
Năm 1953 người ta đã sản xuất ra kim cương nhân tạo có giá bằng 50% kim
cương tự nhiên, hiện nay giá thành khoảng 30%.
Năm 1970, Mỹ sản xuất thành công kim cương tổng hợp có đầy đủ tính chất
hóa học như kim cương tự nhiên. Nhưng giá thành cao hơn kim cương tự nhiên rất
nhiều lần. Nhu cầu của các nước sử dụng kim cương trên thế giới ngày càng tăng, một
số nướckhan hiếm. Chỉ có khoảng 20% kim cương dùng làm trang sức, 80% kim
cương nhân phẩm kém dùng trong công nghiệp và nghiên cứu khoa học.
Ngoài dùng cacbon là nguyên liệu chính để tổng hợp kim cương nhân tạo,
người ta còn sử dụng đá Zirconia (đá CZ) thành phần gồm CrO2+Y3O2 và Moissanit
thành phần gồm SiC được chế tạo và xử lý vươn đến độ lập lánh, trong và cứng như
kim cương nhân tạo. Vì giá cả khác nhau,nên chúng có cách phân biệt cũng không
khó vì có một số tính chất không giống nhau để lựa chọn và mua đúng sản phẩm.

5
Cấu thành giá trị của một viên kim cương gồm có: trọng lượng, hình dạng,
chất lượng vết cắt, màu sắc và độ trong. Vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên việc
định giá cũng trở nên khó khăn. Kim cương tự nhiên không còn là sự lựa hợp lý vì giá
quá cao thay vào đó kim cương nhân tạo có thể là lựa chọn tối ưu.

6
PHẦN NỘI DUNG
1. Kim Cương Nhân Tạo Là Gì?
Kim cương nhân tạo hay kim cương tổng hợp là loại đá được sản xuất với ánh
quang, tính chất vật lý giống như một viên kim cương tinh khiết và do con người và
máy móc hiện đại làm ra.
Kim cương nhân tạo có độ trong suốt hoàn hảo với nhiều màu sắc đa dạng. Và sự
hoàn hảo của kim cương nhân tạo rất tuyệt vời, đến mức các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm trong nghề cũng không khó lòng phân biệt được đâu là kim cương tự nhiên với
kim cương nhân tạo bằng mắt thường.

2. Đặc Điểm Kim Cương:

2.1 Cấu trúc:

Có thành phần là carbon (C) và có mạng tinh thể hình lập phương.

2.2 Công Thức Hóa Học:

Kim cương nhân tạo có tính chất vật lý và hóa học giống như kim cương thiên
nhiên do kim cương nhân tạo có công thức hóa học giống như kim cương tự nhiên,
đều là (C) và đều có mạng tinh thể bác diện.

7
3. Nhận diện:

3.1 Tính chất giống với kim cương tự nhiên:

Kim cương tổng hợp hay còn gọi là kim cương nhân tạo có tính chất giống hệt kim
cương tự nhiên.
 Chúng đều có thành phần chính là Carbon.
 Trọng lượng riêng: 3,52
 Chiết suất: 1,417
 Độ phân tán: 0,044
 Độ tán sắc gần giống kim cương tự nhiên.
 Do cùng cấu trúc liên kết Carbon nên kim cương tổng hợp có tính dẫn nhiệt
rất tốt. Ngoài ra kim cương HPHT có tính dẫn điện.

3.1 Độ cứng:

Độ cứng của một viên kim cương phụ thuộc vào độ tinh khiết, hoàn hảo và hướng
của nó
Độ cứng ngang hoặc có thể hơn kim cương tự nhiên: 10 MOHS. (Độ cứng của kim
cương nhân tạo (nanocrystalline) có thể lên đến gấp 4 lần kim cương tự nhiên.)

3.2 Màu sắc:

Hầu hết kim cương HPHT sau quy trình thường có màu hơi vàng và hơi nâu do có
Nito cô lập kết hợp trong quá trình hình thành.

