You are on page 1of 2

THÀNH TỰU VĂN HỌC HY LẠP-LA MÃ

1. HY LẠP : Nền văn học Hy Lạp bao gồm 3 bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với
nhau là thần thoại, thơ và kịch.
a.Thần thoại:
- Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói lên
kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người.
- Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy
Lạp, nó cung cấp kho đề tài và nguồn ảnh hưởng cho thơ, kịch, điêu khắc, hội họa
của HL cổ đại.
- Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được nhà thơ Hêdiốt hệ thống lại
trong tác phẩm ‘Gia hệ về thần’.
b.Thơ
- Hôme: Người đầu tiên đặt nền móng cho văn học cổ đại Hy Lạp
+ Hai tập sử thi nổi tiếng: Iliat và Ôđixê. ( với đề tài được khai thác từ cuộc chiến
tranh giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Tơroa )
+ 2 trường ca đó không chỉ là di sản văn hóa trong kho tàng văn học của nhân loại
mà còn là những tài liệu lịch sử quan trọng.
- Hediot ( thế khỉ VIII TCN ): tp nổi tiếng Gia hệ về thần, Lao động và ngày tháng.
- Đến thế kỉ VII-VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện, thường đi sâu khai thác những
khía cạnh của tình cảm cá nhân, suy nghĩ nội tâm, ca ngợi sắc đẹp, tình yêu, hoan
lạc...Một số các thi sĩ tiêu biểu:
+ Acsilôcút: người đặt cơ sở cho thơ trữ tình Hy Lạp.
+ Nữ sĩ Xaphô: thơ bà uyển chuyển, phong nhã, thanh tao nhưng đượm buồn. Tp
nổi tiếng ‘Dâng nữ thần Aphrôđixơ’
+ Panhđa: đại biểu của văn học quý tộc.
+ Anacrêông: ca ngợi rượu nho, tình yêu
- Đến thế kỉ VI TCN, thể loại văn xuôi cũng xuất hiện, nhiều hơn cả là “Ngụ ngôn của
Ê-dốp”
c.Kịch
- Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch.
Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơripit.
- Bi kịch:
+ Người ta cho rằng Etsin là người sáng lập bi kịch Hy Lạp. Vở kịch tiêu biểu:
Ôrextê và Prômêtê
+ Sôphôclơ: đc mệnh danh là “Hôme của nghệ thuật kịch” , nổi tiếng nhất là vở
“Ơđip làm vua”
+ Ơripit: người sáng tạo ra kịch tâm lí xã hội, là bậc tiền bối và là người thầy của
Sếchxpia, là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với loại hình văn học này của thế
giới. Vở kịch tiêu biểu nhất là Mêđê.
- Hài kịch: đề tài thường đi sâu khai thác thế giới con người trong hiện thực cuộc
sống.
+ Arixtôphan : ông đã sáng tác 44 vở hài kịch, nay còn 11 vở, trong đó có: Những
kị sĩ, Ong vò vẽ, Mây, Ếch...
2. LA MÃ: Văn học La Mã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hy Lạp
a. Thần thoại: Người La Mã hầu như tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ
thống các thần của Hy Lạp. Chỉ có 1 điều khác là người La Mã đặt lại tên cho các vị
thần đó.
b. Thơ:
- Người mở đầu cho nền văn học La Mã là nhà thơ Anđrônicút , ông đã dịch Ôđixê
sang tiếng Latinh.
- Nôviút đã viết sử thi Cuộc chiến tranh Punich gồm 7 quyển, và 1 số bi kịch, hài kịch
lên án thói hư tật xấu của bọn quyền quý.
- Catulút: ông được biết đến nhiều với những bài thơ trữ tình nồng cháy biểu lộ
những cảm xúc yêu thương vừa dằn vặt vừa mãnh liệt.
- Thời kì phát triển nhất của thơ ca La Mã là thời kì thống trị của Ôctavianút. Trong
thời kì này, thơ ca La Mã được nhà vua và quý tộc nâng đỡ khiến nó phát triển
mạnh mẽ. Một số nhà thơ nổi tiếng:
+ Viếcgiliút: nhà thơ lớn nhất của La Mã. Tác phẩm làm cho ông trở thành nhà thơ
nổi tiếng nhất La Mã là tập thơ Ênêit. Ông đã mất 10 năm để sáng tác tập thơ này.
Thông qua tác phẩm Ênêit, Viếcgiliút đã ca ngợi sự phồn vinh của La Mã dưới sự
thống trị của Ôctavianút và tiên đoán về 1 tương lai huy hoàng của la Mã bằng 1
giọng văn chân thành và đầy tinh thần ái quốc.
+ Ngôi sao sáng cuối cùng trong thời hoàng kim của nền văn học La Mã là Ôviđiút.
Hoạt động văn học của ông được chia làm 3 thời kỳ:
Thời kì thứ nhất: bao gồm các tập thơ về yêu đương tình ái như Tình ca, Nữ anh
hùng, nhưng tiêu biểu nhất là tập Nghệ thuật yêu đương
Thời kì thứ hai: thi nhân đã trở nên nghiêm túc hơn trong sáng tác. Xuất sắc nhất
trong thời kì này là tập thơ Biến hình
Thời kì thứ ba: ông bị đày đến vùng Hắc Hải. Trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng, ông
viết tập Bi ca và Thư từ Bôntút với chan chứa nỗi nhớ Tổ quốc và người thân.
c. Kịch
Năm 240 TCN, ở La Mã bắt đầu diễn kịch. Các nhà soạn kịch La Mã thường dịch bi
kịch và hài kịch Hy lạp, đồng thời phỏng theo kịch Hy Lạp để soạn những vở kịch
lịch sử của La Mã hoặc cải tiến các vở kịch Hy Lạp thành các vở kịch La Mã.

You might also like