8
Hầu hết các chất tổng hợp CVD gần như không màu sau đó được xử lý HPHT (để
loại bỏ bất kỳ màu nâu nào), trong khi phần lớn các viên kim cương tổng hợp CVD
màu sắc lạ mắt có màu hồng.

Hình 2 Một số màu lạ mắt của kim cương CVD.

Hình 3 Những mẫu không màu và màu


hồng tía Fancy Vivid là đại diện của
hầu hết các viên kim cương tổng hợp
CVD.

Sau quá trình xử lý màu, cả kim cương CVD và HPHT đều có thể có nhiều màu
sắc khác nhau và có thể được dùng trang trí, trang sức như: trắng trong, vàng, nâu,
xanh dương, xanh lá cây, cam, ...

Hình 4 Màu sắc của kim cương tổng hợp

9
Kim cương HPHT màu phân bố không đều trong khi kim cương CVD màu phân bố
đều đặn. Cả hai loại đều có cấu trúc phát huỳnh quang đặc trưng, màu phát huỳnh
quang đặc trưng và đôi khi có phát lân quang.

Hình 5 Phát huỳnh quang (A,B) và lân quang


(C,D)

3.3 Độ trong suốt:

Trải qua quá trình hình thành sâu trong lòng đất, kim cương tự nhiên không thể
tránh khỏi có chứa tạp chất. Do đó kim cương tự nhiên thường không được trong suốt
bằng kim cương nhân tạo.
Kim cương nhân tạo được tạo ra từ môi trường phòng thí nghiệm do đó các viên
kim cương hầu như không có tạp chất. Về chỉ số độ trong suốt của kim cương nhân tạo
thường nằm ở mức độ hoàn hảo và ở ngưỡng VVS1.

Hình 6 Độ trong suốt của kim cương tổng hợp.

10
4. Phương pháp tổng hợp.
Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật
có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao.
Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi
vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao
và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương.
Sự hình thành của kim cương tự nhiên đòi hỏi rất cụ
thể điều kiện tiếp xúc với các vật liệu carbon chịu áp
lực cao,
Trái ngược với nguồn gốc tự nhiên của nó,
Khi sản suất ở nhiệt độ cao chúng ta cần thêm và các kim loại dung môi như sắt,
coban, niken.
Các đai trên và dưới cung cấp tải trọng áp suất lên vùng pressure chamber
để tổng hợp kim cương. Ở áp suất cực cao (thường gấp 50.000-60.000 lần áp suất
khí quyển),

11
Dòng điện được sử dụng để làm nóng viên buồng cacbon và kim loại
dung môi. Ở nhiệt độ cao (1.300-1.500°C), các nguyên tử cacbon bị hòa tan trong kim
loại nóng chảy.
Bằng cách kiểm soát các điều kiện HPHT, kim cương có kích thước micromet
có thể được sản xuất nhanh chóng (trong vài phút)

Một phương pháp thay thế gần đây tốt hơn cho HPHT, có
từ đầu những năm 1990, là phương pháp lắng đọng hơi hóa học
(CVD). Nó sử dụng một loại khí, thường là metan (CH ₄), làm
nguồn cacbon và hydro (các khí khác có thể được thêm vào để
ảnh hưởng đến hóa học). Sau đó, carbon có thể được lắng đọng
trên một chất nền được định
Trong các điều kiện được sử dụng để tổng hợp kim cương CVD, than chì là pha
được ưa chuộng về mặt nhiệt động học của cacbon khối (có nghĩa là pha bền về mặt
năng lượng nhất) hơn là kim cương. Kim cương được tổng hợp bằng CVD có thể chia
thành ba loại - tinh thể nano, đa tinh thể và đơn tinh thể.
Kim cương tinh thể nano là các tinh thể cô lập hoặc các màng liên tục trong đó
các tinh thể kim cương riêng lẻ thường nhỏ hơn 500nm theo.
Kim cương CVD là các màng liên tục được tạo thành từ các tinh thể kim cương
lồng vào nhau thường lớn hơn một micron.
Lắng đọng hơi hóa học: bên trong buồng phản ứng, với áp suất bằng hoặc thấp
hơn áp suất khí quyển, một hỗn hợp metan (CH₄) và hydro được tác động bởi một
plasma để phân ly metan và khí nguồn hydro.
Carbon sau đó có thể được lắng đọng trên nguyên tử chất nền bởi nguyên tử.
Hydro dược bổ sung vào trong buồng để chấm dứt các liên kết cacbon lơ lửng giữa các
nguyên tử cacbon khi mạng kim cương phát triển; điều này làm ổn định bề mặt của
tinh thể và ngăn nó tái tạo thành dạng không phải kim cương.
Quá trình tổng hợp kim cương CVD không thể xảy ra nếu không có hydro này.

Hình 8 : Sơ đồ tổng hợp bằng

Phương pháp CVD


12
+

4.1 Sự khác nhau giữa kim cương tổng hợp bằng HPHT và CVD:

Sự khác biệt giữa kim cương HPHT và kim cương CVD là cách chúng phát triển
hoặc hình thái của chúng.
 Kim cương HPHT phát triển theo hình khối Lập phương và có 14 hướng
tăng trưởng.
 Kim cương CVD phát triển theo hình khối và có một hướng tăng trưởng.

5. Các ứng dụng của kim cương nhân tạo:

5.1. Trang sức

Hiện nay, kim cương nhân tạo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp
kỹ thuật quang học, các chip điện tử cao cấp, chiếm đến hơn 80% sản lượng. Chỉ 20%
sản lượng được ứng dụng trong ngành trang sức.

5.2. Vật liệu cắt

5.3 Dẫn nhiệt:

13
Gần như không có chất liệu nào tốt hơn để truyền bức xạ hồng ngoại và bức xạ sóng
ngắn. Vì kim cương có tính chất hoá học rất đặc biệt. Gần như không phản ứng với bất
kì chất hoá học nào. Và có độ dẫn nhiệt cao cùng hệ số giãn nở thấp.

5.4 Thiết bị điện tử:

Vì có khả năng dẫn nhiệt cao nhưng lại không dẫn điện. Do đó kim cương được dùng
đẻ tản nhiệt trong các thiết bị điện tử.

5.5 Quang học:

Cùng với đặc tính cơ học và nhiệt của nó, điều này làm cho nó trở thành vật liệu lí
tưởng cho nhiều ứng dụng công nghiệp, R&D,quốc phòng và laser. Ví dụ như trong
quang học lazse dùng cắt ô tô.
Ngoài ra còn dùng chăm sóc sức khỏe như liệu pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư

Kim cương được ứng dụng trong các thiết bị dò phóng xạ.

6 Sản xuất và tiêu thụ:

6.1 Trên thế giới

Kim cương nhân tạo không phải là một sản phẩm mới. Hoạt động sản xuất kim
cương nhân tạo đã ổn định từ khoảng nửa thế kỷ nay, Hằng năm có hơn 100 tấn kim
cương nhân tạo được sản xuất trên toàn thế giới.

14
Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, các nhà kim hoàn và nhà khoa học đã
nghiên cứu và sản xuất ra kim cương nhân tạo có giá thành rẻ hơn kim cương thiên
nhiên. Tuy có độ cứng tốt nhưng màu sắc và độ sạch kém không đạt chuẩn để làm
trang sức.
Năm 1970, Mỹ sản xuất thành công kim cương nhân tạo có đầy đủ tính chất hóa
học như kim cương thiên nhiên. Nhưng giá thành đắt hơn nhiều so với kim cương
trong tự nhiên nên hiếm xuất hiện trên thị trường.

Mỹ được xem là cái nôi của những viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Với kinh nghiệm nghiên cứu của mình, họ đã cung cấp một sản lượng lớn kim cương
cho toàn thế giới. Nhưng vị thế đó đang phỉ cạnh tranh với các công xưởng sản xuất
khác tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ.

6.2 Tại Việt Nam

Thời gian gần đây, tại Việt Nam, nhiều loại trang sức đá quý tổng hợp được quảng
cáo là kim cương nhân tạo. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hiện nay trên thị trường
không có kim cương nhân tạo thật và những viên kim cương nhân tạo được quảng cáo
giả trên thị trường hiện nay thực chất là đá nhân tạo hoặc đá tổng hợp, thường là đá
zirconi (Đá CZ) hay Moissanit được bàn tay con người xử lý để đạt độ lấp lánh, độ
trong, cứng và đẹp mắt gần như kim cương thật hay kim cương nhân tạo.

Tuy nhiên, giới kinh doanh cho rằng đá tổng hợp kém rất xa về độ bền, độ chiếu và
cạnh giác mài không sắc nét và bị định giá quá cao, vượt nhiều lần giá trị thực, bởi độ
lấp lánh của những viên đá tổng hợp sẽ nhanh chóng phai mờ và trầy xước. Giá của đá
Zirconia thấp hơn viên kim cương cùng loại khoảng 1000 - 2000 lần và giá của
Moissanit thấp hơn kim cương tự nhiên 15 - 20 lần, thường được quảng cáo sai lầm là
kim cương nhân tạo để "thổi giá" cao lên.

15
Tài Liệu tham khảo

16
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành)
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1 Thời gian: 20h ngày 28 tháng 11 năm 2021.
1.2 Địa điểm: Họp qua Google Meet.
1.3 Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Huỳnh Công Hậu.
+ Tham dự: Phạm Quốc Được, Trần Bùi Khánh Dương, Huỳnh Đình Hiển,
Phạm Thị Ánh Hồng, Trần Hoàng Huân.
+ Vắng: Không.
2. Nội dung cuộc họp:
2.1. Nhóm trưởng đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho các thành
viên sau:
Đánh giá hoàn Mức
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Điểm
thành độ
Đặc điểm của Bài làm tốt.
Phạm Quốc
1 62000770 kim cương Hoàn thành bài B
Được
nhân tạo đúng hạn.
Bài làm rất tốt.
Ứng dụng của Hoàn thành bài
Trần Bùi
2 62000772 kim cương sớm. Tích cực A
Khánh Dương
nhân tạo tham gia đóng
góp ý kiến.

17
Phương pháp
tổng hợp và
Bài làm có sự
các điều kiện
đầu tư cao. Tích
để hình thành
Huỳnh Công cực tham gia
3 62000782 kim cương A
Hậu đóng góp ý kiến
nhân tạo. Tổng
và xây dựng nội
hợp nội dung.
dung đề tài.
Trình bày
Powerpoint.
Thông tin
Bài làm tốt.
Huỳnh Đình chung về kim
4 62000788 Hoàn thành đúng B
Hiển cương nhân
thời hạn.
tạo
Bài làm đầy đủ
và có đầu tư, tích
Tính chất của cực đóng góp ý
Phạm Thị
5 62000791 kim cương kiến. Hỗ trợ A
Ánh Hồng
nhân tạo nhóm trưởng.
Đóng góp tài
liệu.
Sản xuất và
tiêu thụ kim
Hoàn thành bài
Trần Hoàng cương nhân
6 62000792 làm tốt, có đóng B
Huân tạo ở Việt
góp ý kiến.
Nam và trên
thế giới
2.2. Ý kiến của các thành viên:
Các thành viên đều đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng.
2.3. Kết luận cuộc họp

18
Các thành viên đều đồng ý với đánh giá của nhóm trưởng và đồng ý với ý kiến của tất
cả các thành viên còn lại. Đồng thời cả nhóm cùng thống nhất nội dung, sửa một số lỗi
và nhìn lại bài thuyết trình.
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 20 giờ 25 phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì

( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

19

You might also like